Đề tài Tháp cổ Lào trong đời sống văn háo của cư dân ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên giới thiệu tổng quan về vùng đất và dân cư huyện Điện Biên Đông; dẫn chứng về quá trình cư trú của người Lào trên địa bàn huyện Điện Biên Đông; giới thiệu lịch sử quá trình xây dựng và tồn tại của những cây tháp tại vùng nghiên cứu.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
PHẠM CƠNG THUẦN
Tháp cơ Lào trong đời sống văn hóa của cư dân ở
huyện Điện Biên Đông, Tỉnh Điện Biên
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC:
Trang 2LỜI CAM DOAN
“Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến Sỹ Dương Văn Sáu Những nội dung trình
bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tác giả, bảo đảm tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu, thống kê của người khác tác giả đều trích dẫn rõ ràng Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2015 Tác
Trang 3
MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Re+osetooseg9apte — 111 MO DAU 4 Chương 1 TONG QUAN VE THAP CO LAO TAI HUYEN BIEN BIEN ĐÔNG TINH DIEN BIEN 12
1.1.Khái quát về huyện Điện Biên Đông 12
1.1.1.Điều kiện tự nhiên 2
1.1.2 Điều kiện xã hội 14
1.2 Các tháp cỗ Lào tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên 24 1.2.1 Tháp cỗ Lào ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, 24
1.2.2 Tháp cổ Lào tại Xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông 29
iéu két chuong 1 34
Chương 2.GIA TR] CUA NHONG CÂY THÁP CÔ LÀO TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN
ĐƠNG, TÍNH ĐIỆN BIEN 36
2.1 Tháp cỗ Lào tại xã Mường Luân (Mường Mú Uần) 36
2.1.1 Giá trị lịch sử huyển thoại 55 22s ssscssseceeeeev 3 2.1.2 Giá trị kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc 4 2.1.3 Giá trị không gian cảnh quan 46 2.1.4 Giá trị văn hóa tâm linh, tỉnh thần 4 2.1.5 Giá trị kinh tế trong việc khai thác di tích phục vụ nhất triển du lich 50 2.2 Tháp cỗ Lào tại xã Chiềng Sơ (Tháp Nà Muông) - 82 2.2.1 Giá trị kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc 52
2.2.2 Giá trị không gian cảnh quan 56
2.2.3 Giá trị lịch sử huyền thoại 87 2.24 Giá trị kinh tế trong việc khai thác di tích phục vụ phat triển du lịch 60
Trang 4Chương 3.VAI TRO CUA THAP CO LAO TRONG DOI SONG VAN HOA CU DAN
HUYEN DIEN BIEN DONG 62
3.1 Tháp cổ lào trong đời sống thường nhật của người dân 62 3.1.1 Nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng chung " sec 6, 3.1.2 Nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng 64
3.1.3 Hoạt động lễ hội tại khu tháp cỗ Lào 70
3.2 Tháp cỗ Lào nơi cố kết văn hóa các dân tộc trên địa bàn 7
3.2.1 Sự giao thoa văn hóa Lào với văn hóa của cư dân trong vùng 72
3.2.2 Tháp cổ Lào nơi sinh hoạt chung của cư dân bản địa 2Š
3.3 Những biến đổi và sự khác biệt trong giao thoa văn hóa của cư dân tại hai
khu tháp cổ Mường Luân và Chiềng Sơ 76
3.3.1 Những biến đổi văn hóa của cộng đồng cư dân ở xung quanh hai khu
tháp cổ se - - - _ 76
3.3.2 Sự khác biệt trong văn hóa nhà ở và trang phục 78 3.3.3 Sự khác biệt trong văn hóa mưu sinh 82 3.4 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các tháp cỗ Lào ở huyện Điện Biên Đông - - a 85 3.4.1 Đánh giá vị thế, vai trò của tháp cỗ Lào trong đời sống cộng đồng cư dân bản địa ˆ ¬ 8S 3.42 Đề xuất giải pháp bảo tồn các cây tháp cổ Lào ở huyện Điện Biên Đông $8 3.4.3 Tô chức triên khai công tác bảo tồn những giá trị của những cây tháp cổ
Lào ở huyện Điện Biên Đông so 90
“Tiểu kết chương 3 -.222 22222222211 ĐỘ,
KẾT LUẬN 2
Trang 5DANH MUC CHU CAI VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 6MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam chúng ta đã và đang chịu sự tác động và ảnh hưởng của
nhiều nền văn hóa khác nhau trải dài suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta Trên khắp lãnh thổ chúng ta đi đâu cũng thấy sự hiện hữu của
những giá trị văn hóa, nhân văn, nhân tạo của mỗi thời kì lịch sử đã đi qua trên đất nước Việt Nam Trong suốt những thời kì lịch sử ấy đã diễn ra các mỗi quan hệ về giao lưu trao đổi văn hóa giữa các dân tộc trong nước và cả những quốc gia lân
bang Sự giao lưu văn hóa đã vượt ra xa khỏi lãnh thổ đất nước từ lâu đời và để
lại dấu tích là những công trình xây dựng, những địa điểm văn hóa mang dấu ấn
thời đại còn lại cho đến ngày nay trên lành thổ chúng ta
Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng từ bao đời đã có mối quan hệ bền
chặt giao lưu hữu hảo và tương trợ lẫn nhau trong suốt các thời kì của lịch sử của
cả hai quốc
“Tác giả thực hiện để tài nghiên cứu này với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ Việt-Lào trong quá khứ và hiện tại không chỉ trên khía
cạnh quốc gia lãnh thỏ mà còn trên cả địa bản văn hóa, đặc biệt là văn hóa vùng
biên giữa hai quốc gia Lào và Việt Nam
Bằng tình yêu tây bắc, yêu sự hồn hậu trong mỗi con người tây bắc tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn góp phần sức lực của mình để
quảng bá văn hóa tây bắc, văn hóa vùng biên giới Việt-Lào và đặc biệt là vùng đất
Điện Biên Đông tới tất cả mọi người, qua đó đề tài cũng như một tài liệu để chỉ ra được những đặc điểm của vùng đắt này, mời gọi những nhà đầu tư kinh tế vào khu
Trang 7Một lần nữa tác giả nhắn mạnh: Tháp cỗ Lào là sự hiện hữu của tình hữu nghị bền chặt giữa Lào và Việt Nam đúng như câu nói *Việt-Lào hai nước chúng,
ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long-Hồ Chí Minh” Trên tinh thần ấy tác giả đã lựa chọn đề tài “Zháp cỗ Lào trong đời sống văn hóa của cư dân ở huyện
Điện Biên Đông, Tỉnh Điện Biên” làm nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài “Tháp cỗ Lào trong đời sống văn hóa của cư dân ở huyện Điện Biên Đông, Tỉnh Điện Bi
nay vẫn chưa có tác giả nào khác thực hiện đề tài này trên phương diện là một
“Trước khi tác giả nghiên cứu đề tài này cho đến hiện
nghiên cứu khoa học theo hệ thống, chỉ tiết, chính xác về các tháp cổ Lào tại huyện
Điện Biên Đông mà chủ yếu là những bài viết mang tính thông tin, báo chí của một số trang báo hay tạp chí của tinh và ngành văn hóa Các bài viết chỉ xoay quanh
các vấn đề về công tác bảo tổn, trùng tu, tôn tạo .Đề tài này tác giả lựa chọn và thực hiện việc nghiên cứu một cách khoa học, chính xác nhất theo định hướng của
TS Dương Văn Sáu Để tài hướng đến tính chân thực, cập nhật thông tin và đảm
bảo được đề tài này là một nghiên cứu khoa học có giá trị ứng dụng trong văn hóa Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
“Tháp cổ Lào là những công trình di tích rất có giá trị về nhiều mặt đối với
không chỉ nền văn hóa Việt Nam và Lào nói chung mà còn có vai trò to lớn đối với
đời sống văn hóa của cư dân nơi tồn tại những cây tháp ấy Đề tài sẽ làm rõ những
vai trò này của tháp cô Lào trong phần nội dung nghiên cứu
Tác giả mong muốn được nâng cao sự hiểu biết của bản thân, ngoài ra tác
Trang 8công trình di tích tháp cô của người Lào trên đất nước ta, đồng thời đềtài cũng sẽ góp phần làm phong phú hơn cho nguồn tài liệu phục vụ các nghiên cứu sau này sử
dụng làm cơ sở lí luận
Đề tài cũng nhằm mục đích củng cố xây dựng lại những hình ảnh hữu hảo,
láng giềng đã có giữa hai nước trong quá khứ và phát triển mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn trong tương lai và đặc biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay
Sau khi đề tài nghiên cứu thành công và được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương tác giả sẽ đưa hoạt động du lịch về Điện Biên Đông
nhiều hơn hiện nay góp phản kích thích việc xây dựng điểm du lịch và các cơ sở dịch vụ tại những nơi có tháp cổ Lào Với quan điểm bảo tổn để phát triển song song với việc phát triển phải bảo tồn, tác giả mong muốn đây mạnh hoạt động khai thác những tháp cỗ Lào phục vụ cho hoạt động du lịch, tham quan nhằm phát huy tối đa giá trị kinh tế của những cây tháp này
“Trong vai trò lãnh đạo của một đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành tác giả đã và đang xây dựng chương trình du lịch “con đường qua những tháp cố Lào ở tây
bắc Việt Nam” thành chương trình du lịch đặc sắc hấp dẫn, kết hợp với các điểm
du lịch khác tại hai tỉnh Điện Biên và Sơn La trong năm 2015 Thông qua những
chương trình du lịch này tác giả mong muốn góp phần sức lực cho sự phát triển kinh tế vùng tây bắc nước ta trong tương lai
Cuối cùng mục đích nghiên cứu của để tài này tác giả tiến hành để hoàn
thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ văn hóa học và sẽ phát triển đề tài lên cao hơn trong tương lai gần nhất
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trang 9- Dẫn chứng về quá trình cu trú của người Lào trên địa bàn huyện Điện Biên Đông
- Giới thiệu lich sử quá trình xây dựng và tồn tại của những cây tháp tại vùng nghiên cứu
~ Đánh giá những giá trị về: Văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, kinh
tế làm minh chứng rõ ràng nhất cho giá trị của đề tài
- Chỉ ra sự tương đồng trong giao thoa văn hóa Lào với cư dân đang sinh sống trong vùng nghiên cứu
- Góp phần giải mã các biểu tượng về văn hóa phật giáo Lào được trang trí trên tháp,
- Khing dinhméi quan hệ Lào Việt thông qua các giá trị văn hóa hiện hữu trong khu tháp cổ
-So sánh sự tương đồng, khác biệt trước những tác động của giao lưu văn hóa tại hai khu tháp cổ trong huyện
-Giới thiệu về hoạt động tôn giáo nghỉ lễ của người Lào tại hai khu tháp cô hiện nay và vai trò của hai khu tháp cổ đối với đời sống văn hóa của cư dân quanh
tháp cỗ Lào
-Giải mã những truyền thuyết quanh ngôi tháp cổ huyền bí và các biểu tượng văn hóa phật giáo trang trí trên tháp cổ Lào
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là “Các di tích tháp cỗ Lào ở huyện Điện Biên Đông, Tinh Điện Biên” bên cạnh đó tác giả còn nghiên cứu đời sống và đời
sống văn hóa của cư dân hai khu tháp cỗ Mường Luân và Chiềng Sơ để có thể giải
Trang 104.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về thời gian: Tác giả tiến hành hoạt động nghiên cứu về Tháp cỗ Lào trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2014 tới tháng 11 năm 2015 Do vậy tác giả sẽ giới hạn nghiên cứu về mặt thời gian đối với các cây tháp cổ tại huyện Điện Biên Đông từ năm 1981 năm di tích được xếp hạng là di tích cấp quốc gia cần được bảo
tồn cho đến nay Ngoài ra đề tài nghiên cứu nhằm xác nhận những thông tin cần thiết về những cây tháp cổ Lào và quá trình hình thành nên cộng đồng cư dân tháp
cổ (từ 1569 -1594 là khoảng thời gian cây tháp được xây dựng bằng những tài liệu
đã được tác giả lựa chọn đ trích lọc thông tin)
Vé không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu tại khu vực hai xã Mường Luân và Chiềng Sơ của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ngoài ra luận văn cũng mở rộng nghiên cứu sang một số địa điểm khác trên vùng tây bắc như: Tháp Mường Và-Sốp Cộp- Sơn La, Tháp Mường Bám tại Thuận Châu Do đặc thù của vùng núi tây bắc và văn hóa canh tác, di cư xưa kia của những cư dân
bản địa nên những di tích chùa tháp Lào nằm rải rác trên khắp vùng tây bắc, vì vậy
đề tài cần mở rộng ra ngoài phạm vi vùng nghiên cứu để thấy được sự ảnh hưởng
của văn hóa Lào-của phật giáo tiểu thừa đối với văn hóa Việt Nam và đi đến kết luận chính xác về sự giao thoa văn hóa Lào-Việt trên miễn tây bắc nước ta
5 Phương pháp nghiên cứu
Bắt cứ một đề tài nghiên cứu khoa học nào đó muốn đạt được hiệu quả cao nhất, tính xác thực thông tin và sự chính xác của khoa học thì cần phải phối hợp sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với nhau đề đi đến kết quả cuối cùng chính xác Vì vậy dưới đây là những phương pháp cụ thé sẽ được tác giả
sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tải
Trang 11“Tác giả dưới sự định hướng của giảng viên hướng dẫn đã tông hợp những tài liệu cằn thiết phục vụ quá trình nghiên cứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như:Từ bảo tảng và thư viện tỉnh Điện Biên, tài liệu được cung cắp từ giảng viên
hướng dẫn đề tai, tai liệu tử quá trình thâm nhập nghiên cứu thực địa, tài liệu từ các
nguồn mở (báo, tạp chí, các bài viết, ), tác giả sẽ làm công tác chất lọc thông tin để sắp xếp trong bài viết của mình và kết hợp phương pháp nghiên cứu sau để kiểm chứng chính xác nhất Đề tài nghiên cứu về một công trình di tích đã tồn tại
rất lâu đời tại vùng biên giới Việt Nam và đã trải qua nhiều biến động cùng với lịch
sử đấu tranh và giải phóng dân tộc Chính vì yếu tố về mặt thời gian dài như vậy nên tác giả đã hết sức thận trọng trong việc lựa chọn tài liệu và nguồn tài liệu để đưa vào trong đề tài
Can cứ vào sự hướng dẫn của giảng viên và sự tổng hợp lại thông tin xác
thực từ những phương pháp nghiên cứu sau tác giá sẽ dat được kết quả cao cho đề tải nghiên cứu của mình
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa, điền dã
'Vùng đất tây bắc rất hấp dẫn với những ai có ham thích khám phá miễn đắt
lạ Tác giả đã nhiều lần trải nghiệm ở vùng đất này và đã phối hợp làm việc cùng với những cư dân bản địa tại đó, chính vì vậy tác giả đã có được những tư liệu quý và cần thiết để phục vụ cho công tác nghiên cứu luận văn sau này Trong thời gian
nghiên cứu đề tài tác giả đã nhiều lần đi điền dã tại hai khu tháp cổ này Thông qua các phương pháp hỗ trợ cho việc thu thập và xử lý thông tin tác giả đã có đầy đủ
những tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài này Ngoài ra tác giả cũng sử dụng các cộng tác viên điền đã hỗ trợ công việc như: chụp hình, thu thập tư liệu
liên quan, khai thác thêm những thông tin còn thiếu mà tác giả cần bổ xung gửi về
cho tác giá xử lý,
Trang 12Để nắm bắt được thông tin một cách chính xác tác giả đã đến hai khu vực nghiên cứu để phỏng vấn cư dân bản địa đặc biệt là người Lào đang cư trú quanh
khu vực tháp cỗ Mường Luân và Chiéng Sơ Tại tháp Mường Luân tác giả đã có
trải nghiệm cùng với một gia đình người Lào sinh sống lâu đời ngay dưới chân tháp qua đó tác giả đã thu thập được những thông tin còn đang khuyết thiếu của đề tài Tác giả còn phỏng vấn một số người cao tuổi khác tại đó và được cung cấp nhiều thông tin khác liên quan đến lịch sử, huyển thoại, sự linh thiêng của cây
tháp Tương tự với các bước tiến hành như trên tác giả đã đến tháp Chiềng Sơ và
thực hiện lại công việc đó một lần nữa Tác giả đã thu thập được đầy đủ những thông tin cần thiế từ phương pháp nghiên cứu này, kết quả sẽ được tác giả trình bày trong phần nội dung của đề tài
$4 Các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
Việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với nhau tác
giả đã thu được nhiều kết quả để phục vụ cho quá trình viết bài Để có được những
kết quả này tác giả còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác như: -Phương pháp quan sát
-Phương pháp so sánh -Phương pháp đo đạc - Phương pháp tư duy logic
Ngoài ra tác giả còn sử dụng những công cụ hỗ trợ cho việc lưu giữ tài liệu
như: Máy ảnh, máy tính, thước đo
Trang 13khác nhau như: sách, báo, tạp chí, internet tác giả sẽ tổng hợp lại thành một chỉnh thể hoàn chỉnh trong kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài
6 Những đóng góp của để tài
Luận văn là nghiên cứu đầu tiên hoàn chỉnh nhất về dé tài tháp cỗ Lào tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên
Luận văn là tài liệu cho công tác bảo tồn trùng tu tôn tạo về sau này trên cơ sở những giá trị và hình ảnh mà đề tài đã tìm ra và lưu giữ, đồng thời luận văn
cũng là tài liệu quan trọng cho hoạt động hướng dẫn thuyết minh phục vụ cho hoạt động tham quan du lịch tại các khu tháp cô tây bắc
Làm phong phú đa dạng hơn cho kho tư liệu văn hóa Việt Nam, làm cơ sở lí
luận cho các công trình nghiên cứu sau này về đề tài tháp cổ Lào trên địa bàn lãnh
thô Việt Nam Góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của đề tài phần nào giúp chúng ta đánh giá được mức độ - Lào Bên cạnh đó để tài khẳng định được mối quan hệ hữu nghị, hợp tác đùm bọc sẻ chia ảnh hưởng của phật giáo Lào đối với cư dân vùng ven biên giới Ví
giữa hai nước Lào-Việt, nâng cao tình đoàn kết Việt-Lào anh em
Đề tài có đóng góp quan trọng mở ra hướng khai thác mới cho du lịch khám phá miền tây bắc thông qua chương trình du lịch”con đường qua nhưng tháp cổ Lào ở tây bắc Việt Nam” Mở ra cơ hội phát triển cho cư dân huyện Điện Biên Đông trong tương lai
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc xây
dựng đời sống văn hóa của cư dân huyện Điện Biên Đông và đặc biệt là hai xã Mường Luân và Chiéng So
Trang 14Ngoài phần mở đầu ,kết luận, phụ lục, danh mục tải liệu tham khảo luận văn có cấu trúc 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về tháp cỗ Lào tại huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Chương 2: Giá trị của những cây tháp cổ Lào tại huyện Điện Biên Đông
Chương ai trò của tháp cổ Lào trong đời sống văn hóa của cư dân
Trang 15Chuong 1
TONG QUAN VỀ THAP CO LAO
TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN DONG TINH DIEN BIEN 1.1 Khái quát về huyện Điện Biên Đông,
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí, địa hình, thủy văn
Huyện Điện Biên Đông là một trong 8 huyện của tỉnh Điện Biên, được thành lập theo Nghị định 59/CP ngày 7 tháng 10 năm 1995 “Phia bắc giáp với huyện Mường Ảng, phía tây giáp huyện Điện Biên và giáp với thành phó Điện Biên Phủ
về phía tây bắc, phía nam và phía đông giáp huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp của tỉnh Sơn La”[21]
Là một huyện với địa hình khá phức tạp bao gồm cả hệ thống núi cao và đổi
thấp có thể canh tác nông nghiệp Điện Biên Đông nằm ở độ cao trung bình 900- 1000 m so với mực nước biển, địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe suối,
vực sâu, đổi núi chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên, Điện Biên Đông đang
gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế cũng như các điều kiện về
giáo dục, y tế, văn hóa
Điều kiện thủy văn: Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực của Sông Mê Công và Sông Mã, hệ thống sông suối khá dày, nguồn nước mặt khá dồi dào Các
sông suối của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ các vùng núi cao nên hệ thống
Trang 16200KW, công trình thủy lợi Nậm Ngám dang trong quá trình khảo sát, thiết kế dự
kiến phục vụ diện tích tưới thiết kế 1.200 ha cho diện tích đất sản xuất của huyện
Điện Biên Đông và huyện Điện Biên [21] 1.1.1.2 Khí hậu và thổ nhưỡng
Huyện Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 khối không khí lớn:Khối không khí phía Bắc khô, lạnh và khối không khí phía Nam nóng ẩm Khí hậu ở Điện Biên Đông được chia thành 2 mùa: Mùa lạnh từ tháng 11 đến 4, mùa nắng nóng độ ẩm cao từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa bình quân từ 1600-1700 mm/năm tập trung trong các tháng 6, 7, 8 Nhiệt độ bình quân giữa các tháng trong năm khoảng 22 độ C,
85%,
ô ẩm trung binh tir 83 dén
Thổ nhưỡng: Thông qua những con số thống kê của tỉnh Điện Biên vào năm
2010 diện tích đất có khả năng khai thác và đang khai thác của huyện Điện Biên Đông như sau:
- Tổng diện tích (ha): 120.897,85
~ Đắt nông nghiệp (ha): 20.734,00 (đang mở rộng) - Đắt Lâm nghiệp (ha): 70.099,35 (đang mở rộng) - Đắt chưa khai thác (ha): 28.588,93 (dang bị thu hep)
Đắt tại huyện Điện Biên Đông thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây khác nhau
như: lúa, ngô, lạc, bông, chè, cà phê đắt đai tai diy rit tốt cho hiệu quả canh tác khá
liện tích đắt canh tác của người dân đang được mở rộng kéo theo nan phá rừng làm nương tẩy đang rất phổ biến tại địa phương
cao, Hiện tại
Diện tích đất còn lại của huyện vẫn chưa được khai thác hoặc khai thác
Trang 17này chủ yếu là đổi núi cao hoặc các dạng địa hình phức tạp khác khó có thê khai thác được [13],
1.1.1.3 Hệ động thực vật
Huyện Điện Biên Đông có hệ sinh thái động thực vật phong phú mang đặc điểm của rùng nhiệt đới phía bắc Việt Nam, Hệ thực vật đa dạng nhiều chủng loại như: Nghiền lim, dỗi, thông,họ tre Hiện tại diện tích rừng của huyện đang bị thu hẹp nhanh chóng làm thay đôi hệ sinh thái ở đây Các rừng cây cổ thụ hầu như bị xóa số, thay vào đó là những ruộng nương của người dân, hay các vạt đồi trồng cây công nghiệp như: Bông, chẻ, cả phê hay các loại cây được liệu, cây hương liệu Hệ động vật cũng chịu sự tác động mạnh của việc diện tích rừng đang bị thu hẹp
Trước năm 1980 hệ động vật rừng sinh sống trong khu vực rừng của huyện rất
phong phú như: Hươu, nai, trâu rừng thậm chí còn có cả hổ, báo, mèo rừng
lên nay bóng dáng của những động vật này hầu như không còn, nếu có gặp được
chúng thì cũng phải vào tân rừng sâu Kết quả này là do nạn săn bắt thú rừng bừa
bãi và do như cầu tiêu thụ thịt thú rừng quá cao của con người dẫn đến hệ động vật rùng tại huyện Điện Biên Đông nay không còn phong phú như trước nữa
Vật nuôi: Huyện Điện Biên Đông là ving dat khá phù hợp cho mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi gia súc lớn như: Bò, ngựa, trâu, do sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên, bên cạnh đó mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi gia súc,gia cầm
cũng đang khá phát triển Hiện tại huyện Điện Biên Đông đang là nơi cung cắp số
lượng gia súc, gia cằm đáng kể cho toàn tỉnh Điện Biên trong những năm trở lại
đây [phụ lục 3]
1.1.2.Điều kiện xã hội
1.1.2.1 Dân cự và tô chức hành chính
Trang 18
Luan, Na Son, Nong U, Phi Nhit, Phinh
Dung, iang, Pa Héng, Pa Nhi, Tia Dinh, Sa
Toàn bộ 13 xã của huyện Điện Biên Đông đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ
Dân cư: Trên dia bàn huyện có thể chia ra làm 6 nhóm cư dân cả theo cách phân chia dân tộc học và cách phân chia theo nhóm cư trú như sau: Người Thái
chiếm 32,4%; Người Hmông chiếm 54,26%; Người Lào chiếm 2,68%; Người Khơ
Mú chiếm 4,97%; Người Sinh Mun 3,1%; các dân tộc khác chiếm 2,58% Mật độ dân số trung bình là 48,26 người/km2
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 2,7%
Lao động:Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 27.753 người trong độ tuôi lao động, chiếm 50% dân số Trong đó lao động khu vực thành thị chiếm 4,43%, lao động nông thôn chiếm 95,77% (Hiện nay .) [Tài liệu số 14,15]
1.1.2.2.Hệ thống giao thông đi lại trong huyện
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Điên
Biên Đông tỉnh Điện Biên luôn quan tâm phát triển giao thông nông thôn Bên cạnh các nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước như: sự nghiệp giao thông, trái phiếu Chính phủ, Nghị quyết 30A Huyện Điện Biên Đông đã vận động, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ từ phía nhân dân trong việc mở đường mới, sửa chữa, nâng
Trang 19
xã chủ yếu là đường dân sinh, chỉ có thể đi được xe máy vào mùa khô Phân lớn đường giao thông liên thôn, bản là đường mòn phục vụ người đi bộ và ngựa thỏ
Hệ thống đường giao thông kém phát triển là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn Trước thực trạng đó, Huyện ủy,
UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu xây dựng kế hoạch tổng thể, chỉ tiết phát triển hệ thống đường giao thông Đặc biệt là ưu tiên phát triển giao thông nông thôn, xây dựng những tuyến đường huyết mạch
Những năm qua, bình quân hàng năm, từ nguồn vốn các chương trình mục
tiêu quốc gia: Chương trình 135/CP giai đoạn 1, 2, 3; Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng cao (kết thúc năm 2010); vốn trái phiếu Chính phủ huyện Điện
Biên Đông được đầu tư hàng chục tỷ đồng phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn Sau hơn 10 năm thành lập huyện (2006), mạng lưới giao thông trên địa bàn
tương đối hoàn thiện: 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã Trong đó, trên 70%
xã có đường ô tô đi lại thuận tiện trong cả mùa khô và mùa mưa
Từ năm 201 1 đến nay, thực hiện Nghị quyết 1 1⁄CP của Chính phủ: thắt chặt
chỉ tiêu, cắt giảm đầu tư công bình quân, mỗi năm huyện Điện Biên Đông được đầu tư từ 1,2 - 13 tỷ đồng cho phát triển giao thông nông thôn Ông Vang A Cử, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong bối cảnh nhu cầu phát triển giao thông lớn
nhưng nguồn vốn hạn hẹp, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng
cường công tác tuyên truyề
thông nông thôn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm Hiện nay, huyện đang áp dụng mức hỗ trợ mở mới đường liên thôn, bản là 20 triệu đồng/km
vận động nhân dân tham gia xây dựng đường giao Đây là mức quá thấp so với chỉ phí thực tế Bởi nhu cầu kinh phí thực tế mở Ikm
đường liên thôn bản hiện nay cần từ 40 - 45 triệu đồng Đặc biệt, có những tuyến
Trang 20là những doanh nghiệp địa phương có khả năng ứng vốn trước Đông thời, chi dao cấp ủy, chính quyền cơ sở huy động nhân dân đóng góp ngày công cùng doanh
nghiệp phát tuyến, đảo rãnh thoát nước, làm cống tạm Bình quân mỗi năm, nhân
dan trong huyện đóng góp trên 5.000 ngày công mở mới, tu sửa đường giao thông Theo báo cáo từ Phòng Công Thương huyện Điện Biên Đông, từ đầu năm đến nay, nhân dân các dân tộc trên địa bản đã đóng góp gần 3.000 ngày công, xử lý trên 1.000m3 đất đá sạt lở; vá, lắp ô gà; tu sửa, khơi thông trên 100km rãnh thoát nước; phát quang gần 2.000m2 cây cỏ bên lề đường; tu sửa, làm mới 12 cầu, cống
tạm Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền cơ sở đã vận động được phần lớn nhân dân hưởng ứng phong trào hiến đất mở đường Từ năm 2010 đến nay, nhân dân
ban Nam Ngám, Háng Trợ A, B; Huổi Tao A, B (xã Pú Nhì); nhân dân bản Na Son (xã Na Son) đã hiến trên 7ha đất nương, vườn xây dựng đường giao thông về bản
Thực hiện nhiều biện pháp phát triển giao thông, hiện nay, huyện Điện Biên Đông có 350km đường giao thông nông thôn Trong đó, 53km đường giao thông nông thôn loại A và 295km đường giao thông nơng thơn loại B Tồn huyện có 650km đường giao thông liên thôn, bản (trong đó, 60% 6 tô đi lại được trong mùa khô) [27]
1.1.2.3 Đời sống kinh tế * Quan điểm phát triển
Phát triển kinh tế gắn với ổn định chính trị, tăng cường tiềm lực quốc phòng
an ninh Thực hiện chủ trương xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững
Trang 21Phat triển kinh tế - xã hội của huyện phải được đặt trong và gắn kết với định hướng phát triển của tỉnh và vùng Trung du miễn núi Bắc Bộ Phấn đấu nâng cao
tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trên cơ sở khai thác tối đa nguồn lực nội tại và nguồn lực đầu tư từ bên ngoài Phát triển mạnh sản xuất nông lâm nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, công nghiệp chế biến làm nền tảng cho tăng trưởng kinh tế Tập trung đầu tư tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng,
lợi thế đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội huyện Điện Biên Đông với tốc độ nhanh hơn thời kỳ vừa qua Đặt sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong bối
cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ với các huyện trong tỉnh, đặc biệt là Thành phố Điện Biên Phủ để phát triển kinh tế có chất lượng cao hơn
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển các mặt văn hoá, xã hội Kết hợp
hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội Thực hiện tốt
nhiệm vụ nâng cao dan trí, xoá đói giảm nghèo, cải thiện một bước căn bản đời sống nhân dân các dân tộc Mở mang và nâng cao chất lượng sự nghiệp y tế, giáo dục Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái Trong đó
nhiệm vụ bảo vệ và phát triển vốn rừng được coi là nhiệm vụ trọng tâm về môi trường trong giai đoạn đến năm 2020
* Dinh hướng phát triển các vùng kinh tế trong huyện
'Vùng kinh tế động lực (trung tâm huyện và dọc tỉnh lộ 130 kéo dài): Gồm
các xã: Mường Luân, Luân Giới, Chiềng Sơ, Keo Lôm, Phì Nhừ và thị trắn huyện
Trang 22kéo dai từ Keo Lôm - thị trin Na Son - Phì Nhừ - Mường Luân - Luân Giới - Chiềng Sơ Hướng phát triển chính là dịch vụ thương mại, sản xuất nông lâm nghiệp gắn với vùng chuyên canh lúa nước ở Mường Luân, Luân Giới, chuyên canh ngô, đậu tương ở Keo Lôm, Phì Nhừ; Chăn nuôi bò thịt ở Chiềng Sơ, Luân
Giới; Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tập trung khai thác than ở Tia Ló,
Na Sang (xã Keo Lôm), vàng ở Phì Nhừ, khai thác nước khoáng Mường Luân
'Vùng kinh tế phía phía Bắc và Tây Bắc:
Gồm các xã Pú Nhi, Nong U, Na Son và Xa Dung; có địa hình chủ yếu là
núi cao, cao nguyên, xen kẽ là các thung lũng Hướng phát triển chính là sản xuất
nông lâm nghiệp với các loại cây chè, thảo quả, cây ăn quả ôn đới, ngô, đậu tương, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng sản xuất
Ving kinh tế phía Nam và Tây Nam: Gồm các xã: Phình Giàng, Pú Hồng, Tia Dinh, Hang Lia; Dinh huéng phat trién: Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, ngơ hàng hố, phát triển rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ và phát triển thương mại dịch vụ
* Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010
Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của huyện đạt: Nông lâm nghiệp 52,0%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 22,3%; dịch vụ 25,7%
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10 - 12%/năm
GDP đầu người (Giá hiện hành) đạt 3,5 - 5 triệu đồng/người/năm, bing
khoảng 43% so với mức trung bình của toàn tỉnh “Thu ngân sách trên dia bàn đạt khoảng 4 tỷ đồng
Trang 23Phấn đấu đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện đạt: nông lâm nghiệp 45,5%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 25,3%, dịch vụ 29,1%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12 -139%/năm
GDP đầu người (Giá hiện hành) đạt 7 - 9 triệu đồng/người/năm, bằng khoảng 50% so với mức trung bình của toàn tỉnh
‘Thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 10 tỷ đồng Giai đoạn 2016 - 2020
Phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của huyện đạt: nông lâm nghiệp
41%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 27,3%, dịch vụ 31,7% Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12 - 13%/năm
GDP đầu người (Giá hiện hành) đạt 15 - 17 triệu đồng/người/năm, bing khoảng 62% so với mức trung bình của toàn tỉnh
“Thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 20 tỷ đồng
Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân: 10,45%
Thu nhập bình quân đầu người: 2,57 triệu đồng “Thu ngân sách trên địa bàn: 2,1 tỷ đồng
Tỷ trọng NN-CN-TMDV: 56,51% - 18,35% - 25,15% (Số liệu thống kê cuối năm 2008)
Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 4.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
50,14% so với tông số hộ dân trên địa bàn huyện
Trang 24Trong năm 2009 thực hiện xóa 83,54% số nhà tạm trên địa bàn huyện với 2173 nha trên tống số 2601 nhà
Đề án Phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện: Sau khi được các bộ ngành, trung ương cùng uỷ ban nhân dân tỉnh thầm định, ngày 02/12/2009, UBND tỉnh đã ra Quyết định 2112/QĐ-UBND phê duyệt đề án giảm nghèo của huyện với tổng nhu cầu vốn trong cả giai đoạn 2009-2020 là 7.792,12 tỷ đồng
Nguồn hỗ trợ từ doanh nghiệp:
“Thực hiện chỉ thị của Chính phủ, năm 2009 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam đã nhận đỡ đầu huyện Điện Biên Đông phát triển kinh tế - xã hội với tổng số tiền hỗ trợ 32 tỷ đồng cùng một số hình thức hỗ trợ khác
* Mục tiêu xã hội
Từ năm 2008 đến năm 2010, mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 400 lao động
và giai đoạn 2011 - 2020 là 500 - 600 lao động/năm Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo năm 2010 lên 20% và năm 2020 đạt trên 30%
Đến năm 2008 hoàn thành phô cập THCS: 100% số xã đạt chuẩn Đến năm 2010 có trên 80% trẻ em 5 tuổi ra lớp mầm non; trên 95% trẻ em trong độ tuổi 6 -
10 tuổi học tiểu học; trên 70% trẻ 11 - 14 tuổi học THCS và 50% trẻ trong độ 15 - 18 tuổi học THPT Giai đoạn đến năm 2020 thúc đây phổ cập THPT và đạt chuẩn
trước năm 2020
Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 1-1,2%0, đưa tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 là 1,7%, đến năm 2020 là 1,5%
Hoàn thiện mạng lưới y tế từ huyện đến xã, huyện có Bệnh viện trung tâm,
Trang 25có bác
, 100% thôn bản có y tá, 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 20%; Đến năm 2020 số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt khoảng 10 bác sỹ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của
trẻ em dưới Š tuổi xuống còn dưới 10% và 100% số xã đạt chuân Quốc gia về y tế Dén nim 2010, 50% tuyến đường từ huyện đến trung tâm xã đi được trong 2
mùa, 100% số bản có đường dân sinh mặt đường từ 2,Sm trở lên; trong đó 25% số km đường huyện quản lý và 15% số km đường do xã quản lý được bê tơng hố Đến năm 2020 toàn bộ hệ thống đường đến trung tâm xã, cụm xã được rải nhựa hoặc bê tông; trên 50% số thôn bản có đường ô tô
Đến năm 2010, 100% số xã có điện lưới Quốc gia, đưa tỷ lệ hộ được sử
dụng điện đạt 80% năm 2010; 95% dân số được xem truyền hình, 100% dân số được nghe đài phát thanh Đến năm 2020, 100% dân số được xem truyền hình,
100% dân số được sử dụng điện
Hoàn thành việc định canh, định cư, sắp xếp lại dân cư trước năm 2010
Thực hiện tốt cơng tác xố đói giảm nghèo cho đồng bảo các dân tộc trong vùng, phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 4-5% số hộ đói nghèo Đến năm 2008, xóa
xong nhà tạm cho các hộ nghèo, năm 2010 cơ bản không còn hộ đói, đến năm 2020 giảm hộ nghèo xuống dưới 7%
* Mục tiêu an ninh quốc phòng
Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và sức mạnh quần chúng,
đấu tranh ngăn chặn tội phạm, chống lại âm mưu diễn biến hoà bình của các lực lượng thù địch
Tập trung đấu tranh chống tái trồng cây thuốc phiện, tàng trữ, buôn bán,
Trang 26“Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng quân đội đứng chân trên
địa bản
* Mục tiêu bảo vệ môi trường
Phần đấu bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tích cực phát triển vốn rừng bằng
các biện pháp xúc tiến tái sinh và trồng rừng mới, đưa độ che phủ của rừng đạt
50% vào năm 2010 và 65% vào năm 2020
Đến năm 2010 tắt cả các thị tran, trung tâm cụm xã trong huyện có tổ chức
thu gom và xử lý chất thải tập trung; 50% số hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp quy cách; 90% số dân đô thị được cấp nước sinh hoạt sạch và 80% số dân
nông thôn được cấp nước sinh hoạt Đến năm 2020: 100% số dân đô thị được cấp nước sạch; 100% số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt, trong đó trên 80%
được cấp nước sạch; 100% số hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp quy cách [phụ lục 3]
1.1.2.4.Hệ thẳng giáo dục và những chính sách phát tiễn văn hóa
Huyện có nhiều đân tộc anh em sinh sống, người Thái, người Mông, Kinh, Lao, Kho mú, Xinh Mun Cách đây mấy năm về trước ai đến Điện Biên Đông
cũng cảm thấy ái ngại vì đồng bào ở đây không tha thiết cho con em tới trường với suy nghĩ hết sức mộc mạc “đói cái chữ không chết, đói cái bụng mới chết" Nhưng
rồi quan niệm ấy cũng dần dần được thay đôi khi chính quyên địa phương cùng với các thầy cô giáo tận tâm đến từng nhà, từng bản họp với dân để tuyên truyền vận động cho con em mình đến lớp
Năm học 2012 — 1013 huyện có 56 trường, 16.327 học sinh ở cả ba cấp học
mầm non, tiểu học và THCS Những năm qua, được sự hỗ trợ của Nhà nước và các
Trang 27lớp học khang trang hơn, đồng bộ và từng bước hiện đại Với mục tiêu “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, ngành giáo dục đã phát huy tối đa nội ngoại lực phát triển toàn diện các lĩnh vực trong ngành, chú trọng yếu tố chất lượng đội ngũ nhà
giáo
n Đông tỉnh
1.2 Các tháp cỗ Lào tại huyện Điện
1.2.1.Tháp cỗ Lào ở xã Mường Luân,huyện Điện Biên Đông 1.2.1.1.Tên gọi, lich sử xây dựng và tổn tại của tháp Mường Luân
Tén gọi:Theo các tài liệu nghiên cứu để lại của thư viện tỉnh Điện Biên, tháp Mường Luân tiếng địa phương gọi là “That” được dựng trước một ngôi chùa có tên là “Vát" là một công trình lịch sử kiến trúc nghệ thuật cổ, chứa đựng giá trị tâm linh Công trình tháp là thành quả lao động của một bộ phận người Lào cùng với
người dân địa phương xây dựng trong nhiều năm, thể hiện sự đùm bọc, gắn bó
đoàn kết, chia sé khó khăn thời bình dao loan lạc
Theo tài liệu khảo sát thực tế của tác giả: Ngoài tên gọi tháp Mường Luân như ngày nay thì tháp này còn có tên gọi tồn tại trong dân gian và được lưu truyền rộng khắp trong vùng với cái tên Tháp Lợn Đẻ (Mường Mú Uẩn) Tương truyền tháp Mường Luân được xây dựng sau tháp Chiềng Sơ vào một khoảng thời gian được tính theo sự đánh dấu một cách dân gian, Từ khi một con lợn con được đẻ ra ở Chiềng Sơ sau đó người ta mang lợn con này ra khu xây dựng tháp Mường Luân và nuôi cho tới khi con lợn nay dé ra thé hệ con của nó thì tháp Mường Luân được xây dựng xong, vì thế tháp Mường Luân được mang cái tên Tháp Lợn Đẻ từ khi
mới xây dựng và lưu truyền trong dân gian tới ngày nay
Trang 28những đàn lợn nối tiếp nhau phát triển ở tháp cô này nơi dân gian gọi tháp này là ‘Thap Lon Dé (thong tin chưa kiểm chứng được)
Lịch sử xây dựng và tồn tại của tháp Mường Luân: Tương truyền, vào năm 1569, triều đình Miễn Điện đem quân tắn công nước Lào, một số người dân vùng Thượng Lào đã lánh nạn sang các tỉnh biên giới của Việt Nam, trong đó có Điện
Biên Năm 1594 chiến tranh Miến - Lào kết thúc, nhưng một bộ phận người Lào đã
định cư lại Điện Biên, trở thành những công dân người Việt gốc Lào Thời gian này (1569-1594, tức Phật lịch 2113-2138), được sự giúp đỡ của những cư dân bản địa, bà con người Lào đã cùng nhau dồn công góp của xây tháp Mường Luân Theo
truyền thuyết, vùng đất Mường Luân có một trái núi mang đáng dấp một người
đang ngồi thiền, "hua táng Keo, eo táng Lao" (có nghĩa: Đầu quay về Việt, lưng
quay sang Lào) Truyền thuyết này nói lên tình đoàn kết Việt - Lào, đùm bọc nhau
trong cơn binh đao loạn lạc, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng xây dựng tổn tại và
phát triển đất nước trong suốt chiều dài lịch sử của cả hai nước chúng ta Tháp Mường Luân được xây dựng ngay dưới chân núi Huata (Núi đầu nguồn) một ngọn
núi có hình đáng đặc biệt như trong truyền thuyết của người dân nơi này Bằng tiểm lực tự có và sự giúp đỡ của bà con những dân tộc địa phương khác người Lào đã xây dựng được tháp Mường Luân Công trình là một minh chứng cho sự đồng
lòng nhất trí và đoàn kết của nhân dân lúc bấy giờ, là kết quả của sự lao đông sáng tạo, là kết tỉnh của văn hóa nghệ thuật lúc bấy giờ và còn lại cho tới ngày nay để
trở thành một di sản, một cứ liệu lịch sử quan trọng, một công trình lịch sử văn hóa dân tộc tai Điện Biên Đông
Trang 291.2.1.2 Thép Muong Ludn hém nay
Dưới tác động của nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con người nên hiện tại tháp Mường Luân đang trong tình trạng báo động về sự xuống
cấp Hiện trạng của cây tháp hiện nay: Toàn bộ tháp nghiêng về phía đông bắc, độ lệch giữa tâm và ngọn tháp gần 60cm so với kết cấu ban đầu, dưới chân tháp nhiều chỗ bị xói lở, làm lộ ra những vết đứt gẫy bệ móng Sự xuống cấp này phải kế đến
sự phá hoại của con người Trước hết, cách đây hơn hai thế kỷ, sau khi chiếm được vùng đắt này, giặc Cờ Vàng đã đập vỡ đỉnh tháp vì chúng cho rằng trên đó giấu các báu vật và kim loại quý Theo lời người gia trong ving kể lại: Cách đây chừng 50 năm, bên phải toa tháp còn có một ngôi chùa xá lị theo tiếng địa phương được gọi
là Vát (Hươn Miếu) có xây tường gạch (loại gạch gần giống gạch bát tràng cũ)
xung quanh, kết cấu bên trong bằng cột gỗ chồng rường, mái lợp bằng ngói đất hình vậy cá Trong chùa có 5 pho tượng, pho lớn nhất cao gần Im, toa 6 chinh tâm,
4 pho nhỏ ngồi bốn hướng đông - tây - nam - bắc, tất cả đều bằng đồng đen Ông
Nguyễn Trung S¥ - nguyên giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủcho biết: Khoảng năm 1971-1975, ông Sÿlúc ấy là cán bộ Phòng văn hóa thể thao huyện Điện Biên - đã vài lần đến khảo sát lập hồ sơ đề nghị xếp hạngdi tích
cho tháp Mường Luân Tự tay ông đã tắm cho các pho tượng và phát hiện "bên
trong mỗi pho tượng có hàng vốc tiền bạc trắng (bạc hoa xòe), nhân dân trong
vùng không ai đám lấy vì cho đó là đồ thờ cúng linh thiêng" Nhưng hiện nay thì ngôi chùa đã bị phá hủy và chỉ còn trơ lại nền gạch đã vỡ nát va hai mảng tường đổ nát rêu phong, những tượng và đồ thờ cúng trong chùa đã không cánh mà bay “Theo ông Sÿ, các pho tượng bị mắt vào khoảng năm 1980 Ngày 9-2-1981, tức là lúc mà công trình ở vào tinh trạng "Mường Luân còn một chút này", Bộ văn hóa
thể thao có Quyết định số 10/QĐ-VH-TT, xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp I
Trang 30hóa thể thao Điện Biên do Phó giám đốc Lương Phượng Các dẫn đầu, đã tới khảo sát để lập dự án trùng tu di tích tháp Mường Luân Đến tháng 9-2005, dự án đã
được phê duyệt với kinh phí 300 triệu đồng, từ nguồn vốn chồng xuống cắp của Bộ văn hóa thể thao Phần kinh phí này chỉ như muối bỏ bể với một công trình di tháp
cổ đã xuống cấp nghiêm trọng, chính vì vậy tháp Mường Luân phải đợi đến nam 2009 mới được tiến hành trùng tu tổng thể trên quy mô lớn hơn
Kế hoạch tring tu tôn tạo Tháp Mường Luân được tiến hành vào năm 2009 dưới sự chỉ đạo của sở văn hóa thể thao và du lịch: Theo ông Nguyễn Anh Đạo, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính sở văn hóa thể thao và du lịch, đây là
công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, ngọn tháp nhỏ, cao vút nên công tác trùng tu đòi hỏi cẩn trọng Trước mắt, mục tiêu dự án đảm bảo giữ nguyên gốc kiến trúc toà
tháp Do đó, đơn vị tư vấn, chủ đầu tư đưa ra 2 phương án, báo cáo Cục Di Sản và được chấp thuận phương án bảo tồn nguyên trạng của tháp cổ Vì lý do chưa có tài
liệu nào khẳng định nguyên gốc tháp được xây theo phương thẳng đứng, yêu cầu
của dự án giữ nguyên trạng, đảm bảo đúng vị trí, cấu trúc, chất liệu, vật liệu, kỹ thuật truyền thống, bảo vệ chức năng nội thất, ngoại thất, cảnh quan liên
quan đến các yếu tố khác của di tích, nhằm mục đích bảo vệ phát huy các giá trị di tích và bảo đảm hải hoà giữa di tích với môi trường cảnh quan thiên nhiên Chính vì vậy,
nội dung đầu tư sửa chữa nâng cấp là chống nghiêng, bảo vệ công trình không dé
nghiêng thêm; giải pháp dùng ép cọc bê tông cốt thép xuống tới nẻn đá, bao quanh chu vi móng tháp; đổ bê tông đài cọc trên phạm v diện tích cọc ép, neo móng tháp vào bê tông đải cọc
Công ty xây dựng tư nhân số 29 là đơn vị nhà thầu đang xúc tiến thi công
các phần việc: đào móng, kẻ chống sói lở cho ba phía bằng hệ thống kè dài 52m có
sườn gia cố bằng 20 bức tường chống lật Trong đó, đoạn kè cao nhất 7m, khâu độ
d
Trang 31
móng đào tới lớp đá, sau đó đô lớp lót cấp phối đá dăm rồi đan thép móng kè Sân tháp rộng khoảng 265m2, nền đổ bê tông mác, dày khoảng Sem, lát gach bloc tyr chén, xung quanh sân có lan can bảo vệ, thời gian thì công là 12 tháng (Thông số do tác giả đo đạc phối hợp cùng cộng tác viên),
“Trước đây do tuyến đường giao thông nằm trên đất di tích, phương tiện lưu thông ngay chân Tháp nên tác động đến công trình Trước khi xây dựng cơ quan chức năng đã thoả thuận với chính quyền địa phương và người dân, nhất trí mở tuyến đường đi tránh khu vực di tích Ngày 15/10, tại huyện Điện Biên Đông, Sở 'Văn hóa-Thể thao và Du lich tỉnh Điện Biên đã khánh thành và đưa vào sử dụng tháp Mường Luân - công trình bảo tồ
ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông ôn tạo di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia
'Việc bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa tháp Mường Luân chủ yếu tập trung vào việc chống nghiêng thân tháp với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ đồng
Sau hơn một năm thi công, bằng nhiều phương pháp tiên tiến như ép cọc xuống nền đá cứng bao quanh móng tháp, xây dựng hệ thống kẻ ba mặt nhằm giữ ôn định nền đất, chống xói lở tháp Mường Luân đã được định hình và xử lý triệt để sự cố nghiêng thân tháp mà vẫn giữ được nguyên vẹn toàn bộ khối kiến
trúc.Theo ông Pham Văn Hưng, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thẻ thao và Du lịch
tỉnh Điện Biên, việc bảo tồn, tôn tạo di tích này đã thành cơng ngồi mong đợi
I2]
Trước đó, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là tính phức tạp của di tích cũng
như những đặc thù trong công tác bảo tồn, tôn tạo nên việc chuẩn bị thủ tục đầu tư dự án này kéo dài, trong khi di tích ngày càng bị xuống cắp nghiêm trọng, chân
Trang 32Các truyền thuyết cùng với công trình tháp Mường Luân đang ảnh hưởng
đến đời sống văn hóa của cư dân trong vùng, không chỉ cư dân sinh sống quanh
tháp mà còn đối với toàn bộ người Lào đang sinh sống và làm việc tại vùng đất Điện Biên Đông Những giá trị văn hóa, tâm linh, giá trị không gian cảnh quan, giá trị kinh tế, giá trị nghệ thuật điêu khắc, giá tri lich sử dân tộc của tháp Mường Luân đang có đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu các công trình kiến trúc
Lào trên đất nước ta và đóng góp tích cực cho việc xây dựng đời sống văn hóa cư
dân Điện Biên Đông Tháp cổ là công trình văn hóa tâm linh đáp ứng nhu cầu của
người dân nơi đây, bên cạnh đó Tháp còn là biểu tượng của tình đoàn kết keo sơn
hai nước, hai dân tộc anh em Việt-Lào
Tỉnh Điện Biên đang lên kế hoạch quảng bá và day mạnh việc khai thác hoạt động du lịch ở đây Hiện nay hoạt động du lịch tại tháp Mường Luân vẫn chưa thực sự phát triển, trong năm 2013 công ty du lịch Thuanviet đã đưa 6 đoàn khách
đến tháp cổ, năm 2014 có 5 đoàn và từ đầu năm 2015 đến nay đã có 3 đoàn khách
tham gia chương trình du lịch “Con đường qua những tháp cổ Lào tại tây bắc Việt Nam” do công ty du lịch Thuanviet tổ chức Ngoài ra các đơn vị lữ hành khác cũng có chương trình thăm quan tháp cổ này Đặc biệt tuyến tham quan này rất được các bạn trẻ quan tâm trong các hành trình du lịch “Phượt” Từ cuối năm 2014 sau khi
tuyến tỉnh lộ 130 cơ bản hoàn thành thì hành trình du lịch tháp cô Mường Luân đã
thuận tiện hơn và thu hút được nhiều khách du lịch đến với tháp cỗ này trong tương lai
Tháp cô Mường Luân là di tích kiến trúc nghệ thuật ở Điện Biên đã được Bộ 'Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định công nhận xếp hạng là di tích quốc gia
1
Tháp cổ Lào tại Xã Chiềng Sơ,huyện Điện Biên Đông
Trang 33“Tháp Chiễng Sơ cũng trong tinh trạng giống như những tháp cỗ khác ở vùng tây bắc Việt Nam Về lịch sử xây dựng và tổn tại của tháp đều không rõ ràng, các
tài liệu để lại cũng chỉ mang tính ghi chép từ các sự tích và tương truyền của người dân bản địa nơi tồn tại những di tích này.Tài liệu về “Lý lịch di tích tháp Chiềng
Sơ" của Bảo tàng tỉnh Điện Biên được để lại: Tháp Chiềng Sơ nằm ở cuối bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông Khi người Thái đến đây định cư 'vào năm 1937, đã thấy công trình chùa và tháp Chiềng Sơ Thực tế tháp còn có tên
gọi là “Chiêng Sơ” vì theo tiếng địa phương “chiêng” có nghĩa là tết, hàng năm
vào những ngày lễ, tết ở đây thường diễn ra các lễ hội, các hoạt động vui chơi tập thể của người
quanh vùng Ngoài ra tháp còn có tên gọi khác theo vị trí tọa lạc *Tháp Nà Muông” Vì cây tháp tọa lạc ngay trên bản Nà Muông nên cây tháp này được người dân trong vùng gọi tên như vậy
'Về lịch sử xây dựng của cây tháp cổ này cho đến hiện nay (2015) vẫn chưa
có một tài liệu lịch sử nào chính xác, khoa học, cu thể nào khẳng định được niên đại khởi dựng của cây tháp Chiềng Sơ, nhưng theo kết quả của các nhà nghiên cứu để lại tại bảo tàng tỉ
XV-XVI Theo tài liệu thực địa của tác giả: Tháp Chiềng sơ cũng có thời gian xây
Điện Biên chỉ ra tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ
dựng khớp với tài liệu của bảo tàng tỉnh Dựa vào kết quả điều tra thông tin của tác
Trang 34ra) Vị trí hiện tại tháp Nà Muông nằm ở trung tâm của ba bản: Nà Muông, Co Muông và bản Ten Luông
Vị trí tháp Chiểng Sơ dựa vào tài liệu của Bảo tàng tỉnh Điện Biên, cho thấy
tháp Chiềng Sơ được xây dựng trên một quả đồi nhỏ, phía bên phải và phía sau của tháp là một cánh đồng rộng lớn có con suối chảy quanh năm, xa hơn là cư dân bản
Co Muông Bên trái của tháp là toàn bộ cư dân bản Nà Muông Tháp đượ dựng theo hình bút dưới to, lên trên nhỏ dần Nhìn từ xa ta thấy tháp cao vút lên
xây
nên trời xanh với những đường nét sắc sảo, thanh lịch càng tạo thế hiên ngang và uy nghỉ của công trình
Theo tác giả quan sát thực địa về tháp Chiềng Sơ hiện tại: Tháp được xây
dựng trên một đồi đất cao trong khu vực dân cư phía cuối bản, phía dưới có một dòng suối nhỏ, bên trái và xa hơn một chút là bản Nà Muông, qua một cánh đồng nhỏ là bản Co Muông và Ten Luông Tháp có hình bút và đã gãy mắt phần ngọn và
dưới chân có nhiều phần vỡ của những hạng mục công trình xây dựng đã từng tồn
tại trong khu tháp
Tháp cô Chiềng Sơ là kết quả của quá trình định cư của người Lào trên đất
nước ta và được sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân lúc bấy giờ tháp đã được xây dựng phỏng theo nhưng nguyên bản gốc của Lào về xây dựng tháp phật giáo Là một công trình tháp cổ Lào được xây dựng sớm nhất ở nước ta đánh dấu cho sự
phát triển của người Lào ở Việt Nam cho đến ngày nay 1.2.2.2 Tháp Chiềng Sơ hôm nay
Con đường đến tháp Chiềng Sơ từ trung tâm thành phó Điện Biên Phủ cũng gần giống với đến tháp Mường Luân Theo quốc lộ 279 đi cửa khẩu Tây Trang,
Trang 35khoảng Ikm rẽ trái qua cầu treo sông Mã đi thăng khoảng §km là đến di tích “Tuyến đường thứ 2 cũng xuất phát từ thành phố Điện Biên Phủ, theo quốc lộ 279 đi cửa khâu Tây Trang, đến ngã ba Pom Lót rẽ trái khoảng 40km, đến Na Son rẽ phải đi khoảng 30km đến Phì Nhừ Từ đây đi thêm 30km nữa là đến tháp Chiéng
sơ.Trước những năm 1975 (theo lời người già) tháp Chiềng Sơ được đồng bảo nơi đây coi là nơi linh thiêng, nơi gửi gắm những nhu cầu về mặt tâm linh của đồng
bào Hàng năm cứ vào đầu xuân từ mùng 1 đến mùng 3 tết (âm lịch) già trẻ, trai gái trong 3 bản Nà Muông, Co Muông, Ten Luông với những bộ quần áo dep nl
tập trung tại nhà trưởng bản cùng nhau mỗ trâu, sau đó rước lễ vật đặt ngoài ang
thờ cạnh chân tháp Đồng bào đứng quây quần bên tháp nghe các thầy mo cúng Khai
no ấm, mọi người đều được hạnh phúc Sau lễ cầu khấn diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi truyền thống của dân tộc như; ném còn, đây gậy, đu , cầu thần phật phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, nương rẫy tốt tươi, bản mường
(quay, múa sạp, múa xòe
Từ sau năm 1975 với chính sách của đảng và nhà nước về bài trừ mê tín di
đoan và các hủ tục lạc hậu,bà con trong bản dưới sự lãnh đạo của các cán bộ địa phương không hiểu rõ, xác định đâu là các hủ tục lạc hậu, đâu là văn hóa truyền
thống dân tộc cần duy trì và bảo tồn vì vậy Tháp Chiềng Sơ không được sự quan
tâm, trông coi gìn giữ và đã bị bỏ hoang cho đến tân ngày nay Năm 2014 Tháp
Chiéng Sơ được trùng tu để lưu giữ những gì còn xót lai
Chính việc Tháp không được quan tâm nên đã tạo điều kiện cho kẻ xấu phá
Trang 36có những pho tượng bac bé trong chum và 800 đồng tiền bạckhi mở chum ra thi
bốc cháy nên họ sợ tà ma không dám lấy nhưng cũng bị bọn chộm mang đi r
Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Chiềng Sơ có giá trị rất lớn về mặt lịch sử - văn hóa Đây là một di sản văn hóa cổ của dân tộc, tồn tại nơi vùng núi Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc Là một công trình kiến trúc có giá trị về mặt nghệ thuật rất lớn, thông qua di tích sẽ giúp các nhà nghiên cứu và khách tham quan tìm hiéu, nghiên
cứu lịch sử nghệ thuật kiến trúc cổ, hiểu được ý tưởng và mong ước của cha ông đã
gửi gắm vào những đường nét miêu tả trong kiến trúc; hiểu được những thành quả lao động rất nghiêm túc của cha ông, để tạo ra những công trình lịch sử văn hóa cho con cháu mai sau
Ngoài giá trị lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, tháp Chiềng Sơ được xem là một chứng nhân cho sự đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào Việc câycỗ tháp còn
lại đến ngày nay, đương nhiên giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử trong việc xây dựng mối tình đoàn kết gắn bó keo sơn từ xưa giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, để các thế hệ hôm nay và mai sau bi đắp thêm mi tình thủy chung bên chặt ấy Theo Quyết định số 1255/2011/QĐ-BVH-TT&DL, ngày 14/4/2011
Trang 37linh vật không rõ hình đề xác định Tắt cả sô hiện vật này nằm ngỗn ngang không khác gì đồng đỗ nát của một công trình cũ kĩ [16]
Những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của bà con dân bản nơi đây vẫn diễn ra với tần suất 2 năm một lần nhưng được lựa chọn tô chức tại một bãi đắt rộng
trong bản Nà Muông sau khi làm lễ cúng tháp
Tháp Chiềng Sơ là một công trình văn hóa lịch sử dân tộc, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang phong các kiến trúc của một thời kỳ lịch sử ở nước ta Hiện tại công trình này cẩn được sự quan tâm và đầu tư hơn nữa của đảng và nha nude cho công tác trùng tu và tôn tạo Theo tác giả đánh giá trong vài năm tới tháp Chiềng Sơ không được trùng tu kịp thời thì sẽ còn lại chỉ là một đống gạch
vụn và không thé phục hồi nguyên bản lại nữa Tháp Chiểng Sơ là một công trình
có ý nghĩa lớn lao với những cư dân nơi này, một công trình đang cẳn sự quan tâm nhiều hơn nữa của nhà nước để lưu giữ được tài sản vô cùng quý giá này
“Tiểu kết chương 1
Căn cứ vào những tài liệu tác giả đã sưu tầm được trong quá trình nghiên cứu và tài liệu do người hướng dẫn luận văn cung cắp, những tư liệu thu thập được trong
quá trình thức tế tác giả đã đưa ra những thông tin và đánh giá về cùng dat dang nghiên cứu trong hai phần của chương 1 Phần thứ nhất tác giả đã khái quát toàn bộ
những thông tin, tri thức cẩn thiết về vùng đất và con người của huyện Điện Biên Đông và hai xã Mường Luân, Chiểng Sơ Phần thứ hai của chương 1 tác giả đã khái quát những thông tin và phần giới thiệu khá chỉ tiết về hai công trình di tích tháp cổ
tại huyện Điện Biên Đông
Tác giả đã đưa ra cả phần đánh giá các tiềm năng đã và đang phát triển của
vùng đất này, bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra trong phần mục đích nghiên cứu của
Trang 38Đông và sự đóng góp quan trọng cho ngành văn hóa trong việc nghiên cứu những công trình tháp cổ khác tại Việt Nam
Những ngôi tháp cổ này giờ đang trong tình trạng xuống cấp cần được bảo tồn và lưu giữ Những giá trị văn hóa, dân tộc độc đáo này là tải sản quý giá đối với con
người và vùng đắt Điện Biên Đông và cũng là một phần trong văn hóa Việt Nam cần
Trang 39Chương 2
GIA TRI CUA NHUNG THAP CO LAO “TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1 Tháp cổ Lào tại xã Mường Luân (Mường Mú Uẫn) 2.1.1.Giá trị lịch sử huyền thoại
2.1.1.1 Dấu tích của sự giao thoa văn hóa đân tộc Lào- Việt
“Tháp Mường Luân tổn tại qua nhiều thế hệ người trải dài trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và dân tộc Lào.Căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau cộng thêm với những dấu tích văn hóa còn lại ở nước ta tác gid xin đưa ra những minh chứng cho sự giao thoa văn hóa giữ hai dân tộc Lào-Việt nói chung và hai quốc gia Lào-Việt nói riêng
Tháp cổ Mường Luân là một minh chứng lich sử sáng giá nhất cho sự đoàn
kết dân tộc, quốc gia hai nước Việt Lào Sự đùm bọc che chở lẫn nhau trong suốt chiều đài lịch sử đã làm cho văn hóa Lào và văn hóa Việt tiến đến gần nhau hơn và
có những ảnh hưởng nhất định tới nền văn hóa của nhau Đó chính là sự giao thoa văn hóa-kết quả ngẫu nhiên cho một quá trình lịch sử đoàn kết lâu bẻn giữa hai dân
tộc
Sự giao thoa văn hóa Lào-Việt được diễn ra trên nhiều khía cạnh của đời
sống cư dân của Việt = Lào Mọi mặt của đời sống đã có những tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau từ những phong tục tập quán, nghỉ lễ, lễ hội truyền thống,
trang phục, nhà ở, phương thức canh tác, phương thức mưu sinh, cho tới việc xây
dựng gia đình giữa những thành viên của hai dân tộc với nhau
“Tháp Mường Luân chiếm vị trí trung tâm cả về yếu tố tỉnh thần cho tới yếu
Trang 40những địa phương lân cận khác trong vùng này Với vai trò là hạt nhân điểm hình thành khu dân cư từ những thủa ban đầu của bản làng xưa cho tới ngày nay nhân
dân Mường Luân là cộng đồng các dân tộc Việt Nam với sự đa dạng về văn hóa
phong tục đã có từ lâu đời
Sự giao thoa văn hóa bước đầu diễn ra trên tỉnh thần đoàn kết dân tộc quốc
gia hai nước Việt-Lào Từ lịch sử xây dựng cây tháp "Tương truyền, vào năm 1569, triều đình Miến Điện đem quân tấn công nước Lào, một số người dân vùng Thượng Lào đã lánh nạn sang các tỉnh biên giới của Việt Nam, trong đó có Điện
Biên Năm 1594 chiến tranh Miền - Lào kết thúc, nhưng một bộ phận người Lào đã
định cư lại Điện Biên, trở thành những công dân người Việt gốc Lào Thời gian này (1569-1594, tức Phật lịch 2113-2138), được sự giúp đờ của những cư dân bản địa, bà con người Lào đã cùng nhau dồn công góp của xây tháp Mường Luân." Nói một cách khác tháp cổ này là kết quả của tình đoàn kết dân tộc là sự chung tay gop sức người, sức của để xây dựng nên công trình vô cùng ý nghĩa này(lúc này người Kinh chưa sinh sống ở khu vực này) Tháp Mường Luân lúc này không chỉ là biểu
trưng cho văn hóa của dân tộc Lào mà còn là biểu trưng vẻ văn hóa của cư dân các
dân tộc trong vùng này lúc bấy giờ Bên cạnh đó văn sự giao thoa văn hóa cũng đã
diễn ra giữa những dân tộc bản địa đang sinh sống trong vùng và cư dân Lào mới đến Sự đa dạng về văn hóa này bắt nguồn từ yếu tố lịch sử mà thành và quá trình
giao thoa văn hóa diễn ra thường xuyên và liên tục cho tới tận ngày nay và trong tương lai quá trình này vẫn diễn ra [18]