1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng

154 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 31,94 MB

Nội dung

Luận văn Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng đánh giá vai trò, giá trị của lễ hội Hoa phượng đỏ trong đời sống văn hóa của cư dân Hải Phòng; tìm ra những tác động tích cực, hạn chế của Lễ hội Hoa phượng đỏ; dự báo xu hướng phát triển của lễ hội trong tương lai; đề xuất những định hướng góp phần nâng cao chất lượng tổ chức, phát huy hết giá trị của lễ hội.

Trang 1

‘TRUONG ĐẠI HỌC VAN HOA HA NOL

"—

NGUYÊN THỊ BÍCH NGỌC

LE HOI HOA PHUQNG DO HAI PHONG

Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số : 603106 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI XUÂN ĐÍNH

HÀ NỘI~2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi

Xuân Đính Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác

Người cam đoan

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIET TAT

MO DAU

Chuong 1: NHUNG VAN DE LUẬN VỀ LẺ HỘI HIỆN ĐẠI,

THÀNH PHO HAI PHONG TỪ TÊN GỌI *THÀNH PHÓ HOA

PHUQNG BO” DEN VIEC TO CHUC LE HOI GAN VỚI LOÀI HOA BIEU TRUNG CUA THÀNH PHÓ 1.1 Tổng quan về lễ hội hiện đại 1.L1 Khái niệm lễ hội hiện đại và phân biệt lễ hội hiện đại với lễ hội truyền thống 12

1.1.2 Bắi cảnh ra đời của lễ hội hiện đại ¬ IT

1.1.3 Cấu trúc của lễ hội hiện đại 20 1.1.4 Tác động của lễ hội hiện đại : cose 23 1.2 Lễ hội Hoa phượng đồ trong bối cảnh văn hóa Hải Phòng 28 1.2.1 Giới thiệu vẻ thành phố Hải Phòng cones 28

1.2.2 Từ biểu tượng “Hoa phượng " đến Lễ hội Hoa phượng đỏ 32

Chương 2: MƠ HÌNH CỦA LẺ HỘI HOA PHƯỢNG ĐỎ VÀ NHỮNG

VAN DE LIEN QUAN DEN VIEC TO CHUC LE HOI HOA

PHƯỢNG ĐỎ TỪ KHI RA ĐỜI CHO ĐỀN NAY “

2.1 Cấu trúc tống thể của Lễ hội Hoa phượng đỏ 44

2.1.1 Khong gian 44

2.1.2 Thời gian se SI

Trang 4

2.2 Những điểm chung của Lễ hội Hoa phượng đỏ qua các năm tổ chức „ 55 2.2.1 Cong tác tổ chức chuẩn bị cho lễ hội - 55 2.2.2 Nhân lực - 6 2.2.3 Kinh phí tổ chức lễ hội 62

2.3 Diễn biến của Lễ hội Hoa phượng đỏ qua các năm tỗ chức 6

2.3.1 Lễ hội Hoa phượng đỏ lẫn thứ Ï năm 2012 ` 6 2.3.2 Lễ hội Hoa phượng đỏ lẫn thứ ÏÏ năm 2013 - 68

2.3.3 Lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ III năm 2014 75

3.3.4 Lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ IV năm 2015 - 7§

Chương 3: ẢNH HƯỚNG CỦA LẺ HOI HOA PHƯỢNG ĐỎ TRONG DOI SONG XA HOI; NHUNG DU BAO, ĐỊNH HƯỚNG TÔ CHỨC VA PHAT TRIEN LE HOI TRONG TUONG LAL

3.1 Tác động của Lễ hội Hoa phượng đó

3.2 Xu hướng phát triển của lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng trong thời 3.3 Một số khuyến nghị nâng cao chất lượng tổ chức Lễ hội Hoa phượng đi

3.3.1 Xây dựng nội dung kịch bản lễ hội gắn với mục dich và chủ đề 107 3.3.2 Tổ chức các hoạt động lễ hội một cách khoa học và bài bản 110 3.3.3 Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giáo duc 112

Trang 5

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân

KH Kế hoạch

NQ Nghị quyết

Nxb Nhà xuất bản

PGS TS Phó giáo sư Tiến sĩ

THP Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng

Tr Trang

TW Trung ương, UBND Ủy ban nhân dân

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Trong khoảng hơn hai chục năm trở lại đây, bên cạnh các hội

truyền thống được phục hồi, được tô chức thường xuyên theo phong tục tập

quán và theo các quy định của Nhà nước, xuất hiện loại hội mới (hay “hội hiện đại”) Có loại hội được tổ chức do ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa

nước ngoài như: Lễ hội tình yêu (ngày 14 tháng 2), lễ hội Hoa anh đào, lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, hoặc kết hợp yếu tố văn hóa nước ngoài với những biểu tượng, giá trị văn hóa tiêu biểu, gắn với nhu cầu quảng bá văn hóa địa phương, phát triển tiềm năng du lịch như /!ôi Carnaval đường phố Hạ

Long, Festival Hué, Festival hoa Đà Lại, Festival chè Thái Nguyên, lễ hội kỉ

niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội và gần đây nhất có thẻ nhắc đến đó là lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng - một lễ hội mang những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất ven biên kết hợp với các yếu tố hiện đại Các lễ hội này đã và đang có những tác động nhất định đối với đời sống văn hóa của người dân

Việt Nam nói chung và các địa phương cụ thể nói riêng Nghiên cứu những lễ hội hiện đại chính là hướng đi mới của ngành Văn hóa học, không chỉ thấy được ý nghĩa, giá trị, tính phù hợp của các lễ hội, giao lưu văn hóa Việt Nam -

thế giới trong bối cảnh xã hội hiện đại và hội nhập quốc tế; qua đó có thể rút

ra những bài học kinh nghiệm cho việc chỉ đạo và quản lý hội của chính

quyền cơ sở nói riêng, ngành văn hóa nói chung

1.2 Hải Phòng là địa phương có nhiều hội truyền thống gắn liền với

các sự kiện lịch sử, văn hóa trong quá trình hình thành và phát triển của vùng

đất ven biển này Một số lễ hội tiêu biểu có thẻ kể đến như lễ hội Nữ tướng Lê

Trang 7

ngày lễ lớn của thành phố và cả nước, lễ hội Hoa phượng đỏ nhằm tôn vinh vẻ

đẹp của biểu tượng thành phố Tất cả các lễ hội đều có sức hút lớn không

chỉ với người dân địa phương mà còn cả du khách thập phương

Nhắc đến Hải Phòng nhiều người nhớ ngay đến một tên gọi khác rất đỗi

thân thương, không phải chỉ cái tên ““Thành phố Cảng” mà là “Thành phố Hoa phượng đỏ” Ở Việt Nam, khoảng cuối thế kỉ thứ XIX, người Pháp đã đưa cây hoa phượng từ vùng Madagascar sang trồng ở các thành phố lớn; đặc biệt, người Pháp muốn xây dựng Hải Phòng thành một thành phó sinh thái nên đã trồng thử nghiệm loại cây này; do hợp thổ nhưỡng và khí hậu, loại cây này sinh trưởng, phát triển tốt và được người Pháp trồng đại trà Ở Hải Phòng, cây

hoa phượng được trồng ở khắp nơi; cứ vào hè là cả thành phố ngập tràn trong,

sắc đỏ của hoa phượng Bởi vậy mà hoa phượng đỏ trở thành biểu tượng của thành phố Hải Phòng,

“Trong tâm thức văn hóa của người Hải Phòng, hoa phượng luôn là biểu tượng đẹp và tự hào Nhiều bài thơ, ca khúc viết về Hải Phòng đều chọn hình ảnh chủ đạo là hoa phượng, loài hoa có sắc đỏ thắm đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc vun đắp nên tâm hồn người dân đất Cảng Trong

quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhằm tăng cường sự đầu tư của

các doanh nghiệp trong và ngoài nước, quảng bá những nét đẹp văn hóa

truyền thống về mảnh đất và con người, phát triển ngành du lịch của thành phố, Lễ hội Hoa phượng đỏ đã ra đời và được tô chức vào địp kỉ niệm giải

phóng Hải Phòng (ngày 13 tháng 5)

Trang 8

trong việc tổ chức, quảng bá, giáo dục và tuyên truyền

Nghiên cứu Lễ hội Hoa phượng đỏ thành phố Hải Phòng góp phần tìm

hiểu những ý nghĩa, giá trị tiêu biểu, tác động của lễ hội trong đời sống hiện đại; đồng thời phát hiện những điểm bất cập và đề xuất những hướng giải pháp với chính quyền và ngành văn hóa thành phố nhằm góp phần hoàn thiện,

nâng cao chất lượng trong việc tô chức để Lễ hội Hoa phượng đỏ trở thành

một mô hình tiêu biểu không chỉ của riêng thành phố Hải Phòng

Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh dắt này, tác giả luôn tự

hào về truyền thống văn hóa của quê hương và mong muốn làm một điều gì ý

nghĩa cho chính quê hương mình

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải

Phòng” làm nội dung nghiên cứu của luận văn 2 Tình hình nghiên cứu

Đến nay, đã có một khối lượng lớn các công trình (gồm sách, đẻ tài khoa học các cắp, các luận án, luận văn, các bài tạp chí) nghiên cứu về lễ hội, song tuyệt đại bộ phận các công trình đó đều đề cập đến hội làng truyền

thống Các công trình nghiên cứu cũng tập trung mô tả diễn trình hội và dưa

ra một số nhận xét về giá trị hội; đồng thời xem xét đánh giá những biến đổi của các lễ hội truyền thống trong thời kì hiện đại

'Các nghiên cứu về các lễ hội hiện đại mới xuất hiện trong thời gian gần đây hầu như còn khá ít ỏi

Trong cuốn Tìm hiểu lễ hội Hà Nội, tác giả Lê Hồng Lý đã nói đến Hà

Trang 9

hội chùa, phủ Tác giả đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tổn và phát huy giá trị các loại hình lễ hội truyền thống ở Hà Nội Bên cạnh đó, tác giả cũng dành một phần viết về xu hướng hội nhập quốc tế và việc tổ

chức các lễ hội mới ngày càng được coi trọng Những lễ hội mới trên địa bản

nội đô Hà Nội mà tác giả đề cập đến như: lễ hội nhân dịp các sự kiện quốc tế

tại Việt Nam, lễ hội nhân địp các sự kiện trọng đại của đất nước, lễ hội văn hóa các vùng miền trong cả nước, lễ hội xuân hay nhân các sự kiện trọng đại

của thủ đô làm tôn lên vẻ đẹp văn hóa của con người và vùng đắt Thăng Long xưa Ngoài ra còn có các lễ hội du nhập từ nước ngoài như: lễ Giáng sinh, lễ Valentine, lễ hội hoa anh đào của Nhật Bản thu hút sự quan tâm của giới trẻ nhưng lại đang biểu hiện những bắt cập, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Hà Nội Tác giả đã đưa ra đánh giá, Hà Nội vẫn chưa

có phương pháp tối ưu nào trong việc tổ chức các lễ hội hiện đại, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa những người làm công tác tổ chức, các

nhà nghiên cứu khoa học và nghệ thuật

Gần đây nhất, “Lễ hội Carnaval Hạ Long 2011 ” của Nguyễn Thị Cảm

'Vân (luận văn thạc sĩ Văn hóa học, bảo vệ tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2012) giới thiệu những nét cơ bản về văn hóa và con người Hạ Long; mô

tả quy trình tô chức lễ hội Carnaval Hạ Long - một loại hình lễ hội mới được hình thành tại thành phố vùng mỏ này; nêu lên những giá trị tiêu biểu của loại hình lễ hội này trong đời sống đương đại

Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng mới được tô chức từ năm 2012, do vậy chưa có nhiều cuốn sách hay công trình nghiên cứu đề cập đến lễ hội độc đáo này Những công trình nghiên cứu về lễ hội này chủ yếu là khóa luận tốt

Trang 10

văn “Lễ

“Trong bối cảnh trên, luậ ội Hoa phượng đỏ Hải Phòng” của tôi được thực hiện sẽ là một công trình nghiên cứu đầu tiên về lễ hội độc đáo

này, nhằm giới thiệu những ý nghĩa biểu tượng hoa phượng trong tâm thức người Hải Phòng, quy trình tổ chức và những giá trị văn hóa tiêu biểu của Lễ hội Hoa phượng đỏ một cách chỉ tiết, qua đó chỉ ra những điểm hạn chế và dé xuất một số giải pháp cho chính quyền địa phương trong việc phát triển lễ hội

và quảng bá văn hóa, du lịch địa phương 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất, vị trí, vai trò và tác động của Lễ hội Hoa phượng đỏ đối với đời sống văn hóa - xã hội của người dân Hải Phòng: góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc để ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội, để lễ hơi ngày càng hồn thiện, thúc

đây sự phát triển của ngành văn hóa, du lịch của thành phố Hải Phòng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về lễ hội hiện đại ở Việt Nam, đưa ra hệ thống lý thuyết khái quát về lễ hội hiện đại gồm: khái niệm, bối cảnh ra

đời, cấu trúc, những tác động của lễ hội hiện đại trong đời sống xã hội

~ Thu thập, nghiên cứu các nguồn tư liệu từ các kênh thông tin và phân

tích, tổng hợp để làm rõ cơ sở ra đời, ý nghĩa và đặc biệt là quá trình hình thành, phát triển của Lễ hội Hoa phượng đỏ từ năm 2012 cho đến nay

~ Đưa ra những đánh giá về vai trò, giá trị của lễ hội này trong đời sống

văn hóa của cư dân Hải Phòng; những tác động tích cực cùng những hạn chế

của Lễ hội Hoa phượng đỏ; dự báo xu hướng phát triển của Lễ hội trong

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu tổng thể các yếu tố liên quan đến Lễ hội Hoa

phượng đỏ được tô chức thường niên vào dịp kỉ niệm ngày giải phóng Hải

Phòng (ngày 13 tháng 5) kể từ khi được mở đến nay

4.2 Phạm vì nghiên cứu

~ Phạm vi nghiên cứu của luận văn về không gian là khu vực nội đô

thành phố Hải Phòng - trung tâm tô chức hội

~ Phạm vi nghiên cứu về thời gian là bốn lần tổ chức lễ hội từ khi hội được mở đến nay (2012, 2013, 2014, 2015)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vat lich sử của chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Aan hóa

- Luận văn sử dụng phương pháp điển dã khảo sát thực địa, quan sát, tham dự, miêu tả, ghi chép, ghi hình, ghỉ âm phỏng vấn nhân dân và du khách tham gia lễ hội

- Luận văn sử dụng phương pháp liên ngành trong văn hóa học; phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, phân tích đánh giá va tổng hợp tài liệu, để

tiếp cận và giải mã các vấn đề liên quan đến Lễ hội Hoa phượng đỏ

6 Đồng góp của luận văn

- Luận văn là công trình đầu tiên trình bày có hệ thống về những khía cạnh liên quan đến Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng;

~ Luận văn tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải

Trang 12

làm cho lễ hội trở thành một lễ hội có giá trị độc đáo, khẳng định được các giá trị văn hóa của vùng đất và con người Hải Phòng, đáp ứng được yêu cầu

thưởng thức văn hóa của các tầng lớp nhân dân địa phương, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và cả nước nói chung

~ Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu về lễ hội hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của

luận văn được chia làm 3 chương,

hội hiện đại, thành phố Hải

Chương 1: Những vấn đề lý luận về

Phòng từ tên gọi “Thành phố Hoa phượng đỏ”

với loài hoa biểu trưng của thành phổ

Chương 2: Mô hình tổ chức của Lễ hội Hoa phượng đỏ và những vẫn

đề liên quan đến việc tô chức Lễ hội Hoa phượng đỏ từ khi ra đời cho đến nay Chương 3: Ảnh hưởng của Lễ hội Hoa phượng đỏ trong đời sống xã hội; những dự báo, định hưởng trong việc tô chức và phát triển lễ hội trong

Trang 13

Chương 1

NHUNG VAN ĐÈ LÍ LUẬN VỀ LẺ HỘI HIỆN ĐẠI, THÀNH PHÓ

HAI PHONG TU TEN GOI “THANH PHO HOA PHUQNG DO”

ĐỀN VIỆC TO CHUC LE HOI GAN VOI LOAI HOA BIEU TRUNG CUA THANH PHO

1.1 Tổng quan về lễ hội hiện đại

1.1.1 Khái niệm lễ hội hiện đại và phân biệt lễ hội hiện đại với lễ hội

truyền thống

1.1.1.1 Khái niệm

Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính, trước đây ông cha ta chỉ dùng khái niệm Hội" (hội Lim, hội Gióng, hội Cổ Loa ) mà không dùng khái niệm “Lễ

hội”, không gọi “Lễ hội Lim” hay “Lễ hội Gióng” Khái niệm “Lễ hội” chỉ

mới xuất hiện vào những năm 1982 - 1983 [12, tr.131]

Về tên gọi của hiện tượng lễ hội, xưa trong dân gian có từ “Đám”, khi mở hội làng người ta thường nói “Làng vào đám” hay “Việc làng” hoặc *Hội làng” Trong tiếng Việt, “Đám” hay “Hội” đều để chỉ một đám đông, chỉ một sự việc nào đó, người ta tập hợp lại để làm một việc gì Việc “Đám” hay sự tụ hội để thực thi một nghỉ lễ cụ thể nào đó như: đám cưới, đám ma, đám giỗ chỉ một loại sự kiện có tính nghỉ lễ cụ thể Khi tụ hội ở đình, vào

‘Dam din

việc cúng tế ở đỉnh thi có *đám đình” Củng với cuộc cúng tí

diễn ra vui vẻ, náo nhiệt được gọi chung là “hội hè đình đám” Cụm từ “Lễ hội”, vốn có gốc chữ Hán, ngày nay được sử dụng để diễn giải “Hội hè đình

đám” trong dân gian xưa

'Về khái niệm /Ê hội, theo Từ điển Văn hóa dân gian (2002):

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thé, một

Trang 14

tưởng niệm anh hùng dân tộc, tổ sư một nghề, một đắng thần linh Hội có nhiều hình thức: hội giao duyên, hội thi ta

chương, hội thượng võ Những lễ hội cỗ truyền thống còn kèm theo nhiều sự cúng tế và các tục cô Nhiều lễ hội có giá trị lịch sử

đặc biệt, đặc biệt là gắn liền với lịch sử đân tộc (hội Gióng, hội

Đền Hùng), với sự tơn kính thành hồng ở các làng Tại vùng các

hội văn

dân tộc, lễ hội càng thể hiện đậm đà tín ngưỡng dân gian của

quần chúng Hội gắn liền với lễ, có sự hòa hợp, thống nhất thế giới tâm linh và đời sống văn hóa công đồng [24, tr.298]

Nhu vậy, trước hết “Lễ” là hình thức quy cách - nguyên tắc ứng xử

được thực thỉ với một đối tượng được cử lễ nào đó Đoàn Văn Chúc cho rằng Cuộc lễ là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, hư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại, được thực hành

theo nghỉ điển rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm

biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ và diễn đạt thái độ của

công chúng hành lễ Hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động

giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp

cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt

sự phắn khích, hoan hi của công chúng dự lễ [9, tr.131]

Trong giáo trình Quán jÿ lễ hội và sự kiện của Trường Đại học Văn hóa

Hà Nội có đưa ra định nghĩa lễ hội như sau: “Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và

hoạt động văn hóa đặc trưng của công đồng, xoay xung quanh một trục ý nghĩa

nào đó, nhằm tôn vinh va quảng bá cho những giá trị nhất định” [15, tr.13]

Lễ hội hiện đại, cách gọi khác là lễ hội đương đại hay lễ hội mới, là

cụm từ để chỉ những hình thức lễ hội mới có ở Việt Nam, để phân biệt với lễ hội cô truyền Đây là một khái niệm mới, trong tiếng Anh, người ta dùng

Trang 15

Festival là một hiện tượng văn hóa gắn với bồi cảnh đô

tế thị trường, được tổ chức rất khác so với các lễ hội truyền thống Đó là một sản phẩm được xây dựng cho một đối tượng khách hàng xác định, trên một

công nghệ tô chức sự kiện, gồm các hoạt động xác định nhu cầu thị trường, quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm nguồn tài trợ, tổ chức sự kiện trên cơ sở các nguồn lực và điều kiện cơ sở hạ tầng và kỹ thuật xác định Đây là các lễ hội hiện đại, mang bản chất thế tục, là một loại hình/sự kiện văn hóa nghệ thuật

đô thị hơn là các nghỉ 18, gắn với các tôn giáo - tín ngưỡng ở các xã hội nông

thôn truyền thống

Festival hay lễ hội hiện đại cũng được coi là sự kiện Thuật ngữ “sự

kiện” được dùng để mô tả các nghỉ lễ, các buôi giới thiệt lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh

trình diễn, hay các những cột mốc của

cá nhân, tô chức hay cộng đồng với các mục đích chính trị, kinh tế, xã hội và

văn hóa hoặc mục đích hợp tác Các sự kiện có tính nghỉ lễ (các lễ kỷ niệm)

hay ít mang tính nghỉ lễ (các cuộc hội nghị, gặp gỡ) song đều có tính tổ chức rat cao, với sự phối hợp của rất nhiều bộ phận trên một ý tưởng thống nhất,

một khung chương trình hoàn chỉnh, với các quy mô tổ chức khác nhau

Trong công trình đặt nền móng vẻ loại hình các sự kiện, Gezt (1997) cho rằng các sự kiện được định nghĩa chuẩn nhất trong bối cảnh của nó Ông đã đưa ra

hai cách tiếp cận để có các định nghĩa:

~ Thứ nhất, quan niệm của nhà tổ chức sự kiện: sự kiện có tính chất độc

nhất, xảy ra một lần hoặc không thường xuyên bên ngoài các chương trình, hoặc các hoạt động thường xuyên của cơ quan tài trợ hoặc tô chức;

Trang 16

‘Theo Gezt, tao ra khOng khi dac biét v6i tinh thin lễ hội, tính độc đáo, chat lượng, tính xác thực, truyền thống, lòng hiếu khách, chủ để và chủ nghĩa tượng trưng là các đặc trưng không thể không có của các sự kiện tùy vào phạm vi và quy mô mà mỗi sự kiện sẽ thể hiện các tinh chat trén ở những mức

độ và sắc thái khác nhau, song tắt cả các sự kiện đều phải đem đến một không gian và thời điểm đặc biệt cho đối tượng mà mình hướng tới, đem đến một

thông điệp nào đó, được thể hiện bằng các thủ pháp văn hóa nghệ thuật mang

tính chất biểu trưng

1.1.1.2 Phân biệt “lễ hội truyền thống ” và “lễ hội hiện đại”

Lễ hội truyền thống Việt Nam vốn có nguồn gốc hình thành và phát

triển từ rất lâu đời trong lòng lịch sử văn hóa dân tộc Đặc điểm nỗi bật của lễ

hội truyền thống là do cư dân các cộng đồng làng tổ chức, gắn với chu trình sản xuất nông nghiệp, mục đích để cầu mùa, tôn vinh những người có công dựng làng, giữ nước Thời gian diễn ra của lễ hội dân gian truyền thống

thường là vào mùa xuân và mùa thụ, là thời kỳ nông nhàn, có thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho việc tổ chức hội Không gian tổ chức thường là môi trường

làng xã Địa điểm tổ chức thường gắn với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng,

như đình, chùa, đền, miéu, phi

Ngược lại lễ hội hiện đại chỉ ra đời từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, thường được tổ chức gắn với việc kỷ niệm các sự kiện chính trị có liên quan

đến cách mạng, kháng chiến của chung đất nước hoặc của địa phương, hoặc

kỷ niệm các danh nhân, anh hùng dân tộc tiêu biểu; hoặc kỷ niệm ngày thành lập của một ngành, một cơ quan đoàn thể Lễ hội hiện đại thường do các cơ quan chính quyền, đoàn thể tổ chức thường diễn ra ở các trung tâm đô thị

thành phố lớn, thủ đô của đất nước Lễ hội hiện đại là một sinh hoạt văn hoá

Trang 17

sinh, phản ánh trình độ, điều kiện và xu hướng phát triển của xã hội ở vào thời

điểm diễn ra lễ hội Bảng 1.1 đưa ra cái nhìn tổng thê về lễ hội truyền thống

và lễ hội hiện đại

Bảng I.1: So sánh lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại

TT | Các yếu tổ LỄ hội truyền thông Lễ hội hiện đại

1 |Thời gian

tổ chức Mang tính ước lệ, gắn liên với sự chuyển biến của thời

tiết '“Xuân thu nhị kỳ”

Thường được tổ chức theo lịch sử ra đời của sự kiện 2 | Không gian tổ chức Là một địa điểm cụ thể ở làng xã Thường diễn ra ở thủ đô hoặc các thành phố, trung tâm đô thị 3 | Dia diém t6 chức Thường gắn với các di tích lịh sử, công trình tín ngưỡng, tôn giáo: đình, đền, chùa Thường gắn với cơ quan đứng ra tổ chức, tại các quảng trường, sân vận động, sân bãi 4 |Lịch sử ra đời Từ thời lập nước của dân tộc và phát triển qua các thời kỳ Chỉ ra đời sau Cách mạng tháng Tám (1945) 5 | Tính chất lễ Gắn với nghỉ thức nông Liên quan đến các sự kiện

hội nghiệp và yếu tố lịch sử | chính trị quân sự, văn hoá,

chống giặc ngoại xâm của | xã hội gắn với một tô chức

dân tộc hay rộng hơn trên phạm vi

quốc gia - dân tộc

6 |Yếu - tố|Giữ vai trò chủ dạo và| Không giữ vai trò chủ đạo, thiêng

xuyên suốt trong quá trình có thê có hoặc không,

Trang 18

TT | Các yếu tố LỄ hội truyền thống Lễ hội hiện đại diễn ra hội

7 |Đơn vị tổ|Thường do hội đồng kỳ| Thường là do Nhà nước

chức mục (hoặc Hội đồng tộc|hoặc các cơ quan chính

biểu), bộ máy điều hành | quyền, đoàn thể, ngành văn làng xã Việt truyền thống | hóa tô chức

đứng ra tô chức

§ | Nguồn kinh | Chủ yếu dựa ngân quỹ của | Dựa vào kinh phí của nha

phí làng xã và đóng góp tự | nước, các cơ quan đoàn thể nguyện của dân làng và các nguồn kinh phí xã hội

hóa khác

9 |Nghi trình |Theo phong tục tập quán | Theo kịch bản của đạo diễn thực hiện |củađịaphươngtổchức — |hoặc bantổ chức

10 | Tuyên Chủ yếu diễn ra trong phạm | Được tiến hành rộng rãi trên

truyền, vi làng xã hoặc trong vùng | phương tiện thông tin đại

quảng bá | với tính chất khép kín chúng với tính chất mở

Bảng so sánh trên cho thấy được sự khác biệt căn bản giữa lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại, sự đa dạng, phong phú cũng như sự phát triển của lễ

hội Việt Nam qua các thời kỳ, giai đoạn khác nhau, đồng thời thấy được sự tiếp thu các yếu tố văn hóa ngoại sinh trong quá trình tô chức lễ hội

1.1.2 Bắi cảnh ra đời của lễ hội hiện dai

'Việt Nam là một quốc gia có nhiễu lễ hội và nghỉ lễ truyền thống phong phú và đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung biêu hiện Theo cách phân loại

của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch năm 2008,

Trang 19

88,36%); lễ hội tôn giáo có 544 (chiếm 6,82%); lễ hội lịch sử cách mạng có 332 (chiếm 4,16%); lễ hội có nguồn gốc nước ngoài là 10 (chiếm 0,12%); lễ

hội khác có 40 (chiếm 0,5%) Có 8 lễ hội do Bộ quản lý, cắp tỉnh thành quản

lý 327 lễ hội [5, tr.23]

Nếu tính cả những sự kiện chính trị, thể thao, văn hóa nghệ thuật, triển lãm, tiếp xúc công chúng được mở do các tô chức, đơn vị xã hội hay doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thì ngày nay hàng vạn lễ hội và sự kiện

đã được phô diễn ở Việt Nam trong một năm (chưa tính tới những sự kiện của các nhóm xã hội như: gia đình - họ tộc, nghề nghiệp, thân hữu, sở thích)

Tuy nhiên có thể nhận thấy, những lễ hội của người Việt thường gin

với xã hội nông thôn, được tô chức bởi các cộng đồng làng, theo mô hình tô

chức theo nguyên tắc tự quản, nhằm mục đích cầu “mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân khang, vật thịnh” Đó là các nghỉ lễ gắn với vòng sinh trưởng của cây trồng, biêu dương sức mạnh cộng đồng, khăng định bản sắc

văn hóa, được tổ chức theo hai mùa Xuân - Thu (dân gian mới có câu “Xuân

“Thu nhị kỳ”), còn mùa Hè và mùa Đông rất ít tổ chức

Có thể lấy dấu mốc cho sự ra đời của lễ hội hiện đại là năm 1945 với sự kiện thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trên khắp mọi miền đất

nước, đặc biệt ở các trung tâm đô thị xuất hiện những hình thức, loại hình lễ hội mới Loại hình này được gọi là lễ hội hiện đại, thường được tổ chức nhân dịp kỷ niệm các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa xã hội mà nội dung và tính

chất các sự kiện có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống mọi mặt của các tầng lớp nhân dân trên khắp miền đất nước hoặc của một địa phương cụ thé

Những lễ hội lịch sử cách mạng thường diễn ra ở các căn cứ cách mạng,

kháng chiến, nơi diễn ra các sự kiện lịch sử cách mạng và kháng chiến mà

Trang 20

và cả thời kỳ trước năm 1986, lễ hội ở Việt Nam (cả lễ hội truyền thống và lễ hội đương đại) ít được tổ chức do chiến tranh, công cuộc xây dựng, phát triển

đất nước còn gặp nhiều khó khăn, Nhà nước chưa có hướng đầu tư nhiều cho phát triển văn hóa Thậm chí do cả nhận thức sai lệch về lễ hội truyền thống nói riêng, di sản văn hóa truyền thống nói chung, dẫn đến cắm tô chức hội

Công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 là một dấu mốc quan trọng, tạo đà cho việc phục hồi các giá trị truyền thống như: tu bổ, dựng mới, dựng lại các di tích lịch sử văn hóa; mở lại các sinh hoạt văn hóa dân gian và đặc biệt

mở lại các hội làng truyền thống, trong đó có nhiều hội có nguy cơ bị mắt như lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Những chính sách của Nhà nước đã giúp phục hồi các giá trị truyền thống vốn có từ rất lâu đời trên mọi miền đất nước,

khoác lên làng quê Việt một bộ mặt mới thay thế bộ mặt ảm đạm trước đây

Sau đổi mới, cùng với sự phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà nước mở cửa và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nâng cấp các đô thị cũ, hình thành các đô thị mới

Đô thị có cuộc sống khác hẳn so với vùng nông thôn vì cơ sở kinh tế, hạ tẳng,

thành phần dân cư khác, do đó mà sở thích cũng như nhu cầu hưởng thụ cũng

khác Hội làng truyền thống mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, phục vụ cư dân của một công đồng làng Bởi thế mà

nhu cầu tắt yếu đòi hỏi lễ hội mới ra đời, đó là sự xuất hiện của những hiện

tượng văn hóa mới, trong đó có các festival là một ví dụ tiêu biểu

Bên cạnh công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước cũng tăng

cường mỡ rộng giao lưu văn hóa không chỉ giữa các vùng miễn trong nước

Trang 21

thôn Việc kết hợp các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, truyền thông đại chúng đa phương tiện đã tạo điều kiện du nhập những loại hình văn hóa

nước ngoài vào, trong đó có những lễ hội mang tính chất hiện đại như /Ê

Valemine, lễ hội Pháo hoa, lễ hội Hoa anh đào

Các lễ hội hiện đại cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình

thể hiện khác nhau, do đó, tùy vào từng điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư mà từng địa phương, từng tằng lớp dân cư tiếp nhận một loại

hình nhất định Có thể nói sự ra đời của loại hình lễ hội hiện đại là một tất

yếu, đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân cũng như nhằm hướng tới đa mục tiêu: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước và các cơ quan, tổ chức, đoàn thê

1.1.3 Cấu trúc của lễ hội hiện đại 1.1.3.1 Không gian

Nếu ở lễ hội truyền thống, không gian xã hội cụ thể là không gian làng xã, không gian thiêng là nơi diễn ra lễ hội (đình, đền, chùa, miếu nơi thờ thần) Những yếu tố này hoàn toàn thống nhất với toàn bộ hành động trong lễ hội truyền thống là hướng thần Còn đối với lễ hội hiện đại, đối tượng của nó không phải là thần linh, do đó mà cấu trúc không gian cũng có những khác biệt

Không gian xã hội của lễ hội hiện đại thường rất rộng lớn: về địa vực, đa số các lễ hội hiện đại có không gian xã hội ở phạm vi quốc gia, chí ít cũng có phạm vi tỉnh - thành phố Bởi lẽ, đa số các sự kiện xã hội được kỷ niệm là những sự kiện quan trọng nhất về phương diện chính trị, lịch sử, văn hóa hay

thể thao, có liên quan đến toàn thể các tầng lớp nhân dân đang sống trong xã hội đương thời Như một lẽ tự nhiên, con người sống ở bất cứ thời đại nào

cũng có nhu cầu “lý tưởng hóa” xã hội mà họ đang sống và họ có năng lực ấy

Trang 22

con người cụ thê), vì thế lễ hội để kỷ niệm tôn vinh các sự kiện xã hội hiện

đại trở thành như cầu thiết yếu của mọi người trong phạm vi quốc gia Khi một lễ hội được lặp đi lặp lại trong không - thời gian, nó trở thành một khuôn

mẫu văn hóa thì tác dụng của nó càng mạnh hơn: bằng hoạt động lễ hội con

người trong một xã hội có được một sự đồng cảm vẻ văn hóa, tức là họ có chung một biểu tượng và chịu sự chỉ phối của biểu tượng ấy

Ngoài ra, dưới sự tác động của truyền thông đại chúng mà những thông tin về các lễ hội hiện đại được lan truyền rộng rãi Người dân trong thời đại mới, dù là ở nơi xa xôi hẻo lánh nhất (miền núi, hải đảo, biên giới) cũng đều được biết những thông tin về lễ hội hiện đại qua những kênh truyền thông như báo chí, phát thanh, tuyên truyền - cô động và đặc biệt là vô tuyến truyền hình Quá trình tiếp nhận thông tin từ những kênh này đã góp phần không nhỏ

trong việc hình thành và củng cố tâm lý xã hội về những ngày lễ hội quốc gia

Không gian thiêng của lễ hội hiện đại không rõ nét hay nói cách khác,

hầu như là không có không gian thiêng trong các lễ hội hiện đại

Lễ hội hiện đại thường được tô chức tại quảng trường, sân vận động -

những thiết chế văn hóa mới - không phải là những không gian thiêng, chúng

có chức năng kinh tế, xã hội và chính trị khác, chỉ khi lễ hội hiện đại được tổ chức tại đây thì người ta mới có những trang trí đặc biệt và những quy định về

thế ứng xử dành riêng cho buổi lễ tại đó Bên cạnh đó, trong không gian diễn ra những nghỉ thức của lễ hội hiện đại, người ta sử dụng những phương pháp

Trang 23

thiết lập một sự phân biệt giữa những gì được coi là “thiêng liêng” đối lập với cái “tan tục° Tuy nhiên, dường như các phương pháp biểu trưng hiện đại chưa đủ năng lực và chưa kết thành một hệ thống chuyên dụng để có thể biến

không gian nghi lễ của lễ hội hiện đại trở thành không gian thiêng 1.1.3.2 Thời gian

Lễ hội hiện đại thường có ngày, tháng, năm tô chức rất cụ thể bởi

những sự kiện diễn ra trong lịch sử có những dấu mốc rất rõ ràng, được ghi chép lại một cách chính xác Vì thế khi tiến hành lễ hội để kỉ niệm sự kiện ấy,

người ta thường nêu rõ số tuổi của sự kiện ấy, như 60 năm ngày Quốc khánh

nước Việt Nam, 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Vì thế

trong ý thức của người Việt Nam đương đại, mỗi khi tổ chức lễ hội hiện đại

người ta lại tính tuổi của sự kiện được tôn vinh

Ý thức ấy về thời gian được gọi là ý thức thời gian tuyến tính Như vậy,

đối với lễ hội hiện đại, thời gian là thời gian tuyến tính, không phải là thời gian mang tính chu kỳ, quay vòng tròn, lặp lại Các lễ hội hiện đại không nhất

thiết phải diễn ra trong mùa thu hay mùa xuân, nó phụ thuộc vào lịch sử của

sự kiện ấy và quan trọng hơn, nó phụ thuộc vào việc Nhà nước có thể chế hóa cách thức kỷ niệm nó, tôn vinh nó hay không

Hơn nữa, trong lễ hội hiện đại, không có thời gian thiêng theo nghĩa huyền bí, bởi đối tượng của sự tôn vinh không phải là thần linh mà là sự kiện xã hội, tức chỉ có thời gian lịch sử Tuy nhiên, thời gian của lễ hội hiện đại trong tâm lý chung mới chỉ là khoảng thời gian rỗi đặc biệt, mới được bổ sung

vào ngân quỹ thời gian rỗi trong năm

1.1.3.3 Tâm lý

Ngày nay, chúng ta có thể thấy rất rõ hai quá trình biến đổi chính trong

Trang 24

hiệu liên quan đến sự kiện xã hội được tôn vinh Và lễ đài là một yếu tố đặc biệt trong không gian nghỉ lễ của lễ hội hiện đại Đây là nơi dé các vị lãnh đạo

cao nhất của quốc gia (hay tỉnh, thành phố) ra mắt trước đám đông và diễu

hành, duyệt binh Trong những năm gần đây, các lễ hội hiện đại có xu hướng tập trung toàn bộ các hành động vào đám đông công chúng chứ không tập

trung vào lễ đài nữa, vì thể lễ đài mắt dần chức năng chính của mình và nhiều lễ hội hiện đại đã không cần dùng tới lễ đài theo cách truyền thống nữa

Nghỉ vật - nghỉ trượng của lễ hội hiện đại không được phong phú bằng

lễ hội truyền thống, tính cách điệu và tính biểu trưng chưa mang tính biểu tượng cao Tuy nhiên, số lượng và sự sắp xếp số lượng ấy thành từng khối với một quy mô hoành tráng đã phần nào khắc phục được những thiếu hụt về chất của hệ thống nghỉ vật - nghỉ trượng hiện dai

Trang phục trong lễ hội hiện đại cũng chưa có được ngôn ngữ tượng

trưng, chưa trở thành tín hiệu đặc biệt cho lễ hội Có thế thấy, trang phục

hoành tráng, lộng lẫy nhưng vẫn mang hình ảnh đời thường nhiều Do đó, sự

ấn tượng không cao

Cờ, hoa, biểu ngữ, pa - nô, áp phích và bóng bay là những phương tiện chủ yếu để đánh dấu, trang trí, tô điểm cho không gian lễ hội hiện đại Theo

truyền thống phương Đông, màu đỏ là màu trang trí chủ đạo trong hội Tuy nhiên, hiệu quả của các phương tiện trang trí này lại phụ thuộc vào số lượng của chúng Phải có số lượng lớn đến mức, người dự hội cảm thấy được đi giữa rừng

hoa, rừng cờ thì chúng mới đủ sức tác động đến tâm lý lễ hội của mọi người

Ngày nay, người ta còn kết hợp với những phương tiện ánh sáng mới

(đèn màu các kiểu, đèn laser, đèn nén, đèn pha ) để “ching dén - kết hoa”

tạo nên sự lung linh, huyền ảo, hoành tráng - một không gian lễ hội rực rỡ sắc màu Điều quan trọng là sự phối trí sao cho các phương tiện trang trí này hài

Trang 25

1.1.4.5 Văn hóa phi vật thể

Trong lễ hội hiện đại, văn hóa phi vật thể được biêu hiện ở những yếu

tổ như: lễ khai mạc; đám rước, duyệt binh, điễu hành; sân khấu hóa; vui chơi,

ăn uống; lễ bề mạc

Sự trang nghiêm của lễ khai mạc được đặt trong mối quan hệ đối ngẫu

với sự vui vẻ, náo nhiệt và thậm chí quá khích của đám đông trước thời điểm

khai mạc Nhiều đạo diễn lễ hội hiện đại đã nhận thức đúng đặc điểm này nên

đã bố trí những tiết mục ca nhạc “bốc lửa” của những ca si pop, rock limg danh để khuấy động, kích thích sự náo nhiệt của đám đông trước giờ khai

mạc Hoạt động này thực sự có hiệu ứng nhất định, thu hút được đám đông

chú ý tới lễ hội và háo hức chờ đợi những nội dung sắp diễn ra

Đám rước trong lễ hội truyền thống hay hiện đại đều được coi trọng

như nhau - một thành

hội, bởi nó mang niềm hân hoan, phấn khích và những tình cảm tốt lành

“phân phối” cho mọi người Duyệt binh, diễu hành thường diễn ra ở những lễ

hội có quy mô lớn với lực lượng tham gia đông đảo, bao gồm đại

lược coi là xương sống trong cấu trúc văn hóa của lễ

cho

mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội

Điều đặc biệt và thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người tham dự lễ hội là phần sân khấu hóa Đây là thủ pháp được các nhà đạo diễn, biên kịch sử

dụng nhiều trong những năm gần đây nhằm diễn tả những mốc quan chính

của sự kiện được lễ hội tôn vinh Những sự kiện lịch sử, những hình tượng nhân vật anh hùng, quá trình hình thành phát triển của một vùng đất và con người đều được nghệ thuật hóa và tái hiện lại một cách sinh động,

Cũng như trong lễ hội truyền thống, ở lễ hội hiện đại, nhu cầu vui chơi

công công là rất lớn Bằng cách này, người ta giải tỏa được những bức xúc

Trang 26

Thông thường các lễ hội hiện đại không tổ chức lễ bế mạc, chỉ có những lễ hội thể thao, do cẳn có những tuyên đương thành tích, tổng kết quá

trình thi đấu và xếp hạng nên có tổ chức lễ bề mạc

Nét độc đáo của lễ bế mạc là màn trình diễn pháo hoa Dù ở xã hội nào

thì bắn pháo hoa cũng là sự tiêu dùng xa xỉ Chính vì thế nó gây ấn tượng mạnh cho tắt cả các giới, các lứa tuổi, các trình độ học vấn, các thành phần kinh tế Cũng do vậy mà pháo hoa là một phương tiện có thể tạo nên một cảm

giác, tình cảm xã hội chung: ngây ngắt, hân hoan, sảng khoái va vui vẻ 1.1.4 Tác động của lễ hội hiện đại

Các sự kiện trong hội không diễn ra đơn lẻ, nó liên quan đến hầu hết

các khía cạnh của cuộc sống con người, từ bình diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa hoặc môi trường Lễ hội diễn ra có tác động tới hẳu hết các mặt của đời sống xã hội và cá nhân của công đồng, bao gồm cả tác động mong muốn

(eơ hội) và tác động không mong muốn (thách thức) Nó có thể làm thay đổi

đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của công đồng diễn ra lễ hội trong thời gian nhất định hoặc lâu dài Những lễ hội có quy mô và tầm ảnh hưởng càng,

lớn thì những tác động sẽ có hệ quả xã hội càng lớn Những sự kiện chỉ diễn

ra trong một nhóm cơ sở của xã hội tác động trực tiếp của nó hầu như chỉ ảnh hưởng trong nhóm Việc nghiên cứu các tác động của lễ hội và sự kiện đến xã hội là cần thiết giúp các nhà tổ chức sự kiện có thể đưa ra những,

dự liệu cụ thể cho việc lập kế hoạch và dàn dựng, quản lý quá trình diễn ra

Trang 27

Phạm vi của

sự kiện Các cơ hội Những thách thức

văn hóa ~ Tái sinh những truyền thống Thao túng cộng đồng - Xây dựng niềm tự hào cộng đồng đồng Hình ảnh tiêu cực về cộng - Công nhận giá trị của một tổ chức cộng đồng - Hành vi xấu

- Gia tăng sự tham gia của công

dong - Lam dung tai sin - Giới thiệu ý tưởng mới và thử thách ~ Làm hư hỏng xã hội ~ Mở rộng triển vọng văn hóa ~ Đánh mắt sự hòa nhã

Tự nhiên — | Lợi ích cho môi trường Phá hủy môi trường

và môi Đưa ra những tắm gương tốt |Ô nhiễm

trường nhất

Gia tăng sự nhận thức về môi | Phá hủy di sản

trường

Kế thừa cơ sở hạ tầng Lam imi

Nâng cấp giao thông và liên lạc _ | Tắc nghẽn giao thông Sự biến đổi thành thị và khôi

phục

Chính trị Uy tin quốc tế Rủi ro của sự thất bại sự

kiện

Đánh bong tên tuổi Phân bổ sai ngân sách

“Thúc đây đầu tư Thiếu sự giải trình trách

nhiệm

Liên kết xã hội Tuyên truyền

Trang 28

Phạm vi của Các cơ hội Những thách thức sự kiện

Kéo dài thời gín nghỉ lại Đánh mắt tính chất xác thực

Sản lượng hàng hóa caohơn — | Phá hủy sự nỗi tiếng

Gia tăng thu nhập thuế Khai thác

Tạo công ăn việc làm Lam phat giá cả Chi phi co hôi

(Lược đồ của Hall năm 1989) [15, tr.24]

1.2 Lễ hội Hoa phượng đỏ trong bối cảnh văn hóa Hải Phòng 1.2.1 Giới thiệu về thành ph Hải Phòng

Hai Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông

giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biên Đông - cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng,

70 km Thành phố cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc Điểm cực Bắc của thành phố là xãLại Xuânthuộc huyện Thủy

Nguyên; cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh

Phong, huyện Vĩnh Bảo; và cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ,

Hải Phòng là thành phố cảng quan trong trung tâm công nghiệp lớn

nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế,

giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ,

Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân

cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam

Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử dia chat lâu dài và phức tạp Phần phía Bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía Nam thành

Trang 29

nghiêng ra biển Với đường bờ biển dài trên 125 km, ngoài khơi thuộc dia phân Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biễn, lớn nhất có đảo Cát

Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ; biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương

Hải Phòng được hình thành trên miễn đắt cổ, với nền tảng lịch sử văn

hóa - xã hội lâu đời Phần lớn vùng đất Hải Phòng ngày nay thuộc trấn Hải Duong và một phần thuộc trấn Quảng Yên xưa Trên đất Hải Phòng, các nhà khảo cô học đã phát hiện 4 di chỉ tiêu biểu xuyên suốt thời kì tiền sử, chứng minh sự có mặt liên tục của người Việt cô Trước hết là di chỉ Cái Bèo (huyện

Cát Hải) thuộc văn hóa tiền Hạ Long, cách nay 6.475 + 205 năm (các di chỉ

của văn hóa Hạ Long chủ yếu được tìm thấy ở Cát Bà) Di chỉ Tràng Kênh

(thị trấn Minh Đức, Thủy Nguyên) thuộc văn hóa Phùng Nguyên, cách nay 3.405 + 100 năm Di chỉ Việt Khê (Thủy Nguyên) và Núi Voi (An Lão) thuộc văn hóa Đông Sơn, cách nay 2.415 + 100 năm (các di chi này đều được giám

định phóng xạ Các-bon C' vào những năm 60 của thế kỷ XX)

Như vậy, cách đây hàng ngàn năm trên đất Hải Phòng đã có con người sinh sống Khi nhà nước Văn Lang ra đời, vùng đất Hải Phòng ngày nay, lúc

đó thuộc bộ Thang Tuyển - một trong 15 bộ của nước Văn Lang, cư dân đã

khá đông đúc Trong quá trình hình thành công đồng dân cư, Hải Phòng nỗi lên hai cuộc hội cư lớn: một thuộc thế kỷ thứ X (sau chiến thắng Bạch Đằng năm 93§) và một đầu thế kỷ XX (thời kỳ đô thị hóa)

Hải Phòng có nhiều công trình kiến trúc nỗi tiếng, như: tháp Tường

Long, chùa Vân Bản, đình Hàng Kênh, đình Kiền Bái, đình Cung Chúc, đình Đôn Lương, đình Gia Lộc, đền Nghè, miếu Cựu điện, chùa Dư Hàng, chùa

Trang 30

loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian phi vat thé, như: xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo) là quê hương của môn nghệ thuật múa rối nước và múa rối cạn (rối đèn, rối pháo), cũng là nơi có nghề điêu khắc, tạc tượng nỗi tiếng; Phục Lễ, Phả LỄ Thủy Nguyên) có hội xuân hát đúm; Đồ Sơn có hội chọi trâu; Tiên Lãng, Cát

Hải, An Dương có hội vật, đua thuyền

'Về khoa bảng, tính đến đầu thế kỷ XX, vùng đất Hải Phòng có gần 100 vị đỗ đại khoa Tiêu biểu là Lê Ích Mộc (Thủy Nguyên) - Trạng nguyên khoa

Nhâm Tuất (1502); Trần Tắt Văn (An Lão) - Trạng nguyên khoa Bính Tuất

(1526); Nguyễn Binh Khiêm (Vĩnh Bảo) - Trang nguyên khoa Ất Mũi (1535) Trạng trình Nguyễn Binh Khiêm (1491 - 1585) không chỉ là cây đại thụ của

nên văn học Việt Nam thế kỷ XVI, những tư tưởng của ông còn có sức ảnh

hưởng tới tận thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIIL

Hải Phòng có vị trí chiến lược quan trọng đối với việc bảo vệ độc lập và chủ quyền đân tộc Kẻ thù xâm lược nếu muốn tiến vào Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đều qua đường biển vào Hải Phòng và khi thất bại cũng

lấy Hải Phòng làm điểm rút cuối cùng Do vậy, trên đất này đã từng diễn ra những trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc, tiêu biểu là chiến thắng Bạch Đằng năm 938 chống quân xâm lược Nam Hán dưới sự lãnh đạo của người Anh hùng dân tộc Ngô Quyền và

năm 128§ chống quân xâm lược Nguyên - Mông do Tran Hưng Đạo chỉ huy Năm 1872, thực dân Pháp chiếm vùng đất Ninh Hải (thành phố Hải

Phòng ngày nay) Từ sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) cho đến năm 1888 có

thể được coi là thời kì đặt nền móng hình thành thành phố Hải Phòng Hải

cảng, nhà cửa, phố xá, công sở được xây dựng Đại diện của các hãng vận tải, hãng thương mại, các công ty tư bản lớn đã có mặt Tàu thuyền nước ngoài

Trang 31

nhập khẩu tăng rất nhanh Cơ sở hạ ting, thiết chế chính trị ban đầu cho một đô thị đã thành hình Do vậy, ngày 19/11/1887 tỉnh Hải Phòng được thành lập, gồm một số huyện (cơ bản như hiện nay) của tỉnh Hải Dương Tháng 7 năm 1888, thành phố Hải Phòng tách khỏi tỉnh Hải Phòng, tỉnh Hải Phòng đổi

thành Phù Liễn (sau là Kiến An) Vua Đồng Khánh đã ký Đạo dụ chính thức

chuyển Hà Nội, Sải Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng thành “nhượng địa” đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp

Công cuộc đô thị hóa Hải Phòng diễn ra mau chóng, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, dân số tăng nhanh, thành phố Hải Phòng cùng với các thành phố khác trong cả nước gia nhập vào thị trường thế giới, trở thành một

trung tâm thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải lớn, một địa bàn quân

sự trọng yếu Phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, qua hơn

20 năm thực hiện đổi mới, Hải Phòng trở thành một thành phố công nghiệp phát triển, đô thị loại Ï trung tâm cắp quốc gia; một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển - đảo, có vị

trí trọng yếu về kinh tế và quốc phòng - an ninh

Thành phố đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế và nội lực, đưa kinh tế

tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao; cơ cấu kinh tế đang có bước chuyển dịch tích cực, đúng hướng Một số ngành công nghiệp như: đóng tàu, sản xuất thép; dịch vụ vận tải, hàng hóa thông qua cảng phát triển nhanh Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là cơ sở hạ tằng đô thị và thu hút đầu

tư nước ngoài tăng lên đáng kể; thu ngân sách tăng nhanh, kinh tế hợp tác và

kinh tế tư nhân phát triển tốt, có hiệu quả

Được thành lập vào năm năm 1888, Hai Phòng là nơi có vị trí quan

trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng

Trang 32

Nam - Trung Quốc Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một

trong những đông lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Là Trung tim kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là I trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trong điểm Bắc Bô Hải Phòng có nhiều khu công nghiệ

lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam Hải

Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm

Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà

Nội Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ tư

thương mại lớn và trung tâm dich vu, du

lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam

1.2.2 Từ biểu tượng “Hoa phượng” đến Lễ hội Hoa phượng đỏ

1.2.2.1 Hoa phượng đỏ - từ thực thể sinh học thành biểu tượng của

thành phố Hải Phòng

Phượng đỏ hay còn gọi là phượng vĩ vốn là một thực thé sinh học và có tên gọi khác như: xoan tây, điệp tây; thuộc họ Fabaceae, là một loài thực vật

có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới Người Trung Quốc gọi

nó là: phượng hoàng mộc, kim hồng Tên thơng dụng trong Tiếng Anh là Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree Loài này có nguồn gốc từ Madagascar, người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miễn Tây Malagasy

Cây phượng có hoa nở thành chùm, cánh hoa lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc

thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với bốn cánh kia và lốm đốm màu trắng/ vàng hoặc cam/ vàng, cũng có khi là màu trắng/ đỏ Cây phượng có quả

Trang 33

cỡ hai ngón tay út và có thể ăn được Các lá phức có bề ngồi giống như lơng chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng Nó là loại lá phức lông chim kép: mỗi lá dài khoảng 30-50 cm và có từ 20-40 cặp lá chet thứ cấp hay lá chét

con Cây phượng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới nhưng cũng có sức chống chịu tốt trong điều kiện khô hạn và đắt mặn

Cây phượng có khả năng tái sinh hạt và chồi rất mạnh, có thể phát tiền tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là tuổi thọ của cây không cao: cây trồng trên đường phố chỉ khoảng 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nắm bắt đầu tắn công Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi

thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi

Tại Việt Nam, cây phượng được người Pháp đưa vào trồng khoảng

những năm cuối thế kỷ XIX tại các thành phố lớn như: Hai Phong, Da Ning, Sài Gòn Hiện nay, loài cây này được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền

‘Nam trén via hè, công viên, trường học

Tuy cây phượng được trồng ở rất nhiều nơi, nhưng với Hải Phòng, Hoa phượng được chọn làm biểu tượng của thành phố cảng Không phải lẽ tự nhiên mà thành phố Hải Phòng được gọi với cái tên gần gũi, thân thương -

Thành phố Hoa Phượng đỏ

Từ thời Pháp thuộc, Hải Phòng chỉ được gọi với cái tên "thành phố Cảng” Khi quân và dân ta tiếp quản Hải Phòng ngày 13/5/1955 đã gọi với cái tên là Thành Tô

Mùa hè năm 1970, vợ chồng nhà thơ Xi-mô-nốp (Liên Xô cũ) sang

Trang 34

quan Hải Phòng và ngành đường biển Cùng đi có Nhà thơ Huy Cận, các

Nhạc sỹ Phạm Tuyên, Hồ Bắc, Hoàng Vân và nhà thơ Hải Như Đi giữa thành phố Cảng rực rỡ hoa phượng đỏ trong những ngày cả nước cùng miễn

Nam đánh Mỹ, nhà thơ Hải Như đã dâng trào cảm xúc và viét bai tho “Thanh phố Hoa phượng đỏ Ông là người đầu tiên gọi Hải Phòng với danh xưng ấy

Nhưng phải đến khi Nhạc sỹ Lương Vĩnh phố nhạc cho bài thơ đó, ca sỹ lừng danh Trần Khánh hát vào cuối năm 1970 trên đài Tiếng nói Việt Nam, tên gọi ấy mới đi vào lòng người, được cả nước cùng gọi Dù cho rất nhiều địa phương đến tháng năm, đường phố đều rợp trời hoa phương đỏ, nhưng hễ nói đến hoa phượng đỏ, không ai không nghĩ ngay đến Hải Phòng

Hoa phượng vốn là một thực thể sinh học nhưng để trở thành biểu

tượng của thành phố Hải Phòng đều phải dựa trên những cơ sở cụ thể, được công nhận một cách toàn vẹn Việc chọn biểu tượng hoa cho thành phố rất

khó bởi loài hoa mang sứ mệnh biêu tượng phải là loài hoa dễ trồng, có mặt từ lâu đời trên mảnh đất Hải Phòng, thân thuộc và mang cốt cách tỉnh thần của người dân Hải Phòng Hoa phải có sắc màu đẹp, hương thơm, có giá trị

mang lại lợi ích nhiều mặt trong đời sống xã hội Mặt khác, hoa được chọn

làm biêu tượng phải có tính lịch sử trong các công trình kiến trúc, nghệ thuật

và văn chương Đặc biệt, hoa phải được nhiều người yêu thích và tôn vinh

Trước sự phát triển của văn hóa - xã hội, Hải Phòng muốn chọn một

loài hoa làm biểu tượng của thành phố; có những loài hoa được đề cử như:

hoa gạo, hoa tứ quý, hoa phượng đỏ, hoa trạng nguyên , mỗi loài hoa lại gắn

với một câu chuyện, có những ý nghĩa đặc biệt với mảnh đất Hải Phòng Vì

vậy, thật khó khăn để lựa chọn ra loài hoa nào có thể trở thành hình ảnh đại

Trang 35

Bang 1.3 So đồ quá trình chuyển biến Hoa phượng đồ

từ thực thể sinh học thành biểu tượng của thành phố Hải Phong

Trang 36

Thực hiện Kế hoạch số 06/KH-HĐND ngày 31/8/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố khoá

XIV, UBND thành phố Hải Phòng đã có Công văn số 6431/UBND - VX ngày 01/10/2012 giao Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch xây dựng Đề án về chọn loại hoa là Biểu trưng hoa của thành phố Hải Phòng UBND thành phố Hải

Phòng đã quyết định tổ chức một buổi bình chọn loài hoa biểu tượng của

thành phố Ban soạn thảo để án đưa ra và trưng cầu ý kiến của các cơ quan, ban, ngành liên quan và người dân; 15.000 phiếu thăm dò ý kiến được chuyên đi khắp nơi, kết quả là có tới 97% số phiếu chọn Hoa phượng đỏ làm biểu tượng hoa của thành phố [48, tr.20]

Cây phượng vĩ thích hợp và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt

đới, có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đắt mặn, đặc biệt có bộ rễ sâu,

bảo đảm không bị bật gốc khi gặp gió bão, cây có khả năng sinh trưởng và

phát triển trong điều kiện đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn Ngoài giá trị làm cây cảnh, phượng vĩ còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng mát trong

điều kiện nhiệt đới, có tán lá to, rộng, cành dài, nhỏ, dẻo mềm, nhẹ nhành tạo

ra tán lá và cho bóng mắt tự nhiên rất đa dạng Do đó, phượng vĩ luôn là được

ưu tiên phát triển ở Hải Phòng, tạo ra cầu nối giữa hệ sinh thái đô thị và hệ

sinh thái tự nhiên ven biễn, tăng thêm mỹ quan cho đô thị, góp phần làm cho

đô thị phát triển bền vững Đồng thời, loài cây này cũng mang đậm cốt cách

của người dân đất Cảng, bền bi, hiên ngang trước phong ba bão táp

Màu đỏ của hoa phượng tựa màu đỏ của con tìm, màu lửa cháy như

phong cách sống khát khao, cháy hết mình của người dân đất Cảng Đó cũng là màu của chiến thắng Màu đỏ là gam màu nóng, màu đỏ của hoa phượng tượng trưng cho cá tính, khí chất của những người dân miền biển quyết liệt, mạnh mẽ, can trường nhưng cũng mặn moi, nồng ấm yêu thương Những

Trang 37

đẹp ngọt ngào, nhẹ nhàng va dim thắm của người con gái Hải Phòng Năm cánh phượng tựa năm ngón tay trên một bàn tay tượng trưng cho tỉnh thần

đoàn kết của người Hải Phòng

Bông hoa phượng xòe rộng vươn ra tựa như những con tàu của thành

phố Cảng vươn mình ra biển lớn, tượng trưng cho khát khao vươn mình lớn dây của Hải Phòng; cho khát vọng vươn tới tầm cao trí thức; cho ý chí bền bi, sức trẻ, nghị lực và quyết tâm không mệt mỏi để có được thành công của

những con người "thành phố hướng mặt trời”

Màu xanh của lá phượng, màu của sự sống, màu của tốt tươi có hình giống đuôi chim phượng tượng trưng cho các hành tỉnh Kết hợp với màu đỏ

của hoa giống như ánh mặt trời tạo nên một vũ trụ Cảnh lá phượng mỏng

manh khi đung đưa trước gió giống như những bàn tay vẫy gọi, mời chào mọi người đến với Hải Phòng, nó tượng trưng cho long mén khách của người dân Hải Phòng Rễ phượng lớn lan rộng ôm lấy lòng đắt tượng trưng cho tình thần dân tộc, lòng yêu quê hương đắt nước, dù đi xa nhưng vẫn luôn hướng về quê

hương của người dân đất biển Thân phượng mọc nghiêng tựa người thiếu nữ đang nằm ngủ mơ màng nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp đầm thắm, ngọt ngào

Nối các điểm rộng nhất của hoa phượng lại với nhau ta được một hình

tròn Hình tròn trong văn hóa Việt Nam, là biểu tượng của sự vẹn tròn, sự

trường tồn bất diệt; tượng trưng cho bầu trời, vũ trụ Sự vận động theo vòng

tròn là một sự kết nối hồn hảo, khơng biển đổi, không có sự khởi đầu, không

có kết thúc, không biến dạng; tất cả những cái đó làm cho nó có đặc trưng của thời gian Hình tròn gắn với truyền thống của người dân Việt, gắn với sự tích về hoa phượng với mâm xôi gắc biểu trưng cho khát vọng sống, trí tuệ, tỉnh

thần quả cảm, lòng nhân nghĩa và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của

người Việt Nam Vòng tròn kết hợp với màu đỏ của hoa phượng giống như

Trang 38

Như vậy, có thể thấy rằng, biểu tượng hoa phượng đỏ kết tỉnh trong đó

những giá trị của văn hóa Việt

Sự xuất hiện của cây phượng gắn liền với sự ra đời tên gọi “Hải

Phòng”, mùa hoa phượng nở đúng vào ngày giải phóng thành phố (13/5/1955) như một sự gợi nhớ về những năm tháng hào hùng, oanh liệt của quê hương

khiến con người càng thêm tự hào về những chặng đường phát triển của một

thành phố “trung dũng - quyết thắng”

Hải Phòng không phải là nơi duy nhất trồng hoa phượng, nhưng đây lại

là nơi tích tụ nhiều phượng đẹp nhất cả nước, là thành phố duy nhất trên thế

giới mang cái tên giản dị, thân thương “Thành phố Hoa phượng đỏ” Chính

loài hoa này đã làm nên dấu ấn của thành phố Đó cũng là lí do người Hải

Phòng mượn hoa phượng để nói nên cốt cách, tỉnh thẳn, sức vươn mạnh mẽ

và niềm tin yêu của người dân thành phố

1.2.2.2 Ý tưởng tổ chức Lễ hội Hoa phượng đỏ

Việt Nam hiện có hàng trăm lễ hội lớn, kết hợp giữa truyền thống và

hiện đại, trải dài từ trung du miền núi phía Bắc, xuống tận đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây, Đông Nam Bộ, được tô chức thành công, gây được tiếng vang, cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng Đầu năm có Lễ hội “về nguồn”

của 3 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình; Lễ hội trên mây của Sa-Pa, Lào Cai; Lễ hội Chùa Hương; Lễ hội Đền Hùng; Lễ hội Gióng; Hội Lim; Lễ hội cúng

biển Trà Vinh; Lễ hội Nghinh Ông Tiền Giang; Lễ hội cầu mưa Long An; Lễ

thượng điền Cần Thơ; Lễ hội

Việt Nam có các lễ hội lớn, mang tim cỡ quốc gia, được tơ chức quy mơ, hồnh tráng, thu hút một lượng không lồ du khách quốc tế vào Việt Nam, đó là: Carnaval Hạ Long, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng và Festival Huế

Đà Lạt, Festval chè Thái Nguyên

miéu Bà chúa xứ An Giang Gần đây nhất,

'estival hoa

“Trong bồi cảnh cả nước “bùng nô” về lễ hội du lịch thì Hải Phòng hàng

Trang 39

cầu làng Kim (xã Kim Sơn, huyện Kiến Thụy) mồng 6 tháng Giêng; Lễ hội đua thuyền rồng trên biển Đồ Sơn; Lễ hội làng cá Cát Bà 1⁄4; Chương trình liên hoan du lịch “Đồ Sơn biển gọi” được tổ chức thường niên vào dịp 1/5, trong đó

duy nhất chỉ có Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được xác định là lễ hội cấp quốc gia

Theo ông Nguyễn Anh Tuân - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng, vào dip 30/4, 1/5 của năm 201 1, du khách đến Hải Phòng tăng gấp rưỡi so với năm trước: lễ hội làng cá Cát Bà 1⁄4 thu hút khoảng 40.000 lượt khách, Liên hoan du lịch “Đồ Sơn biển gọi” diễn ra trong 3 ngày 30/4, 1-2/5 ước thu hút 430.000 lượt khách, tăng 7,3% so với năm 2010,

Nhưng cũng như mọi năm, du khách cũng chỉ đến “Ò ạt” trong mấy ngày nghỉ lễ, cho thấy dù đã nỗ lực rất cao, du lịch Hải Phòng vẫn chưa có sự bứt phá “xứng tầm” Trước thực trạng đó, những người gắn bó, tâm huyết với ngành

du lịch đã mạnh dạn đề xuất một ý tưởng mới, giúp ngành du lịch Hải Phòng

m năng vối

phát triển xứng đáng với có Đồ là ý tưởng, hàng năm, thành

phố tô chức một lễ hội mang tên loài hoa từ lâu gắn liền với thành phố Hải

Phòng: Lễ hội Hoa phượng dỏ

Khi ý tưởng này được đưa ra, Nhà báo, Nhà thơ Hải Như - tác giả của bài thơ “7hành phố Hoa phượng đỏ”, được Nhạc sỹ Lương Vĩnh phổ nhạc thành bài hát “Thành phố hoa phượng đỏ” xúc động chia sẻ: Bao nhiêu năm

qua, dù không sinh sống ở Hải Phòng, nhưng đối với nhà thơ, Hải Phòng

được coi là quê hương thứ hai sau Nam Định, nơi ông đã sinh ra Ong luôn giành cho Hải Phòng một tình yêu sâu lắng Và hoa phượng là loài hoa tượng

trưng cho mối lương duyên của ông với Hải Phòng, cũng là nguồn cảm hứng đạt đào, vô tận trong nhiều sáng tác của ông viết vẻ thành phó Nhà thơ Hải Như cũng nhấn mạnh, tô chức lễ hội Hoa phượng cho Hải Phòng là một ý

Trang 40

cả những ai gắn bó, dành tình yêu sâu sắc cho Hải Phòng Bởi từ lâu, hoa phượng vỹ là một biểu tượng của thành phố Hải Phòng

Mặc dù xa Hải Phòng đã lâu, trong ký ức nhà thơ vẫn nhớ hình ảnh hàng phượng đẹp nhất, rực rỡ nhất mang tính biểu tượng của thành phố, cũng là những cây phượng cổ thụ đầu tiên, được trồng gần khu vực quảng trường Nhà hát lớn thành phố và Quán hoa Hải Phòng Đường 5 cũ chạy từ Quán

TToan về trung tâm thành phố với vô vàn cây phượng, nở hoa bạt ngàn, đồng

loạt vào mỗi độ tháng 5 đã trở thành hình ảnh quen thuộc, làm xao xuyến lòng người Ngoài bài thơ “Thành phố Hoa phượng đỏ” sáng tác năm 1970 tặng riêng cho Hải Phòng, đã được Nhạc sỹ Lương Vĩnh phổ nhạc, nhà thơ Hải

Như còn có một bài thơ khác rất hay viết về Hải Phòng năm 1980 mang tên

“Thành phố không có hồng hơn ”, năm 1982 được Nhạc sỹ Hoàng Đạm phổ

nhạc Chính nhà thơ cũng không ngờ, 4 câu thơ trong bài thơ của mình vô tình trở thành một gợi ý, một ý tưởng, đầy sáng tạo mà 30 năm sau, ngành du lịch Hai Phòng ấp ủ, thực hiện: “Có phải mang ngày hội trong lòng - thành phố đánh môi son? ”

Được hỏi về ý tưởng tổ chức Lễ hội Hoa phượng đỏ, ông Nguyễn Anh Tuân chia sẻ: “Hoa phượng là cái tên thơ mộng đi theo thành phố suốt 40 năm qua Hình ảnh hoa phượng đã di vào thơ ca, nhạc họa, ăn sâu vào tâm

thức của mọi thế hệ người dân Hải Phòng Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng tổ

chức Lễ hội Hoa phượng Đó là một ý tưởng hay, độc đáo, sáng tạo, nằm trong dự tính, kế hoạch lâu dài của sở Văn hỏa - Thể thao và Du lịch Hải

"Phòng ” Theo ông Tuân, muốn tổ chức thành công lễ hội này, ngoài các đơn vị

trực thuộc ngành du lịch, cần có sự vào cuộc, tham gia, chung tay góp sức của cả

cộng đồng, gồm các nhà chức trách, các nhà nghiên cứu văn hóa, các sở, ban,

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:09