Luận văn Sưu tập “Bản thảo” của chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1945-1954) tại Bảo tàng Hồ Chí Minh trình bày tổng quan Bảo tàng Hồ Chí Minh và sưu tập “Bản thảo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1945-1954). Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập “Bản thảo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh( giai đoạn 1945-1954). Khẳng định vai trò vị trí của sưu tập “Bản thảo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1945-1954) đối với toàn bộ hoạt động tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu kiện toàn cho bộ sưu tập.
Trang 1BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỞNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
DO THI THU HANG
SUU TAP BAN THAO CUA CHU TICH HO CHi MINH ( GIAI DOAN 1945-
1954) TAI BAO TANG HO CHi MINH,
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Huệ
HÀ NỘI, 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày .thẳng năm 2015
Đỗ Thị Thu Hằng.
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
‘Chuong 1: TONG QUAN BAO TANG HO CHi MINH VA SUU TAP BAN THAO CUA CHU TICH
1.1.1 Quá trình xây dựng và hoạt động của Bảo tầng Hỗ Chí Minh 4
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh 17
1.1.3 Nội dung hệ thống trưng bày và kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh 20
1.2.2 Quá trình nghiên cứu thu thập những bản thảo thuộc sư tập 31
Chương 2: NHỮNG GIA TRI TIEU BIEU SUU TAP “BAO THẢO” CỦA CHỦ TỊCH HÒ CHÍ
2.1.1 Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và tư tưởng Hỗ C'
2.1.2 Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng va Đảng cộng sản Viét Nam 48
2.1.3 Nguồn sử liệu quý giá góp phần làm sáng tỏ một giai đoạn lich sử Việt Nam 50
2.1.4 Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu tỉnh hình thế giới những năm 1945-1954 và nhân dân
thể giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 57
2.2.1 Thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hỗ Chí Minh về văn hóa xã hội 58
2.2.2 Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nan
6
3.2.3 Những nét văn hóa trong ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Hỗ Chí Minh 66
Trang 4Chương 3: VAI AO CUA CHU TICH HO CHi MINH GIAI DOAN 1945-
1954 ĐÓI VỚI NHỮNG HOẠT DONG CUA BAO TANG HO CHi MINH VA MOT SO VAN DE
1945-1954 đối với hoạt
3.1 Vai trò của sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hỗ Chí Minh giai di
động khoa học của Bảo tàng Hồ Chí Minh 74
3.1.1 Vị trí sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hỗ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 trong hệ thông các
3.1.2 Vai trò sưu tập bản thảo của Chủ Chủ tịch Hỗ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 trong các hoạt
3.2 Những vấn đề đặt ra đối với sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-
3.2.1 Thực trạng công tác nghiên cứu quản lý sưu tập 83
3.2.2 Tăng cường công tác nghiên cứu kiện toàn, giám định những bản thảo thuộc sưu tap 85
Trang 5DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT
BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thé thao, Du lich
Trang 6DANH MUC CAC BANG BIEU
2 Bang 1.2: Phan loai theo kỹ thuật tạo ra bản thảo và dấu vết bút - 40
tích của Người
Trang 7MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất Người đã đề lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta một di sản văn hóa tỉnh thần quý báu: Đó là Tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn sáng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Di sản quý báu ấy chủ yếu đã được công bố trong các bộ sách Hồ Chí Minh Tiểu sử, Hồ Chí Minh Toàn tập, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử và nhiều sách báo khác Sưu tập *Bản thảo” hiện lưu trữ tại kho cơ sở Bảo
tàng Hồ Chí Minh là một sưu tập tài liệu quý hiếm vừa có giá trị nguyên gốc, vừa có giá trị phục vụ cho việc đối chiếu, so sách và nghiên cứu bổ sung chỉnh lý và công bố những tư liệu mới bổ sung cho việc nghiên cứu về tư tưởng và cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch
di sản tư tưởng - văn hoá về Người
Sưu tập bản thảo là sưu tập có giá trị nguyên gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ý nghĩa
về nhiều mặt còn đang lưu giữ trong các kho bảo quản hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh Sưu tập “Bản thảo” là một phần quan trọng trong hệ thống hiện vật và các sưu tập hiện vật ở kho cơ
Sưu tập “Bản
iện Chỉ thị số 23 - CT/TƯ, ngày 27 - 3 - 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên
sở của Bảo tàng Hỗ Chí Minh đang được bảo vệ và bảo quản ở mức độ tốt nh
thảo” là một khối tài liệu quan trọng nhằm thiết thực phục vụ cho việc thực
truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới và việc thực hiện thắng lợi cuộc vận động Học tập và làm theo tắm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc
Trang 8làm hết sức quan trọng và cần thiết
Sưu tập “Bản Thảo” là sưu tập những bài viết, bài báo, bài nói chuyện, bài trả lời phỏng,
vấn, thư, điện trong nước và nước ngoài của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm 1547 bản Để
phủ hợp với yêu cầu của luận văn và khả năng nghiên cứu của mình, chúng tôi xin giới hạn phạm vi đề tài từ 1945-1954, với số tài liệu hiện vật gồm 275 bản thảo Đây là giai đoạn đất nước mới giành được chính quyền, chưa có nhiều thời gian để tổ chức và cùng cố lực lượng của mình, nhân dân ta đã phải đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn, phức tạp, vận mệnh
của đất nước đang trong thời kỳ “Ngàn cân treo sợi tóc” Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận một trách nhiệm nặng nề trước nhân dân: “Phận sự tôi như một người cầm lái phải chèo chống thế nào để đưa chiếc thuyền Tổ quốc vượt khỏi những cơn sóng gió, mà an toàn đi đến bờ bến hạnh phúc của nhân dân” (22, tr.51] Như vậy có thể thấy sưu tập “Bản thảo” ở giai đoạn này cũng là một trong những sưu tập chứa những nội dung giá trị sâu sắc cần được nghiên cứu và phân tích làm rõ dưới góc độ văn hóa học
Từ nhận thức vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài “Sưw đập “Bản thảo” của chú tịch Hồ Chí
Minh (giai đoạn 1945-1954) tại Bảo tàng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước
Thời gian vừa qua, nhất là từ sau Đại hội lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động và đặt vấn đề phải đây mạnh việc nghiên cứu, học tập trong toàn Đảng, toàn quân và toàn đân về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước theo con đường mà Người đã chỉ ra, đi tới thắng lợi hoàn toàn Công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt ra một cách rộng rãi, có sự quan tâm, đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước Trong đó có13 đẻ tài nghiên cứu cấp Nhà nước (KX.02) về Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được triển khai Đó là các đề tài: Tư tưởng Hỗ Chí
và con đường cách mạng Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hị
Trang 9do dai
15 tập; Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử tái bản lần thứ hai, gồm 10 tập, xuất bản từ 2006 đến , vì dân v.v Bộ sách _ Hồ Chí Minh Toàn tập được tái bản lần thứ ba, năm 2011, gồm
nay, bổ sung hàng trăm tài liệu, sự kiện; Hồ Chí Minh Tiểu sử, do Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh xuất bản năm 2006, gồm 758 trang, gần gấp 3 lần số trang xuất bản lần thứ 7, năm
1987 Bên cạnh đó, các tập kỷ yếu các hội thảo khoa học về Chủ tịch Hỗ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương và quê hương đối với Người và hàng ngàn xuất bản phẩm khác ở khắp nơi trên đất nước, trên tắt cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa đã tập hợp và
đủ hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thiệu nhiều tư liệu của Chủ tịch Hồ Cl
và nghiên cứu một cách cụ thề trong các công trình đã công bố
2.2 Tình hình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài rất đa dạng và phong phú về thể loại, đương nhiên có nhiều cách tiếp cận ở các quan điểm khác nhau về Hồ Chi Minh Đến nay, đã có hàng trăm tác phẩm và các công trình nghiên cứu, hàng ngàn bài báo của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, triết học, tâm lý học viết về Hồ Chí Minh Trong đó có những tác phẩm đi sâu nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh như: Hồ Chí Minh (1890-1969) của Philippe Devilers; Hé Chi Minh ciia Jean Lacouture,
xuất bản năm 1966; Hồ Chí Minh tiểu sử của Charles Fenn, xuất bản năm 1973; Đồng chí Hồ
Trang 10Chi Minh của E Côbêlép, Hà Nội, Nhà xuất bản Thanh niên, 1985; Hồ Chí Minh ở Trung Quốc của Hoàng Tranh, Nhà xuất bản Sao Mới (Trung Quốc) xuất bản năm 1987; Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923) của Thu Trang, Hà Nội, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, 1989; Hồ Chí Minh một cuộc đời của William J.Duiker (tiếng Anh), xuất bản năm 2000; Hồ Chí Minh - Những năm tháng lưu lạc của Sophie Quinn Juolge, xuất bản tại Anh năm 2003
'Cùng với những tác phẩm nêu trên, các cuộc Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hỗ Chí Minh nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của Người (19-5-1890 ~ 19-5-1990) được tổ chức tại
Hà Nội và sau đó tô chức tại Ấn Độ; Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ XX” được tô chức tháng 9 năm 2000 tại Hà Nội đã hội tụ nhiều nhà Hồ Chí Minh học trên thể giới và các bài nghiên cứu về Người được trình bày tại Hội thảo được đánh giá cao
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viết về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều rất công phu, đánh giá cao công lao, đóng góp to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng trên thế giới, trong đó có nhiều tư liệu mới, do các tác giả khai thác sưu tầm được nhiễu tài liệu mới ở các kho lưu trữ ở Liên bang Nga, Pháp, Anh, Hồng Kông, Đài Loan Nhưng trên thực tế do còn có nhiều cách khác nhau
về quan điểm, cách tiếp cận tải liệu, hiện vật cũng khác nhau , đặc biệt là cách sit dung tai liệu còn nặng tính một chiều, chưa qua hệ thống phân tích và đánh giá nên tuy tài liệu quý nhưng cách đánh giá lại chưa hoàn toàn khách quan và quan điểm lịch sử chưa rõ ràng, nặng tính suy diễn Trước tình hình đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có kế hoạch sưu tằm tài liệu về Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại một số nước trên và đã sưu tầm được một khối lượng tài liệu khá lớn trong đó
có cả các bản thảo lần đầu tiên được đưa về kho cơ sở Bảo tàng _ Hồ Chí Minh Những tài liệu hiện vật đó đã được Bảo tàng Hỗ Chí Minh cho phép nghiên cứu và công bố qua các triển lãm, các bài viết trên thông tin tư liệu và ở một số Hội thảo khoa học
Tuy vậy, cho tới thời điểm này trong các bài viết các công trình nghiên cứu đã công bố trên đây của các tác giả nước ngoài vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về giá trị lịch
sử, văn hóa về sưu tập “Bản thảo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 tại bảo tàng
Hồ Chí Minh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 113⁄1 Mục đích nghiên cứu
~ Nghiên cứu không gian, bối cảnh lịch sử xã hội giai đoạn 1945- 1954, vai trò của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc và sự ra đời của bản thảo thuộc sưu tập
~ Nghiên cứu hệ thống hóa và giá trị lịch sử, văn hóa sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hỗ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 ở Bảo tàng Hồ Chí Minh
~ Nghiên cứu khẳng định vai trò vị trí của sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 đối với toàn bộ hoạt động của Bảo tảng Hồ Chí Minh đồng thời đặt ra
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu kiện toàn cho sưu tập
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu khảo sát hỗ sơ tư liệu ghi chép về nội dung giá trị của những bản thảo thuộc sưu tập Chủ tịch Hỗ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 và hệ thống số sách quản lý chúng trong bảo tầng
~ Nghiên cứu, khảo sát, thống kê toàn bộ những bản thảo thuộc sưu tập giai đoạn 1945-
1954 trong hệ thống kho cơ sở của bảo tàng và đồng thời tiến hành hệ thống hóa, phân loại chúng nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài
~ Tiếp cận trực tiếp nội dung những bản thảo thuộc sưu tập và tiến hành lựu chọn, đánh giá các giá trị của sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh Mặt khác tiến hành nghiên cứu tham khảo những bài viết những công trình và những sách báo khác đã đề cập đến nội dung và các chủ đề của sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
~ Tập hợp tài liệu sưu tập đẻ đánh giá vẻ thực trạng công tác phát huy giá trị sưu tập của chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cho sưu tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 12Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-
1954 đang được lưu giữ, bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Hỗ Chí Minh Các bản thảo thuộc sưu tập gồm 274 bản thảo của Chủ tị
4.2 Phim vỉ nghiÊn cou
Sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Ngoài ra điều kiện cho phép, tác giả có thể khảo sát thêm ở kho cơ sở của Khu Di tích
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và một số cơ quan lưu trữ khác để biết rõ thêm về bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở giai đoạn này
5 Phương pháp nghiên cứu
Van dung phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, kết thừa và phát huy giá trị của văn hóa
Áp dụng các phương pháp liên ngành: văn hóa học, sử học, văn bản học và lưu trữ học, bảo tầng học, ngôn ngữ học
VỀ phương pháp cụ thể, áp dụng các phương pháp sau : Phương pháp khảo sát và miêu
tả, phương pháp thống kê và phân loại, phương pháp so sánh và đối chiếu Ngoài ra Luận văn còn áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn giải và quy nạp Phương pháp chuyên gia
để lựa chọn thu thập những ý kiến nhận xét và đánh giá của các nhà khoa học nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
6 Đồng góp của luận văn
~ Luận văn là một công trình đầu tiên nghiên cứu nguồn gốc sự ra đời những bảo thảo
thuộc sưu tập bản thảo Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 và thống kê phân loại chúng
~ Luận văn là một công trình nghiên cứu và giới thiệu những giá trị lịch sử văn hóa của Sưu tập bản thảo Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Trang 13~ Luận văn là tài liệu quan trọng góp phần khăng định vai trò của sưu tập này nhằm phục
vụ cho công tác phát huy giá trị của sưu tập dưới góc độ văn hóa học, bảo tảng học tại Bao tang
Hồ Chí Minh
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan Bảo tàng Hồ Chí Minh và sưu tập “Bán thảo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1945-1954)
Chương 2: Những giá trị tiêu biểu của sưu tập “Bản thảo” của Chủ tịch Hồ Chí .Minh( giai đoạn 1945-1954)
Chương 3: Vai trò sưu tập “Bản thảo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1945-
1954) đối với hoạt động tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra
Trang 14Chương 1 TONG QUAN BAO TANG HO CHi MINH VA SUU TAP BAN THAO CUA CHỦ TỊCH
HO CHi MINH (GIAL DOAN 1945-1954)
1.1 Khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh
1.1.1 Quá trình xây dựng và hoạt động của Bảo tàng HỒ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc loại hình Bảo tàng lưu niệm danh nhân, là một trong những, bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam Với 40 năm hoạt động và phát triển, Bảo tàng Hồ Chí Minh là
công trình văn hóa chính trị trong quần thể di tích văn hóa lịch sử đặc biệt của Thủ đô Hà Nội và
cả nước cùng với Lăng Bác, Quảng trường Ba Đình, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Bảo tàng ghi lại những dấu tích đậm nét về Hồ Chí Minh — Lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân nhân văn hóa kiệt xuất Người tạo ra một thời đại mới thời đại Hồ Chí Minh va dé lai dấu ấn đặc biệt trong thế kỷ XX Trên con đường hội nhập và phát triển bền vững, hành trang và điểm tựa của dân tộc ta bước vào thế kỷ XXI cùng với những tiềm năng, sức mạnh tiềm tàng là tư tưởng, tắm gương Hồ Chí Minh - những giá trị văn hóa kiệt xuất của thời đại những bài học lớn và chân-thiện-mỹ được ân chứa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh — bông sen trắng giữa lòng Thủ đô nghìn năm văn hiển
Trong mỗi trái tìm của người dân đắt Việt, ngày 2-9-1969 là ngày đau thương vô hạn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh — Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc và công nhân quốc tế qua đời Với niềm tiếc thương vô hạn, thể
theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc Việt Nam, Bộ chính tri Ban Chip hành Trung ương Đảng đã quyết định xây dựng Lăng và Bảo tàng về Người
Ngày 25/11/1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Quyết định số
206 ~ NQ/TW thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Ban có nhiệm vụ:
**Xây dựng ngay kế hoạch toàn diện về Viện Bảo tảng Hồ Chí Minh dé B6 Chính trị và Chính phủ xét duyêt, bảo quản tốt khu lưu niệm, các di tích và hiện vật lưu niệm của Chủ tịch Hỗ Chí
tại Phủ Chủ tịch” Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian đó là lưu giữ và bảo
quản tốt khu di tích Phủ Chủ tịch, tập trung sưu tầm, kiểm kê, bảo quản những tài liệu hiện vật gắn bó với cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh Để thực hiện nhiệm vụ này Ban phụ trách đã
Trang 15chủ động phối hợp với nhiều cơ quan khoa học ở Trung ương và địa phương tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về tư tưởng và sự nghiệp của Người
Ngày 12/9/1977, đồng chi Lé Duan, Tổng Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ký Nghị quyết số 04- NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh:
“Để tỏ lòng biết ơn và đời đời ghỉ nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để ra sức học
tập tư tưởng, đạo đức, và tác phong của Người, quyết tâm thực hiện Di chúc của Người, đảo tạo
con người mới, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người” Năm 1978, nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh đã
được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn Ngày 15/10/1979 Chính phủ ban hành Nghị định số 375/CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Viện Bảo tàng “Là trung tâm nghiên cứu những tư
liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền giáo dục quần chúng
về sự nghiệp tư tưởng đạo đức, tác phong của Người thông qua các tư liệu, hiện vật và di tích
đó”
Ngày 17/9/1979, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 238/QÐ “Phê chuẩn thiết kế Bảo tàng,
Hồ Chí Minh” trong đó xác định phương châm xây dựng báo tàng "hiện đại = dân tộc — trang nghiêm
— giản dị”, đảm bảo mồi quan hệ giữa nội dung, mỹ thuật, kiến trúc, kỹ thuật của một công trình bảo
tảng hiện đại
Ngày 30/10/1982, Bộ chính trị ra quyết định số 14-QĐ/TW về xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó xác định thời gian khởi công là năm 1985 và năm 1990 đưa công trình vào hoạt động nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong quyết định,
Bộ chính trị đã phân công đồng chí Trường Chinh, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước trực tiếp chỉ đạo nội dung tư tưởng của bảo tàng Đồng chí Đỗ Mười Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hồi đồng Bộ trưởng phụ trách xây dựng công trình Sau quyết định nảy, không khí làm việc của cơ quan vô cùng khẩn trương Không khí này được lan truyền trong cả nước, từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao xa xôi đều hướng về Thủ đô muốn đem công sức, của cải và trí tuệ của mình góp phần vào việc xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Trang 16Ngày 31/8/1985, lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể Ngày 27/9/1989, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết số 91 ~ QÐ - TW chuyển 'Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Viện Mác — Lênin, bảo tàng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
quan trọng là đảm bảo tiến độ công việc để khánh thành đúng ngày đã định
Với tình cảm và quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc Việt Nam, ngày 19/5/1990, ding dip ky niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình mở cửa đón đồng bảo trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan bảo tàng, kết thúc 20 năm chuẩn bị
và xây dựng Bảo tàng như Bông sen trắng thanh tao, tỉnh khiết, bình dị giữa mảnh đắt Ba Đình lịch sử, là một dấu ấn vĩnh hằng của sự trí ân và tình cảm lớn lao của dân tộc Việt Nam và bạn
bè quốc tế giành cho Người anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Với diện tích 13000m*, Bảo tàng Hồ Chí Minh được chia thành các khu vực chức năng,
đó là
‘Tang ham là khu vực đặt các thiết bị kỹ thuật và kho của bảo tàng
Tầng 1 có hội trường lớn chứa hơn 350 chỗ ngồi, sảnh chính rộng 500m2 giành cho các
„ Tài vụ, Bảo
hoạt động công cộng, nơi làm việc của Ban giám đốc và các phòng Hành chí
vệ, Quản trị
“Tầng 2 là khu vực triển lãm rộng 600m, thư viện, kho sách rộng 400m2, hội trường nhỏ
và khu vực làm việc của cán bộ Phòng Giáo dục
Tầng 3 là kho tư liệu và là nơi làm việc của các phòng chức năng thuộc khối nghiệp vụ bảo tàng và khu triển lãm chuyên đề
‘Ting 4 với hơn 4000mỶ dùng toàn bộ cho việc trưng bày thường xuyên
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đáp ứng được các công năng của một bảo tàng hiện đại, đáp
ứng yêu cầu, bảo vệ, bảo quản các tải liệu hiện vật gốc, tạo điều kiện làm tốt chức năng tuyên
truyền giáo dục khoa học, phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước và là nơi tổ chức các
hoạt động công cộng phù hợp với thiết kế của công trình Bảo tàng.
Trang 17Bảo tàng Hồ Chí Minh là một thiết chế văn hóa đặc biệt, một trung tâm nghiên cứu, giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong những ngày đầu thành lập, cán bộ ít, đặc biệt là cán bộ chuyên môn chưa có, thiếu kinh nghiệm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuyên môn bảo tảng Song từng bước cơ quan đã tuyển chọn, đảo tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất chính trị tốt, đáp ứng được nhiệm vụ Qua thực tiễn công việc, lại được các bậc lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được các cơ quan Trung ương và địa phương, đặc biệt là các
bảo tảng, các cơ quan khoa học tận tình giúp đỡ Đến nay số cán bộ, nhân viên bảo tàng đã lên đến hơn 160 người, được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau, đã thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của bảo tàng, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh
* Chức năng
Bao tàng Hồ Chí Minh là một thiết chế văn hóa đặc thù trải qua 45 năm xây dựng và phát triển đã ngày càng trưởng thành, có tầm ảnh hưởng trong nước và quốc tế Bảo tàng đã chứng minh, khẳng định vị thế của một cơ quan văn hóa lớn với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
và giáo dục khoa học vẻ cuộc đời sự nghiệp cách mạng, tư tưởng, đạo đức tác phong của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh với các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế
Quyết định số 472/QĐ- BVHTTDL ngày 3 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
thể thao và du lịch quy định chức năng cụ thể như sau:
Bao tang Hd Chi Minh là đơn vị sự nghiệp văn hóa có thụ, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể
Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng cấp quốc gia, có con dấu, tài khoản riêng theo quy
định của pháp luật, trụ sở tại thành phố Hà Nội
~ Chức năng nghiên cứu khoa học
Trang 18Là chức năng cơ bản, quan trọng nhất, là tiền đề, cơ sở cho mọi hoạt động của bảo tàng Đề thực hiện chức năng này, Bảo tầng Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác nghiên cứu lịch sir thé
giới, lich sử Việt Nam, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, nghiên cứu thế giới thế kỷ XX, nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp của Người, nghiên cứu toàn bộ di sản văn hóa Hồ Chí Minh được lưu giữ bảo quản trong bảo tảng, nghiên cứu các khối tài liệu hình ảnh có liên quan ở tài liệu, các việc nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu hiện vật, sưu tập hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhằm phát hiện những thông tin về lịch sử, văn hóa Cán bộ bảo tàng tiến hành nghiên cứu các tài liệu hiện vật gốc nhằm giải mã những thông tin hàm chứa trong hiện vật, xác định không gian,
thời gian, giá trị ý nghĩa của hiện vật Từ những kết quả đó ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của bảo tàng như trưng bày giới thiệu, nghiên cứu khai thác và công bố, cùng với những hoạt động liên ngành khác ở trong và ngoài Bảo tang
~ Chức năng giáo dục khoa học
Giáo dục là chức năng quan trọng với mỗi bảo tàng Khi đến Bảo tàng Hồ Chí Minh thông qua hệ thống trưng bày triển lăm và các thao tác nghiệp vụ khác, công chúng sẽ được trực
về cuộc đời và sự nghiệp cách
tiếp nghiên cứu và tiếp thu những thông tin dé nâng cao hiểu
mạng của Chủ tịch Hỗ Chí Minh một cách sinh động trực tiếp và khách quan nhất
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia vào công tác giáo dục, góp phần hình thành nhân cách con người, đồng thời làm phong phú thêm cuộc sống tỉnh thần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ giá trị văn hóa, nâng cao dân trí
Bảo tàng tổ chức các hình thức hướng dẫn tham quan trao đồi tọa đảm, đồng thời, giới thiệu về bảo tàng thông qua báo chí, phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động nghiệp
Trang 19Tiến hành các biện pháp đề ngăn chặn, phòng ngừa những yếu tố của môi trường tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến sự tồn tại âu dài của tả liệu hiện vật
Trong nhiều năm qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã cung cấp hàng ngàn tài liệu, hiện vật, phim, ảnh cho các đơn vị, cá nhân các nhà nghiên cứu, các đẻ tài, nghiên cứu khoa học cấp nha
nước, cấp Bộ về Hồ Chí Minh,có những đóng góp quan trọng cho một số bộ phim về Đảng về Bác Hồ tổ chức hàng trăm cuộc triển lãm về Người ở Hà Nội, ở các địa phương và hải đảo
~ Chức năng tư liệu hóa tải liệu hiện vật
'Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi nghiên cứu, thu thập và lựa chọn những tài liệu hiện vật gốc
có giá trị bảo tàng, liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sau khi sưu tầm về, cán bộ bảo tàng tiến hànhđầy đủ nghiêm túc các bước khoa học đối với
từng tài liệu hiện vật nhằm đảm bảo các hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý cho hiện vật nhằm giữ
gin lau đài, phục vụ cho công tác nghiên cứu và giáo dục
Trong quá trình nghiên cứu, thu thập và lựa chon tải liệu, hiện vật, các cán bộ bảo tảng
u sắc, toàn diện những sự kiện, hiện tượng có liên quan đến tải liệu hiện vật Từ
nghiên cứu
đó tiến hành xây dựng các bộ sưu tập hiện vật có giá trị khoa học lâu dài và phục vụ cho công
tác nghiên cứu về Hồ Chí Minh với các lĩnh vực khác
* Nhiệm vụ
Cùng với việc thực hiện các chức năng xã hội của mình, Bảo tầng Hỗ Chí Minh còn thực
¿n các nhiệm vụ cụ thê sau:
Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh và liên quan đến Người
Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu, hiện vật về cuộc đời,
sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hướng dẫn, phục vụ nhân dân trong nước và khách nước ngoài tham quan, nghiên cứu tại Bảo tàng; thực hiện các hình thức tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các tài liệu, hiện vật bảo ting,
Trang 20Nghiên cứu, ứng dụng tin bộ khoa học công nghệ vào hoạt động của bảo tàng
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các bảo tàng, di tích lưu niệm và các trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nước và quốc tế theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch
hoặc yêu cầu của địa phương, đơn vị
Tiếp nhận các tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các tổ chức và cá nhân trao tặng,
Biên soạn, chỉnh lý đính chính xuất bản và tô chức công bó tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
và các ấn phẩm khác theo quy định của Đảng và Nhà nước
“Thực hiện việc điều chuyển tải liệu, hiện vật theo quy định; cung cấp bản sao tài liệu,
hiện vật theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo qui định của pháp luật
Tổ chức các hoạt động văn hóa, các hoạt động tưởng niệm, các hoạt động khoa học va hoạt động dich vy phi hợp với chức năng nhiệm vụ chung của bảo tầng
Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vả quy
định của pháp luật
Tổ chức hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật
1.1.3 Nội dung hệ thống trưng bày và kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh
1.1.3.1 Nội dụng hệ thống trưng bày
Tác gid Lisa Roberts trong cuốn Cẩm nang bảo tàng đã nhận định: “Trưng bảy là một
hoạt động mang tính chất tuyên truyền trong một trạng thái rất tự nhiên của hiện vật Quá trình dàn dựng hiện vật là khâu sản xuất cuối cùng và được hiểu theo cách thông thường thì đó là một
sự trình bày về những gì mà hiện vật đó có thể diễn đạt được” [6, tr.306]
Trưng bày là hình thức công bố thông tin cơ bản của mọi bảo tảng Các tài liệu hiện vật
trên phần trưng bày bảo tàng chính là ngôn ngữ truyền tải thông tin, là công cụ, là phương tiện
đặc biệt giúp cho việc thực hiện chức năng nghiên cứu giáo dục của bảo tàng Chất lượng trưng bày có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục là khâu công tác
Trang 21
cuối cùng tiếp sau khâu công tác trưng bày, kế thừa và phát huy kết quả của khâu công tác trưng bày trước đó Do đó trưng bày được tổ chức khoa học, thâm mỹ, cung cắp thông tin đầy đủ sẽ là điều kiện, tiền đề hết sức thuận lợi cho công tác giáo dục làm tốt nhiệm vụ của mình
Trung bay được coi là ngôn ngữ đặc trưng của bảo tàng Nhờ có hệ thống trưng bày, công chúng được tiếp cận với tài liệu hiện vật bảo tàng một cách trực tiếp, hệ thống logic dễ dàng hơn
“Trên cơ sở hiện vật được trưng bày logic, các bảo tàng có điều kiện thực hiện tốt công tác giáo dục
Với gần 2.000 tài liêu, hiện vật được lựa chọn và hệ thống hóa cao, nội dung trưng bày
Bảo tảng Hồ Chí Minh phản ánh một cách hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam
và thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến ngày nay Nội dung trưng bày gồm 3 phần chính:
1- Phần 1 trưng bày về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quá trình hoạt
động cách mạng đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người
2 - Phần 2 trưng bày về quá trình chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Nam thực
Việt Nam, danh nhân văn hóa kiệt xuất
Nội dung cơ bản của các phần trưng bày, cụ thể như sau:
Trang 22A Phan trung bày tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quá trình hoạt động cách mạng đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người còn được goi là “sự nghiệp của con người vĩ đại” Đây là nội dung chính, gồm 8 chủ đề:
Chủ đề I: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước đầu hoạt động yêu
nước và cách mạng (1890-1911) Nội dung chính của chủ đề này nêu lên đặc điểm của thời kỳ lịch sử từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên
Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chủ nghĩa Mác- Lênin, chân lý của thời đại (1911-1920) Chủ đề này giới thiệu hành trình tìm đường cứu nước và những hoạt động thực
tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ để 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920- 1924)
Chủ để này giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Đảng Cộng sản Pháp và
đứng lên chống kẻ thủ chung, tự giải phóng theo tư tưởng của Lênin
Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924- 1930) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tô chức nhằm sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam
Chủ đề 5: Chủ tich Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và cách mạng tháng Tám, sáng lập Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam châu Á (1930-1945) Chủ để này giới thiệu hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam và ti day gian khổ: Vụ án Hương Cảng năm 1930-1931 và nhà tù Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây Trung Quốc năm 1942-1943
Trang 23Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng xây dựng và củng cố chính quyền non trẻ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân
Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954)
Chủ đề 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo công cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc đấu tranh nước nhằm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (1954-1969)
Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ để này giới thiệu Đảng Cộng sản Việt Nam là người kế tục trung thành và xuất sắc
sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thành sự
nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm biến những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành hiện thực
'B Phần trưng bày về quá trình, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam nhằm thực hiện đường lối giải phóng dân tộc và xây dựng đắt nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hỗ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập Phần này còn được gọi là “Mảnh đất Việt Nam”, nội dung của phần trưng bay này khái quát về những giai đoạn chính của cách mạng Việt Nam
.C Phần trưng bày về các sự kiện chính của lịch sử thế giới có ảnh hưởng tới cuộc đời và hoạt
động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam Phần này còn có tên gọi là “sự biến đổi của thế giớ” phần này được trưng bảy bằng các không gian tương đối độc lập tương ứng với mỗi không gian là mỗi chuyên đề Mỗi chuyên đẻ lại có ý tưởng nội dung và giải pháp thể hiện riêng gợi mở và sáng tao 8 gian chuyên đẻ của phần trưng bày thứ 3 này được thẻ hiện một cách khái quát, mang tính triết lý cao, về những vấn đề cơ bản của tình hình thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến ngày nay, sử dụng hợp lý và đa dạng các thiết bị kỹ thuật hiện đại, màu sắc, ánh sáng giúp cho khách tham quan thấy được một cách khái quát quá trình đấu tranh gian khổ, anh dũng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hỗ Chí Minh trong bói cảnh tình hình thế giới luôn diễn biến phức tạp, vận hội và thách thức đan xen nhau, qua đó làm nỗi bật những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với dân tộc và thời đại
1.1.3.2 Hệ thống kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trang 24Một trong những cơ sở vật chất quan trong quyết định sự sống còn của bảo tàng là hiện vật gốc Kho cơ sở là nơi chứa đựng, bảo quản toàn bộ hiện vật gốc, là sở sở vật chất quan trọng quyết
định mọi hoạt động của mọi bảo tảng
'Do đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh được hình thành trước khi bảo tàng chính thức ra đời Mặc dù đến năm 1977 mới có quyết định thành lập bảo tàng nhưng hệ thông kho cơ sở của bảo tàng đã được hình thành từ ngay khi Chủ tịch Hồ Chí Minh
qua đời (2/9/1969) nhằm lưu giữ, bảo quản tại chỗ khối tài liệu, hiện vật, phim ảnh liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh Đây cũng là một điểm khác của Bảo tàng hồ Chí Minh Và cũng từ đặc điểm này dẫn đến một số nét đặc thù riêng trong công tác phân loại, bảo quản và quản lý tài liệu, hiện vật trong kho
Với diện tích tổng thế là 1200mỶ, toàn bộ hệ thống kho cơ sở bảo quản hiện vật là một công trình khép kín, là một khu vực riêng biệt cách ly với các khu vực khác của công trình bảo tàng Ngoài các gian kho lưu giữ bảo quản tải liệu, hiện vật còn có các phòng như phòng tiếp khách đến nghiên cứu khai thác tài liệu hiện vật, phòng tiếp nhận hiện vật mới sưu tầm, phòng khử trùng, phòng hồ sơ, phòng máy và còn có 07 phòng làm việc phục vụ trực tiếp các công việc nghiệp vụ
Những sưu tập tài liệu, hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh hầu hết là hiện vật gốc có xuất sứ rõ ràng và được phân loại theo chất liệu để đảm bảo (gồm I1 chất liệu) và được bảo
quản trong 09 kho như sau:
~ Kho bảo quản tải liệu chữ viết (giấy)
~ Kho bảo quản hiện vật là đỗ Diệt
~ Kho bảo quản các hiện vật là đồ kim loại.
Trang 25~ Kho bảo quản đồ Mộc
~ Kho bảo quản đồ gốm, sảnh, sứ
~ Kho bảo quản tác phẩm nghệ thuật
~ Kho bảo quản phim ảnh
Toàn bộ khu vực bảo quản hiện vật có hệ thống điện riêng, hệ thống điều hòa riêng và được trang bị hệ thống phòng chống cháy, chống đột nhập Trong mỗi kho, tài liệu hiện vật được sắp xếp và bảo quản trong từng tủ chuyên dụng, ngăn hoặc giá kệ chuyên dụng Kho có hệ thống thông gió, điều hòa nhiệt độ, máy đo nhiệt độ và hệ thống chiếu ánh sáng đạt tiêu chuẩn Việt Nam Đặc biệt các kho như kho chất liệu vải, giấy, gốm sứ, thủy tỉnh đã được bảo quản trong các hộp phi a-xít Hàng ngày (cả thứ 7 và chủ nhậu) đều có cán bộ vào kho theo dõi nhiệt
độ và độ ẩm Trang thiết bị bảo quản và môi trường bảo quản tài liệu hiện vật tương đối phù hop đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hiện có Mỗi hiện vật hoặc một sưu tập hiện vật đều gắn liền với một sự kiện lịch sử nhất đỉnh Theo bản “Quy định về hiện vật kho và thành phần hiện vật trong kho Bảo tàng Hồ Chí Minh” được phân thành 3 khối sau:
~ Khối hiện vật gốc, gồm các hiện vật trực tiếp liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh như văn bản, tài liệu, thư, điện do Chủ tịch Hỗ Chí Minh dự thảo, các tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã xem và để lại bút tích, các đỏ dùng hàng ngày, các ng
nhà, các tặng phẩm trong và ngoài nước tặng, các phim ảnh ghỉ lại hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các băng ghi âm tiếng
nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
~ Khối tài liệu không phải là gốc nhưng có giá trị về mặt so sánh, đối chiếu Đó là những bản sao tài liệu, hiện vật, phim ảnh liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và một dạng hiện vật đồng thời với hiện vật gốc của Chủ tịch _ Hồ Chí Minh cũng được lưu giữ trong kho cơ sở Bảo tảng Hồ Chí Minh
~ Khối hiện vật, tài liệu trung gian Đó là các tài liệu khoa học phụ như các sơ đồ, biểu
đồ, bản thống kê và các tài liệu liên quan khác, các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác phục vụ theo yêu cầu của công tác trưng bày, triển lãm ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Trang 26Ngoài ra, trong kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh còn có một số hiện vật, tài liệu, phim ảnh liên quan đến các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng Số tải liệu, hiện vật này được phận loại bảo quản và quản lý riêng
Tất cả các hiện vật, tài liệu, phim ảnh đang được lưu giữ trong kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí
khoa học (ghi chép, vào số kiểm kê, đánh số, lên hộ chiếu khoa học) đến khâu bảo quản đều
¡nh đều đã qua khâu xử lý về mặt nghiệp vụ đảm bảo cơ sở pháp lý: từ khâu làm hỗ sơ
được thực hiện một cách nghiêm túc Việc quản lý các tải liệu, hiện vật được tiến hành theo quy định chung của Nhà nước và đúng nguyên tắc bảo tảng học
Ngoài việc triển khai các khâu công tác nghiệm vụ của mình, kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí
Minh còn đáp ứng kịp thời và có hiệu quả công tác nghiên cứu tải liệu hiện vật và phục vụ công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tuyên tuyển giáo dục ngày càng đầy đủ hơn
về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.2 Tổng quan sưu tập “Bản thảo” Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 1.2.1 Bồi cảnh lich sử xã hội và sự ra đời của những bản thảo thuộc sưu tập
1.2.1.1 Khái niệm bản thảo, sưu tập bản thảo
* Khái niệm bản thảo
“Trong cuốn từ điển bách khoa Việt Nam khái niệm bản thảo được diễn giải như sau:
'Bản thảo là bản viết tay hay đánh máy một công trình, một tác phẩm đã được soát lại để chuẩn bị đưa in Bản thảo viết lần đầu gọi là sơ thảo hoặc phác thảo hoặc bản thảo lần đầu Bản thảo được in và công bố thì không gọi là bản thảo nữa Cá biệt là công trình đã
in và công bố mà vẫn gọi là bản thảo thậm chí gọi rõ là bản thảo lần thứ nhất, bản thảo lần thứ hai Tác giả muốn nói với người đọc rằng công trình đó còn đang được tiếp tục nghiên cứu, chưa được xem là hoàn chỉnh, còn ở dạng Bản thảo Trong di sản văn học Việt Nam, có một số bộ phận không nhỏ các bản chép tay, chưa in, cũng gọi là bản thảo
“Thư viện quốc gia các nước đều có lưu trữ bản thảo những tác phẩm đã in của các nhà
văn, nhà thơ, để làm tài liệu nghiên cứu [23,t.135]
Trang 27Theo ý nghĩa đơn giản nhất của khái niệm, bản thảo chính là viết tay của tác giả Là nguồn thông tin đầu tiên của mỗi bài viết hoặc của mỗi tác phẩm Nội dung này bao gồm cả những bản chép tay do tác giả đọc cho người khác ghỉ hay các bản thảo đánh máy hay trên máy
vi tính
Mỗi bài viết hãy mỗi tác phẩm có thể có nhiều bản thảo khác nhau do có sự sửa chữa, bô sung nhiều lần của tác giả Đôi khi bản thảo còn được gọi là dự thảo là bản nháp, để tranh thủ ý kiến của những cá nhân hãy những cơ quan chuyên môn trước khi được tập hợp thành bản chính
iết hãy những tác phẩm nào đó
thức Do vậy sẽ xuất hiện một sưu tập bản thảo cho những b:
Khái niệm suau tập hiện vật bảo tàng
Công tác xây dựng sưu tập hiện vật là một trong những hoạt động thường xuyên mang tính khoa học và là hoạt động khoa học đặc trưng của mỗi bảo tàng Tuy nhiên, không phải tất cả hiện
vật bảo tàng đều được hệ thống hóa đưa vào sưu tập, mà các bảo tàng đều phải nghiên cứu, lựa
chọn, phân loại chúng dựa trên cơ sở những tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật của mình để thực hiện
Sưu tập hiện vật là “vốn quý” là tài sản văn hóa đặc trưng của từng bảo tàng, là sự biểu hiện nét riêng biệt cũng như sự phong phú và giá trị đích thực của từng bảo tàng, Sưu tập hiện vật trong bảo tàng có vai trò rất quan trọng tạo nên vị thế xã hội của bảo tàng trong hiện tại và tương lai
Để hiểu rõ khái niệm “Sưu tập hiện vật bảo tàng” trước tiên cần tiếp cận thuật ngữ sưu tập là gì?
Trong các bộ Bách khoa toàn thư của các nước Anh, Pháp, Nga
khái niệm “Sưu tap”
về ngôn ngữ đều bắt nguồn tir tiéng La Tinh la Collection, tiéng Phap la Collection, tiếng Anh
la Collection va tiéng Nga la Kolecxia
Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) nêu định nghĩa về sưu tập như sau: “Sưu tập là sự
tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật (cùng loại hoặc được liên kết bởi nét chung của chủ
để)” (Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) tập XX Tr433)
Trang 28Khái niệm sưu tập hiện vật được giải thích trong điều 9 của Luật di sản văn hóa như sau:
Sưu tập là một tập hợp các dĩ vật, cỗ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể,
được thu thập gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung vẻ hình thức, nội dung
và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội” [24, tr.13]
Theo nội dung của khái niệm trên chúng ta thấy đối tượng lựa chọn để xây dựng sưu tập không chỉ là những di sản văn hóa vật thể như di vật, cỗ vật, bảo vật quốc gia mà còn cản
di sản văn hóa phi vật thể đã được tư liệu hóa và vật thể hóa (ghi âm, chữ viết, hình ảnh) để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục phô biến tri thức lịch sử văn hóa, khoa học hoặc nghệ thuật cho mọi tầng lớp công chúng đến tham quan, nghiên cứu, học tập tại
bảo tảng Từ đây, sưu tập trong bảo tảng được khẳng định và là phương tiện thông tin có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng xã hội của bảo tảng, bởi vì nó cung cắp thông tin gốc tập trung, nhanh, chính xác và phong phú thông qua công tác nghiên cứu khoa học và các hoạt động nghiệp vụ của Bảo tảng
Khái niệm vẻ Sưu tập bản thảo
“Thông qua phần nghiên cứu trình bày một số khái niệm và nội hàm của y, đối với sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh có thể hiểu là:
úng trên
à sự tập hợp những bản thảo của Chủ tịch Hô Chí Minh giai đoạn 1945-1954 trên cơ
sở những dấu hiệu chung về hình thức, chất liệu, nội dung, có tầm quan trọng và có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học và được bảo tàng Hỗ Chí Minh sắp xếp, nghiên cứu có hệ thống thành
sưu tập, phục vụ cho các chức năng, nhiệm vu ctia minh”
1.2.1.2 Bồi cảnh lịch sử xã hội Việt Nam 1945-1954 và vai trò của Chủ tịch Hỗ Chí Minh đối với giai đoạn lịch sử đặc biệt này
‘Thang 8/1945 chién tranh thế giới lần thứ hai bước vào giao đoạn kết thúc, phát xít Đức - Ý- Nhật đầu hàng đồng minh và Hồng quân Liên Xô Thời cơ cho công cuộc giải phóng đánh đuổi xâm lược và lật đỗ chế độ phong kiến đã đến
Từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Công sản Đông Dương họp tại Tân Trảo (Tuyên Quang) nhận định cơ hội cho nhân dân Việt Nam giành quyền độc lập
Trang 29đã tới, những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muỗi Hội nghị quyết định
tiến hành Tổng khởi nghĩa, kịp thời lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào đã thông qua Mười chính sách lớn
của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ, chọn bài Tiến quân ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch
Ngày sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giử thư kêu gọi đồng bào cả nước : “Giở quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” Từ ngày 19/8 đến ngày 25/8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam đã đồng loạt vùng dậy tiến hành cuộc Tông khởi nghĩa giành độc lập xây dựng chính quyển cách mạng trên phạm vỉ cả nước
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hỏa lại phải đương đầu với những khó khăn chồng chất Đó là nền kinh tế - tài chính bị kiệt qué; thiên tai, nạn đói, dịch bệnh liên tiếp đe doa đời sống của nhân dân; các thế lực đế quốc phản động trong và ngoài nước
cấu kết với nhau mưu đồ thủ tiêu chính quyền cách mạng nhằm nô dịch dân tộc ta một lần nữa Chính quyền cách mạng non trẻ lúc này đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn, một cuộc chiến không cân sức đề bảo vệ nên độc lập của đất nước Do vậy, bên cạnh việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài thì vai trò của người đứng đầu đất nước là hết sức quan trọng
'Vậy là, trong 16 tháng (từ 9/1945 đến tháng 12/1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung giải quyết những yêu cầu cấp bách như chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Với sự mẫn tiệp và nhậy bén sáng tạo Người đã làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của thù trong giặc ngoài, giữ
vững chính quyền cách mạng, tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến chống thực dân pháp thực hiện đồng thời cả 3 nhiệm vụ quan trọng là chống giặc đói, diệt giặc dốt, hạn chế và đây lùi giặc ngoại xâm Đồng thời tranh thủ triệt dé thời gian hòa bình để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng bằng tiến hành tổng tuyển cử (6/1/1946) và Ban hành hiến pháp đầu tiên (1946) và tổ chức bộ máy hành chính từ Chính phủ Trung ương đến làng xã
Cùng với những hoạt động đối nội khân trương đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ và rất linh hoạt, quyết đoán trong các hoạt động đối ngoại như hòa với Tưởng để chống Pháp ở
Trang 30
miền Nam, rồi hòa với Pháp bằng Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 để đuổi quân Tưởng về nước rí tạm thời thỏa hiệp với các đảng phái đối lập để thực hiện đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng Lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ khác nhằm phá thế bảo vây của địch tăng cường và tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân ta
Tuy hết sức nỗ lực, nhưng với tầm nhìn chiến lược của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn không ảo tưởng về những âm mưu của kẻ thù và khẳng định cuộc đối đầu giữa ta và thực dân Pháp nhất định sẽ nỗ ra Người dẫn đầu đoàn đại biểu Chính Phủ sang thăm chính thức Công hòa Pháp vừa để giải thích và tuyên tuyén cho chính sách độc lập hòa bình để chuẩn bị lực lượng bằng tạm ước 14/9/1946 Người chỉ thị cho các cấp phải chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống xâm lược bằng xây dựng quân đội chính quy, củng cố hậu phương tích trữ lương thực và đặc biệt là xây dựng đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện, trường kỳ gian khổ nhưng nhất định thắng lợi
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổi
trên phạm vi cả nước Người cùng Trung ương Đảng trở về chiến khu Việt Bắc đẻ lãnh đạo cuộc khang chién cl
lúc phải giải quyết hàng loạt vấn đề vừa khó khăn vừa phức tạp lại vừa cần kíp Như chỉ đạo
ig xâm lược Với cương vị là người đứng đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một
cuộc kháng chiến chống quân Pháp, tiếp tục tăng cường các hoạt động đối ngoại, xây dựng chính quyền kháng chiến tăng cường và củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đời sống mới trong vùng giải phóng và hậu phương kháng chiến đến việc chăm lo cho đồng bao tan cu, kêu gọi phá hoại để kháng chiến, kêu gọi nhân sĩ trí thức, chăm sóc thương binh Rồi đến việc
mở các chiến dịch trên các chiến trường Từ tình thế ““Ngàn cân treo sợi tóc” đến thực tế “Trăm công ngàn việc” có thể nói đây là thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc không biết mệt mỏi không có ngày đêm và tắt cả chỉ có công việc và công việc Người có mặt trên các hội nghị
Người tiếp xúc với các chính khách, trao đổi kế hoạch với các tướng lĩnh, thăm hỏi đồng bảo chiến sĩ, theo dõi tin tức, trả lời phỏng vấn, giải thích đường lối chính sách, động viên các tầng lớp nhân dân Đây chính là bối cảnh lịch sử để ra đời những bản thảo thuộc sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ 1945-1954 hiện đang được lưu giữ tại kho cơ sở của Bảo tảng
Hồ Chí Minh
Trang 31
1.2.1.3 Sự ra đời của những bản thảo thuộc sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giải đoạn 1945 - 1954
Sự ra đời của các bản thảo trong sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 gắn liền với quá trình hoạt động lãnh đạo của Đảng, Nhà nước chỉ đạo công cuộc
có sự sửa chữa của Người
'Các bản thảo ở giai đoạn này còn bao gồm cả một số bài báo cáo có những bút tích của Người và được sử dụng làm tư liệu cho những bài viết khác Về nội dung của các bản thảo giai
đoạn này khá đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, cuộc đấu tranh chống,
thực đân xâm lược, xây dựng cuộc sống mới
1.2.2 Quá trình nghiên cứu thu thập những bản tháo thuộc su tập
1.2.2.1 Mục đích nghiên cứu thu thập
Có thể nói quá trình nghiên cứu sưu tằm, xác minh và hệ thống sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hỗ Chí Minh giai đoạn 1945 - 1954 được chia thành 2 thời kỳ chính phù hợp với kế hoạch sưu tầm chung của Bảo tàng _ Hồ Chí Minh (Khi đó gọi là Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh)
~ Thời kỳ thứ nhất từ 1970 - 1990, với mục tiêu là sưu tằm xác minh lựa chọn tài liệu hiện vật đề phục vụ cho công tác chuẩn bị trưng bày Bảo tàng Hỗ Chí Minh Đối với khối bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung và khối bản thảo giai đoạn từ 1945 - 1954 nói riêng chủ yếu được
ưu giữ tại Văn phòng Phủ Chủ tịch và Văn phòng Trung ương Đảng Lực lượng tham gia vào công việc này chủ yếu là các cán bộ thuộc Văn phòng Phủ Chủ tịch và một số cán bộ của Bộ Công an
Trang 32(lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ Hỗ Chủ tịch khi Người còn sống) với phương châm là: Vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm
Với sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Cục Bảo tồn, Bảo tàng đứng đầu la GS Lam Bình
“Tường và các đồng chí ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Quân đội cùng tham gia chỉ đạo
về nghiệp vụ, công việc chủ yếu của thời gian này là phân loại, vào số ghỉ chép thống kê và đánh số các tài liệu hiện vật chủ yếu là các bản thảo và tài liệu bút tích Nhưng cũng phải thừa nhận rằng lực lượng tham gia công việc này chưa được trang bị kiến thức, nghiệp vụ, chưa có kinh nghiệm
nên song song với việc thống kê và bảo quản kịp thời khối tài liệu hiện vật của Bác thì cũng để lại
một số khó khăn lớn cho công tác nghiên cứu xác minh sau này Đó là ý thống kê mà chưa có ý thức giữ nguyên hệ thống sưu tập của tài liệu Ví dụ: một tài liệu có nhiều bản thảo và một bản thảo lại được nhân thành nhiều bản để xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo, khi hệ thống và
chi cl
thống kê không giữ nguyên như cũ của sưu tập đó mà cứ thống kê theo số lượng trên đầu tài liệu một cách thuần túy, gây cho công tác xác minh phân loại và xây dựng sưu tập rất khó khăn Sau này trong thời kỳ sau năm 1973 Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh có tổ chức 2 đợt
sưu tầm lớn;
Đợt 1: Tập trung vào các cơ quan lưu trữ, các Bộ, ngành ở Trung ương và một số Bảo
tang Quốc gia với hai mục tiêu rõ ràng là thống kê những tài liệu hiện có tại các cơ quan đơn vị trên và tiến hành sưu tằm nếu được sự ủng hộ và đồng ý chuyển giao tài liệu hiện vật của các cơ
quan đó đang lưu trữ Kết quả đợt này đã thu thập chủ yếu là phim ảnh và một số hiện
tài liệu bản thảo thu được rất ít
Đợt 2: Tổ chức đi một số địa phương chính từ Nghệ An - Hà Tĩnh trở ra tập trung vào
những địa phương mà Bác từng đến thăm và làm việc khi Người còn sống Với hơn 10 tinh
thành mà các đoàn sưu tầm đã đến, kết quả chủ yếu là thu thập được quà tặng và một số hiện vật thể khối có liên quan, còn tài liệu chỉ có ảnh và báo, tạp chí, các dạng bản thảo hầu như
không có
Sau năm 1975 miền Nam được giải phóng, đắt nước thống nhất Bảo tàng Hồ Chí Minh bắt đầu tổ chức công tác sưu tầm đối với các tỉnh miền Nam (từ năm 1978) Kết quả chủ yếu thu thập được là sách báo viết vé ct
tịch Hồ Chí Minh và một số kỷ vật còn giữ lại được Ở giai đoạn này.
Trang 33có một sự kiện rất quan trọng có liên quan đến khối sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đó là năm 1986, Ban Bí thư TW Đảng có chỉ thị tập trung tắt cả các tài liệu về Bác Hồ đưa về Van phòng Trung ương Đảng để thực hiện việc nghiên cứu và công bố theo quy định Bảo tàng
Hồ Chí Minh thực hiện chỉ thị này và đã bàn giao một khối lượng khá lớn các tài liệu về Chủ tịch
Hồ Chí Minh về Văn phòng Trung ương Đảng trong đó bao gồm cả các bản thảo đã được thong
kê và kể cả các tài liệu chưa được thống kê Do vậy, đến nay việc tô chức nghiên cứu xác minh hệ thống khối lượng tài liệu đã giao về Văn phòng Trung ương Đảng là một công việc cần được tiếp tục của Bảo tàng Hồ Chí Minh
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VỊ (1986) thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, mọi mặt hoạt động của xã hội đều có những đổi mới và tích cực hơn Nhưng đây cũng là thời điểm Bảo tàng Hồ Chí Minh được cl
giao lưu trong nước và quốc tế Bảo tàng Hồ Chí Minh kêu gọi các tập thể cá nhân ở trong và ngoài nước đóng góp cho Bảo tàng Hồ Chí Minh các tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh
và các tài liệu hiện có liên quan khác Một số kết quả rất đáng ghi nhận đó là chỉ riêng năm
1990 Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiếp nhận được 3231 hiện vật tài liệu, trong đó có một số những tai liệu hiện vật quí hiểm được các cá nhân và các tổ chức lưu giữ đã trao ting cho bảo tàng
Tiếp sau đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức liên tục các đợt sưu tầm riêng lẻ và phối hợp
với các cơ quan don vị khác đi đến các nước Liên Xô (cũ), Pháp, Anh, Thái Lan, đặc biệt tranh thủ tình hình biến động ở Liên Xô, kho lưu trữ của Quốc tế Cộng sản mở cửa, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã cùng một số cơ quan khác bằng các kênh quan hệ khác nhau để tiến hành sưu tằm khối tài liệu quan trọng này Theo con số thống kê số tài liệu, hiện vật sưu tầm từ nước ngoài đạt
2751 đầu tài liệu trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên tìm thấy được từ kho lưu trữ của Quốc tế
Trang 34tam vẫn vô cùng quan trọng vì nó vẫn giữ vai tro rat quan trong không thẻ thiếu được trong hoạt
động của mình
“Trong giai đoạn này, công tác thu thập tài liệu tập trung vào các mục đích sau
~ Thu thập tài liệu, hiện vật bô sung cho kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
~ Phục vụ cho chỉnh lý và nâng cao trưng bày Bảo tầng Hồ Chí Minh, phục vụ các cuộc triển lãm trong và ngoài bảo tàng
Thu thập bổ sung tài liệu là bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho công
tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài bảo tầng
Thu thập bô sung thông tin tài liệu nhằm mục đích đưa vào kho lưu trữ những tài liệu có giá trị Làm phong phú sưu tập bản thảo giai đoạn 1945-1954 của Chủ tịch Hỗ Chí Minh
Làm tốt công tác thu thập tài liệu sẽ tạo thuận lợi cho công tác tìm hiểu nghiên cứu về thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thư thập
Có thể nói để có được một khối lượng tài liệu hiện vật nói chung và những bản thảo của
Chủ tịch Hỗ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 nói riêng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã phải áp dụng các phương pháp sưu tầm sau đây:
Trang 35~ Tổ chức các chuyển đi sưu tằm tải liệu hiện vật theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
~ Thông qua các cuộc trưng bày, triển lăm chuyên đề ở Trung ương và địa phương đề sưu tầm tài liệu bản thảo và hiện vật, bổ sung cho kho cơ sở và kho tài liệu khoa học hỗ trợ
~ Tổ chức tiếp nhận hiện vật và những bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh do cá nhân hoặc tập thể cơ quan trong và ngoài nước trao tặng,
Toàn bộ các tài liệu, hiện vật sưu tầm và tiếp nhận về Bảo tàng đều được xử lý và làm đủ các thủ tục tiếp nhận thông qua hội đồng thẩm định xét chọn trước khi đưa vào kho bảo quản
Khi được nhập vào kho cơ sở, các hiện vật đó trở thanh tai sản quốc gia, được bảo quản theo đúng nguyên tắc và khai thác sử dụng theo quy định chung của Bảo tảng
1.2.3 Thống kê, phân loại tài liệu
Sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 - 1954 đã được thống kê,
đánh số, phân loại một cách khoa học và tô chức nghiên cứu dé xây dựng thành một sưu
tập Qua công tác nghiên cứu khảo sát, tiếp cận sưu tập và thống kê các bản thảo thuộc sưu
tập này ở kho cơ sở cho biết hiện nay, sưu tập bản thảo giai đoạn này có 274 tai liệu Số
tải liệu bản thảo này đã được hệ thống hóa phân loại và xây dựng thành sưu tập với tên gọi:
“Suu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954” Đây cũng là một sưu tập lớn về số lượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chúng cũng rất đa dạng về nội dung và khá đầy đủ về thể loại bản thảo bao gồm:
~ Bản thảo đạng viết tay
~ Bản thảo là tác giả tự đánh máy lấy và có sửa chữa
Trang 36~ Bản thảo là bản đánh máy và có bút tích
~ Bản thảo do Bác đọc va thư ký ghi lại cho Bác nhưng có sự đính chính và sửa chữa của
Người
1.2.3.2 Phân loại sim tập
Dựa trên cơ sở tiêu chí phân loại sưu tập, sưu tập bản thảo giai đoạn 1945-1954 của
a Chủ tịch Hồ Chí Minh được phân loại theo loại hình, để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho
công tác nghiên cứu, khai thác thông tin giá trị của từng loại văn bản như sau:
Bảng 1.1: Phân loại theo loại hình
Nhìn vào bảng phân loại trên đây, cho thấy bản thảo là những bài viết của Chủ tịch Hồi
Chí Minh ở giai đoạn này chiếm số lượng nhiều nhất là 135 đơn vị tài liệu, chiếm tỉ lệ 49,9%
Trang 37văn bản trong sưu tập, sau đó là đến các bản thảo Thư với số lượng 71đơn vị tài
Tài liệ do Người viết| %7 [Thư, thiếp, điện, bài viết, số ghỉ
Tài liệu do Người đánh| 112 [Thư, thiếp, điện, bài nói chuyện,
Tài liệu đánh máy có bút| — 6S —ƒThư, điện, bài nói chuyện, lời hoan
Nhóm l: Bao gồm những bài viết chính luận của Bác
Nhóm 2 : Bao gồm những thư từ trao đổi công việc giữa Bác với các nhà lãnh đạo và
nhân sĩ trí thức
Nhóm 3 : Bao gồm những sáng tác thơ của Bác (các bài thơ chúc mừng năm mới
Nhóm thứ nhất: Bao gồm những bài viết chính luận Đây là bản thảo của những bài viết
do yêu cầu của việc tuyên bố chủ trương chính sách, quyết định những vấn đề hệ trọng đến vận
mệnh quốc gia hay động viên toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi những quyết tâm chiến.
Trang 38lược của Người của Trung ương Đảng Nhóm bản thảo này cũng bao gồm cả ba loại như viết tay, thảo trên máy chữ và bản thảo do người khác chép lại bằng tay hoặc bằng máy chữ nhưng
có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong nhóm bản thảo này có những bản viết tay rất quí
giá như “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” [I5.tr.534] do Người viết vào đêm 19/12/1946
“Trước một số biến cố lịch sử quan trọng, thể hiện niềm xúc động vô cùng nhân dân ta lại phải chấp nhận hy sinh, chống xâm lược một lần nữa và cũng rõ ràng một quyết tim rat lon: “Tha
hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mắt nước, nhất định không làm nô lệ” Hoặc một loạt các bản thảo được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh dự thảo đánh máy chữ bằng chiếc máy chữ
lệt Bắc từ năm 1946 đến
năm 1954 Trong đó có những bài viết về xây dựng Đảng như “Gửi đồng chí Bắc Bộ” [PL4.tt.5]
“Hecmer” của Người khi Người đang sống và làm việc tại chiến khu
hoặc cả một tác phẩm quan trọng như “Sửa đổi lối làm việc”[16,tr.271] với bút danh X.X.Z Đồng thời cũng có rất nhiều bài được Hồ Chủ tịch tự đánh máy rồi chuyển ngay cho báo “Cứu Quốc” đăng công khai với nhiều đề tài như xây dựng chính quyền nhân dân, xây dựng đời sống mới, giữ bí mật, tản cư, kháng chiến trong đó có nhiều bài đã tồn tại hơn hai phần ba thé ky chữ đã cũ, giấy đã vàng nhưng ý nghĩa của những bài viết đó vẫn còn nguyên giá trị Ví dụ như bài Bác thảo trên máy chữ: “Chính phủ là công bộc của dân” [15,tr.21], Người viết: “Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thay Việc gì có lợi cho dân thì làm,
tan Án Độ” [PL4.tL131]; “Bài trả lời phỏng vấn Báo Nước Pháp buổi chiều” [PL4.tL133]
Trang 39
“Trong “Công hàm gửi Chính phủ các nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và Vương quốc Anh”' (15.tr205] Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên Hiệp Quốc, chúng tôi chỉ đòi hỏi nền độc lập hoàn toàn, nền độc lập mà cho đến nay đã là một thực tế,
và nó sẽ cho phép chúng tôi hợp tác với các quốc gia khác trong việc xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn và một nền hòa bình bền vững Những nguyện vọng đó là chính đáng và sự nghiệp
hòa bình thế giới phải được bảo vệ” Hoặc trong “Thư gửi người Pháp ở Đông Dương” [15,tr.75] Chủ tịch Hồ Chí Minh da rat thing than viết: “Chúng tôi không ghét, không thù gì dân tộc Pháp
‘Trai lại chúng tôi kính phục cái dân tộc lớn lao ấy đã là kẻ dẫn tuyên truyền bá lý tưởng rộng rãi
về tự do, bình đăng - bác ái, và đã cống hiến rất nhiều cho văn hóa, cho khoa học và cho văn minh” Đặc biệt trong nhóm bản thảo này có dạng bản thảo do người khác chắp bút Bác xem lại
và có bút tích, đó là ban ghi chép “Nhật ký chuyến đi thăm Cộng hòa Pháp” [PL4,tt.142] Tuy dưới dạng nhật ký, nhưng nội dung chứa đựng rất nhiều ý nghĩa như mô tả lại những nơi đoàn đã
đến trên đất Pháp, sự đón tiếp nồng hậu của nhân dân và những người bạn Pháp, những công việc tuyên truyền và kêu gọi ủng hộ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Tỉnh thần yêu hòa bình và sẵn sàng hợp tác với Chính phủ và nhân dân Pháp, kể cả một tương lại tốt đẹp nếu Việt - Pháp thực hiện được sự hòa hảo, hữu nghị - Có thê nói nhóm bản thảo thứ nhất này chiếm số lượng lớn và đa dạng về loại hình trong sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí
1945 -1954
nh giai đoạn
Nhóm thứ hai: Bao gồm những thư từ trao đổi công việc và sự quân tâm của Người với
các nhân sỹ trí thức, các đồng chí lãnh đạo đến các chiến sỹ và người dân bình thường Về loại hình thì nhóm bản thảo này bao gồm cả hai dạng là bản thảo do Người trực tiếp viết và dạng
bản thảo do Người đánh máy và có cả bút tích Trong nhóm bản thảo là thư từ chúng ta có thể
thấy nổi bật lên mấy nội dung sau: Nội dung thứ nhất gồm các thư mang tinh chat trao đôi công việc như: '“Thư gửi đồng bào dân tộc thiểu số” [PL4.tt 1]; '“Thư gửi các chiến sỹ cùng đồng bào
Nam Bộ và phía Nam Trung B6"[PL4.tt.2]; :Thư gửi anh em trại nhà nghèo Quảng Ngãi [PL4,tt.3]; “Thu giri phụ lão xã Vĩnh Đồng, Châu Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình [PL4.TT.12];
“Thu giri déng chi Bay (Phan My)"[PL4,tt.14]; “Thu giri Hội nghị kháng chiến hành chính [PL4,tt.17]; “Thu giri Hội nghị canh nng Vigt Bic [PL4,tt.20]; “Thu giti đồng bảo công giáo [PL4,tt.24] Trong “Thư gửi Bộ trưởng Nguyễn Hoàng Kỳ” Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
Trang 40“Nhân dân Việt Nam chỉ đòi hỏi nền độc lập hoàn toàn và vì sự tồn trong sự thực và công lý, trình bày trước Ngài những nguyện vọng sau đây của chúng tôi:
1 Vấn đề liên quan tới Nam Việt Nam phải được thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của
Ủy ban tư vấn Viễn Đông
2 Đoàn đại biểu Việt Nam phải được phép tới dự để phát biểu những quan điểm của
Chính phủ Việt Nam
3 Một Ủy ban điều tra phải được đến miền nam Việt Nam
4 Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hiệp Quốc công nhận
[15.r82]
Qua đoạn trích trên chúng ta thấy rằng quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ - Đó cũng chính là giá trị lớn lao của các sưu tập bản thảo Nội dung thứ hai trong nhóm các thư từ trao đổi và gửi đi này là những thư từ Người gửi cho các trỉ thức, thân hào, cho các đồng chí lãnh đạo như “Thư gửi bác sỹ Vũ Đình Tụng” [PL4,tt4], "Thư khen cụ Đỉnh Công Phủ”[PL4,tL6]; “Thư gửi cụ Đỉnh Công Huy - Phó Chủ tịch Hội Liên Việt Tinh Hoa Binh” [PL4,tt.7]; “Thư gửi chú Lĩnh (Đ/c Nguyễn Khánh Toàn)" [PL4.L9], “Thư gửi ông Đăng Phúc Thông” [PL4,t.11]; “Thư gửi ông Hoàng Đạo Thúy” [PL4t13], “Thư gửi ông, Mai Công Uyên”[PL4.tL23] Trong khối thư này có thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tay như thư gửi Chú Lĩnh - tức đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, với lời lẽ đầy yêu thương:
“Chú Lĩnh, chú ốm đi ốm lại mãi Mình lo cho sức khỏe của Chú Phải gắng uống thuốc
đi cho khỏi, hoặc nhờ thẩy thuốc tiêm cho Chớ để ốm mãi như vậy, chú đã yếu mà anh cũng lo’
Thân ái và quyết thing ANgày 20/8/1947
Có lẽ đây cũng là một cán bộ, một tri thức duy nhất Bác xưng là *Anh” Hoặc trong thư gửi ông Đăng Phúc Thông - Thứ trưởng Giao thông Công chính vốn là một trí thức Tây học