1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại một số kho của khoa dược bệnh viện y học cổ truyền thành phố hồ chí minh năm 2020

91 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Công tác dự trữ một số thuốc tại kho chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.. Về công tác bảo quản thuốc tại một số kho của khoa Dược Bệnh viện Y học

Trang 1

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC TẠI MỘT SỐ KHO CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Người hướng dẫn KH : TS Kiều Thị Tuyết Mai

Thời gian thực hiện : Từ 03/01/2022 đến 03/05/2022

Nơi thực hiện : Trường Đại học Dược Hà Nội

: Bệnh viện Y học Cổ truyền TP HCM

HÀ NỘI, NĂM 2022

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC TẠI MỘT SỐ KHO CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TP HỒ CHÍ MINH

NĂM 2020

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài được hoàn thành không chỉ là kết quả từ sự nỗ lực của bản thân

mà còn có sự hỗ trợ và giúp đỡ chân thành của thầy cô, gia đình và bạn bè Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, là hành trang vững chắc trên con đường học tập và làm việc của tôi sau này

Đầu tiên, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến TS Kiều Thị Tuyết Mai đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt nội dung luận văn

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học và các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu

Đồng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài chính kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp cũng như tập thể khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi có thể tham gia học tập và hoàn thành chương trình Dược sĩ Chuyên khoa cấp I đúng tiến độ

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian vừa qua

Với quỹ thời gian hạn hẹp, bài luận văn không thể tránh khỏi những điều thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cô để bài bài luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2022

Học viên

Đỗ Thị Kim Oanh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản: 3

1.2 Quy định về tồn trữ thuốc, vị thuốc cổ truyền: 4

1.2.1 Nội dung cơ bản của thực hành tốt bảo quản thuốc, vị thuốc cổ truyền: 4 1.2.2 Những nội dung cơ bản về dự trữ thuốc: 11

1.3 Thực trạng tồn trữ thuốc tại các cơ sở y tế ở Việt Nam trong những năm gần đây: 14 1.3.1 Về bảo quản thuốc: 14

1.3.2 Về dự trữ thuốc 15

1.4 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu : 17

1.4.1 Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh : 17

1.4.2 Khoa Dược Bệnh viện : 18

1.5 Tính cấp thiết của đề tài 22

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu : 24

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 24

Trang 5

2.1.3 Thời gian nghiên cứu: 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu : 24

2.2.1 Biến số nghiên cứu : 24

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu : 29

2.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu : 29

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu : 29

2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu : 32

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

3.1 Thực trạng bảo quản thuốc tại kho chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020 34

3.1.1 Nhân sự: 34

3.1.2 Nhà xưởng, trang thiết bị: 34

3.1.3 Bảo quản thuốc: 37

3.2 Thực trạng dự trữ một số thuốc tại kho chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020 40

3.2.1 Lượng hàng dự trữ so với sử dụng năm 2020: 40

3.2.2 Tuân thủ nguyên tắc xuất kho: 45

3.2.3 Sự khớp nhau giữa sổ sách và thực tế: 47

3.2.4 Số lượng thuốc hư hao: 47

3.2.5 Thời gian hết thuốc trong kho 48

Chương 4 BÀN LUẬN 50

4.1 Công tác bảo quản thuốc tại một số kho của khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020: 50

4.1.1 Về nhân sự: 50

4.1.2 Về địa điểm, thiết kế xây dựng kho bảo quản: 51

4.1.3 Về trang thiết bị: 52

Trang 6

4.1.4 Về công tác kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm: 53

4.1.5 Về nghiệp vụ sắp xếp hàng hóa: 56

4.2 Công tác dự trữ một số thuốc tại kho chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020: 57

4.2.1 Về lượng hàng dự trữ so với sử dụng năm 2020: 57

4.2.2 Về việc tuân thủ nguyên tắc xuất kho: 60

4.2.3 Sự khớp nhau giữa sổ sách và thực tế 62

4.2.4 Số lượng thuốc hư hao: 63

4.3 Một số hạn chế của đề tài 65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

1 KẾT LUẬN 66

1.1 Về công tác bảo quản thuốc tại một số kho của khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020 66

1.2 Về công tác dự trữ một số thuốc tại kho chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020: 67

2 KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO a PHỤ LỤC c

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Hạn dùng hết trước xuất trước

Nhập trước xuất trước

Thực hành tốt phân phối thuốc

Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc

Thực hành tốt bảo quản thuốc Nghị định 54/2017/NĐ-CP

Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược

Thông tư 05/2015/TT-BYT

Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ

Y tế quy định về Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm

vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế

Thông tư 20/2017/TT-BYT

Thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính

Trang 8

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Thông tư 30/2017/TT-BYT

Thông tư số 30/2017/TT-BYT ngày 11/7/2017 hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền

Thông tư 43/2017/TT-BYT

Thông tư 43/2017/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm

2017 quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh

Thông tư 13/2018/TT-BYT Thông tư 13/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 quy

định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền Thông tư 36/2018/TT-BYT

Thông tư 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Trang 9

Bảng 3.7 Trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản tại 02 kho khảo sát năm

2020 36 Bảng 3.8 Kết quả ghi chép nhiệt độ, độ ẩm tại 02 kho khảo sát năm 2020 37

Bảng 3.9 Kết quả khảo sát thực tế nhiệt độ, độ ẩm của thiết bị nhiệt ẩm kế cơ và thiết bị tự ghi tại 02 kho thuốc (từ 10/02/2022 đến 23/02/2022) 38

Bảng 3.10 Nghiệp vụ sắp xếp hàng hóa tại kho chẵn thuốc thành phẩm năm

2020 39 Bảng 3.11 Nghiệp vụ sắp xếp hàng hóa tại kho dược liệu chín năm 2020 40

Bảng 3.12 Giá trị xuất nhập tồn và thời gian sử dụng thuốc tồn năm 2020 tại 02 kho khảo sát 41

Bảng 3.13 Danh mục 20 mặt hàng khảo sát có tần suất sử dụng nhiều nhất năm

2020 42

Bảng 3.14 Giá trị xuất nhập tồn và thời gian sử dụng thuốc tồn của 20 mặt hàng khảo sát năm 2020 44 Bảng 3.15 Giá trị xuất nhập tồn và thời gian sử dụng thuốc tồn 05 mặt hàng sản xuất tại Bệnh viện có tần suất sử dụng nhiều nhất năm 2020 45

Trang 10

Bảng 3.16 Số lần xuất kho tuân thủ nguyên tắc FEFO của 20 mặt hàng khảo sát năm 2020 46 Bảng 3.17 Sự khớp nhau giữa số sách và thực tế năm 2020 tại 02 kho khảo sát 47 Bảng 3.18 Số lượng thuốc hư hao năm 2020 tại 02 kho khảo sát 48

Bảng 3.19 Thời gian hết thuốc trong kho của 20 mặt hàng khảo sát có tần suất sử dụng nhiều nhất năm 2020 49

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức khoa Dược 20 Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống kho – cấp phát khoa Dược Bệnh viện YHCT 21

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm [1] Mục tiêu chung của Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 là cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [7]

Việt Nam là quốc gia có nền YHCT lâu đời, đã kế thừa và phát triển nền

y học dân tộc trong thời đại khoa học kỹ thuật với những sắc thái riêng Trong bối cảnh người dân ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược, việc kết hợp giữa YHCT và YHHĐ trở thành nhu cầu tất yếu trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Để tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc trong khâu tồn trữ, ngày 22 tháng 11 năm

2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc Theo lộ trình, chậm nhất đến ngày 01/01/2021, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT phải tuân thủ đầy đủ GSP đối với hoạt động bảo quản thuốc

Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về lĩnh vực YHCT khu vực phía Nam Trải qua bề dày lịch sử hơn

40 năm, bằng sự kết hợp thành quả của hai nền YHCT và YHHĐ, Bệnh viện đã từng bước trưởng thành và trở thành địa chỉ đáng tin cậy đối với người dân Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, TTB, nhân lực… để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh tại Bệnh viện

Với mong muốn có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động tồn trữ thuốc tại Bệnh viện, đồng thời làm rõ những bất cập còn tồn tại trong công tác tồn trữ thuốc, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tồn trữ thuốc tại đơn vị, tôi thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại một số kho của khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí

Trang 12

Minh năm 2020” với các mục tiêu sau:

1 Đánh giá thực trạng bảo quản thuốc tại một số kho của khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020;

2 Phân tích thực trạng dự trữ một số thuốc tại kho chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Một số khái niệm cơ bản:

- Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm

Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm

- Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động

vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc [1]

- Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên

bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền quy định tại Khoản 8 Điều 2 Luật

số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 [1]

- Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược

liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của YHCT hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại [1]

- Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp

của YHCT dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh [1]

- Thuốc thang là dạng thuốc cổ truyền gồm có một hoặc nhiều vị thuốc cổ

truyền kết hợp với nhau theo lý luận của YHCT hoặc theo kinh nghiệm dân gian được thầy thuốc đóng gói theo liều sử dụng [6]

- Thuốc thành phẩm là dạng thuốc cổ truyền đã qua các công đoạn sản xuất, kể

cả đóng gói và dán nhãn theo phương pháp truyền thống hoặc hiện đại thuộc một trong các dạng bào chế: viên, nước, chè, bột, cao và các dạng khác [6]

- Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc là việc cất giữ bảo đảm an toàn, chất

lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ hệ thống hồ sơ tài liệu phục vụ bảo quản, xuất, nhập thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nơi bảo quản

Trang 14

- Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu

chuẩn về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm và duy trì một cách tốt nhất sự an toàn và chất lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc thông qua việc kiểm soát đầy đủ trong suốt quá trình bảo quản

1.2 Quy định về tồn trữ thuốc, vị thuốc cổ truyền:

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, tồn trữ (Storage) là sự bảo quản tất cả nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và các thành phẩm trong kho Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập hàng hóa vì vậy nó yêu cầu phải có một hệ thống sổ sách phù hợp để ghi chép, đặc biệt là sổ sách ghi chép việc xuất, nhập hàng hóa từng ngày

Tồn trữ không chỉ là việc cất trữ hàng hóa ở trong kho mà còn là cả một quá trình xuất nhập kho hợp lí, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kĩ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh trong kho Công tác tồn trữ là một trong các mắt xích quan trọng của việc cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ nhất, chất lượng tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc [12]

1.2.1 Nội dung cơ bản của thực hành tốt bảo quản thuốc, vị thuốc cổ truyền:

1.2.1.1 Nhân sự

 Trình độ, kinh nghiệm: [5]

- Cơ sở bảo quản phải có đủ nhân viên với trình độ phù hợp để thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập, bảo quản, cấp phát thuốc và các hoạt động khác nhằm đảm bảo chất lượng thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền Đối với

thuốc không phải kiểm soát đặc biệt, thủ kho phải đáp ứng các quy định sau:

 Phải có trình độ, hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản (phương pháp bảo quản, quản lý sổ sách, theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc…) Đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, nhân sự phải có hiểu biết cần thiết về dược liệu, vị thuốc cổ truyền

 Phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học

Trang 15

- Phải có bản mô tả công việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm có liên quan cho từng cá nhân, được người đứng đầu cơ sở phê duyệt Cá nhân phải hiểu, nắm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm được giao

 Đào tạo: [5]

Tất cả nhân viên phải được đào tạo, cập nhật về thực hành tốt bảo quản thuốc, các quy định luật pháp, các quy trình thao tác, các quy định về vệ sinh, an toàn phù hợp với vị trí công việc

 Yêu cầu khác: [5]

Nhân viên và cán bộ làm việc trong kho phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật Người mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết thương hở không được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc có bao bì hở Nhân viên làm việc trong khu vực bảo quản phải được trang bị và mặc trang phục bảo hộ phù hợp với hoạt động tại kho

1.2.1.2 Nhà xưởng, trang thiết bị:

 Địa điểm: [5]

- Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước để đảm bảo thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt

- Kho nằm ở vị trí đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển, xuất nhập, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy

 Thiết kế, xây dựng: [5]

- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì một cách

hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể

có như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng và không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc

- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt

- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và không được có các khe,

Trang 16

vết nứt gãy là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng

 Diện tích, cách bố trí:

Diện tích: [5]

Kho bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bố trí các khu vực cho hoạt động bảo quản thuốc

- Đối với kho thuốc thành phẩm cần đảm bảo các khu vực sau:

+ Tiếp nhận, kiểm nhập thuốc;

+ Bảo quản thuốc;

+ Bảo quản thuốc yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt;

+ Bảo quản thuốc phải kiểm soát đặc biệt hoặc phải bảo quản riêng biệt;

+ Biệt trữ hàng chờ xử lý (hàng trả về, hàng thu hồi, hàng bị nghi ngờ là hàng giả, hàng nghi ngờ về chất lượng, …)

+ Chuẩn bị, đóng gói và cấp phát thuốc;

- Đối với kho dược liệu, vị thuốc cổ truyền cần đảm bảo các khu vực sau:

 Tiếp nhận, kiểm nhập, vệ sinh và làm sạch bao bì;

 Biệt trữ (thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau khi tiếp nhận chờ kiểm tra, kiểm soát chất lượng);

 Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền để nhập kho;

 Lấy mẫu thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền, xử lý dụng cụ lấy mẫu;

 Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền;

 Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt;

 Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, dược liệu,

vị thuốc có độc tính hoặc phải bảo quản riêng biệt;

Trang 17

 Biệt trữ hàng chờ xử lý (hàng trả về, hàng thu hồi, hàng bị nghi ngờ là hàng giả, hàng nghi ngờ về chất lượng, …)

 Biệt trữ thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị loại trước khi xử lý hủy bỏ;

 Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã xuất kho chờ vận chuyển;

 Đóng gói, vận chuyển và dán nhãn bao bì vận chuyển;

 Xuất kho;

 Bảo quản bao bì đóng gói;

 Bảo quản các thiết bị, dụng cụ phục vụ bốc, xếp, di chuyển;

 Thay trang phục, bảo quản bảo hộ lao động, văn phòng kho

- Khu vực tiếp nhận; khu vực chờ kiểm nhập; khu vực bảo quản dược liệu; khu vực bảo quản vị thuốc cổ truyền phải riêng biệt, ngăn cách với các khu vực khác để tránh nhiễm chéo, ảnh hưởng bụi bẩn

- Đường đi, lối lại của các khu vực phải bảo đảm theo quy trình một chiều, phù hợp với sơ đồ, thiết kế của kho bảo quản

- Khu vực lấy mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được thiết kế và có hệ thống TTB phù hợp nhằm bảo đảm hoạt động lấy mẫu

- Các khu vực của kho phải có biển hiệu chỉ rõ công năng của từng khu vực, phải có diện tích và thể tích phù hợp, đủ không gian để cho phép việc phân loại, sắp xếp dược liệu, vị thuốc cổ truyền

- Khu vực bảo quản phải phòng, chống được sự xâm nhập của côn trùng, các loài động vật gặm nhấm và các động vật khác, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, mối mọt và chống nhiễm chéo

Trang 18

định kỳ theo quy định của pháp luật về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo

- Phải có các phương tiện phát hiện và cảnh báo tự động như chuông, đèn… để phát hiện kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản (nhiệt độ)

- Các khu vực của kho phải có biển hiệu chỉ rõ công năng của từng khu vực, phải có diện tích và thể tích phù hợp, đủ không gian để cho phép việc phân loại, sắp xếp hàng hóa theo các chủng loại thuốc khác nhau; phân cách theo từng loại và từng lô thuốc, đảm bảo không khí được lưu thông đều

- Kho phải được chiếu đủ sáng, cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho Không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc

- Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa

- Phải có đủ các TTB phòng chữa cháy, bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ như: hệ thống phòng chữa cháy tự động, hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy

- Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc)

- Có nội quy quy định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép

1.2.1.3 Bảo quản thuốc:

 Yêu cầu chung: [5]

- Thuốc phải được bảo quản trong điều kiện đảm bảo duy trì chất lượng và theo đúng quy định của pháp luật Các lô thuốc phải được cấp phát theo nguyên tắc “Hết hạn trước xuất trước” (FEFO- First Expires First Out) hoặc nguyên tắc “Nhập trước xuất trước” (FIFO- First In First Out)

- Thuốc phải sắp xếp trên giá, kệ, tấm kê panel và được bảo quản ở vị trí cao

Trang 19

bảo không có nguy cơ đổ vỡ, hoặc gây hại tới bao bì, thùng thuốc, nguyên liệu làm thuốc bên dưới

- Bao bì thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản Không sử dụng bao bì đóng gói của loại này cho loại khác

- Các khu vực giao, nhận hàng phải đảm bảo bảo vệ thuốc tránh khỏi tác động trực tiếp của thời tiết

- Phải có biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP, Thông tư 20/2017/TT-BYT

- Các thuốc có mùi cần được bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng, tránh

để mùi hấp thụ vào các thuốc khác

- Các thuốc nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, trong buồng kín hoặc trong phòng tối

- Phải bố trí biện pháp cách ly vật lý giữa các khu vực biệt trữ trong kho Các thuốc được biệt trữ ở các khu vực này phải có biển hiệu rõ ràng đối với từng tình trạng biệt trữ và chỉ những người được giao nhiệm vụ mới được phép tiếp cận khu vực này

- Phải chuyển các thuốc bị vỡ, hỏng ra khỏi kho bảo quản và để tách riêng

- Phải thu dọn các sản phẩm bị đổ vỡ, rò rỉ càng sớm càng tốt để tránh khả năng gây ô nhiễm, nhiễm chéo và gây nguy hại tới sản phẩm khác hoặc nhân viên làm việc tại khu vực đó Phải có các quy trình bằng văn bản để xử lý các tình huống này

 Điều kiện bảo quản: [5]

- Các điều kiện bảo quản thuốc phải tuân thủ theo đúng thông tin trên nhãn đã

Trang 20

được phê duyệt hoặc công bố theo quy định

- Hướng dẫn đối với các điều kiện bảo quản:

 Bảo quản điều kiện thường:

o Bảo quản trong môi trường khô (độ ẩm 75%), nhiệt độ từ 15-30°C Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tại một số thời điểm trong ngày, nhiệt độ có thể trên 30°C nhưng không vượt quá 32°C và độ ẩm không vượt quá 80% Phải thoáng khí, tránh ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánh sáng mạnh

o Dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được bảo quản trong điều kiện khô, thoáng và duy trì nhiệt độ từ 15-25°C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30°C Điều kiện bảo quản khô, độ ẩm tương đối không quá 70%

o Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản thì bảo quản ở điều kiện thường

 Điều kiện bảo quản đặc biệt: Bao gồm các trường hợp có yêu cầu bảo quản khác với bảo quản ở điều kiện thường

- Hướng dẫn về điều kiện bảo quản cụ thể [5]:

Bảng 1.1 Quy định về điều kiện nhiệt độ bảo quản

Thông tin trên nhãn Yêu cầu về điều kiện bảo quản

“Không bảo quản quá 30°C” Từ +2°C đến +30°C

“Không bảo quản quá 25°C” Từ +2°C đến +25°C

“Không bảo quản quá 15°C” Từ +2°C đến +15°C

“Không bảo quản quá 8°C” Từ +2°C đến +8°C

“Không bảo quản dưới 8°C” Từ +8°C đến +25°C

Trang 21

Thông tin trên nhãn Yêu cầu về điều kiện bảo quản

“Tránh ánh sáng” Bảo quản trong bao bì tránh ánh sáng đến tận tay

- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải bảo quản tại kho/ tủ riêng đáp ứng quy định tại Điều 4 của Thông tư số 20/2017/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Thuốc độc, thuốc trong Danh mục thuốc bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản ở khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải được bao gói đảm bảo không bị thấm và rò rỉ thuốc độc trong quá trình cấp phát

- Phải có các điều kiện, phương tiện phát hiện và cảnh báo (như chuông, đèn…) kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm)

- Việc đánh giá độ đồng đều nhiệt độ trong kho phải được tiến hành theo nguyên tắc được ghi tại Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về đánh giá độ đồng đều nhiệt độ của kho bảo quản (Temperature mapping of storage areas) Kết quả đánh giá độ đồng đều nhiệt độ phải cho thấy sự đồng nhất về nhiệt độ trong toàn bộ kho bảo quản

1.2.2 Những nội dung cơ bản về dự trữ thuốc:

Dự trữ là sự cất giữ tất cả các nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng trong sản

xuất, mọi bán thành phẩm trong sản xuất và thành phẩm trong kho Dự trữ

Trang 22

không chỉ là việc cất giữ hàng hóa ở trong kho mà còn là cả một quá trình xuất nhập hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh trong kho Công tác dự trữ là một trong các mắt xích quan trọng của việc cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ nhất, chất lượng tốt nhất, giảm đến

mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối [10]

1.2.2.1 Sự cần thiết phải dự trữ thuốc:

- Đảm bảo tính sẵn có: Tồn kho là lượng dự trữ cho sự dao động của cung và cầu, giảm nguy cơ hết hàng

- Duy trì niềm tin trong hệ thống: Nếu tình trạng hết hàng xảy ra thường xuyên, bệnh nhân sẽ mất lòng tin vào khả năng phòng và chữa bệnh của Bệnh viện

- Tránh tình trạng thiếu kinh phí: Nếu không có tồn kho hoặc tồn kho không đủ

sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, lúc đó đặt hàng khẩn cấp sẽ gặp phải sự tăng giá của các nhà cung cấp hoặc mức giá sẽ cao hơn mức giá khi đặt hàng thường xuyên, dẫn đến thiếu hụt vốn

- Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường: Những thay đổi trong nhu cầu về loại thuốc chuyên khoa không thể dự đoán trước được Do đó, lượng tồn kho thích hợp sẽ giúp hệ thống đối phó với sự thay đổi đó [8]

1.2.2.2 Kiểm soát và luân chuyển hàng: [5]

- Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho để kiểm soát hạn dùng

và đối chiếu so sánh thuốc hiện còn và lượng thuốc còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô thuốc được sử dụng hết

- Tất cả các sai lệch, thất thoát khi đối chiếu số lượng thuốc lưu kho phải được điều tra theo quy trình cụ thể để xác định nguyên nhân (do nhầm lẫn, do xuất nhập chưa đúng, do trộm cắp thuốc…) Sổ sách ghi chép về các cuộc điều tra này phải được lưu giữ

- Không được cấp phát các thuốc có bao bì bị hư hại, không còn nguyên vẹn, mất nhãn hoặc nhãn bị rách, không rõ ràng, hoặc có nghi ngờ về chất lượng

Trang 23

Trường hợp này, thủ kho phải thông báo ngay với bộ phận kiểm tra chất lượng

để xem xét, đánh giá Mọi hành động tiến hành phải được ghi chép lại

- Các thùng, bao thuốc nguyên liệu bị hư hỏng, không còn nguyên niêm phong, mất nhãn hoặc nhãn bị rách, không rõ ràng thì không cấp phát và phải thông báo ngay với bộ phận kiểm tra chất lượng

1.2.2.4 Tỷ lệ hao hụt: [3]

- Tỷ lệ hao hụt được xác định căn cứ vào quá trình chế biến vị thuốc theo đúng thực tế, bảo đảm phù hợp với phương pháp, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc theo quy định tại Thông tư số 30/2017/TT-BYT

- Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc trong quá trình chế biến là tỷ lệ phần trăm mất đi sau khi vị thuốc được chế biến so với khối lượng dược liệu trước chế biến

- Tỷ lệ hao hụt các vị thuốc trong quá trình bảo quản và cân chia là tỷ lệ phần trăm mất đi trong quá trình bảo quản và cân chia so với khối lượng vị thuốc ban đầu

- Danh mục tỷ lệ hao hụt các vị thuốc được xây dựng căn cứ vào bộ phận dùng của dược liệu để xác định tỷ lệ hao hụt dựa trên nguyên tắc những dược liệu,

vị thuốc có cùng cấu trúc, bộ phận dùng và phương pháp bào chế, chế biến sẽ

có tỷ lệ hao hụt giống nhau hoặc gần giống nhau

Trang 24

- Tỷ lệ hao hụt tối đa của các vị thuốc trong quá trình bảo quản và cân chia được xác định theo bộ phận dùng: Bộ phận dùng dạng rễ, thân rễ, quả, hạt, vỏ là 2%; đối với nhóm bộ phận dùng khác còn lại là 3%

1.3 Thực trạng tồn trữ thuốc tại các cơ sở y tế ở Việt Nam trong những năm gần đây:

Hiện nay nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa đang là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và ngành Dược nói riêng, thuốc không chỉ được sản xuất và sử dụng trong nước mà được xuất – nhập khẩu và giao lưu với nhiều nước khác nhau Do đó, việc nghiên cứu đóng gói, bảo quản thuốc cho phù hợp với điều kiện mỗi nước cũng cần được quan tâm

để đảm bảo được chất lượng của thuốc khi sử dụng

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng

ẩm quanh năm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thuốc, đặc biệt là đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền nếu không có biện pháp bảo quản phù hợp

1.3.1 Về bảo quản thuốc:

- Công tác nhân sự luôn được các Bệnh viện quan tâm, chú trọng đảm bảo về trình độ chuyên môn theo đúng quy định, tuy nhiên việc đào tạo thực hành tốt bảo quản thuốc vẫn còn nhiều Bệnh viện chưa được quan tâm Theo kết quả nghiên cứu về “Thực trạng tồn trữ thuốc tại kho đông dược Viện Y Dược học Dân tộc Tp Hồ Chí Minh năm 2018” của tác giả Trần Thị Bảo Trang cho thấy

về nhân sự trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên làm công tác tồn trữ thuốc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ, nhân viên trong kho thường xuyên được huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ kho thông qua các khóa tập huấn nghiệp vụ kho, cập nhật những quy định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GSP) Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc năm

2017, nhân sự đã đáp ứng được công việc, có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao, tuy nhiên mọi hoạt động của nhân viên đều dựa trên kinh nghiệm và chưa được tham gia tập huấn về GSP và cũng chưa có tài liệu

Trang 25

hướng dẫn cho nhân viên về GSP

- Về cơ sở vật chất: Hầu hết các Bệnh viện đều đã được đầu tư các TTB phục

vụ công tác bảo quản, tuy nhiên vẫn còn thiếu và phải sử dụng sức người là chính Nhiều máy móc, TTB đã cũ, công tác sửa chữa chưa kịp thời, cơ sở hạ tầng vẫn còn hẹp chưa bố trí được các khu vực riêng biệt Tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp Hồ Chí Minh năm 2018, do kho không đủ diện tích bố trí khu vực xuất nhập hàng hóa riêng biệt nên công tác xuất nhập hàng hóa phải tiến hành ở thang nâng Trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản thuốc tại kho đông dược được trang bị tương đối đầy đủ và ở tình trạng hoạt động tốt, tuy nhiên vẫn chưa được trang bị máy hút ẩm Thiết bị hỗ trợ trong vận chuyển, nâng đỡ, xếp dỡ hàng hóa như xe đẩy hàng 4 bánh bằng tay, xe đẩy hàng 2 bánh bằng tay chủ yếu vẫn sử dụng sức người là chính [13] Tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Vĩnh Phúc năm 2017, cơ sở hạ tầng cơ bản đảm bảo công tác bảo quản và dự trữ thuốc, đảm bảo vệ sinh, thông thoáng, khô ráo Các TTB đã được trang bị để phục vụ công tác bảo quản và tồn trữ thuốc tuy nhiên vẫn còn thiếu một số máy móc như tủ lạnh, máy hút ẩm Giá kệ cũng được trang

bị nhưng chưa đầy đủ nên nhiều thùng đựng phải xếp chồng lên nhau [12]

- Công tác theo dõi, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm kho thuốc: đã được đầu tư các TTB đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm trong kho luôn trong giới hạn tiêu chuẩn, tuy nhiên vẫn xảy ra hiện tượng việc ghi chép chưa được tuân thủ và giá trị nhiệt

độ và độ ẩm không đạt yêu cầu Kết quả nghiên cứu tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp Hồ Chí Minh năm 2018 cho thấy công tác kiểm tra kiểm soát nhiệt độ,

độ ẩm được tiến hành 02 lần/ ngày Khi xảy ra tình trạng nhiệt độ, độ ẩm không đạt yêu cầu, công tác xử lý, điều chỉnh chưa đảm bảo kịp thời, gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc [13] Tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Vĩnh Phúc, kết quả nghiên cứu năm 2017 cho thấy nhiệt độ và độ ẩm trong kho thuốc vẫn

có thời điểm không đạt yêu cầu Có những thời điểm nhiệt độ trong kho cao nhất là 30oC, độ ẩm lên tới 78% vượt quá giới hạn cho phép [12]

1.3.2 Về dự trữ thuốc

- Để đảm bảo sẵn sàng cơ số thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh, mỗi cơ

sở y tế cần xây dựng một cơ số tồn kho hợp lý, xây dựng kế hoạch dự trù hàng

Trang 26

hóa phù hợp vừa đảm bảo thuốc đầy đủ, vừa không để thuốc tồn trữ với số lượng quá nhiều Trên thực tế việc này vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 cho thấy thời gian sử dụng vị thuốc dự trữ của kho thường xuyên cao điều này gây tăng chi phí tồn kho [12] Tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu năm 2018 cho thấy giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm không đồng đều, có sự chênh lệch trong việc sử dụng giữa các nhóm thuốc [13]

- Về việc tuân thủ nguyên tắc xuất kho theo FIFO/ FEFO nhìn chung được thực hiện nghiêm túc Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại Viện Y Dược học Dân tộc

Tp Hồ Chí Minh cho thấy quá trình tiếp nhận hàng hóa được tiến hành chặt chẽ, chính xác ngay từ giai đoạn nhập kho Các bước tiến hành trong quá trình tiếp nhận hàng hóa được thực hiện nghiêm túc Tỷ lệ hàng hóa xuất kho tuân thủ nguyên tắc FEFO đạt tỷ lệ 80% [13] Tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Thái Nguyên năm 2019, tỷ lệ tuân thủ nguyên tắc FEFO là 100%

- Công tác kiểm kê đã được thực hiện định kỳ và kiểm tra đột xuất theo đúng quy định Theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc năm 2017 cho thấy do đặc thù của vị thuốc cổ truyền cấp phát theo cân chia nên sẽ có tỷ lệ hư hao trong quá trình cân chia [12] Tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu năm 2018 cho thấy công tác kiểm

kê được thực hiện định kỳ hàng tháng và đột xuất khi có bất thường, kiểm tra chặt chẽ tại 02 đợt kiểm kê chính thời điểm 06 tháng đầu năm và 06 tháng cuối năm để so sổ giữa thống kê và thủ kho Kết quả kiểm kê 6 tháng đầu năm

và 6 tháng cuối năm năm 2018 cho thấy, tỷ lệ số khoản mục có khối lượng khớp nhau tại kho vị thuốc, kho thuốc cổ truyền - tân dược ở 2 lần kiểm tra là 100% [13]

- Công tác dự trữ của các Bệnh viện đã được quan tâm chú trọng, hạn chế tình trạng thuốc hết trong kho để đảm bảo công tác điều trị Tại Bệnh viện Y học

cổ truyền Vĩnh Phúc năm 2017, cơ cấu thuốc hết trong kho xảy ra không nhiều, điều này cho thấy việc lập kế hoạch dự trù gọi hàng sát với tình hình thực tế [12] Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại Viện Y Dược học Dân tộc Tp

Trang 27

Hồ Chí Minh cho thấy có 05 vị thuốc có thời gian hết thuốc trong kho, trong

đó có 01 vị thuốc Nhục thung dung có thời gian hết thuốc nhiều nhất là 61 ngày, vị thuốc có thời gian hết ngắn nhất là Bách bộ với 07 ngày Thời gian hết thuốc trong kho của các vị thuốc này đều tập trung tại một thời điểm nhất định (từ tháng 7 đến tháng 9/2018) Thời điểm này được xác định là thời điểm gia tăng sản xuất để dự trữ hàng hóa cuối năm [13]

Nhìn chung, hoạt động tồn trữ thuốc tại các Bệnh viện ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng theo một công thức chung nhất

1.4 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu :

1.4.1 Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh :

Bệnh viện Y học Cổ truyền là Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế, tọa lạc tại địa chỉ số 179-187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện được thành lập theo theo Quyết định số 4019/QĐ-UB-VX ngày 14 tháng 7 năm 1999 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tiền thân là bệnh viện sản khoa tư nhân (Dưỡng đường Dung Anh) gồm 30 giường bệnh Sau khi Miền Nam giải phóng, ngày 05/05/1975 được tiếp quản

và trở thành Bệnh viện Nghiên Cứu Đông Y thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Y Miền Nam do Bộ Y Tế quản lý, có 50 giường bệnh nội trú và 01 phòng khám bệnh, tổng số CBCC là 30 người

Năm 1979, Bộ Y tế chuyển giao cho Sở Y tế TP HCM quản lý và xây dựng phát triển thành Bệnh Viện Y học Dân tộc

Năm 1999, Bệnh Viện Y Học Dân Tộc chính thức được đổi tên thành Bệnh viện Y học Cổ truyền, là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về lĩnh vực YHCT của thành phố và là bệnh viện tuyến cuối về YHCT ở các tỉnh phía Nam Kể từ khi thành lập, trải qua quá trình xây dựng và phát triển hơn 40 năm, với chức năng và nhiệm vụ chính là kế thừa, phát huy và phát triển YHCT, kết hợp y học

cổ truyển với y học hiện đại trong công tác điều trị và dự phòng, Bệnh viện đã đạt được rất nhiều thành tựu trong công tác phát triển nền YHCT nước nhà

Trang 28

Bệnh viện có 21 khoa, phòng được chia thành 3 khối: lâm sàng, cận lâm sàng

và khối các phòng ban chức năng Với quy mô 340 giường bệnh, mỗi ngày Bệnh viện tiếp đón hàng ngàn lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020 căn cứ theo Quyết định số 486/QĐ-YHCT ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện bao gồm các bệnh lý sau: Di chứng bệnh mạch máu não, Thoái hóa cột sống, Các bệnh đĩa đệm gian đốt sống khác, Thoái hóa đa khớp, Trĩ, Bệnh dây thần kinh mặt, Đau lưng, Nhồi máu não, Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát), Thoái hóa khớp gối, Đái tháo đường tuýp II và Rối loạn lipid máu Với đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực YHCT cùng với các TTB hiện đại, Bệnh viện là cơ sở điều trị đáng tin cậy của người dân thành phố và các tỉnh phía Nam

Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, Bệnh viện còn là cơ sở nghiên cứu khoa học về y dược cổ truyền với nhiều công trình nghiên cứu cấp cơ sở, cấp thành phố và cấp Bộ Y tế Nhiều kết quả nghiên cứu có hiệu quả cao, được ứng dụng rộng rãi Bệnh viện là cơ sở đào tạo liên tục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chuyên ngành YHCT Bệnh viện còn là cơ sở thực hành của các trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khoa Y Đại học Quốc gia TP HCM, Trung học Lê Hữu Trác… với 07 mã số đào tạo do Bộ Y tế cấp, đồng thời là cơ sở kết hợp Viện - Trường của Đại học

Y dược TP HCM với sự hợp tác chặt chẽ trong công tác giảng dạy và điều trị của các giảng viên khoa YHCT

1.4.2 Khoa Dược Bệnh viện :

Trang 29

1.4.2.2 Nhiệm vụ:

a Công tác dược chính:

- Lập kế hoạch cung ứng, kiểm nhập, cấp phát thuốc trong Bệnh viện, báo cáo Giám đốc Bệnh viện xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt

- Tổ chức xuất, nhập, thống kê, kiểm kê, báo cáo, thanh quyết toán và theo dõi quản lý kinh phí sử dụng thuốc theo quy định

- Tổ chức kiểm tra việc bảo quản, xuất nhập thuốc đảm bảo theo quy định của Nhà nước

- Phối hợp với các khoa lâm sàng nâng cao hiệu quả chất lượng công tác Dược lâm sàng tại Bệnh viện

- TTT, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong Bệnh viện

b Công tác bào chế, sản xuất thuốc:

- Lập kế hoạch bào chế vị thuốc cổ truyền, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, báo cáo Giám đốc Bệnh viện xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện

kế hoạch đã được phê duyệt

- Thực hiện bào chế vị thuốc cổ truyền, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân

- Tổ chức quản lý, kiểm nhập, kiểm soát chất lượng dược liệu, kiểm nghiệm sản phẩm đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định

- Phối hợp với phòng Tài chính kế toán thực hiện xây dựng giá thuốc, xuất nhập thống kê, thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước

c Tổ chức nhân sự khoa Dược:

Năm 2020, khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh có tổng

số 53 nhân sự Cơ cấu nhân lực khoa Dược được trình bày tại Bảng 1.2

Trang 30

Bảng 1.2 Cơ cấu nhân lực khoa Dược năm 2020

lượng

Tỷ lệ (%)

Khoa Dược được phân chia thành 06 bộ phận chính bao gồm bộ phận nghiệp

vụ dược, kho – cấp phát, thống kê dược, dược lâm sàng – thông tin thuốc, pha chế - kiểm nghiệm và nhà thuốc Bệnh viện Sơ đồ tổ chức khoa Dược được

trình bày tại Hình 1.1

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức khoa Dược

d Hệ thống kho – cấp phát:

Trưởng khoa Dược

Phó Trưởng khoa Dược

Thống kê Dược Kho – Cấp

phát

Pha chế -

KN thuốc Dược lâm

sàng - TTT Nghiệp vụ

Trang 31

Hệ thống kho – cấp phát tại khoa Dược bao gồm 06 kho thuốc được trình bày

theo sơ đồ tại Hình 1.2

Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống kho – cấp phát khoa Dược Bệnh viện YHCT

Kho chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín là hệ thống 02 kho thuốc trung tâm, có lượng thuốc dự trữ tương đối lớn, mang tính đặc thù và đại diện cho 02 nhóm thuốc sử dụng tại Bệnh viện bao gồm nhóm thuốc thành phẩm và nhóm dược liệu, vị thuốc cổ truyền, các kho thuốc còn lại có cơ số ít và mang tính chất nhỏ lẻ, do đó đề tài tập trung nghiên cứu công tác bảo quản và dự trữ tại 02 kho thuốc trung tâm

Năm 2020, kho chẵn thuốc thành phẩm có 252 mặt hàng, trong đó có 54 mặt hàng do Bệnh viện tự sản xuất; kho dược liệu chín có 273 mặt hàng, trong đó

265 mặt hàng là vị thuốc cổ truyền, 08 mặt hàng còn lại thuộc đối tượng hao phí như dây thun, giấy gói thuốc

Các mặt hàng bảo quản tại 02 kho thuốc khảo sát đều được bảo quản trong môi trường khô, nhiệt độ từ 15-30oC Tùy theo tính chất bảo quản của từng kho thuốc mà quy định về độ ẩm có sự khác nhau Theo quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BYT, kho chẵn thuốc thành phẩm bảo quản các thuốc hóa dược, thuốc dược liệu – thuốc cổ truyền và các mặt hàng sản phẩm sản xuất tại Bệnh viện, không bảo quản thuốc kiểm soát đặc biệt, thuốc có hoạt lực mạnh, thuốc

có mùi hoặc thuốc nhạy cảm với ánh sáng, điều kiện độ ẩm quy định không quá 75%; kho dược liệu chín bảo quản các vị thuốc cổ truyền và một số bao bì như dây thun, giấy gói thuốc…, độ ẩm quy định không quá 70%

Kho - Cấp phát

Kho chẵn thuốc thành phẩm

Kho cấp phát thuốc thành phẩm BHYT ngoại trú

Kho lẻ nội trú và gây nghiện, hướng thần

Kho dược liệu

Kho cấp phát thuốc thang

Trang 32

Các TTB phục vụ công tác bảo quản tại 02 kho thuốc đều đáp ứng quy định tối thiểu của một kho thuốc như máy điều hòa nhiệt độ, quạt hút, nhiệt ẩm kế… Trước tháng 10/2020, việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại các kho thuốc được thực hiện thông qua thiết bị nhiệt ẩm kế cơ và theo dõi định kỳ 02 lần/ ngày, buổi sáng lúc 9h00’, buổi chiều lúc 15h00’ tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ 7, Chủ nhật, lễ, Tết) và được ghi chép vào Sổ theo dõi nhiệt độ - độ

ẩm Cuối tháng 10/2020, các bộ phận thực hiện mô hình 5S, đồng thời hoàn thiện nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GSP),

do đó hầu hết các kho thuốc đều được trang bị nhiệt ẩm kế tự ghi thay thế nhiệt

ẩm kế cơ Việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm được ghi nhận định kỳ một cách tự động theo khoảng thời gian cố định được cài đặt sẵn thông qua thiết bị Elitech RC-4HC Việc truy xuất dữ liệu được thực hiện thông qua phần mềm một cách nhanh chóng và thuận tiện bằng cách kết nối thiết bị với máy tính Giai đoạn đầu mới triển khai theo dõi nhiệt độ, độ ẩm bằng thiết bị tự ghi, các kho thuốc vẫn duy trì việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm bằng thiết bị nhiệt ẩm kế cơ để khảo sát mức độ tin cậy của thiết bị tự ghi Kết quả khảo sát từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020 tại 02 kho thuốc cho thấy có sự sai lệch rất lớn về độ ẩm trong kết quả ghi nhận tại 02 thiết bị (độ ẩm chênh lệch > 2%), có những thời điểm

độ ẩm ghi nhận tại thiết bị tự ghi vượt quá giới hạn quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BYT, do đó hoạt động theo dõi nhiệt độ, độ ẩm giai đoạn này vẫn chủ yếu dựa vào thiết bị nhiệt ẩm kế cơ

1.5 Tính cấp thiết của đề tài

Với đặc thù là Bệnh viện chuyên khoa trong lĩnh vực YHCT, cơ cấu thuốc dược liệu – thuốc cổ truyền, dược liệu và vị thuốc cổ truyền chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lượng thuốc sử dụng tại Bệnh viện, tuy nhiên, hoạt động bảo quản thuốc vẫn còn tồn tại những khó khăn riêng như thể chất cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích bảo quản; dễ bị tác động bởi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…; tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản, cân chia cũng còn rất nhiều bất cập Bên cạnh

đó, việc dự trữ thuốc đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng, tránh xảy ra tình trạng thiếu thuốc luôn là bài toán khó đối với những người làm công tác quản

lý Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể khắc phục những vấn đề còn tồn tạị,

Trang 33

góp phần nâng cao chất lượng Bệnh viện, tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Bệnh viên vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này Với mong muốn có cái nhìn tổng quan về hoạt động tồn trữ thuốc tại Bệnh viện,

chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại một số kho của khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020”

Việc nghiên cứu là cần thiết, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tồn trữ thuốc tại Bệnh viện trong thời gian tới

Trang 34

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu :

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Kho chẵn thuốc thành phẩm, Kho dược liệu chín

- Danh mục thuốc dự trữ trong kho chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh năm 2020

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu:

- Khoa Dược - Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh

- Kho chẵn thuốc thành phẩm, Kho dược liệu chín

2.1.3 Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 01/01/2020 đến 31/12/2020

2.2 Phương pháp nghiên cứu :

2.2.1 Biến số nghiên cứu :

2.2.1.1 Mục tiêu 1 Đánh giá thực trạng bảo quản thuốc tại kho chẵn thuốc

thành phẩm và kho dược liệu chín Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp

Hồ Chí Minh năm 2020

Trang 35

Bảng 2.3 Các biến số cần thu thập về công tác bảo quản thuốc tại một số kho của

khoa Dược Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp Hồ Chí Minh

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại

biến

Kỹ thuật thu thập

Biến phân loại (Sau đại học/

đại học/ trung học)

Bảng thống kê công việc cá nhân theo đề

án vị trí việc làm năm 2020

2 Công tác đào tạo

Là việc đào tạo, cập nhật

về GSP, các quy định của pháp luật, quy trình thực hiện và quy định về an toàn phù hợp với công việc

Biến phân loại (Có/ Không)

Hồi cứu danh sách tập huấn

Biến phân loại (Có/ Không) Quan sát

Biến phân loại (Có/ Không)

Sổ theo dõi thiết bị bảo quản tại kho năm 2020

Biến phân loại (Có/ Không)

Sổ theo dõi thiết bị bảo quản tại kho năm 2020

6 Hệ thống giá kệ Là tất cả quầy, kệ để chất Biến phân loại Quan sát

Trang 36

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại

biến

Kỹ thuật thu thập

xếp hàng hóa tại 02 kho khảo sát

Biến dạng số (ĐVT: m) Đo trực tiếp

8 Thiết bị PCCC

Là việc trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ tại 02 kho khảo sát

Biến phân loại (Có/ Không) Quan sát

9 Khoảng cách

giữa các giá kệ

Là khoảng cách giữa 02 mép giá kệ liền nhau

Biến phân loại (Có/ Không) Quan sát

10 Việc ghi chép

nhiệt độ, độ ẩm

Là ngày nhân viên tuân thủ ghi chép nhiệt độ (tối thiểu 2 lần/ ngày) vào thời điểm xác định

Biến phân loại (Tuân thủ/

Không tuân thủ)

Phiếu theo dõi nhiệt độ, độ

ẩm tại kho năm 2020

01 ngày ghi chép

Biến dạng số (ĐVT: lần)

Phiếu theo dõi nhiệt độ, độ

ẩm tại kho năm 2020

Phiếu theo dõi nhiệt độ, độ

ẩm tại kho năm 2020

Biến dạng số (ĐVT: lần)

Phiếu theo dõi nhiệt độ, độ

ẩm tại kho năm 2020

Trang 37

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại

biến

Kỹ thuật thu thập

phẩm trong 1 ngày ghi chép

số ngày vào thời điểm nhất định (tối thiểu 2 lần/

ngày)

Biến dạng số (Nhiệt độ: oC,

Độ ẩm: %)

Phiếu khảo sát thực tế

Biến phân loại (Có/ Không) Quan sát

2.2.1.2 Mục tiêu 2 Phân tích thực trạng dự trữ một số thuốc tại kho chẵn

thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín Bệnh viện Y học Cổ truyền

Tp Hồ Chí Minh năm 2020

Trang 38

Bảng 2.4 Các biến số cần thu thập về công tác dự trữ một số thuốc tại kho

chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại

biến

Kỹ thuật thu thập

1

Giá trị xuất

nhập tồn năm

2020

Là giá trị xuất nhập tồn tại

02 kho khảo sát năm 2020

Biến dạng số (ĐVT: VNĐ)

Báo cáo xuất nhập tồn kho năm 2020

Biến dạng số (ĐVT: VNĐ)

Báo cáo xuất, nhập, tồn kho năm 2020

Biến dạng số (ĐVT: VNĐ)

Báo cáo xuất, nhập, tồn kho hàng tháng năm

Biến dạng số (ĐVT: Tháng)

Báo cáo xuất, nhập, tồn kho hàng tháng và toàn năm của năm 2020

Biến phân loại (Tuân thủ/

không tuân thủ)

Kiểm tra thẻ kho 20 mặt hàng khảo sát

6

Sự khớp nhau

giữa sổ sách

và thực tế

Là số khoản mục đúng, đủ

số lượng, chủng loại thông qua các lần kiểm kê trong năm 2020

Biến dạng số (ĐVT: khoản mục)

Báo cáo kiểm

kê năm 2020

Trang 39

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại

biến

Kỹ thuật thu thập

7 Số lượng

thuốc hư hao

Là số lượng thuốc bị hết hạn dùng, hỏng vỡ, không đạt chất lượng… trong quá trình bảo quản phải điều chuyển về kho biệt trữ

Biến dạng số (ĐVT: viên/

chai/ gram )

Kiểm tra thẻ kho và Sổ theo dõi chất lượng thuốc trong kho năm 2020

Biến dạng số (ĐVT: ngày)

Kiểm tra thẻ kho năm 2020

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu :

Hồi cứu số liệu, mô tả cắt ngang

2.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu :

- Mục tiêu 1: 02 kho thuốc (Kho chẵn thuốc thành phẩm, Kho dược liệu chín)

- Mục tiêu 2: 10 mặt hàng thuốc thành phẩm (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền), 10 mặt hàng vị thuốc cổ truyền năm 2020 theo danh mục sau:

+ Nhóm 10 mặt hàng thuốc thành phẩm: Cerecaps, Kefentech, Stadnex

Cap 20mg, Statinagi 20mg, Lopassi, Piascledine, Venokern, Lumbrotine, Ginkor Fort, Phong Dan

+ Nhóm 10 mặt hàng vị thuốc cổ truyền: Bạch linh (Phục linh, Bạch phục

linh), Xuyên khung, Đương quy (Toàn quy), Cam thảo, Thục địa, Bạch thược, Ngưu tất, Đảng sâm, Đỗ trọng, Hoàng kỳ (Bạch kỳ)

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu :

2.2.4.1 Kỹ thuật, công cụ thu thập :

 Công tác thu thập số liệu được thực hiện bằng phương pháp hồi cứu tài liệu

Trang 40

sẵn có, quan sát và đo đạc thực tế

a) Hồi cứu tài liệu sẵn có:

‐ Đề án vị trí việc làm năm 2020

‐ Sổ theo dõi thiết bị bảo quản tại kho năm 2020

‐ Báo cáo sử dụng thuốc tại kho chẵn thuốc thành phẩm và kho dược liệu chín năm 2020

‐ Sổ ghi chép nhiệt độ, độ ẩm năm 2020

‐ Đo khoảng cách giữa giá kệ với nền kho

 Công cụ thu thập số liệu:

- Số liệu về nhiệt độ, độ ẩm: Đối với thiết bị nhiệt ẩm kế cơ, việc thu thập số liệu được thực hiện thông qua Sổ ghi chép nhiệt độ - độ ẩm tại 02 kho khảo sát Đối với thiết bị nhiệt ẩm kế tự ghi, việc thu thập số liệu được thực hiện thông qua kết quả trích xuất dữ liệu trên phần mềm thông qua thiết bị Elitech RC-4HC

- Việc thu thập số liệu được thực hiện thông qua bảng kiểm (checklist) và các biểu mẫu bao gồm:

o Biểu mẫu thu thập số liệu một số tiêu chuẩn về GSP (trình độ, kinh nghiệm

nhân sự, công tác đào tạo, địa điểm, thiết kế xây dựng) (Phụ lục 1)

o Biểu mẫu thu thập số liệu về kết quả theo dõi nhiệt độ, độ ẩm năm 2020

(Phụ lục 2)

o Biểu mẫu thu thập số liệu về kết quả khảo sát thực tế nhiệt độ, độ ẩm của

thiết bị nhiệt ẩm kế cơ và thiết bị tự ghi (Từ 10/02/2022 đến 23/02/2022)

Ngày đăng: 14/08/2022, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w