1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Những chiếc đầu tàu của nền kinh tế? docx

3 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 96,13 KB

Nội dung

Những chiếc đầu tàu của nền kinh tế? Có ý kiến cho rằng các tập đoàn, TCT nhà nước hút quá nhiều nguồn lực của xã hội nhưng sử dụng lại không hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh không công bằng, minh bạch, ảnh hưởng không tốt tới phát triển kinh tế đất nước. (2) Đồng thời, cũng có thể lập luận thêm rằng ngay cả khi những tập đoàn và TCT có lãi thì chủ yếu nhờ vào sự bảo hộ của Chính phủ, nhờ vào vị thế độc quyền trên thị trường nội địa, hay hàng rào thuế quan cao, và/hoặc được Chính phủ trợ cấp bằng vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên rẻ, hay được ban phát các hợp đồng béo bở. Lại có ý kiến cho rằng khu vực nhà nước ở Việt Nam hiện chiếm hữu rất nhiều nguồn lực nhưng sử dụng chúng một cách kém hiệu quả, đóng góp rất khiêm tốn cho ngân sách, tăng trưởng GDP, tạo việc làm mới, phát triển công nghiệp, và xuất khẩu, bởi vậy cần từ bỏ quan điểm chọn trước một khu vực nào đó là “xương sống” hay “chủ đạo”, bất chấp kết quả hoạt động của khu vực này. (3) Vai trò quan trọng của các tập đoàn, TCT nhà nước Dù nói gì thì nói, các tập đoàn, TCT nhà nước vẫn giữ vai trò không thể thiếu được trong nền kinh tế Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển các tập đoàn, TCT nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc gia, vừa phù hợp với xu thế của kinh tế thế giới, đồng thời cho phép khai thác được những lợi thế so sánh của quốc gia và là hệ quả tất yếu của tăng trưởng. Hình thành và phát triển các TĐKT cho phép huy động một nguồn lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Với quy mô lớn, trình độ quản lý hiện đại, các TĐKT phát huy được lợi thế về quy mô, thống nhất phương hướng phát triển, tiết kiệm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, phát huy được thương hiệu chung của cả tập đoàn, qua đó làm tăng sức mạnh chung của cả tập đoàn cũng như mỗi công ty thành viên. Ngoài ra, việc khai thác lợi thế so sánh trong nước để thúc đẩy phát triển, các TĐKT còn chống lại sự thâm nhập ồ ạt của các tập đoàn nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Đối với các nước đang phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hóa như Việt Nam, TĐKT có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sản xuất trong nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và những cam kết tự do thương mại, hình thành các TĐKT lớn là giải pháp quan trọng để bảo vệ sản xuất trong nước khi mà các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh với các TĐKT lớn nước ngoài. Ở một số quốc gia, sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với chiến lược phát triển đúng đắn đã hình thành những TĐKT mạnh và từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế, các chaebol của Hàn Quốc là một ví dụ. Thứ nhất, vấn đề cốt lõi lớn nhất hiện nay đó chính là việc phân biệt vai trò của nhà nước trong nền kinh tế với vai trò và vị trí của các doanh nghiệp nhà nước - đặc biệt là vị trí của các tập đoàn, TCT trong nền kinh tế. Kinh doanh và quản lý nhà nước là hai vấn đề không nên trùng lặp nhau bởi quản lý nhà nước là để điều hành, chi phối nền kinh tế - khác với trực tiếp sản xuất kinh doanh. Do chưa có sự tách biệt rõ ràng nên các tập đoàn, TCT vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa thực hiện một số chức năng như cơ quan quản lý nhà nước, vừa phải lo đạt chỉ tiêu kinh doanh, vừa phải lo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội. Nếu không giải quyết vấn đề từ gốc, không có một khung khổ pháp lý thì sẽ tiếp tục vướng mắc trong khi tìm giải pháp xử lý. Rõ ràng cần có Luật về đầu tư công (hay Luật sử dụng vốn và tài sản nhà nước) không chỉ đề cập đầu tư bằng vốn của ngân sách nhà nước vào các dự án, công trình mà điều chỉnh cả đầu tư vào các doanh nghiệp. Thứ hai, cần xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong các TĐKT và TCT nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, vừa đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước. Trong các doanh nghiệp nhà nước có 2 yếu tố quan trọng chi phối là: sở hữu và quản trị. Vốn và tài sản của doanh nghiệp có nguồn gốc từ đâu không quyết định được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà phụ thuộc vào yếu tố quản trị doanh nghiệp, vào quản trị công ty (corporate govenance) và điều hành sản xuất kinh doanh. Quản trị hạn chế sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn và hoạt động thấp. Vấn đề quan trọng đặt ra trong thời gian tới là quản trị doanh nghiệp bao gồm việc thiết kế lại quy chế về quản trị doanh nghiệp, xác định rõ nội dung giám sát của nhà nước, làm rõ vai trò quản lý nhà nước và vai trò chủ sở hữu, làm rõ vai trò chủ sở hữu với quyền quyết định kinh doanh Quan điểm chỉ đạo tách quản lý hành chính nhà nước với chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đã được đề cập từ Đại hội IX và Nghị quyết Đại hội X; đồng thời Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng quy định tách biệt 2 chức năng này. Vấn đề là thực hiện và cụ thể hóa nó như thế nào vẫn còn hạn chế. . Những chiếc đầu tàu của nền kinh tế? Có ý kiến cho rằng các tập đoàn, TCT nhà nước hút quá nhiều nguồn lực của xã hội nhưng sử. trò của nhà nước trong nền kinh tế với vai trò và vị trí của các doanh nghiệp nhà nước - đặc biệt là vị trí của các tập đoàn, TCT trong nền kinh tế. Kinh

Ngày đăng: 05/03/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w