1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch văn hóa tại huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa

72 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 13,75 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA DU LỊCH

Họ và tên : Trần Thị Tháo - K24QT

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH, KHÁCH SẠN) MÃ NGÀNH: 7810103.3

HÀ NỘI, 01 - 2020

Trang 2

MUC LUC

DANH MUC BANG BIEU DANH MUC CHU VIET TAT PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích nghiên cứu của khóa luận wei 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận . -‹ :-+ 2 4 Phương pháp nghiên cứu của khóa luận . ¿5-5555 S+ccsesrxsr+ 3 5 Bố cục nghiên cứu của khóa luận . -¿-22222c++ttt22EEvvvverrrrrrrrre 4 PHAN NOI DUNG

CHUONG 1: TONG QUAN NGHIEN CUU VA CO SO LY THUYET VE PHAT TRIEN DU LICH VAN HO

1.1 Tổng quan nghiên cứu về du lịch văn hóa

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu du lịch văn hóa trên thé 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về du lịch văn hóa ở Việt Nam 1.2 Cơ sở lý thuyết về du lịch văn hóa

ý 7/218 n.n n6 edA 9 c8 n5 na ốẦẦẦ.ấ 10 1.2.3 Khái niệm du lịch văn hóa

1.2.4 Các loại hình du lịch văn hóa .- c5 5+5 S+S+SSvsvzvxexerexexerrrrrsrrre 13 1.2.5 Tài nguyên đu lịch văn hóa

1.2.6 Vai trò của du lịch văn hóa trong hoạt động du lich

1.2.7 Các điều kiện tác động đến sự hình thành và phát triển du lịch văn hóa 17 TIEU KET CHUONG 1

HÓA HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Trang 3

2.2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 2.2.1 Tài nguyên du lịch văn hóa

3.2.2 Cơ sở hạ tầng 0Vồ00146 DẦ GHI THẪ‹acoiciiitiaGaikiiiidiiliicilggt1818 37 2:21 KHHÁCH đi LJƯÍI: coccnniicnh HH Hịtg kg gggị gg gg Ti kg i35 08g01615350017508105581540881340066 39 2.2.4 Nhân lực du lịch

2.2.5 Tổ chức quản lý Nhà HƯỚC .cccăăccevihiiihiiiiiriiiiriiiirirre 43

2.2.6 Xúc tiến dụ lịch văn hóa - 43

2.2.7 Công tác bảo tôn di sản văn hóa trong đu lịch -c ccccc-ce+ 45 TIỂU KÉT CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: ĐÈ XUẤT, KIÊN NGHỊ N VĂN HÓA TẠI HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA 47 3.1 Đề xuất giải pháp 47

3.1.1 Giải pháp hoàn thiệ 47

3.1.2 Giải pháp hoàn thiện tay nghề nhân lực trong du lịch văn hóa

3.1.3 Giải pháp quảng bá và xúc tiễn dụ lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân 49 3.1.4 Giải pháp bảo tần di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa 51

3.1.5 Một số giải pháp khác

3.2 Khuyến nghị thực hiện

3.2.1 Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa occ555555+++ccccccccvvvcerrrrrree 56 3.2.2 Đối với dp quản lý huyện Thọ Xuân -<ssssstssrre $6 3:2(3: Đối với nguài dán điliBNHGHE LucitaoitesNiastGadittsgtsangagagasaesssae 57

TIỂU KẾT GHƯƠNG Ổ ss22sutdg bong td010d0808800608606 246 58 PHAN KET LUAN

Trang 4

DANH MUC BANG BIEU

Bảng 2.1: Bang doanh thu ttr dich vu du lich tai huyén Tho Xuan, tinh Thanh Hoa QOS S201 9 vac sccvcswosessonnvssvenarvsuss

Bang 2.2: Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 38 Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch đến huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (2016 — 2019)

Bảng 2.4: Mức chỉ tiêu trung bình của khách du lịch tới tham quai huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2019

DANH MỤC BIÊU DO

Biểu đề 2.1: Số lượng nguồn nhân lực trong du lịch huyện Thọ Xuân, tinh Thanh H68 sisson mn 4I

Trang 5

DANH MUC CHU VIET TAT TS Tiên sỹ

GS.TSKH Giáo sư Tiên sỹ khoa học UNESCO United Nations Educational

Trang 6

PHAN MO BAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam Du lịch được ghi nhận như một sở thích, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí mà còn là cơ hội giúp con người nâng cao hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia cũng như địa phương để từ đó góp phần đây

mạnh kinh tế thế giới nói chung, từng quốc gia hay từng địa phương nói riêng Du lich văn hóa đang là một xu thé đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc

biệt là những quốc gia có sự giàu có về tài nguyên du lịch văn hóa Du lịch văn

hóa là loại hình du lịch tìm hiểu lịch sử, văn hóa, lối sống cũng như các yếu tố

truyền thống của người dân địa phương của điểm đến hay một quốc gia Du lịch

văn hóa không chỉ mang lại lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho bản địa mà

còn giúp người dân có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy và tôn tạo những di tích lịch sử cũng như nhiều lễ hội hay các làng nghề truyền thống Bên cạnh những loại hình du lịch khác như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cũng có khả năng làm giảm tính mùa vụ rõ rệt, vì vậy khách tham quan có thé đến vào bất kỳ mùa nào trong năm

Không chỉ giàu có về tài nguyên du lịch tự nhiên, Việt Nam còn được biết đến với nhiều tài nguyên du lịch văn hóa như những di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa phi vat thé hay những làng nghề truyền thống, Nhiều năm trở lại đây, du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế và nội địa nhờ vào phát triển sản phẩm dựa trên nguồn tài nguyên du lịch văn

hóa Bên cạnh đó, du lịch văn hóa góp phần giúp Việt Nam bảo tồn và phát huy

những truyền thống văn hóa vốn có của dân tộc

Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được biết đến trong suốt chiều dai lich sử của dân tộc Việt Nam là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” với nhiều dấu ấn đậm nét về lịch sử và văn hóa xứ Thanh, có tiềm năng dồi dào, phong phú về nhiều

Trang 7

loại hình du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái cũng như du lịch danh lam thắng cảnh

Trong những năm qua, việc khai thác tiềm năng du lịch ở huyện Thọ Xuân dã và đang được đây mạnh với việc được quan tâm và đầu tư bằng những chương trình quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi, khẩu hiệu, những trang hàng chợ quê truyền thống hay những phòng trưng bày triển lãm nhằm giới thiệu và thu hút hàng triệu lượt du khách về tham quan du lịch và dâng hương tại các khu di tích trong địa phương Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân

dân huyện Thọ Xuân đã triển khai nhiều giải pháp như đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng ví dụ như hệ thống giao thông, khách sạn, nhà nghỉ và nhiều dịch vụ kèm theo, khôi phục và bảo tồn các di tích lịch sử bằng việc thành lập ban quản lý khu di tích cũng như chọn đội ngũ có năng lực, để biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương Tuy nhiên, để du lịch Thọ Xuân vươn lên xứng đáng ngang tầm với các địa phương khác thì rất cần có những giải pháp cụ thể cũng như sự quan tâm sâu sắc từ cấp chính quyền Trung ương, các Bộ, Ngành và tỉnh Thanh Hóa

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Phát triển du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa” là đề tài nghiên cứu của khóa luận

2 Mục đích nghiên cứu của khóa luận

Mục đích của khóa luận là hệ thống hóa một số lý thuyết liên quan đến du lịch văn hóa, phân tích thực trạng hoạt động cũng như tiềm năng về du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất một số giải pháp dé phát triển du lịch văn hóa tại địa phương trong giai đoạn 2020 — 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận 3.1 Đối trợng nghiên cứu

Hoạt động du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Trang 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu

-_ Về nội dung: Đề tài là tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận về du lịch văn hóa Ngoài ra, đề tài cũng đánh giá tiềm năng, thực trạng và đề xuất những giải pháp đề phát triển du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa -_ Về thời gian: Các số liệu trong đề tài được thu nhập từ năm 2015 đến năm

2019 và có các đề xuất cũng như giải pháp được đưa ra trong giai đoạn 2020 - 2030

-_ Về không gian: Các địa điểm cũng như di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn

huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 4 Phương pháp nghiên cứu của khóa luận

Trong đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: -_ Phương pháp phân tích tổng hợp:

Phương pháp này được thực hiện trong đề tài thông qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu cũng như các kết quả điều tra, phân tích đề thấy được thực trạng phát triển của du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Qua đó, việc xác định tính động lực cũng như nhận thức được sự ảnh hưởng qua lại giữa phát triển du lịch với công tác bảo tồn và phát huy các tài nguyên du lịch văn hóa

- _ Phương pháp thu nhập và xử ly tài liệu:

Phương pháp này được thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lý các tài liệu trong phòng dựa trên các cơ sở số liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế Phương pháp này cho phép kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng những thông tin đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước Chính vì vậy, phương pháp này thường xuyên được sử dụng với vai trò cơ sở, điều kiện cần thiết để phục vụ nghiên cứu khoa học

-_ Phương pháp khảo sát thực tế:

Phương pháp này được thực hiện qua việc khảo sát thực tế ở các địa điểm du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân như khu di tích lịch sử

Trang 9

Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, qua đó thu nhập được các thông tin, hình ảnh, quan sát cũng như ghi chép về thực trạng du lịch văn hóa trên địa bàn huyện 5 Bố cục nghiên cứu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nghiên cứu được chia làm 3 chương chính như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch văn hóa 1.1 Tổng quan nghiên cứu du lịch văn hóa

1.2 Cơ sở lý thuyết về du lịch văn hóa

Tiểu kết chương 1

Chương 2: Cơ sở thực tiễn và phát triển du lịch văn hóa huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Tiểu kết chương 2

Trang 10

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1: TONG QUAN NGHIEN CUU VA CO SO LY THUYET VE PHAT TRIEN DU LICH VAN HOA

1.1 Tổng quan nghiên cứu về du lịch văn hóa

Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của rất nhiều nước trên thế giới đặc biệt đối với những nước đang phát triển Vì vậy, việc nghiên cứu và thảo luận những vấn đề liên quan đến du lich đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các cơ quan/ trường/ viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Du lịch văn hóa cũng là

một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu chọn lựa bởi những lợi ích về mặt kinh tế

cũng như văn hóa mà lĩnh vực này mang lại

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu du lịch văn hóa trên thế giới

Một số tác phẩm liên quan đến du lịch văn hóa ở các quốc gia khác trên thế giới cũng được đưa ra Trong cuén “Cultural Tourism in Croatia” nam 2013 tác giả Damir Demonja đã đưa ra các kết quả cụ thể mà đu lịch Croatia đạt được

sau khi áp dụng chiến lược phát triển kinh tế, từ đó chỉ ra du lịch văn hóa là một

hướng đi đúng đắn và thực sự bền vững cho sự phát triển kinh tế của đất nước này Hay trong điều tra thực nghiệm trên các thành phố của Ý năm 2014 được in trong tạp chí Kinh té du lich do Borowiecki KJ và C Castiglione thực hiện, đã chứng minh rằng các điểm tham quan văn hóa và các sự kiện đặc biệt có sức mạnh giống như nam châm đối với du lịch Một tác phẩm khác đáng được chú ý do la “Cultural heritage and tourism in the developing world: a regional perspective” nam 2009 do tac gia Dallen J.Timothy va Gyan P.Nyaupane da chi ra môi liên hệ mật thiết giữa di san văn hóa va du lich trong tương quan mối

liên hệ bao trùm là sự phát triển của thế giới

Không chỉ vậy, trên thế giới đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về loại

hình du lịch này nhu “Culture tourism in Europe” nam 1998 va “Cultural tourism: Global and local perspectives” nam 2007 cua tac gia Richard Greg, hay tac gia Bob MC Mercher va Hilary Du Cros cé tac pham “Du lich van hoa:

Trang 11

Mối quan hệ giữa du lịch và quản lý di sản van héa” NXB Routledge năm 2002 hoặc hội thảo năm 2009 về “7ác động của đu lịch văn hóa” của OECD (Organization for Economic Cooperation and Development)

Có thể nói, tất các các tài liệu, nghiên cứu đều nêu bật vai trò của du lịch

văn hóa và nhấn mạnh loại hình du lịch này có thể phát triển ở mọi vùng lãnh thổ trên thế giới Tuy nhiên, các đề tài này chưa tập trung đến việc làm thế nào để phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững ở những quốc gia đang phát triển mà chỉ tập trung vào những quốc gia có phát triển như các nước châu Âu 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về du lịch văn hóa ở Việt Nam

Trong chiều dài dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam tự hào với bề

dày lịch sử và văn hóa, đó là tiềm năng và thế mạnh đẻ Việt Nam khai thác phục vụ

cho nền công nghiệp du lịch chuyên nghiệp Có nhiều đề tài cũng như ấn phâm văn học nói về văn hóa cũng như du lịch văn hóa trong kho tàng văn học của Việt Nam Cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Vuong nam

1998 là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quát về văn hóa Việt Nam, dia bàn khu

trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương cụ thể Cuốn sách là nền tảng cơ sở cho nhiều đề tài liên quan đến văn hóa cũng như du

lịch văn hóa Một tác phẩm khác là “Giáo írình đư lịch văn hóa” do TS Trần

Thúy Anh chủ biên năm 2011 nêu lên các vấn đề lý luận và nghiệp vụ trong du lịch văn hóa để từ đó đề ra những định hướng đê phát triên du lịch văn hóa theo hướng bền vững Cuốn sách cũng được xem như kiến thức nền cho các dé tai để phát triển du lịch văn hóa

Dưới góc nhìn về văn hóa đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu như “Lễ

hội truyền thông của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc ” năm 2002 của tác

giả Hoàng Lương sưu tầm và giới thiệu Tác phẩm chỉ ra những lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, nêu lên những giá trị văn hóa của các truyền thống đó Từ đó nêu lên tính cấp thiết trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống vốn có Ngoài ra, một vài tác phẩm khác cũng tập trung phân tích về xu hướng phát triển của du lịch văn hóa hién nay nhu “Du lich văn

Trang 12

hóa — một xu hướng đáng chú ý” của Lê Hồng Lý (2009) in trong tap chi van hóa dân gian hay tác phẩm “Phái triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ” của tác giả Nguyễn

Van Binh nam 2005, Tất cả các đều nêu lên lợi ích của việc phát triển du lịch

văn hóa đối với Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng Tuy nhiên, các công trình văn học kẻ trên hầu hết chỉ tập trung khai thác các giá trị của du lịch văn hóa mà chưa đề cập sâu vào việc định hướng đề bảo vệ các tài nguyên du lịch văn hóa

Nhận thức được rõ sự phát triển của du lịch đối với nền kinh tế của mỗi

quốc gia, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu đã đóng góp nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa Một số đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận của sinh viên và luận văn thạc sĩ đã tập trung vào việc

phát triển du lịch nói chung ở một số vùng trên cả nước ví dụ như đề tài khóa

luận tốt nghiệp “Dư lịch Hải Dương — Tiền năng, thực trạng và giải pháp phát triển” của Nguyễn Thị Thương (2010), Đại học dân lập Hải Phòng đã nêu ra một số phương hướng phát triển du lịch và một số giải pháp nhằm nâng cao các giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương Mặc dù những phương hướng phát triển này được xem là phù hợp với phương hướng phát triển của tỉnh Hải Dương, nhưng nhiều nội dung liên quan việc tiếp thị và xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa ở tỉnh này đến nay vẫn chưa được cải thiện, số lượng khách nội địa đến đây chưa được nhiều Một đề tài khác cũng tập trung vào việc phát triển du lịch nói chung đó là đề tài “Wghiên cứu phát triển du lịch tại thành nhà Ho, tinh Thanh Hóa” của tác giả Đào Thanh Xuân, trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn năm 2014 Đề tài đã chỉ ra những bài học về việc phát triên du lịch tại các quốc gia khác như Nhật Bản, Campuchia trong việc phát triển du lịch tại thành nhà Hồ tỉnh Thanh Hóa Tuy nhiên, những bài học này chưa thật sự áp

dụng được ở Việt Nam, cụ thẻ là thành nhà Hồ vì lượng khách du lịch đến đây

không quá nhiều và cơ sở vật chất ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng chưa đạt được bằng với các nước cũng như địa danh khác

Trang 13

Một số nghiên cứu khác tập trung vào nội dung phát triển du lịch văn hoá

cấp tỉnh như đề tài “Phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam” của Lương Thị Tố Uyên (2009), Đại học dân lập Hải Phòng, “Nghiên cứu phát triển du lich van hóa tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Lê Trung Thu trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn năm 2012 , “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tinh Phi: Tho” năm 2015 của tác giả Phan Thị Hồng Giang trường Đại học Khoa học Xã Hội và

Nhân Văn Nhóm đề tài này chủ yêu phân tích những điều kiện phát triển du lịch và đề xuất một giải pháp phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn các tỉnh

Tuy nhiên, các giải pháp này còn nhiều nội dung chưa được đề cập đến như việc bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử, các chính sách của nhà nước Bên cạnh đó,

những giải pháp đã đề ra cách đây khá lâu, trong bối cảnh phát triển hiện tại, các

giải pháp đó hầu như không còn phù hợp nữa, cần phải đưa ra những biện pháp

và phương hướng giải quyết mới đề phát triển du lịch văn hóa

Một đề tài khác cũng đáng được chú ý bởi việc chỉ ra được một số kinh

nghiệm phát triển du lịch văn hóa tại một số quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt

Nam, có ý nghĩa thực tiễn là bài học cho việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình đó là đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình” do tác giả Phạm Thị Bích Thủy trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Van nam 2011 Tuy nhiên, việc hệ thống hóa và tập trung phân tích các điều kiện để phát triển du

lịch văn hóa còn chưa thật sự tập trung bởi đề tài đề cập khá nhiều tới các yếu tố tự

nhiên cũng như các điều kiện bên ngoài tác động tới du lịch tỉnh

PGS.TS Lê Anh Tuần, ThS Nguyễn Thị Hồng Tâm đã có bài viét “Nang

cao vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm du lịch đi sản ” Tuy nhiên, nội dung chỉ giới hạn trong việc phân tích thực trạng, khuyến cáo trách nhiệm của cộng đồng và người làm du lịch đối với việc tôn trọng và bảo vệ các di sản thế giới chứ chưa đưa ra các biện pháp giúp chính quyền cũng như người dân từng địa phương thúc đây và bảo tồn các di sản văn hóa đó

Mặc dù du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa luôn là đề tài hấp dẫn và được hướng tới trong bối cảnh mọi quốc gia dân tộc đang có xu hướng phát triển du

Trang 14

lịch xanh kết hợp du lịch bền vững, nhưng hầu như các đề tài về lĩnh vực này

vẫn chưa thực sự được khai thác triệt để Chính vì vậy, mặc dù những đề tài phát

triển du lịch văn hóa không phải là đề tài mới, tuy nhiên, đề tài “Phát triển du

lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa” sẽ tiếp tục tiến hành dựa trên những lỗ hồng trong các đề tài nghiên cứu trước đẻ góp phan phát triển du lịch văn hóa Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa nói riêng

1.2 Cơ sở lý thuyết về du lịch văn hóa

1.2.1 Khái niệm du lịch

Du lịch là một ngành “kinh tế mũi nhọn” trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, một ngành công nghiệp không khói mang lại công ăn việc làm và lợi nhuận cho xã hội Với sự phát triển không ngừng của xã hội, du lịch là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Du lịch được ghi nhận là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người

Thuật ngữ du lịch đã khá phổ biến, nó bắt nguồn từ tiếp Hy Lạp với ý

nghĩa là đi một vòng, trong tiếng Việt, thuật ngữ này được thông dịch qua tiếng Hán “du” có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là từng trải Tuy nhiên, thời Trung Quốc gọi du lịch là du lăm với ý nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức

Trong cuốn “Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ thăm quan” với một nội dung khá chỉ tiết nhà địa lý Belarus đã nhắn mạnh du lịch là một dạng hoạt động của cư dân, trong thời gian rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên, nhằm mục đích phát triển thể chất, tỉnh thần và nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc hoạt động thể thao, kèm theo việc tiếp thu

những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ

Theo Liên Hợp Quốc các tổ chức lữ hành chính thie (International Union of Travel Organization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải đề làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống

Trang 15

Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization: WTO) nam 1995 đưa ra thuật ngữ: Du lịch là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họ sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí và các mục đích khác

Theo Điều 3, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 đã đưa ra khái niệm như sau: “Dw lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian ngắn không quá 01 năm liên tục nhầm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác ”[2, 1]

1.2.2 Khái niệm văn hóa

Văn hóa được biết đến từ rất lâu, nó được bắt nguồn từ những tư tưởng, ngôn ngữ, phong tục tập quán của mỗi cá nhân chúng ta

Ở phương Tây, từ “văn hóa” được bắt nguồn từ thời văn minh Hy Lạp có nghĩa là trồng trọt, từ trồng trọt sẽ phát triển thành gieo trồng trí tuệ, tinh thần Ở phương Đông, trong nền văn hóa của người Trung Quốc đã sớm có từ “văn hóa” Từ “văn” có nghĩa là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra, nó biểu hiện một quy tắc ứng xử được xem là đẹp dé, từ “óz” có nghĩa là chuyền thành, trở thành

Như vậy, có thể thấy không chỉ trong lịch sử phương Đông hay phương

Tây, văn hóa cũng mang ý nghĩa giáo dục con người Văn hóa chính là dấu ấn của cộng đồng tạo nên mọi hoạt động tinh thần và vật chất của cộng đồng đó

Theo GS TSKH Trần Ngọc Thêm, từ “văn hoá” bao hàm nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau Tuy vậy, khái niệm “văn hoá” bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian, theo nghĩa rộng thì văn hóa được xem là tất cả những gì con người ta tạo ra

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho rang “Văn hóa” là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo

Trang 16

trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như

mục đích của cuộc sóng, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [4,431]

Tuy có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, tuy nhiên nhìn chung văn hóa cơ bản phải có tính hệ thống, có những đặc trưng nhất định Đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa đó là mọi sự kiện thuộc nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau Không chỉ vậy, văn hóa chỉ chứa giá trị, cái đẹp, nó là thước đo mức độ nhân bản của con người Ngoài ra, đặc trưng thứ ba của văn hóa đó là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người Nó biểu hiện ở những giá trị văn hóa mang dấu ấn sáng tạo của con người từ xưa đến nay Đặc trưng cuối cùng cũng là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa đó là tính lịch sử Chúng ta đều biết văn hóa được hình thành qua quá trình tích lũy và các thế hệ

Chính tính lịch sử đó đã tạo nên bề dày, chiều sâu của văn hóa

Dựa vào những đặc trưng cơ bản đó của văn hóa mà chúng ta có thể định

nghĩa văn hóa đó là: “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tỉnh

thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội mình” [5,27]

1.2.3 Khái niệm du lịch văn hóa

Du lịch được coi là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, nếu tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ thì tài nguyên du lịch nhân văn lại hướng du khách đến tính phong phú, độc đáo, truyền thống cũng như tính địa phương của nó Các đối tượng văn hóa cũng như tài nguyên du lịch nhân văn chính là cơ sở đề tạo nên những loại hình văn hóa hấp dẫn

Trang 17

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu trong việc nâng cao trình độ văn hóa cũng như trình độ hiểu biết cá nhân của con người cũng ngày càng phát triển Bên cạnh đó, du lịch văn hóa được coi là ngành công nghiệp xanh ở thế kỷ XIX vì không gây ô nhiễm, do vậy nền kinh tế ở các khu vực này sẽ được cải thiện và nhận được nhiều lợi ích hơn, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống tại đây

Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị, kinh tế có ý nghĩa đặc

trưng cho sự phát triển du lịch ở một địa phương, một đât nước hay một quốc gia Mặt khác, nhận thức được về văn hóa cũng là yếu tố giúp thúc đầy động cơ đi du lịch của du khách

Theo PGS.TS Trần Đức Thanh nhận định “Người ứa gọi là dụ lịch văn hóa khi hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường du lịch văn hóa hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác các tài nguyên đu lịch nhân văn ”

PGS Nguyễn Minh Tuệ cũng cho rằng “Ðw /ịch văn hóa có mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân, loại hình du lịch thỏa mãn lòng hiểu biết và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, chính sách và phong tục lập quán của đất nước đến du lich.”

Theo Hội đồng Quốc tế các di chi và di tích (International Council On

Monuments & Sites: ICOMOS): “Du lich van héa la loai hinh du lich ma muc tiêu khám phá những di tích và đi chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào những duy tu, bảo tôn Loại hình này trên thực tế đã chứng mình cho những nỗ lực bảo tôn và tôn tạo, đáp ứng những nhu câu của cộng dong vì những lợi ích văn hóa — kinh tế - xã hội ”

Theo Theo Tổ chức du lịch thế giới (tên tiếng Anh là World Tourism Organization: WTO): “Du lich van hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đến đài, du lịch ngiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương ”

Trang 18

Theo Điều 17, Chương IL, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 đã dua ra khái niém: “Du lich văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phan bảo tôn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giả trị văn hóa mới của nhân loại” [2, 2J

Tóm lại, du lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ yếu dựa vào những nét văn hóa truyền thống như không gian văn hóa, kiến trúc nhà cửa, trang phục truyền thống, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống đề tạo

sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế Đối với khách du lịch có sở

thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hộ

để thỏa mãn nhu cầu của họ Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương, nơi diễn ra nhiều lễ hội văn hóa và các giá trị văn hóa khác Việc thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng khách mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương

1.2.4 Các loại hình du lịch văn hóa

- Du lịch lễ hội: Đây là loại hình du lịch mà du khách tham gia vào các lễ hội dân gian của dân tộc

- Du lịch tham quan, tìm hiểu lịch sử: Đây là loại hình du lịch phổ biến

không chỉ cho du khách nội địa mà còn cho du khách quốc tế Du khách chọn

loại hình du lịch này với mục đích nâng cao kiến thức về văn hóa của bản thân cũng như trao đổi văn hóa giữa các quốc gia

- Du lich lang nghề: Đây là loại hình du lịch được coi là một hướng đi rất quan trọng để gìn giữ, giới thiệu, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, của quốc gia Khách đến tham quan làng nghề sẽ được tận mắt chứng kiến những tính hoa mà cha ông ta để lại và được biết nhiều hơn về văn hóa, lối sống Việt Nam

- Du lịch văn hóa ẩm thực: Đây là loại hình du lịch khám phá những món ăn truyền thống của một vùng hay một địa điểm Nó phản ánh việc nhu cầu hưởng thụ của con người càng tăng lên thì nhu cầu thưởng thức theo xu hướng văn hóa âm thực ngày càng tăng lên

Trang 19

1.2.5 Tài nguyên du lịch văn hóa

Theo PGS TS Nguyễn Minh Tuệ “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phân của chúng góp phân khôi phục thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu câu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản

xuất dịch vụ du lịch "[6J

Theo Khoản 2, Điều 15, Chương III Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 định nghĩa về tài nguyên du lịch văn hóa: “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gom di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyễn thông, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch ” [2, 5]

Tài nguyên du lịch văn hóa có những đặc điểm nhất định của nó Đặc

điểm đầu tiên của tài nguyên du lịch văn hóa đó là phục vụ mục đích tìm hiểu

kiến thức của cộng đồng Khác với những loại hình du lịch khác, khi mà du

khách đến các điểm du lịch với tài nguyên du lịch tự nhiên đề thư giãn, nghỉ

dưỡng, thì tài nguyên du lịch văn hóa mang đến cho con người các giá trị về kiến thức hơn là giải trí

Bên cạnh đó, một đặc điểm đặc biệt của tài nguyên du lịch văn hóa đó là không có tính mùa vụ Những tài nguyên du lịch tự nhiên hầu hết đều phụ thuộc vào mùa, nó bị giới hạn bởi các điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện thời gian Điều đó có thể giúp du khách có thể tham quan các tài nguyên du lịch nhân văn trong thời gian rảnh rỗi với mục đích tìm hiểu văn hóa tại một diém đến

Ngoài ra, tài nguyên du lịch văn hóa còn có giá trị đặc sắc khác nhau Điều

kiện kinh tế xã hội và tự nhiên là những yếu tố nuôi dưỡng và tạo thành tài nguyên du lịch văn hóa Mỗi quốc gia, điểm đến đều có những giá trị khác nhau, điều đó

tạo nên những sản phẩm độc đáo khác nhau cho tài nguyên du lịch văn hóa

Có thể kết luận lại, những đặc điểm của du lịch văn hóa chính là điều kiện

để phát triển du lịch một cách bền vững trong xu thế du lịch hiện nay

Trang 20

Tài nguyên du lịch văn hóa là các đối tượng có cùng giá trị văn hóa lịch sử, chúng đều có sức hấp dẫn đối với du khách và được khai thác đề kinh doanh du lịch Một trong những tài nguyên văn hóa có giá trị cũng như đặc biệt đó chính là các di sản văn hóa Ở Việt Nam, các đi sản văn hóa được chia làm hai loại chính theo Luật di san văn hóa của Việt Nam đó là di sản văn hóa vật thé va

di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa vật thé là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn

hóa, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, di

vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

- Di tich lịch sử văn hóa là công trình xây dựng các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học - Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp

giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm

mĩ, khoa học

- Di vat la hiện tượng được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học - Cé vat 1a hiện tượng được lưu truyền lại có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn

hóa, khoa học từ một trăm năm tuổi trở lên

-_ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý

Theo Luật Di sản Văn hóa thì di sản văn hóa phi vat thé 1a sản phẩm tỉnh

thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đựợc lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được

lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm: Tiếng nói, chữ viết, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ngữ văn truyền miêng, diễn xướng dân gian lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y học cổ truyền, về văn hóa âm thực, về trang phục truyền thống của dân tộc và những tri thức dân gian khác

- Lang nghé truyền thống là sự quan tụ của các nghệ nhân, nhiều hộ gia đình chuyên làm một nghề Việc hành nghề cũng mang tính chất truyền thống, lâu đời, qua nhiều thế hệ Vì vậy, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công cỏ truyền

Trang 21

cũng như các làng nghề thủ công truyền thống là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn khách du lịch

- Lé hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống có sức lôi cuốn đông đảo người tham gia Đây là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với đất nước

- _ Văn hóa âm thực là một trong những nhu cầu thiết yếu của du khách khi tới tham quan một điểm đến du lịch Du khách luôn mong muốn không chỉ được khám phá những giá trị văn hóa ở các quốc gia hay từng địa phương mà còn muốn khám phá các món ăn truyền thống cũng như giá trị truyền thống của nghệ thuật am thực tại điểm đến

1.2.6 Vai trò của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch

Du lịch và văn hóa luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là

những thành tố hỗ trợ và tương tác lẫn nhau Ngày nay, mối quan hệ giữa hai

yếu tố trên ngày càng được thẻ hiện rõ bằng việc muốn phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử và văn hóa lâu đời Việc khai thác

và phát triển văn hóa sẽ tạo điều kiện dé phát triển du lịch bền vững nhất là

trong bồi cảnh ô nhiễm môi trường như hiện nay

Trong phạm vi đất nước, du lịch văn hóa còn giúp gắn kết mọi người ở mọi tôn giáo và văn hóa Du lịch văn hóa được coi là một công cụ giúp gắn kết các nền văn hóa khác nhau và giúp mọi người hiểu hơn về văn hóa của nước khác Không chỉ vậy, khách du lịch được tiếp xúc với các thành tựu văn hóa phong phú sẽ làm tăng thêm lòng yêu nước, nhận thức xã hội, tình hữu nghị

quốc tế

Đối với các địa phương miền núi, việc phát triển du lịch văn hóa không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc mà còn giúp phát triển cộng đồng, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân, góp phần làm chuyển dịch cơ câu kinh tế, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa các vùng

Việt Nam ngày càng chú trọng việc phát triển du lịch văn hóa biểu hiện ở việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các tuần lễ du lịch, liên

Trang 22

hoan văn hóa lớn như Festival Hué, lễ hội đền Hùng, lễ kỷ niệm 60 ngày Giải phóng đất nước, đã bước đầu tạo nên mối liên kết giữa văn hóa và du lịch, tạo sức hấp dẫn đói với du khách trong và ngoài nước

Hoạt động của du lịch văn hóa giúp làm tăng doanh thu của ngành du lịch, và một phần trong doanh thu đó được sử dụng với mục đích bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa Bởi vậy, du lịch và văn hóa có mối quan hệ thông qua các phương tiện và sản phẩm văn hóa cụ thể

Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác các giá trị văn hóa phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch đang trở thành mối nguy hại cho việc bảo vệ các di tích bởi số lượng tham gia quá tải của du khách đến các địa điểm này Mặt khác, trong việc giao lưu và hội nhập văn hóa của du khách, nó có thé làm thay đổi từ lối sống truyền thống của dân cư bản địa sang lối sống hiện đại được du nhập

thông qua du lịch đến từ nhiều nước trên thế giới, chính điều này sẽ dần làm mắt

đi vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người dân địa phương

1.2.7 Các điều kiện tác động đến sự hình thành và phát triển du lịch văn hóa 1.2.7.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch văn hóa

Theo Luật Du Lịch Việt Nam, tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch

Các di tích lịch sử văn hóa được xem là yếu tố quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa Đây là bằng chứng xác thực, cụ thể nhất đối với văn hóa của mỗi nước Ở Việt Nam, qua các thời đại lịch sử, các di tích văn hóa đã chứng minh những sáng tạo to lớn về đời sống, văn hóa, tôn giáo của dân tộc Việc bảo vệ, khôi phục, tôn tạo và phát huy những thành tựu văn hóa, nghệ thuật cũng như các giá trị của di tích không phải là nhiệm vụ của quốc gia mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân Di tích lịch sử ở các vùng, quốc gia được chia làm 4 loại chính:

Trang 23

- Di tich van hóa khảo cỗ

- Ditich van héa nghé thuat - Di tích văn hóa lịch sử - văn hóa - Danh lam thing cảnh

Bên cạnh các di tích lịch sử, các lễ hội cũng là điều kiện tài nguyên du lịch văn hóa Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề nhằm tôn vinh các tô chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề Lễ hội bao gồm

lễ hội văn hóa và lễ hội truyền thống

Ngoài ra, một điều kiện của tài nguyên du lịch văn hóa là các giá trị văn hóa truyền thống, nó biểu hiện ở nét sinh hoạt của người dân, các món

ăn truyền thống, trang phục dân tộc Có thể nói, đây là điều kiện thu hút

khách du lịch đối với không chỉ khách du lịch trong và ngoài nước bởi tính đa dạng của nó

1.2.7.2 Điễu kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, ) là những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng

Nguồn gốc của du lịch đã chỉ ra hoạt động du lịch gắn liền sự di

chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định, chính vì vậy, việc

phát triển hệ thống giao thông chính là chìa khóa cho việc khai thác các

nguồn du lịch mới Vì vậy, để hoạt động du lịch ngày càng mở rộng thì việc đầu tư cho hệ thống giao thông là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia

Cơ sở lưu trú cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền du lịch, Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con người về các dịch vụ cơ bản ngày càng cao, do đó sự yêu cầu về cơ sở lưu trú cũng tăng theo đó Để phát huy sự phát triển của du lịch thì mỗi quốc gia nên đầu tư vào các cơ sở lưu trú chất lượng để góp phần vào phát triển du lịch

Trang 24

Có thể kết luận lại, điều kiện về khả năng cung ứng dịch vụ du lịch là

điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch và tổ chức các dịch vụ du lịch

1.2.7.3 Khách du lịch

Khách du lịch là yếu tố quyết định số lượng tăng hay giảm của một quốc gia hay một địa phương Cơ cầu nguồn khách bao gồm thành phần dân cư, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thị hiếu và khả năng chỉ trả của khách

Không chỉ các doanh nghiệp mà các quốc gia hay từng địa phương phải xác định rõ nguồn khách chủ yếu của mình từ đâu đến, mục tiêu và mối quan tâm cơ bản của khách hàng, Qua đó, có thể đánh giá, nắm bắt những nhu cầu

thiết yếu của khách hàng mục tiêu đề từ đó phát triển những sản phẩm du lịch

thỏa mãn sự mong đợi

Nhìn chung, điều kiện về nguồn khách là một trong những điều kiện

quan trọng, là điều kiện cơ bản để phát triển một điểm đến du lịch hay sản

phẩm du lịch tại một quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng

1.2.7.4 Nhân lực trong du lịch

Nhân lực trong du lịch văn hóa là điều kiện tất yếu và cơ bản của mỗi điểm đến du lịch Tuy không phải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống các điều kiện hình thành du lịch văn hóa nhưng đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển của điểm đến du lịch

Nguồn nhân lực cùng với bộ máy quản lý sẽ góp phần làm nên bộ mặt du lịch của địa phương hay một quốc gia Chính vì vậy, nhân lực trong du lịch cần phải được chọn lọc có tổ chức và được đào tạo để có thể phát triển du lịch

nói chung và du lịch văn hóa một cách tối đa nhất 1.2.7.5 Quản lý Nhà nước

Đối với mỗi quốc gia, bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của quốc gia đó Chính vì thế, việc quản lý Nhà nước về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của mỗi quốc gia hay từng địa phương trong việc phát triển du lịch là một việc rất quan trọng Đặc biệt, những quốc gia

Trang 25

có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn rất cần thiết có bộ máy tổ chức quản lý hỗ

trợ cần thiết và phù hợp để phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn các giá trị văn

hóa tại điểm đến Mỗi điểm du lịch có ban quản lý riêng thì sẽ dễ dàng hơn trong

việc quản lý an ninh trật tự cũng như đưa ra các chính sách bảo tồn các tài nguyên một cách dễ dàng và hiệu quả hơn

1.2.7.6 Xúc tiến du lịch văn hóa

Chính quyền địa phương cũng như các cơ quan về quản lý du lịch nói

chung và du lịch văn hóa nói riêng cần có những chính sách hỗ trợ về công tác

xúc tiến, quảng bá du lịch; cần phải có các chương trình xúc tiến, quảng bá giới thiệu các điểm đến trên các phương tiện thông tin đại chúng hay việc xây dựng các ấn phẩm quảng bá điểm đến là một việc vô cùng quan trọng

Công tác tiếp thị rất quan trọng, được coi là công tác kích cầu, tạo điều kiện cho khách du lịch biết tới du lịch địa phương và những cơ hội tiếp cận với điểm du lịch Hoạt động xúc tiền du lịch văn hóa cần kết hợp với tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan trong việc giữ gìn và tôn trọng văn hóa bản địa

Hoàn thiện chiến lược quảng bá và xúc tiền du lịch sẽ tạo điều kiện cho du khách khám phá bản sắc văn hóa bản địa cũng như những nét đẹp của các di sản văn hóa, giúp nâng cao thu nhập của người dân nơi có những làng nghề truyền thống 1.2.7.7 Bao ton di san van hóa trong du lich

Di đôi với việc khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa là công tác bảo tồn và phát huy các tài nguyên đó — đây là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển bền vững du lịch văn hóa Việc bảo tồn các di sản văn hóa trong du lịch cần không chỉ cần những cơ chế, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, của chính quyền địa phương mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân địa phương, khách du lịch và các đối tượng liên quan khác Tóm lại, để phát

triển du lịch văn hóa thì việc khai thác kết hợp với bảo tồn là rất cần thiết và

quan trọng trong xu hướng phát triển du lịch bền vững như hiện nay

Trang 26

TIEU KET CHUONG 1

Trong chương | da dé cập đến tổng quan nghiên cứu du lịch văn hóa trên thế giới và tổng quan nghiên cứu về du lịch văn hóa tại Việt Nam Ngoài ra, trong chương đã đề cập tới cơ sở lý thuyết về du lịch cũng như du lịch văn hóa, cũng như các điều kiện để phát triển du lịch văn hóa

Dựa vào những lý thuyết đã tổng hợp, chương 2 của đề tài sẽ tìm hiểu cơ sở thực tiễn cho việc phát triển du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

*

Trang 27

CHUONG 2: CO SO THUC TIEN VE PHAT TRIEN DU LICH VAN HOA HUYEN THQ XUAN, TINH THANH HOA

2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 2.1.1 Địa lý hành chính

Huyện Thọ Xuân là vùng đất nằm dọc đôi bờ hữu ngạn và tả ngạn của dòng sông Chu, một trong những con sông lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa Huyện Thọ Xuân nằm về phía Tây Bắc thành phố Thanh Hóa với tọa độ địa lý 19050! -

20° 00’ vi dé Bac và 105” 25°- 105° 30’ d6 kinh độ Đông Phía Bắc và Tây Bắc

giáp huyện Ngọc Lặc và một phần huyện Cẩm Thủy, phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, phía Tây giáp huyện Thường Xuân, phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Yên Định, phía Đông - Đông Nam giáp với huyện Thiệu Hóa

Thọ Xuân là một huyện bán sơn địa có núi và đồng bằng trung du Là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích tự

nhiên gần 30.000 ha, huyện Thọ Xuân có lợi thế rất lớn về hệ thống giao thông

thuận lợi như đường hàng không, đường bộ và đường biển

Hiện nay, toàn huyện có 3 thị trấn là thị trắn Thọ Xuân, thị trân Sao Vàng, thị tran Lam Son và 38 xã bao gồm Hạnh Phúc, Bắc Lương, Nam Giang, Tây Hồ, Thọ Nguyên, Thọ Lộc, Thọ Hải, Thọ Xương, Thọ Minh, Thọ Lập, Thọ Diên, Thọ Lâm, Thọ Trường, Thọ Thắng, Phú Yên, Quảng Phú, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Trường, Xuân Phong, Xuân Hòa, Xuân Giang, Xuân Hưng, Xuân Quang, Xuân Minh, Xuân Lam, Xuân Thiên, Xuân Bái, Xuân Vinh, Xuân Tín, Xuân Lai, Xuân Lập, Xuân Tân, Xuân Yên, Xuân Châu, Xuân Sơn, Xuân Thành, Xuân Khánh Quy mô dân số tính đến năm 2015, huyện Thọ Xuân có 218.464 người, trong đó dân số đô thị ở 03 thị tran Tho Xuan, Lam Son, Sao Vang co 16.077

người chiếm 7,4% tổng dân số Trên địa ban huyện gồm có 3 dân tộc có dân số

lớn nhất trong tỉnh, có hơn 90% dân số là người Kinh, dân tộc Mường và Thái chiếm gần 10% dân só

2.12 Lịch sử hình thành

Huyện Thọ Xuân là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc và lâu đời, mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam

Trang 28

Nam 111 truée Cong Nguyén đến năm 210 sau Công Nguyên, Thọ Xuân là vùng đất thuộc huyện Tư Phố, từ năm 581 đến năm 905 thuộc huyện Di Phong và sau đó thuộc huyện Trường Lâm

Thời Trần, Thọ Xuân thuộc huyện Cổ Lôi Từ năm 1466, Thọ Xuân có tên là Lôi Dương Đến thế kỷ XV, Thọ Xuân là căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn Thọ Xuân là nơi sinh dưỡng nhiều vị vua sáng tôi hiền như: Lê Đại Hành, Lê

Thái Tổ, Lê Thái Tông; Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn Linh, Trịnh

Khắc Phục

Đến năm 1826 dưới thời Nguyễn, huyện Lôi Dương tách khỏi huyện Thiệu Hóa (trước là Thiệu Thiên) nhập và phủ Thọ Xuân (trước là phủ Thanh Đô, do có huyện Thọ Xuân - tức Thường Xuân ngày nay) Trước năm 1895, ly sở phủ Thọ Xuân đóng ở Thịnh Mỹ (thuộc xã Thọ Diên ngày nay), sau dời về Xuân Phố (là xã Xuân Trường ngày nay) Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, bỏ phủ Thọ Xuân, huyện Lôi Dương thành huyện Thọ Xuân

Với truyền thống lịch sử hình thành lâu đời, huyện Thọ Xuân đã có bề dày

lịch sử về truyền thống văn hóa Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện

2.2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.2.1 Tài nguyên du lịch văn hóa

Là vùng đất được mệnh danh là “Địa linh nhân kiệt”, Thọ Xuân tự hào với nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao Tính đến nay, trên toàn huyện đã có 55 di tích được xếp hạng, trong đó có 02 di tích Quốc gia đặc biệt, 04 di tích

cấp Quốc gia, 48 di tích được xép hạng cấp tỉnh và 01 di sản văn hóa Phi vat thé

quốc gia Trong số các di tích được xếp hạng, có 04 di tích lịch sử cách mạng

(02 di tích cấp Quốc gia và 02 di tích cấp tỉnh) Huyện Thọ Xuân đã và đang

khai thác và phát triển đề trở thành vùng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa Các di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng, danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn huyện được quản lý và từng bước được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp nhằm khai thác giá

Trang 29

trị văn hoá các di tích phục vụ đời sống tỉnh thần cho nhân dân và thu hút khách du lịch

2.2.1.1 Các di tích lịch sử văn hóa

Là một trong những miền đất giàu di tích lịch sử của tỉnh Thanh Hóa, Thọ Xuân luôn có gắng bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị truyền thống văn

hóa đó để nó trở thành niềm tự hào của mỗi người con xứ Thanh Một số di tích lịch sử văn hóa nồi bật

¢ Khu di tich Lam Kinh

Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây, thuộc địa bàn xã Xuân Lam, Thị tran Lam Son, huyén Tho Xuan, tinh Thanh Hóa Nơi đây là quê hương đất tổ nha Lé — noi sinh ra của anh hùng áo vải Lê Lợi, nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công vào thế kỷ XV Khu di tích lịch sử Lam Kinh được bộ Văn Hóa — Thông Tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962 Đến năm 2013, khu di tích lịch sử Lam Kinh tự hào được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt

Sau kháng chiến trường kỳ mới đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cdi nước

ta (1418 — 1428), Lê Lợi lên ngơi Hồng đế ở Thăng Long - Hà Nội lấy niên

hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm Để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tam có quy mô to lớn ở đất Lam Son dé tho cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành những nghỉ lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng Lam Sơn được coi là “Kinh Đô thứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội Đây là khu di tích mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hố thiêng liêng khơng chỉ của nhân dân Thanh Hoá mà của cả dân tộc

Trải qua những biến động của thời gian và chiến tranh, khu di tích đã bị

xâm hại nặng nề Những năm đầu của thế kỷ XX, khi nhắc đến khu di tích lịch sử Lam Kinh, người ta chỉ biết đến mộ của vua Lê Thái Tổ và ngôi đền mới

được xây dựng, còn những khu điện miếu và hệ thống lăng mộ ở Lam Kinh đã

Trang 30

trở nên hoang, phế Mãi đến năm 1994, khi toàn bộ các vét tích nền móng, các tắm bia mộ bị hư hại, nhận thây được tầm quan trọng và giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của Lam Kinh, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đự án Quy hoạch tong

thể, trùng tu, tôn tạo và phục hồi di tích Lam Kinh và UBND tỉnh Thanh Hóa

phê duyệt quy hoạch chỉ tiết năm 2002

Được sự quan tâm của các bộ, ngành địa phương, đến nay đã triển khai 23 hạng mục hoàn thành trên tổng số 50 hạng mục công trình chính, 05 hạng mục

đang triển khai thực hiện đầu tư và 22 hạng mục chưa có vốn đề triển khai Một số công trình tiêu biểu được tôn tạo lại tại khu di tích lịch sử Lam Kinh có thể kể

đến như cầu Bạch, lăng Lê Thái Tổ, sân Rồng,

Lăng Lê Thái Tổ

Lăng Lê Thái Tổ hay còn gọi là Vĩnh Lăng, tức lăng Lê Lợi (1285 - 1433), vị vua sáng lập ra triều Lê, ở ngôi được 6 năm (1328 - 1433)

Lăng được xây dựng trên dải đất bằng phẳng, phía Bắc có núi Dầu làm hậu trầm, phía Nam có núi Trù làm tiền hán tạo thành thế “Bắc sơn hậu trầm - Nam sơn tiền hán”, 2 bên Đông Tây có núi Thanh Long và Bạch Hỗ tạo thành hai cánh tay ngai với thế “Long trầu hồ phụng ” Cách trên 1.000m ở phía chính

diện của Vĩnh Lăng là dòng sông Chu uốn công hình vành khuyên, ôm lấy Vĩnh

Lăng, con sông có chiều dòng chảy từ phải qua trái tạo thành thế Tụ Tủy Theo cách nhìn tỉnh tế của những người am hiểu về phong thủy, Vĩnh Lăng được chọn ở nơi có thế đất đẹp, vượng khí tốt tươi, núi sông kỳ tú, đây là điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất trong khu lăng Lam Sơn

Bồ cục và phong cách mai táng của lăng tuy đơn giản nhưng lại vô cùng trang nghiêm Xung quanh lăng trước kia được xây bằng gạch thường theo hình lập phương, tuy nhiên do sự xâm hại của thực vật và thời gian, bức tường đã bị sụt lở Sau khi được trùng tu và tôn tạo, ngày nay, tường xung quanh Vĩnh Lăng được xây thêm bằng đá đục bên ngoài, có chiều cao Im

Trước lăng có hai hàng tượng quan hầu và con giống tac bang dé dé tran trạch, giữ được sự yên lành của khu lăng và tôn lên sự tôn kính giành cho lăng

Trang 31

tâm của vua chúa Đứng đầu gần lăng là hai tượng quan văn và quan võ, tiếp đến là 4 cặp con vật đối nhau theo thứ tự hai sư tử, hai ngựa, hai tê giác và hai hồ,

trước lăng có một hương án bằng đá đề đặt bát hương và lễ vật

Nhìn toàn cảnh, Vĩnh Lăng thật bình dị và gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm

Lăng Lê Thái Tông

Lăng Lê Thái Tông hay còn gọi là Hựu Lăng, vua Lê Thái Tông húy là Nguyên Long - con thứ hai của vua Lê Thái Tổ, ở ngôi được 9 năm (1434 - 1442) Hựu Lăng nằm bên tả của Vĩnh Lăng, cách khoảng 800m, trên giữa đỉnh cao của rừng Phú Lâm, phía sau dựa vào núi Dầu, phía trước nhìn ra cánh đồng Lăng quay mặt về hướng Đông Nam

Bố cục và phong cách mai táng, cách sắp đặt tượng quan hầu, tượng giống đá và đường thần đạo của Hựu Lăng gồm: sát mộ gồm hai tượng quan văn và quan võ; tiếp đến là tượng các linh thú, nhìn bề ngoài các tượng ở đây cũng giống các lăng khác, điểm khác biệt đó là các linh thú này có thân mập và bụng to, điêu khắc trong trạng thái phóng khoáng sinh động hơn

Nhìn bề ngoài, Hựu Lăng tuy rất đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm, sự linh thiêng và trang nhã

Lăng Lê Thánh Tông

Vua Lê Thánh Tông húy là Chiêu Thành, còn có tên nữa là Hạo — con trai thứ tư của vua Lê Thái Tông Sau khi băng hà, thi hài của vua được đưa về an táng tại Lam Kinh, bên tả Vĩnh Lăng, gọi là Chiêu Lăng

Chiêu Lăng được xây dựng theo hướng Nam, ở độ dốc thoai thoải, cùng hướng với Vĩnh Lăng, nằm sát gò đình xã Xuân Lam ngày nay Lăng có kích thước vuông, trước lăng là hai tượng quan hầu và bốn đôi giống đá đối nhau qua đường thần đạo Các tượng quan hầu ở đây được điêu khắc với dáng đứng hơi khom, đầu đội mũ chụp Tiếp đến là tượng ngựa, tượng tê giác, tượng voi, tượng nghệ, điều đặc biệt là tượng linh thú ở Chiêu Lăng được trang trí cầu kỳ hơn, ví dụ như ngựa có yên cương, Qua thời gian,

Trang 32

tuy nhiên các tượng ở đây còn lại khá đầy đủ, nó là cứ liệu quan trọng trong việc nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc đá cuối thế kỷ XV

Bia Vinh Lăng

Bia Vĩnh Lăng hay còn gọi là Lam Sơn Vĩnh Lăng bi là một bia đá cổ thời Lê sơ, đặt tại lăng Lê Thái Tổ Bia được dựng vào năm tháng 10 năm Thuận Thiên thứ 6 (tức năm 1433) do Nguyễn Trãi soạn Bia và rùa được làm bằng đá trầm tích nguyên khối được tích tụ trong hang 300 triệu năm dưới đáy biển nên trên lưng và đầu rùa vẫn

còn lại vết tích của các nhuyễn thẻ sóng dưới đáy biển như các loại vỏ chai, ốc, hến

Bia gồm 2 phần trán bïa và thân bia, trán bia hình vòng cung, chính giữa được khắc hình vuông, trong hình vuông khắc một hình tròn, chính giữa hình tròn chạm rồng nồi 5 móng, hai bên cạnh trán bia mỗi bên chạm nổi hình một con rồng và hình tròn bên trong có rồng cuộn đầu vươn cao Trên thân bia khắc khoảng 750 chữ Hán, nội dung văn bia viết chữ Chân, do thần Nguyễn Trãi soạn Toàn văn ghi về thân thế, sự nghiệp, ngày mất và chỉ tộc của vua Lê Thái Tổ, những sự kiện quan trọng diễn

biến trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cũng như khi đất nước độc lập khải hoàn dưới thời vua Lê Thái Tổ

Bia được đặt trên lưng rùa, rùa được trạm khắc trong tư thế đang bơi, đầu vươn cao, lưng nhô, lộ rõ 4 chân và 6 móng to khoẻ Một nét đặc sắc ở rùa đó là móng thứ 6 bị đục lõm vào gắn với nhiều sự tích như việc thần Kim Quy cho vua Lê Lợi mượn kiếm hay việc vua Lê Lợi đang ở ngôi năm thứ 6 thì mất

Bia Vĩnh Lăng được xem là tắm bia “độc nhất vô nhị”, vừa mang tính giáo dục

truyền thống cho hậu thế và là tài liệu quý khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc dưới thời Lê Sơ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia

» Đền thờ Lê Hoàn

Đền thờ Lê Hoàn nằm ở thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với diện tích gần 4ha Đền được xây dựng từ thời Hoàng đề Lê

Đại Hành trị vì, ông cho xây dựng ngôi đền thờ trên khu đất có hình chữ Vương

đúng trên nền nhà của bà Đặng Thị thân mẫu của đức vua

Trang 33

Với kiểu kiến trúc đền thờ truyền thống của người Việt, đền thờ được xây

theo hình chữ Công, rộng 13 gian, có sân rồng, các nhà tiền đường, trung đường và hậu cung Không chỉ vậy, nét kiến trúc mang đậm nét nghệ thuật trang trí ở thế kỷ XVII điển hình như ngay phía ngoài hiên, kéo gần hết chiều ngang gian giữa, phía trên bộ cửa bức bàn là một bức chạm rồng, bộ cửa bức bàn ngăn cách trung đường với nhà hậu cung bằng kỹ thuật chạm thủng thể hiện những con phượng xòe rộng cánh, những con long mã đang phi nước kiệu, hai con sư tử

đang vờn nhau Điều đặc biệt ở đền thờ đó là hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật như bình hương đồng màu đen có khắc chữ “Thiên Cổ”, đỉnh đồng, 05

chén bạc, ống đựng đũa, một số bức họa chân dung Lê Đại Hành, 14 đạo sắc phong của các đời vua từ 1674 — 1887 và một chiếc đĩa đá tương truyền của vu Tống tặng Lê Hoàn

Trong số hiện vật quý giá tại đền thờ Lê Hoàn, còn có hai tắm bia đá cổ

được dựng lên dưới thời Lê Trung Hưng Theo sử sách ghi chép, năm 1602 thời

Hoang Dich dựng một bia đá nhỏ khắc ghi ruộng đất hương hỏa thờ cúng vua nhà Tiền Lê Tắm bia thứ hai lớn hơn được đặt bên cạnh được dựng vào năm

1926 ghi những chiến công to lớn của người anh hùng cứu nước Lê Hồn

Ngơi đền thờ Lê Hoàn là biểu tượng lòng ngưỡng mộ của nhiều thế hệ đối

với vị anh hùng cứu nước Lê Hoàn 2.2.1.2 Một số lễ hội truyền thông

Gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, các đình, chùa, đền là các lễ hội

văn hóa dân gian truyền thống Các lễ hội truyền thống là tài nguyên nhân văn có giá trị du lịch rất lớn, đây là hình thức hoạt động văn hóa đặc sắc không chỉ phản ánh đời sống tâm linh của người dân địa phương mà còn là cơ hội đề phát huy và bảo tồn các sự kiện lịch sử mang giá trị văn hóa cao Không chỉ vậy, các lễ hội truyền thống đơn thuần chỉ là những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân hay những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí Chính vì vậy, lễ hội là một

trong những điểm thu hút và hấp dẫn đối với du khách

Trang 34

Bat kỳ nào cũng có hai phần: phần lễ và phan hội Phần lễ là việc dâng

hương tưởng nhớ, các đám rước và các nghỉ thức hành lễ Phần hội là các trò chơi dân gian như trọi gà, múa sạp, kéo co Bên cạnh những nét chung tiêu biểu của lễ hội Việt Nam, có những lễ hội truyền thống mang đặc trưng riêng theo các di tích lịch sử văn hóa Được may mắn có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, các danh lam thắng cảnh, huyện Thọ Xuân cũng tự hào với các lễ hội truyền thống mang đậm giá trị văn hóa của di tích lịch sử hay danh lam thắng

cảnh đó Một só lễ hội nỏi tiếng ở huyện Thọ Xuân được kể đến như:

e Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh không chỉ là lễ hội lớn nhất Thanh Hóa mà còn là lễ hội

mang tầm cỡ Quốc gia của Việt Nam Lam Sơn là cái nôi của của khởi nghĩa Lam Sơn, là đất phát tích và là nơi dựng nghiệp của dòng họ Lê Sau khi lên ngơi Hồng dé, nha vua rất quan tâm đến việc tế lễ ở Nhu Ang Xua — nơi dòng họ của vương triều đã lập nghiệp dé, đã xây dựng một kinh thành thứ hai ở gọi

là Lam Kinh hay Tây Kinh Kế từ khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được an táng

tại đây, việc tế lễ càng được triều đình coi trọng, nó trở thành một nghĩa vụ thiêng liêng chưa bao giờ bị xao nhãng Đây cũng chính là cơ sở ra đời lễ hội Lam Kinh

Sau nhiều năm, sự ra đời và phát triển của lễ hội Lam Kinh đang còn rất

nhiều vấn đề cần được nghiên cứu bởi không ai biết lễ hội bắt đầu khi nào và

những tài liệu ghi chép về việc tế lễ của thời Lê Sơ cũng rất sơ sài, người ta chỉ

biết việc tế lễ ở đây là theo lệnh triều đình và được tổ chức trong tỉnh thần “thành kính, tỉnh khiết” Dưới triều vua Lê Nhân Tông, các khu đền miều và lăng tâm ở

Lam Kinh được xây dựng một cách bề thế, quy củ, vì vậy việc tổ chức lễ hội ở đây cũng có quy mô rất lớn, ca ngợi công lao to lớn của Bình Định Vương Lê Lợi Tại đây, hoàng đế Thái Tông đã viết những vũ khúc như “Bình ngô phá

trận”, “Chư hầu lai triều” để trình diễn để tưởng nhớ công lao của cha ông

Mặc dù không có nhiều sử sách ghi lại lễ hội Lam Kinh nhưng cũ đủ thấy được nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ cung đình, do triều đình tổ chức và

Trang 35

mang đậm tính chất cung đình, vì vậy sự tham gia của quần chúng là không được phép Về sau, các yếu tố cung đình và yếu tô dân gian hòa hợp lại với nhau tạo thành kết cầu mới trong lễ hội mà ta có thé thay hién tai

Từ năm 1995, cùng với việc trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử Lam Kinh, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng UBND huyện Thọ Xuân tô chức lễ hội Lam Kinh với quy mô cấp tinh Đây không chỉ là lễ hội lớn nhất ở Thanh Hóa mà còn ở Việt Nam

Hàng năm, vào ngày 21 - 22 tháng 8 Âm lịch, nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng nô nức chuẩn bị cho lễ hội Lam Kinh Người ta thường truyền miệng câu dân gian “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”,

gắn với sự tích “Lê Lai liều mình cứu chúa” Để báo đáp hành động nghĩa hiệp

của Lê Lai, Bình Định Vương Lê Lợi đã truyền dặn con cháu phải làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của ông một ngày Vì vậy, hai ngày này đã trở thành hai ngày tổ chức lễ hội Lam Kinh

Lễ hội được chia làm hai phan: phan nghỉ lễ được tổ chức theo nghỉ lễ truyền thống, mở đầu là màn rước kiệu vua Lê Thái Tổ, kiệu Lê Lai, kiệu bát

công, quân kiệu, quân cờ Kiệu được rước từ đền thờ vua Lê Thái Tổ về trước

sân điện Lam Kinh Phần nổi bật nhất của phần lễ đó là những nghỉ thức tế lễ

cùng những bài chúc, văn tế mang đậm tính nhân văn qua các đời vua Lê truyền lại, đây là truyền thống tâm linh không thể bỏ được trong lễ hội Lam Kinh

Phần hội sẽ là các chương trình nghệ thuật tái diễn lại các sự kiện lừng lẫy trong lịch như Hội thé Lũng Nhai, Hào khí Lam Sơn, Lê Lai cứu chúa, vua Lê

Thái Tổ đăng quang, Không chỉ vậy, một số trò chơi dân gian cũng được tổ

chức trong những ngày diễn ra lễ hội như trò Xuân Phả, trò Chiêng, trò Sanh Ngô, dân ca sông Mã, hội trại các làng văn hóa, Ngoài ra, ban quản lý còn tổ chức trưng bày các hiện vật, cổ vật của thời Lê, biểu điễn các chương trình ca nhạc tân cô giao duyên, giới thiệu tiềm năng du lịch Thanh Hóa hay các món ăn đặc trưng của xứ Thanh nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng, Các hoạt

Trang 36

động này không chỉ làm cho lễ hội thêm phần náo nhiệt, hấp dẫn mà còn thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm cửa du khách trong và ngoài nước

e Lễ hội Lê Hoàn

Lê Hoàn sinh ngày 15/7 năm Tân Sửu tức là ngày 10 tháng 8 nam 941, quê ở Thọ Xuân Thanh Hóa Ông là một vị tướng tài ba dưới thời vua Đinh, năm 980, ơng lên ngơi Hồng đế lấy niên hiệu là Thiên Phúc, tôn hiệu là Lê Đại Hành, tên nước là Đại Cô Việt đặt kinh đô ở Hoa Lư, Ninh Bình

Trong suốt 25 năm trị vì của mình, Lê Đại Hành đã ban nhiều chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước Về nông nghiệp, ông nồi tiếng là vị vua có

nhiều cải cách tiền bộ hơn so với những thời đại trước Ông là người đầu tiên tổ

chức lễ Tịch điền nhằm khuyến khích người dân tham gia sản xuất nông nghiệp Không chỉ vậy, ông cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông, công trình đào sông nhà Lê là con đường giao thông thủy nội địa đầu tiên của Việt Nam nối liền 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay Ngoài ra, đê

phát triển kinh tế đất nước, ông còn cho đúc tiền Thiên Phúc — đồng tiền riêng

của Việt Nam đề không phải lệ thuộc vào nhà Tống Ông là một vị vua tài ba với không chỉ những chính sách về kinh tế mà trong lĩnh vực quân sự, ông đã lãnh đạo quân dân phá tan 3 đạo quân xâm lược của nhà Tống và giữ gìn và củng có nền độc lập của đất nước

Để tưởng nhớ những công lao to lớn của vị vua vĩ đại, nhân dân đã lập đền thờ, đây được xem như ngôi đền cổ nhất tỉnh Thanh Hóa Hàng năm từ ngày

6 đến ngày 8 tháng 3 Âm lịch nhân dân lại nô nức tổ chức Lễ hội Lê Hoàn Giống hầu hết các lễ hội truyền thống khác, lễ hội Lê Hoàn được chia làm 2 phần chính là phần lễ và phần hội Phần lễ được bắt đầu bằng nghỉ thức dâng

hương, rước kiệu để tưởng nhớ công đức của Vua và các tướng lĩnh khác Phần hội được tổ chức vô cùng sinh động với các hội thi văn nghệ, thể dục

thể thao hay hội thi cắm trại của các làng văn hóa Đặc biệt, có nhiều tục lệ độc đáo gắn liền với những tục lệ dưới triều đại Tiền Lê vẫn còn được lưu giữ đến

ngày nay như tục thi làm bánh răng bừa, tục chạp lăng, chạp mộ, tục tiến cốm, xôi

Trang 37

nén Không chỉ vậy, lễ hội không thể thiếu được cảnh trai tráng xuống ao múc bùn đắp đê để tưởng nhớ đến nghệ thuật dùng binh đào hào của Lê Hoàn

e Lễ hội làng Xuân Phả

Lễ hội làng Xuân Phả thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Đây là lễ hội để tưởng nhớ công ơn của vị Thành hoàng làng Đại Hải Long Vương Hoàng Lang tướng quân — người có công giúp vua Định Tiên Hoàng đẹp loạn 12 xứ quân

Theo truyền thống, cứ vào ngày 09 tháng 2 Âm lịch hàng năm, dân làng Xuân Phả nô nức cùng nhau mở hội làng Trước đây, lễ hội được diễn ra ở Nghè thờ thành hoàng làng Hơn nửa thế kỷ trước, Nghè không còn nữa nên sau khi được khôi phục, lễ hội được diễn ra tại chùa Tạu (Hội Long Tự), cách Nghè cũ khoảng 150m do không có không gian riêng

Từ sáng ngày 09 tháng 2 Âm lịch đã diễn ra các hoạt động chính như rước thánh thẻ, rước văn, rước sắc và tô chức lễ cáo tại nghè thờ thành hoàng làng vào buổi chiều Các bô lão cùng một số trai tráng tham gia vào lễ rước văn, một số bô lão và trai tráng đi rước, trong khi đó, những người còn lại làm lễ vén ba bức màn đỏ có thêu hoa văn che chở cửu chính và hai cửu phụ liên quan Tiếp đó, vào ngày chính thức của lễ hội — ngày 10 tháng 2 Âm lịch, từ sáng sớm, trên mọi nẻo đường, du khách gần xa và nhân dân ở 6 làng văn hóa trong xã nô nức

đổ về sân Nghè đề xem lễ hội

Xét về nguồn gốc của trò Xuân Phả thì nó là sự mô phỏng việc 5 quốc gia

mang theo lễ vật và các điệu múa đến tiến cống nước Đại Việt để chúc mừng Tuy

nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, do trò diễn bị giới hạn trong văn hóa làng và được đưa lên sân khấu dân gian nên các yếu tố nghệ thuật cung đình bị bào mòn dan, va thay vào đó là tính dân gian, sự dân dã và phén hậu đã trở thành nét chủ đạo

Trò Xuân Phả là tổ hợp của 5 trò diễn gồm Hoa Lang, Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc và Tú Huần Nguồn gốc xuất tích của trò diễn còn mang những

giá trị tiềm ân, chưa được khám phá hết Tuy nhiên, người dân làng Xuân Phả

tin rằng nguồn gốc của trò diễn này được bắt đầu từ thế kỷ IX, gắn với tích

Trang 38

Thanh hoàng làng giúp vua Đinh Tiên Hoàng dep loan 12 xứ quân Sau khi chiến thắng, vua cho tổ chức tế Thành hoàng và ban cho dân làng 5 điệu múa “Ngũ quốc lân bang đồ tiến công” Chính vì lý do đó, trò Xuân Phả mang dấu ấn của nghệ thuật cung đình lúc bấy giờ

Hầu hết các nhân vật tham gia diễn các điệu múa này đều phải đeo mặt nạ, và người diễn phải do nam giới đảm nhiệm Mặt nạ nỗi trò cũng có nét khác nhau, trang phục của các nhân vật cũng có màu sắc sặc sỡ, trong đó màu đỏ xanh và vàng là ba màu chủ đạo Các nhạc cụ dùng trong các trò múa là những chiếc trồng, thanh la, xênh tre, tạo ra những âm thanh vui nhộn, rộn ràng

Trò Hoa Lang với các nhân vật ông, cháu, mế nàng và mười quân Trang phục gồm áo dài, đầu đội mũ cao da bò, tay trái cầm quạt tay phải mái chèo, đeo mặt nạ cũng làm bằng da bò phết sơn trắng, mắt có lông công Mũ Chúa được chạm rồng, chạm mặt nguyệt ở mũ Quân

Trò Tú Huần miêu tả bà có, mẹ và người con Trang phục gồm có đầu đội mũ làm từ tre, đeo mặt nạ gỗ Mũ tre đan như rễ nồi úp ngược có lạt tre làm tóc bạc, đội trên miếng khăn vuông vải đỏ bịt đầu tóc Mặt nạ gỗ sơn trắng vẽ mắt mom màu đen rất "kinh dị" Mặt bà cô nhăn nheo, mặt người mẹ thì già nua còn mười người con được chia thành năm cặp, mặt vẽ theo độ tuổi từ trẻ đến già

Trò Ai Lao gồm có Chúa Lào, người hầu, mười quân, voi và hồ nhảy múa theo tiếng xênh tre được gõ nhịp liên hồi, biểu trưng cho sức mạnh săn bắt nhưng cũng rất mềm mại, uyên chuyển Chúa đầu đội mũ cánh chuồn mặc áo chàm xanh Quân lính đội mũ rễ si, quấn phá ngang vai, chân mang xà cạp và tay cầm xênh tre

Trò Ngô Quốc có hai nàng tiên, ông chúa và mười quân đầu đội nón lính, áo màu lam, tay cầm mái chèo Đầu màn có xuất hiện nhân vật người bán thuốc, người bán kẹo và thầy địa lý múa một đoạn ngẫu hứng rồi nhường chỗ cho các nàng tiên cùng chúa và đoàn quân đi ra

Trò Chiêm Thành ngoài chúa, quân còn có thêm nhân vật phéng Áo chúa bằng đậu, áo quân bằng lụa, đều nhuộn màu đỏ hồng và không thêu thùa hoa

Trang 39

văn Chúa và quân đều vấn khăn vuông đỏ thành hai sừng thắng đứng trên đầu

Áo phỗng là cô sòi, cô xiêm quấn xung quanh mình

Với những giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ chứa đầy những yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã giúp trò Xuân Phả được Bộ Văn hóa — Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào tháng 10/2016 2.2.1.3 Một số làng nghề truyền thông

Không chỉ là một huyện phát triển về tài nguyên du lịch văn hóa mà Thọ

Xuân còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống Là một huyện bán sơn địa

thì nông nghiệp gắn liền với cuộc sống của người dân bản địa nơi đây Không chỉ vậy, bên cạnh việc làm nông nghiệp thì người dân Thọ Xuân làm thêm nhiều nghề khác đề kiếm thêm thu nhập như làm bánh gai, nem nướng, bánh răng bừa, kẹo lạc, và nó dần trở thành làng nghề truyền thống nơi đây

Nhắc đến xứ Thanh là người ta sẽ nghĩ ngay đến nem chua, nhưng ở Thọ Xuân lại nỗi tiếng với món nem nướng Nếu như món nem chua nồi tiếng với vị chua cay đến xuýt xoa thì nem nướng lại nổi lên với hương vị thơm ngon và lá chuối cháy sém

Gắn liền với truyền thống làm bánh răng bừa mỗi dịp Lễ hội Lê Hoàn,

nghề này đã trở thành làng nghề truyền thống nỗi tiếng của người Thọ Xuân

Nghề làm bánh răng bừa đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là làng nghề truyền thống năm 2015 Vì bánh răng bừa là đặc sản tiến vua thời xưa nên người dân nơi đây đã chắt lọc những hạt gạo ngon nhất đề làm nên những chiếc bánh với hương vị riêng để dâng lên các vị vua Ngày nay, loại bánh này là loại bánh truyền thống được làm vào ngày rằm, ngày giỗ và ngày Tết Nguyên đán hay những khi gia đình có công việc Không chỉ vậy, bánh răng bừa còn được làm quanh năm để phục vụ cho du khách về dâng hương tại khu di tích lịch sử Lê Hoàn và nhân dân trong và ngoài tỉnh

Một món ăn trở thành nét đặc trưng của người dân Thọ Xuân đó là món bánh gai Tứ Trụ Là sản vật được lựa chọn tiến vua và dâng hương tế lễ, bánh gai Tứ Trụ đã trở thành một trong những món ăn truyền thống của người dân nơi

Trang 40

đây Bánh gai Tứ Trụ hay được gọi là bánh gai làng Mía là đặc sản của làng Mia, xa Ti Tru, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa Trước đây, bánh gai Tứ Trụ thường chỉ được làm trong các dịp giỗ tết, đình đám và đặc biệt để cúng tiến trong các ngày lễ tết, ngày hội, ngày giỗ húy nhật của thành hoàng Hiện nay, bánh được làm quanh năm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Nghề làm bánh gai cũng được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là làng nghề truyền thống năm 2015

Các làng nghề truyền thống đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều hộ dân

trong huyện, nhiều nơi thành lập các cơ sở sản xuất các món ăn truyền thống đã góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp hay nhàn rỗi của người dân trong thời gian rảnh rồi

Tuy nhiên, việc chú trọng công tác phát huy các làng nghề truyền thống

của huyện cần có những chủ chương khuyến khích phát triển như hỗ trợ tiếp

cận, tìm kiếm, mở rộng thị trường, giới thiệu tiêu thụ đề trở thành sản phẩm du lịch thuộc lĩnh vực văn hóa ầm thực Trước mắt cần phải tạo công tác quy hoạch để làng nghề truyền thống phát triển bền vững phù hợp với địa phương để vừa nâng cao được thu nhập của người lao động vừa phát huy được bản sắc văn hóa của địa phương

2.2.1.4 Đánh giá chung về tài nguyên du lịch văn hóa tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Các tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng đang trong giai đoạn bước đầu của quá trình khai thác và sử dụng Hầu hết du khách đến tham quan các điểm di tích cũng như các điểm tham quan là khách địa phương tham gia lễ hội Nguồn tài nguyên du lịch nơi đây đang còn nhiều điểm nguyên sơ, chưa được đưa vào khai thác mạnh mẽ để phục vụ cho du lịch Do vậy, việc tổ chức khai thác nguồn tài nguyên nơi đây đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn về các nguồn lực để phục vụ cho công tác phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng

Ngày đăng: 13/08/2022, 11:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w