1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ docx

91 1,9K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Nguyên tắc cho vay Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau: - Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính h

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

MSSV: 4054075 Lớp: Kinh tế nông nghiệp Khóa: 31

CẦN THƠ, 2009

Trang 2

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào

Cờ Đỏ, ngày 04 tháng 05 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thùy Dương

Trang 3

học Cần Thơ, được sự chỉ dạy tận tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt làThầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, em đã được trang bị rấtnhiều kiến thức về chuyên môn lẫn kinh tế xã hội làm hành trang bướcvào đời Với những kiến thức đó kết hợp với hơn 2 tháng thực tập tạiPhòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cờ Đỏ, em đãhoàn thành xong luận văn của mình Đề tài được hoàn thành với sựgiúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại đơn vị thực tập và những ý kiếnhướng dẫn quý báu của các Thầy Cô.

Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa KT – QTKD trongnhững năm qua đã truyền đạt cho em những bài học bổ ích Và đặc biệt

em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Nguyễn Hồng Diễm, người đã tận tìnhchỉ bảo, hướng dẫn em hoàn chỉnh nội dung đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng CSXHhuyện Cờ Đỏ, đặc biệt là các Anh Chị phòng Tín dụng và phòng Kếtoán đã tận tình giúp đỡ, cung cấp đầy đủ các số liệu cơ bản cần thiếtcùng những vấn đề thực tiễn có liên quan, tạo điều kiện cho em hoànthành tốt luận văn

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban giám đốc cùngtoàn thể các anh chị trong Ngân hàng được dồi dào sức khỏe và côngtác tốt

Cờ Đỏ, ngày 04 tháng 05 năm 2009

Phạm Thị Thùy Dương

Trang 4

Cờ Đỏ, ngày tháng năm 2009

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

Trang 5

Họ và Tên người hướng dẫn: Nguyễn Hồng Diễm

Học vị:

Chuyên nghành:

Cơ quan công tác:

Tên học viên: Phạm Thị Thùy Dương Mã số sinh viên: 4054075 Chuyên nghành: Kinh tế nông nghiệp1 – K31 Tên đề tài: Phân tích tình hình hoạt động cho vay tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cờ Đỏ. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo:

2 Về hình thức:

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

6 Các nhận xét khác:

7 Kết luận (cần nghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009

NGƯỜI NHẬN XÉT

Nguyễn Hồng Diễm

Trang 6

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009

Giáo viên phản biện

(Ký và ghi họ tên)

Trang 7

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Không gian 2

1.3.2 Thời gian 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Khái quát về tín dụng 4

2.1.2 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 6

2.1.3 Những vấn đề chung về tín dụng cho vay ưu đãi tại ngân hàng Chính sách xã hội 9

2.1.4 Nội dung nghiệp vụ ủy thác cho vay của Ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ 10

2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong ngân hàng 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu 13

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13

Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN CỜ ĐỎ 15

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ 15

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 15

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 15

3.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 15

Trang 8

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội 16

3.2.3 Một số đặc điểm cơ bản của PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ 16

3.2.4 Chi tiết về các chương trình cho vay của Ngân hàng 18

3.3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH QUA 03 NĂM 29

3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn 32

3.3.2 Định hướng phát triển của PGD trong năm 2009 33

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYÊN CỜ ĐỎ 34

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 34

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 37

4.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn 37

4.2.2 Doanh số cho vay theo địa bàn 40

4.2.3 Doanh số cho vay theo chương trình 42

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ 47

4.3.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn 47

4.3.2 Doanh số thu nợ theo địa bàn 48

4.3.3 Doanh số thu nợ theo chương trình 50

4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ 54

4.4.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn 54

4.4.2 Dư nợ cho vay theo địa bàn 56

4.4.3 Dư nợ theo chương trình cho vay 57

4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN 60

4.5.1 Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay 60

4.5.2 Nợ quá hạn theo địa bàn cho vay 63

4.5.3 Nợ quá hạn theo chương trình cho vay 64

4.6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG.67 4.6.1 Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ 68

4.6.2 Hệ số sử dụng vốn 68

4.6.3 Vòng quay vốn tín dụng 69

Trang 9

TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ

HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ 70

5.1 NHỮNG MẶT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA PGD 70

5.1.1 Những mặt đã đạt được 70

5.1.2 Tồn tại và hạn chế 72

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH 74

5.2.1 Nâng cao nguồn vốn huy động 74

5.2.2 Nâng cao doanh số cho vay 74

5.2.3 Nâng cao chất lượng tín dụng 75

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

6.1 KẾT LUẬN 77

6.2 KIẾN NGHỊ 77

6.2.1 Đối với Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện Cờ Đỏ 77

6.2.2 Đối với Chính quyền địa phương 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 10

Bảng 1: Khái quát kết quả hoạt động qua 3 năm 30

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn 34

Bảng 3: Khung lãi suất cho vay của NHCSXH huyện Cờ Đỏ 37

Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn 38

Bảng 5: Doanh số cho vay theo địa bàn 41

Bảng 6: Doanh số cho vay theo chương trình 43

Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn 47

Bảng 8: Doanh số thu nợ theo địa bàn 49

Bảng 9: Doanh số thu nợ theo chương trình 51

Bảng 10: Dư nợ theo thời hạn 54

Bảng 11: Dư nợ theo địa bàn 56

Bảng 12: Dư nợ theo chương trình 58

Bảng 13: Nợ quá hạn theo thời hạn 60

Bảng 14: Nợ quá hạn theo địa bàn 63

Bảng 15: Nợ quá hạn theo chương trình 65

Bảng 16: Hiệu quả hoạt động cho vay của Phòng giao dịch qua các năm 68

Trang 11

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ 17

Hình 2: Sơ đồ Quy trình cho vay HSSV của PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ 20

Hình 3: Sơ đồ Quy trình cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ 24 Hình 4: Biểu đồ kết quả hoạt động qua 03 năm 30

Hình 5: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn 35

Hình 6: Biểu đồ tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn 38

Hình 7: Biểu đồ tỷ trọng doanh số cho vay theo chương trình 44

Hình 8: Biểu đồ tỷ trọng doanh số thu nợ theo thời hạn 47

Hình 9: Biểu đồ tỷ trọng doanh số thu nợ theo chương trình 52

Hình 10: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay 55

Hình 11: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ theo chương trình cho vay 59

Hình 12: Biểu đồ tỷ trọng nợ quá hạn theo thời hạn cho vay 61

Hình 13: Biểu đồ tỷ trọng nợ quá hạn theo chương trình cho vay 66

Trang 12

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Xã hội ngày càng phát triển thì khoảng cách giữa người giàu và ngườinghèo ngày càng cách xa Người có thu nhập cao, có tư liệu sản xuất, có điềukiện làm kinh tế, phát triển sản xuất thì thu nhập lại càng cao hơn Chính vì thế

mà chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao, họ có điều kiện chăm sóc sứckhỏe được tốt hơn, con cái được học hành đến nơi đến chốn…Trong khi đó vẫncòn không ít những người dân nghèo không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất,không đủ điều kiện phát triển sản xuất thì thu nhập ngày càng tuột giảm, đời sốngkinh tế vật chất, tinh thần cũng từ đó mà giảm sút, họ sống dưới mức trung bìnhcủa xã hội và dần dần những hộ nghèo này nghèo lại càng nghèo, từ đó con cáicủa họ cũng sẽ không được đi học đầy đủ dẫn đến nhận thức kém, là mầm mốnggây nên nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với đất nước

Công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu nhiệm vụ đượcĐảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu Chăm lo phát triển kinh tế cho hộ nghèo

có ý nghĩa rất lớn đến sự ổn định đời sống kinh tế chính trị, giữ gìn trật tự an toàn

xã hội Và một trong những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ mục tiêu xoá đóigiảm nghèo đó là tạo ra một kênh vốn cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối

tượng chính sách khác Chính vì thế mà em đã chọn nội dung: “Phân tích tình

hình hoạt động cho vay tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cờ Đỏ” làm đề tài nghiên cứu cho mình.

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Cờ Đỏ là huyện mới thành lập, vì vậy theo chủ trương của Đảng và NhàNước, Cờ Đỏ đang thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chăm lo phát triểnkinh tế, ổn định đời sống cho người dân Muốn vậy thì người nông dân, nhất làdân nghèo phải có đủ vốn để đầu tư sản xuất Nguồn vốn được hình thành từnhiều nguồn khác nhau nhưng dồi dào nhất, kịp thời nhất là nguồn vốn ngânhàng Vì vậy, vai trò của các Ngân hàng mà đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã

Trang 14

hội huyện Cờ Đỏ là rất quan trọng.

Trong công cuộc đổi mới ngày nay, ngân hàng thật sự là nhân tố quyết địnhhàng đầu cho sự phát triển kinh tế và đã trở thành người bạn thân thiết của ngườidân Điều đó, được thể hiện qua quá trình giúp vốn cho người nghèo và các đốitượng chính sách khác đẩy mạnh sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp nângcao đời sống, giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động ở nông thôn gópphần xóa dần tình trạng đói nghèo ở nông thôn Tuy nhiên, nhu cầu vốn củangười dân ngày càng cao, nên NHCSXH huyện Cờ Đỏ đã đặt ra cho mình mộtnhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụngcủa mình bằng cách đẩy mạnh và mở rộng các chương trình cho vay có hiệu quả,đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồivốn một cách hiệu quả nhất, tạo mọi điều kiện để người dân vươn lên thoátnghèo, phát triển kinh tế huyện

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Phân tích tình hình huy động vốn, sử dụng vốn, tình hình thu nợ, tình hình

dư nợ, tình hình nợ quá hạn… của ngân hàng

Phân tích đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại PGD

Trang 15

1.3.2 Thời gian

Đề tài chỉ phân tích số liệu được thu thập trong 3 năm 2006, 2007, 2008

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động cho vay của ngân hàngthông qua các chương trình cho vay ưu đãi qua các năm từ 2006 đến 2008 Trong

đó có 3 chương trình chiếm tổng dư nợ cao nên được quan tâm nhiều nhất đó là:Chương trình cho vay học sinh sinh viên, Chương trình cho vay hộ nghèo,chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Từ việc phân tích nhằm rút ra những mặt đã đạt được và những tồn tại hạnchế còn mắc phải để tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụngcủa PGD NHCSXH góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện

Trang 16

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.2 Chức năng của tín dụng

(1) Chức năng phân phối lại lợi nhuận.

Tín dụng là sự chuyển giao vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua

sự chuyển giao này tín dụng góp phần phân phối lại nguồn lợi nhuận thể hiện ởchỗ:

a) Người cho vay có một số vốn tạm thời chưa dùng đến, thông qua tíndụng số lợi nhuận đó được phân phối lại cho người đi vay

b) Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận đượcphần lợi nhuận được phân phối lại

(2) Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất.

Tín dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoáthể hiện ở chỗ:

a) Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanhđược thực hiện bình thường, liên tục và phát triển

b) Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần lưuthông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ

2.1.1.3 Phân loại hình thức tín dụng

Tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú, có thể dựa vào các căn cứsau đây để phân loại hình thức tín dụng

(1) Dựa vào thời hạn tín dụng

Tín dụng phân theo căn cứ thời gian có ba loại

a) Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm thường

Trang 17

được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp

và cho vay phục vụ nhu cầu cá nhân

b) Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng

để cho vay mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới thiết bị kỹ thuật và mở rộng, xâydựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

c) Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng

để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, đầu tư công nghệ mới và mở rộng sảnxuất có quy mô lớn

(2) Dựa vào đối tượng tín dụng

a) Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được thực hiện chủ yếu chovay vốn lưu động tạm thời thiếu hụt và chiết khấu chứng từ có giá

b) Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cung cấp để hình thànhvốn cố định của doanh nghiệp Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thứccho vay trung và dài hạn

(3) Dựa vào mục đích sử dụng vốn tín dụng

Theo căn cứ này tín dụng được chia làm hai loại

a) Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp chocác doanh nghiệp tiến hành sản xuất và kinh doanh

b) Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng

(4) Dựa vào chủ thể tín dụng

Theo căn cứ này thì tín dụng được chia làm bốn loại

a) Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp,được biểu hiện dưới hình thức mua, bán chịu hàng hoá hoặc ứng tiền trước khinhận hàng hoá

b) Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổtín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân

Trong mối quan hệ này tín dụng đóng vai trò trung gian cho nên ngân hàngvừa là người cho vay vừa là người đi vay

Tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt

và bút tệ, trong đó bút tệ là chủ yếu

Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có quan hệ chặt chẽ bổ sung và

Trang 18

hỗ trợ cho nhau.

c) Tín dụng Nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữaNhà nước với nhân dân và các tổ chức khác theo đó Nhà nước chủ động vay tiền

để tăng nguồn chi tiêu ngân sách

+ Tín dụng Nhà nước được thực hiện bằng cách phát hành công trái.+ Tín dụng Nhà nước nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách

d) Tín dụng quốc tế: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa nước tavới các quốc gia hay tổ chức tiền tệ, tín dụng quốc tế

2.1.3.4 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánhchịu do khách hàng vay vốn không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc trả khôngđầy đủ vốn và lãi Những nguyên nhân đó được chia thành hai nhóm chính: rủi ro

do nguyên nhân khách quan và chủ quan

- Nhóm nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro tín dụng thông thường nằmngoài hoặc vượt tầm kiểm soát của con người, chẳng hạn như thiên tai, dịchbệnh, những thay đổi về cơ chế, chính sách…

- Nhóm nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro tín dụng thông thường xảy ra

có liên quan đến chủ đích con người trong chủ thể quan hệ tín dụng, đó là ngườicho vay và người đi vay

2.1.2 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

2.1.2.1 Nguyên tắc cho vay

Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau:

- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín

dụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sử dụng vốn vay tạo điều

kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay của khách hàng Để thực hiện tốt điềunày, mỗi lần vay vốn khách hàng làm giấy đề nghị vay vốn, trong giấy này kháchhàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình và kèm theo phương án sảnxuất kinh doanh có hiệu quả Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúngnhư mục đích đã cam kết, nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn saimục đích thì ngân hàng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trước hạn

Trang 19

- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng: Theo nguyên tắc bắt buộc, người đi vay phải chủ động

trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng sau khi đáo hạn Nếu đến hạn người đi vay khôngchủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi củakhách hàng (trường hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), chuyển

nợ quá hạn (trường hợp không được cơ cấu lại thời hạn), hoặc ngân hàng có thể

sử dụng biện pháp cứng rắn hơn như phát mãi tài sản để thu hồi nợ

2.1.2.2 Điều kiện cho vay

Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với người vay đểlàm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không cho vay Các khách hàngmuốn được ngân hàng cho vay vốn ngân hàng phải có các điều kiện cơ bản sauđây:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật

Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam

+ Pháp nhân phải có pháp luật dân sự

+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật vànăng lực hành vi dân sự

+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và cóhiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp

Trang 20

với quy định của pháp luật.

- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ vàhướng dẫn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vàođặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùythuộc vào môi trường kinh doanh…

2.1.2.3 Phương thức cho vay

Theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước các tổ chức tín dụng đượcphép thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay:

- Cho vay từng lần

Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tíndụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng

Theo phương thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏathuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sảnxuất kinh doanh Thực chất đây là phương thức cho vay luân chuyển cũ nhưngquy chế cho vay cụ thể của ngân hàng đã biến nó thành một phương thức mới

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng sẽcam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hìnhthiếu vốn để từ chối cho vay Vì ngân hàng phải bớt các món vay của khách hàngkhác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phícho việc duy trì hạn mức dự phòng Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụngvới số thực vay

- Cho vay theo dự án

Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự

án trước khi cho vay Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổsung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và dự ánphục vụ đời sống

- Cho vay trả góp

Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốnvay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời

Trang 21

hạn cho vay.

- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vaytrong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rúttiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tổ tíndụng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và kháchhàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ViệtNam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Cho vay theo hạn mức thấu chi

Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuậncho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phùhợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạtđộng thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Cho vay hợp vốn

Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặcphương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầumối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Việc cho vay hợp vốn thựchiện theo quy định của quy chế cho vay và quy chế đồng tài trợ của các tổ chứctín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

2.1.2.4 Lãi suất cho vay

Là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và doanh số cho vay hay lãi suất là giá cả màngười đi vay phải trả cho người cho vay để được sử dụng vốn vay trong một thờihạn nhất định

2.1.3 Những vấn đề chung về tín dụng cho vay ưu đãi tại ngân hàng Chính sách xã hội.

2.1.3.1 Tín dụng ưu đãi là gì? Đối tượng thụ hưởng?

Căn cứ vào Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính Phủ Tín dụng ưu đãi

là tín dụng cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, là việc sửdụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và cácđối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh tạo việc làm,cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổnđịnh xã hội

Trang 22

Đối tượng được hưởng là hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách khác Tùythuộc vào từng chính sách cụ thể mà có các chương trình tín dụng và các đốitượng thụ hưởng khác nhau tương ứng.

2.1.3.2 Các chương trình tín dụng ưu đãi tại NH Chính sách xã hội

(1) Cho vay hộ nghèo

(2) Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

(3) Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

(4) Cho vay các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo,thuộc khu vực II, III Miền núi và thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội,các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa (gọi tắt là chương trình 135của Chính phủ)

(5) Cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm

(6) Cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

(7) Cho vay mua trả chậm nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằngsông Cửu Long (ĐBSCL) và nhà ở Tây Nguyên

(8) Cho vay hộ gia đình các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

(9) Các chương trình cho vay khác theo chỉ định của Chính phủ khi cầnthiết

Đối với từng chương trình cho vay sẽ có văn bản cụ thể riêng hướng dẫnthực hiện

Người nghèo và các đối tượng chính sách khác (gọi là người vay) khi vayvốn theo Quyết định 78 của Chính phủ không phải thế chấp tài sản, trừ các tổchức kinh tế thuộc các đối tượng vay vốn từ chương trình Quỹ Quốc gia và giảiquyết việc làm và chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khókhăn hải đảo, khu vực II, III Miền núi, vùng sâu vùng xa

2.1.4 Nội dung nghiệp vụ ủy thác cho vay của Ngân hàng CSXH huyện

Cờ Đỏ

Ngân hàng CSXH ủy thác cho vay các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH)một số công đoạn trong quy trình cho vay vốn đối với người nghèo và các đốitượng chính sách khác được gọi là ủy thác cho vay từng phần Cụ thể NHCSXH

ủy thác cho các tổ chức CT-XH thực hiện 6 công đoạn trong quy trình cho vaynhư sau:

Trang 23

(1) Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủđối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp cácđối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vayvốn.

(2) Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), tổchức họp tổ để kết nạp thành viên vào tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựngquy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiệnvay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số03/TD) Trình Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã xác nhận, đề nghị Ngân hàngcho vay

Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốncho Tổ TK&VV để Tổ thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn Cùng TổTK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các điểmgiao dịch của NHCSXH

(3) Phối hợp với Ban quản ký Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sửdụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận,thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay

bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bênh, hỏa hoạn, chết, mấttích,…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vay sai mục đích,…) để

(5) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay (theomẫu số 06/TD); kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV (theo mẫu số 16/TD) vàcủa tổ chức CT-XH cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất.Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ

Trang 24

chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro donguyên nhân khách quan (nếu có).

(6) Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sáchtín dụng ưu đãi của Chính phủ Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ đểđánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp vàkiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) vàbàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới,…Tổ chức tập huấnnghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV Phối hợp với các

cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quanđến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư…để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả

2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong ngân hàng

- Doanh số cho vay (DSCV)

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho kháchhàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời giannhất định

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (NQH/DN)

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó chothấy khả năng trả nợ của khách hàng cao hay thấp Theo quy định của Ngân hàngNhà nước Việt nam thì tỷ lệ này phải dưới 5% thì hoạt động tín dụng của Ngân

Trang 25

hàng mới đạt hiệu quả.

Công thức tính:

Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng (vòng) =

Dư nợ bình quânTrong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =

2

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

- Thu thập số liệu trực tiếp từ Phòng tín dụng và Phòng kế toán của PGDNHCSXH huyện Cờ Đỏ

- Thu thập thông tin từ sách có liên quan tới ngân hàng

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh

Là phương pháp lâu đời và áp dụng rộng rãi nhất So sánh phân tích là đốichiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nộidung, một tính chất tương tự như nhau Sử dụng phương pháp so sánh số tươngđối và tuyệt đối để tính tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu qua các năm; phântích sự biến động về lợi nhuận và tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạncủa PGD qua các năm

Y0: Chỉ tiêu năm trước

Y1: Chỉ tiêu năm sau

Trang 26

So sánh chỉ tiêu năm sau so với năm trước:

+ So sánh số tuyệt đối:

Là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian

và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về qui mô, khối lượng củachỉ tiêu kinh tế đó

Mức tăng giảm tuyệt đối so với năm trước (Y)

Y = Y1- Y0+ So sánh số tương đối:

Tốc độ tăng giảm so với năm trước T (%)

Là tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độtăng trưởng

- Tỷ trọng P (%)

Dùng để xác định số % của từng bộ phận có trong một tổng thể Nó phảnánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu Phương pháp này giúp ta tínhđược % của: từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của PGD; DSCV, DSTN,

Trang 27

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI VÀ PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN CỜ ĐỎ

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Huyện Cờ Đỏ được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02tháng 01 năm 2004 của Chính phủ Huyện Cờ Đỏ là một trong bốn huyện ngoạithành và nằm ở vùng ven của Thành phố Cần Thơ, gồm 14 đơn vị hành chính (12

xã và 2 thị trấn) với diện tích đất tự nhiên 39.986,11 ha, trong đó diện tích đất sảnxuất nông nghiệp là 35.708,8 ha

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Toàn huyện Cờ Đỏ có 35.325 hộ, trong đó có 27.607 hộ nông nghiệp Tốc

độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân đạt 14%, thu nhập bình quân đầu người là8.850.000 đồng/người/năm Chính sách xã hội được các cấp ngành quan tâmtriển khai thực hiện đem lại kết quả tốt, giải quyết việc làm cho trên 8.182 laođộng, xuất khẩu lao động được 367 người, giúp cho 1.213 hộ vươn lên thoátnghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 11,58% Tuy nhiên do nhữngnăm qua giá cả thị trường biến động nhất là giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừsâu, thức ăn,… ảnh hưởng một phần đến hoạt động của phòng giao dịch

3.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng CSXH ra đời trên cơ sở tiền thân là Ngân hàng phục vụ ngườinghèo

Ngày 31 tháng 08 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số235/TTg Cho phép thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo Mục đích là đểgiúp người nghèo vay vốn và phục vụ sản xuất, giải quyết đời sống góp phầnthực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Ngân hàng CSXH được thành lập theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 04tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Trên cơ sở Nghị định số78/2002/NĐ-CP tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo

Trang 28

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội

Trên cơ sở Nghị định 78/2002/NĐ-CP, Ngân hàng CSXH có các chức năng,nhiệm vụ chính sau:

Hoạt động của Ngân hàng CSXH không vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhànước đảm bảo chức năng thanh toán, dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải thamgia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Việc cho vay của Ngân hàng CSXH được thực hiện theo phương thức ủythác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay Việc cho vay đối với hộ nghèo căn cứvào kết quả bình xét của tổ tiết kiệm và vay vốn Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổchức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lậptrên địa bàn hành chính của xã, được Ủy ban Nhân dân cấp xã chấp thuận bằngvăn bản hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn do Ngân hàng CSXH hướng dẫn

Về nguồn vốn cho vay huy động từ các nguồn sau:

- Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước

- Vốn huy động

- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh

tế, tổ chức tài chính tín dụng và các tổ chức Chính trị - xã hội, các hiệp hội, cáchội, các tổ chức Chính phủ trong và ngoài nước

3.2.3 Một số đặc điểm cơ bản của PGD NHCSXH huyện Cờ Đỏ

Phòng giao dịch ngân hàng CSXH được thành lập theo Quyết định số 133của hội đồng quản trị ngân hàng CSXH ký ngày 25 tháng 03 năm 2004

Trang 29

Hình 01 – SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC PGD NHCSXH HUYỆN CỜ ĐỎ

3.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban đại diện Hội đồng quản trị (BĐD HĐQT): Phòng giao dịch ngân

hàng CSXH huyện Cở Đỏ gồm có 11 thành viên, là lãnh đạo các ban ngành, đoànthể huyện Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND huyện, thực hiện nhiệm vụ tổchức, triển khai kế hoạch tín dụng, giám sát việc thực hiện các chính sách nhằmđảm bảo đồng vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng

- Ban giám đốc gồm:

+ 01 Đ/c phó Giám đốc phụ trách chung

+ 01 Đ/c phó Giám đốc kiêm tổ trưởng Kế hoạch - Nghiệp vụ

Điều hành hoạt động chung của Phòng giao dịch

+ Tổ Kế toán - Ngân quỹ gồm:

 01 Tổ trưởng tổ kế toán ngân quỹ

 02 kế toán viên

 01 kho quỹ

Là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo trong việc quản lý tài chính và tổ chức

BĐD HĐQT NHCSXHHuyện Cờ Đỏ

Giám đốc

Tổ Kế hoạch

Trang 30

hạch toán đúng với các chế độ quy định.

- 01 cán bộ bảo vệ.

Có trách nhiệm bảo đảm an toàn chung cho mọi hoạt động tại Ngân hàng

3.2.4 Chi tiết về các chương trình cho vay của Ngân hàng

Hiện nay Ngân hàng đang thực hiện cho vay được 07 chương trình, trong

đó có 03 chương trình đạt tổng dư nợ cao nhất là: Chương trình cho vay học sinh,sinh viên; Chương trình cho vay hộ nghèo; Chương trình cho vay nước sạch và

vệ sinh môi trường nông thôn sẽ được giới thiệu chi tiết hơn, cụ thể như sau:

(1) Chương trình cho vay học sinh, sinh viên (HSSV).

Căn cứ Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Tổng giám đốc Ngân hàng CSXHhướng dẫn thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay như sau:

- Người vay vốn tại NHCSXH

+ Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trực tiếp vay vốn và có tráchngiệm trả nợ NHCSXH, là cha mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đãthành niên (đủ 18 tuổi) được UBND cấp xã sở tại xác nhận

+ Học sinh, sinh viên mồ côi cha mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưngngười còn lại không có khả năng lao động được trực tiếp vay vốn tại NHCSXHnơi nhà trường đóng trụ sở

- Thời hạn cho vay

Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiêncho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong Khế ước nhận nợ.Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ

+ Thời hạn phát tiền vay: là khoảng thời gian tính từ ngày người vaynhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học, kể cả thời gianHSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quảhọc tập (nếu có)

Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay;lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trảhết nợ gốc

+ Thời hạn trả nợ: là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trảmón nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi Người vay và ngân hàng thỏa

Trang 31

thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa đượcquy định cụ thể như sau:

 Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm,thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay

 Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối

đa bằng thời hạn phát tiền vay

Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lần nhưngthời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác địnhtheo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất

- Mức vốn cho vay

+ Mức cho vay tối đa đối với một HSSV là 800.000 đồng/tháng(8.000.000 đồng/năm học) NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào mức thu học phícủa từng trường, sinh hoạt phí và nhu cầu của người vay để quyết định mức chovay cụ thể đối với từng HSSV, nhưng tối đa mỗi HSSV không quá 800.000đồng/tháng Số tiền cho vay đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lượng HSSVtrong gia đình, thời gian còn phải theo học tại trường và mức cho vay đối với mỗiHSSV

+ Đối với HSSV đang trực tiếp thực hiện Hợp đồng vay vốn Ngân hàngnơi trường đóng trụ sở hoặc đã vay thông qua hộ gia đình theo các cơ chế chovay trước đây và đang trong quá trình giải ngân dở dang, thì kể từ ngày01/10/2007 được áp dụng theo mức cho vay mới và lãi suất mới

- Lãi suất cho vay

+ Các khoản cho vay từ 01/10/2007 trở đi được áp dụng lãi suất cho vay0,5%/tháng

+ Các khoản cho vay từ 30/09/2007 trở về trước còn dư nợ đến ngày30/09/2007 vẫn được áp dụng lãi suất cho vay đã ghi trên Hợp đồng tín dụnghoặc Sổ TK&VV hoặc Khế ước nhận nợ (sau đây gọi chung là Khế ước nhận nợ)cho đến khi thu hồi hết nợ

+ Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay

Trang 32

- Phương thức cho vay

NHCSXH áp dụng theo 2 phương thức cho vay

+ HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình:

 Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả

nợ NHCSXH

 Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và làmthành viên Tổ TK&VV tại thôn, ấp, bản, buôn (gọi chung là thôn) nơi hộ giađình đang sinh sống, được tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập thành danh sách

đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã xác nhận

 Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện ủy thác từng phần.+ Đối với HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹnhưng người còn lại không có khả năng lao đông được vay vốn và trả nợ trựctiếp tại NHCSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở

NHCSXH không cho vay những HSSV bị các cơ quan xử phạt hành chínhtrở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu

- Quy trình cho vay

+ Đối với hộ gia đình

Hình 02 – SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY HSSV CỦA PGD

NHCSXH HUYỆN CỜ ĐỎ

Giải thích sơ đồ:

(1) Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xácnhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV

(2) Tổ TK&VV nhận được Hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ

để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với

Tổ TK&VV

PGD NHCSXHHuyện Cờ Đỏ Đoàn thể xã, thị trấnUBND xã, thị trấn

(6)

(4)(3)(7)

Trang 33

đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của chính phủ Sau đó lập danhsách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm Giấy xác nhậncủa nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.

(3) Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ Hồ sơ

đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay

(4) NHCSXH nhận được Hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXHthực hiện kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ Hồ sơ vay vốn, trìnhTrưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng tổ tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay.Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu

số 04/TD) gửi UBND cấp xã

(5) Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo kết quả phê duyệt cho tổ chức chínhtrị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận ủy thác cho vay) và Tổ TK&VV

(6) Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ

sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay

(7) Bên cho vay tổ chức giải ngân trực tiếp đến hộ gia đình tại địa điểm đãthông báo

+ Đối với HSSV mồ côi vay trực tiếp tại NHCSXH

(1) Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) có xác nhận củanhà trường đang theo học tại trường và là HSSV mồ côi có hoàn cảnh khó khăngửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở

(2) Nhận được Hồ sơ xin vay, NHCSXH xem xét cho vay, thu hồi nợ (thulãi) và thực hiện các nội dung khác theo quy định tại văn bản này

+ Đối với HSSV và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo vàđang thực hiện các Khế ước nhận nợ (KƯNN) dở dang, nếu có nhu cầu xin vaytheo mức cho vay mới, thì kể từ ngày 01/10/2007 được điều chỉnh theo mức chovay mới và lãi suất mới theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ

(1) Đối với cho vay thông qua hộ gia đình: Người vay mang Khế ước nhận

nợ đã ký trước đây gửi Tổ TK&VV và nêu đề nghị nhu cầu điều chỉnh mức vaytheo mức cho vay mới Tổ TK&VV tập hợp KƯNN của các thành viên trong Tổ

và gửi NHCSXH

Trang 34

(2) Đối với cho vay trực tiếp HSSV: Người vay mang KƯNN ký trước đâyđến NHCSXH.

(3) Sau khi nhận được KƯNN (liên lưu người vay), Giám đốc NHCSXHnơi cho vay thực hiện việc điều chỉnh mức cho vay mới hàng tháng với lãi suấtcho vay mới theo quy định tại văn bản này vào KƯNN cả liên lưu NHCSXH vàliên lưu người vay

(4) Ngân hàng CSXH thực hiện việc giải ngân, thu hồi nợ theo quy định tạivăn bản này

+ Đến kỳ giải ngân, người vay mang Chứng minh nhân dân, KƯNN đếnđiểm giao dịch theo thông báo của NHCSXH để nhận tiền vay Trường hợpngười vay không trực tiếp đến nhận tiền vay được ủy quyền cho thành viên trong

hộ lĩnh tiền nhưng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã Mỗi lầngiải ngân, cán bộ Ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký xácnhận tiền vay theo quy định

+ Ngân hàng CSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoảncho người vay theo phương thức NHCSXH nơi cho vay chuyển tiền cho HSSVnhận tiền mặt tại trụ sở NHCSXH nơi gần trường học của HSSV hoặc chuyểnkhoản cho HSSV đóng học phí cho nhà trường theo đề nghị của người vay

(2) Chương trình cho vay hộ nghèo

Ngân hàng CSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuấtkinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốcgia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội

Trang 35

- Điều kiện vay vốn

Đối tượng được vay là những hộ nghèo có đủ các điều kiện sau:

+ Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phươngnơi cho vay

+ Có tên trong danh sách hộ nghèo của xã (phường, thị trấn) sở tại theochuẩn bộ nghèo do Bộ lao động – thương binh xã hội công bố từng thời kỳ

+ Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tụcvay vốn nhưng phải là thành viên của tổ TK&VV, được tổ bình xét, lập thànhDanh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã

+ Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện

hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là người trựctiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng

Những hộ nghèo không được vay vốn của Ngân hàng CSXH:

+ Những hộ nghèo không còn sức lao động, những hộ độc thân đangtrong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phươngxác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộmcắp, lười biếng không chịu lao động

+ Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàntật, thiếu ăn do Ngân sách nhà nước trợ cấp

- Thời hạn cho vay

Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

+ Mục đích sử dụng vốn vay;

+ Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịchvụ);

+ Khả năng trả nợ của hộ vay;

+ Nguồn vốn cho vay của NHCSXH

- Mức cho vay

Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vayvốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay Mỗi hộ có thể vay vốn mộthay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đốivới một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ

Trang 36

- Lãi suất cho vay

+ Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủquyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước Mức lãisuất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH

+ Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳmột khoản phí nào khác

+ Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận ủy tháccủa chính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thựchiện theo hợp đồng ủy thác

+ Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay

- Phương thức cho vay

Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần Mỗi lần vay vốn, hộnghèo và bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định tại vănbản này

- Quy trình cho vay:

Quy trình cho vay được mô tả qua sơ đồ sau:

Hình 03 - SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA PGD

Trang 37

(3) Ủy ban nhân dân xác nhận và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay vàgửi bên cho vay xem xét, giải quyết.

(4) Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số03/TD từ các xã (phường, thị trấn) gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ

hồ sơ vay vốn để trình thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay (bước này tổ chứcthực hiện không quá 05 ngày làm việc)

Trường hợp người vay không có đủ thủ tục vay vốn theo quy trình thì cán

bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và thủ tục theoquy định Sau khi phê duyệt xong, bên cho vay gửi thông báo kết quả phê duyệttới UBND cấp xã (Mẫu số 04/TD)

(5) Uỷ ban nhân dân thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ đượcvay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tập trung thực hiện cáckhâu còn lại trong quy trình vay vốn

(6) Tổ viên thông báo kết quả cho hộ nghèo danh sách đã được phê duyệt

để hộ nghèo chuẩn bị vay vốn

(7) Bên cho vay cùng với hộ vay lập Khế ước nhận nợ (Mẫu số 01/TD)đồng thời tổ chức giải ngân trực tiếp đến hộ tại trụ sở bên cho vay hoặc tại xã, thịtrấn theo thông báo của bên cho vay

- Tổ chức giải ngân:

+ Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số03/TD được duyệt, lập chứng từ chi tiền theo mẫu in sẵn của bên cho vay quyđịnh (phiếu chi)

+ Thủ quỹ căn cứ vào chứng từ, Khế ước nhận nợ đã có đủ chữ ký và cácyếu tố hợp lệ để phát tiền trực tiếp cho hộ vay vốn

+ Cuối ngày kế toán, thủ quỹ khóa sổ và đối chiếu theo chế độ quy định.+ Nếu giải ngân tại xã, thị trấn thì bên cho vay lập thủ tục ứng tiền cho tổcho vay lưu động đi phát tiền vay tại xã, thị trấn và quyết toán ngay sau khi vềtheo chế độ kế toán hiện hành Việc vận chuyển tiền trên đường đi phải đảm bảo

an toàn tuyệt đối theo quy định của chế độ an toàn kho quỹ

Trang 38

(3) Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS &VSMTNT).

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao.Việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh và nước sạch để đảm bảo sức khỏe, giữ gìn vệsinh môi trường là rất cần thiết Thấy được nhu cầu thiết yếu này mà Ngân hàng

đã nhanh chóng thực hiện chương trình cho vay nước sạch và VSMTNT nhằmđảm bảo cho những địa phương có nhu cầu về vốn để đầu tư vào chương trìnhnày được vay vốn phát triển dự án Nguồn vốn này đã góp phần nâng cao ý thứccủa người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn như các chươngtrình xóa cầu cá thay bằng những nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn hơn, không sử dụngnước sông mà thay bằng nước giếng hay nước máy…

- Điều kiện vay vốn

Ngân hàng CSXH xem xét và quyết định cho vay khi hộ vay có đủ các điềukiện sau:

+ Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại khu vực nơichi nhánh NHCSXH đóng trụ sở

+ Chưa có công trình NS&VSMT hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩnquốc gia về nước sạch và chưa đảm bảo VSMTNT được UBND cấp xã xác nhận

+ Hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải là thành viên của TổTK&VV, được Tổ bình xét lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận củaUBND cấp xã

- Thời hạn cho vay

Việc xác định thời hạn cho vay căn cứ vào khả năng trả nợ của hộ vay,nhưng thời hạn cho vay tối đa không quá 60 tháng, trong đó thời gian ân hạn là 6tháng Trong thời gian ân hạn, hộ vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay

- Mức cho vay

Mức cho vay được xác định căn cứ vào:

+ Giá trị dự toán công trình do hộ gia đình lập với công trình quy mô hộgia đình hoặc do đơn vị tư vấn lập đối với công trình tập trung nhưng khôngđược vượt quá giá trị dự toán công trình theo thiết kế mẫu do Sở Nông nghiệpphát triển nông thôn quy định trong từng thời kỳ;

+ Nhu cầu xin vay vốn của hộ gia đình

Trang 39

Nhưng mức cho vay đối với mỗi loại công trình tối đa không quá 4 triệuđồng/hộ.

- Phương thức ủy thác cho vay

Ngân hàng CSXH thực hiện phương thức ủy thác cho các tổ chức Chính trị

- xã hội (CT-XH) trên cơ sở thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn Tổ TK&VV được

tổ chức và hoạt động theo Quyết định 783/QĐ-HĐQT ngày 29/07/2003 của Hộiđồng quản trị NHCSXH về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoàn trả của TổTK&VV Tổ phải có Biên bản họp thành Tổ và thông qua Quy ước hoạt độngcủa Tổ (mẫu số 10/TD) có đề nghị của tổ chức CT-XH cấp xã trước khi trìnhUBND cấp xã phê duyệt, công nhận và cho phép hoạt động

- Quy trình cho vay

Cũng giống như quy trình cho vay Hộ nghèo, ta tiến hành các bước nhưsau:

(1) Hộ gia đình viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm dự toán công trình (mẫu số01/TD) gửi tổ TK&VV

(2) Tổ TK&VV cùng tổ chức CT-XH tổ chức họp để bình xét những hộ giađình đủ điều kiện vay vốn, lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn chươngtrình NS&VSMTNT (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn của các tổ viêntrình UBND cấp xã xác nhận

(3) Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đềnghị vay vốn tới NHCSXH

Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ vay vốn của Tổ, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ,hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn, điều kiện vay vốn để trình Trưởng phòng tíndụng và Giám đốc phê duyệt cho vay để làm cơ sở lập Danh sách các hộ đượcvay vốn theo mẫu số 04/TD) Khi có phê duyệt Danh sách các hộ được vay vốn,cán bộ tín dụng phối hợp cùng Tổ TK&VV hướng dẫn các hộ lập hợp đồng tíndụng (mẫu số 01/TD)

(4) Ngân hàng CSXH gửi thông báo theo mẫu số 04/TD tới UBND cấp xã

để cho tổ chức Chính trị xã hội nhận ủy thác thông báo cho Tổ TK&VV nhận lạikết quả phê duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địađiểm giải ngân tới Tổ viên

Trang 40

- Tổ chức giải ngân

Căn cứ vào Giấy đề nghị vay vốn kiêm dự toán công trình, Danh sách các

hộ vay vốn (mẫu số 03/TD) và Hợp đồng tín dụng được duyệt, Ngân hàng phốihợp cùng với tổ chức CT-XH và Tổ TK&VV tổ chức giải ngân đến từng hộ vay.Tùy theo hình thức thi công, NHCSXH tổ chức giải ngân như sau:

+ Đối với công trình của từng hộ riêng biệt do hộ tự làm hoặc thầukhoán, NHCSXH có thể có tổ chức giải ngân trực tiếp cho người vay hoặc giảingân theo phương thức thanh toán tay ba (hộ vay ký nhận tiền vay và số tiền vaynày được chuyển thẳng cho đơn vị nhận thầu khoán xây dựng công trình) Căn cứvào tình hình thực tế, NHCSXH có thể có giải ngân một lần hoặc nhiều lần sốtiền cho vay được duyệt

+ Đối với công trình cấp nước và VSMT tập trung (các hộ cùng góp vốn

để xây dựng và được sử dụng chung): việc giải ngân thực hiện theo phương thứcthanh toán tay ba, hộ nhận nợ NHCSXH và NHCSXH chuyển tiền cho đơn vịnhận thầu Việc giải ngân thực hiện làm hai đợt: đợt một ứng trước tối đa 70% sốtiền cho vay theo Hợp đồng tín dụng, đợt hai giải ngân số tiền cho vay còn lại saukhi công trình đã nghiệm thu bàn giao của các bên có liên quan (Trung tâmNS&VSMTNT, đơn vị xây dựng, các hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình vàUBND cấp xã)

Sơ lược về các chương trình còn lại:

(4) Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.

Đây là chương trình cho vay mới được PGD triển khai thực hiện từ năm

2007 Chương trình này chỉ áp dụng trên địa bàn xã Thới Đông, đây là xã vùngsâu duy nhất trên địa bàn huyện Cờ Đỏ theo Quyết định số 31 của Chính phủ.Đối tượng cho vay không phải là hộ nghèo mà chỉ cho vay đối với những

hộ có phương án sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn sản xuất nên mức lãi suất

áp dụng cho chương trình này tương đối cao hơn những chương trình khác(0,9%/tháng) Mặc dù vậy nhưng nhìn chung mức lãi suất ấy vẫn còn ưu đãi hơn

so với các Ngân hàng thương mại khác và phải thế chấp tài sản

(5) Chương trình cho vay giải quyết việc làm.

Giải quyết việc làm luôn là vấn đề cấp bách của cả nước nói chung và trênđịa bàn huyện Cờ Đỏ nói riêng Chính vì vậy việc cho vay giải quyết việc làm đã

Ngày đăng: 05/03/2014, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w