1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI NIÊN LUẬN " TÍNH KHOAN HỒNG CỦA CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM " pptx

37 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 269 KB

Nội dung

Hơn nữa, thực tiễn thi hành hình phạt tử hình cũng đặt ra nhiều vấn đề vướng mắcđòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự giải quyết nhằm đảm bảo tính khoan hồng như: Đốitượng bị áp dụng hìn

Trang 1

ĐỀ TÀI NIÊN LUẬN

TÍNH KHOAN HỒNG CỦA CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 2

A.PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu đề tài 5

B PHẦN NỘI DUNG 6

Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÍNH KHOAN HỒNG CỦA CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 6

1 Khái niệm, các hình thức thi hành hình phạt tử hình và ý nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình 6

2 Tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 12 Chương II Thực tiễn và một số giải pháp đảm bảo tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam 23

1 Một số quan điểm về việc nên hay ko nên áp dụng hình phạt tử hình 23

2 Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình 24

3. Các giải pháp hoàn thiện chế định thi hành hình phạt tử hình nhằm đảm bảo tính khoan hồng trong luật tố tụng hình sự nước ta 27

KẾT LUẬN 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 3

A.PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhân đạo XHCN và chính sách khoan hồng được coi là một trong những nguyêntắc cơ bản chi phối mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta Kể từ khi sự nghiệp đổi mớiđất nước được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, đặc biệt là hiện nay, khi chúng ta đangxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân, vấn đề mở rộng nền dân chủ tăng cường pháp chế và các giá trị xã hội khác nhưcông bằng, bình đẳng, nhân đạo, cũng như bảo vệ một cách đầy đủ các quyền của côngdân, các quyền con người càng trở nên cấp bách Điều đó đòi hỏi phải kịp thời hoàn thiệncác quy định của pháp luật nói chung, pháp luật Hình sự nói riêng nhằm đảm bảo tínhkhoan hồng và nhân đạo XHCN

Trước yêu cầu trên, pháp luật về thi hành án tử hình đã không ngừng thay đổi vàhoàn thiện nhằm bảo đảm tính nhân đạo và phù hợp với mục đích răn đe, giáo dục củahình phạt này Tử hình được coi là hình phạt nghiêm khắc nhất do nhà nước áp dụng đốivới người phạm tội để loại trừ người đó ra khỏi đời sống xã hội Điều này cho thấy, hìnhphạt tử hình không chỉ đơn thuần là một chế định pháp luật hình sự mà còn là một phạmtrù thuộc về chính trị, văn hóa, đạo đức, tâm linh rất sinh động Các quy định của phápluật về hình phạt tử hình nói chung và thi hành hình phạt này nói riêng phải chứa đựngcác giá trị xã hội, trong đó có giá trị nhân đạo Chính vì vậy, nghiên cứu tính khoan hồngcủa chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam là rất cầnthiết để bảo vệ có hiệu quả các lợi ích xã hội, song phải đặt trong mối quan hệ lợi ích vớingười bị kết án nhằm đảm bảo tính khoan hồng của pháp luật Hình sự nước ta

Hơn nữa, thực tiễn thi hành hình phạt tử hình cũng đặt ra nhiều vấn đề vướng mắcđòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự giải quyết nhằm đảm bảo tính khoan hồng như: Đốitượng bị áp dụng hình phạt tử hình, vấn đề ân giảm án tử hình, việc gia đình người bị kết

án xin xác về mai táng…Trong khi đó, xét về mặt lí luận, tính khoan hồng của chế địnhthi hành hình phạt tử hình chưa được quan tâm thỏa đáng, và xung quanh chế định nàycòn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tính khoan hồng của chế định thi hành hình

phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” là mang tính cấp thiết, không

những về lí luận, mà còn đòi hỏi về thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt

tủ hình phù hợp với tính khoan hồng và nhân đạo của nhà nước ta

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 4

 Hiểu rõ hơn về hình phạt tử hình cũng như sự ảnh hưởng của tính nhân đạokhoan hồng tới hình phạt này;

tế;

này và tác dụng của nó;

thực tiễn, từ đó phát huy hơn nữa chủ nghĩa Nhân đạo XHCN

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồchí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về Nhà nước và pháp luật, những thành tựucủa khoa học kỹ thuật như: khoa học pháp lý, triết học, logich học…

Trang 5

 Phương pháp suy luận, phương pháp logich;

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÍNH KHOAN HỒNG CỦA CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH

SỰ VIỆT NAM

1 Khái niệm, các hình thức thi hành hình phạt tử hình và ý nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình

1.1 Khái niệm thi hành hình phạt tử hình

Trước hết, để có thể đưa ra khái niệm thi hành hình phạt tử hình cần phải làm rõkhái niệm hình phạt tử hình

Trong hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Tử hình là hình phạtnghiêm khắc nhất, thể hiện mức độ trừng trị cao nhất của Nhà nước đối với người phạmtội, bởi lẽ nó cướp đi quyền sống của người bị kết án, loại bỏ sự tồn tại của họ trong xãhội Theo Điều 35 BLHS năm 1999 thì: Tử hình là hình phạt đặc biệt, tước bỏ quyềnsống của người bị kết án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Vấn đề tiếp theo cần phải làm rõ đó là khái niệm thi hành án Hình sự: Thi hành ánhình sự có thể được hiểu đó là việc các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân cóliên quan đưa bản án, quyết định Hình sự đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành làm cho nó

có hiệu lực trên thực tế

Thi hành án tử hình là một bộ phận của thi hành án Hình sự Từ khái niệm thi hành

án Hình sự nói trên, ta có thể đưa ra khái niệm về thi hành án tử hình như sau: Thi hànhhình phạt tử hình là hoạt động của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đưa bản án tử hìnhcủa tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thực hiện trên thực tế với những trình tự, thủ tụcchặt chẽ do pháp luật tố tụng hình sự quy định

Đặc điểm của thi hành hình phạt tử hình gồm:

người phạm tội, cho nên cơ quan thi hành án phải tuân thủ những quy định hết sứcnghiêm ngặt, chặt chẽ Đây là đặc điểm chủ yếu để phân biệt hoạt động thi hànhhình phạt tử hình so với các hoạt động thi hành án khác

Trang 7

 Khác với việc thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp khác, nếu thi hànhhình phạt tử hình có sai lầm thì không khắc phục được hậu quả Đặc điểm này bắtnguồn từ bản chất của hình phạt tử hình là tước đi mạng sống của người bị kết án,

vì vậy, nếu như thi hành không đúng đối tượng bị kết án thì sai lầm này không thểkhắc phục được

bị kết án mà còn gây đau thương mất mát cho người thân của họ, đồng thời còngây tâm lí tiêu cực nhất định lên những cá nhân trực tiếp thực hiện việc thi hành án

tử hình Đây là đặc điểm chúng ta cần lưu ý khi thực hiện công tác tư tưởng đốivới người thân của người bị kết án cũng như đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp làmnhiệm vụ cướp đi sinh mạng của người bị kết án

1.2 Các hình thức thi hành hình phạt tử hình

1.2.1 Trên thế giớiHình thức thi hành hình phạt tử hình là cách thức tước bỏ sự sống còn của người

bị kết án do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo quy định của phápluật Trong lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã thi hành nhiều hình thức tử hình.Việc thi hành hình phạt tử hình nào cho phù hợp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế

xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia GS.TS người Nga A.Ph Kixthiacopxki đã dày côngnghiên cứu về những hình thức thi hành hình phạt tử hình trong lịch sử và đưa ra 21 hìnhthức thi hành hình phạt này chủ yếu đã dược loại người áp dụng như sau: 1) Treo cổ; 2)Chặt đầu; 3)Đun trong vạc dầu; 4)Dùng bánh xe cán chết; 5) xé xác người bị kết án thànhnhững mảnh nhỏ; 6) Lột da cho đến chết; 7) chôn sống; 8) bóp cổ hoặc làm cho chết ngạttrong bao tải; 9) Thiêu chết; 10) Mổ bụng, moi ruột; 11) Cho ngồi lên cọc nhọ hoặc dungcọc nhọn đâm thủng người; 12) Đốt cổ họng bằng chì đun sôi; 13) Đẩy người bị kết án từđỉnh núi xuống vực; 14) Thắt cổ; 15) Voi dày, ngựa xéo; 16) Quăng cho hổ báo ăn thịt;17) Dùng đá ném đến chết; 18)Cho chết đói chết khát; 19) Đầu độc chết; 20) Dùng gậyđánh chết; 21) Xử bắn

Từ sự thống kê này, A.Ph Kixthiacopxki đã chia hình thức thi hành hình phạt tửhình thành hai loại: loại hình thức thi hành hình phạt tử hình bình thường (treo cổ, xửbắn…) và loại hình thức thi hành hình phạt tử hình đặc biệt ngoài việc tước sự sống củangười bị kết án, còn có mục đích làm đau đớn một cách thảm khốc cho họ như đun người

bị kết án trong vạc dầu, xé xác…

Trang 8

Hiện nay trên thế giới pháp luật tố tụng hình sự các nước quy định bảy hình thứcthi hành hình phạt tử hình như sau:

1 Xử bắn

Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình mang tính phổ biến nhất Theo số liệucủa Tổ chức ân xá quốc tế có 86 quốc gia trên Thế giới áp dụng hình thức này Việc xửbắn có thể do một người hoặc một nhóm người thi hành Trường hợp việc xử bắn do mộtngười thi hành, thì người đó dùng súng ngắn, bắn vào đầu người bị kết án ở cự ly ngắn,làm người đó chết ngay Trường hợp xử bắn do một nhóm người thi hành thì cự ly bắnđược thực hiện xa hơn

2 Treo cổ

Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình bị tổ chức Ân xá quốc tế cho là

dã man và cần phải bãi bỏ, tuy nhiên vẫn còn 70 nước trên Thế giới áp dụng hìnhthức này như Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản…

3 Chém đầu

Đây là hình thức tử hình được 6 quốc gia áp dụng Cách thức chém đầu có haicách: dùng máy chém hoặc dùng kiếm Hiện nay, Vương quốc Ảrập Xêuts là quốc giathường áp dụng hình thức này

4 Ném đá đến chết

Đây là hình thức tử hình vô nhân đạo nhất hiện nay, trong đó người bị kết án bịchon chỉ để hở đầu trên mặt đất, sau đó bị ném đá cho đến chết Điều 119 BLHS Hồi giáonước Cộng hòa Iran còn quy định: “các viên đá không được có kích thuóc lớn để người bịkết án không chết ngay sau khi ném 1, 2 viên; đồng thời cũng không được có kích thướcnhỏ quá” Hình thức thi hành hình phạt tử hình này còn được áp dụng ở Xu Đăng và một

số nước ở Trung Cận Đông

5 Ngồi ghế điện

Đây là hình thức thi hành hình phạt bằng cách cho dòng điện chạy qua than thểngười bị kết án, lần đàu được thực hiện vào năm 1888 tại Nữu Ước, Hoa Kỳ Trước khihành hình 4 tuần lễ người bị kết án được chuyển đến khu giam giữ đặc biệt, được viếtnguyện vọng về nơi chon cất và tài sản thừa kế Người ta thử 3 lần ghế điện, chuẩn bịdung dich Amoniac dung làm chat cách điện, thấm vào một cái đệm để áp vào đầu người

bị kết án (bị cạo trọc), chân phải người đó được bôi chất dẫn điện Người bị kết án bị

Trang 9

buộc vào ghế điện Hai cực điện đặt vào đầu, chân phải người bị kết án và vòng điệnmạnh 2500 vôn được đóng Việc cắm điẹn làm người bị kết án ngất ngay lập tức nhưngcái chết chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định, trong một số trường hợp phải sau từ10-15 phút bị án mới chết.

6 Dùng hơi ngạt

Đây là hình thức thi hành hình phat tử hình áp dụng từ những năm 30 thế kỉ 20.Người bị kết án được buộc vào một chiếc ghế trong một phòng được thiết kế hoàn toànbằn thép, ở ngực người bị kết án, người ta gắn một ống nghe của bác sĩ và dây cao su dẫntới phòng bên để bác sĩ theo dõi nhịp tim của bị án Dưới ghế ngồi của bị án được đặt 16viên thuốc độc (Xianua) Khi cánh cửa thép được đóng lại, người ta cho chạy thiết bị làmnhững viên thuốc độc được hòa vào dung dịch axít, thuốc độc bốc thành khói, làm ngạtthở người bị kết án, từ đó dẫn đến tim ngừng đập Hình thức này bị coi là phức tạp và khátốn kém

7 Tiêm thuốc độc

Đây là hình thức thi hành hình phat tử hình, trong đó người bị kết án bị buộc vàomột cái cáng, được đưa vào một phòng kín, rồi bị tiêm thuốc độc vào bắp thịt Hình thứcnày được áp dụng lần đầu tại Hoa kỳ năm 1977 Khi bị tiêm thuốc độc mạnh vào mạchmáu, người bị kết án sẽ bị chết trong khoảng thời gian từ 32 giây đến một phút Tuynhiên đã xảy ra một số trường hợp người bị kết án không chết ngay do dụng cụ truyềnchất đọc trượt khỏi mạch máu hoặc thuốc độc không đủ mạnh khi pha chế Hình thức tửhình này được coi là nhân đạo và tiết kiệm hơn cả, được 34 bang của Hoa kỳ, TrungQuốc, Việt Nam và các nước khác trên Thế giới áp dụng

Tử hình dưới chế độ phong khiến được giai cấp thống trị sử dụng như là một công cụ chủyếu chống lại các hành vi phạm tội, bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của giai cấp mình

Trang 10

Vì vậy hình phạt tử hình được quy định với phạm vi rất rộng và nặng về tư tưởng trừngtrị.

(01/07/2011)

Trong thời kỳ này, Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến sự điều chỉnh pháp luật việcthi hành hình phạt tử hình Ngày 31-6-1946, Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư số 498,trong đó quy định: "Thi hành hình phạt tử hình từ nay dùng súng thay máy chém" Quyđịnh về hình thức tử hình này thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ mới, khác về chất sovới hình thức tử hình dã man dùng máy chém của chế độ thực dân phong kiến Trong Quytắc trại giam được ban hành ngày 12-6-1951, đã quy định vấn đề chuẩn bị và kết thúcviệc thi hành án tử hình tại Điều 6: "Mỗi khi đưa phạm nhân ra chịu án tử hình, Ban Giámthị phải xét kỹ căn cước để đề phòng nhầm lẫn" và tại Điều 21 quy định: "Khi thi hànhxong một án tử hình, Tòa án phải báo cho Ủy ban hành chính sở tại để đăng ký việc tử" Vấn đề xét ân giảm án tử hình cũng đã được quy định trong Thông tư số 335/TTg ngày 6-7-

1954 của Thủ tướng phủ:

Sau khi Tòa án nhân dân đã lên án tử hình, phạm nhân vẫn có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm.

Đơn xin ân xá, ân giảm do Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu chuyển lên Bộ

Tư pháp Bộ Tư pháp làm tờ trình lên Chủ tịch nước quyết định.

Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành án,Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hìnhphạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1985 Đây có thể nói là bướctiến bộ về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn vàtôn trọng quyền con người, tôn trọng phụ nữ của dân tộc ta

Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định việc thi hành hình phạt tử hình trongthời kỳ này, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, pháp luật trong giai đoạn này mang tính chất thời chiến, nhưng cũng đã

kịp thời quy định một số vấn đề cơ bản của việc thi hành hình phạt tử hình Đây là cơ sởpháp lý quan trọng cho việc thi hành hình phạt tử hình, góp phần vào cuộc đấu tranhchống thực dân Pháp và tay sai

Thứ hai, việc thi hành hình phạt tử hình được quy định trong BLTTHS 1988 đã có

những thay đổi về chất mang tính khoan hồng và nhân đạo trong chính sách hình sự của

Trang 11

Đảng và Nhà Nước đối với chế độ mới; so với những biện pháp hà khắc, dã man tồn tạitrong thời kì trước như: Việc ân giảm án tử hình, các điều kiện không áp dụng hình phạt

tử hình đối với phụ nữ

Thời kỳ này hình thức thi hành hình phạt tử hình được điều chỉnh bởi BLHS ViệtNam 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) và BLTTHS 2003, nhìn chung hình thức thi hành án tửhình vẫn là xử bắn Hình thức xử bắn có tác dụng răn đe tội phạm, tuyên truyền phòngngừa tội phạm cao So với các hình thức tử hình trước đây, so với các hình thức tử hình

đã tồn tại trong lịch sử loài người và một số phương thức đang hiện hành ở các nước xửbắn đã thể hiện sự tiến bộ và mang tính nhân bản hơn nhiều Tuy nhiên, hình thức tử hìnhnày không nhân đạo và khoan hồng ở chổ làm cho thi thể bị cáo không còn nguyên vẹn,

và ảnh hưởng nhiều đến tâm lí, tư tưởng cán bộ thi hành án Số cán bộ công an đã thamgia xử bắn nhiều hoặc xử bắn các bị cáo nữ, hoặc trực tiếp được giao trói, bịt mắt, nhétgiẻ vào mồm bị cáo, hoặc được giao bắn viên đạn cuối cùng vào thái dương phạm nhânđều ảnh hưởng đến tâm lí nhiều

Luật thi hành án hình sự năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2011) đã quy địnhhình thức tử hình mới đó là tiêm thuốc độc Việc quy định chuyển từ hình thức xử bắnsang tiêm thuốc độc thể hiện thái độ khoan hồng trong chủ trương đường lối của Đảng ta.Việc tiêm thuốc độc thay hình thức xử bắn đối với tử tù đã được nhiều nước trên thế giới

áp dụng Hình thức này ít gây đau đớn cho người bị thi hành án, đảm bảo tử thi cònnguyên vẹn, ít tốn kém và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án (hiện do lựclượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp thực thi)

Hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc có thể hiểu là tiêm vào người tử tội mộtliều thuốc độc ( thường gồm 3 loại:một để gây mê, một để cơ bắp thịt và thần kinh ngưnghoạt động và một để cho tim ngừng đập) để kết thúc sự sống của tử tội Về cơ chế chếttrong phương thức thi hành hình phạt tử tội này là :làm cho tử tội ngủ, sau đó làm ngưngthở và tim ngừng đập Thường các tử tội chết trong vòng từ 32 giây đến 1 phút

1.3 Ý nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chế định thi hành hình phạt tử hình lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật tốtụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta, có ý nghĩa về mặtlập pháp hết sức to lớn Nó đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sựcủa nước ta Việc nhận thức và áp dụng đúng đắn chế định thi hành hình phạt tử hình

Trang 12

trong thực tiễn là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủnghĩa trong lĩnh vực thi hành án hình sự, nhằm thi hành hình phạt tử hình đúng người,không để xảy ra oan, sai trong lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm này.

Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nói chung, thi hànhhình phạt tử hình nói riêng, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quảđạt được của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự Vì vậy, việc quy định chế định thi hànhhình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm

vụ bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm, tài sản của công dân Những hành vi vi phạm pháp luật về thi hành hìnhphạt tử hình không những xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật,xâm hại quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, mà còn làm giảm sút lòng tincủa nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Do vậy, việc quyđịnh một cách chặt chẽ chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự thểhiện sự tôn trọng quyền con người của Nhà nước ta, bảo đảm sự giám sát của nhân dân,

xã hội trong hoạt động thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nóiriêng

Việc quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình

sự, ngoài ý nghĩa về mặt lập pháp tố tụng hình sự, còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức củanhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phảituân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng hình sự trong lĩnh vực thi hành hìnhphạt tử hình Thêm nữa, việc quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình là cơ sởquan trọng cho việc nghiên cứu, đề xuất các hình thức thi hành hình phạt tử hình tiếtkiệm, dễ áp dụng, "nhân đạo" nhất cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế và bảnchất nhân đạo XHCN của Nhà nước ta

Ngoài ra, chế định thi hành hình phạt tử hình, còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lý chomột số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ với khoa học luật tố tụng hình sựnhư tội phạm học, tâm lý học tư pháp, khoa học kỹ thuật hình sự

2 Tính khoan hồng của chế định thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố

Trang 13

kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luậtcủa Nhà nước Không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì không thể có độc lập dân tộc;không có quyền làm chủ thực sự của nhân dân; không có Nhà nước của dân, do dân và vìdân; không thể thực hiện được công bằng xã hội; không thể có chủ nghĩa xã hội.

Việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự vềthi hành hình phạt tử hình cũng vậy, phải quán triệt các quan điểm của Đảng về lĩnh vựcnày Để nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự vềthi hành hình phạt tử hình, cần nghiên cứu quán triệt các chủ trương của Đảng về thi hành

án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng trong các văn kiện Nghị quyếtĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóaVII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) và nhất là trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tưpháp trong thời gian tới, cụ thể, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX củaĐảng đã nêu rõ:

Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt giam giữ, truy tố, xét xử và thi hành án, không để xảy ta các trường hợp oan, sai

Nghị quyết đã được các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện vớiquyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả Chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lênmột bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổnđịnh cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế

Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyếtnhững vấn đề bức xúc nhất Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế Chính sách hình

sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậmđược sửa đổi, bổ sung Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố,xét xử Chưa đáp ứng được đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháptrong việc bảo vệ công lý, quyền con người và tính khoan hồng trong chính sách củaĐảng ta

Trên tinh thần đó, Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 đã đặt ra nhiệm vụ vềcải cách tư pháp đến năm 2020 phù hợp với quá trình đổi mới công tác lập pháp vàchương trình cải cách hành chính với nội dung: Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liênquan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp,

đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội Giảmhình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với

Trang 14

một số loại tội phạm Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối vớimột số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm đảm bảo các nguyên tắc của luật hình

sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo

Qua nghiên cứu các văn kiện nói trên, có thể rút ra một số chủ trương, quan điểmchỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần quán triệt trong việc nâng cao hiệu quả áp dụngnhững quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình như sau:

Thứ nhất, thi hành hình phạt tử hình phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương

của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạncách mạng, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững bản chấtcủa Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.Trước mắt, cần thực hiện tốt chủ trương của Đảng về thi hành hình phạt tử hình được thểhiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm

vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, và thực hiện chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 theo nghị quyết 49/NQ-TW

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá về công tác thi hành án, cần sớm xây dựng, hoàn thiện cơchế, chính sách và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thi hành án, bảo đảm các quyếtđịnh, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và thi hành nghiêmchỉnh Xây dựng Đề án thay đổi việc tổ chức thi hành hình phạt tử hình và nghiên cứuhạn chế án tử hình trong Bộ luật hình sự nhằm đảm bảo tính nhân đạo XHCN

Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng

hình sự về thi hành án hình sự cần đặt trong tổng thể đổi mới công tác thi hành án nói chung,phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc cải cách tư pháp, cải cách bộmáy nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xãhội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự vềthi hành hình phạt tử hình là nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, xã hội vàmọi công dân, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, từ đó thúc đẩykinh tế - xã hội ngày càng phát triển Đổi mới thi hành án nói chung, thi hành hình phạt

tử hình nói riêng, hiện đang được Đảng và Nhà nước coi là nhiệm vụ trọng tâm của cảicách tư pháp Kết quả của toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, có được thực hiệntrên thực tế hay không phụ thuộc vào hiệu quả thi hành án hình sự, trong đó có thi hànhhình phạt tử hình Các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền cũng đang đặt ranhững đòi hỏi mà một trong số đó là tôn trọng sự tối thượng của pháp luật, tôn trọng và bảođảm các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền được sống Đây cũng là những yêu

Trang 15

cầu được đặt ra đối với thi hành hình phạt tử hình, khi một trong những yếu tố quyết địnhhiệu quả thi hành án phụ thuộc vào ý thức chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tụcthi hành hình phạt tử hình do pháp luật tố tụng hình sự quy định của các cơ quan có thẩmquyền, của các cơ quan, tổ chức và công dân; thi hành hình phạt tử hình cũng phải đượcthực hiện công bằng, bình đẳng, dân chủ, nhân đạo, không phân biệt người bị kết án là ai.

2.2 Tính khoan hồng trong chế định thi hành hình phạt tử hình theo quy

định của luật tố tụng hình sự Việt Nam

Tử hình là một hình phạt đặc biệt có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất, tước

bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêmtrọng Bằng việc thi hành hình phạt tử hình, Nhà nước đã loại bỏ người bị kết án ra khỏiđời sống xã hội Tuy nhiên, tính mạng con người là vốn quý và được pháp luật bảo vệ, do

đó việc thi hành hình phạt tử hình đòi hỏi phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tụcrất chặt chẽ, sai lầm trong việc thi hành hình phạt tử hình không thể chấp nhận được bởi

lẽ Nhà nước ta luôn đề cao tính nhân văn, nhân đạo XHCN và tiến tới bảo vệ quyền conngười

Để thực hiện nguyên tắc nhân đạo XHCN, khi giải quyết vụ án hình sự, tòa ánphải cân nhắc lợi ích của nhà nước lợi ích xã hội và lợi ích của người bị kết án trong mộttổng thể thống nhất biện chứng hài hòa và hợp lí Nội dung nhân đạo XHCN đòi hỏi phải

có một thái độ đúng đắn cả đối với lợi ích của toàn xã hội, của Nhà nước và của bịcáo.Không thể nói đến tính nhân đạo và khoan hồng khi đề cao lợi ích của Nhà nước mà

hạ thấp lợi ích của bị cáo Điều đó luôn được Đảng và Nhà nước ta thể hiện rõ nét trongcác chính sách hình sự nói chung và chế định thi hành án tử hình nói riêng

Theo quy định chung, bản án và quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực phápluật thì Tòa án sẽ ra quyết định thi hành, nhưng đối với bản án tử hình, pháp luật tố tụnghình sự quy định thêm thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành

Khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:

Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án được gửi ngay lên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Trang 16

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.

Là hình phạt đặc biệt, nên hình phạt tử hình không chỉ mang tính chất đặc biệt khiTòa án áp dụng, mà việc thi hành nó cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục đặc biệt.Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã ra bản án có hiệu lực pháp luậtphải gửi hồ sơ vụ án lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và gửi bản sao bản án lênViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xác định việc xét xử có chính xác haykhông và có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không

Đối với bản án có hiệu lực pháp luật, Điều 278 và Điều 295 Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2003 quy định thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án

là một năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (kháng nghị theo thủ tục giám đốcthẩm) hoặc một năm kể từ ngày nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện (khángnghị theo thủ tục tái thẩm); còn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thìkhông hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết

mà cần minh oan cho họ

Quy định trên thể hiện thái độ của Đảng và Nhà nước ta luôn hướng đến lợi íchcủa người bị kết án bên cạnh lợi ích của nhà nước và toàn xã hội nhằm đảm bảo tínhkhoan hồng Vấn đề ân giảm án tử hình là một quy định mang tính nhân đạo kế thừa tinhhoa của pháp luật hình sự cổ, tức là nhà vua có quyền lực tối cao có thể quyết định mọivấn đề của đất nước kể cả tha tội chết cho tử tù Tuy nhiên, ở xã hội Việt Nam hiện đại,việc có thể tha chết cho một tử tội nào đó không thuần túy là ý chí chủ quan thể hiệnquyền quyết định tối cao của một vị đứng đầu của nhà nước Chế định ân giảm án tử hìnhtheo luật hình sự Việt Nam hiện đại trước tiên thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng củaĐảng và nhà nước ta đối với mọi công dân, dù đó là người phạm tội bị tuyên án tử hình.Mặc khác, quy định này còn thể hiện tính tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khảnăng sai sót trong áp dụng án tử hình của cơ quan tư pháp Với thủ tục ân giảm, nếungười đứng đầu nhà nước - Chủ tịch nước, xét thấy việc áp dụng hình phạt tử hình đốivới người phạm tội là chưa thỏa đáng thì Chủ tịch nước sẽ chấp nhận đơn xin ân giảm

Khoản 2 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn có một quy định mới so

với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988:

Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình

Trang 17

Quy định này bảo đảm quyền của người bị kết án được làm đơn xin ân giảm lênChủ tịch nước trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩmhoặc tái thẩm, nhưng bị cấp có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyênbản án tử hình Đây cũng được coi là một trong những quy định rất nhân đạo của phápluật Hình sự Việt Nam.

Theo điều 35 BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) “tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ

áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội” Tuy nhiên, không cónghĩa là bất kỳ người phạm tội nào phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì cũng có thể ápdụng hình phạt tử hình

Xuất phát từ nguyên tắc của luật Hình sự là xét xử đúng người,đúng tội, đạt đượcmục đích cao nhất của hình phạt và tính khoan hồng, pháp luật quy định hình phạt tử hìnhchỉ áp dụng đối với những người phạm tội mà luật có quy định mức hình phạt cao nhất là

tử hình thì hình phạt tử hình mới có thể được áp dụng đối với họ Đồng thời khi cân nhắcgiữa hình phạt tử hình và từ chung thân mà cảm thấy băn khoăn chưa biết nên áp dụnghình phạt nào thì kiên quyết áp dụng hình phạt tù chung thân Ngoài ra pháp luật hình sựViệt Nam còn quy định những trường hợp không được áp dụng hình phạt tử hình đối vớimột số đối tượng đặc biệt cũng như các thủ tục xem xét căn cước của người bị kết án để

áp dụng hình phạt tử hình Điều này thể hiện tại Khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2003 như sau:

Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện Tòa án, Viện kiểm sát và Công an Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án.

Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành

án Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự Nếu có căn cứ người bị kết

án có điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự, thì Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

Trước khi thi hành án đối với người bị kết án là phụ nữ thì Hội đồng thi hành án ngoài việc kiểm tra căn cước, phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự

Trong trường hợp Hội đồng thi hành án phát hiện người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo

Trang 18

Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bịkết án tức là phải kiểm tra xem người này có đúng là người mà Hội đồng thi hành án sắpsửa thi hành theo kế hoạch đã định không? Chẳng hạn như phải truy nguyên vân tay củangười này với vân tay của người bị kết án được lưu trữ trong hồ sơ? Hình dạng bên ngoài

có giống với ảnh đã chụp trong hồ sơ không? Tên, tuổi, địa chỉ, nhân thân có đúng vớitài liệu trong hồ sơ không? Việc kiểm tra căn cước là nhằm đảm bảo cho bản án được thihành chính xác, tránh trường hợp thi hành không đúng đối tượng phải thi hành, đảm bảoquyền lợi của con người nói chung

Bộ luật tố tụng hiện hành đã quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục thi hành hình phạt

tử hình đối với người bị kết án tử hình là phụ nữ để phù hợp với quy định tại Điều 35 Bộluật hình sự năm 1999:

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này hình phạt tử hình được chuyển xuống tù chung thân

Luật Hình sự quy định những đối tượng không phải áp dụng hình phạt tử hìnhđược quy định tại điều 35 BLHS gồm hai đối tượng:

Xuất phát từ những nhận định về người chưa thành niên, khoa học luật hình sự nóichung và khoa học luật hình sự Việt Nam nói riêng quan niệm khi người chưa thành niênphạm tội, điều đó không chỉ được quyết định bởi bản thân người chưa thành niên mà cònthể hiện đó là sản phảm của môi trường sống, có nguyên nhân và điều kiện phát sinhthuộc về gia đình và xã hội Quan điểm đó chi phối chính sách hình sự là “việc xử lýngười chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm,phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội” (Điều 69 BLHS hiệnhành) Cụ thể, về mức hình phạt quy định cho người chưa thành niên bao giờ cũng thấphơn người đã thành niên đối với người cùng một tội phạm Đặc biệt, đối với những loạihình phạt có tính chất quá nghiêm khắc, ít tạo cơ hội hoặc không có cơ hội để người bịkết án sữa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người tốt sẽ không được áp dụng đối với

Ngày đăng: 05/03/2014, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 2003
Tác giả: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung 2009), Nsb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1999
3. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988 (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1988
Tác giả: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
4. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Bình luậnkhoa học Bộ luật hình sự
Tác giả: Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
5. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luậnkhoa học Bộ luật tố tụng hình sự
Tác giả: Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
7. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật tố tụng hìnhsự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
8. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Các Đại hội Đảng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Các Đại hội Đảng ta
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sựthật
Năm: 1991
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
15. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình luật tố tụng hình sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật tố tụng hìnhsự
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Năm: 1997
6. Luật thi hành án tử hình 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị Khác
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w