3. Các giải pháp hoàn thiện chế định thi hành hình phạt tử hình nhằm đảm bảo tính khoan hồng trong luật tố tụng hình sự nước ta.
3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình
3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thihành hình phạt tử hình hành hình phạt tử hình
• Trong bộ luật tố tụng hình sự 2003
Có thể nói, hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng về thi hành hình phạt tử hình rất nghèo nàn. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ có hai điều: Điều 258 về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành và Điều 229 về thi hành hình phạt tử hình, nhưng cũng chỉ quy định những vấn đề mang tính chất cơ bản; những vấn đề khác như có cho phép thân nhân người bị kết án xin xác về chôn hay không, có được đáp ứng nguyện vọng của người bị kết án được xin hiến xác hoặc các bộ phận của cơ thể vì mục đích nhân đạo không...thì chưa được điều chỉnh trong BLTTHS 2003.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải hệ thống hóa các quy phạm pháp luật về thi hành hình phạt tử hình, tạo ra một hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất, khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật, làm cho nội dung những quy phạm này phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn thi hành hình phạt tử hình, các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, có hình thức rõ ràng, dễ hiểu, tiện lợi cho việc áp dụng. Việc hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình cần phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, đó là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc bình đẳng...
Trước mắt, phải hoàn thiện những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về thi hành hình phạt tử hình, tức là phải xem xét lại chúng cả về cơ cấu, kỹ thuật lập pháp, nội dung quy phạm để sửa đổi những quy định không hợp lý, bảo đảm tính khoa học, tính chính xác, cụ thể, dễ nhận biết của quy phạm pháp luật. Hoàn thiện những quy
định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình còn có nghĩa là phải hướng dẫn đầy đủ, thống nhất các quy phạm pháp luật hiện hành còn có vướng mắc trong quá trình nhận thức và áp dụng trong thực tiễn. Cụ thể là:
Thứ nhất, bổ sung khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định thời hạn người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, nhưng không quy định thời hạn Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng số người bị kết án tử hình đang chờ Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm trong các trại giam còn rất lớn. Trong thời gian chờ đợi, không ít người bị kết án tìm cách chống đối, tự sát, bỏ trốn... gây nhiều khó khăn, căng thẳng, phức tạp cho công tác giam giữ.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định thời hạn ra quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bộ luật đã quy định quyền của người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, thể hiện thái độ thận trọng, tôn trọng quyền được sống của công dân, nhưng theo chúng tôi, thời gian xét đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước cũng cần được pháp luật quy định, bởi lẽ chúng ta đang trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đương nhiên, mạng sống của con người là vốn quý, việc xét đơn xin ân giảm đòi hỏi phải có thời gian để có thể xem xét từ các góc độ khác nhau, bảo đảm tính khoan hồng, nhân đạo và tính khách quan của pháp luật Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất sau cụm từ: "trong thời hạn bảy ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước" tại khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bổ sung quy định về thời hạn xét đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước như sau: "Trong thời hạn một năm, Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm".
Thứ hai, sửa đổi khoản 3 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Khoản 3 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn".
Việc thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn có tác dụng răn đe, trấn áp tội phạm, nâng cao khí thế của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, so với hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc đang được thực hiện rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, thì hình thức thi hành hình phạt tử hình còn
gặp nhiều hạn chế như đã đề cập ở phần trên, nên chăng cần sửa đổi hình thức thi hành hình phạt tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc cho phù hợp với Luật thi hành án năm 2010 có hiệu lực 1/7/2011 cũng như phù hợp với xu hướng nhân đạo hóa việc thi hành hình phạt tử hình đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hiện nay .
Thứ ba,cần quy định thêm về đối tượng được xét điều kiện không bị thi hành hình phạt tử hình được quy định tại điều 35 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Hiện nay theo pháp luật hình sự của đa số các nước còn duy trì hình phạt tử hình, người mắc bệnh thiểu trí không phải là đối tượng được miễn áp dụng hình phạt tử hình. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ về đặc điểm tâm lý của đối tượng này, việc áp dụng hình phạt tử hình đối với họ là không thỏa đáng.
Về mặt nhận thức, các bệnh nhân thiểu trí có nhận thức rất hạn chế so với những người không mắc bệnh. Một mặt, họ không nhận thức được đầy đủ bản chất của xã hội của hành vi mình thực hiện. Mặt khác khả năng điều chỉnh hành vi của họ cũng bị hạn chế. Vì vậy, xã hội cần thể hiện trách nhiệm đối với các đối tượng này khi họ có hành vi lệch lạc. Việc tử hình các đối tượng này có phần vô nhân đạo và không cần thiết. Trong bộ luật Hồng Đức đã từng có quy định, không tử hình đối với những người bị “ác tật”, cũng có thể hiểu là bao gồm cả những người bị bệnh tâm thần. Ở Hoa Kỳ trước kia, hình phạt tử hình vẫn duy trì đối với các bệnh nhân thiểu trí, nếu họ xứng đáng bị tử hình. Tuy nhiên, gần đây tòa án tối cao liên bang đã đưa ra 1 phán quyết là đối với các bệnh nhân thiểu trí phạm tội thì hình phạt tử hình sẽ được loại trừ. Theo phán quyết này, những người có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn 70, không có khả năng giao tiếp và tự lo cho bản thân được xem là mắc bệnh thiểu trí và không bị áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội. Qui định này là tiến bộ và pháp luật Việt Nam hiện hành nên nghiên cứu để bổ sung qui định vào Điều 35 nhằm mở rộng đối tượng không bị áp dụng hình phạt tử hình.
Thứ tư, thu hẹp dần phạm vi áp dụng, tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội.
Với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ý thức chấp hành pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao thì việc thu hẹp dần phạm vi áp dụng, tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội là một xu thế tất yếu. Theo Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp), trong điều kiện hiện nay, chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội phạm thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng như khủng bố, giết người, cướp của mà làm chết người... còn đối với các loại tội phạm khác thì mức phạt cao nhất là chung thân cũng là thích đáng. Vì vậy, chúng tôi đề xuất nên chăng trong thời gian tới, cần bãi bỏ hơn nữa hình phạt tử hình đối với một số tội phạm như: các tội phạm
về kinh tế, chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội phạm thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng như khủng bố, giết người, cướp của mà làm chết người...nhằm phù hợp với tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam.
• Trong luật thi hành án tử hình 2010
Sự ra đời của Luật thi hành án tử hình 2010 tạo ra bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của pháp luật Hình sự nói chung, pháp luật tố tụng Hình sự nói riêng. Nổi bật trong đó là quy định về việc thi hành án tử hình đối với tử tù sẽ được thực hiện bằng hình thức tiêm thuốc độc thay vì xử bắn như trước đây. Không những vậy, theo luật mới, trước khi thi hành án, thân nhân của tử tù được gửi đơn đến chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị nhận tử thi về mai táng. Đây là một quy định hết sức nhân đạo và khoan hồng của nhà nước ta đối với tử tù.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt quy định pháp luật mới này của Nhà nước, cần phải có giải pháp nhằm hoàn thiện nó, bao gồm:
Thứ nhất, Chính phủ, Bộ công an và các bộ ngành cần ban hành các văn bản pháp quy dưới luật để quy định rõ cách thức, phương thức, trình tự tiêm thuốc độc trong thi hành án tử hình. Cần quy định rõ chủ thể tiến hành tiêm thuốc độc, các loại thuốc độc cần để tiêm, trình tự tiêm, cách thức xác định cái chết của tử tội…Để có thể đề ra các quy định phù hợp với thực tế Việt Nam, cần tổ chức nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm thực tiễn tiêm thuốc độc trong thi hành án tử hình ở các nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ…để thấy rõ các thành công, thất bại trong thực tiễn áp dụng hình thức này ở các nước bạn. Từ đó đề ra các quy định pháp luật phù hợp với Việt Nam.
Thứ hai, cần tổ chức tập huấn kĩ năng về cách thức áp dụng hình thức tiêm thuốc độc cho các bác sĩ pháp y, cán bộ kỹ thuật hình sự, cán bộ trại giam, thẩm phán, kiểm sát viên của các ngành công an, Kiểm sát , Tòa án. Trong các khóa tập huấn này cần phải bổ trợ các kiến thức y học, độc học cho các chức danh tư pháp để có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ba, tổ chức thiết kế các buồng, phòng thi hành án tử hình tiêm thuốc độc ở các tỉnh ,thành phố. Đối với các tỉnh thành phố lớn, trọng điểm cần thiết xây dựng các phòng tiêm thuốc độc hiện đại, trong đó có áp dụng tiêm tự động, điều khiển bằng điện tử. Thông thường một phòng tiêm thuốc độc gồm 3 khu vực: khu vực chuẩn bị tiêm, khu vực dành cho những người chứng kiến tiêm và khu vực đặt giường nằm dành cho tử tội.
Thứ tư, đối với tử tội đầu tiên ở nước ta sẽ áp dụng hình thức tử hình này, cần tổ chức chuẩn bị kỹ các khâu cần thiết để tiến hành tiêm thuốc độc và tuyên truyền trong nhân dân để thấy rõ các ưu việt của biện pháp tiêm thuốc độc so với các biện pháp tử hình khác. Có thể mời đại diện các phương tiện thông tin đại chúng, đại diện các tổ chức quốc tế đến dự chứng kiến .
Tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình là một vấn đề mới ở nước ta. Hi vọng có thể áp dụng thành công biện pháp tử hình mới này sẽ góp phần thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế.
3.2.2. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong thi hành hình phạt tử hình
Giảm việc áp dụng hình phạt tử hình, nhân đạo hóa việc thi hành hình phạt tử hình đang trở thành xu hướng được hưởng ứng rộng rãi trên thế giới. Cho nên, để nước ta sớm hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thì việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này để tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến trong việc thi hành hình phạt tử hình là hết sức cần thiết hiện nay.
Hơn nữa, Nước ta đã trở thành thành viên của những tổ chức quốc tế như ASEAN, INTERPOL... cho nên, việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành hình phạt tử hình, không những là nhu cầu, mà còn là nghĩa vụ của chúng ta.
Vì thế, trong thi hành hình phạt tử hình, cần tiến hành một số biện pháp sau:
Thứ nhất, phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện các điều quốc tế, trong đó có các điều ước quốc tế về quyền con người mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Chủ động nghiên cứu để ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài, trong đó có quy định về thi hành hình phạt tử hình, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống.
Thứ hai, phải nhận thức đầy đủ những thuận lợi, khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác về tư pháp trong trong có hợp tác về thi hành hình phạt tử hình để chủ động triển khai các hoạt động xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Thứ ba, đối với các nước láng giềng như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Cămpuchia, cần tăng cường trao đổi tình hình,
kinh nghiệm về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, về thi hành hình phạt tử hình nói riêng.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một trong những nước đã và đang áp dụng hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc, cho nên chúng ta cần cử các đoàn cán bộ đi công tác nước này học tập, trao đổi kinh nghiệm để việc thi hành hình phạt tử hình vừa đỡ tốn kém về mặt kinh tế, vừa không gây đau đớn cho người bị kết án.
KẾT LUẬN
Trong lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam, các quy phạm pháp luật về thi hành hình phạt tử hình đã hình thành và phát triển từ lâu đời. Chế định thi hành hình phạt tử hình lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta, có ý nghĩa về mặt lập pháp hết sức to lớn. So với các quy định về thi hành án tử hình được ban hành trong các văn bản pháp luật trước đó, việc thi hành án tử hình được điều chỉnh bằng các quy phạm trong Bộ luật tố tụng hình sự là một sự kiện pháp lý quan trọng, đã đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp ở nước ta.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các quy định về thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu về đấu tranh phòng ngừa tội phạm cũng như các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam như: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc nhân đạo…
Trên cơ sở đó, Luật thi hành án tử hình 2010 ra đời, đã góp phần to lớn vào việc khắc phục những hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Thể hiện được các yêu cầu thực tiễn như: thay đổi hình thức tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc thể hiện xu