Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động từ thực tiễn thực hiện tại thành phố Hà Nội và đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học MácLênin; phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp diễn dịch, thống kê, so sánh… để hoàn thiện luận văn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số vấn đề liên quan đến thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động, việc thi hành pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động tại thành phố Hà Nội, luận văn đưa ra một số giải pháp định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động theo pháp luật Việt Nam từ thực tế thực hiện tại thành phố Hà Nội. Từ đó, có những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tại nạn lao động từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG
Trang 2MỤC LỤC
MO DAU
CHUONG I: MOT SO VAN DE LY LUAN VE TAI NAN LAO DONG VA PHÁP LUAT VE TRACH NHIEM CUA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐÓI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG
1.1 Khái quát chung về tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng với người lao động bị tai nạn lao động
1.1.1 Khái niệm về tai nạn lao động
1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
1.2 Sự điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
1.2.1 Khái niệm pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
1.2.2 Nguyên tắc pháp luật về trách nhiệm của pees sử dụng lao động đối với người Teo động bị tài nạn lao dong
1.2.3 Nội dung pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
1.3 Pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động của một số nước trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐÓI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NAN LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHÓ HÀ NỘI
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
2.1.1 Vềtrách nhiệm sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động
Trang 3với người lao động bị tai nạn lao động
2.1.4 Về trách nhiệm giới thiệu người lao động xác định mức độ suy giảm
khả năng lao động và các trách nhiệm khác
2.1.5 Vềtrách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp sức khỏe người lao động sau khi điều trị, phục hôi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc
2.1.6 Về trách nhiệm thống kê, bảo cáo tai nạn lao động
2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng
đối với người lao động bị tai nạn lao động tại thành phố Hà Nội
2.2.1 Về thành công 2.2.2 Về hạn chế tôn tại
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIEM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐÓI VỚI NGƯỜI LAO ĐỌNG BỊ TAI
NẠN LAO ĐỢNG TỪ: THỰC TIỀN TẠI ¡THÀNH (PHÓ,HÀ ÑỘI
3.1 Yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng với người lao động bị tai nạn lao động
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng với người lao động bị tai nạn lao động
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là “sốc, rể” thúc day sự phát triển về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại thương Người sử dụng muốn mua sức lao động của người lao động cần phải chú trọng quan tâm hàng đầu đến yếu tố con người, phải đảm bảo an toàn về sức khỏe, vật chất, tỉnh thần của người lao động và
đặc biệt là bồi thường thỏa đáng khi tai nạn lao động xảy ra, như vậy mới thúc
day người lao động hăng say làm việc, cống hiến va an tâm hơn vào công việc, vào trách nhiệm của người sử dụng Hiện nay, tai nạn lao động xảy ra dưới rất nhiều dạng và bất ngờ, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình làm việc,
năng suất và hiệu quả công việc Các tai nạn lao động như bị chết, bi chan
thương, thương tật, sức khỏe suy giảm đều hết sức nguy hiểm và đáng lo ngại, cần có sự giám sát triệt để và củng có, kiện toàn cơ sở vật chất - kĩ thuật nhằm đảm bảo-an toàn lao động, trên hết lac chế đâ bài thường thỏa đáng
cho người lao động khi gặp phải tình hudng như vay
Pháp luật Việt Nam từ trước đến nay đã có sự quan tâm và dé cập đến trách nhiệm của người sử dụng khi xảy ra tai nạn lao động, ngay từ sắc lệnh số 29/SL ngày 12 tháng 3 năm 1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy định
về vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động Đến bộ luật lao động đầu tiên
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ luật Lao động năm 1994
(được sửa đôi các năm 2002, 2006, 2007, Bộ luật Lao động năm 2012) và nhất là Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định hết sức chặt chẽ và cụ thể về các vấn đề đảm bảo an toản lao động, vệ sinh lao động Ngoài ra, xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta "sức lao động trong con người là vốn quý" những quan điểm về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ luật Lao động đã
được tách ra thành luật chuyên ngành Đó là luật An toàn vệ sinh lao động đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
25/06/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 Tuy nhiên trong quá trình thực thi, các quy định này vẫn còn bộc lộ nhiều lỗ hồng Quy định về
Trang 5-3-trách nhiệm của người sử dụng chưa thực sự chặt chẽ, đầy đủ, đặc biệt nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, công tác giám sát chưa được
kiện toàn và siết chặt Cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém dẫn đến thực hiện
và đảm bảo trách nhiệm còn coi nhẹ, lơ là Vì vậy, nghiên cứu về trách nhiệm
của người sử dụng khi người lao động bị tai nạn lao động nhằm có hướng sửa
đổi, hoàn thiện khắc phục hạn chế là điều cần thiết Chính vì điều đó tôi mạnh
dạn chọn đề tài “Pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động và thực tiễn tại Thành phố Hà Nội” làm chủ đề cho luận văn của mình nhằm góp thêm những đánh giá, phân tích, nhận xét, góp phần củng cố và hoàn thiện về vấn đề, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật lao động trong nước và một số quốc gia trên thế giới về vấn đề trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động khi xảy ra tai nạn lao động Trên thực tế, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu về đội đung riàÿ tủy èõ' nhựng Không (nhiều; các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những bài viết tạp chí hay luận văn thạc sĩ ở một số khía cạnh khác nhau xoay quanh van dé tai nan lao động như: Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Chế độ tai nạn lao động - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của Phạm Thị Phương Loan, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2011; Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của Vũ Tuấn Đạt, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014; Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Chế độ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang” của Lục Thị
Thu Hòe, khoa Luật - trường Đại học Quốc Gia, năm 2015; Luận văn thạc sĩ
với đề tài “Chế độ bảo hiểm xã hội với tai nạn lao động theo pháp luật Việt
Nam” của Phạm Đài Trang, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam, năm 2017; Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Pháp luật về bồi
thường tai nạn lao động qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” của Trần Thanh Hai, Trường Đại học Luật — Dai học Huế, năm 2018; Luận văn thạc sĩ
với đề tài: “Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động
bị tai nạn lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay” của Nguyễn
Trang 6-4-Thị Mai Anh, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Việt Nam, năm 2018; Bài viết: “Vấn đề bôi thiệt hại do bị tai nạn lao động” của tác giả Đỗ
Ngân Bình đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số
6/2000; Bài viết: “Tiêu chí của pháp luật bồi thường tai nạn lao động” của tác giả Lê Kim Dung đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 5/2011; Bài viết: “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định về tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành” của Nguyễn Thị Bích đăng trên Tạp chí
Tòa án nhân dân, Số 23/2017
Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những khía cạnh khác
nhau có liên quan nhất định về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, tuy nhiên các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn tương đối hạn chế cả về số lượng cũng như tính mới Đồng
thời những dé tài khoa học được nghiên cứu trực tiếp về trách nhiệm của
người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động hiện tại chưa thực sự phổ biến Hơn nữa phần lớn các công trình nghiên cứu trước đây đã có những “độ trễ” nhất định bởi quá trình thay đổi pháp luật diễn ra liên tục, đặc
biệt khi Quốc hội ban.hành Luật:ăn toans véisinh Mo dong ham 2015
Do vậy, luận văn đi sâu phân tích các quy định hiện hành của Bộ luật lao động 2019, Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, các văn bản hướng dẫn và pháp luật một số quốc gia khác đẻ có cái nhìn khái quát nhất, đánh giá được ưu, nhược điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực
trạng pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động tại thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 7- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người
sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động nhằm đánh giá tính hợp lí, khả thi của các quy định này, đồng thời đi sâu làm rõ việc áp dụng thực hiện quy định này tại địa bàn cụ thẻ là thành phó Hà Nội đẻ rút ra được những giải pháp thiết thực, có cơ sở và căn cứ khoa học
- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, toàn diện, khả thi trong việc
hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện trách nhiệm của người sử dụng đối
với người lao động bị tai nạn lao động một cách có hiệu quả 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động trong pháp luật Việt Nam; Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về an toàn vệ
sinh lao động tại thành:phó Hà;Nội; đề xuất mộtsố kiến nhí;nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại thành
phó Hà Nội
Trong một mức độ nhất định, luận văn có đề cập đến một số quy định
của Tổ chức lao động thế giới (ILO) và pháp luật lao động của một số nước về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn
lao động
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019 và luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và thực tiễn tại thành phố Hà Nội, giai
đoạn từ 2017-2020
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lenin và các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Trang 8-6-Nhà nước ta về trách nhiệm của người sử dụng đối với vân dé tai nan lao động Để làm rõ vấn dé nghiên cứu, luận văn sử dụng lồng ghép, tổng hợp nhiều phương pháp như phương pháp so sánh khi so sánh quy định của các giai đoạn khác nhau, phương pháp phân tích khi đánh gia quy định pháp luật, liên hệ quy định hiện hành và quy định trước đây, phương pháp thống kê, tổng hợp để nghiên cứu tình hình tai nạn lao động trên thực tiễn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiến
Các nghiên cứu, đánh giá, đề xuất trong luận văn này góp phần làm rõ nội dung, những thành tựu và hạn chế trong các quy định pháp luật lao động
Việt Nam về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn
lao động đồng thời đánh giá tình hình thực thi các quy định trên thực tế tại
thành phó Hà Nội Luận văn đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và
một số biện pháp bảo đảm thực thi các quy định của pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động trên thực tế
Luận văn này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học cho người học, những nhà sử dụng bộ động và những người lao động cần tìm hiểu về pháp luật lao động về trách nhiệm của người
sử dụng đối với vấn đề tai nạn lao động
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vân đề lý luận về tai nạn lao động và pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động và thực tiễn tại thành pho Hà Nội
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với
Trang 9CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE TAI NAN LAO DONG
VA PHAP LUAT VE TRACH NHIEM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐÓI VOI NGUOI LAO DONG BI TAI NAN LAO DONG
1.1 Khái quát chung về tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng với người lao động bị tai nạn lao động
1.1.1 Khái niệm về tai nạn lao động 1.1.1.1 Dinh nghia tai nạn lao động,
Tai nạn lao động là nội dung đang còn có nhiều ý kiến khác nhau ở trong
nước và ở nhiều nước trên thế giới Để có được một chính sách đúng đối với
người bị tai nạn lao động, mỗi quốc gia có những cách tiếp cận riêng và có những quy định khác nhau về tai nạn lao động (kẻ cả khái niệm và nội dung)
Ban đầu, tai nạn lao động chỉ được hiểu là "Một sự việc không bình thường,
không mong muốn xảy ra" trong quá trình sản xuất Khi nền công nghiệp phát triển, nhất là các ngành cơng nghiệp khai khống, hầm mỏ, tai nạn lao động xảy ra thường xuyên hơn và người sử dụng phải có trách nhiệm ràng buộc chặt chẽ hơn với những tai nạn lao động của người công nhân, thì khái nệm
tai nạn lao động được hoàn thiện hơn Đến nay, mặc dù vẫn còn có những
nhận thức khác nhau về tai nạn lao động, nhưng các quốc gia nói chung đã thống nhất "tai nạn lao động là những tai nạn bắt ngờ xảy ra trong quá trình lao động, gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể con người".[39, tr.74]
Trang 10thiệt hại này có thể là thiệt hại thực tế hoặc “đe dọa” gây thiệt hại, thiệt hại này tác động trực tiếp tới quá trình làm việc và sản xuất
Tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 định nghĩa về tai nạn lao động như sau: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gan liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động” Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc Người bị tai nạn lao động
phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo
Giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Luật Hà Nội lại đmh nghĩa tai nạn lao động như sau: tai nạn lao động là tai nạn gây tồn thương cho bất kì bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động là làm việc khơng đảm bảo
an tồn lao động [34, tr 436] Khái niệm này khá đầy đủ, bao quát, toàn
diện là cơ sở xác địh tai nạn lao động được đúng hướng, hiệu quả Quan điểm của giáo trình đã xoáy sâu trọng tâm, xác định thời gian, địa điểm, phạm vi xảy ra tai nạn lao động làm cơ sở khoa học cho việc xác định và giải quyết tai nạn lao động
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tai nạn lao động nhưng nhìn chung đều thống nhất cách hiểu tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra bất ngờ, con người không thể dự báo trước về không gian và thời gian, gin với quá trình làm việc của người lao động trong một khoảng thời gian và không gian cụ thẻ, đẻ lại hậu quả chết người hoặc làm tổn thương, hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể người lao động Có thể nói, so với quan điểm của thế giới thì cách định nghĩa về tai nạn lao động của Việt Nam trong văn bản pháp lý đã khá đầy
Trang 111.1.1.2 Đặc điểm của tai nạn lao động
Thứ nhất, về chủ thể: Người bị tai nạn lao động là người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, tuân thủ nội quy, quy định của công ty và đóng góp trực tiếp công sức của mình vào sự phát triển của công ty
Thứ hai, tai nạn lao động ảnh hưởng trực tiếp và để lại hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, vật chất cũng như tỉnh thần cho người lao động, gây ra tổn thương như: gãy chân tay, chấn thương cùng với những thiệt hại về của cải
vật chất Có thể nói, hậu quả của tai nạn lao động là những rủi ro mà người sử
dụng và người lao động đều không mong muốn xảy ra Thực chất tai nạn lao động không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà còn tác động xấu đến quá trình vận hành sản xuất của đơn vị sử dụng lao động
Thứ ba, tai nạn lao động xảy ra một trong ba nơi sau đây: tại nơi làm việc, ngoài địa điểm làm việc, trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại Ngoài những dia 'điểm trên thì không được còi a dia diém xay
ra tai nạn lao động Việc xác định địa điểm xảy ra tai nạn lao động là căn
cứ quan trọng để người sử dụng cũng như cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện các trách nhiệm của mình Việc xác định địa điểm xảy ra tai nạn lao động có yếu tố gắn với việc thực hiện công việc mà người sử dụng giao cho mang tính chất tiên quyết, trên cơ sở tình hình thực tế thì địa điểm nảy có thể xác định một cách linh hoạt như trên tuyến đường đi và về hợp lý từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại Điều này góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người lao động khi xảy ra các sự kiện tai nạn lao động không mong muốn
Thứ tư, về yêu tô thời gian trong tai nạn lao động thì đó là khoảng thời gian gắn liền với địa điểm xảy ra tai nạn lao động, có thể là trong giời làm việc hoặc trong giờ nghỉ giải lao Thời giờ làm việc được xác định cụ thể ban ngày hoặc ban đêm, không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần (không tính thời giờ khác) Thời gian xảy ra tai nạn lao động còn được tính từ là thời gian
Trang 12-10-ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện yêu cầu của người sử dụng, đang trên đường đi làm hoặc trên đường về nhà
Thứ năm, tai nạn lao động không chỉ phát sinh từ các yếu tố độc hại, nguy hiểm trong thời gian làm việc mà còn có thể do các trở ngại khách quan như hỏa hoạn, động đắt, dịch bệnh Các yếu tố này mặc dù không phát sinh từ công việc mà do các yếu tô thiên tai từ thiên nhiên tác động nhưng nếu nó ảnh hưởng, gây thiệt hại, tốn thất cho người lao động thì cũng được coi là tai nạn lao động, miễn là tai nạn xảy ra khi người lao động đang làm việc, thực hiện yêu cầu công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
Như vậy, có thể nói, dấu hiệu quan trọng nhất để xác định tai nạn lao động
là tai nạn đó luôn gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của người lao động Chỉ được coi là tai nạn lao động khi tai nạn đó xảy ra trong quá trình người lao động thực hiện các nghĩa vụ lao động được pháp luật quy định, theo nội quy, quy chế của đơn vị sử dụng hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động Vì vậy, tai nạn lao động bao gout hhững đặc điểm trên, đặc điểm hào Cũng: quan trọng và là
cơ sở để xác định tai nạn lao động và có được mức bồi thường đúng đắn, thỏa đáng cho người lao động trên thực tế
1.1.2 Khái niệm trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
1.1.2.1 Dinh nghĩa trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
Trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động được hiểu là những nghĩa vụ, trách nhiệm mà người sử dụng phải thực
hiện đầy đủ các chế độ đối với người bị tai nạn lao động, thực hiện việc khai
báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mắt an
Trang 13các bên trong quan hệ lao động và bên thứ ba, đồng thời để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động
Do đó, để giải quyết tai nạn lao động, đầu tiên cần xác định được tai nạn đó có phải là tai nạn lao động hay không? Việc xác định này dựa trên tình
hình thực tế về người bị tai nạn, hậu quả của tai nạn, địa điểm, thời gian,
nguyên nhân xảy ra tai nạn Có như vậy, quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động sẽ được bảo vệ tối đa
1.1.2.2 Đặc điểm của trách nhiệm người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
Thứ nhất, trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai
nạn lao động là nghĩa vụ của người sử dụng trong quan hệ lao động Nhằm
bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe
của người lao động, pháp luật quy định những trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, buộc chủ sử dụng phải thực hiện khi người lao động bị tai nạn lao động Do đó, khi người sử dụng vi phạm, việc thực hiện những trách nhiệm đối với người lao động ` bl tai nan lao dong Sẽ bị áp dụng những chế tài theo quy định pháp luật hiện hành
Thứ hai, trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động chỉ áp dụng với người lao động thuộc quyền quản lý, sử dụng của chủ sử dụng lao động Đó là những trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tô chức hoặc cá nhân, người thử việc, người học nghề, tập nghề để làm việc cho chủ sử dụng lao động Bởi lẽ, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng với người lao động chỉ phát sinh trong quan hệ lao động, nếu người lao động đó không thuộc quyền quản lý, sử dụng của người sử dụng lao động nảy thì người sử dụng sẽ không có trách nhiệm với người lao động đó
Trang 14đó, yếu tố tai nạn lao động là điều kiện tiên quyết để phát sinh trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động Trường hợp tai nạn đó không được xác định là tai nạn lao động, thì sẽ không phát sinh trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động
Thứ tư, trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai
nạn lao động gắn liền với các chế độ mà người sử dụng phải thực hiện đôi với
người lao động khi bị tai nạn lao động Khi người lao động gặp sự cố, bị tai nạn lao động thì người sử dụng phải có những trách nhiệm nhất định nhằm
bảo vệ, bồi thường một cách thỏa đáng cho người lao động, giúp họ ồn định chỗ ăn ở, có tiền trang trải sinh hoạt Cụ thẻ, người lao động khi bị tai nạn lao
động sẽ được sơ cứu, cấp cứu; được trả lương, bồi thường, trợ cấp; được giới thiệu đi xác định mức độ suy giảm khả năng lao động; được sắp xếp công việc phù hợp
với sức khỏe sau khi điều trị phục hồi chức năng
1.1.2.3 Vai trò về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị
tai nạn lao động - l
Trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao
động đóng vai trò rất quan trọng, bởi lẽ, trách nhiệm này nhằm bảo vệ quyền
lợi cho người lao động, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe của người lao động Việc trả lương, trợ cấp, bồi thường một cách thỏa đáng cho người
lao động khi bị tai nạn lao động, giúp họ yên tâm, ôn định chỗ ăn ở, có tiền trang trải sinh hoạt, tiếp tục sóng và lao động
Quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo nên một hành lang pháp lý trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng, đặc
biệt là khi xảy ra tai nạn lao động
Hơn nữa, quy định này còn thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu
sắc, giúp chủ thể nhận thức được và hạn chế hành vi vi phạm của mình Trách nhiệm của người sử dụng được luật hóa nhằm giúp người lao động bị tai nạn lao động tái hòa nhập với cộng đồng, tiếp tục được đóng góp công sức cho chủ sử dụng lao động
Trang 15-13-Mặt khác, quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động còn là chế tài xử lý hành vi vi phạm, hành vi gây thiệt hại cho người lao động của người sử dụng, là cơ chế giải quyết ôn thỏa, điều tiết mâu thuẫn giữa người sử dụng và người lao động, xây dựng quan hệ tốt đẹp, công bằng, tạo ra môi trường lao động bình đẳng, khách quan và nhân văn
Quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động được quy định một cách cụ thê, rõ ràng còn tạo sức răn đe với người sử dụng, giúp người sử dụng thấy rõ nhiệm vụ, những trách nhiệm, những việc cần phải làm, những việc bị cắm nhằm tạo ra sự hài hòa, nhất quán, hạn chế triệt để hành vi vi phạm của người sử dụng Quy định này còn thể hiện sự tôn trọng người lao động, quan hệ lao động, giúp cho người lao động thêm phần an tâm khi thực hiện, hoàn thành công việc, tin tưởng vào người sử dụng từ đó tích cực hăng say, cống hiến sức lao động của mình vào quá trình lao động, an tâm vì đã có cơ chế bảo vệ một khi tai nạn
xay ra D Ì
1.2 Sự điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
1.2.1 Khái niệm pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với
người lao động bị tai nạn lao động
Trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động được pháp luật lao động quy định khá chặt chẽ và đầy đủ Theo đó, người sử dụng phải sơ cứu, cấp cứu cho người lao động, thanh toán chỉ phí và những chỉ phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chỉ trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế, thanh tốn tồn bộ chỉ phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ồn định đối với người không tham gia bảo hiểm y tế Trong thời gian người lao động phải nghỉ việc để điều trị, người sử dụng phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng Người sử dụng cũng phải bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động áp dụng đối với những người bị suy giảm
khả năng lao động ở một mức độ nhất định, mức bồi thường phụ thuộc vào lỗi
Trang 16-14-và mức suy giảm khả năng lao động Ngoài ra, khi người lao động bị tai nạn lao động, pháp luật còn quy định cụ thé về thời hạn bồi thường, trợ cấp mà người sử dụng phải có trách nhiệm với người lao động Ngoài ra, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đối với trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người sử dụng phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ quy định của luật Bảo hiểm xã hội Việc chỉ trả do các
bên thỏa thuận, có thể thực hiện một lần hoặc hàng tháng
Pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai
nạn lao động là tổng thể các quy định về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động, gồm các quy định về trách nhiệm giúp
lao động có tiền trang trải sinh hoạt, ôn định cuộc sống, trách nhiệm giới thiệu
người lao động đi giám định, xác định thương tật và trách nhiệm vật chất (bồi thường) cho người lao động khi gặp tai nạn lao động Pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng gồm tổng hợp các quy định, các chế tài mang tính răn đe, làm gương; nhằm tạó 'šự'Tighiểmi túc tuần †hủ,“chấp 'hành pháp luật
trong mỗi một quan hệ lao động, đặc biệt là đối với những người sử dụng
Điều này là một tiền dé quan trọng góp phân tạo ra thị trường lao động minh bạch, hài hòa và bình đẳng
1.2.2 Nguyên tắc pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
Quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động được điều chỉnh trên nguyên tắc quyền uy, có tính bắt buộc thi hành Pháp luật quy định những trách nhiệm mà người sử dụng
bắt buộc phải đảm bảo với người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng không có quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện, hoặc mức độ thực
hiện đến đâu Điều này nhằm đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động trong quan hệ lao động Được làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động là quyền của người lao động được nhà nước quan tâm thực hiện, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc
Trang 17-15-đảm bảo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động Chính sách, chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động được quy định tương đối toàn diện trong luật lao động từ các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện về an toàn lao động, chăm sóc sức
khoẻ ) cũng như biện pháp khắc phục khi xảy ra tai nạn lao động Do vậy, khi người sử dụng không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng sẽ phải chịu những chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật
Một là, người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xay ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật Người lao động bi tai nan lao động
phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm nhiều người bị thương nặng thì phải giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra tai nạn và báo ngay với cơ quan thanh tra nhà nước về an toàn lao động Trong thời gian người lao động phải nghỉ việc điều trị tai nạn lao động người sử dụng lao động phải trả đủ lương và toàn bộ chi phí y
tế Sau khi điều trị, người lao động được giám định để xếp hạng thương tật,
xác định mức độ suy giảm khả năng lao động đẻ giải quyết theo quy định của pháp luật
Hai là, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán phần chỉ phí đồng chỉ trả và những chỉ phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chỉ trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh tốn tồn bộ chỉ phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ôn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế Việc Nhà nước chỉ yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán một phần chỉ phí y tế đối với người lao động có tham gia bảo hiểm y tế là phù hợp bởi lẽ người lao động và người sử dụng lao động đã đóng góp vào quỹ bảo hiểm y tế, do đó cơ quan bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm thanh toán một phần chỉ phí y tế cùng với người sử dụng lao
Trang 18-16-động Nguyên tắc này đã giúp giảm bớt phần nào gánh nặng về tài chính cho người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động
Ba là, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động trong thời gian người lao động điều trị tai nạn lao động Về nguyên tắc, trong thời gian điều trị tai nạn lao động, quan hệ lao động tạm thời ngừng
thực hiện và người sử dụng lao động không phải trả tiền lương cho người lao
động Tuy nhiên, người lao động bị tai nạn lao động là do phải thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động và dưới sự điều hành của họ Do vậy, người sử dụng lao động cũng phải chịu trách nhiệm trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động Chính vì thế, pháp luật hiện nay quy định người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn
lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động
Bốn là, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên theo
quy định của pháp luật l
Năm là, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khai báo, thống kệ,
báo cáo các vụ tai nạn lao động Mục đích của nguyên tắc này là giúp cơ quan có thâm quyền nắm rõ tình hình, xử lý kịp thời những sự có, thương vong đã xảy ra Ngoài ra, nó còn nhằm đề cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động và đối với Nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động nói chung và tai nạn lao động nói riêng
1.2.3 Nội dung pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
Trang 19trị sau đó cũng như giảm thiểu tác hại xấu đến sức khỏe của người lao động Thậm chí việc sơ cấp cứu ban đầu còn có thể cứu sống được những người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp nặng như đột quy, ngộ độc, ngất xỉu khi
tiếp xúc với môi trường độc hại hoặc bị tai nạn gây thương tích nặng, mat
nhiều máu Người làm công tác y tế, bộ phận y tế tại cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc sơ cấp cứu tại nơi làm việc Theo quy định pháp luật chẳng hạn như Việt Nam, người làm công tác y tế và bộ phận y tế tại nơi làm việc không chỉ có nhiệm vụ xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, mà phải tiến hành
Sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ
sinh lao động
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về các chế độ mà người lao động, bị tai nạn lao động sẽ được hưởng, gồm: chăm sóc sức khỏe và các trợ cấp đi kèm cho người sức khỏe yếu như khám đa khoa, chuyên khoa, khám nha
khoa, chăm sóc sức khỏe tại nhà, tại bệnh viện, cung cấp thuốc men, trang
thiết bị y tế (Điều'1011/12 Gông too 12118ãm` 1984); trộ
các chế độ nêu trong Điều 6, khoản b, c vad (Điều 13 đến Điều 22 Công ước
áp bằng tiền theo
121 năm 1964) Quyền được hưởng trợ cấp không phụ thuộc vào thời gian làm việc, thời gian đóng bảo hiểm Trợ cấp được trả trong suốt thời gian hưởng: trong trường hợp mất khả năng lao động thì không cần trả trợ cấp bằng tiền mặt trong 3 ngày đầu tiên nếu luật pháp của một nước thành viên quy định một khoảng thời gian chờ hưởng trợ cấp vào ngày Công ước này có hiệu lực, nhưng nước đó phải trình bày lý do thực hiện điều khoản này vào báo cáo Công ước nộp cho Tổ chức Lao động quốc tế theo Điều 22 của Điều
lệ Tổ chức hoặc khi nước thành viên đó thực hiện một tuyên bố ngoại lệ
Công ước 121 năm 1964 cũng quy định cụ thê quyền khiếu nại của người lao động trong trường hợp bị từ chối trợ cấp hoặc chất lượng, số lượng trợ cấp không đúng quy định (Điều 23 Công ước) Các quy định của ILO khá hoàn
thiện và đầy đủ, thể hiện tính chặt chẽ, logic cao và có giá trị tham khảo bổ
ích cho pháp luật các nước hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của
Trang 20-18-người sử dụng với -18-người lao động bị tai nạn Điều này thể hiện tầm nhìn sâu rộng của nhà lập pháp, cho thấy sự quan tâm đặc biệt sâu sắc đến tai nạn lao
động và chế độ tai nạn lao động, thể hiện tính tích cực, tiến bộ của pháp luật
quốc tế
Thứ hai, trả lương cho người bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động đã được ấn định trong luật pháp quốc tế Điều 3 Công ước 155 năm 1981 có nêu “người lao động” bao gồm tất cả những người đang được sử dụng, kể cả công chức Công ước 121, Điều 4 quy định “Luật pháp quy định quốc gia về trợ cấp tai nạn lao động cần bảo vệ tất cả người lao động
kể cả những người học việc trong khu vực tư nhân và nhà nước, bao gồm các
hợp tác xã và khi người lao động chính trong gia đình chết thì phải quy định rõ những người được hưởng trợ cấp” Như vậy, phạm vi áp dụng chế độ trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động theo ILO là rất rộng, không có sự phân biệt, thể hiện tính công bằng, bình đẳng, công khai về việc bồi thường
Sự không phân biệt đối xử còn thẻ hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, bảo
vệ cũng như tôn trọng người lao động, đặt sự công bằng lên trên hết Phạm vi
bao trùm rộng nhằm tránh bỏ lọt, thiếu sót khi thực hiện bồi thường, đảm bảo
sự đồng đều, toàn diện, khách quan Đây chính là điểm tiến bộ mới được thể hiện trong các công ước quốc tế
Về điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động: Theo Công ước 121 năm 1964, người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tai nan lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: (1) tình trạng sức khỏe kém; (2) do sức khỏe kém nên không thể làm việc nên không có thu nhập, như đã định nghĩa trong luật pháp và quy định quốc gia; (3) mất hoàn toàn hoặc một phần khả năng tạo thu nhập trên mức độ thương tật đã được pháp luật quy định, có thé tro thành thương tật vĩnh viễn hoặc mất một khả năng nào đó; (4) người trong gia đình mất đi sự hỗ trợ do người lao động chính chết Trong đó Công ước cũng nêu: tùy vào việc xác định yếu tố lỗi của người lao động, người sử dụng sẽ có
trách nhiệm chỉ trả bồi thường hoặc trợ cấp cho họ Việc xác định lỗi của
Trang 21-19-người lao động hay -19-người sử dụng chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới số tiền mà người sử dụng phải bồi thường cho người lao động khi xảy ra tai nạn Còn trách nhiệm trả lương đầy đủ theo hợp đồng lao động trong thời gian người lao động điều trị không xem xét tới yếu tố lỗi Nghĩa là, cứ tai nạn được điều
tra, xác minh là tai nạn lao động thì người sử dụng phải có nghĩa vụ chỉ
trả các khoản tiền quan tới tiền lương theo hợp đồng cho người lao động Trách nhiệm trả lương hay trợ cấp được quy định rõ ràng, chỉ được thực hiện khi đáp ứng điều kiện nhất định và thuộc một trong số các trường hợp đã
được ấn định nhằm tránh sự tùy tiện, loại trừ sự thiếu công bằng, đem lại sự
khách quan cho việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại tai nạn lao
động Việc căn cứ vào lỗi để xác định bồi thường hay trợ cấp là quy định bám
sát thực tế của công ước, vì tùy theo mức độ nặng nhẹ, nông sâu mà chủ lao
động phải bồi thường hoặc trợ cấp Nếu thiệt hại nặng thì phải bồi thường,
còn nhẹ hơn thì có thể áp dụng trợ cấp Công ước cũng khuyến nghị mỗi nước
thành viên phải đưa ra định nghĩa về tai nạn lao động đề từ đó làm căn cứ xác
định đúng phạm vi tai nạn lao động và xác định trách nhiệm, chế độ chỉ trả cho lao
động sao cho thực tế, hiệu quả nhất và đảm bảo tính khoa hoc, hợp pháp
Thứ ba, trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp sức khỏe người lao động sau
khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc Sắp xếp công việc sau tai nạn lao động là việc làm cần thiết, có ý nghĩa to lớn, được pháp luật các nước công nhận, là điều kiện giúp người bị tai nạn lao động sớm ôn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, đồng thời có nguồn thu trang trải cuộc sống thường ngày Như pháp luật Đức, Thái hay Pháp quy định sắp xếp công việc sau tai nạn lao động là một yêu cầu bắt buộc, thẻ hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của pháp luật các nước này Điều này còn được thể hiện trong công ước của ILO Việt Nam nên quy định sâu và có chế tài bắt buộc thực hiện nghĩa vụ này nhằm bảo vệ một cách chặt chẽ người lao động, tránh sự thiệt thòi cho họ, tạo sự gan bó, an tâm, tin tưởng, giữa người lao động và công ty
Thứ: tư, trách nhiệm thông kê, báo cáo tai nạn lao động, lập hồ sơ hưởng chế
độ tai nạn lao động từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định pháp luật Đây
Trang 22-20-cũng là chế độ quan trọng đảm bảo tính minh bạch, công khai của việc giải quyết, báo cáo về tai nạn lao động, thể hiện sự tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của bên chủ doanh nghiệp, các ban, ngành liên quan Pháp luật quốc tế cũng đã đề
cập và coi trọng vấn đề này, cụ thẻ là đã quy định về các vẫn đẻ: thẩm quyền, đối
tượng, nội dung cũng như thủ tục báo cáo tai nạn lao động nhằm tạo ra sự chặt
chẽ, thống nhát, tăng cường sự quản lý của Nhà nước về tai nạn lao động Đề khắc phục hạn ché, đặc biệt là công tác khai báo, thông kê, báo cáo trong công tác bảo hộ lao động, khai báo tai nạn lao động, trước hết, các cấp quản lý và chủ doanh nghiệp cần coi trọng công tác khai báo, thống kê, báo cáo, nhận thức đầy đủ vai
trò và tầm quan trọng của nó [9, tr.71]
Những quy định trên đã liệt kê và dự liệu các trường hợp cụ thể, bảo vệ quyền lợi chính đáng về mọi mặt cho người lao động Các trách nhiệm trên đều rất
quan trọng, người sử dụng phải thực hiện đúng và đảm bảo nghĩa vụ, qua đó tạo môi trường làm việc an toàn, đảm bảo về mặt kĩ thuật, pháp lý cho lao động, bù đắp những tổn hại, thiếu thôn khi xảy ra tai nạn lao động Trách nhiệm của người sử dụng khi người lao động bị tai nạn lao động, cụ thể là, thanh toán phần chỉ phí đồng chỉ trả và những chỉ phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chỉ trả
đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh tốn tồn bộ chỉ phí y tế
từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế, trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động
1.3 Pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động của một số nước trên thế giới và những gợi mớ cho Việt Nam Tại pháp luật của một số nước trên thế giới, trách nhiệm của người sử
dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động đã được quan tâm và dành ra
những quy định cụ thể Sau đây tôi sẽ điểm qua một vài nước điền hình: Trong những năm qua, Trung Quốc [1, tr 71] đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - xã hội Song song với phát triển kinh tế, Trung Quốc rất quan tâm đến an sinh xã hội Năm 1994, Luật Lao động tại quốc gia này
Trang 23-21-đã được ban hành, nhằm điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, và cũng dành một chương riêng quy định về “Bảo
hiểm xã hội và phúc lợi xã hội” Theo đó, hệ thông bảo hiểm xã hội được cải
tổ theo các nội dung: bảo hiểm dưỡng lão, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thai sản Chính phủ Trung Quốc đã và đang có những nỗ lực trong việc thiết lập chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm: Phòng chống thương tích xảy ra trong lao động, bồi thường và phục hồi chức năng cho người lao động bị các thương tổn liên quan đến công việc Năm 2003, Hội đồng Nhà nước
của Trung Quốc đã ban hành Điều lệ về bảo hiểm tai nạn lao động, có hiệu
lực thi hành từ tháng 1/2004 Theo quy định, tất cả cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều phải tham gia và đóng phí bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vĩnh viễn cũng như tạm thời cho toàn bộ người lao động của họ Những đơn vị không tham gia chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị phải chịu trách nhiệm chỉ
trả các chế độ như quy định trong Điều lệ
Tại Thái Lan [I, tr.7I], cơ quan an sinh xã hội nước này chịu trách nhiệm
thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, bao gồm cả chế độ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Tắt cả người lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, trường tư và nhân viên chính phủ thực hiện theo hệ thống riêng Nguồn quỹ do người sử dụng đóng góp, người lao động không phải đóng Tỷ lệ đóng góp của người sử dụng dao động từ 0,2 - 2% so với tổng quỹ lương, phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro Tỷ lệ đóng góp được tính toán lại hàng năm, bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi đối với mỗi đơn vị tham gia Tại quốc gia này, người lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được bồi thường ở tất cả các mức thương tật; được trả các chỉ phí về y tế Khi bị thương tật tạm thời hoặc bị thương tật vĩnh viễn thì được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng (có quy định thời gian); được hưởng các dịch vụ phục hồi chức năng gồm điều trị y tế, mỏ, nằm viện bao gồm cả trang thiết bị nếu như
Trang 24-22,-họ bị tàn tật do bị thương để giúp -22,-họ có thê trở nên độc lập về thê lực; đào tạo lại nghề Còn khi bị chết thì người lao động được hưởng tiền mai táng phí; trợ cấp 1 lần; thân nhân người bị tai nạn lao động được nhận trợ cấp hàng tháng
theo luật định
Ở một số quốc gia thành viên EU như Đức, hệ thống bảo hiểm tai nạn lao
động đầu tiên mang tên Berufsgenossenschaften được thành lập vào năm 1884 Trong hơn 100 năm, hệ thống bảo hiểm đã phát triển và cách tiếp cận mới đối với bảo hiểm tai nạn đã được phát triển ở các quốc gia khác nhau Chương trình bảo hiểm trong các hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động của BerufSgenossenschaften được hình thành từ đóng góp của người sử dụng và lao động tự chủ Một số quốc gia khác, nhà nước cũng là người đóng góp,
chẳng hạn như ở Pháp Ở Đan Mạch, họ được tính toán dựa trên chỉ phí của
các bệnh nghề nghiệp trong ba năm trước và mức độ làm việc trong mỗi ngành hoạt động Chẳng hạn, tại Nhật Bản và Hàn Quốc, người sử dụng phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động Cách tính mức đóng căn cứ vào tần suất tai nạn lao động theo ngành, lĩnh vực (từ số liệu thống kê bảo hiểm xã hội) nhân với mức lương người sử dụng đóng bảo hiểm cho người lao động [I, tr.71]
Từ mô hình, chính sách về trách nhiệm của người sử dụng với người lao động bị tai nạn lao động tại một số nước nêu trên có thể rút ra một vài bài học, gợi mở cho Việt Nam như:
Thứ nhất, xây dựng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động trong đó hợp nhất trách nhiệm của người sử dụng và cơ quan bảo hiểm nhằm chỉ trả cho những,
thiệt hại, bôi thường cho người lao động khi cân thiệt, tạo sự thuận lợi, nhanh
chóng hơn, hạn chế rủi ro cho người lao động trong trường hợp người sử dụng din đây, trồn tránh nghĩa vụ hoặc chậm giải quyết chế độ cho người lao động
Theo quy định hiện hành, người tham gia bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn lao
Trang 25dụng với các vụ tai nạn lao động ở đơn vị mình, từ đó quan tâm hơn tới việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động Tuy nhiên, điều này cũng gây nên vướng mắc là người sử dụng thường không chủ động được nguồn tài chính để dam bao chỉ trả kịp thời cho người lao động vì đây là chỉ phí phát sinh đột xuất, không nằm trong kế hoạch của đơn vị Như vậy thì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động Trong khi đó, nếu hợp nhất trách nhiệm người sử dụng và cơ quan bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng chỉ cần thông báo và gửi hồ sơ điều tra đến cơ quan quản lý quỹ, cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm chỉ trả cho người lao động tất cả những chế độ mà hiện nay người sử dụng và cơ quan bảo hiểm xã hội phải chỉ trả Như vậy, việc quản lý tai nạn lao động cũng thuận lợi hơn Đồng thời, quỹ không chỉ thu phí mà còn có cơ chế đầu tư trở lại cho các doanh nghiệp đẻ cải thiện điều kiện lao động, tỗ chức huấn luyện, giáo dục về an toàn lao động cho người lao động Trách nhiệm đóng góp vào Quỹ này cũng hoàn toàn do người sử dụng đóng góp, nhưng không nên đóng một mức duy nhất như quy định hiện nay của Việt Nam mà mức đóng phụ thuộc vào mức độ rủi ro/nguy cơ xảy ra tai nạn lao động vải tổng quỹ, tiền: lường ›cũa.từng doanhynghiép,| don vi
Thứ hai, điều chỉnh mức bồi thường, trợ cấp cho phù hợp với từng tình trạng tai nạn lao động, đa dạng hóa các mức/gói bôi thường, hỗ trợ cho người
bị tai nạn lao động một cách triệt đề, thống nhất, khoa học
Thứ ba, quan tâm và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện nhiệm vụ của
người sử dụng khi có tai nạn lao động xảy ra, siết chặt và mở rộng chế tài xử lý hành vi vi phạm nhằm tạo tính tự giác, nghiêm túc tuân thủ pháp luật
Thứ tư, nhằm tránh tình trạng trốn đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động, cần có cơ chế thích hợp, siết chặt quản lý nhằm khắc phục và giảm bớt tình trạng né tránh, trốn đóng bảo hiểm tai nạn lao động Chẳng hạn
như tại Nhật Bản và Hàn Quốc, người sử dụng phải đóng bảo hiểm tai nạn lao
động cho người lao động, mức đóng căn cứ vảo tần suất tai nạn lao động[ 1, tr.71] Chúng ta có thể dựa vào kinh nghiệm của họ để hoàn thiện, điều chỉnh pháp luật Việt Nam, quy định về trách nhiệm của người sử dụng, của chế độ tai nạn lao động theo hướng có lợi và phù hợp nhất
Trang 26-24-KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, chương l đã nêu ra hệ thống cơ sở lý luận về trách nhiệm của người sử dụng với người lao động, cụ thể đưa ra khái niệm, sau đó phân tích nội dung pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng với người lao động bị
tai nạn lao động ở các khía cạnh luật quy định Đặc biệt là tôi đã có sự phân
tích quy định của pháp luật một số nước trên thế giới cùng quy định về trách
nhiệm của người sử dụng với người lao động bị tai nạn lao động qua đó rút ra những góp ý, gợi mở, những kinh nghiệm quan trọng, cần thiết cho việc hoàn thiện luật, nâng cao hiệu quả áp dụng tại Việt Nam Những so sánh đối chiếu pháp luật giữa các nước đã giúp phát hiện ra những tồn tại, hạn chế hiện thấy ở pháp luật Việt Nam để từ đó có hướng bồ sung phù hợp Những phân tích
nay làm tiền dé, nền tảng cho việc đi sâu phân tích trách nhiệm của người sử
dụng với người lao động bị tai nạn lao động trong chương 2
Trang 27-25-CHUONG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐÓI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NAN LAO DONG VA THUC TIỀN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHO HA NOI
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động
2.1.1 Vềtrách nhiệm sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động Khi xảy ra tai nạn lao động, việc quan trọng đầu tiên với tính chất là người trực tiếp quản lý, sử dụng lao động, người sử dụng ngay lập tức phải xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và pháp luật lao động đã quy định trách nhiệm này cho người sử dụng thông qua việc quy định trách nhiệm của người sử dụng trong việc sơ cứu, cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn lao động [S§, tr.7I] Những quy định này nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất tính mạng người lao động, giúp cho quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe củan gười
lao động được nhanh chóng ‹ si
Trách nhiệm này được quy định rat rõ tại khoản | Dieu 38 luat An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau: “Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao
động bị tai nạn lao động” Việc người sử dụng sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động là sự hỗ trợ ngay lúc ban đầu của người sử dụng cho
người lao động trước khi có sự can thiệp từ đội ngũ y tế chuyên nghiệp Trong bất kỳ sự cố hay vụ việc tai nạn lao động nào, việc sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động đều vô cùng quan trọng trong việc giảm thiêu sự thiệt hại, ảnh hưởng do tai nạn lao động gây ra Đặc biệt đối với tính mạng,
sức khỏe của người lao động, việc ứng cứu khẩn cấp có thể làm giảm mức độ thương tổn, đồng thời giúp quá trình điều trị, phục hồi được rút ngắn Hơn nữa, người sử dụng phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị gây ra tai nạn lao động, thực hiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ và chuyển ngay người lao động bị tai nạn lao động đến cơ sở điều trị
Trang 28-26-Vi phạm trách nhiệm này, người sử dụng có thể bị phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2020/NĐ-CP Cụ thể, trong trường hợp người sử dụng không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lo động thì người sử dụng có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không
quá 75.000.000 đồng
2.1.2 Về trách nhiệm trả lương cho người lao động bị tai nạn lao động Theo quy định pháp luật hiện hành, khi người lao động bị tai nạn lao động thì sẽ được hưởng chế độ từ phía người sử dụng và phía cơ quan bảo
hiểm xã hội Đối với chế độ từ phía người sử dụng, người lao động sẽ được
thanh toán toàn bộ chỉ phí y tế nằm ngoài phạm vi bảo hiểm y tế chỉ trả, được
hưởng tiền lương trong thời gian điều trị và được hưởng các khoản liên quan
đến bồi thường hoặc trợ cấp khi có kết luận giám định y khoa
Trách nhiệm này được quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 38 luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, theo đó, người sử dụng phải “trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong
thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động” Do vậy, trách nhiệm trả đủ
tiền lương của người sử dụng cho người lao động bị tai nạn lao động cũng là
một trong những vấn đề thuộc phạm trù “trách nhiệm xã hội” của đơn vị sử
dụng lao động đối với những người lao động trực tiếp làm việc trong đơn vị của họ Về góc độ áp dụng quy định của pháp luật lao động, việc trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động khi người lao động bịtai nạn lao động được xác định theo mức tiền lương trả thời gian tháng liền kề trước đó dé bảo đảm thu nhập cho họ
Trong khi đó, Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) đã lược bỏ hầu hết các quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012
quy định chỉ tiết về an toàn, vệ sinh lao động, chỉ giữ lại các quy định chung như "Người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động" Trách nhiệm của các bên liên quan
Trang 29đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc được quy định như sau: "Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc" và "Người lao động có trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an
toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về
các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việt
từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động sẽ không điều chỉnh trực tiếp về vấn đề
' Như vậy,
an toàn, vệ sinh lao động, thay vào đó, doanh nghiệp và người lao động căn cứ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện, cụ thể Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành [40, tr.74]
Từ những phân tích trên trong thực tế còn tồn tại những bất cập sau: Một là, pháp luật chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm trả lương cho người lao động bị tai nạn lao động cũng như chế tài kèm theo Trách nhiệm trả lương còn quy định một cách chung chung, khái quát, không rõ ràng với từng trường hợp cụ thể tạo khó khăn trong việc áp dụng Việc quy định mức tính lương cho người lao động Chữ chuân xác tạo khổ khăn thông việc áp dụng,
chưa sát với thực tế nên chưa đảm bảo được quyền lợi cho người lao động Hai la, tình trạng vi phạm trách nhiệm trả lương cho người lao động vẫn
còn xảy ra nhiều trên thực tế Hiện nay, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số vi phạm sau: Không trả đủ lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động (ăn bớt, cắt xén) Người sử dụng trì trệ, đùn đây, chậm chỉ trả lương cho người lao động bị tai nạn lao động hay trốn tránh trách nhiệm, bòn rút tiền chỉ trả cho người lao động bị tai nạn lao động
Trên đây là một số vi phạm điền hình, ngoài ra còn nhiều vi phạm khác nữa ảnh hưởng đến quyên lợi ích hợp pháp của người lao động Đặc biệt tình trạng cắt xén, bòn rút tiền chỉ trả cho lao động cần được xử phạt nghiêm khắc, có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe nhằm đây lùi hạn chế, vi phạm, tạo dựng môi trường pháp luật lao động an toàn, trong sạch, tiến bộ Đẩy lùi vi phạm trên người lao động sẽ có cơ chế bảo vệ quyền lợi chuẩn xác, hài hòa, đảm
Trang 30-28-bảo lợi ích cho mỗi cá nhân, con người trong quá trình lao động, tăng cường sự tin tưởng của họ vào chủ lao động, giải quyết triệt để những khúc mắc phát sinh và âm ỉ tổn tại
2.1.3 Vềtrách nhiệm của người sứ dụng trong bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động
Trách nhiệm của người sử dụng trong bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động là một dạng trách nhiệm khá quan trọng, là căn cứ bảo vệ quyền lợi cho người lao động Vậy trách nhiệm này được hiểu như thế nào? Có thể hiểu, bồi thường và trợ cấp cho người lao động là trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc bồi thường một số tiền tương ứng với
mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động,
ngoài ra còn trợ cấp một khoản cho người lao động nhằm trang trải cuộc sóng, khắc phục hậu quả mà tai nạn lao động để lại, giúp người lao động ổn định cuộc sống
Bồi thường, và trợ cấp tai nạn lao động được pháp luật quy định chặt chẽ,
thể hiện như sau: tr Ề : P
Về điều kiện bồi thường: Với người lao động bị suy giảm khả năng lao
động từ 5% đến 30% thì người sử dụng phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp một lần bằng mức quy định của luật Bảo hiểm xã hội Điều 5
Thông tư số 04 ngày 02/02/2015 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực
hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chỉ phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2015), quy định:
1 Trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng vẫn phải bồi thường cho người lao động (theo quy định tại Điều 3 Thông tư này)
Trang 31-29-2 Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc
hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của
người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng vẫn phải trợ cấp cho người lao động (theo quy định tại Điều 4 Thông tư này)
3 Trường hợp người sử dụng đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai
nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chỉ trả bồi thường, trợ cấp theo hop
đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức
quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, thì người sử dụng phải trả phần còn
thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai
nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này
4 Nếu người sử dụng không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của luật bảo hiểm
xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, người sử dụng phải trả chế độ bảo hiểm xã hội thay cơ quan bảo hiêm xã hội cho người lao động bị tai nạn lao động như sau:
a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội Việc chỉ trả có thể thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên
Về mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04 ngày 02/02/2015 của Bộ LĐ-TB&XH
Trang 32Vi phạm trách nhiệm này, người sử dụng có thé bị phạt theo quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2020/NĐ-CP Cụ thẻ: trong trường
hợp người sử dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ trợ
cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định nêu trên, người sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động Hơn nữa, người sử dụng sẽ bị buộc trả cho người lao động số tiền trợ cấp, bồi thường, cộng với khoản lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm trên (theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 22 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)
Trong trường hợp người sử dụng không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động này bị tai nạn lao động, thì ngoài chế tài xử phạt trên, người sử dụng sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Theo quy định, ngoài việc trả đủ số tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động theo hợp đồng lao động, bồi thường, trợ cấp cho người lao động theo phân tích ở trên thì người sử dụng có những trách nhiệm thanh toán phần chỉ phí đồng chỉ trả và những chỉ phí không nằm trong danh mục do bảo
hiểm y tế chỉ trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh tốn tồn bộ chỉ phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ôn định đối với
người lao động không tham gia bảo hiểm y tế
Còn Điều 38, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có quy định trách nhiệm của người sử dụng đối với người lao động bị tai nạn lao động: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm
ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động;
thanh toán chỉ phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho
người bị tai nạn lao động như sau: Thanh toán phần chỉ phí đồng chỉ trả và những chỉ phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chỉ trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao
Trang 33-31-động dưới 5% do người sử dụng giới thiệu người lao -31-động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; thanh toán toàn bộ chỉ phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế
Vi phạm trách nhiệm này, người sử dụng sẽ bị phạt theo quy định tai
điểm b, c, d khoản I Điều 22 Nghị định 28/2020/NĐ-CP và bị áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều này Cụ thể: người sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động trong các trường hợp:
Người sử dụng khơng thanh tốn phần chỉ phí đồng chỉ trả và những chỉ phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chỉ trả đối với người lao động bị tai nạn lao động tham gia bảo hiểm y tế Mặt khác, người sử dụng vi phạm sẽ bị buộc phải thanh toán phần chỉ phí đồng chỉ trả và những chỉ phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chỉ trả đối với người lao động bị tai nạn lao động tham gia bảo hiểm y tế
Người sử dụng không tạm ứng chỉ phí sơ cứu, cấp cứu và thanh tốn tồn bộ chỉ phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ồn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế; mặt khác, người sử dụng sẽ bị buộc phải thanh tốn tồn bộ chỉ phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ồn định đối với người lao động bị tai nạn lao động không tham gia bảo hiểm y tế
Người sử dụng không trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; hơn nữa, người sử dụng sẽ bị buộc phải trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa
Sau khi phân tích những quy định trên, ta có thẻ điểm qua một vài hạn chế
tồn tại như sau:
Trang 34-32-Một là, quy định mức bôi thường, trợ cấp tai nạn lao động còn thấp, chưa tương xứng với mức độ suy giảm, thiệt thòi của người lao động bị tai nạn lao động Mức bồi thường, hỗ trợ chưa đảm bảo gây ra sự thiệt thòi cho người lao
động, không thể hiện được sự thơng thống, bản chất nhân văn, nhân đạo của
pháp luật
Quy định về mức trợ cấp “Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động” hoặc mức bồi thường “Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng
tiền lương theo công thức” chưa phù hợp, còn nhiều bất cập, đặc biệt còn
không tương xứng với mức độ tai nạn của người lao động tạo ra tâm lí bat an, không tin tưởng vào pháp luật, vào chủ sử dụng lao động, dễ gây đến những, mâu thuẫn, khúc mắc về sau Đáng chú ý, mức độ bồi thường hay trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động sẽ phụ thuộc vào yếu tố lỗi và mức độ suy giảm khả năng lao động Người sử dụng sẽ phải bồi thường cho người lao động mà khơng hồn tồn do lỗi của chính người này gây ra Còn nếu tai nạn lao động do lỗi của chính người lao động gây ra, thì người sử dụng chỉ phải trợ cấp cho người lao động bằng ít nhất 40% so với mức bồi thường Đây là một bắt cập cần sớm sửa đồi, kiện toàn cho phù hợp [14, tr.72]
Hai là, người sử dụng thực hiện việc chỉ trả các chế độ bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn chưa đúng quy định Tình trạng gian lận tiền bồi thường, trợ cấp cho người lao động còn phổ biến, là một van đề nhức nhối Người sử dụng ăn bớt, giảm tiền trợ cấp cho người lao động, khiến cho người lao động không được hưởng đầy đủ lợi ích vốn có, chịu thiệt thòi, không được trợ cấp đầy đủ, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cơ quan nhà nước Một bộ phận cá nhân còn lơ là, thiếu sự nghiêm túc trong thực thi quyền lợi khiến cho người lao động chịu ảnh hưởng không nhỏ
Ba là, tình trạng người sử dụng không bảo đảm các quyền lợi theo quy định của người lao động khi tham gia quan hệ lao động, dẫn tới hệ quả người
Trang 35-33-sử dụng không bảo đảm đầy đủ trách nhiệm của họ khi người lao động bị tai nạn lao động Việc người sử dụng trốn đóng bảo hiểm còn phổ biến dẫn tới người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi khi bị tai nạn lao động là một ví dụ
điển hình
Bốn là, để đảm bảo nguồn chỉ trả chế độ, quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp được hạch toán thành quỹ độc lập và là thành phần
của quỹ bảo hiểm xã hội Điều 44 luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định: Người sử dụng lao động hàng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Tuy nhiên, do nguồn quỹ này đang tồn
dư, mặt khác nhằm giảm gánh nặng về bảo hiểm xã hội cho người sử dụng, hỗ
trợ doanh nghiệp ồn định và tạo thêm việc làm cho NLĐ, nên căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, Chính phủ điều chỉnh mức đóng vào quỹ Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020 quy định: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động Quy định giảm mức đóng là hợp lý, song mức đóng này áp dụng chung cho mọi đơn vị sử dụng lao động là chưa hợp lý và chưa phù hợp với thực tẾ xảy ra tai nạn lao động của từng nhóm ngành nghề Bởi thực tế, tai nạn lao động xảy ra thường tập trung ở một số ngành nghề như: xây dựng, khai khoáng, cơ khí, sản xuất nguyên vật liệu Trong khi đó, các đơn vị sử dụng lao động gián tiếp như: cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tai nạn lao động xảy ra ít hơn
2.1.4 Vềtrách nhiệm giới thiệu người lao động xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và các trách nhiệm khác
Trách nhiệm giới thiệu người lao động xác định mức độ suy giảm khả năng lao động được hiệu là việc bên sử dụng lao động giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động cho các cơ sở y tế, khám chữa bệnh để xác định mức độ thương tật và giám định y khoa, từ đó có phương án điều trị, phục hồi phù hợp cho người lao động
Trang 36-34-Trách nhiệm giới thiệu người lao động xác định mức độ suy giảm khả năng lao động được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019:
Người sử dụng có trách nhiệm trong việc thanh toán chỉ phí y tế điều trị đối với người lao động Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đồi, bổ sung năm 2014, người lao động kí kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên phải đóng bảo hiểm y tế Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người lao động thuộc nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm không được đóng bảo hiểm Khi người lao động bị tai nạn Blas động mà có tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng và tổ chức bảo sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm chỉ trả chỉ phí điều trị
lần đầu cho đến khi điều trị ổn định xuất viện cho người lao động Trong
trường hợp người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng
có trách nhiệm chỉ trả toàn bộ chỉ phí khám chữa bệnh cho người lao động từ
khi sơ cứu, cấp cứu cho đến khi điều trị ôn định
Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quy định hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đề giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động và Hội đồng giản định y Khoa 'khám; giám đmh và :Chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật Việc đánh giá mức suy giảm khả năng lao động và phương pháp xác định áp dụng theo quy định của Thông tư số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của liên bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp Theo quy định đối tượng nộp phí tại Khoản I Điều 2, Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thâm định cấp giấy giám định y khoa, “Cá nhân khi yêu cầu giám định y khoa phải nộp phí thẩm định cấp giấy giám
định y khoa cho cơ sở thực hiện giám định y khoa theo quy định tại Thông tư
này” Việc người lao động phải đi giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương
tật là chuỗi hoạt động từ khi sơ cứu, cấp cứu, đến khi điều trị ồn định và
người sử dụng có trách nhiệm giới thiệu người lao động đi giám định y khoa
Trang 37-35-để xác định tỷ lệ thương tật -35-để làm căn cứ thực hiện chế độ bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động
Do vậy, theo quy định hiện hành, người sử dụng phải chỉ trả chỉ phí giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương tật lần đầu cho người lao động khi bị tai nạn lao động
Quy định này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ khi bị tai nạn lao động, họ vừa bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng, phải chỉ trả chỉ phí điều trị phục hồi; lại vừa mất đi sức lao động, mất đi khoản thu nhập lẽ ra có thể kiếm
At tốn kém,
được trong thời gian điều trị Hơn nữa, những chỉ phí điều trị
nhất là ở một quốc gia không có dịch vụ y tế miễn phí như Việt Nam Nếu như không có sự hỗ trợ, bồi thường đồng thời với trách nhiệm đồng chỉ trả chỉ phí điều trị phục hồi của người sử dụng, người lao động và những người phụ
thuộc, họ sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn Tai nạn lao động thường sẽ để lại
những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân nếu không được cứu chữa kịp thời, người sử dụng, R chủ thể có khả năng tài chính tốt hơn, ng đó việc chỉ trả có
thể thực hiện nhanh chống hơn, kịp thoi hon! `
Người sử dụng khi không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao
động đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định
y khoa sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với
mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Từ những phân tích trên trong thực tiễn còn tồn tại những bắt cập như sau: Một là, luật chưa quy định rõ về giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động đi giám định y khoa, chưa quy định đầy đủ, bao quát các trường hợp
giới thiệu người lao động đi giám định y khoa, tạo ra những lỗ hồng, CƠ SỞ
phát sinh sai phạm, sự né tránh, đùn đấy trách nhiệm trong việc giới thiệu người lao động đi giám định Mặt khác, việc không quy định giám định những gì, lĩnh vực nào gây ra sự lúng túng trong việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thâm quyền
Trang 38-Hai là, chính vì pháp luật còn hạn chế nên trong thực tế còn xảy ra vi phạm
Cụ thể, còn tồn tại vi phạm về giới thiệu người lao động đi giám định y khoa như:
không giới thiệu người lao động đi giám định y khoa theo đúng nhiệm vụ, phạm vi yêu cầu, chậm giới thiệu người lao động đi giám định y khoa, giới thiệu sai thấm quyền, mục đích, đùn đầy trách nhiệm giới thiệu lao động đi giám định
Những vi phạm trên vẫn thường xuyên xảy ra, tiếp diễn, đòi hỏi phải có biện pháp xử lý, khắc phục hiệu quả, chế tài nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh, nâng cao ý thức cho cơ quan nhà nước cũng như người sử dụng trong đảm bảo quyền lợi cho người lao động
2.1.5 Vềtrách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp sức khoẻ người lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc
Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động được hiểu là việc bó trí người lao động sau tai nạn ở vị trí việc làm phù hợp với khả năng, sức khỏe của họ, tạo thu nhập cho họ đề họ tiếp tục sinh sống, trang trải sinh
hoạt hàng ngày : si
Tại Khoản 8 Điều 38 Luật An Toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có quy
định rõ: “Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng
giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp sau khi điều trị, phục hôi chức năng nếu còn tiệp tục làm việc” Ta có thể hiểu, trường hợp người lao động nếu còn tiếp tục làm việc thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động Nếu phải đào tạo người lao động để chuyền đồi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí Mức hỗ
rợ không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần Đây là một điểm mới,
tiến bộ được ghi nhận tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 Bởi lẽ quy
định này cho thấy phần nào sự hỗ trợ trở lại của Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với doanh nghiệp Khoản chỉ này từ Quỹ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp thể hiện sự giúp đỡ cần thiết, có lợi cho cả người lao động
và người sử dụng, hỗ trợ người lao động được tiếp tục có công việc, thu nhập
Trang 39-37-đảm bảo cuộc sống; đồng thời giúp người sử dụng thực hiện được nghĩa vụ bố trí người lao động đảm nhận công việc sau khi hồi phục tai nạn lao động
Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe
của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động
có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này
- Han chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị
trí lao động có yếu tổ có hại liên quan đến bệnh đang mắc Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động
Như vậy, nếu người lao động bị tai nạn lao động sau khi điều trị ổn định và tiếp tục làm việc thì chủ sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sứÈIRfoklCfa kÿtt00xE)lan0a đội tống Âm định y khoa Trường hợp trong thời gian chờ giám định sức khỏe mà bồ trí làm công việc khác là trái với các quy định ở trên [36, tr.73] Người lao động bị tai nạn lao
động sau khi điều trị ôn định và tiếp tục làm việc thì chủ sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của họ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Từ những quy định trên vẫn còn một số bất cập, hạn chế trong việc thực
hiện quy định pháp luật Cụ thể:
Một là, việc chưa quy định cách thức, phương thức, cách sắp xếp, bố trí
công việc cho người lao động bị tai nạn lao động dé tao ra sự lúng túng trong
bố trí công việc cho người lao động, không quy định rõ cần phải bố trí, sắp xếp như thế nào dễ dẫn đến việc bố trí qua loa, mang tính hình thức, không đúng luật, do đó xâm phạm đến quyền, lợi ích cơ bản của người lao động
Trang 40-38-Hai là, bỗ trí công việc cho người lao động còn nhiều vi phạm, sự bất cập như: bố trí không đúng, không đầy đủ, kịp thời cho người lao động, người lao động sau tai nạn lao động không có công việc phù hợp với tình trạng sức
khỏe, không có công việc đem lại thu nhập, trang trải chi phí sinh hoạt, tiếp tục duy trì cuộc sống
Trên thực tế, có rất nhiều người lao động bị thất nghiệp, không có việc
làm sau tai nạn lao động, hoặc cơ số người lao động được bó trí tại nơi làm việc không phù hợp, không có lợi cho tình trạng sức khỏe Thực trạng này cho
thấy tình trạng bố trí việc làm chưa đảm hoàn thiện, chưa đảm bảo, việc bố trí
chưa được quan tâm đúng mức Chế tài xử phạt vi phạm trong sắp xếp, bó trí việc làm cũng chưa nghiêm, nhiều trường hợp bồ trí việc làm sai quy định, yêu cầu nhưng không bị xử phạt nghiêm khắc đã tạo ra tâm lý coi thường, khinh nhờn pháp luật, khiến cho vi phạm vẫn còn tồn tại và tiếp diễn
2.1.6 Về trách nhiệm thông kê, báo cáo tai nạn lao động
Trách nhiệm thống kê, báo cáo tai nạn lao động chính là trách nhiệm của người sử dụng trong việc điều tra, ghi chép tình hình tai nạn lao động, kiểm
soát, giám sát chặt chẽ thực tiễn tai nạn lao động và tiễn hành báo cáo với cấp trên nhằm có phương án, đề xuất kịp thời khắc phục sự cố, hạn chế, giảm
thiểu hậu quả phát sinh
Về quy định, trách nhiệm thống kê, khai báo tai nạn lao động được quy định tại Luật và các Nghị định có liên quan Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH:
"Điều 4 Đánh giá, công bồ tình hình tai nạn lao động
1 Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bồ tình hình tai
nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bó tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động được biết Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng và trước ngày 15 thang 01 năm sau đôi với số liệu cả năm;