Trển cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS, luận văn Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở khu vụ thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng chuẩn nghề nghiệp đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS khu vực thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng quy định của chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN ANH MINH
PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUONG TRUNG HQC CO SO KHU VUC THANH PHO VA THI XA TREN DIA BAN
TINH GIA LAI DAP UNG CHUAN NGHE NGHIEP
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYÊN SỸ THƯ
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 31 Lý đo chọn đê tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứn
§ Giả thuyết khoa học
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
7 Phương pháp nghiên cứu
8 Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN vi F PHAT TRIEN Đội NGO CBQL TRƯỜNG THCS THEO QUY ĐỊNH CHUÁN HIỆU TRƯỞNG 7
1.1 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU DAaunnee pee
DDD O mute ngoati eee ._
1.1.2 6 Việt Nam Xrerrreeere °
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI “
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1Õ
1.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
1.2.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
1.2.4 Chuẩn, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn Hiệu trưởng
1.3 GIÁO DỤC THCS VÀ VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CBQL TRƯỜNG THCS -18 1.3.1 Mục tiêu của trường THCS 2-22 22tr TỂ 1.3.2 Vị trí và nhiệm vụ trường THCS
1.3.3 Vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lý giáo dục trường THCS 21 1.4 CAC QUAN DIEM VA YEU CAU PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ CBQL
Trang 4
1.5 NOI DUNG PHAT TRIEN DOI NGU CBQL THEO CHUAN NGHE
oi ÔÔ
1.5.1 Chuẩn nghề nghiệp và đánh giá CBQL theo chuẩn nghề nghiệp 30
1.5.2 Nội dung phát triển đội ngũ CBQL theo chuẩn nghề nghiệp 35 1.6 CÁC YÊU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐỀN PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ CBQL TRUONG THCS THEO CHUAN NGHE NGHIỆP 22s 40 1.6.1 Các yếu tố khách quan 22+sstseereeeeerrrerrerereeoe đ 1.6.2 Các yếu tố chủ quan 2+22z2tzzrrzrrrrrrrrrereerev đf
TIỂU KÉT CHƯƠNG 1 -
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ CBỌL TRUONG THCS KHU VỰC THÀNH PHÓ, THỊ XÃ TREN DJA BÀN42
TINH GIA LAI THEO CHUAN NGHE NGHIEP 42
2.1 KHAI QUAT VE DAC DIEM KINH TE - XÃ HỘI, GIÁO DỤC & ĐÀO
TAO KHU VUC THANH PHO, THI XA TREN DIA BAN TINH GIA LAI „42 2.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, dân số 2-2-2 47 2.1.2 Về tình hình kinh tế - xã hội
trên dia ban tỉnh Gia Lai
2.1.4 Tình hình phát triển các trường THCS khu vực thành pl địa bản tỉnh Gia Lai -
2.2 TÔ CHỨC KHẢO SÁT - —
2.2.1 Mục đích khảo sát -522ccsssseeesrreerrrrerrrerrre 4Ô)
2.2.2 Nội dung khảo sát ove ooo seseeerrrrrrrreeeo đ'
Trang 5THANH PHO, THI XA TREN DIA BAN TINH GIA LAI „.50
2.3.1 Thực trạng về số lượng của đội ngũ CBQL trường THCS theo chuẩn
.50
nghề nghiệp
2.3.2 Thực trạng về cơ cấu của đội ngũ CBQL trường THCS khu vực
thành phó, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp S1 2.3.3 Thực trạng về trình độ đào tạo, năng lực, phẩm chất đội ngũ CBQL
trường THCS theo chuẩn nghề nghiệp 53
2.3.4 Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ CBQL 2 65 2.4 THUC TRANG VE CONG TAC PHAT TRIÊN ‘DOI NGU CBQL TRUONG THCS KHU VUC THANH PHO, THI XA TREN DIA BAN
TINH GIA LAI von 68
2.4.1 Về công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ cán CBQL trường THCS
" -.68
2.4.2 Về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS 68
2.4.3 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đôi mớ 2222.222.22zer 69
2.4.4 Về công tác luân chuyển, bỗ nhiệm CBQL 70 2.4.5 Về tạo động lực và môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý
trường THCS „71
2.5 ĐÁNH GIA CHUNG VE THUC TRANG PHAT TRIEN DOI NGU
CBQL TRUONG THCS THEO CHUAN NGHE NGHIE! 72
2.5.1 Những thuận lợi và khó khăn - 72
2.5.2 Những ưu điểm, hạn chế -73
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2222csecceseecc TẾ
Trang 6
GIA LAI DAP UNG CHUAN NGHE NGHIEP 1.78 3.1 CAC NGUYEN TAC DE XUAT BIEN PHÁP .-.- 78 3.1.1 Tính kế thừa 3.1.2 Tính thực tiễn 3.1.3 Tính pháp lý 3.1.4 Tính hệ thống ee 3.2 CAC BIEN PHAP PHAT TRIÊN Ð ĐỘI NGỦ CBQL TRƯỜNG THCS
THEO CHUAN NGHE NGHIEP ecasensisseasevieneeeStssevsesenssssssnnsteesensssseee OD
3.2.1 Quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS theo chuẩn nghề
nghiỆp -222222221222 re BÚ,
3.2.2 Tổ chức đánh giá năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS
theo chuẩn nghề nghiệp 84
3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS theo chuẩn nghề
1 “ :
3.2.4 Thực hiện công tác luân chuyển, bổ nhi 92
3.2.5 Tạo động lực, môi trường phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
theo chuẩn nghề nghiệp -98
3.3 MÓI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 98 3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CÁP THIẾT, TÍNH KHẢ THỊ CỦA CÁC BIỆN
PHAP DE XUAT 99
3.4.1 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tinh khả thi của các biện pháp đề xuất 3.4.2 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát
triển đội ngũ CBQL trường THCS khu vực thành phố,
tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp 2.ssseeersree TỔ
Trang 9
So bang Tén bang Trang
Độ tuổi của cán bộ quản lý trường THCS năm học
Bang 2.1 51
2014-2015
Thong kê cơ câu giới tính của Hiệu trưởng, Phó Hiệu
Bảng 2.2 trưởng trường THCS năm học 2014-2015 52
Thong kê trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL trường
Bảng 2.3 | THCS khu vực thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia|_ S3 Lai năm học 2014-2015
“Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ và chứng chỉ quản
Bảng 2.4 | lý của CBQL trường THCS khu vực thành phó, thi xa| 54 trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm học 2014-2015
Thong kê thâm niên quản lý của CBQL trường THCS
Bảng 2.5 | khu vực thành phó, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm | 55 học 2014-2015
Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của
Bảng 2.6 | đội ngũ CBQL trường THCS theo quy định chuẩn Hiệu | 57
trưởng
Bảng 27 Đánh giá về năng lục chuyên môn và nghiệp vụ s| phạm của đội ngũ CBQL trường THCS
Đánh giá về thực hiện chức năng quản lý theo chuân
Bảng 2.8 | Hiệu trưởng trường THCS của đội ngũ CBQL ở khu|_ 62
vực thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Đánh giá về thực hiện nhiệm vụ quản lý theo Điễu lệ
Bảng 2.9 trường THCS của đội ngũ CBQL 63
Trang 10bàn tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp
Bang 3.1
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS khu vực thành phó, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 101 Bang 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các
phát triển đội ngũ CBQL trường THCS khu vực thành phó, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng chuẩn
lên pháp
nghề nghiệp
103
Bảng 3.3 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS khu
vực thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo
chuẩn nghề nghiệp 105
Trang 11Số hiệu Tên sơ đô Trang
Sơđỗ 1.1 [Các chức năng cơ bản của quản lý 12
Quy trình tô chức đánh giá, xếp loại Hiệu
Sod61.2 |trưởng, Phó Hiệu trưởng theo Chuẩn Hiệu| 34
trưởng
Mức độ cấp thiết của các biện pháp phát triển
Biểu đồ3.I | đội ngũ CBQL trường THCS khu vực thành| 102
phó, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Mức độ khả thi của các biện pháp phát triên đội
Biểu đồ3.2 |ngũ CBQL trường THCS khu vực thành phó, | 104
thị xã trên dia ban tỉnh Gia Lai
Tương quan giữa tính cap thiết và tính khả thi
Sa của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL
Biêu đô 3.3 pup P : s 106
trường THCS khu vực thành phô và thị xã trên
địa bàn tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp
Trang 12
Trải qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng con người, coi nhân tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội Mặt khác, từ thực tiễn lịch sử cho phép chúng ta rút ra kết luận rằng: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng để phát triển và phát huy nhân tố con người trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế Đây là trách nhiệm của toàn
Đảng, của toàn dân, trong đó có nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là những
người trực tiếp thực hiện và vì vậy, họ giữ vai trò quyết định
Bước vào thời kỳ đổi mới, giáo dục được xem là chìa khóa của mọi sự
thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn phát huy được truyền thống tốt đẹp của nhà giáo, lao
động sáng tạo, khắc phục khó khăn, tâm huyết với sự nghiệp "trồng người"
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực theo yêu cầu đôi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn về đạo đức, trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đang là vấn đề bức xúc, cần quan tâm đầu tư của Nhà nước, xã hội và ngành Giáo dục & Đào tạo Vì vậy “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đâu, là động lực phát triển kinh tế
xã hội ” đã trở thành triết lý nhằm đảm bảo các điều kiện để phát huy nguồn
lực con người
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) khẳng định: “Nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục là lực lượng nòng cối, có vai trò quan trọng '[3]; đồng thời
Trang 13ngoài việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học, tổ
chức thi cử, đánh giá, chuẩn hoá trường lớp thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là một nhiệm vụ trọng tâm, một biện pháp có tính quyết định để Giáo dục và Đào tạo thoát khỏi tình trạng yếu kém về chất lượng và hiệu quả
Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: “Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt "[20]
Trong những năm qua đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã góp phần
quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đảo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS (bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS) nói riêng có
những hạn chế và bắt cập Vẫn còn có một số cán bộ quản lý hạn chế về năng
lực chuyên môn, năng lực quản lý nhà trường, thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống và nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh và đồng nghiệp Việc cập nhật và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước của một số cán bộ quản lý còn chưa tốt Một số cán bộ quản lý
trường THCS là giáo viên giỏi được bỗ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ quản lý
giáo dục nên thiếu kiến thức về kỹ năng quản lý và lãnh đạo trường học, tầm
nhìn có phần còn hạn chế nên không thúc đẩy được nhà trường phát triển ôn
Trang 1422 tháng 10 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông
tư số 29/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định chuân nghề nghiệp Hiệu trưởng, trường THCS, trường THPT và trường phô thông có nhiều cấp học Từ năm
học 2010-2011, Hiệu trưởng các trường trung học được đánh giá xếp loại theo
Quy định chuẩn nghề nghiệp Việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp
giúp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học
tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý trường
học Đồng thời đây cũng là căn cứ để các cơ quan quản lý giáo dục đánh gid, xếp loại cán bộ quản lý phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi đưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý các trường trung học Trên cơ sở kết quả đánh giá cán bộ quản lý theo quy
định chuẩn, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
xây dựng, đôi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực
lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2010-
2011 các phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai việc đánh giá xếp loại Hiệu trưởng các trường THCS theo quy định chuẩn Hiệu trưởng; từ năm học 2012-2013, đội ngũ Phó Hiệu trưởng được đánh giá
theo chuẩn nghề nghiệp theo văn bản số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày
16/2/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn đánh giá, xếp loại Phó
Hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc Trung tâm giáo
dục thường xuyên Qua thống kê kết quả xếp loại cán bộ quản lý hàng năm
theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS khu
vực thành phó và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn một số hạn chế về phẩm
Trang 15nhận thấy những vấn đề về công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS theo chuẩn nghề nghiệp cần phải có những biện pháp mang tính chiến lược và các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS khu vực thành phó, thị xã trên địa bàn
tỉnh Gia Lai theo quy định của chuẩn nghề nghiệp góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục THCS của tỉnh
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở khu vực thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng chuẩn nghề nghiệp”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý
trường THCS, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng) các trường THCS khu vực thành phó và thị xã trên
địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng quy định của chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn
hiện nay
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) trường Trung học cơ sở khu vực thành phó, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
3.2 Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trang 16- Thời gian khảo sát: từ năm học 2012-2013 đến năm học 2013-2014 ~ Khảo sát Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở khu
vực thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai § Giả thuyết khoa học
Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS khu vực thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã đạt được một
số kết quả nhất định; tuy nhiên yêu cầu đặt ra so với quy định của chuẩn nghề nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế Nếu có được các biện pháp mang tính khoa
học, đồng bộ, phù hợp sẽ góp phần phát t
THCS khu vực thành phó và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng yêu cầu
đội ngũ cán bộ quản lý trường
đổi mới giáo dục
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đề ra, luận văn tập trung triển khai các
nhiệm vụ sau:
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến việc phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS nói riêng
6.2 Điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS và thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS khu vực thành phó và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp
6.3 Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
THCS khu vực thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai và khảo nghiệm
Trang 177.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những tri thức khoa học đã có trong những công trình khoa học, trong văn kiện của Đảng, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh của Chính phủ; chính sách, chiến lược, chỉ thị của ngành Giáo dục và Đào tạo; sách, tạp chí chuyên ngành, nhằm xác lập
cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng van, xin ý
kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng
vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS khu vực thành phó, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo chuẩn nghề nghiệp
7.3 Phương pháp bỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra 8 Cấu trúc của luận văn
Phần 1 Mở đầu
Phần 2 Nội dung, gồm 3 chương:
* Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS theo quy định chuẩn Hiệu trưởng
* Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS khu vực thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai
* Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
khu vực thành phó và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
Phần 3 Kết luận và khuyến nghị
Trang 18TRUONG THCS THEO QUY DINH CHUAN HIEU TRUONG
1.1 TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU 1.1.1 Ở nước ngoài
Vào giữa thế kỷ 18, các nhà khoa học Robert Owen (1771-1858), Charles Babbage (1792-1871) và Andrew Ure (1778-1875) đã bắt đầu đưa ra ý tưởng: Muốn tăng năng suất lao động, cần tập trung giải quyết một số yếu tố chủ yếu là tạo ra phúc lợi công cộng, tìm giải pháp giám sát công nhân, quan tâm đến mối quan hệ giữa người quản lý với người bị quản lý và nâng cao
trình độ quản lý cho các nhà quản lý Đến đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, khi xã hội công nghiệp có dấu hiệu của sự bùng nỗ thông tin và dần chuyển thành xã hội thông tin, các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý đã có công
trình nghiên cứu về quản lý trong môi trường luôn luôn biến đổi, quản lý theo quan điểm hệ thống, quản lý tình huống, và từ đây, vấn đề chất lượng của
người quản lý thực sự đã được đề cập tới những yêu cầu và cách thức nâng
cao chất lượng đội ngũ đó Cụ thể, công trình của ba tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich với các tác phẩm nồi tiếng là tác phẩm “7he
crucial issue of management, engineering seience publisher”[41], công trình
nay đã đề cập nhiều hơn về các yêu cầu chất lượng của người quản lý Ngoài ra, đứng ở góc độ nghiên cứu lý luận giáo dục học, hầu hết các công trình
nghiên cứu các tác giả Liên Xô (cũ) đã đề cập tới lực lượng giáo dục; trong đó có nêu lên vai trò, vị trí, chức năng của cán bộ quản lý nhà trường Đó là các công trình tiêu biểu như: Ilina T.A, Savin N.V với tác phẩm Giáo dục học
Hiện nay, nền giáo dục của các nước đang phát triển theo xu hướng hiện Nền giáo dục tốt
Trang 19
chỉ số HDI cao (chi số phát triển con người) là những nước có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới như: Na Uy, Australia, Mỹ, Hà Lan, Đức, New Zealand, Ireland hoặc các nước trong khu vực Châu Á có trình độ phát triển nhanh như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore Để có một nền giáo dục
tốt như vậy các nước trên rất quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giáo viên, CBQL Vấn đề đào tạo, phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên dựa trên hệ thống chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn Hiệu trưởng luôn được các nước tiên tiến hết sức coi trọng
1.1.2 Ở Việt Nam
“Trước hết phải nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc - Người đã khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc", "Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém", "Có cán bộ
Kế thừa và dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác — Lênin và tư
thì việc gì cũng xong" [28; tr.240]
tưởng Hồ Chí Minh, công tác cán bộ nói chung, cán bộ ngành GD&ĐT nói
riêng luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý đặc biệt quan tâm, thể
hiện qua các văn kiện Đại hội Đảng các cấp Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đồi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lÿ giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý là khâu then chốt” [20, tr.130-131] Chiến lược phát triển giáo dục
Trang 20Về mặt lý luận, những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả bàn về vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
nói chung và CBQLGD nói riêng, như: Đặng Quốc Bảo (2006) - "Hoạt động quản lÿ và sự vận dụng vào quản lý nhà trường phổ thông" [1]; Chu Mạnh Nguyên (2005) - Giáo trình Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS [30]; Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bả
Quốc Chí (2012) -“Quản lý giáo dục - Một số
[26] Các công trình nghiên cứu này là cẩm nang cho các nhà QLGD các cấp Nguyễn Sỹ Thư, Nguyễn Ê lý: luận và thực tiễn ” trong lý luận cũng như trong thực tiễn QLGD và quản lý nhà trường Trong
các công trình nghiên cứu, bài viết đó các tác giả đã đề cập đến vai trò của đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; đưa ra một số giải pháp để xây dựng và phát triển
đội ngũ nhà giáo và CBQLGD,
Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 quy định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học nhằm đưa ra những định hướng trong công tác quy hoạch, chuẩn mực
đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Đây là cơ sở cho
các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thông nghiên cứu, áp dụng trong việc quy hoạch, dự nguồn, đào tạo bồi dưỡng và đánh giá cán bộ quản lý trường THCS nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục
Một số văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Giáo dục đã nghiên cứunội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THCS như:
Trang 21- Dé tai “Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Trần Văn Lệ [25],
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề quy hoạch và phát triển, tìm hiểu phân tích đánh giá và xây dựng các biện pháp phát triển đội
ngũ CBQL nói chung và đội ngũ Hiệu trưởng nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQLGD về
lến thức, kỹ năng quản lý một cách bài bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nị
p giáo dục Tuy nhiên, phạm vi và mức đô thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL còn chưa phù hợp với thực tiễn từng địa phương nên chất lượng đội ngũ CBQL chưa cao Trên địa bàn thành phố Pleiku, thị xã An Khê và thị xã A YunPa của tỉnh Gia Lai chưa
có đề tài nào nghiên cứu về việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng chuẩn nghề nghiệp Hiện nay, việc đánh giá và xép loại Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS hàng năm được các phòng
GD&DT thực hiện dựa trên quy định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, THPT
và trường phổ thông có
u cấp học, tuy nhiên việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng chuẩn nghề nghiệpchưa được nghiên cứu đầy đủ cơ sở lý luận khoa học Do vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS khu vực thành phố và thị xã trên địa
bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng chuẩn nghề nghiệp” 12 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường a Khái niệm quản lý:
Khái niệm quản lý là một khái niệm rất quan trọng, phong phú và có
nhiều dấu hiệu đặc trưng, có nhiều đối tượng, đồng thời nó cũng biến đi theo
từng giai đoạn lịch sử, vì vậy không có khái niệm quản lý chung cho mọi lĩnh
Trang 22Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ L6c: “Hoat động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức ” [9, tr.],
Theo tac gia Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả: “Quản jý là một quá trình tác động gây ảnh hướng của chủ thé quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chưng "[2, tr.176] Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt thì: định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ “Quản lý là một quá trình ng là quá trình tác động
đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản |ý mong muốn ”
l1, tr225]
Theo Harld Koontz, Cyril O'Donnell, Heinz Weihrich cho rằng: “Quán
lý là thiết kế một môi trường mà trong đó người cùng làm việc với nhau trong
các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu ” [41, tr.32]
Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “Quán jý là những tác động của chú thể
quan ly trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chính, điều phối các nguôn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao
nhất” [23, tr.§]
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, song “quản lý” có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:
- Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội
- Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích
~ Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân
Trang 23Từ đó, khái niệm Quản lý có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tô chức, thông qua công cụ và phương pháp quản lý nhằm làm cho tổ chức đó vận hành hợp quy luật và đạt được mục tiêu đã đề ra
Về cơ bản, quản lý có 4 chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra Song thông tin là một chức năng đặc biệt, chức năng trung tâm của quản
lý Không có thông tin không thẻ tiến hành quản lý và quản lý không đưa ra được quyết định đúng đắn, kịp thời và hiệu quả Kế hoạch | Kiểmtra l$©—| Thơngtin | —>3| Tổ chức | Chi dao Sơ đồ 1.1: Các chức năng cơ bản của quản lý b, Quản lý giáo dục
Bàn về định danh quản lý giáo dục, theo Trần Kiểm: “Quán lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tắt cả các mắt xích của hệ thống (từ cắp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục " [24, tr.36]
Trang 24toàn bộ các hoạt động giáo dục và tắt nhiên cả những cấu phân tài chính và vật chất của các hoạt động đó nữa Do đó, Quản l giáo dục là quá trình thực
hiện có định hướng và hợp quy luật của các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra "[26, tr.15~16 ]
Dù có nhiều quan niệm nhưng đều thống nhất là: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể
quản lý nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động của đối tượng và khách thể quản
lý nhằm tôt chức, điều khiển hoạt động của đối tượng và khách thể quản lý
thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra e Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển xã hội Nhà trường là cơ sở đào tạo của ngành giáo dục, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được
thành lập theo quy hoạch của Nhà nước, phục vụ cho phát triển sự nghiệp
giáo dục; nơi trực tiếp giáo dục; nơi thực thi mọi chủ trương đường lối, chính
sách, nội dung, phương pháp giáo dục của Đảng, Nhà nước và của ngành; nơi
diễn ra hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò; nơi diễn ra mọi hoạt
động của bộ máy quản lý trường học
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản ly nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lÿ giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [22, tr22]
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhà trường là hệ thống những
tác động tự giác có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thông, hợp quy
luật của chủ thể quản lý đến tập thẻ giáo viên, công nhân viên, tập thé hoc
Trang 25nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường ” [23, tr.37-38]
Quản lý nhà trường có hai chức năng tổng quát là: ổn định, duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu trước mắt của nền kinh tế và chức năng đổi mới, phát triển quá trình đào tạo phục vụ kinh tế - xã hội Từ đó, quản lý nhà : kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
trường phải thực hiện chức năng cụ thể kiểm tra
Từ đó, chúng tôi cho rằng: Quản lý nhà trường là những tác động hợp
quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên, học sinh ) nhằm đưa ra các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu phát triển
giáo dục của nhà trường
1.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
a Đội ngũ
Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Đà Nẵng 1997, đội ngũ được hiểu: “Đội ngũ là một tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc
nghề nghiệp thành một lực lượng "[40, tr.32§], ví dụ như: đội ngũ nhà giáo, đội ngũ CBQL, đội ngũ hiệu trưởng
Chúng tôi cho rằng: Đội ngũ là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp
thành một lực lượng để thực hiện mục đích Do người quản lý phải xây dựng
gắn kết các thành viên để tao ra đội ngũ, trong đó mỗi người có thể có phong
cách riêng song khi gắn kết thành một khối thì mỗi cá nhân phải có sự thống
nhất cao về mục tiêu cần đạt tới
Khi xem xét về đội ngũ người ta thường chú ý tới 3 yếu tố tạo thành đó
là: số lượng đội ngũ; cơ cấu đội ngũ, gồm: chuyên môn, giới tính, độ tui; trình độ đội ngũ: phẩm chất và năng lực
Trang 26Đội ngũ CBQL giáo dục là những người được cơ quan nhà nước có
thâm quyền bổ nhiệm giữ một chức vụ trong bộ máy lãnh đạo quản lý ở các tổ
chức đơn vị giáo dục, cơ sở giáo dục
e Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
Theo đó, đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS là tập hợp những người Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các trường THCS trên cùng một địa
phương (huyện, tỉnh) hoặc trong cả nước cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý giáo dục trong hệ thống các trường THCS theo quy định của pháp luật 1.2.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý & Phát triển
Theo triết học khái niệm về phát triển như sau: “Phá: triển là biến đối hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thắp đến cao, đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” [31, tr.194]
Phát triển là quá trình nội tại, là bước chuyển hoá từ thấp đến cao theo ốc Phát triển được thê hiện qua các đặc trưng sau:
đường xoi
~ Sự phát triển của tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có môi quan hệ, tác
động qua lại và quy định lẫn nhau;
~ Phát triển là quá trình vận động không ngừng;
- Phát triển từ những thay đổi về số lượng được chuyển hoá thành
những thay đồi về chất lượng;
~ Phát triển thông qua sự đấu tranh, thống nhất giữa các mặt đối lập; ~ Phát triển có thê diễn ra bằng cách chuyên hoá, xoáy ốc và nhảy vọt
Tóm lại, theo chúng tôi: Phát triển là quá trình tăng trưởng về số lượng
và biến đôi về chất của một sự vật, một hiện tượng đã có, đã được xây dựng
nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, hoặc phải tiếp tục nâng cao chất lượng
Trang 27Phát triển đội ngũ CBQL thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: số lượng, chất lượng, cơ cấu Trong đó, số lượng được thể hiện bằng các giá trị: đủ, thiếu, thừa Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về nhiệm vụ, độ tuôi, giới tính, thành phần dân tộc, chuyên môn, nghiệp vụ hay nói cách khác là tạo ra một ê kíp đồng bộ, đồng tâm có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho nhau về mọi mặt Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL
'Về số lượng, chất lượng, cơ cấu dưới góc nhìn v:
iệc phát triển nguồn nhân lực của nền kinh tế tri thức thì nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL bao gồm:
1) Xây dựng đội ngũ CBQL chính là thực hiện quy hoạch, đào tạo, đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp bố trí, trong đó:sử dụng đội ngũ CBQL là triển khai việc thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ, nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực quản lý, phẩm chất chính trị và tuyển chọn
2) Tạo động cơ và môi trường cho sự phát triển là tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL phát huy vai trò của họ như thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng kỷ luật, xây dựng điển hình tiên tiến nhân ra diện rộng Tạo
cơ hội cho cá nhân có sự thăng tiến, có những ước mơ hoài bão kích thích cho sự phát triển Tạo cơ hội cho CBQL có điều kiện học tập, bồi dưỡng, giao lưu trao đổi kinh nghiệm Đề thực hiện tốt việc này chúng ta cần nghiên cứu đặc
điểm của từng địa phương, vùng miễn, số lượng và đặc trưng của trường
THCS, bối cảnh về chính trị, kinh tế, xã hội hiện tại cùng những đặc điểm tim lý của người CBQL để đề ra nội dung, biện pháp cho phủ hợp
1.2.4 Chuẩn, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn Hiệu trưởng
Trang 28Theo Từ điển Tiếng Việt: “Chuẩn là cái được công nhận là đúng theo
qug định hoặc theo thỏi quen xã hội "[40, tr.175] Như vậy chuân được hiểu
như một thước đo, một căn cứ để đối chiếu từ đó thực hiện cho đúng b Khái niệm chuẩn nghề nghiệp
Chuẩn nghề nghiệp: Chuẩn nghề nghiệp là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với một ngành nghề trong đó có các tiêu chí quy định cụ thể về phâm chất
chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực hiện nhiệm
vụ hoặc năng lực quản lý
Đối với những ngành nghề khác nhau, có những quy định khác nhau về lối với kế toán có chuẩn nghề nghiệp kế toán,
kiểm toán viên; đối với ngành giáo dục giáo viên có quy định về chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên của từng cấp học, đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường học có quy định chuẩn hiệu trưởng đối với từng cấp học
e Khái niệm chuẩn Hiệu trưởng
Thông tư 29/2009/TT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về
Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường phổ thông có p học có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2009 Chuẩn Hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức
nhiềt
nghề nghiệp; năng lực chuyên môn; nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh dao,
quản lý nhà trường
Ngày nay, yêu cầu năng lực cơ bản đối với Hiệu trưởng đặt trong môi
trường quản lý vận hành với đặc trưng là chuyển đôi phương thức chỉ đạo quản
lý tập trung sang giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ
sở, quản lý trường học phô thông có hai thành tố quan trọng nhất đó là chiến
lược và tác nghiệp Hiệu trưởng phải có một chiến lược đúng, có khả năng tác
Trang 29Hiệu trưởng" giúp Hiệu trưởng tự đánh giá đẻ từ đó hoàn thiện, nâng cao năng lực lãnh đạo và năng lực quản lý nhà trường
143 GIÁO DỤC THCS VÀ VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CBQL
TRUONG THCS
1.3.1 Mục tiêu của trường THCS
Giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp đề tiếp tục học THPT, TCCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất sau này
Điều 27 - Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Mục riều của giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động "34, tr.14]
Học xong chương trình THCS, học sinh đạt được những yêu cầu chủ
yếu sau đây:
- Có tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu giáo dục chung,
tủa học sinh THCS
thích hợp với lưa tu
- Có học vấn phổ thông cơ sở, bao gồm các kiến thức cơ sở vẻ tự nhiên,
xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương; có kiến thức cần thiết, tối thiểu về Tiếng Việt, Toán, các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, về tin học, công nghệ, ngoại ngữ, về những vấn đề
thời sự của cuộc sống như môi trường, dan si
~ Có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những van
đề thường gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng, bước đầu thể hiện ở
tính linh hoạt, độc lập, tư duy, sáng tạo trong học tập và lao động Có kỹ năng
Trang 30thông tin để nâng cao hiểu biết, phục vụ học tập Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử
với môi trường xung quanh tạo nên quan hệ tốt đẹp Có kỹ năng lao động kỹ thuật đơn giản Có thói quen tự học; biết cách làm việc khoa học, sử dụng thời
gian hợp lý Có hiểu biết và yêu thích cái đẹp trong cuộc sống và văn học, nghệ thuật Có lòng ham muốn hiểu biết Có thói quen rèn luyện thân thể, giữ
gìn vệ sinh cá nhân và môi trường
“Thông qua tắt cả các hoạt động giáo dục để hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực then chốt sau:
~ Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để tự chủ, tự lập, năng động trong lao động, trong cuộc sống
- Năng lực hành động: Biết làm, biết giải quyết những tình huồng thường gặp trong cuộc sỗng
~ Năng lực cùng sống và làm việc với tập thể, cộng đồng
- Năng lự tự học để rèn luyện, tự phát triển về mọi mặt, thực hiện được việc học tập thường xuyên, suốt đời
1.3.2 Vị trí và nhiệm vụ trường THCS
a Vị trí trường THCS
Trường THCS nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một bộ phận trong hệ thống giáo dục phô thông Bậc THCS được xem là cầu nối giữa bậc tiểu học và THPT Học sinh THCS là các thanh niên có độ tuổi từ 11 đến 15 tuôi
Điều 26 Luật Giáo dục năm 2005, đã quy định:"Giáo dục THCS thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9 Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn
thành chương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi" [34, tr 13]
Xác định vị trí của trường THCS, Điều lệ trường trung học tại điều 2, đã ghi rõ: "Tường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học
Trang 31vấn phổ thông Trường trung học có tư cách pháp nhân và hệ thống con đấu
riêng" [8]
Giáo dục THCS là bậc học phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân
nh thành nhân cách đề học
trí, là bước cơ bản đề chuẩn bị tri thức khoa học,
sinh sau khi tốt nghiệp có thẻ tiếp tục học lên hoặc trực tiếp tham gia lao động sản xuất, có đủ bản lĩnh góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ CNH, HDH dat nước
b Nhiệm vụ và quyền hạn trường THCS
Điều 3, Điều lệ trường Trường trung học cơ sở, trường trung hoc phd
thông và trường phô thông có nhiều cấp học quy định trường THCS có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dung
các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng
giáo dục
~ Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật
~ Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường;quản lý
học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
~ Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phối hợp với gia đình học sinh, tô chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục
~ Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy
định của Nhà nước
~ Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội
Trang 32~ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật 1.3.3 Vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lý giáo dục trường THCS a Vai trò của cán bộ quản lý giáo dục
Điều 16, Luật Giáo dục năm 2005 quy định:
~ Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục
~ Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân
~ Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục
b Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Theo Khoản 1, Điều 19 của Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phô thông có nhiều cấp học quy định:
~ Xây dựng, tô chức bộ máy nhà trường;
~ Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3, Điều 20 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phô thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tô chức thực
hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước
Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội
đồng trường trình cấp có thâm quyền quyết định;
~ Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,
Trang 33thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
~ Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tô chức;
xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phô thông có nhiều cắp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
~ Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà
trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của
ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
~ Được đảo tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và
hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
© Nhiệm vụ và quyền hạn cña Phó Hiệu trưỡng
Theo Khoản 2, Điều 19 của Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phô thông và trường phô thông có nhiều cấp học quy định:
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được
Hiệu trưởng phân công;
- Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được
Hiệu trưởng ủy quyền;
Trang 341.4 CAC QUAN DIEM VA YEU CAU PHAT TRIEN DOI NGU CBQL
TRUONG THCS
1.4.1 Quan điểm về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữ vị trí là mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” với mục tiêu cơ bản là “Nâng cao dan tri, dao tao nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 2 (khoá VIII), Đảng ta đã chỉ rõ:
thực hiện thắng lợi mục tiêu
“Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đâu Nhận thức sâu sắc Giáo duc và Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ là nhân tố quyết định
tăng trưởng kinh tế xã hội; đầu tr cho giáo dục là đâu tư cho phát triển "[14] Nghị quyết còn đề ra các giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục, trong đó chú trọng đến giải pháp đổi mới công tác quản lý giáo dục: “Đổi mới cơ chế quản lý, bôi dưỡng cán bộ, sắp xép chắn chỉnh và nâng cao năng lực bộ máy
quan ly giáo dục và đào tạo "[14]
Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII cũng đã chỉ rõ: “Cán bộ là nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của
đất nước ” Vì vậy, phải “có chiến lược cán bộ đúng đắn, xây dựng được đội ngũ cán bộ có đức, tài là điều kiện quyết định chuẩn bị cho Đảng và dân tộc
ta äi vào thế kỷ XXI, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước "[16]
Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị
số 40-CT/TW vẻ việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục” Chỉ thị nêu rõ: “Xáy dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối
Trang 35Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt Đề án: ““Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong báo cáo trước kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI về tình hình đội ngũ nhà giáo về CBQL Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã
khẳng định: “Phát triển đội ngũ giáo viên và CBỌL là điều kiện tiên quyết để phát triển chất lượng giáo dục "
Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã đưa ra các giải pháp để tiếp tục đổi mới giáo dục, trong đó có giải pháp thứ nhất là: “Đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục ” Trong giải pháp này đã nêu: “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và giáo dục Triệt để khắc phục cách quản lý giáo dục theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phân cắp mạnh mẽ
Giải quyết có hiệu quả các bức xúc, tăng cường trật tự kỷ cương trong các trường học và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc đân ”[1§]
Văn kiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X của Đảng, tiếp tục khẳng, định nhiệm vụ và giải pháp phát triển Giáo dục và Đào tạo: “Máng cao chất
lượng giáo dục toàn diện Đổi mới cơ cấu, tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng dẫn hoá, hiện đại hod, xã hội hoá” [19]
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIV (2010 - 2015) đã
định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong đó nhấn mạnh: “Máng cao
chất lượng Giáo dục và Đào tạo, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa chương trình, chuẩn hóa giáo viên Tăng cường đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác
quản lý, phương pháp dạy và học; chủ trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh, sinh viên; triển khai có hiệu quả và các giải pháp nâng cao chất
Trang 36Ngày 13 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 ~ 2020” Chiến lược phát triển giáo
dục đã xác định 8 giải pháp và các bước đi với phương châm đa dạng hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo
bước chuyên biến mạnh mẽ về chất lượng, đưa nên giáo dục nước ta sớm tiền
kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
dưỡng nhân tài góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 201 1 — 2020
Mặt khác, chiến lược cũng đã chỉ rõ việc cần thiết phải đổi mới đội ngũ cán bộ: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyến chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chú trọng nâng cao đạo đức nghẻ nghiệp, tác
phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bằi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên mâm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mam non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung hoc cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ”[12]
Để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra, cần thực hiện tốt § giải pháp
mà chiến lược đã xác định, trong đó trọng tâm thực hiện 2 giải pháp: “Đôi
Trang 371.4.2 Yêu cầu về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
Đội ngũ CBQL trường THCS có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục trung học Quá trình quản lý của họ là quá trình tác động đến con người, nhằm động viên khích lệ và tạo ra trong tập thể một sức mạnh đoàn kết, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định Vì vậy, để quản lý tốt
trường THCS, người CBQL phải bảo đảm có đủ đức và tài, vừa hồng vừa
chuyên Đặc trưng đó được thể hiện qua các tiêu chí về phẩm chất, năng lực của người CBQL trường THCS phù hợp với bối cảnh quản lý mới Cụ thể:
a Về phẩm chất:
~ Phâm chát chính
+ Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc
+ Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy
định của ngành, địa phương
+ Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội
+ Có ý chí vượt khó khăn đề hoàn thành nhiệm vụ được giao
+ Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viêt
, cán bộ, nhân viên
tín nhiệm
- Pham chất đạo đức và lối sống: Người CBQL trường THCS phải thực
sự là nhà giáo dục, người thực sự gần gũi yêu thương học sinh và đứng đầu
trong tập thể sư phạm nhà trường, do đó người CBQL cần phải có các phẩm
chất sau đây:
+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo
+ Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường
Trang 38+ Không lợi dụng chức vụ Hiệu trưởng vì mục đích vụ lợi, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường
+Có ng lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập
~ Phẩm chất nghề nghiệp: Người CBQL phải am hiểu hoạt động dạy — học và giáo dục cấp THCS một cách sâu sắc Kịp thời có những quyết định phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị; có tinh thần năng động, sing tạo, cải tiến liên tục, có thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, bảo vệ lẽ phải, mạnh dạn gạt bỏ sự bảo thủ, trì trệ Bình tĩnh, chủ động quyết đoán, hành động có kế hoạch, có nguyên tắc nhưng phải bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo, công khai,
dân chủ, dám làm dám chịu trách nhiệm
b VỀ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
Điểm a, khoản 2 Điều 18 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định: “J⁄Ẻ
trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ
chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều
cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miễn núi, hải đảo,
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn) ở cắp học đó "[$]
Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông; đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
theo quy định, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất với trường phô thông có nhiều cấp học; nắm vững môn học đã hoặc đang đảm
Trang 39Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thẻ sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo; sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, công nghệ
thông tin trong công việc
e VỀ năng lực quản lý:
Người CBQL trường THCS phải có năng lực dự báo, thiết kế và tổ
chức kế hoạch hoạt động nhà trường; có năng lực quản lý hành chính, tài
chính; có năng lực quản lý đội ngũ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết; có
năng lực giao tiếp và làm việc khoa học; có năng lực phân tích các hoạt động
giáo dục, thẻ hiện tính sư phạm trong việc tô chức các hoạt động; có năng lực
vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường và hoạt động
khác trong trường học; tham mưu tốt với chính quyền địa phương, làm tốt công tác xã hội hóa, xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia; có phong, cách lãnh đạo dân chủ công bằng; dám quyết đốn trong cơng việc và dám
chịu trách nhiệm
Trong Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, đã nêu: "Chú trọng đào tạo, bôi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngữ cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuyên môn hóa" [3]
* Những năng lực chủ yếu của người CBQL gồm:
- Hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường
lối, chủ trương chính sách của Dang và Nhà nước về GD&ĐT
~ Có năng lực quản lý các mặt hoạt động của trường THCS bằng việc
vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Trang 40hành và hỗ trợ kết quả về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đẻ thực hiện các
hoạt động giáo dục và dạy học
- Có năng lực quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị
trường học phục vụ cho các hoạt động giáo dục và dạy học của trường học
~ Có năng lực vận động cộng đồng, xã hội tham gia vào việc đây mạnh phát triển trường THCS; đồng thời có năng lực phát huy các mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của môi trường tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng đến
hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường
~ Có năng lực thực hiện thành thạo các chức năng quản lý trong quản lý
các hoạt động giáo dục và dạy học của trường (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá)
- Có năng lực chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý hoạt động của đơn vị; có khả năng và tinh thần tự học, có trình độ sử dụng ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ
“Tóm lại, người CBQL trường THCS trong thời đại mới phải có: Tầm -
Tâm - Tài Đó là người biết xây dựng, hoạch định chiến lược giáo dục bởi vì nhà trường phát triển nhanh và đúng hướng phần lớn nhờ vào chiến lược tốt Do đó, người CBQL phải là nhà thiết kế tài ba để giáo viên thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà trường; là một giáo giỏi về chuyên môn nắm vững nội dung,
chương trình của bậc học, có nghiệp vụ và điều hành công việc mang lại hiệu
quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đặc biệt là người có đạo đức nghề
nghiệp, yêu nghề mến trẻ, biết quan tâm chia sẻ với đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường, có chiến lược xây dựng trường THCS đạt chuẩn
quốc gia, lập kế hoạch xây dựng và thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá thâm