ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THÔNG TIN QUỐC GIA Giảng viên PGS TS Trần Thị Quý Họ và tên sinh viên Vũ Ngọc Ma. Đề bài: “Từ lý luận về nội hàm khái niệm chính sách, chính sách quản lý thông tin quốc gia, cấu trúc Chính sách quản lý thông tin quốc gia, anhchị hãy biên soạn dự thảo chính sách phát triển vốn tài nguyên thông tin (nguồn lực thông tin) Khoa học và công nghệ cho một thư viện ở Việt Nam”. BÀI LÀM I.Câu 2 ( LÝ THUYẾT ): Nêu và phân tích yêu cầu đối với “ Chính sách, Chính sách TTQG ” và phân tích Cấu trúc của Chính sách Định nghĩa Chính sách: + Theo GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết: “ Chính sách là một đường lối cụ thể của một tổ chức ( một chính đáng, chủ thể ) quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy ”. + Chính sách về một lĩnh vực cụ thể là Mục tiêuĐường lối, kế hoạch và một hệ thống biện pháp cụ thể dựa trên cơ sở đường lối chính trị chung và tình hình thực tế, đối với một lĩnh vực hoạt động nhất định và trong phạm vi của một cộng đồng dân cư, một khu vực địa lý hoặc một tổ chức nhất định nhằm đạt được những mục đích nhất định . Định nghĩa Chính sách thông tin quốc gia: + Là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm củng cố và phát triển các hoạt động liên quan đến thông tin để nâng cao khả năng phát triển Kinh tế Xã hội trên cơ sở đường lối chính trị chung và tình hình thực tế của Quốc gia đề ra. + Là chính sách nhằm củng cố và phát triển các hoạt động liên quan đến thông tin của Quốc gia dân tộc + Theo Nghị định 34 Số: 342016NĐCP ngày 1452016 Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định. + Theo PGS.TS Trần Thị Quý: Chính sách thông tin quốc gia là các định hướng, giải pháp của Nhà nước ( quốc gia ) để giải quyết vấn đề của thực tiễn về hoạt động Thông tin nhằm đạt được mục tiêu trong việc thu thập, tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả phù hợp với mọi nguồn lực. Yêu cầu đối với việc xây dựng Chính sách: + Đảm bảo tính chính trị: Phải tuân thủ với các chủ trương của Đảng; tuân thủ chính sách, luật pháp; tuân thủ quy định của các ngànhtổ chức liên quan. Những chính sách đều được nhà nước ban hành dựa trên các quyết sách chính trị của Đảng để đưa các mục tiêu chính trị của Đảng vào cuộc sống; các chính sách phải rõ ràng, mang tính chính trị cao thì các đảng viên trong cơ quan hành chính nhà nước có nghĩa vụ gương mẫu thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao ; đảm bảo chính sách phù hợp với thực tế khách quan trong hoạt động quản lý nhà nước. Chính sách phải tuân thủ các chủ trương của cấp trên đúng với đường lối của cơ quan cấp trên đã chỉ ra. Đối với hệ thống chính trị Việt Nam do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý, phải được xác định bởi chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước. + Đảm bảo tính khách quan: Phải tôn trọng sự thật vì chính sách khi được nêu ra phải có tính chính xác, không được thay đổi bất cứ nội dung nào của nó để chính sách được đề cao hơn, khi cơ quan, lãnh đạo cấp trên hay các cá nhân khác thuộc tổ chức khi nhìn vào sẽ biết được đặc tính của chính sách này và lý do nó được ban hành ra; không phụ thuộc vào cảm tính của người biên soạn chính sách vì chính sách mang tính thực tế và có thể sẽ được chấp thuận ban hành nên việc ban hành chính sách người biên soạn phải hết sức cẩn trọng, nắm rõ được tình hình trước khi biên soạn để tính thực tế của chính sách có giá trị ; không duy ý chí vì ta có thể hiểu duy ý chí ở đây là chỉ làm theo ý của bản thân, không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác, thói quen này khiến cho việc chính sách có khả năng không thể đưa vào hoạt động trong Đảng và Nhà nước vậy nên người biên soạn ra chính sách phải biết lắng nghe ý kiến, đồng thời tiếp nhận ý kiến để cải thiện chính sách một cách tốt hơn, giúp chính sách được đề cao và đưa vào hoạt động một cách dễ dàng. + Đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống: Có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với mọi nguồn lực. Tính đồng bộ ở đây có nghĩa là khi ta giải quyết những vấn đề cùng một lúc ta phải có cùng nhận thức như nhau và cùng nhau hành động từ lãnh đạo của phòng bổ sung cho tới lãnh đạo của phòng kế hoạch tài chính bởi nếu như có 01 trong 02 phòng nói không cần thiết thì không thể đảm bảo tính đồng bộ được, nếu như có một phòng chẳng hạn như phòng nhân lực nếu chưa triển khai được nguồn nhân lực thì những tài liệu sẽ không sử dụng được bởi nếu chưa xử lý được sẽ không thể hành động được, những tài liệu cần được xử lý sẽ vô giá trị. Tính hệ thống ở đây bao gồm cả tính đồng bộ, tính hệ thống phải thể hiện được tính đồng bộ hệ thống từ trên xuống dưới phải liên thông từ lãnh đạo cấp cao nhất tới lãnh đạo cấp trung cho tới người thực hiện chính sách, dưới thì thực hiện quyết định của lãnh đạo, lãnh đạo chỉ đạo và cấp dưới luôn phải nhận thông tin từ lãnh đạo để hoàn thành được công việc khi được ban hành các nội dung của chính sách đều được đồng bộ, mang tính hệ thống trước khi đưa ra để tiến hành hoạt động. + Đảm bảo tính thực tiễn: Phải phù hợp, có tính khả thi với lĩnh vựccơ quan địa phương; phù hợp ở đây nghĩa là ta phải tính tới mọi yếu tố, tới nội dung của tài liệu phải cùng chung một nội dung chứ nếu không cùng một nội dung thì tài liệu đó sẽ không phù hợp đồng thời tài liệu đó mang tính thực tiễn nhưng cũng phải khả thi với lĩnh vực với cơ quanđịa phương yêu cầu nhằm khi đưa lên cơ quan cấp trên duyệt thì tài liệu lúc đó đầy đủ căn cứ, nội dung xác đáng thì việc duyệt tài liệu trở nên dễ dàng hơn; nguồn tài chính phải mang tính cấp thiết, đầy đủ, rõ ràng và đúng mục đích như chính sách đã được biên soạn; về nhân lực phải đảm bảo chấp hành theo lệnh của cấp trên, phù hợp với công việc, đáp ứng được mọi yêu cầu còn đối với người ban hành chính sách họ cũng phải có trình độ cao, chính sách mà họ biên soạn phải mang tính khả thi với cơ quanđịa phương họ làm việc. + Đảm bảo tính kế thừa: Phải xem xem xét, học hỏi kế thừa kinh nghiệm từ các nơi khác, kế thừa từ chính sách trước và chính sách này so sánh xem hai chính sách đó có điểm nào trùng nhau, có điểm nào khác nhau, xem xét lại xem chính sách có những chỗ nào chưa phù hợp thì ta sửa đổi, bổ sung các điều khoản bổ sung trong chính sách và giữ lại các điều khoản đã biên soạn đúng, ta học hỏi những chính sách đi trước song song cũng kế thừa chính sách đã có từ trước, tất cả mọi nguồn lực ta có thể xem xét chính sách trước đã có và đang thiếu ở vấn đề nào từ đó đưa ra những giải pháp trước đó những chính sách này cũng có đề cập đến nhưng hiện tại đang ở mức độ nào và cho đến hiện tại ta vẫn có thể thực hiện chính sách trước đó nhưng trình độ sẽ phải nâng cao lên phù hợp với yêu cầu cũng như hoạt động từ chính sách trước đó đến nay sẽ luôn phải được đề cao. Yêu cầu đối với việc xây dựng Chính sách thông tin quốc gia: + Đảm bảo tính chính trị: Chính sách thông tin quốc gia đều phải tuân thủ theo các chủ trương của Đảng; tuân thủ chính sách, pháp luật; quy định của các ngànhtổ chức liên quan. Chính sách thông tin quốc gia còn phải rõ ràng, mang tính chính trị cao giúp cho Đảng có thể lãnh đạo từ đó Nhà nước thuộc quyền quản lý sẽ theo và giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động Thông tin. Chính sách thông tin quốc gia ngoài ra còn phải phù hợp với tình hình khách quan trong hoạt động quản lý nhà nước; các sách lược, chiến lược liên quan đến hoạt động thông tin phải được thống nhất, đầy đủ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin để có thể giải quyết được tình hình chính trị chung và tình hình thực tế của Quốc gia mà đề ra. + Đảm bảo tính khách quan: Hoạt động thông tin trong chính sách thông tin quốc gia phải được hoạt động đúng với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, các sách lược và kế hoạch cụ thể phải rõ ràng, chính xác và trong quá trình hoạt động không được có bất cứ hoạt động nào được thay đổi so với chính sách đã được ban hành và ký, đóng dấu; những nội dung trong hoạt động thông tin của chính sách phải được đảm bảo thông tin đó hoàn toàn đúng sự thật và không vì lợi ích, lợi vụ cá nhân mà thay đổi, khi triển khai theo đúng sách lược và kế hoạch thì các hoạt động thông tin sẽ được nâng tầm giá trị, được đề cao hơn; việc triển khai sách lược và kế hoạch cụ thể phải được nắm rõ bởi người biên soạn chính sách giúp cho hoạt động thông tin mang tính thực tế, khi đưa ra sách lược thì cấp trên khi duyệt sẽ biết và nắm được rõ đường đi của hoạt động thông tin từ đó phê duyệt chính sách; ngoài ra khi biên soạn chính sách thông tin quốc gia người soạn chính sách phải tiếp thu, lắng nghe ý kiến từ Đảng tới Nhà nước, lãnh đạo cấp cao để có thể cải thiện, biên soạn ra chính sách thông tin có thể giúp cho hoạt động thông tin mang tính khách quan. + Đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống: Các chính sách, sách lược phải được đảm bảo tính đồng bộ thì hoạt động thông tin mới có thể được đảm bảo cũng đồng bộ cùng nhận thức như nhau và cùng nhau hành động . Nếu trong quá trình hoạt động không thể đảm bảo được tính đồng bộ thì hoạt động thông tin sẽ hoạt động một cách lệch lạc, ảnh hưởng tới mục tiêu đã được đề ra, phụ thuộc vào tình hình thực tế của quốc gia mà ta phải ưu tiên những vấn đề cần được giải quyết trước giúp cho hoạt động thông tin trong chính sách thông tin quốc gia được đồng bộ trong các phòng ban. Tính hệ thống ở đây bao gồm cả tính đồng bộ, tính hệ thống phải thể hiện được tính đồng bộ hệ thống từ trên xuống dưới từ lãnh đạo cao nhất tới lãnh đạo cấp trung cho tới người thực hiện chính sách thông tin quốc gia, tất cả phải theo một dây chuyền thông tin hoạt động có hệ thống từ đó cấp dưới khi nhận được thông tin có thể hoàn thành được công việc một cách nhanh chóng, thuận tiện giúp cho mục tiêu đã được đề ra được giải quyết một cách tốt nhất; hoạt động thông tin vừa đồng bộ, vừa hệ thống giúp cho Đảng có thể lãnh đạo tốt, Nhà nước cũng quản lý tốt, chặt chẽ. + Đảm bảo tính thực tiễn: Sách lược, kế hoạch cụ thể phải chung một mục tiêu và những sách lược, kế hoạch đó phải mang tính thực tiễn được đưa vào triển khai hoạt động để từ đó hoạt động thông tin mới theo những sách lược, kế hoạch đó hoạt động được một cách trơn tru, hiệu quả; nguồn tài chính phải đầy đủ, mang tính cấp thiết để hoạt động thông tin trong chính sách thông tin quốc gia được hoạt động đúng mục đích như chính sách thông tin quốc gia đã được biên soạn; về nhân lực thì các phòng ban phải chấp hành theo lệnh của cấp trên, hoạt động thông tin trong các phòng ban phải luôn được định hướng trong sách lược, chính sách để có thể đáp ứng được yêu cầu của vấn đề được đặt ra, người biên soạn ra chính sách thông tin quốc gia phải có trình độ cao để biên soạn nhằm chính sách thông tin quốc gia mang tính thực tiễn, khả thi với cơ quan địa phương đồng thời giúp cho hoạt động thông tin trong Đảng, Nhà nước giải quyết và đạt được mục tiêu như trong chính sách thông tin quốc gia đã đề ra. + Đảm bảo tính kế thừa: Các chính sách, sách lược của chính sách thông tin quốc gia luôn phải được dựa vào những chính sách thông tin quốc gia trước đó để từ đó ta có thể so sánh giữa hai chính sách thì có điểm gì giống và khác nhau hay có cần sửa đổi gì từ đó các hoạt động liên quan đến thông tin sẽ phải được nâng cao lên phù hợp với yêu cầu cũng như các hoạt động thông tin của chính sách thông tin quốc gia. Các hoạt động liên quan đến thông tin sẽ có thể được sử dụng, áp dụng xuyên suốt vào chính sách thông tin quốc gia mới này, những giải pháp cho chính sách thông tin quốc gia phải có mức độ nhất định để các hoạt động về thông tin có thể được thay đổi, cải tiến, phát triển. Nhờ vào tính kế thừa mà hoạt động thông tin của Đảng và Nhà nước cũng được nâng cao, dựa vào những vấn đề chính trong nội dung của chính sách thông tin quốc gia và mục tiêu đã được đề ra để quản lý xã hội một cách tốt hơn, phát triển Kinh tế xã hội. + Phải do chính phủ ( cơ quan hành pháp ) hoặc thậm chí Quốc hội ( cơ quan lập pháp ) : đạo luật, sắc lệnh hoặc các chương trình quản lý hoặc Nghị định, Nghị quyết: Về chương trình quản lý, ví dụ như: Chương trình chuyển đổi số ngành Thư Viện tại Việt Nam phải do cơ quan hành pháp là Thủ tướng chính phủ ký hoặc ví dụ như: Luật Thư viện vừa được ban hành; Nghị định của cục Thông tin Khoa học và Công nghệ vừa được ký năm 2014; tất cả phải do chính phủ ( cơ quan hành pháp ) hoặc thậm chí Quốc hội ( cơ quan lập pháp ) ban hành, từ chương trình của Chính phủ thì bắt đầu triển khai xuống các phòng ban cấp dưới; tiếp nối với chương trình Chuyển đổi số ngành Thư viện của Thủ tướng Chính phủ ký thì Bộ văn hóa và Thể Thao và Du lịch do Bộ trưởng ký để triển khai chương trình đó một cách ra làm sao, kế hoạch triển khai như thế nào thì Bộ sẽ phải ký thêm một văn bản nữa để thực hiện. Như vậy hoạt động phải xuống theo từng cấp một từ trên xuống dưới và nếu bây giờ muốn xây dựng Chính sách về Thông tin Khoa học và Công nghệ của một cơ quan chẳng hạn như Thư viện Tạ Quang Bửu thì ta phải căn cứ vào những văn bản pháp quy đó từ Chính phủ xuống tới Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, bộ Khoa học và Công nghệ liên quan đến vấn đề Thông tin Khoa học và Công nghệ để xây dựng chính sách để xem nghiên cứu được tới đâu do vậy trong Chính sách luôn có cơ sở để ban hành chính sách, căn cứ vào những văn bản chỉ đạo ở cấp trên cũng một phần đảm bảo tính hệ thống, sự thống nhất trong quản lý Nhà nước, Nhà nước đã ban hành chính sách, chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện thì Nhà nước cũng phải có chương trình phân bổ tài chính, ta đã ban hành ra chính sách rồi thì ta cũng phải đầu tư tài chính cho các chương trình đó. ➔ Đảm bảo được tính chỉ đạo từ trên xuống dưới; tính hệ thống trong quản lý, nhất quán trong quản lý, thống nhất trong quản lý Nhà nước. + Phải bao trùm hết các yếu tố và sự kiện cơ bản nhất của vấn đề Thông tin: Các vấn đề cơ bản nhất của vấn đề thông tin là phải đề cập đến các loại hình thông tin , tất cả nội dung của thông tin, yếu tố về hạ tầng công nghệ thông tin: phần cứng, phần mềm, các trang thiết bị ngoại vi, con người: chuyên gia Thông tin Thư viện và người dùng tin mà chuyên gia Thông tin Thư viện phải có năng lực chuyên môn gồm 03 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng về việc có thành thạo những kiến thức đó hay không khi ứng dụng vào thực tiễn, tinh thần thái độ hay nói cách khác là trách nhiệm đối với nghề nghiệp của chuyên gia; còn người dùng cũng phải có đầy đủ năng lực thông tin, đòi hỏi kiến thức thông tin, kỹ năng tra cứu, kỹ năng thu thập thông tin, tổ chức thông tin, sử dụng thông tin, tinh thần thái độ thể hiện trong việc sử dụng thông tin, trách nhiệm trong quá trình sử dụng thông tin phải đúng luật, đúng sở hữu trí tuệ, đảm bảo tính bảo mật, bảo quản tài liệu; để hoạt động thông tin được tốt còn liên quan đến các chuẩn nghiệp vụ, công cụ để phục vụ cho những nghiệp vụ đó từ khâu bổ sung cho đến khâu xử lý, xử lý gồm: biên mục ( ISBD ), ( AACR2 ), hiện đại thì trên MARC21, công cụ để xử lý nó phải có bảng phân loại, bảng đề mục chủ đề , bảng từ khóa, sách nghiệp vụ, hệ thống các tài liệu tra cứu chuyên môn. Như vậy tất cả liên quan đến quy định chung, quy định về công nghệ nếu như ta đã xây dựng Thư viện điện tử tích hợp, chính sách Thư viện số thì trong hoạt động nghiệp vụ quản lý thông tin và Thông tin Thư viện còn có những tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn TCVN ví dụ: chuẩn Z39.50 để ta thực hiện vấn đề chia sẻ thông tin... ➔ Phải bao trùm hết các yếu tố và sự kiện cơ bản nhất của vấn đề Thông tin + Phải có mục tiêu và kết quả. Các hoạt động đưa ra dưới dạng các đề án trong đó có chương trình dự án phải làm thay đổi các cải biến về toàn bộ hoạt động Thông tin quốc gia: Các chính sách liên quan đến thông tin phải đảm bảo dưới các dạng như đề án mà trong đề án có chương trình và dự án như vậy chương trình nằm trong đề án, dự án nằm trong chương trình cho nên Chính phủ đưa ra đề án xây dựng Chính phủ điện tử hay đề án về chuyển đổi số Kinh tế Xã hội để Kinh tế số, xã hội số, nhà nước xây dựng đề án đó và trong đề án đó có rất nhiều chương trình khác nhau của các ngành nghề khác nhau trong đó có chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện, chương trình chuyển đổi số ngành Lưu trữ , chương trình chuyển đổi số ngành Xây dựng, chương trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Tức trong đề án của chuyển đổi số Quốc gia thì có những trương chình như trên trong đó ngành Quản lý thông tin có chương trình về chuyển đổi số, hoạt động Thông tin Thư viện, như Nghị định về, thông tư về xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung Quốc gia, về Khoa học Công nghệ nằm trong chương trình chuyển đổi số của hoạt động Thông tin Khoa học Công nghệ, phải thay đổi và cải tiến toàn bộ các hoạt động của các hoạt động thông tin quốc gia; về chính sách thông tin quốc gia phải đảm bảo 03 yếu tố này nữa còn đối với Chính sách thông tin của một cơ quan Thông tin Thư viện cụ thể thì nó cứ tịnh tiến xuống và nó đi vào đơn vị cụ thể mà ta xây dựng chính sách, tầm cỡ Quốc gia thì có Quốc gia, tầm cơ quan công ty hay Thư viện như ở cấp tỉnh hay cấp trường đại học, cấp viện nghiên cứu hay viện hàn lâm thì tất cả cứ tịnh tiến theo các văn bản từ trên xuống dưới đảm bảo các yêu cầu của Chính sách thông tin quốc gia bởi trong chính sách còn có những chính sách khác phải đảm bảo các yếu tố đó nhưng cũng có chính sách thì ko cần đặc biệt những chính sách mang tính bảo mật của quốc gia, mang tính an ninh quốc gia thì ta không thể biết, không công bố được. Các yếu tố trong cấu trúc Chính sách: + Đặt vấn đề: Ta phải đưa ra tính cấp thiết của chính sách, lý do tại sao lại biên soạn ra chính sách này và đề cập tới bối cảnh chung của thế giới lúc bấy giờ như thế nào? Đưa ra tính cấp thiết nhằm chỉ rõ vấn đề đó rất quan trọng và cần phải được triển khai trong thời gian sắp tới; về lý do biên soạn ra chính sách đó thì ta phải xem xem đối tượng của chính sách ta nhắm đến có những mặt lợi và mặt yếu như thế nào, dựa vào mặt lợi để củng cố thêm còn về mặt yếu là vấn đề chính mà ta biên soạn ra chính sách. Chẳng hạn mặt yếu là về chất lượng cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của cán bộ Thư viện còn kém thì khi biên soạn ta cũng phải chỉ rõ chi tiết vấn đề kém ở điểm nào của đối tượng từ đó ta mới nêu ra việc xây dựng chính sách đó là cần thiết. + Phân tích thực trạng: Chính là xem xét toàn diện các điều kiện: Bối cảnh chung; bối cảnh Chính trị, kinh tế, xã hội có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của các lĩnh vực thuộc diện quan tâm của Chính sách. Ta phải xem đối tượng của chính sách còn tồn tại những đặc điểm nào, phân tích thực trạng của đối tượng đó: phân tích bối cảnh chung bao gồm các đặc điểm về địa lý như vị trí đất đai, địa hình, địa lý; dân số: dân tộc, tôn giáo, ngành nghề, tình hình đô thị hóa biến động dân số, di dân; văn hóa: trình độ văn hóa, nề nếp văn hóa… Phân tích bối cảnh chính trị: Nêu ra tư tưởng chỉ đạo của các nhà lãnh đạo; thể chế chính trị ( phụ thuộc hay độc lập ); các chủ trương, chính sách liên quan, định hướng phát triển. Về bối cảnh Kinh tế Xã hội: khả năng tài chính ( bao cấp hay tự chủ, hạch toán, các nguồn đầu tư…); hiện trạng hoạt động của lĩnh vực cụ thể là xem xem lĩnh vực của họ đang hoạt động là gì; nhu cầu; khả năng đáp ứng nhu cầu: Cơ sở vật chất, kinh tế, nhân lực…; tổ chức và quản lý hoạt động hiệu quả làm việc; đặc điểm văn hóa, xã hội… và cuối cùng là đưa ra đánh giá, nhận xét cho đối tượng của chính sách, đưa ra thì càng tốt mà không đưa ra cũng không sao. + Bối cảnh phát triển: Đưa ra bối cảnh xu thế thế giới hoặc đi thẳng vào tính cấp thiết và nhu cầu phát triển của Việt Nam. Ta phải phân tích xu thế thế giới của đối tượng đề cập trong chính sách lúc đó như thế nào? Bên cạnh đó tìm kiếm những đối tượng khác có tính đặc thù giống đối tượng trong chính sách. Ví dụ ta muốn viết về tài nguyên thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu của trường Đại học Bách Khoa thì tìm những trường Đại học trên thế giới tương ứng như Đại học Bách Khoa của các nước như: Trung Quốc,Nga, Mỹ… họ chỉ tập trung những dạng tài liệu nghiêng về khoa học ứng dụng. + Quan điểm đường lối chungmục tiêu chung: Chính là mục tiêu của tổ chức mà ta đề cập đến. Ví dụ: Phát triển tài nguyên thông tin của thư viện Tạ Quang Bửu thì mục tiêu chung gắn liền với chức năng, nhiệm vụ ( định hướng phát triển gọi là tầm nhìn của Đại học Bách Khoa Hà Nội thường gắn với chức năng nhiệm vụ đi kèm với chiến lược phát triển, thường là chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong từ năm nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu này thường gắn với tổ chức ở trên ( Đại học Bách Khoa ) tức cơ quan quản lý thư viện đó ( Thư viện Tạ Quang Bửu )) của Đại học Bách Khoa Hà Nội chứ không phải gắn với thư viện Tạ Quang Bửu. + Quan điểm đường lối cụ thể mục tiêu cụ thể: Gắn với Thư viện Tạ Quang Bửu nhằm thực hiện đường lối chung mà đường lối chung chính là mục tiêu chung thì chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Tạ Quang Bửu lúc bấy giờ chính là việc cung cấp, đảm bảo một vấn đề nào đó, chẳng hạn như Tài nguyên thông tin cho thầy, trò của trường Đại học Bách Khoa nhằm đáp ứng mục tiêu chung của nhà trường chính là đáp ứng mục tiêu của cơ quan cấp trên quản lý Thư viện. + Các vấn đề ưu tiên đột phá: Ta phải xem yếu tố nào là quan trọng cần phải được đáp ứng trước, thường quan trọng có ảnh hưởng đến các vấn đề khác. Ví dụ: Phát triển nguồn tài nguyên Thông tin Thư viện Tạ Quang Bửu thì các vấn đề ưu tiên đột phá đi trước trong việc phát triển tài nguyên là phát triển về chất và lượng: Đối với nguồn tài liệu thu mua phải có nguồn bổ sung và phương thức bổ sung có thể mua, trao đổi, chia sẻ, số hóa… Ta ưu tiên vấn đề nào thì ta đưa ra. Ví dụ như Giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí. Tài liệu truyền thống và hiện đại thì ta ưu tiên tài liệu giáo trình nhưng là dưới dạng hiện đại chứ không phải truyền thống. Kết hợp giữa các hình thức loại hình tài liệu + tài liệu truyền thống hoặc hiện đại để từ đó có những giải pháp tiếp theo chính là hạ tầng Công nghệ thông tin, sản phẩm và dịch vụ Thông tin để truy cập nhanh chóng đáp ứng tài liệu nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi, khai thác được tài liệu. Cũng đều là phát triển nhưng thêm một vấn đề nữa chính là công tác thanh lý dù vấn đề này chưa phải đột phá nhưng ta vẫn phải đưa vào vì công tác thanh lý chính là nâng cao chất lượng của tài liệu có thể giảm về số lượng nhưng lại nâng cao chất lượng làm cho việc tra cứu thông tin bị nhiễu, yếu tin, không tốn kém kho bãi, quản lý vì lưu trữ nhiều dẫn đến việc tốn kém phải trang bị thêm trang thiết bị và không đủ diện tích. Vì vậy ta cần phải ưu tiên đột phá: cần những giáo trình, tài liệu tham khảo theo từng môn, chuyên đề sau đó đến sản phẩm thông tin theo chuyên đề, bộ sưu tập, thư mục tài liệu số theo chuyên đề tạo ra các thư mục, nội dung… để có thể truy cập theo môn học, lĩnh vực một cách dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng. + Giải pháp biện pháp thực hiện: Bao gồm giải pháp về tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, đặc thù Ví dụ: Phát triển nguồn tài nguyên thông tin Thư viện Tạ Quang Bửu. Về tài chính thì tổ chức lấy từ đâu ( ngân sách, xã hội hóa , tiền học phí, chia sẻ ) cơ sở vật chất phải chú trọng phát triển tài nguyên số thì hạ tầng Công nghệ thông tin chú trọng phần cứng, phần mềm như thế nào? các sản phẩm và dịch vụ Thông tin hoạt động như thế nào? Sản phẩm thông tin là công cụ tra cứu và hạ tầng phù hợp. Về nhân lực nếu đã đáp ứng được thì cứ theo kế hoạch mà triển khai còn nếu trong trường hợp nhân lực chưa đáp ứng được liên quan đến cán bộ và người dùng tin xem họ đã đủ nguồn lực thông tin chưa, nguồn lực thông tin số chưa. Về năng lực đội ngũ các chuyên gia thông tin phải đủ nguồn lực để vận hành Thư viện tích hợp hay Thư viện số, Thư viện số và Thư viện điện tử tích hợp khác nhau và phải xem xét tình hình nguồn nhân lực đã đáp ứng được Thư viện tích hợp Thư viện số không và phải đòi hỏi kỹ năng chuyên môn các kỹ năng về xử lý môđun, bổ sung, xử lý biên mục, bảo quản,... Về giải pháp đặc thù liên quan đến vấn đề như khả năng đối ngoại, khả năng chia sẻ thông tin chẳng hạn: Phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu giải pháp đặc thù là Thư viện có mối quan hệ hợp tác quốc tế mạnh, ta có thể chia sẻ với các trung tâm Thông tin Thư viện của các trường Đại học tương ứng như Đại học Bách Khoa. + Kế hoạch thực hiện: Ta phải xem xét và phân bổ thời gian. Ví dụ: Chính sách xây dựng cho 5 năm hay 1 năm cho việc Phát triển nguồn lực thông tin hay cho 10 năm thì ta phân bổ ra theo lộ trình. Lộ trình phải kèm theo nội dung về vấn đề nguồn lực, nhân lực, tài lực,... và người chịu trách nhiệm cho từng vấn đề. Kế hoạch theo thời gian trong vấn đề ưu tiên đột phá phải được xếp trước trong kế hoạch thực hiện này. Khi xếp trước phải ưu tiên nguồn lực, nhân lực, tài lực,... đã nằm trong vấn đề đột phá rồi thì ta phải đầu tư hơn những vấn đề khác. + Chu trình hành động: Hành động từ khâu đầu tiên đến kết thúc theo trật tự Thời gian chính sách được ban hành , thời gian viết chính sách, thời gian ban hành chính sách và sau đó tới bước cuối cùng là đóng dấu sau đó chu trình sẽ được triển khai hoạt động theo khoảng thời gian có thể 5 năm hoặc 510 năm tùy thuộc vào vấn đề được nêu ra ở chính sách. Bên cạnh đó, chính sách cũng cần được phổ biến để phát triển nhận thức tới cán bộ Thư viện, chuyên gia Thông tin Thư viện, người dùng tin về tầm quan trọng của nguồn lực thông tin, tài nguyên thông tin không chỉ tại trường Đại học Bách Khoa mà còn ở những đối tượng khác của những trường đại học khác dựa vào chính sách của trường Đại học Bách Khoa từ đó tự họ tìm hiểu chính cơ quan Thông tin Thư viện của họ và tự ban hành ra chính sách phát triển cho chính cơ quan Thông tin Thư viện đó. II.Câu 4 ( THỰC HÀNH ): Anhchị hãy biên soạn dự thảo chính sách phát triển vốn tài nguyên thông tin (nguồn lực thông tin) Khoa học và công nghệ cho một thư viện ở Việt Nam”. BÀI LÀM I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức, thông tin lúc này rất quan trọng bởi thông tin chính là công cụ hỗ trợ cho con người có thêm kiến thức; thông tin giúp cho các nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực chính trị, xã hội được phát triển; trong cơ quan Nhà nước thông tin giúp cho các nhà lãnh đạo có thể vạch ra được các chủ trương, đường lối, chính sách hợp lý, thúc đẩy đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng về mọi mặt của thông tin thì nguồn lực thông tin cũng rất quan trọng bởi nguồn lực thông tin chính là yếu tố quyết định của hoạt động thông tin, quyết định cho sự phát triển của đất nước, xã hội và các lĩnh vực, ngành nghề, mỗi quốc gia, dân tộc và các tổ chức, cơ quan Nhà nước. Ta có thể hiểu “ Nguồn lực thông tin ” chính là sản phẩm của trí tuệ con người, là sản phẩm lao động khoa học, phản ánh những kiến thức được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. Chúng phải được tổ chức, cấu trúc lại để người dùng tin có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng được, phục vụ cho nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội. Trong các trường Đại học thì nguồn lực thông tin đóng vai trò chi phối các hoạt động của nhà trường trong việc tổ chức giảng dạy giúp cho sinh viên, giảng viên,có thể sử dụng chính các nguồn lực thông tin đó để đối với giảng viên, cán bộ có thể trang bị kỹ năng chuyên môn về nguồn thực thông tin , đối với sinh viên có thể trang bị được những kiến thức, học hỏi được nhiều điều trong quá trình hoạt động nguồn lực thông tin. Trong thư viện trường Đại học, nguồn lực thông tin giống như chiếc cầu nối giữa người dùng tin và các cán bộ Thư viện, chuyên gia Thông tin Thư viện sử dụng thông tin và tiếp nhận nguồn lực thông tin. Trong cách mạng Khoa học Công nghệ đòi hỏi áp dụng các thành tựu khoa học vào đời sống thực tiễn, nó đòi hỏi hoạt động thông tin phải hoạt động liên tục chính vì vậy nguồn lực thông tin sẽ được phát triển và đồng thời chính nguồn lực thông tin cũng được áp dụng vào trong Khoa học Công nghệ để nhằm củng cố, giải quyết nguồn hoạt động về nguồn lực thông tin liên quan đến Thông tin Khoa học Công nghệ. Thư viện Đại học Luật Hà Nội là thư viện nằm trong trường Đại học Luật Hà Nội có số lượng nguồn lực thông tin về ngành luật khá lớn. Công tác phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện Đại học Luật từ trước đến nay đã góp phần nâng cao được chất lượng nguồn lực thông tin để phục vụ, đem đến cho người dùng tin những nguồn lực bổ ích, tốt và mới nhất để phục vụ người dùng tin. Hiện tại công tác về phát triển nguồn lực thông tin chung cả về tài liệu truyền thống và hiện đại của Thư viện Đại học Luật Hà Nội đang phát triển rất tốt, những nguồn lực thông tin luôn được cán bộ Thư viện cập nhật liên tục nhưng song bên cạnh đó nguồn lực thông tin trong Thư viện cũng cần phải áp dụng thêm về nguồn lực Thông tin Khoa học Công nghệ vì để có thể giúp Thư viện phát triển hơn về công tác phát triển nguồn lực thông tin thêm vào đó đồng thời nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ cũng sẽ được coi trọng cao và có giá trị hơn. Chính vì lí do đó mà việc biên soạn dự thảo cho chính sách phát triển vốn tài nguyên thông tin (nguồn lực thông tin) Khoa học và công nghệ cho Thư viện Đại học Luật Hà Nội là cần thiết. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Về vốn tài liệu: Vốn tài liệu của Thư viện Đại học Luật Hà Nội bao gồm Giáo trình, sách tham khảo, luận văn luận án, đề tài khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, bài viết tạp chí, tài liệu truy cập mở ( tài liệu truy cập mở Việt Nam và tài liệu truy cập mở nước ngoài;về tài liệu truy cập mở Việt Nam từ: Trang Thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án của Tòa án nhân dân Tối cao, Cổng thông tin tài liệu mở của trường Đại học Quốc gia Hà Nội,Thư viện học liệu mở Việt Nam,Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến; về tài liệu truy cập mở nước ngoài: Là một thư mục các kho tài liệu nội sinh cho phép truy cập mở của các trường đại học, viện nghiên cứu trên toàn thế giới, các nguồn thông tin miễn phí của INASP: thông tin toàn cầu về các nguồn thông tin khoa học trên các cơ sở dữ liệu quốc gia và quốc tế, cơ sở dữ liệu Luận văn của Đại học Mahatma Ganhi, openaire: Gồm các đề tài và dự án nghiên cứu theo chương trình Horizon 2020 của Ủy ban châu Âu ) . Như vậy tổng số vốn tài liệu của Thư viện Đại học Luật Hà Nội là 22.563 tên (194.647 cuốn); 10.584 tài liệu số. Ngoài ra còn có các cơ sở dữ liệu như: Cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến Heinonline, Cơ sở dữ liệu Sách điện tử đa ngành IG Publishing eBooks collection của Nhà xuất bản IG Publishing, Cơ sở dữ liệu Sách điện tử của Nhà xuất bản Oxford University Press, Cơ sở dữ liệu tạp chí SAGE và nguồn tài liệu của Dự án Mutrap: 750 file tài liệu, bao gồm giáo trình, sách tham khảo; tài liệu hội thảo, các báo cáo nghiên cứu,... có thể thấy số lượng tài liệu của Thư viện Đại học Luật Hà Nội khá là nhiều và những tài liệu này luôn được cập nhật thường xuyên từ sách giáo trình, sách tham khảo, luận văn luận án, đề tài khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, bài viết tạp chí, tài liệu truy cập mở; về các cơ sở dữ liệu thì cũng rất đa dạng trong đó nổi bật nhất là Cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến Heinonline: Heinonline là CSDL pháp luật trực tuyến được cung cấp bởi công ty William S. Hein Co., Inc., trụ sở tại New York, Mỹ. Heinonline bao quát khối lượng thông tin rộng lớn với hơn 165 triệu trang tài liệu, bao gồm: 2600 tạp chí chuyên ngành luật và liên quan, tài liệu về các vụ án, án lệ, pháp luật quốc tế, hệ thống văn bản pháp luật của Liên Hợp Quốc, sách chuyên khảo về luật,… ➔ Nhìn chung có thể thấy nguồn lực thông tin của Thư viện Đại học Luật Hà Nội khá đầy đủ và đa dạng, những nguồn lực thông tin tài liệu này sẽ giúp cho người dùng tin có thể sử dụng triệt để tối đa phục vụ học tập cũng như trang bị cho bản thân nền tảng kiến thức tốt trước khi áp dụng vào đời sống. Về cơ sở vật chất: Thư viện Đại học Luật Hà Nội được bố trí tại tòa nhà D, gồm 4 tầng với tổng diện tích 1.382m2. Các phòng phục vụ: 02 phòng đọc là D106 và D202; 02 phòng mượn: D102,D103; Phòng đào tạo người dùng tin, thảo luận nhóm: D401; Hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại: giá kệ, đèn chiếu sáng, cổng từ, máy nạp – khử từ, hệ thống camera giám sát, máy photocopy, điều hòa nhiệt độ, hệ thống phòng cháy, chữa cháy…; Hệ thống máy tính: 135 máy nối mạng Internet; hệ thống mạng Wifi. ➔ Nhìn chung thì cơ sở vật chất, trang thiết bị của Thư viện Đại học Luật Hà Nội khá đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của người dùng tin, được tổ chức, bố trí giúp cho cán bộ Thư viện phục vụ được người dùng tin tốt hơn, các chuyên gia Thông tin Thư viện cũng được sử dụng để phát triển nguồn lực thông tin tốt nhất. III. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN Xu thế ở Việt Nam: Tại Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nguồn tin luôn được coi trọng hàng đầu trong các tổ chức, cơ quan của Nhà nước, bên cạnh đó việc tổ chức các hoạt động Khoa học Công nghệ sẽ giúp cho nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ trở nên có tính mới và sẽ luôn được đề cao, đánh giá cao trong xã hội ngày càng có sự đổi mới và phát triển. Hiện tại, nguồn lực thông tin của Thư viện Đại học Luật Hà Nội đang được phát triển một cách mạnh mẽ, các nguồn lực Thông tin Khoa học Công nghệ từ đó cũng phải phát triển theo. Đại học Luật Hà Nội phải là một trường đại học có đầy đủ nguồn tin bao gồm cả nguồn tin về Khoa học Công nghệ cần thiết cho việc phát triển phát triển nguồn lực Thông tin Khoa học Công nghệ song bên cạnh đó các trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng phải mang tính ứng dụng Khoa học Công nghệ cao để có thể đáp ứng được với chức năng và nhiệm vụ của Đại học Luật Hà Nội. Xu thế ở trên thế giới: Trường đại học tương tự như trường Đại học luật Hà Nội: Tại Mỹ, trường Luật Columbia có Thư viện Luật Arthur W. Diamond tại đây nguồn lực thông tin luôn được cập nhật đầy đủ; cung cấp cho người dùng tin là các nhà nghiên cứu quyền truy cập vào hơn 30.000 tập tài liệu pháp lý quý hiếm thông qua Bộ sưu tập đặc biệt của trường. Về nguồn lực thông tin thì Thư viện có một bộ sưu tập đáng kể các nguồn tài nguyên pháp lý chính và phụ của Hoa Kỳ, bao gồm Bộ luật Hoa Kỳ, quy chế Hoa Kỳ ở cấp độ Lớn, Bộ luật Quốc hội và Tin tức Hành chính Hoa Kỳ (USCCAN), bộ Quy định Liên bang (CFR), các phóng viên liên bang và sách giáo khoa, bách khoa toàn thư pháp luật quốc gia, sách biểu mẫu chung, quy chế nhà nước và bộ luật hành chính, và các báo cáo viên chính thức của nhà nước, các tài liệu pháp lý bao gồm các báo cáo vụ việc chính thức, bản bổ sung 2d của New York, luật phiên, mã theo luật định (McKinneys và CLS), bộ luật hành chính của New York, bản tổng hợp chính thức các mã, quy tắc và quy định (NYCRR), và các thông tin chi tiết về Vụ việc ở New York, về nguồn tin về luật Quốc hội gồm: phiên bản in và điện tử của Hồ sơ Quốc hội, các tài liệu và báo cáo của Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, chỉ số Quốc hội của CCH và Quốc hội hàng quý. Bộ sưu tập bao gồm cả tư liệu hiện tại và lịch sử. Ngoài ra còn có Bộ sưu tập Luật Quốc tế tại Columbia bao gồm hơn 60.000 đầu sách trong các lĩnh vực luật quốc tế công và tư, tập trung vào trọng tài, sở hữu trí tuệ, các tổ chức quốc tế và nhân quyền. Phần lớn các tài liệu này được đặt ở tầng 4 của Thư viện Pháp luật. Một số tài liệu cũ hơn nằm trên tầng hai.Bộ sưu tập Luật So sánh và Nước ngoài của trường bao gồm hơn 200.000 đầu sách. IV. QUAN ĐIỂMĐƯỜNG LỐI CHUNGMỤC TIÊU CHUNG Phát triển nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ cho cơ quan Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội đến năm 2027 Thư viện có vốn tài liệu đầy đủ về hình thức, phong phú về nội dung đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của người dùng tin ở mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao năng lực hoạt động; đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin tài liệu cho người dùng tin là cán bộ, giảng viên, sinh viên đạt chuẩn quốc gia góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. V. QUAN ĐIỂMĐƯỜNG LỐI CỤ THỂMỤC TIÊU CỤ THỂ Thư viện Đại học Luật có chức năng, nhiệm vụ trong việc đảm bảo phát triển nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ nhằm đáp ứng được mục tiêu chung của Đại học Luật Hà Nội. ● Cơ sở vật chất trang thiết bị Khoa học Công nghệ : Cơ sở vật chất trang thiết bị Khoa học Công nghệ là yếu tố cần và đủ cho bất cứ mô hình cơ quan Thông tin Thư viện và không thể thiếu để phục vụ cho người dùng tin. Đối với cán bộ Thư viện thì cơ sở vật chất trang thiết bị Khoa học Công nghệ chính là những công cụ để họ có thể trau dồi kĩ năng, chuyên môn, tích lũy những kinh nghiệm, giúp cho họ có thể thể hiện vai trò của mình chính là người sẽ giúp đỡ và hướng dẫn cho người dùng tin sử dụng Thư viện một cách tốt nhất. Thư viện với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, được trang bị áp dụng những trang thiết bị ứng dụng Khoa học Công nghệ mang tính ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp cho cán bộ Thư viện có thể tự tin, say mê với công việc mình đang làm. Đối với người dùng tin, họ sẽ có cơ hội được trải nghiệm cơ sở vật chất trang thiết bị Khoa học Công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất, giúp người dùng tin và người dùng tin khác có thể trao đổi với nhau trong môi trường học tập, làm việc còn đối với người dùng tin và trang thiết bị Khoa học Công nghệ thì người dùng tin sẽ được tiếp cận những nguồn lực thông tin gần gũi nhất với họ nhờ những trang thiết bị này. Thư viện Đại học luật Hà Nội có gồm 4 tầng với tổng diện tích 1.382m2 và hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại: giá kệ, đèn chiếu sáng, cổng từ, máy nạp – khử từ, hệ thống camera giám sát, máy photocopy, điều hòa nhiệt độ, hệ thống phòng cháy, chữa cháy... những điều kiện trên cũng đủ để Thư viện có thể xây dựng Cơ sở vật chất trang thiết bị Khoa học Công nghệ hiện đại. ● Cán bộ Thư viện: Cán bộ Thư viện có mối liên hệ mật thiết với cả người dùng tin, cơ sở vật chất trang thiết bị Khoa học Công nghệ, tài liệu thông tin. Đối với tài liệu thông tin cán bộ Thư viện có thể dựa vào những mã số đã được mã hóa để có thể xử lý, sắp xếp tài liệu theo đúng quy trình trật tự nhất định. Đối với người dùng tin cán bộ Thư viện không chỉ tuyên truyền tích cực các tài liệu chuyên ngành về Luật mà còn giới thiệu cho người dùng tin những loại tài liệu mang hướng Khoa học Công nghệ, phục vụ người dùng tin theo những loại sản phẩm và dịch vụ Thông tin mang tính Khoa học Công nghệ để người dùng tin có thể tìm hiểu và ứng dụng vào chính đời sống thực tiễn của họ, có ích cho công việc của họ sau này đồng thời nhu cầu tin của họ cũng được thỏa mãn. Đối với cơ sở vật chất trang thiết bị Khoa học Công nghệ cán bộ Thư viện sẽ được làm việc với những trang thiết bị có tính ứng dụng khoa học cao giúp cho cán bộ Thư viện trang bị thêm cho bản thân kiến thức, kỹ năng mới để nếu cán bộ Thư viện đã làm tốt công việc của mình rồi sẽ cố gắng tốt hơn nữa, còn nếu chưa làm tốt công việc của mình thì sẽ cố gắng sửa đổi để làm tốt hơn. ● Người dùng tin và nhu cầu tin của người dùng tin : + Người dùng tin chính là đối tượng được phục vụ bởi cán bộ Thư viện và Thư viện chính là nơi mà người dùng tin đến sử dụng và khai thác thông tin và đồng thời cũng là đối tượng không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan Thông tin Thư viện. Người dùng tin và nhu cầu tin của họ chính là kết quả cho việc liệu cơ quan Thông tin Thư viện có phát triển hay không phụ thuộc vào chính sự trải nghiệm của người dùng tin từ cơ sở vật chất, cán bộ Thông tin Thư viện cho tới tài liệu, khi sử dụng người dùng tin sẽ được trải nghiệm, tiếp xúc và thông qua sự trải nghiệm, tiếp xúc người dùng tin sẽ đưa ra những lời phản hồi cho chính cơ quan Thông tin Thư viện, những lời phản hồi đó giúp định hướng cho cơ quan Thông tin Thư viện. + Nhu cầu tin của người dùng tin xuất hiện trong quá trình người dùng tin tiếp cận thông tin, trao đổi thông tin với người dùng tin khác hoặc cán bộ Thư viện và mọi hoạt động thông tin đều bắt nguồn từ nhu cầu tin của người dùng tin. Khi nhu cầu tin của người dùng tin được đáp ứng sẽ giúp người dùng tin thỏa mãn nhu cầu của họ. Đối tượng người dùng tin chính là: ❖ Nhóm cán bộ quản lý: Nhóm thuộc đội ngũ cán bộ của trường Đại học Luật Hà Nội gồm có Phó giám đốc, cán bộ nhân viên thuộc các phòng ban: Tổ bổ sung biên mục, tổ phục vụ, tổ thông tin thực hiện các chứng năng chính của từng phòng ban. ❖ Nhóm giáo viên cán bộ nghiên cứu sinh: Nhóm thuộc đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu của trường Đại học Luật Hà Nội, đây là nhóm nhu cầu tiếp cận thông tin cao trong việc giảng dạy, nghiên cứu, nhóm đối tượng này luôn sử dụng những tài liệu, thông tin mang tính khoa học cao. Đối với giáo viên những tài liệu, thông tin phải bao trùm được hết nội dung thông tin để từ đó đưa vào công tác giảng dạy nhằm truyền đạt cho sinh viên một cách rõ nhất. Đối với cán bộ nghiên cứu sinh đối tượng này luôn phải cập nhật thông tin mới và rõ nhất, những tài liệu thông tin có tính khoa học cao sẽ giúp ích cho quá trình nghiên cứu. ❖ Nhóm sinh viên: Đây là nhóm sinh viên mà nhu cầu tin của họ hướng đến là các tài liệu, thông tin mang hướng chuyên ngành. Về ngôn ngữ họ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh, có thể có một số sinh viên sẽ sử dụng thêm một vài ngoại ngữ khác. Nhu cầu tin của người dùng tin của Thư viện Đại học Luật Hà Nội ❖ Về hình thức thông tin Hình thức thông tin bao gồm: loại hình tài liệu, dạng tài liệu, ngôn ngữ thông tin. Đối với nhóm cán bộ quản lý: Nhóm này thường quan tâm đến các dạng tài liệu như tạp chí và các tài liệu liên quan đến công việc họ đang làm, về dạng tài liệu là dưới dạng truyền thống, hầu như trên thư viện điện tử của Thư viện Đại học Luật Hà Nội không có tạp chí điện tử, hiện tại tạp chí điện tử trên cổng Thư viện điện tử của trường chỉ có 02 loại tạp chí điện tử là Tạp chí Luật học = Jurisprudence journal Trường Đại học Luật Hà Nội và Tạp chí Nghề luật Học viện Tư pháp. Về ngôn ngữ thông tin thì tiếng Việt là chủ yếu, còn ngôn ngữ thông tin là tiếng Anh đòi hỏi kiến thức của cán bộ quản lý đó mang tính chuyên sâu để có thể khai thác được hết thông tin. Đối với nhóm giáo viên cán bộ nghiên cứu sinh: Về loại hình tài liệu chủ yếu sử dụng tài liệu, thông tin của giáo viên chủ yếu là giáo trình, sách tham khảo còn cán bộ nghiên cứu sinh sẽ sử dụng các tài liệu, thông tin về Luận văn, luận án, các đề tài khoa học mang hướng khoa học để tham khảo. Đối với dạng tài liệu: Nhóm giáo viên cán bộ nghiên cứu sinh của Thư viện Đại học Luật Hà Nội sử dụng cả tài liệu in ấn và tài liệu điện tử để giúp cho họ có cái nhìn bao quát hơn, giúp họ tích lũy được nhiều kiến thức để đưa vào giảng dạy, phục vụ cho việc nghiên cứu. Về ngôn ngữ thông tin ngoài tiếng Việt ra họ còn sử dụng cả tiếng Anh. Đối với nhóm sinh viên: Loại hình tài liệu, thông tin chủ yếu là giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho nhu cầu học tập. Dạng tài liệu bao gồm cả tài liệu, thông tin truyền thống và ngoài ra họ cũng có sử dụng thêm tài liệu trực tuyến, nếu có thêm nhu cầu có thể sử dụng các đĩa DVD, CDROM,... Ngôn ngữ thông tin họ sử dụng cả tiếng Việt chủ yếu, một số sử dụng tiếng Anh. ❖ Thời gian và nguồn khai thác thông tin Thời gian dành cho tìm kiếm và sử dụng thông tin của người dùng tin khác nhau. Về cán bộ quản lý của Thư viện Đại học Luật Hà Nội tần suất sử dụng thời gian của họ không nhiều như của nhóm giảng viên cán bộ nghiên cứu sinh và nhóm sinh viên. Về giảng viên cán bộ nghiên cứu sinh, về phía giảng viên sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để tìm kiếm những thông tin chung, ngắn gọn để đưa vào bài giảng của họ, thông thường nếu tìm kiếm và sử dụng thông tin đối tượng này phải sử dụng 12 giờ cả cho việc tìm kiếm và chuẩn bị bài giảng; về phía cán bộ nghiên cứu sinh, đối tượng này phải sử dụng nhiều thông tin để vừa tham khảo thông tin và nghiên cứu, nhóm đối tượng này sẽ phải mất 23 giờ hoặc có thể hơn tùy vào nhu cầu của họ để vừa tìm kiếm thông tin vừa phải chuẩn bị nội dung để nghiên cứu. Về đối tượng sinh viên họ phải tìm kiếm, thông tin mang hướng chuyên ngành của họ thì đối tượng này có thể sử dụng thời gian 12 giờ để tìm kiếm, sử dụng thông tin. Về nguồn khai thác thông tin: Người dùng tin có thể sử dụng thông tin tại chính Thư viện của trường, thư viện khoa hoặc Internet để tìm kiếm thông tin. Tùy vào mục đích của từng nhóm người dùng tin mà nhu cầu tin của họ sẽ khác nhau. ❖ Các sản phẩm và dịch vụ người dùng tin thường sử dụng Các sản phẩm và dịch vụ Thông tin Thư viện của Thư viện Đại học Luật Hà Nội cũng được thường xuyên cập nhật và khá là đầy đủ, các sản phẩm của Thư viện bao gồm: Bản tin thư viện; Thư mục chuyên đề; Thông báo sách mới và Tài liệu truy cập mở, các dịch vụ của Thư viện bao gồm: Đọc tại chỗ; Mượn về nhà; Photocopy; Internet và wifi; Tư vấn, hỗ trợ người dùng tin; đào tạo người dùng tin; Phòng thảo luận nhóm; Mượn liên thư viện; Sách điện tử của nhà xuất bản Oxford University Press; Cung cấp thông tin theo yêu cầu. Nhìn chung thì các sản phẩm và dịch vụ Thông tin Thư viện khá đầy đủ giúp cho người dùng tin có thể thỏa mãn nhu cầu tin của họ, đối tượng sử dụng không chỉ thuộc đối tượng người dùng tin trong Thư viện mà còn người dùng tin bên ngoài có thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Thông tin Thư viện của Thư viện Đại học Luật Hà Nội. ● Nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ : Trong thư viện, nguồn lực thông tin đóng vai trò then chốt trong quá trình hoạt động của Thư viện. Hiện tại tại Thư viện Đại học Luật Hà Nội ngoài những vốn tài liệu mang dạng truyền thống ra thì Thư viện còn có những vốn tài liệu khác như: Giáo trình; Sách tham khảo; luận văn, luận án ; đề tài khoa học; tài liệu hội nghị, hội thảo; bài viết tạp chí; tài liệu truy cập mở và một số cơ sở dữ liệu sách điện tử, CSDL tạp chí,... Việc áp dụng ứng dụng Khoa học Công nghệ sẽ giúp cho vốn tài nguyên thông tin ( nguồn lực thông tin ) của Thư viện Đại học Luật Hà Nội được cung cấp thêm nhiều tài liệu chuyên sâu về khoa học và công nghệ cho người dùng tin, hữu ích cho việc ứng dụng từ lý thuyết sang thực tiễn; đồng thời nguồn lực thông tin sẽ trở nên phong phú, đa dạng hơn. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ tại Thư viện Đại học Luật Hà Nội Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ nhằm xây dựng được đường lối, kế hoạch, nội dung cho việc phát triển nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ của Thư viện, đáp ứng mục tiêu chung của Đại học Luật Hà Nội trong công cuộc ứng dụng Khoa học Công nghệ vào việc phát triển nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ về sống lượng và chất lượng đồng thời thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện. ❖ Diện bổ sungnội dung bổ sung Để đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin về nguồn lực thông tin Khoa học Công nghệ, Thư viện Đại học Luật Hà Nội phải có công tác bổ sung hằng tuần, hằng tháng, hằng năm về nội dung cần bổ sung. Tài liệu phục vụ cho công tác quản lý: Các tài liệu liên quan đến thông tin về Nghị định, nghị quyết về hoạt động thông tin Khoa học Công nghệ, học liệu về thông tin các văn bản quy phạm pháp luật về Khoa học Công nghệ; tài liệu liên quan đến sở hữu trí tuệ; tài liệu của Đảng và Nhà nước về Khoa học Công nghệ; văn bản Luật Khoa học Công nghệ, tài liệu hội nghị, hội thảo Khoa học Công nghệ. Tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy: Bài giảng, giáo trình liên quan đến Khoa học Công nghệ, tài liệu nghiên cứu khoa học về Khoa học Công nghệ. Tài liệu phục vụ cho lĩnh vực giải trí: Tạp chí khoa học Công nghệ; sách về Khoa học Công nghệ; các hình ảnh, bài báo về hội nghị, hội thảo khoa học. Tài liệu phục vụ cho cán bộ Thư viện: Tài liệu liên quan đến việc ứng dụng Khoa học Công nghệ trong Thư viện, công tác quản lý nguồn tài liệu Khoa học Công nghệ. ❖ Hình thức bổ sung Bổ sung cả tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại về Khoa học Công nghệ; các băng đĩa, ghi âm, ghi hình về các hội thảo, hội nghị hoặc bổ sung mục trên hệ thống Thư viện điện tử để có thể xem trực tuyến trên Internet của Thư viện. Số lượng bản sẽ tính theo số lần hằng năm hội nghị, hội thảo diễn ra, nhu cầu của người dùng tin và kinh phí bổ sung sản phẩm Khoa học Công nghệ tới đâu. ❖ Kế hoạch bổ sung Hằng tuần: Các cán bộ Thư viện sẽ phải tìm hiểu những tài liệu, thông tin liên quan đến Khoa học Công nghệ và chọn ra những bài báo, bài viết, hình ảnh và một số sản phẩm khác như: DVD, ghi âm... có chất lượng để có thể đưa vào Thư viện, số lượng sản phẩm tìm được của của tài liệu giấy phải phải đầy đủ tương ứng với số lượng trống trên giá xếp và số sản phẩm của tài liệu điện tử phải chất lượng. Hằng tháng: Thư viện mở ra dịch vụ yêu cầu bổ sung tài liệu Khoa học Công nghệ để cho người dùng tin yêu cầu những tài liệu họ muốn Thư viện có thể bổ sung những tài liệu phù hợp đáp ứng nhu cầu cho việc học tập, giảng dạy. Bên cạnh đó, thư viện có thể bổ sung thêm phiếu khảo sát để người dùng tin có thể trình bày ý kiến, góp ý cho Thư viện để Thư viện có thể cải thiện chất lượng phục vụ nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác, sử dụng thư viện. Hằng năm: Tìm các nguồn học liệu liên quan đến pháp luật Khoa học Công nghệ, các tài liệu liên quan đến chuyên ngành học, giảng dạy, nghiên cứu của người dùng tin. Cải thiện thêm diện tích để bổ sung tài liệu đồng thời sửa sang lại Thư viện để có chất lượng dịch vụ tốt phục vụ người dùng tin tốt hơn. Công tác kiểm tra chất lượng đối với tài liệu giấy xem tài liệu có bị hư hỏng, mục nát hay thiếu sót không. Bổ sung thêm các bài báo, hội nghị, hội thảo, ký kết với đối tác nước ngoài về Khoa học Công nghệ giữa mối quan hệ của Việt Nam và nước ngoài. Tổ chức các buổi triển lãm tranh, ảnh, video về Khoa học Công nghệ. ❖ Nguồn b
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** *** BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MƠN: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THƠNG TIN QUỐC GIA Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Quý Họ tên sinh viên: Vũ Ngọc Mai Hương MSSV: 18031495 Khoa: Thông tin-Thư viện Lớp: K63 - Quản lý thông tin Đề bài: “Từ lý luận nội hàm khái niệm sách, sách quản lý thơng tin quốc gia, cấu trúc Chính sách quản lý thơng tin quốc gia, anh/chị biên soạn dự thảo sách phát triển vốn tài nguyên thông tin (nguồn lực thông tin) Khoa học công nghệ cho thư viện Việt Nam” BÀI LÀM I.Câu ( LÝ THUYẾT ): Nêu phân tích yêu cầu “ Chính sách, Chính sách TTQG ” phân tích Cấu trúc Chính sách - Định nghĩa Chính sách: + Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: “ Chính sách đường lối cụ thể tổ chức ( đáng, chủ thể ) quyền lực lĩnh vực định biện pháp, kế hoạch thực đường lối ” + Chính sách lĩnh vực cụ thể Mục tiêu/Đường lối, kế hoạch hệ thống biện pháp cụ thể dựa sở đường lối trị chung tình hình thực tế, lĩnh vực hoạt động định phạm vi cộng đồng dân cư, khu vực địa lý tổ chức định nhằm đạt mục đích định - Định nghĩa Chính sách thơng tin quốc gia: + Là sách lược kế hoạch cụ thể nhằm củng cố phát triển hoạt động liên quan đến thông tin để nâng cao khả phát triển Kinh tế - Xã hội sở đường lối trị chung tình hình thực tế Quốc gia đề + Là sách nhằm củng cố phát triển hoạt động liên quan đến thông tin Quốc gia/ dân tộc + Theo Nghị định 34 Số: 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 Chính sách định hướng, giải pháp Nhà nước để giải vấn đề thực tiễn nhằm đạt mục tiêu định + Theo PGS.TS Trần Thị Q: Chính sách thơng tin quốc gia định hướng, giải pháp Nhà nước ( quốc gia ) để giải vấn đề thực tiễn hoạt động Thông tin nhằm đạt mục tiêu việc thu thập, tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu phù hợp với nguồn lực - Yêu cầu việc xây dựng Chính sách: + Đảm bảo tính trị: Phải tuân thủ với chủ trương Đảng; tuân thủ sách, luật pháp; tuân thủ quy định ngành/tổ chức liên quan Những sách nhà nước ban hành dựa sách trị Đảng để đưa mục tiêu trị Đảng vào sống; sách phải rõ ràng, mang tính trị cao đảng viên quan hành nhà nước có nghĩa vụ gương mẫu thực sách Đảng, pháp luật Nhà nước phù hợp với cương vị, chức trách, nhiệm vụ giao ; đảm bảo sách phù hợp với thực tế khách quan hoạt động quản lý nhà nước Chính sách phải tuân thủ chủ trương cấp với đường lối quan cấp Đối với hệ thống trị Việt Nam Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý, phải xác định chủ trương, sách Đảng Nhà nước + Đảm bảo tính khách quan: Phải tơn trọng thật sách nêu phải có tính xác, khơng thay đổi nội dung để sách đề cao hơn, quan, lãnh đạo cấp hay cá nhân khác thuộc tổ chức nhìn vào biết đặc tính sách lý ban hành ra; khơng phụ thuộc vào cảm tính người biên soạn sách sách mang tính thực tế chấp thuận ban hành nên việc ban hành sách người biên soạn phải cẩn trọng, nắm rõ tình hình trước biên soạn để tính thực tế sách có giá trị ; khơng ý chí ta hiểu ý chí làm theo ý thân, không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác, thói quen khiến cho việc sách có khả khơng thể đưa vào hoạt động Đảng Nhà nước nên người biên soạn sách phải biết lắng nghe ý kiến, đồng thời tiếp nhận ý kiến để cải thiện sách cách tốt hơn, giúp sách đề cao đưa vào hoạt động cách dễ dàng + Đảm bảo tính đồng hệ thống: Có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với nguồn lực Tính đồng có nghĩa ta giải vấn đề lúc ta phải có nhận thức hành động từ lãnh đạo phòng bổ sung lãnh đạo phòng kế hoạch tài có 01 02 phịng nói khơng cần thiết khơng thể đảm bảo tính đồng được, có phịng chẳng hạn phòng nhân lực chưa triển khai nguồn nhân lực tài liệu khơng sử dụng chưa xử lý hành động được, tài liệu cần xử lý vơ giá trị Tính hệ thống bao gồm tính đồng bộ, tính hệ thống phải thể tính đồng hệ thống từ xuống phải liên thông từ lãnh đạo cấp cao tới lãnh đạo cấp trung người thực sách, thực định lãnh đạo, lãnh đạo đạo cấp phải nhận thơng tin từ lãnh đạo để hồn thành cơng việc ban hành nội dung sách đồng bộ, mang tính hệ thống trước đưa để tiến hành hoạt động + Đảm bảo tính thực tiễn: Phải phù hợp, có tính khả thi với lĩnh vực/cơ quan/ địa phương; phù hợp nghĩa ta phải tính tới yếu tố, tới nội dung tài liệu phải chung nội dung không nội dung tài liệu khơng phù hợp đồng thời tài liệu mang tính thực tiễn phải khả thi với lĩnh vực với quan/địa phương yêu cầu nhằm đưa lên quan cấp duyệt tài liệu lúc đầy đủ cứ, nội dung xác đáng việc duyệt tài liệu trở nên dễ dàng hơn; nguồn tài phải mang tính cấp thiết, đầy đủ, rõ ràng mục đích sách biên soạn; nhân lực phải đảm bảo chấp hành theo lệnh cấp trên, phù hợp với công việc, đáp ứng yêu cầu cịn người ban hành sách họ phải có trình độ cao, sách mà họ biên soạn phải mang tính khả thi với quan/địa phương họ làm việc + Đảm bảo tính kế thừa: Phải xem xem xét, học hỏi kế thừa kinh nghiệm từ nơi khác, kế thừa từ sách trước sách so sánh xem hai sách có điểm trùng nhau, có điểm khác nhau, xem xét lại xem sách có chỗ chưa phù hợp ta sửa đổi, bổ sung điều khoản bổ sung sách giữ lại điều khoản biên soạn đúng, ta học hỏi sách trước song song kế thừa sách có từ trước, tất nguồn lực ta xem xét sách trước có thiếu vấn đề từ đưa giải pháp trước sách có đề cập đến mức độ ta thực sách trước trình độ phải nâng cao lên phù hợp với yêu cầu hoạt động từ sách trước đến ln phải đề cao - u cầu việc xây dựng Chính sách thơng tin quốc gia: + Đảm bảo tính trị: Chính sách thông tin quốc gia phải tuân thủ theo chủ trương Đảng; tuân thủ sách, pháp luật; quy định ngành/tổ chức liên quan Chính sách thơng tin quốc gia cịn phải rõ ràng, mang tính trị cao giúp cho Đảng lãnh đạo từ Nhà nước thuộc quyền quản lý theo giải vấn đề liên quan đến hoạt động Thơng tin Chính sách thơng tin quốc gia ngồi cịn phải phù hợp với tình hình khách quan hoạt động quản lý nhà nước; sách lược, chiến lược liên quan đến hoạt động thông tin phải thống nhất, đầy đủ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thơng tin để giải tình hình trị chung tình hình thực tế Quốc gia mà đề + Đảm bảo tính khách quan: Hoạt động thơng tin sách thông tin quốc gia phải hoạt động với mục tiêu mà Đảng Nhà nước đề ra, sách lược kế hoạch cụ thể phải rõ ràng, xác q trình hoạt động khơng có hoạt động thay đổi so với sách ban hành ký, đóng dấu; nội dung hoạt động thơng tin sách phải đảm bảo thơng tin hồn tồn thật khơng lợi ích, lợi vụ cá nhân mà thay đổi, triển khai theo sách lược kế hoạch hoạt động thông tin nâng tầm giá trị, đề cao hơn; việc triển khai sách lược kế hoạch cụ thể phải nắm rõ người biên soạn sách giúp cho hoạt động thơng tin mang tính thực tế, đưa sách lược cấp duyệt biết nắm rõ đường hoạt động thơng tin từ phê duyệt sách; ngồi biên soạn sách thơng tin quốc gia người soạn sách phải tiếp thu, lắng nghe ý kiến từ Đảng tới Nhà nước, lãnh đạo cấp cao để cải thiện, biên soạn sách thơng tin giúp cho hoạt động thơng tin mang tính khách quan + Đảm bảo tính đồng hệ thống: Các sách, sách lược phải đảm bảo tính đồng hoạt động thơng tin đảm bảo đồng nhận thức hành động Nếu trình hoạt động khơng thể đảm bảo tính đồng hoạt động thông tin hoạt động cách lệch lạc, ảnh hưởng tới mục tiêu đề ra, phụ thuộc vào tình hình thực tế quốc gia mà ta phải ưu tiên vấn đề cần giải trước giúp cho hoạt động thông tin sách thơng tin quốc gia đồng phịng ban Tính hệ thống bao gồm tính đồng bộ, tính hệ thống phải thể tính đồng hệ thống từ xuống từ lãnh đạo cao tới lãnh đạo cấp trung người thực sách thơng tin quốc gia, tất phải theo dây chuyền thông tin hoạt động có hệ thống từ cấp nhận thơng tin hồn thành cơng việc cách nhanh chóng, thuận tiện giúp cho mục tiêu đề giải cách tốt nhất; hoạt động thông tin vừa đồng bộ, vừa hệ thống giúp cho Đảng lãnh đạo tốt, Nhà nước quản lý tốt, chặt chẽ + Đảm bảo tính thực tiễn: Sách lược, kế hoạch cụ thể phải chung mục tiêu sách lược, kế hoạch phải mang tính thực tiễn đưa vào triển khai hoạt động để từ hoạt động thơng tin theo sách lược, kế hoạch hoạt động cách trơn tru, hiệu quả; nguồn tài phải đầy đủ, mang tính cấp thiết để hoạt động thơng tin sách thơng tin quốc gia hoạt động mục đích sách thơng tin quốc gia biên soạn; nhân lực phịng ban phải chấp hành theo lệnh cấp trên, hoạt động thơng tin phịng ban phải ln định hướng sách lược, sách để đáp ứng yêu cầu vấn đề đặt ra, người biên soạn sách thơng tin quốc gia phải có trình độ cao để biên soạn nhằm sách thơng tin quốc gia mang tính thực tiễn, khả thi với quan/ địa phương đồng thời giúp cho hoạt động thông tin Đảng, Nhà nước giải đạt mục tiêu sách thơng tin quốc gia đề + Đảm bảo tính kế thừa: Các sách, sách lược sách thơng tin quốc gia ln phải dựa vào sách thơng tin quốc gia trước để từ ta so sánh hai sách có điểm giống khác hay có cần sửa đổi từ hoạt động liên quan đến thơng tin phải nâng cao lên phù hợp với yêu cầu hoạt động thơng tin sách thông tin quốc gia Các hoạt động liên quan đến thơng tin sử dụng, áp dụng xun suốt vào sách thơng tin quốc gia này, giải pháp cho sách thơng tin quốc gia phải có mức độ định để hoạt động thơng tin thay đổi, cải tiến, phát triển Nhờ vào tính kế thừa mà hoạt động thông tin Đảng Nhà nước nâng cao, dựa vào vấn đề nội dung sách thơng tin quốc gia mục tiêu đề để quản lý xã hội cách tốt hơn, phát triển Kinh tế - xã hội + Phải phủ ( quan hành pháp ) chí Quốc hội ( quan lập pháp ) : đạo luật, sắc lệnh chương trình quản lý Nghị định, Nghị quyết: Về chương trình quản lý, ví dụ như: Chương trình chuyển đổi số ngành Thư Viện Việt Nam phải quan hành pháp Thủ tướng phủ ký ví dụ như: Luật Thư viện vừa ban hành; Nghị định cục Thông tin Khoa học Công nghệ vừa ký năm 2014; tất phải phủ ( quan hành pháp ) chí Quốc hội ( quan lập pháp ) ban hành, từ chương trình Chính phủ bắt đầu triển khai xuống phòng ban cấp dưới; tiếp nối với chương trình Chuyển đổi số ngành Thư viện Thủ tướng Chính phủ ký Bộ văn hóa Thể Thao Du lịch Bộ trưởng ký để triển khai chương trình cách làm sao, kế hoạch triển khai Bộ phải ký thêm văn để thực Như hoạt động phải xuống theo cấp từ xuống muốn xây dựng Chính sách Thơng tin Khoa học Công nghệ quan chẳng hạn Thư viện Tạ Quang Bửu ta phải vào văn pháp quy từ Chính phủ xuống tới Bộ văn hóa Thể thao Du lịch, Khoa học Công nghệ liên quan đến vấn đề Thông tin Khoa học Công nghệ để xây dựng sách để xem nghiên cứu tới đâu Chính sách ln có sở để ban hành sách, vào văn đạo cấp phần đảm bảo tính hệ thống, thống quản lý Nhà nước, Nhà nước ban hành sách, chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện Nhà nước phải có chương trình phân bổ tài chính, ta ban hành sách ta phải đầu tư tài cho chương trình ➔ Đảm bảo tính đạo từ xuống dưới; tính hệ thống quản lý, quán quản lý, thống quản lý Nhà nước + Phải bao trùm hết yếu tố kiện vấn đề Thông tin: Các vấn đề vấn đề thông tin phải đề cập đến loại hình thơng tin , tất nội dung thông tin, yếu tố hạ tầng công nghệ thông tin: phần cứng, phần mềm, trang thiết bị ngoại vi, người: chuyên gia Thông tin - Thư viện người dùng tin mà chuyên gia Thơng tin - Thư viện phải có lực chuyên môn gồm 03 yếu tố: Kiến thức, kỹ việc có thành thạo kiến thức hay không ứng dụng vào thực tiễn, tinh thần thái độ hay nói cách khác trách nhiệm nghề nghiệp chuyên gia; người dùng phải có đầy đủ lực thơng tin, địi hỏi kiến thức thông tin, kỹ tra cứu, kỹ thu thập thông tin, tổ chức thông tin, sử dụng thông tin, tinh thần thái độ thể việc sử dụng thơng tin, trách nhiệm q trình sử dụng thơng tin phải luật, sở hữu trí tuệ, đảm bảo tính bảo mật, bảo quản tài liệu; để hoạt động thơng tin tốt cịn liên quan đến chuẩn nghiệp vụ, công cụ để phục vụ cho nghiệp vụ từ khâu bổ sung khâu xử lý, xử lý gồm: biên mục ( ISBD ), ( AACR2 ), đại MARC21, cơng cụ để xử lý phải có bảng phân loại, bảng đề mục chủ đề , bảng từ khóa, sách nghiệp vụ, hệ thống tài liệu tra cứu chuyên môn Như tất liên quan đến quy định chung, quy định công nghệ ta xây dựng Thư viện điện tử tích hợp, sách Thư viện số hoạt động nghiệp vụ quản lý thơng tin Thơng tin Thư viện cịn có tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn TCVN ví dụ: chuẩn Z39.50 để ta thực vấn đề chia sẻ thông tin ➔ Phải bao trùm hết yếu tố kiện vấn đề Thơng tin + Phải có mục tiêu kết Các hoạt động đưa dạng đề án có chương trình/ dự án phải làm thay đổi cải biến toàn hoạt động Thơng tin quốc gia: Các sách liên quan đến thông tin phải đảm bảo dạng đề án mà đề án có chương trình dự án chương trình nằm đề án, dự án nằm chương trình Chính phủ đưa đề án xây dựng Chính phủ điện tử hay đề án chuyển đổi số Kinh tế - Xã 10 Tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy: Bài giảng, giáo trình liên quan đến Khoa học & Công nghệ, tài liệu nghiên cứu khoa học Khoa học & Công nghệ Tài liệu phục vụ cho lĩnh vực giải trí: Tạp chí khoa học & Công nghệ; sách Khoa học & Công nghệ; hình ảnh, báo hội nghị, hội thảo khoa học Tài liệu phục vụ cho cán Thư viện: Tài liệu liên quan đến việc ứng dụng Khoa học & Công nghệ Thư viện, công tác quản lý nguồn tài liệu Khoa học & Cơng nghệ ❖ Hình thức bổ sung Bổ sung tài liệu truyền thống tài liệu đại Khoa học & Công nghệ; băng đĩa, ghi âm, ghi hình hội thảo, hội nghị bổ sung mục hệ thống Thư viện điện tử để xem trực tuyến Internet Thư viện Số lượng tính theo số lần năm hội nghị, hội thảo diễn ra, nhu cầu người dùng tin kinh phí bổ sung sản phẩm Khoa học & Cơng nghệ tới đâu ❖ Kế hoạch bổ sung Hằng tuần: Các cán Thư viện phải tìm hiểu tài liệu, thông tin liên quan đến Khoa học & Công nghệ chọn báo, viết, hình ảnh số sản phẩm khác như: DVD, ghi âm có chất lượng để đưa vào Thư viện, số lượng sản phẩm tìm của tài liệu giấy phải phải đầy đủ tương ứng với số lượng trống giá xếp số sản phẩm tài liệu điện tử phải chất lượng Hằng tháng: Thư viện mở dịch vụ yêu cầu bổ sung tài liệu Khoa học & Công nghệ người dùng tin yêu cầu tài liệu họ muốn Thư viện 29 bổ sung tài liệu phù hợp đáp ứng nhu cầu cho việc học tập, giảng dạy Bên cạnh đó, thư viện bổ sung thêm phiếu khảo sát để người dùng tin trình bày ý kiến, góp ý cho Thư viện để Thư viện cải thiện chất lượng phục vụ nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu khai thác, sử dụng thư viện Hằng năm: Tìm nguồn học liệu liên quan đến pháp luật Khoa học & Công nghệ, tài liệu liên quan đến chuyên ngành học, giảng dạy, nghiên cứu người dùng tin Cải thiện thêm diện tích để bổ sung tài liệu đồng thời sửa sang lại Thư viện để có chất lượng dịch vụ tốt phục vụ người dùng tin tốt Công tác kiểm tra chất lượng tài liệu giấy xem tài liệu có bị hư hỏng, mục nát hay thiếu sót khơng Bổ sung thêm báo, hội nghị, hội thảo, ký kết với đối tác nước ngồi Khoa học & Cơng nghệ mối quan hệ Việt Nam nước Tổ chức buổi triển lãm tranh, ảnh, video Khoa học & Công nghệ ❖ Nguồn bổ sung + Thư viện bổ sung hình ảnh, video Internet cịn trường hợp có loại video, hình ảnh thuộc quyền Thư viện phải quyền cho phép lấy làm tư liệu phục vụ cho người dùng tin + Những đăng báo, tạp chí tài liệu giấy Thư viện mua phải phí, Thư viện phải làm bảng hạch tốn, dự tốn kế hoạch phải có kế hoạch dự phòng, dự trù cho tuần, tháng, năm trước mua tài liệu liệu điện tử, trực tuyến Thư viện phải trích nguồn đường dẫn Có số nơi Thư viện tới mua như: Nhà xuất Khoa học Tự nhiên Công nghệ; Nhà xuất Khoa học Công nghệ 30 + Đối với tài liệu sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu khoa học phải mua giấy điện tử phải đồng ý tác giả, nơi phát hành tài liệu + Ngồi bổ sung tài liệu Khoa học & Công nghệ cách trao đổi với Thư viện khác + Kết nối tiếp nhận thông tin, tài liệu với hệ thống thông tin Khoa học & Cơng nghệ + Thư viện nhận sách từ nguồn: cho, biếu, tặng nhà xuất bản, quan xuất Việc bổ sung sách gián tiếp phải qua đường bưu điện giúp cho cán Thư viện lại mà liên lạc với bên đối tác nhiều phương thức liên lạc khó mà tránh tình trạng sách bị nhàu, nát phương thức đóng gói hàng khơng cẩn thận khơng chọn trực tiếp nên số sách có giá trị, sách tra cứu việc bổ sung hoàn bị, bị hạn chế ❖ Kinh phí đầu tư bổ sung + Trong q trình hoạt động, có nguồn kinh phí sửa chữa thiết bị, máy móc, kệ giá, bổ sung nguồn tài liệu Khoa học & Công nghệ, bổ sung trang thiết bị ứng dụng công nghệ đại phải nhờ tới kinh phí nhà trường, phải lập hạch toán, kê khai mục cần phải bổ sung, sửa đổi, sửa chữa để từ Ban giám hiệu dựa vào danh mục, số lượng, số kinh phí phải cấp để hỗ trợ kinh phí cho Thư viện cách kêu gọi hỗ trợ đầu tư bên có liên quan sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng sở vật chất phải quản lý, sử dụng mục đích, chế độ theo quy định 31 Ngồi ra, kinh phí để lưu, chụp/scan tài liệu; làm thẻ thư viện, + đào tạo cán Thư viện, người dùng tin phải trọng nguồn kinh phí để kinh phí dùng với mục đích hoạt động bỏ phí phải có chất lượng ❖ Nhân lực bổ sung Thư viện cần phải bổ sung thêm nhân lực để công tác phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ đạt hiệu ❖ Tổ biên mục thông tin : 02 người Tổ biên mục có nhiệm vụ: + Nhận tài liệu mới, đối chiếu với danh sách tài liệu từ danh mục tài liệu phiếu nhập, xuất + Phân kho, đóng dấu, mã vạch: Áp dụng theo DDC23 chia sách theo kho, đóng dấu ( dấu Thư viện, số đăng ký cá biệt ), phân phối, dán nhãn mã vạch + Xử lý nhiệm vụ: Sách dán nhãn, đóng dấu, định từ khóa… biên mục vào phần mềm chuyên biệt dành cho Thư viện, sách phải xếp theo quy định Thư viện, theo thứ tự + In nhãn dán gáy cho tài liệu + Giao kho: Giao kho sách để phục vụ người dùng tin ❖ Tổ xử lý thông tin: 03 người Nhiệm vụ: + Tài liệu bổ sung vào thư viện xử lý theo quy tắc, quy trình nghiệp vụ thư viện để phục vụ cho việc quản lý, tra cứu sử dụng + Xử lý kỹ thuật: đăng ký tài liệu vào sổ tài sản thư viện (sổ đăng ký tổng quát, đăng ký cá biệt); đóng dấu; tạo lập ký hiệu xếp giá; dán nhãn, từ, mã vạch, nhận dạng tần số, số dạng thức khác; 32 + Xử lý hình thức: Biên mục mơ tả tài liệu; + Xử lý nội dung: định số phân loại; định chủ đề, từ khố; giải; tóm tắt nội dung tài liệu + Việc xử lý tài liệu phải tuân thủ theo quy tắc, quy chuẩn nghiệp vụ thư viện; tận dụng kết xử lý nội dung tài liệu thư viện lớn, đầu ngành để đảm bảo tính xác, thống tiết kiệm thời gian, cơng sức kinh phí thư viện ❖ Tổ phiên dịch thơng tin : 05 người Vì tài liệu khơng có ngơn ngữ tiếng Việt mà cán Thư viện phải tìm thêm nguồn tin ngôn ngữ khác để nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ phong phú, phát triển Nhiệm vụ: + Chuyển đổi truyền tải nội dung, thông tin từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ cần phiên dịch Phiên dịch viên phải truyền tải phong cách ngôn ngữ gốc phải đảm bảo diễn tả nội dung cần phiên dịch rõ ràng, xác + Nhân nhận tài liệu + Dịch tài liệu + Dịch tài liệu xong tài liệu chuyển cho tổ khác để thực công tác biên mục, xử lý thơng tin sau đua vào Thư viện phục vụ người dùng tin ❖ Công tác lý Thanh lý tài liệu để nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ Đối với tài liệu cũ, rách, hỏng cán Thư viện phải loại bỏ bổ sung thay tài liệu khác giúp cho cơng tác phục vụ người dùng tin có 33 hiệu Đối với tài liệu cán Thư viện phải cho vào tủ kính để bảo quản, tránh hỏng hóc, mát Việc lý tài liệu giúp cho Thư viện mở rộng kho bãi việc lưu trữ nhiều tài liệu, thông tin khiến cho không gian Thư viện chật hẹp tốn nhiều diện tích Cán Thư viện phải chọn loại tài liệu Khoa học & Công nghệ mà người dùng tin tìm đọc nhiều nhất, mang tính ứng dụng Khoa học cao để xếp giá thư viện trực tuyến cán Thư viện tạo sưu tập; thư mục chứa nội dung, chuyên đề liên quan đến lĩnh vực Khoa học & Công nghệ để bạn đọc truy cập nhanh chóng, dễ dàng VI CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN/ĐỘT PHÁ Tăng cường xây dựng sở vật chất Khoa học & Công nghệ cao, đại nhằm phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ Đào tạo, bồi dưỡng cán Thư viện, người dùng tin việc sử dụng nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ; sở vật chất Khoa học & Công nghệ Công tác bổ sung dạng tài liệu nhằm phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ VII GIẢI PHÁP/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Tăng cường xây dựng sở vật chất, trang thiết bị Khoa học & Công nghệ cao, đại nhằm phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ Cơ sở vật chất, trang thiết bị Khoa học & Công nghệ Thư viện Đại học Luật Hà Nội phải đơi với mơ hình phục vụ người dùng tin; đặc điểm, nhu cầu người dùng tin xây dựng Cơ sở vật chất, trang thiết bị Khoa học & Cơng nghệ Thư viện cần phải trọng 34 thiết bị phải mang tính ứng dụng Khoa học & Cơng nghệ cao kiểm sốt tồn trình hoạt động người dùng tin đồng thời nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ phát triển Thư viện Đại học Luật Hà Nội có máy Photocopy, trang thiết bị Internet kết nối wifi, Thư viện nên cần trang bị thêm: A Hệ thống mượn trả tài liệu tự động Hệ thống trả mượn tài liệu tự động tiện lợi, thơng qua việc gắn thẻ chip sách qua nhận diện theo dõi q trình lưu thơng sách đó, cơng nghệ RFID loại cơng nghệ quản lý tự động hóa thư viện áp dụng lần Việt Nam vào năm 2000 nhiều trường Đại học ứng dụng vào Đại học Quốc gia HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Đại học Giao thông vận tải Muốn mượn tài liệu người dùng tin mượn theo 02 cách thơng qua thủ thu thơng qua hệ thống tự động mượn/trả sách Cách 01 đưa sách có gắn RFID thủ thư kiểm tra mã vạch sách thơng qua RFID sau xác nhận cho mượn sách, người dùng tin mang sách qua cổng an ninh chng báo khơng reo lên Cịn sử dụng theo cách 02 thơng qua hệ thống mượn/trả sách tự động mượn sách người dùng tin đọc hướng dẫn bảng hướng dẫn sau tác vụ giống cách 01 sau thơng qua cửa tự động khơng có vấn đề người dùng tin mang sách Đến mượn xong, người dùng tin qua trả thủ thư máy trả sách tự động kích hoạt lại RFID để thực cho hoạt động sau 35 B Máy scan, quét tài liệu Máy scan, quét tài liệu thường dùng cho số hóa tài liệu Thư viện, đối tượng cần số hóa sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh,ấn phẩm… trình chọn lựa máy scan, quét tài liệu Thư viện phải chọn lựa loại máy đại, thao tác sử dụng dễ Máy quét cao ( Fujitsu ScanSnap SV600 ): Sử dụng camera từ cao chụp lấy hình ảnh tài liệu tiến hành xử lý Thường dạng máy thủ công, cho phép quét sách mà không cần tháo gáy.Thiết bị phát lật trang sau tự động quét mặt mới, tiết kiệm nhiều thời gian so với mặt phẳng tiêu chuẩn, bao gồm việc xóa tài liệu, lật trang theo cách thủ cơng bắt đầu q trình qt từ đầu Fujitsu ScanSnap SV600 chí cịn có tính tự động sửa ảnh, đảm bảo ảnh quét từ trang khơng bị lệch Tính bổ sung: Thao tác chạm; khả tương thích PC Mac đa tảng; tạo tệp Excel, Word Powerpoint chỉnh sửa; quét trực tiếp lên đám mây, email thư mục dùng chung; làm hình ảnh tự động Máy quét tự động ( Qidenus MASTERED Book Scan 4.0 ): Qidenus MASTERED Book Scan 4.0 máy quét tốc độ cao đặc biệt phát triển để số hóa sách quy mô lớn Máy sử dụng giá đỡ tự định tâm kết hợp với kính tự động, cung cấp cho nhà điều hành tốc độ quét nhanh liên tục Với tốc độ xử lý tối đa 1.500 trang/giờ; chế độ vận hành: Bán tự động / Thủ cơng; kích cỡ trang: A1,A2, A2+ , A3+; xử lý tự động: Xử lý nhanh cách tạo mẫu với cài đặt định trước C Thiết bị vệ sinh, khử trùng tài liệu Hệ thống khử trùng tự động ( Anoxia Disinfestation Chamber ): ANOXIA hệ thống khử trùng tài liệu tự động có chức sửa chữa 36 dự phòng, sử dụng cho việc xử lý lâu dài có hệ thống tài liệu Hệ thống cho phép xác định điều kiện hoạt động kiểm sốt thơng số mơi trường buồng xử lý, tạo mơi trường thích hợp với mức oxy thấp Anoxia có chế làm việc, kiểm sốt, đăng ký hồn tồn tự động ấn định trước Hệ thống khử trùng tài liệu tự động Anoxia bao gồm: Bảng điều khiển bật tắt thiết bị; hiển thị thông số điều trị như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, mức oxy; chức ion hóa; cửa mở; lắp đặt khí nito; máy phát điện Nito Hệ thống giúp chống hư hại tài liệu/hiện vật: Bảo vệ tài liệu, tư liệu, vật khỏi tác nhân gây hư hỏng mối mọt, gián, chuột, … ; Làm giảm q trình “lão hóa” tài liệu/hiện vật: Hệ thống khử khuẩn Anoxia giúp đảm bảo tài liệu bảo quản môi trường phù hợp làm giảm trình xuống cấp tài liệu; Bảo vệ mơi trường sức khỏe người: Thay sử dụng hóa chất để bảo quản nhiều phương pháp khác, Anoxia áp dụng phương pháp khử khuẩn khí nitơ nhiệt độ nên an tồn với người sử dụng bảo vệ mơi trường ➔ Nhìn chung, sở vật chất, trang thiết bị Khoa học & Công nghệ trang bị cho Thư viện Đại học Luật Hà Nội giúp cho Thư viện nâng cao giá trị thư viện, nhờ vào việc ứng dụng công nghệ đại giúp cho nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ phát triển rộng rãi thời gian tồn nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ lâu dài, giúp giải nhu cầu tin người dùng tin thích hợp, nhanh chóng, giúp cho cơng việc cán Thư viện thuận lợi Đào tạo, bồi dưỡng cán Thư viện, người dùng tin việc sử dụng nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ; sở vật chất Khoa học & Công nghệ nhằm phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ 37 Đào tạo, bồi dưỡng cán Thư viện, người dùng tin hoạt động cần thiết cho việc nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ phát triển Trước tiên, cán Thư viện phải bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cán làm Thư viện, cán Thư viện phải u nghề, tận tâm, tận tụy với cơng việc mà làm; tiếp đến cán Thư viện phải trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm cho thân, với sở vật chất, trang thiết bị đại nguồn lực thông tin Khoa học & Cơng nghệ dồi dào, đại cán Thư viện phải tham gia buổi tập huấn để sử dụng thành thạo trang thiết bị Khoa học & Công nghệ, trang thiết bị giúp cho nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ nâng cao cán Thư viện sử dụng thành thạo; sau hoàn thành buổi tập huấn cán Thư viện ứng dụng trang thiết bị Khoa học & Công nghệ áp dụng vào thực tiễn hướng dẫn, giới thiệu cho người dùng tin để từ nguồn lực thơng tin Khoa học & Cơng nghệ mà người dùng tin sử dụng thành việc Thư viện áp dụng trang thiết bị mang ứng dụng công nghệ đại cao giúp cho tài liệu: số hóa nhờ máy quét; bảo tồn lâu dài nhờ máy khử trùng tự động hay người dùng tin mượn tài liệu hệ thống trả sách tự động áp dụng công nghệ RFID Đối với người dùng tin, họ phải có thái độ, tinh thần niềm yêu thích đến Thư viện, họ tham gia lớp bồi dưỡng đào tạo người dùng tin việc trải nghiệm, sử dụng trang thiết bị Khoa học & Công nghệ để nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ phát triển Công tác bổ sung dạng tài liệu nhằm phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ 38 Hiện tài liệu mà Thư viện Đại học Luật Hà Nội có Giáo trình; Sách tham khảo; luận văn, luận án ; đề tài khoa học; tài liệu hội nghị, hội thảo; viết tạp chí; tài liệu truy cập mở số sở liệu sách điện tử, CSDL tạp chí, Thư viện bổ sung thêm dạng tài liệu khác đĩa CD, DVD, CD - ROM hình ảnh liên quan đến Khoa học & Công nghệ giúp cho người dùng tin không đối tượng khuôn viên trường Đại học Luật mà cịn có đối tượng khác biết tới Thư viện Đại học Luật Hà Nội mở rộng thêm Khoa học & Cơng nghệ từ giúp cho hoạt động Thông tin - Thư viện phát triển Bên cạnh đó, dạng tài liệu khác đĩa CD, DVD, CD - ROM giúp cho nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ phát triển rộng mở nhờ hoạt động như: Trao đổi; quyên góp; nhận tài liệu; tổ chức triển lãm Khoa học & Công nghệ VIII KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Khi thực sách, ta phải có sách lược cụ thể để thực hoạt động phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ, việc ta cần làm phân bổ thời gian phải hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển “ Chính sách xây dựng khoảng thời gian 06 năm ( 2022 - 2027 ) việc phát triển vốn tài nguyên ( nguồn lực thông tin ) Khoa học & Công nghệ Thư viện Đại học Luật Hà Nội ” Từ năm 2022 - 2023: Tăng cường xây dựng sở vật chất Khoa học & Công nghệ cao, đại nhằm phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ Từ năm 2024 - 2025: Đào tạo, bồi dưỡng cán Thư viện, người dùng tin việc sử dụng nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ; sở vật 39 chất Khoa học & Công nghệ nhằm phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ Từ năm 2026 - 2027: Công tác bổ sung dạng tài liệu nhằm phát triển nguồn lực thông tin Khoa học & Cơng nghệ IX CHU TRÌNH HÀNH ĐỘNG Chính sách phát triển vốn tài nguyên ( nguồn lực thông tin ) Khoa học & Công nghệ Thư viện Đại học Luật Hà Nội diễn năm trước lịch học sinh viên khoảng 01-02 tháng để tập trung tìm kiếm, thu thập nguồn lực thơng tin Khoa học & Công nghệ Đến vào năm học nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ; sở vật chất, trang thiết bị Khoa học & Công nghệ đưa để phục vụ người dùng tin đồng thời trình sử dụng nguồn lực thông tin Khoa học & Công nghệ, người dùng tin trao đổi có ý kiến cho cán Thư viện để Thư viện phát triển tốt nữa, đạt mục tiêu chung mục tiêu cụ thể đề sách 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO Columbia Law School (n.d.) Collections of the Colombia Law Library Truy cập vào June 13, 2022, from https://www.law.columbia.edu/library/collections Dương Đ H (n.d.) Ứng dụng giải pháp công nghệ hoạt động thư viện Công ty Cổ phần Thông tin Công nghệ số Truy cập vào June 13, 2022, from https://idtvietnam.vn/ung-dung-cac-giai-phap-cong-nghetrong-hoat-dong-cua-thu-vien Hồng, B A (2015, May) Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển nguồn lực thông tin Thư viện Viện thông tin Khoa học Xã hội Khoa Thông tin - Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội http://luanvan.co/luan-van/khoa-luanphat-trien-nguon-luc-thong-tin-tai-thu-vien-vien-thong-tin-khoa-hoc-xa-hoi69271/ 41 Tạp chí Lý luận trị (2015, March 5) BẢO ĐẢM TÍNH CHÍNH TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỔNG THƠNG TIN ĐIỆN TỬ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Truy cập vào June 12, 2022, from https://hcma.vn/tintuc/Pages/dien-dan-chinh-tri-tu- tuong.aspx?CateID=201&ItemID=23537 Vũ, A T (n.d.) Vai trị phát triển nguồn lực thơng tin Studocu Headquarters Truy cập vào June 13, 2022, from https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-vanhan-van/2020-2021/vai-tro-cua-phat-trien-nguon-luc-thong-tin/25760140 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FSI (n.d.) Qidenus MASTERED Book Scan 4.0 Truy cập vào June 14, 2022, from https://fsivietnam.vn/may-scan-robot/noi-dung/qidenus- mastered-book-scan-4-0-12613.html CÔNG TY CỔ PHẦN SX TM DV MÃ VẠCH NAM VIỆT (2021, February 4) ĐƯA CÔNG NGHỆ RFID VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN CÔNG TY CP SX TM DV MÃ VẠCH NAM VIỆT Truy cập vào June 14, 2022, from https://namvietbarcode.com/dua-cong-nghe-rfid-vao-quan-ly-thu-vien/ Công ty CP Đầu tư thương mại Phát triển công nghệ FSI (2020, August 31) Hệ thống khử trùng tự động Anoxia Disinfestation Chamber - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FSI Truy cập vào June 14, 2022, from https://fsivietnam.com.vn/he-thongkhu-trung-tu-dong-anoxia-disinfestation-chamber-21710/ Nghị định 11/2014/NĐ-CP Quy định hoạt động thông tin Khoa học Công nghệ (2014, February 18) Thư Viện Pháp Luật Truy cập vào June 14, 2022, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong- tin/Nghi-dinh-11-2014-ND-CP-hoat-dong-thong-tin-khoa-hoc-cong-nghe221907.aspx 42 10 Thư viện huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai (n.d.) Công tác bổ sung tài liệu Thư viện huyện Đức Cơ Truy cập vào June 14, 2022, from https://sites.google.com/site/thuvienhuyenduccogl/nghiep-vu-thu-vien/bosung-tai-lieu 11 Whitehead, A (2021, August 19) Best Scanner For Books 2021 Printerbase Truy cập vào June 14, 2022, from https://www.printerbase.co.uk/news/fujitsu-scansnap-sv-600-best-scannerfor-books/ 43 ... bài: “Từ lý luận nội hàm khái niệm sách, sách quản lý thơng tin quốc gia, cấu trúc Chính sách quản lý thơng tin quốc gia, anh/chị biên soạn dự thảo sách phát triển vốn tài nguyên thông tin (nguồn... thống quản lý, quán quản lý, thống quản lý Nhà nước + Phải bao trùm hết yếu tố kiện vấn đề Thông tin: Các vấn đề vấn đề thông tin phải đề cập đến loại hình thơng tin , tất nội dung thông tin, ... lực thông tin) Khoa học công nghệ cho thư viện Việt Nam” BÀI LÀM I.Câu ( LÝ THUYẾT ): Nêu phân tích yêu cầu “ Chính sách, Chính sách TTQG ” phân tích Cấu trúc Chính sách - Định nghĩa Chính sách: