QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE.
Trang 1HÀ NỘI, 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤTTẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI,
TỈNH BẾN TRENgành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS BÙI THỊ VÂN ANH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, học viên cao học chuyên ngành Quảnlý giáo dục, đợt 2 - 2019 Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quảnghiên cứu trong luận văn này là trung thực Những kết luận khoa học củaluận văn chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc,thầy cô trong Hội đồng khoa học, Phòng đào tạo của Học viện Khoa học xãhội Hà Nội đã giảng dạy và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Lãnh đạo Phòng Giáodục và Đào tạo huyện Bình Đại, cán bộ quản lý, giáo viên, các em học sinhtại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện thuậnlợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Bùi Thị VânAnh, người thầy trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trìnhtriển khai và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những hạn chếnhất định Kính mong được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn.
Bến Tre, tháng 10 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 9
1.1 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 9
1.2 Hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học 12
1.3 Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học 18
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học 25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE 30
2.1 Khái quát chung về giáo dục tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 30
2.2 Mẫu khảo sát, địa bàn khảo sát và phương pháp khảo sát thực trạng 33
2.3.Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 38
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 45
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 50
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tại trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 56
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE 61
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 61
Trang 63.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học
huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 64
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Nội dung chương trình ở các lớp 14
Bảng 1.2 Yêu cầu cần đạt theo nội dung chương trình từng khối lớp 16
Bảng 2.1 Đặc điểm khách thể tham gia khảo sát 34
Bảng 2.2 Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất 38
Bảng 2.3 Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục thể chất 39
Bảng 2.4 Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp giáo dục thể chất 40
Bảng 2.9 Mức độ thực hiện nội dung tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học 46
Bảng 2.10 Mức độ chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục thể chất 47
Bảng 2.11 Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất 49
Bảng 2.12 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tốthuộc về chủ thể quản lý 50
Bảng 2.13 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên 52
Bảng 2.14 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình học sinh 54
Bảng 2.15 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường xã hội và điều kiện cơ sở vật chất 55
Bảng 2.16 Thực trạng chung về quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học 56
Bảng 3 Kết quả phỏng vấn tính cần thiết và khả thi các biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre 81
Trang 8MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục tiểu học là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc Đây là bậcgiáo dục cho trẻ từ lớp một tới hết lớp năm và là bậc học quan trọng đối với sự pháttriển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực trí tuệ cho trẻ Mục tiêucụ thể của bậc học tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu chosự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản để học sinh học tiếp cấp trung học cơ sở.[1] Để đạt được mục tiêu trên,việc thực hiện chương trình, nội dung giáo dục, hình thức và phương pháp tổ chứchoạt động dạy học trong các trường tiểu học là vấn đề then chốt của hoạt động giáodục trong các trường tiểu học cần được quan tâm đầu tư đúng mức
Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc,thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bịcho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thànhthói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầmvóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện [2] Vì vậy, để thực hiện mụctiêu giáo dục toàn diện, giáo dục tiểu học cần phải được tiến hành một cách tổnghợp và đồng bộ các mặt sau đây: Giáo dục trí tuệ; Giáo dục đạo đức; Giáo dục thểchất; Giáo dục thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thiếu nhi Việt Nam thànhnhững người “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinhthần, trong sáng về đạo đức”
Thực tiễn hiện nay cho thấy, tại các trường tiểu học giáo dục thể chất cho họcsinh được nhà trường, gia đình và toàn xã hội quan tâm Bởi vì, đối với học sinhtiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ, tổ chức sụm chiếm tỉ lệcao, cột sống yếu Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp hẹp, hệ tuần hoàn hoạtđộng còn kém (do tim còn nhỏ) Sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tảnmạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao Nếu giáo dục thể chất cho các em khôngđạt hiệu quả sẽ dẫn tới sự pháttriển thể chất không đúng, không phù hợp, trẻ có sựphát triển thể chất không cân đối Do vậy, việc giáo dục thể chất phù hợp, đúng
Trang 9mức, khoa học sẽ là điểm tựa giúp cho các em phát triển toàn diện, hài hòa và mạnhkhỏe về thể chất và tinh thần, đặt cơ sở cho sự phát triển thể chất suốt đời, đồng thờinó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và nhân cách của các em.
Bình Đại là một huyện của tỉnh Bến Tre Huyện nằm trên cù lao An Hoá, sovới các huyện khác trong tỉnh Bến Tre thì Bình Đại có phần cô lập, nằm lẻ loi trênmột dãy cù lao: phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành; phía Đông Bắc giáp sôngMỹ Tho, ngăn cách với huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang; phía Tây Nam giáp sôngBa Lai, ngăn cách với các huyện Giồng Trôm, Ba Tri; phía Đông Nam là biểnĐông Người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, trồng lúavà cây dừa Phụ huynh học sinh chỉ chú trọng các môn như Toán, Tiếng Việt Mộtsố phụ huynh còn cho rằng việc học của con em họ là việc của nhà trường Vì thế,trong suy nghĩ của phụ huynh học sinh, học sinh cho rằng Thể dục và một số mônnhư Mĩ thuật, Giáo dục công dân… là môn phụ Thậm chí, trong đội ngũ giáo viên,cả viên chức quản lý cũng có quan niệm này Một số trường vẫn đưa những phươngpháp dạy học thể dục khá “xưa cũ”, khiến học sinh nhàm chán, chưa kể cơ sở vậtchất như sân bãi, nhà thi đấu, hồ bơi… đều thiếu ở nhiều trường Chính vì vậy, thayđổi trong nhận thức từ cấp lãnh đạo, đến giáo viên bộ môn và sự đầu tư về cơ sở vậtchất, sự quan tâm của phụ huynh, học sinh của xã hội đối với thể dục thể thao học
đường rất quan trọng Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động
giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre” làm đề
tài nghiên cứu nhằm xác định được cơ sở lý luận, phân tích và chỉ ra được thựctrạng, nguyên nhân của thực trạng để từ đó đề xuất các biện pháp tác động vào cáckhâu còn yếu của quản lý hoạt động này sẽ là cơ sở quan trọng tạo nên thành côngtrong quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại,tỉnh Bến Tre hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Các nghiên cứu về giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên
Giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên trong các trường học là một bộphận quan trọng của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục
Trang 10toàn diện cho thế hệ trẻ, tạo ra lớp người tri thức mới, có nawg lực, phẩm chất, cósức khỏe, đó là những con người:Phát triển về trí ruệ, cường tráng về thể chất,phong phú về tinh thần, trong sang về đạo đức” Trong những năm qua, đã có khôngít những công trình nghiên cứu khoa học, những buổi hội thảo có ý nghĩa với nộidung xoay quanh những vấn đề cấp bách về giáo dục thể chất trong các trường họccủa các tác giả nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, đó là:
Với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên Đạihọc Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp” Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ ra thựctrạng giáo dục thể chất cho sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này và đềxuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên Đại họcKinh tế Kỹ thuật Công nghiệp [3]
Tác giả Văn Đình Cường (2020) đã “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượnggiáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học tại thành phố Vinh” Tác giả đãphân tích lý luận và thực trạng về vấn đề này và đề xuất các giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học tại thành phố Vinh [4]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Toàn về “Thực trạng công tác giáo dụcthể chất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam” đã khẳng định giáo dục thể chất là nộidung bắt buộc trong chương trình đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam vàđã đề ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở Học việnNông nghiệp Việt Nam [5]
Ngoài các nghiên cứu về giáo dục thể chất cho sinh viên đã nêu ở trên, thìcũng cónghiên cứu đã tiến hành trên học sinh phổ thông:
Tác giả Vũ Đức Văn (2008) đã nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượnggiáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở của thành phố Hải Phòng Trên cơ sởnghiên cứu, tác giả đã đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chấtcho học sinh trung học cơ sở của thành phố Hải Phòng hiện nay [6]
2.2 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục thể chất
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trong trường học đãcónhiều công trình nghiên cứu khác nhau, đó là:
Trang 11Tác giả Lê Quang Triệu đã chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáodục thể chất tại các trường trung học cơ sở huyện Huế Võ, tỉnh Bắc Ninh” làm luậnvăn thạc sĩ khoa học giáo dục Luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt độnggiáo dục thể chất và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tạicác trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Huế Võ và của Phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện Huế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Tác giả Trần Văn Hồng đã viết luận văn: “Biện pháp quản lý hoạt động giáodục thể chất tại các trường trung học cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố ĐàNẵng” làm luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Đề tài đánh giá thực trạng quản lýgiảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, quản lý bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ của giáo viên, quản lý kế hoạch, quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt độnggiáo dục thể chất, quản lý việc kiểm tra đánh giá Từ đó tác giả đề ra các biện phápnhằm nâng cao hoạt động giáo dục thể chất tại các trường trung học cơ sở quận NgũHành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Nhìn chung việc nghiên cứu để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáodục thể chất chủ yếu tập trung cho các cấp học khác còn cấp tiểu học là chưa được đềcập nhiều Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu để tiếp tục góp phần nâng cao chấtlượng công tác giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục thể chất tạicác trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Trên cơ sở đó, đề xuất một sốbiện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện BìnhĐại, tỉnh Bến Tre góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại các trườngtiểu học hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1 Xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học.
3.2.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các
Trang 12trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
3.2.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại cáctrường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre góp phần nâng cao chất lượng giáodục thể chấttại các trường tiểu học hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại,tỉnh Bến Tre
4.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục thể chất tại 4 trường tiểu học công lập huyện Bình Đại,tỉnh Bến Tre đó là: Trường tiểu học Trần Hoàn Vũ; Trường tiểu học Bùi Sĩ Hùng;Trường tiểu học Bình Thắng và Trường tiểu học Võ Văn Lân với 17 cán bộ quản lývà 133 giáo viên
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích và chỉ ra được thực trạng, nguyên nhâncủa thực trạng để từ đó đề xuất các biện pháp tác động vào các khâu còn hạn chếcủa quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnhBến Tre hiện nay
4.3.2 Giới hạn không gian nghiên cứu:
Nghiên cứu này cũng chỉ tiến hành nghiên cứu tại 4 trường tiểu học công lậphuyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đó là: Trường tiểu học Trần Hoàn Vũ; Trường tiểuhọc Bùi Sĩ Hùng; Trường tiểu học Bình Thắng và Trường tiểu học Võ Văn Lân
4.3.3 Giới hạn cách tiếp cận vấn đề:
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại cáctrường tiểu học công lập theo tiếp cận chức năng quản lý
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài
- Tiếp cận hoạt động: Tiếp cận hoạt độnglà nghiên cứu về quản lý của Hiệu
trưởng, hoạt giáo dục thể chất của giáo viên và hoạt động rèn luyện thể chất của học
Trang 13sinh nhằm làm làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt độnggiáo dục thể chất tại các trường tiểu học.
- Tiếp cận năng lực: Tiếp cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để
luận giải một số các vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, hìnhthức, phương pháp, phương tiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tạitrường tiểu học Trên cơ sở đó, đề xuất nội dung, cách thức tác động các biện phápquản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học nhằm hướng tới sự hìnhthành và phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh về giáo dục thể chất
- Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các
trường tiểu học cần dựa trên các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý đó là: Lậpkế hoạch, tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểuhọc Các chức năng này được thể hiện xuyên suốt trong quá trình quản lý hoạt độnggiáo dục thể chất của chủ thể Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục thể chất cần biếtphối hợp một cách đồng bộ, hài hoà và chặt chẽ các chức năng quản lý trên trongquá trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học
5.2 Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu
a Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục thể chấtvà quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường đại học và phổ thông, luận vănxác định phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận để xây dựng khung lý thuyết của đềtài Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực tiễn của đề tài
b.Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, của cơ quan quảnlý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre, Phòng Giáodục và Đào tạo huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre)
Nghiên cứu các công trình khoa học trong nước liên quan đến đề tài luận văn.Nghiên cứu các số liệu thứ cấp qua (báo cáo của cơ quan quản lý giáo dục,các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, )
Trang 14Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục thể chất của các trường tiểu họchuyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
(2) Phương pháp điều tra bảng hỏi;
(3) Phương pháp phỏng vấn sâu;
(4) Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sẽ được trình bày cụ thể tại chương 2và chương 3 của luận văn
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trườngtiểu học gồm có các khái niệm, các vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục thể chất tạicác trường tiểu học, quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học vàcác yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểuhọc Với cách tiếp cận chức năng quản lý luận văn đã cụ thể hóa những nội dungquản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dụcthể chất tại các trường tiểu học Đây là cách tiếp cận phù hợp với chủ thể quản lý ởtrường tiểu học và đối tượng quản lý là học sinh tiểu học
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất, quản lýhoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng tới quảnlý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tređã được quan tâm thực hiện
Tuy nhiên, việc thực hiện các nội dung quản lý như tổ chức chỉ đạo, quản lý
Trang 15tổ chức nhân sự, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất tạicác trường tiểu học vẫn còn một số hạn chế, bật cập Nghiên cứu đã phát hiện ranhững điểm yếu, hạn chế ở các nội dung quản lý này và nhận diện rõ nguyên nhâncủa hạn chế nhằm đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chấttại các trường tiểu học huyện Bình Đại phù hợp và hiệu quả.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đã phân tích cụ thể vềmục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, đểchuyển giao thực hiện trong thực tiễn Chính vì vậy kết quả nghiên cứu của luận vănlà tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý, giáo viên tại trường tiểu học huyệnBình Đại, tỉnh Bến Tre
7.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểuhọc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Trang 16Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.1.1 Vị trí của trường tiểu học
Điều 2, Điều lệ Trường tiểu học cho rằng “Trường tiểu học là cơ sở giáo dụcphổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản vàcon dấu riêng” [7]
Giáo dục tiểu học có tính nhân văn, dân tộc và hiện đại Trước hết có trìnhđộ văn hóa nói chung, trình độ giáo dục phổ cập cấp tiểu học để học tiếp cấp trunghọc cơ sở Theo Trần Kiểm: “Nhà trường là môi trường học tập, không xây dựngđược môi trường học tập thì không còn là nhà trường nữa”.[8]
Trường tiểu học là công trình văn hóa bền vững hấp dẫn các trẻ em, là nơidiễn ra cuộc sống thật sự của các em, là nơi tạo cho trẻ em hạnh phúc đi học.Trường tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, trực tiếp đảmnhiệm việc giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ từ 6 đến 14 tuổi nhằm hình thành ởhọc sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt namXã hội chủ nghĩa theo mục tiêu giáo dục tiểu học
1.1.2 Mục tiêu của giáo dục tiểu học
Theo mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018: “Mục tiêu giáo dụctiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúngđắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để họcsinh tiếp tục học trung học cơ sở” [9]
Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hóa thành mục tiêu của các mônhọcvà các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học Đặc biệt mục tiêugiáo dục tiểu học đã cụ thể hóa thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh tiểuhọc bao gồm các yêu cầu cơ bản về: kiến thức, kĩ năng, thói quen, niềm tin, thái độ,hành vi, định hướng,…các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phùhợp với từng lớp ở cấp tiểu học
Trang 171.1.3.Nội dung của giáo dục Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
So với Chương trình hiện hành, Chương trình 2018 có ít môn học hơn dothực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới Tuy nhiên, trong Chương trình2018 có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1; Tin học và Công nghệ Chương trình2018 là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tănglên, cụ thể:
+ Lớp 1, 2 có: 07 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trêntuần là 25 (chưa tính môn tự chọn) (Chương trình hiện hành có 10 môn và 23 tiếttrên tuần)
+ Lớp 3 có: 08 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuầnlà 28 tiết (Chương trình hiện hành có 10 môn và 24 tiết trên tuần)
+ Lớp 4, 5 có: 10 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trêntuần là 30 tiết (Chương trình hiện hành có 11 môn, và 26 tiết trên tuần)
Bảng so sánh môn học và thời lượng của chương trình hiện hành và chươngtrình mới.
Môn học/HĐGDSố tiết trongCT mớiSố tiết trongCT hiện hành Ghi chú
Tiếng Việt/Ngữ
Tự nhiên và Xã hội 210 140 Tăng 70 tiết (bổ sung cho lớp 1và lớp 2)
Thay môn học mới, tăng 35 tiết(Bổ sung nội dung Tin học làmôn bắt buộc)
Trang 18- Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàndiện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạtvăn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; hạn chế tình trạng dạythêm, học thêm, giảm áp lực học tập và góp phần giảm tải trong việc tổ chức thựchiện chương trình; đáp ứng yêu cầu quản lý và giáo dục học sinh của gia đình và xãhội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học.
- Định hướng chung của đổi mới chương trình là hướng đến phát triển phẩmchất, năng lực của học sinh Theo đó, học sinh cần tích cực, chủ động tham gia cáchoạt động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổitheo nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệmvụ học tập và trải nghiệm thực tế Tăng cường “tương tác” (giữa: học sinh - giáoviên; học sinh – học sinh; học sinh – Thiết bị dạy học; học sinh – môi trường nơicác em sinh sống; ) Các em được tạo cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và nhữngkiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển Dạy học hướng tới đáp ứng nhucầu phát triển của từng cá nhân học sinh được chú trọng
- Chương trình 2018 là chương trình mở, theo đó địa phương, nhà trường,giáo viên có nhiều quyền và trách nhiệm hơn trong quá trình phát triển, triển khaichương trình giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn Điều này đòihỏi mỗi nhà trường phải đổi mới nhiều trong hoạt động quản lý chuyên môn, pháttriển chương trình giáo dục đến từng cấp, từng khối lớp, từng lớp, thậm chí từngnhóm đối tượng học sinh, từng học sinh
- Chương trình 2018 ở cấp tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngàybố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút
Trang 191.1.4.Yêu cầu về phương pháp giáo dục tiểu học
Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượnghọc sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học,khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đếntình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh
1.2 Hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
1.2.1 Khái niệm giáo dục thể chất và giáo dục thể chất tại trường tiểu học
- Khái niệm giáo dục thể chất:
Nói đến giáo dục thể chất là nói đến giáo dục và phát triển thể chất của conngười Trong quá trình giáo dục thể chất, hình thái và chức năng các cơ quan trongcơ thể từng bước được hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất thể lực, kỹnăng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn Giáo dục thể chất có vaitrò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành năng lực vận động của con người
“Giáo dục thể chất là quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việcgiảng dạy các tác động, rèn luyện các tố chất thể lực, điều khiển quá trình phát triểnthể chất của con người” [10]
Ngoài ra, giáo dục thể chất còn có thể hiểu: “Giáo dục thể chất là tác động cómục đích, có nội dung, có phương pháp, có tổ chức của nhà giáo dục đến đối tượnggiáo dục nhằm nâng cao sức khỏe, hình thành và phát triển các yếu tố thể chất chohọ” [11]
- Khái niệm giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học:
Giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học là quá trình tác động nhiều mặt vàocơ thể các em, tổ chức cho các em vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơthể các em phát triển đều đặn, sức khoẻ được tăng cường, tạo cơ sở cho sự pháttriển toàn diện [12]
1.2.2 Mục tiêu của giáo dục thể chất tại trường tiểu học
Mục tiêu chung: Chương trình tập trung phát triển các năng lực chăm sóc sứckhỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao, nhằm phát triển các tố chất thể lực của
Trang 20học sinh; giúp các em phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; có những phẩmchất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm,người lao động có sức khỏe, có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu pháttriển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đạitoàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Mục tiêu cấp tiểu học: Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh có kỹ năng vậnđộng đúng, hình thành thói quen tập luyện, biết giữ vệ sinh thân thể và chăm sócsức khoẻ, vệ sinh môi trường để phát triển thể chất phù hợp với độ tuổi; bước đầuhình thành nếp sống lành mạnh, hoà đồng với mọi người; hình thành năng lực tựhọc và cách tổ chức một số hoạt động đơn giản [13]
1.2.3 Nội dung chương trình giáo dục thể chất tại trường tiểu học
Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận độngvà phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như:các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thểthao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao
Nội dung giáo dục thể chất được phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạngiáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cáchchăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng caosức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hìnhthành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở đểphát triển toàn diện Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thaophù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Giáo dục thể chất đượcthực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao Học sinh được chọn nộidung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứngcủa nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể,phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh cónăng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp.[14]
Trang 21Bảng 1.1 Nội dung chương trình ở các lớpNội dungLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5
Kiến thức chung
Vệ sinh sântập, chuẩn bịdụng cụ trongtập luyện
Vệ sinh cánhân, đảmbảo an toàntrong tậpluyện
Những yếu
trường tựnhiên có lợi,có hại trongtập luyện
Vệ sinhtrong giờhọc: khởiđộng, tậpluyện, hồiphục, nghỉngơi sau tập luyện
Chế độ ănuống đảmbảo dinhdưỡng trongtập luyện
Đội hình đội ngũ
- Các tư thếđứng nghiêm,đứng nghỉ- Tập hợp độihình hàng dọc,hàng ngang,dóng hàng,điểm số
- Động tácquay cáchướng
- Trò chơi rènluyện đội hìnhđội ngũ
- Biến đổiđội hình- Động tácgiậm chântại chỗ,đứng lại- Trò chơirèn luyện độihình đội ngũ
- Biến đổiđội hình- Động tácđi đều
- Trò chơirèn luyện độihình đội ngũ
-Động tác điđều vòng cáchướng
- Trò chơirèn luyện độihình đội ngũ
- Luyện tậpcác nội dungđội hình, độingũ đã học- Trò chơirèn luyệnđội hình độingũ
Bài tập rènluyện tư thế vàkĩ năng vậnđộng cơbản
Trò chơi vậnđộng
- Các tư thếhoạt động vậnđộng cơ bảncủa đầu, cổ,tay, chân
- Các hoạtđộng vận độngphối hợp củacơ thể
- Trò chơi rènluyện kĩ năngvận động vàphản xạ
- Các bài tậpphối hợp dichuyển cáchướng
- Các độngtác quỳ,ngồi cơ bản- Trò chơirèn luyện kĩnăng vậnđộng vàphản xạ
- Các bài tậpdi chuyểnvượt chướngngại vật- Các bài tậprèn luyện kĩnăng tung,bắt bằng tay- Trò chơirèn luyện kĩnăng vậnđộng vàphản xạ
- Các bài tậprèn luyện kĩnăng thăngbằng
- Các bài tậprèn luyện kĩnăng bật,nhảy
- Trò chơirèn luyện kĩnăng phốihợp vậnđộng
- Các bài tậprèn luyện kĩnăng lăn,lộn
- Các bài tậprèn luyện kĩnăng leo,trèo
- Trò chơirèn luyện kĩnăng phốihợp vậnđộng
Trang 22Thể dục pháttriển chung, Thể dục nhịpđiệu
- Các động tácthể dục phùhợp với đặcđiểm lứa tuổi- Trò chơi bổtrợ khéo léo
- Các độngtác thể dụcphù hợp vớiđặc điểmlứa tuổi- Trò chơibổ trợ khéoléo
- Các độngtác thể dụcphù hợp vớiđặc điểmlứatuổi
- Trò chơibổ trợ khéoléo
- Các độngtác thể dụckết hợp sửdụng cácđạo cụ (cờ,hoa, vòng,gậy, …) phùhợp với đặcđiểm lứatuổi
- Trò chơibổ trợ khéoléo
- Các độngtác thể dụckết hợp sửdụng đạo cụ(cờ, hoa,vòng, gậy,…) phù hợp với đặcđiểm lứatuổi
- Trò chơiphát triểnkhéo léo
Thể thao tự chọn
- Tập luyệnmột trong cácnội dung thểthao phù hợpvới đặc điểmlứa tuổi
- Trò chơi vậnđộng bổ trợmôn thể thaoưa thích
- Tập luyệnmột trongcác nội dungthể thao phùhợp với đặcđiểm lứatuổi
- Trò chơivận động bổtrợ môn thểthao ưathích
- Tập luyệnmột trongcác nội dungthể thao phùhợp với đặcđiểm lứatuổi
- Trò chơivận động bổtrợ môn thểthao ưathích
- Tập luyệnmột trongcác nội dungthể thao phùhợp với đặcđiểm lứatuổi
- Trò chơivận động bổtrợ môn thểthao ưathích
- Tập luyệnmột trongcác nội dungthể thao phùhợp với đặcđiểm lứatuổi
- Trò chơivận động bổtrợ môn thểthao ưathíchÔn tập,
kiểm tracuối họckì, cuốinăm họcvà tiêu chuẩn rènluyện thân thể
Trang 23Bảng 1.2 Yêu cầu cần đạt theo nội dung chương trình từng khối lớpLớpYêu cầu cần đạt
1
–Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện.–Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.– Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động tác bài tập thể dục;các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; các động tác cơ bản của nội dungthể thao được học
– Tham gia chơi tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong,phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích
–Hoàn thành lượng vận động của bài tập.– Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể Bước đầu hìnhthành thói quen tập thể dục
2
–Biết thực hiện vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện.–Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.– Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động tác bài tập thể dục;các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; các động tác cơ bản của nội dungthể thao và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể
– Tham gia tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong,phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích
–Hoàn thành lượng vận động của bài tập.– Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể Bước đầu hìnhthành thói quen tập luyện thể dục thể thao
3
–Bước đầu biết lựa chọn môi trường tự nhiên có lợi trong tập luyện.–Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.– Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động tác bài tập thể dục;các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; các động tác cơ bản của nội dungthể thao và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể – Tham gia tíchcực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ và bổ trợmôn thể thao ưa thích
Trang 24–Bước đầu tự sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.–Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
– Nghiêm túc, tích cực, trung thực trong tập luyện Hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao
–Biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.–Hoàn thành lượng vận động của bài tập
–Thể hiện sự yêu thích và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
–Biết sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.– Hoàn thành lượng vận động của bài tập
–Có trách nhiệm với tập thể và ý thức giúp đỡ bạn trong tập luyện.–Tự giác, dũng cảm, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.1.2.4 Phương pháp giáo dục thể chất tại trường tiểu học
Môn Giáo dục thể chất vận dụng phương pháp giáo dục tích cực, lấy học sinh
Trang 25làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giáo viên làngười thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho họcsinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham giacác hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thểchất Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trựcquan, sử dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn, ; sử dụngnguyên tắc đối xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ học sinh; kết hợp dụng cụ, thiết bịphù hợp, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ họcsinh động, hiệu quả Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạtđộng tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy họctự chọn, để đảm bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chấtchủ yếu và năng lực chung Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bàihát, bản nhạc, để tạo không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho họcsinh yêu thích và đam mê tập luyện thể thao.
1.3 Quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
1.3.1 Quản lý và chức năng quản lý
1.3.1.1 Khái niệm quản lý
Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý:- Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đã từngnói: “Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân và điềuđó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo”
- Theo Haror Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phốihợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định.”
- Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1977: “Quản lý là chức năng củanhững hệ thống có tổ chức với bản chất xã hội khác nhau (xã hội, sinh vật, kĩ thuật)nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện nhữngchương trình, mục đích của hoạt động” [17]
- Quản lý là hoạt động quan trọng trong việc đảm bảo vận hành trơn tru củamột tổ chức hay một bộ máy
Trang 26- Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch củachủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tốtham gia và hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa hoạt động của cáckhâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biếnđộng của môi trường.
- Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội, bất kỳ ở đâu, lúc nàocon người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt được mục đích chung đều xuất hiệnquản lý
- Quản lý là trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạtđộng nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luậtkhách quan
Có thể nói quản lý được nhìn dưới các góc độ khác nhau, sự đa dạng về cáccách tiếp cận dẫn đến sự phong phú về các khái niệm về quản lý Tuy nhiên, ta có
thể hiểu: Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật giúp cho các nhà quản lý khai
thác và sử dụng các nguồn lực với các mức chi phí thấp nhất để đạt được kết quảmục tiêu cao nhất.
1.3.1.2 Chức năng quản lý
Quản lý có các chức năng cơ bản bao gồm:- Dự đoán: là phán đoán trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng mà trongtương lai có thể xảy ra trong sự phát triển của một hệ thống quản lý Dự đoán baogồm cả các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cả các yếu tố tác động của môi trường bênngoài tới hệ thống các yếu tố tác động của chính môi trường bên trong và đưa rachiến lược quản lý phù hợp
- Lên kế hoạch: là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý,
nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, chương trình hành động và bước đi cụ thểtrong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý
- Tổ chức: là để xác định vai trò nhiệm vụ hay chức vụ của từng cá nhân, bộphận Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽ thành một hệthống, hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất trong đó mỗi bộ phận, mỗi
Trang 27cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu chung của hệ thống Một tổ chứccũng được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện các mục tiêu của hệthống với mức tối thiểu về chi phí cho bộ máy.
- Khích lệ, động viên nhằm phát huy khả năng vô tận của con người vào quátrình thực hiện mục tiêu của hệ thống Chức năng này được đặc biệt áp dụng trongquản lý nhân sự, trong đó cần phải xác định những yếu tố tạo thành động cơ thúcđẩy mọi người đóng góp có kết quả và hiệu quả tới mức có thể được cho hệ thống.Động cơ thúc đó nói lên các xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng và nhữngthôi thúc đối với con người
- Điều chỉnh là nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạtđộng của hệ thống để duy trì các mối quan hệ bình thường giữa bộ phận điều khiểnvà bộ phận chấp hành; giữa bộ máy quản lý với hoạt động của hàng trăm, hàngnghìn người sao cho nhịp nhàng, ăn khớp với nhau Trong hệ thống khi có bất cậpnào đó thì cần phải được điều chỉnh ngay lập tức để ổn định lại hệ thống
- Kiểm tra là để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, bao gồm cảviệc đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động, là một chức năng cóliên quan đến mọi cấp quản lý căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đã định Kế hoạchhướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, còn kiểm tra xácđịnh xem chúng hoạt động có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không
- Đánh giá và hoạch toán là nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tincần thiết để đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý và dự kiến quyết địnhbước phát triển mới
- Lãnh đạo, chỉ đạo: Chủ thể quản lý định ra các chủ trương, đường lối,nguyên tắc hoạt động và vận hành các hoạt động của tổ chức; đưa ra các mệnh lệnh,các chỉ thị, các thông báo, các yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ; truyền đạt thông tinđến các thành viên, sử dụng các phương pháp, phương tiện trong quản lý; điềukhiển, điều chỉnh các hoạt động [18]
Trang 281.3.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
1.3.2.1 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
Từ khái niệm quản lý, khái niệm hoạt động giáo dục thể chất cho học sinhtiểu học, luận văn xác định khái niệm quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trườngtiểu học như sau:
Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi chọn khái niệm
công cụ: “Quản lý giáo dục thể chất là sự tác động liên tục mang tính mục đích,
tính kế hoạch của quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kếhoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụgiảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất chohọc sinh theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêucầu phát triển của xã hội”.
Từ các khái niệm nêu trên, đề tài xác định nhiệm vụ của công tác quản lýgiáo dục thể chất trong nhà trường phải đưa một chương trình giảng dạy thể dụcthống nhất có tính kế thừa Đồng thời xác định mục tiêu công tác thể dục thể thaotrong thế hệ trẻ không chỉ kiến thức, thể lực, kỹ năng động tác thể thao mà cần cókế hoạch, chế độ thích hợp để động viên việc tổ chức hướng dẫn hoạt động ngoạikhóa cho học sinh
Trong công tác giáo dục thể chất phải đảm bảo tốt việc tổ chức tập luyện,huấn luyện, giảng dạy, thi đấu thể thao trong học sinh Tổ chức các câu lạc bộ thểdục thể thao, thành lập các đội tuyển thể thao trong học sinh, có như vậy công tácgiảng dạy và quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường mới có chiều sâuvà hiệu quả cao
1.3.2.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
Trong nghiên cứu này, tiếp cận chức năng quản lý được chọn làm cách tiếpcận khoa học chính để xác định các nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất tạitrường tiểu học Các nội dung quản lý hoạt động này được xác định có 4 nội dungquản lý sau đây: (1) Lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học;(2) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học; (3) Chỉ đạo hoạt động
Trang 29giáo dục thể chất tại trường tiểu học; (4) Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thểchất tại trường tiểu học.
1) Lập kế hoạch hoạt đông giáo dục thể chất tại trường tiểu học:
- Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theotrình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra
- Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lậpkế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọngđối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chươngtrình hành động trong tương lai
- Lập kế hoạch là việc liệt kê ra tất cả công việc cần làm trong một danh sách,sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, sự quan trọng, cấp thiết cần làm trước haysau Lập kế hoạch giúp nhà quản lý định lượng được những công việc cần làm,không bị bỏ sót, cách lập kế hoạch giúp tư duy hệ thống hơn về công việc cần làm,giúp rút ngắn thời gian làm việc, sắp xếp khoảng trống để nghỉ ngơi, đặc biệt giúpchúng ta luôn đúng hẹn và có khả năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra
- Khi lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học, hiệu trưởng trường tiến hành các công việc sau:
+ Xác định mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục thể chất của trường.+ Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất của trường; xác định điểm mạnh, điểm yếu hoạt động giáo dục thể chất của trường đã tiến hành trong thời gian qua
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất của trường cụ thể cho từng khối lớp
+ Xác định các biện pháp, các hoạt động cụ thể để thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất phù hợp với từng khối lớp
+ Xây dựng kế hoạch khung kinh phí các nguồn lực, chi phí cho hoạt động giáo dục thể chất
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý,giáo viên về hoạt động giáo dục thể chất
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức bộ máy nhân sự, phối hợp các lực lượng trong
Trang 30và ngoài trường đối với hoạt động giáo dục thể chất của trường.
Trên cơ sở bản kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất của trường, hiệu trưởngcùng với cán bộ quản lý chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tiểu học từng hoạt động cụthể dựa trên bản kế hoạch chung Dự kiến về thời gian thực hiện, nội dung chươngtrình giáo dục, các chủ đề cần thực hiện trong hoạt động giáo dục thể chất tại trườngtiểu học Dựa trên những yêu cầu, quy định chung, giáo viên lập kế hoạch từng hoạtđộng đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức hoạt động giáo dục thể chất phùhợp với đặc thù và đối tượng học sinh của từng khối, lớp Tổ chức những sinh hoạtchuyên đề về từng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học, thốngnhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phương pháp, trao đổi kinh nghiệm lậpkế hoạch hoạt động với những nội dung khó triển khai Hiệu trưởng, phó hiệutrưởng và các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc chuẩn bịhoạt động giáo dục thể chất của giáo viên nhằm phát huy ưu điểm và hỗ trợ kịp thờinhững khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong khi thực hiện hoạt động giáo dụcthể chất tại trường tiểu học
2) Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học.
Trên cơ sở kế hoạch tổ chức bộ máy nhân sự trong hoạt động giáo dục thểchất tại trường tiểu học nhà quản lý tiến hành:
- Bộ phận tham gia hoạt động giáo dục thể gồm: hiệu trưởng, phó hiệutrưởng, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên, nhân viên và các bộ phận khác trựctiếp tham gia hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
- Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia hoạt động giáo dục thểchất: bộ phận chỉ đạo (cán bộ quản lý), bộ phận chỉ đạo trực tiếp (tổ trưởng chuyênmôn và các bộ phận có liên quan), bộ phận tham gia giáo dục trực tiếp (giáo viên)
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, thao giảng, hội giảng,… hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
- Xác lập cơ chế phối hợp làm việc giữa các bộ phận giáo dục và quản lý hoạtđộng giáo dục thể chất tại trường tiểu học
3) Chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
Trang 31Hiệu trưởng điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động giáo dục thể chất tạitrường tiểu học, động viên các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất tạitrường tiểu học thực hiện nhiệm vụ được phân công, nhằm đạt được mục tiêu hoạtđộng giáo dục thể chất tại trường tiểu học, hình thành được thể chất cần thiết tạitrường tiểu học Nội dung chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu họcbao gồm:
- Xác định phương hướng, mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
- Ra các quyết định về hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học.- Động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học hoàn thành nhiệm vụ công việc
- Tổ chức thực hiện các nội dung của hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
- Tổ chức các hình thức hoạt động phù hợp để hoạt động giáo dục thể chất tạitrường tiểu học
- Điều chỉnh kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học (nếu cần)
- Sơ, tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
4) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
Kiểm tra đánh giá là chức năng của quản lý thông qua đó cá nhân, nhóm, tổchức theo dõi, giám sát hoạt động và kết quả hoạt động, uốn nắn sửa chữa những sailệch cần thiết Kiểm tra đánh giá bao gồm 3 nội dung: xây dựng tiêu chuẩn kiểm trađánh giá trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra, giám sát hoạt động và đối chiếuvới mục tiêu; điều chỉnh sai lệch cần thiết
Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học là chứcnăng của quản lý, thông qua đó cán bộ quản lý theo dõi giám sát hoạt động và kếtquả hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học và uốn nắn sửa chữa những sai
Trang 32lệch cần thiết trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trườngtiểu học.
Đây là nội dung cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và quản lý hoạtđộng giáo dục thể chất tại trường tiểu học nói riêng, nhằm uốn nắn, điều chỉnh kịpthời nội dung phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểuhọc cho phù hợp, đúng hướng
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểuhọc gồm các hoạt động sau:
- Xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểuhọc
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểuhọc thông qua các hoạt động
- Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
- Phát hiện các sai sót và kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học phù hợp
- Sử dụng kết quả kiểm tra hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học để đánh giá cán bộ giáo viên trong trường tiểu học
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học
1.4.1 Nhóm yếu tố thuộc về hiệu trưởng và các nhà quản lý trường tiểu học
Hiệu trưởng cùng các nhà quản lý trường tiểu học (phó hiệu trưởng, tổtrưởng chuyên môn) là những người quản lý nhà trường tiểu học và có vai trò quyếtđịnh đối với chất lượng hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học Vì vậy, cácyếu tố thuộc về hiệu trưởng và nhà quản lý trường tiểu học có ảnh hưởng nhiều đếnhoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học Các yếu tố thuộc về hiệu trưởng vàcác nhà quản lý trường tiểu học bao gồm:
- Nhận thức của hiệu trưởng về vai trò của hoạt động giáo dục thể chất tạitrường tiểu học
Trang 33- Năng lực, trình độ quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học.
- Tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
- Vốn tri thức và kinh nghiệm của hiệu trưởng.- Sự chỉ đạo đúng hướng và tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho giáoviên trong trường tiểu học
Hiệu trưởng là người có ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học hoạt động giáodục thể chất của giáo viên, học sinh Quản trị hoạt động hoạt động giáo dục thể chấtcủa hiệu trưởng có hiệu quả thì chất lượng giáo dục thể chất sẽ tăng và ngược lại.Cụ thể, nếu Hiệu trưởng thích văn nghệ thì học sinh dễ làm văn nghệ, Hiệu trưởngthích thể thao thì phong trào thể dục thể thao sẽ phát triển, phong cách làm việccủa Hiệu trưởng sẽ ảnh hưởng đến cả môi trường hoạt động của nhà trường [19]1.4.2 Nhóm yếu tố thuộc về giáo viên dạy giáo dục thể chất
Giáo viên và học sinh trong các trường tiểu là hai lực lượng quan trọng cơbản của trường tiểu học Hai lực lượng cơ bản này và sự tương tác trong hoạt độngcủa giáo viên và học sinh có ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý hoạt động giáo dụcthể chất tại trường tiểu học của các cán bộ quản lý trong nhà trường tiểu học
- Trình độ năng lực và kinh nghiệm của giáo viên khi tham gia giáo dục đóngvai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục thể chấttại trường tiểu học
- Ý thức làm việc của giáo viên chi phối hoạt động giáo dục thể chất tại trườngtiểu học Nếu giáo viên có ý thức làm việc tốt, có trách nhiệm với công việc thì việcthực hiện các hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học được hình thành vàphát triển tốt
- Lòng yêu nghề mến trẻ của bản thân giáo viên.- Sự phối hợp giữa giáo viên với các lực lượng tham gia hoạt động giáo dụcthể chất tại trường tiểu học trong và ngoài nhà trường sẽ góp phần quyết định chấtlượng hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
Trang 341.4.3 Các yếu tố thuộc về gia đình học sinh
Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng hình thành, nuôi dưỡng vàgiáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp.Học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng nhất định từ các yếu tố thuộc về gia đình Bởi lẽ,thời gian trong một ngày của các em phần lớn vẫn là ở gia đình Do vậy, các yếu tốthuộc về gia đình có ảnh hưởng nhất định tới quản lý hoạt động giáo dục thể chất tạitrường tiểu học Trong đó gồm có các yếu tố như:
- Quan điểm của gia đình học sinh về hoạt động giáo dục thể chất tại trườngtiểu học
- Sự nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất tại trườngtiểu học
- Sự phối hợp của gia đình với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục thểchất tại trường tiểu học
- Sự quan tâm của gia đình học sinh về hoạt động giáo dục thể chất tại trườngtiểu học
1.4.4 Yếu tố môi trường và điều kiện cơ sở vật chất
Quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Vụ giáo dục tiểu học về giáo dục thể chấttại các trường tiểu học là định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo dục thể chất nhằmđảm bảo mục tiêu của giáo dục thể chất tại trường tiểu học
- Sự tạo điều kiện về tinh thần và vật chất;- Cơ chế văn bản, nghị quyết, chính sách;
-Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường và xã hội;-Sự động viên, khen thưởng và chế độ chính sách đối với GV tiểu học.-Sự phát triển văn hóa – kinh tế - xã hội của địa phương
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Công văn 3833/BGDĐT-GDTC năm 2019về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học năm hoc2019-2020 Qua đó thực hiện các nhiệm vụ chung: Tiếp tục triển khai có hiệu quả
Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2020, định hướng 2025 ban hành theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày17/6/2016; Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho
Trang 352016-trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, timmạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn2018-2025” và các chương trình, đề án liên quan đến giáo dục thể chất, y tế trườnghọc; xây dựng kế hoạch thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật được ban hànhtheo Luật Giáo dục năm 2019 Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hoạt độngthể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, trang bị kiến thức, kỹnăng vận động cơ bản, hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, thực hiệnmục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên; củng cố, kiện toàn và tăngcường hiệu quả hoạt động y tế trường học, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe,tư vấn, phòng, chống dịch bệnh, bệnh học đường và các bệnh không lây nhiễm đốivới trẻ em, học sinh, sinh viên, tích cực triển khai công tác bảo hiểm y tế học sinh,sinh viên, phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế; đẩy mạnh xâydựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích, tăng cường tuyên truyền,giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên về phòng,tránh tai nạn đuối nước, đặc biệt vào các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ; khuyến khích dạy bơikết hợp với hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh đuối nước cho học sinh, sinh viên; tiếptục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện tổ chức hiệu quả môn họcgiáo dục thể chất, các hoạt động thi đấu thể thao học sinh, sinh viên, nhà giáo, cánbộ quản lý; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo, cán bộquản lý làm công tác giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học đáp ứng yêu cầunâng cao chất lượng giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học [20]
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Công văn 3520/BGDĐT-GDTC năm 2020
về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học năm hoc2020-2021 nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tếtrường học trong các cơ sở giáo dục; triển khai hiệu quả các tài liệu, học liệu giáodục nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn trong hoạt động giáo dục thểchất, chủ động phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh, sinh viên;tổ chức có hiệu quả câu lạc bộ thể thao trường học; triển khai thực hiện Đề án đảmbảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường các hoạt động vận động nhằm nâng cao tầmvóc, thể chất của trẻ em, học sinh, sinh viên; tăng cường các biện pháp phòng ngừa,ứng phó với dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 Tổ chức thành công Hội
Trang 36khỏe Phù Đổng tại các khu vực và Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm2021 Hoàn thiện và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục thể chất vày tế trường học của trẻ em, học sinh, sinh viên trong hệ thống cơ sở dữ liệu ngànhGiáo dục [21]
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận trong và ngoài nước,luận văn đã xác định được vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục dục thể chấttại các trường tiểu học Trong đó bao gồm các nội dung sau: Các khái niệm cộng cụ,gồm có: khái niệm quản lý, hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động giáo dục thể chấttại trường tiểu học, quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học Luậnvăn cũng đã xác định được những vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục thể chất tạitrường tiểu học, trong đó đã phân tích lý luận về mục tiêu, nội dung, hình thức,phương pháp giáo dục thể chất tại trường tiểu học Dựa trên cách tiếp cận chính làtiếp cận chức năng quản lý, luận văn cũng đã xác định rõ 4 nội dung quản lý hoạtđộng giáo dục thể chất tại trường tiểu học đó là: lập kế hoạch hoạt động giáo dục thểchất tại trường tiểu học; Tổ chức bộ máy, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kếhoạch hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểuhọc bao gồm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý trong trường tiểu học; các yếu tốthuộc về giáo viên trường tiểu học; các yếu tố thuộc về gia đình học sinh; các yếu tốthuộc về môi trường và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục thểchất tại trường tiểu học
Cơ sở lý luận trên là khung lý thuyết để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lýhoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn, đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học góp phầnnâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu họchuyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre hiện nay
Trang 37Chương 2THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤTTẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE
2.1 Khái quát chung về giáo dục tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
2.1.1 Quy mô, mạng lưới giáo dục tiểu học huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Huyện Bình Đại có 23 trường tiểu học với 381 lớp và 10.822 học sinh Tỷ lệhuy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; có 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáodục tiểu học mức độ 3, tỷ lệ 100%; có 11 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ47,78% Hiệu quả đào tạo 5 năm là 97,10% (tăng 0,05 so năm học trước)
Toàn huyện đã phủ kín việc tổ chức dạy môn Tiếng Anh cho học sinh khốilớp 3, 4, 5 với 226 lớp và 6.862 học sinh, trong đó có 17 trường dạy Tiếng Anh theochương trình mới 4 tiết/tuần với 99 lớp và 2890 học sinh Bên cạnh đó có 06 trườngtổ chức dạy làm quen Tiếng Anh cho học sinh lớp 1 và lớp 2 với 25 lớp 719 họcsinh Số học sinh được học môn Tin học là 5.970 Tăng cường dạy học 2 buổi/ ngày(9-10 buổi/tuần) ở những nơi có điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên
2.1.2 Đội ngũ giáo viên các trường dục tiểu học huyện Bình Đại, tỉnhBến Tre
Toàn huyện có: 656 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Tổng số biên chế:656 /656 Trong đó: cán bộ quản lý: 47; giáo viên: 547; Nhân viên: 62
Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn đạt tỷ lệ 80%; Trên chuẩn đạt tỷ lệ 0.3%.Tỷlệ giáo viên/lớp là 1.47; Cán bộ quản lý và giáo viên biết ứng dụng công nghệ thôngtin trong công tác quản lý và dạy học đạt tỷ lệ 90.5%; 100% nhân viên được tậphuấn nghiệp vụ theo quy định; 100% cán bộ quản lý và giáo viên được tiếp cận, tậphuấn, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên và các mô đun nâng cao bằng hình thứcE-learning và trực tiếp; 100% giáo viên dạy giáo dục thể chất được đào tạo đầy đủcác quy định về chuyên môn, nghiệp vụ dạy giáo dục thể chất ở tiểu học
- Công tác tham mưu xây dựng và thực hiện chính sách cho giáo viên tiểu học:+ Đảm bảo thực hiện đúng chế độ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúngquy định Đối với giáo viên dạy 2 buổi/ngày tính 1,5 giáo viên /lớp; riêng giáo viên
Trang 38dạy lớp 1 buổi/ngày tính 1.2 giáoviên/lớp Thực hiện chế độ chính sách: nâng lươngthường xuyên và trước hạn thực hiên theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày31/7/2013 của Bộ Nội vụ.
+ Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên tiểuhọc và chế độ chính sách cho học sinh nghèo được hỗ trợ chi phí học tập được thựchiện tốt và chi trả kịp thời tới từng đối tượng
+ Triển khai thực hiện hướng dẫn quy hoạch nguồn cán bộ quản lý cáctrường tiểu học
- Kết quả thực hiện bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo Chương trình bồidưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học
- Tiếp tục thực hiện Công văn số 1748/SGD&ĐT-GDTrH-TX ngày 11 tháng9 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre, kết quả: có 100% trường học tổchức cho giáo viên bồi dưỡng thường xuyên và chỉ đạo cho giáo viên tự bồi dưỡngtheo tài liệu hướng dẫn
- Chỉ đạo giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chứcdạy học Đặc biệt là vận dụng phương pháp dạy học phân hóa các đối tượng họcsinh Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện phápcụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn Do năng lực học sinh khôngđồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thànhnhiệm vụ; hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoànthành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành; cũng như dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Trong từng hoạt động, trongtừng tiết dạy chú ý hình thành năng lực và phẩm chất học sinh
- Chỉ đạo và kiểm tra công tác tổ chức các kỳ kiểm tra định kỳ Đồng thờiyêu cầu các trường tiến hành sơ kết học kỳ I nghiêm túc, có hiệu quả, xây dựng kếhoạch nâng cao chất lượng trong học kỳ II nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể đểmang lại hiệu quả năm học tới
- Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm và giao lưu cho giáo viên và học sinhnhư: Giao lưu: “Toán Tiểu học”; Hội thi tìm hiểu An toàn giao thông cấp huyện; Tổ
Trang 39chức hội thao, Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện; Tổ chức tốt Hội thi giáo viên chủnhiệm giỏi cấp huyện.
- Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học Toànhuyện có trên 92% cán bộ quản lý và giáo viên biết soạn giáo án điện tử; 100% giáoán được đánh máy vi tính, trình bày sạch đẹp,…Tất cả các trường tiểu học đã tổchức rút kinh nghiệm về đánh giá học sinh tiểu học cho tất cả cán bộ quản lý vàgiáo viên Đồng thời cũng đã tiếp tục tổ chức tập huấn về cách đổi mới đánh giá họcsinh tiểu học và cách ra đề kiểm tra theo hướng nâng cao năng lực người học Bêncạnh đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các đơn vị đổi mới trong đánhgiá thường xuyên nhằm góp phần phát triển năng lực học sinh
2.1.3 Khái quát nhiệm vụ giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyệnBình Đại, tỉnh Bến Tre
Nhiệm vụ chung của giáo dục thể chất nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thểchất, hoạt động thể thao trong các trường tiểu học; triển khai hiệu quả các tài liệu,học liệu giáo dục nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn trong hoạt độnggiáo dục thể chất, chủ động phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho họcsinh tiểu hoc; tổ chức có hiệu quả câu lạc bộ thể thao trường học; triển khai thựchiện Đề án đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường các hoạt động vận động nhằmnâng cao tầm vóc, thể chất của học sinh; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ứngphó với dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 Tham gia Hội khỏe Phù Đổngcấp huyện, tỉnh năm 2021 Hoàn thiện và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệuvề giáo dục thể chất và y tế trường học của học sinh trong hệ thống cơ sở dữ liệungành Giáo dục
Tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất gắn liền với nội dung môn học nhằmđa dạng hóa các hoạt động vận động, khuyến khích học sinh tích cực, chủ độngtham gia rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất; duy trì tổ chức các giải thi đấu thểthao cấp trường, cụm trường, cấp Ngành cho học sinh Đẩy mạnh việc thành lập vàduy trì hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ thể thao trong các trường; duy trì việc tậpluyện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy các bài võ Cổ truyền, võ Vovinam
Trang 40cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin, hướng dẫn khai thác, sử dụng và tham gia các hoạt động giáodục thể chất trên không gian mạng an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác xã hộihóa, tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội, các chương trình, dựán hỗ trợ nhằm phát triển công tác giáo dục thể chất và phong trào thể thao trườnghọc trong các hoạt động giáo dục, giờ học Giáo dục thể chất nhằm trang bị cho họcsinh cách nhận biết nguy cơ đuối nước; Bồi dưỡng chuyên môn và công tác kiểmtra, đánh giá: Tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệpvụ, phương pháp, hình thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động thể thao cho đội ngũgiáo viên, giảng viên làm công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học; Tậphuấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài cácmôn thể thao thuộc chương trình Hội khỏe Phù Đổng cho đội ngũ giáo viên giáodục thể chất; Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước vàphương pháp sơ cấp cứu cho đội ngũ cán bộ giáo viên cốt cán của các sở Giáo dụcvà Đào tạo; Tập huấn, hướng dẫn lập kế hoạch và thực hiện giám sát và đánh giácác hoạt động về dinh dưỡng hợp lý trong trường học Đồng thời tăng cường kiểmtra, đánh giá việc tổ chức và kết quả thực hiện công tác giáo dục thể chất, hoạt độngthể thao và y tế trường học; công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nướchọc sinh tại các cơ sở giáo dục.
2.2 Mẫu khảo sát, địa bàn khảo sát và phương pháp khảo sát thực trạng
2.2.1 Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát thực trạng
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát trên 4 trường tiểu học gồm: Trường tiểuhọc Trần Hoàn Vũ, Trường tiểu học Bùi Sĩ Hùng, Trường tiểu học Bình Thắng,Trường tiểu học Võ Văn Lân
Khách thể tham gia khảo sát gồm có: 1) 12 người là cán bộ quản lý các trườngtiểu học (4 hiệu trưởng và 8 phó hiệu trưởng); 2) 141 người là tổ trưởng chuyênmôn, giáo viên dạy giáo dục thể chất của các trường tiểu học công lập trên địa bànhuyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu trên các khách thể sau đây: 4 cán bộ