1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luận văn thạc sĩ khoa học ngôn ngữ ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng việt

238 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ A NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT (So sánh với thành ngữ tiếng anh) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

NĂM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

2MỞ ĐẦU

40.1 Lý do chọn đề tài 4

0.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4

0.3 Đối tượng và phạm vi của luận văn 7

0.4 Phương pháp nghiên cứu 8

0.5 Tư liệu nghiên cứu 8

0.6 Đóng góp của luận văn 9

0.7 Bố cục luận văn 10

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 11

1.1.Khái niệm về thành ngữ 11

1.2 Thành tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt 16

1.3 Thành tố chỉ động vật được dùng trong thành ngữ tiếng Anh 20

1.4 So sánh đối chiếu thành tố chỉ động vật trong thành ngữ Việt-Anh 21

CHƯƠNG 2 : NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

322.1 Khái quát về ngữ nghĩa - văn hoá của từ 32

Trang 3

2.2 Ngữ nghĩa văn hoá của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ 35

2.3 Ngữ nghĩa - văn hoá các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 39

2.4 Ngữ nghĩa - văn hoá của từ ngữ chỉ bộ phận động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 60

2.5 Quan hệ giữa các thành tố chỉ động vật trong thành ngữ 72

2.6 Thành ngữ so sánh có thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt 81

KẾT LUẬN

89TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 4

MỞ ĐẦU 0.1 Lý do chọn đề tài

Mỗi ngôn ngữ, thông qua ngôn từ có những cấu trúc tạo nghĩa khác nhau.Những cấu trúc này thể hiện tư duy văn hoá dân tộc, tâm lý, trí thông minh vàsự tài hoa của người bản ngữ Thành ngữ là một trong những cấu trúc tạonghĩa ấy Thành ngữ không chỉ có tác dụng làm cho lời văn hay, hình tượngđẹp mà còn có tác dụng diễn tả ý tưởng một cách sâu sắc, tế nhị, hàm súc.Đặc biệt là thành ngữ có thành tố chỉ động vật

0.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Do vị trí quan trọng trong kho từ vựng của một ngôn ngữ, thành ngữ đã thu hútđược sự quan tâm của giới nghiên cứu Thành ngữ không chỉ là đối tượngnghiên cứu của ngôn ngữ học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các ngànhkhoa học xã hội và nhân văn khác

Việc sử dụng thành tố chỉ động vật trong các kết cấu thành ngữ thể hiện nétđộc đáo của nhân dân lao động, phản ánh tâm lý - văn hoá một dân tộc, gópphần tạo nên tính dị biệt trong cách diễn đạt bằng ngôn từ, trong cách nhìn,cách nghĩ của mỗi dân tộc đối với hiện thực khách quan Cùng chỉ một kháiniệm, một hiện tượng, một trạng thái tình cảm nhưng mỗi dân tộc sử dụngnhững yếu tố động vật khác nhau để diễn đạt Những yếu tố chỉ động vật nàythể hiện nét ngữ nghĩa - văn hoá của từng dân tộc và thường được gọi là thànhtố văn hoá Thí dụ, để chỉ chuyện ăn nhiều, người Việt Nam dùng hình ảnh

con cọp, con trâu, con rồng (ăn như hùm đổ đó, ăn như trâu, ăn như rồngcuốn…), người Anh lại dùng hình ảnh con ngựa (eat like a horse) Còn khi chỉchuyện ăn ít, người Anh dùng hình ảnh con chim (eat like a bird), người Việtlại dùng hình ảnh con mèo (ăn như mèo) Người Việt Nam dùng hình ảnh con

Trang 5

lăn), còn người Anh lại mượn hình ảnh con ngựa (work like a horse) v.v

Ở Việt Nam, thành ngữ tiếng Việt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và

đã có rất nhiều công trình có giá trị về thành ngữ Chẳng hạn Ranh giới giữathành ngữ và tục ngữ (Nguyễn Văn Mệnh, 1972) [59]; Về bản chất của thànhngữ so sánh trong tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 1976)[19]; Thành ngữ trongtiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 1987) [17]; Biến thể của thành ngữ, tục ngữ (VũQuang Hào, 1993) [111]; Phương pháp trường và việc nghiên cứu thành ngữAnh – Việt (Phan Văn Quế, 1994) [87]; Đặc trưng văn hóa dân tộc nhìn từthành ngữ, tục ngữ (Nguyễn Xuân Hòa, 1994) [63]; Đặc điểm hình thái và ngữnghĩa của thành ngữ so sánh tiếng Việt (so sánh với thành ngữ so sánh tiếngAnh) (Lâm Bá Sĩ, 2002) [27]; So sánh cấu trúc – chức năng của thành ngữ vàtục ngữ tiếng Việt (Hoàng Diệu Minh, 2002) [13]

Riêng về mảng thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Việt, Trịnh Cẩm

Lan (1995) khi nghiên cứu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và những giá trịbiểu trưng của thành ngữ tiếng Việt trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạolà tên gọi động vật [102] có đề cập đến thành ngữ động vật tiếng Việt nhưng

chưa đi vào miêu tả cụ thể các nghĩa khác nhau của mỗi từ ngữ chỉ động vật

trong thành ngữ Nguyễn Thuý Khanh trong Đặc điểm trường từ vựng - ngữnghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) (luận án

phó tiến sĩ, 1996), đã nghiên cứu khá sâu ngữ nghĩa tên gọi các động vật trongtiếng Việt và có đề cập một phần “ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ sosánh có tên gọi động vật” [57]

Ngoài ra, có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:

Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt

(Nguyễn Thúy Khanh, Ngôn ngữ, số 3, 1994)

Trang 6

Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dângian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt (Phan Văn Quế,

Ngôn ngữ, số 4, 1995)

Chú chuột trong kho thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt (Phương Trang,

Ngôn ngữ và đời sống, số 1, 1996)

Trường nghĩa của một thực từ ( Dương Kỳ Đức, Ngữ học trẻ, 1996)

Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ qua hình ảnh trâu bò trong thành

ngữ Việt – Nga – Anh (Huỳnh Công Minh Hùng, Hội thảo ngôn ngữ và văn

hóa, Hà Nội, 2000)

Hình ảnh gấu trong thành ngữ (trên cứ liệu tiếng Việt-Nga-Anh-Pháp và

một số tiếng Châu Âu khác) (Huỳnh Công Minh Hùng, T/c Khoa học

ngữ tiếng Việt khi phân tích bình diện ngữ nghĩa và so sánh, đối chiếu sự khácbiệt về nghĩa giữa thành tố chỉ động vật trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Anhvà tiếng Việt nhưng không vì mục đích nghiên cứu nó mà chỉ nhằm làm sángtỏ ngữ nghĩa những thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Anh

Trang 7

Ngoài ra, có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có đề cậpđến thành tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh:

Sơ bộ tìm hiểu các sắc thái ngữ nghĩa của những từ chỉ động vật trong

thành ngữ tiếng Anh (Phan Văn Quế, Nội san Đại học Ngoại ngữ – Đại học

quốc gia Hà Nội, số 1/1996)

Thành ngữ tiếng Anh và dạng đặc biệt của nó: cụm động từ - giới từ (Lê

Hồng Lan, Ngôn ngữ và đời sống, số 2/1996)

Gà, khỉ, chuột, ngựa trong tục ngữ và thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

(Phan Văn Quế, Ngôn ngữ và đời sống, số 2, năm 2000)

Hình ảnh con chó trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh (Phan Văn Quế,

Ngôn ngữ và đời sống, số 2, năm 2000)

0.3 Đối tượng và phạm vi của luận văn

Việc nghiên cứu toàn bộ hệ thống thành ngữ của một ngôn ngữ là một côngviệc đòi hỏi nhiều công sức của nhiều người trong một thời gian dài Trong

khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu

của luận văn ở những thành ngữ có chứa thành tố chỉ động vật trong tiếng

Việt và trong tiếng Anh Và trong các thành ngữ này, chúng tôi chỉ quan tâm

chủ yếu đến mặt ý nghĩa văn hoá của các từ ngữ chỉ động vật mà

Trang 8

thôi

0.4 Phương pháp nghiên cứu

Do tính chất và nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợpnhiều phương pháp như:

 Phương pháp thống kê, nhằm thống kê tất cả những thành ngữ có chứa từngữ chỉ động vật, từ ngữ chỉ bộ phận động vật, thành ngữ so sánh có thànhtố chỉ động vật, thành ngữ chứa nhiều hơn một thành tố chỉ động vật trongtiếng Việt và tiếng Anh Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp nàyđể thống kê tất cả những nghĩa có thể có ở mỗi thành tố chỉ động vật

 Phương pháp phân tích, để phân tích những đặc trưng ngữ nghĩa có thể cócủa những từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ

 Phương pháp đối chiếu cũng được sử dụng để so sánh đối chiếu ngữ nghĩacủa thành ngữ có thành tố động vật trong hai ngôn ngữ Việt – Anh Quaviệc so sánh đối chiếu này, những nét tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ –văn hoá – xã hội giữa hai ngôn ngữ sẽ được nhìn thấy một cách rõ ràng Cả ba phương pháp kể trên đều có tầm quan trọng như nhau và được vận dụngkết hợp xuyên suốt luận văn

0.5 Tư liệu nghiên cứu

Một trong những nhiệm vụ của luận văn là nhằm thống kê càng nhiều càng tốt những thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt, nên chúng tôi cố chọnlựa một số tài liệu tiêu biểu về thành ngữ làm cơ sở cho mọi sự tập hợp và đối

chiếu khác Tài liệu mà chúng tôi chọn là: Thành ngữ – tục ngữ Việt Nam do Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh biên soạn; Từ điển thành ngữ và tục ngữ

Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào; Từ điển thành ngữ ViệtNam của Nguyễn Văn Khang; Thành ngữ tiếng Việt của Lương Văn Đang,

Trang 9

Nguyễn Lực Nhưng tài liệu chủ yếu là cuốn Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổthông do Nguyễn Như Ý chủ biên Đây là cuốn từ điển mới nhất và tương đối

đầy đủ về thành ngữ tiếng Việt (xuất bản năm 2002) Tuy nhiên, chính tác giảcũng không dám khẳng định tất cả những đơn vị trong từ điển này là thành ngữ.Theo ông, trong đó “bao gồm một vài đơn vị chưa xác định rõ là thành ngữ haytục ngữ, một vấn đề hiện còn để ngỏ trong Việt ngữ học”[43, tr.7]

Về thành ngữ tiếng Anh, chúng tôi sử dụng cuốn Oxford Learner’s Ditionary

of English Idioms của H Warren, (Oxford University Press, 1994); Từ điểnthành ngữ Anh Việt của Trần Thanh Giao (Đà Nẵng, 1995); Từ điển Anh Việt

của Viện Ngôn ngữ học (Tp HCM, 1993)

0.6 Đóng góp của luận văn

Về lý luận:

Thành ngữ chứa thành tố chỉ động vật là mảng đề tài rất phong phú và lý thúđược nhiều người quan tâm Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng đónggóp một phần công sức của mình vào việc xây dựng bộ môn thành ngữ học.Ngoài ra, đề tài còn nhằm góp phần chứng minh bản sắc văn hoá riêng biệt ởmỗi dân tộc cũng như tính phổ quát văn hoá ở nhiều dân tộc thông qua so sánhđối chiếu thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Anh Về thực tiễn:

Luận văn tập hợp được một khối lượng tư liệu lớn hơn so với những công trìnhcó trước: 1555 thành ngữ động vật tiếng Việt và 463 thành ngữ động vật tiếngAnh, so với số liệu tương ứng của Trịnh Cẩm Lan là 904 thành ngữ động vậttiếng Việt và của Phan Văn Quế là 368 đơn vị gồm cả thành ngữ và tục ngữđộng vật tiếng Anh (dẫn theo Phan Văn Quế [86]) Trên cơ sở đó, kết quảnghiên cứu sẽ bao quát hơn, phục vụ tốt cho việc học tập, giảng dạy và sửdụng thành ngữ Đề tài còn giúp chúng ta hiểu biết thêm về cái chung và cái

Trang 10

riêng của hai nền văn hoá Việt – Anh trên cơ sở đối chiếu thành ngữ có chứathành tố động vật ở hai ngôn ngữ, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và dịch tiếngAnh

0.7 Bố cục luận văn

Tuy chỉ nghiên cứu một bộ phận của thành ngữ tiếng Việt, nhưng để tạo cơ sởcho việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà nội dung luận văn yêu cầu,chúng tôi vẫn phải bắt đầu từ việc tìm hiểu thành ngữ nói chung, sau đó mới

đi vào từng khía cạnh của đề tài Nội dung đầu tiên cung cấp cái nhìn tổng

quan về thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Việt và tiếng Anh

(chương một) Phần chủ yếu của luận văn nằm ở chương hai: khảo sát ngữ

nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt Ở chương này,

ngoài việc thống kê, luận văn tiến hành miêu tả ngữ nghĩa văn hoá một sốtừ ngữ chỉ động vật có tần số xuất hiện cao trong thành ngữ tiếng Việt, miêu

tả ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận động vật, phân tích mối quan hệ giữa cácthành tố động vật trong một thành ngữ Đồng thời luận văn cũng dành một

phần thích đáng để trình bày về thành ngữ so sánh chứa thành tố động vật.Luận văn cũng chú ý đến việc so sánh đối chiếu với thành ngữ tiếng Anh

trên cơ sở những số liệu thu thập được

Ngoài 87 trang chính văn, 12 trang danh mục tài liệu tham khảo, luận văndành 132 trang cho 6 phụ lục

Trang 11

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THÀNH NGỮ CÓ

THÀNH TỐ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT VÀTIẾNG ANH

1.1 Khái niệm về thành ngữ

Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ (Nguyễn Văn Mệnh [60], Hồ Lê [11],Nguyễn Văn Tu [62], Đỗ Hữu Châu [71]) và những nhà nghiên cứu văn họcViệt Nam (Vũ Ngọc Phan [110], Dương Quảng Hàm [10], các tác giả cuốn

Lịch sử văn học Việt Nam [30]), thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong

đó đã mất tính độc lập, kết hợp lại với nhau thành một khối vững chắc, hoàn

chỉnh, khó có thể thay đổi (ví dụ: Thành ngữ mẹ tròn con vuông không thể đổithành Mẹ vuông con tròn hay Mẹ cũng tròn con cũng vuông hay Mẹ tròn lắmcon vuông lắm ) Cũng theo các nhà nghiên cứu, thành ngữ thường biểu hiện

một khái niệm tương tự như đơn vị từ, dùng để tạo thành phần câu như từ, nóicách khác, nó có chức năng như từ; người ta có thể thay thế một thành ngữbằng một từ tương ứng với nó trong câu Đây là một quan niệm phổ biếnnhưng không thật thuyết phục Khái niệm là câu chuyện tư duy, còn về mặtngôn ngữ, biểu hiện khái niệm bằng từ hay ngữ là vấn đề khác Ta có thể thay

Tôi đi guốc trong bụng nó bằng Tôi rất hiểu nó thì rất hiểu là ngữ, chứ không

phải từ

Trong khoảng vài chục năm gần đây, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và nghiêncứu văn học Việt Nam rất quan tâm đến việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ,song ranh giới giữa chúng vẫn chưa được xác định rõ rệt Bởi lẽ giữa chúng córất nhiều điểm giống nhau: cả hai đều là những đơn vị có sẵn, cố định, cấutrúc chặt chẽ, giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm và được tái hiện tronggiao tiếp Thậm chí có nhiều người cho rằng không cần thiết tách riêng thànhngữ và tục ngữ Chẳng hạn như Trương Đông San, ông gọi chung thành ngữ và

Trang 12

tục ngữ là ngữ vị Theo ông “ngữ vị là đơn vị ngôn ngữ trên cấp độ từ vị gồmhai từ vị trở lên được tái hiện trong lời nói dưới dạng có sẵn, cố định về hìnhthức và nội dung” [105]

Ý kiến đầu tiên đáng chú ý về sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là củaDương Quảng Hàm [10] Ông viết: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ýnghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ lànhững lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạngthái gì cho màu mè” Còn theo Vũ Ngọc Phan thì: “Tục ngữ là một câu tự nódiễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một cônglý, có khi là một sự phê phán Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó làmột bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không

diễn đạt được một ý trọn vẹn” [110] Nguyễn Văn Mệnh trong bài Ranh giớigiữa thành ngữ và tục ngữ [59] cho rằng “có thể nói nội dung của thành ngữ

mang tính chất hiện tượng, còn nội dung của tục ngữ nói chung mang tính chấtquy luật Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác nhau về hìnhthức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói… Về hình thức ngữpháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh Tụcngữ thì khác hẳn Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu” Cù Đình Tú cho rằng ýkiến của Nguyễn Văn Mệnh chưa thật xác đáng vì theo ông: “Thành ngữ làmột hiện tượng ngôn ngữ Tục ngữ cũng là một hiện tượng ngôn ngữ Giảiquyết các hiện tượng ngôn ngữ phải căn cứ ngôn ngữ học” Giáo sư cho rằngsự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng:“Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh… là những đơnvị tương đương như từ… Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian nhưca dao, truyện cổ tích, đều là những thông báo… Nó thông báo một nhận định,một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan Do vậy mỗitục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng…” [7].

Trang 13

Tuy nhiên, theo các tác giả của cuốn Tục ngữ Việt Nam, cần phải xét sự khác

nhau của thành ngữ và tục ngữ chủ yếu ở chỗ “như là một hiện tượng ngônngữ và một hiện tượng ý thức xã hội” và các tiêu chí mà các tác giả đưa ra để

phân biệt là nhận thức luận Với tiêu chí đó thì tục ngữ chủ yếu là một hiện

tượng ý thức xã hội, còn thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ Và sự

khác nhau về nội dung của thành ngữ và tục ngữ chính là sự khác nhau về nộidung của hai hình thức tư duy khác nhau: nội dung của thành ngữ là nhữngkhái niệm, nội dung của tục ngữ là những phán đoán Sự khác nhau về hìnhthức tư duy tất yếu sẽ dẫn đến sự khác nhau về chức năng, về cấu tạo ngữpháp và vị trí trong lời nói của hai hình thức ngôn ngữ đó (Chu Xuân Diên,

Lương Văn Đang, Phương Tri, Tục ngữ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội,

1993)[6] Như vậy việc phân định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ tuy khókhăn nhưng không phải là không thể Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến củatác giả Nguyễn Văn Mệnh: “Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ không phảilà một đường kẻ thẳng băng, song trên đại thể vấn đề có thể tìm ra những đặcđiểm khác biệt khá rõ ràng ở hai phương diện: nội dung và hình thức” [59] Trên thực tế, nội dung và hình thức của thành ngữ và tục ngữ là hết sức đadạng, phong phú và phức tạp Về hình thức, không phải lúc nào thành ngữcũng là những cụm từ cố định Một số không nhỏ các thành ngữ có kết cấu

chủ vị, như nước đổ đầu vịt; ếch ngồi đáy giếng … Hình thức có kết cấu chủ vị

này thường là nguyên nhân gây khó khăn trong việc phân biệt thành ngữ vàtục ngữ Về mặt nội dung, cả hai đều là những sản phẩm nhận thức của nhândân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng vàphản ánh tri thức của nhân dân, đều là sự đúc kết kinh nghiệm, là kết tinh trítuệ của quần chúng, đều từ sự khái quát hiện thực để rút ra bản chất, quy luật.Chúng ta có thể rút ra một số nét khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ như sau:

Trang 14

Về mặt ý nghĩa:

Thành ngữ miêu tả một sự vật, một hoạt động, một tính chất hay một

trạng thái Chẳng hạn: cao như sếu; nói hươu nói vượn; lờ đờ như gà ban

hôm Ngược lại, tục ngữ đúc kết một kinh nghiệm, một quy luật, một chân

lý của cuộc sống, hoặc nêu lên một bài học ở đời Thí dụ: gần mực thì đen,

gần đèn thì sáng; ở hiền gặp lành; thuốc đắng dã tật; nồi nào vung ấy; một consâu làm rầu nồi canh; ăn ít no lâu, cày sâu tốt lúa;…

Nội dung của thành ngữ thường thiên về việc thể hiện những cái có tính chất

ngẫu nhiên và riêng lẻ Còn nội dung của tục ngữ lại thể hiện những cái cótính bản chất, khái quát, mang tính tất yếu, quy luật

Về mặt ngữ pháp:

Mỗi thành ngữ, nhìn chung, chỉ là một ngữ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh

vì thành ngữ chỉ nhằm nêu lên một hình ảnh, một hiện tượng, chẳng hạn như:

mèo mả gà đồng; dốt đặc cán mai; đánh rắn giữa khúc… Ngược lại, tục ngữ là

một câu hoàn chỉnh, là một thông báo trọn vẹn, một kết luận cụ thể, một

nhận định chắc chắn, một bài học kinh nghiệm Thí dụ: Con không chê cha mẹkhó, chó không chê chủ nghèo,

Phần lớn thành ngữ tiếng Việt có kết cấu một trung tâm, thường là những

thành ngữ dạng so sánh: chậm như rùa, lừ đừ như ông từ vào đền, nhớn nhácnhư gà phải cáo, lúng túng như gà mắc tóc, cao như sếu… Một bộ phận nhỏ cácthành ngữ có kết cấu hai trung tâm: nước đổ đầu vịt, ếch ngồi đáy giếng… Tuy

nhiên những thành ngữ này cũng chỉ là một phần của câu, vẫn dùng để gọi

hành động, tính chất sự vật Thí dụ: nước đổ đầu vịt “phí công, không có tácdụng”, áo gấm đi đêm “tốn kém mà không ai biết đến”, ếch ngồi đáy giếng

Trang 15

“không nhìn xa thấy rộng”, miệng ngậm hột thị “ở vào thế không thể nóiđược”

Về mặt chức năng:

Đứng về mặt ngôn ngữ học, tục ngữ có chức năng khác hẳn so với thành ngữ.Tục ngữ cũng như các sáng tác dân gian khác như ca dao, dân ca, đều có chức

năng thông báo Tục ngữ là một thông báo ngắn gọn, súc tích, còn thành

ngữ có chức năng định danh, biểu hiện sự vật, tính chất, hành động tươngtự như từ Một thành ngữ dù lớn đến đâu cũng không thể nêu lên một thông

báo Ngược lại một câu tục ngữ dù nhỏ đến mấy cũng đảm nhiệm chức năng

này một cách hoàn hảo (Thành ngữ: lợn trong chuồng thả ra mà đuổi; ăn ốcnói mò, ăn măng nói mọc, ăn cò nói leo; vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến; voi đú,chó đú, lợn sề cũng hộc Tục ngữ: ao sâu tốt cá; người roi, voi búa; tức nướcvỡ bờ, v.v.)

Vì thành ngữ không đảm nhiệm chức năng thông báo nên với bất kỳ thànhngữ nào ta cũng có thể đặt câu hỏi về những vấn đề cơ bản xoay quanh nội

dung của thành ngữ đó Chẳng hạn khi ta nêu thành ngữ chấp chới như thầybói cúng thánh thì trong suy nghĩ của người nghe sẽ nảy ra một câu hỏi “ai códáng điệu chấp chới đó ?” Hoặc với thành ngữ việc nhà thì nhác, việc chú bácthì siêng, người nghe sẽ nẩy ra câu hỏi “ai là người lười biếng việc nhà và

siêng làm việc người?”, v.v Đối với các tục ngữ thì tình hình không như vậy.Mỗi tục ngữ là một câu thông báo trọn vẹn, nên trước bất kỳ tục ngữ nào

người ta không đặt ra câu hỏi kiểu như vậy Chẳng hạn khi ta nói ở hiền gặplành thì không ai cần hỏi “ai ở hiền gặp lành?” Bởi vì tục ngữ đã nêu lên một

quy luật chung cho tất cả mọi người

Sự khác nhau về mặt chức năng như đã nói ở trên dẫn đến sự khác nhau trongcách vận dụng hai loại đơn vị này trong giao tiếp Một thành ngữ không thể

Trang 16

độc lập tạo thành câu Trái lại, một tục ngữ hoàn toàn có thể có khả năng đó.Rõ ràng là giữa thành ngữ và tục ngữ có một đường ranh giới thực tế Tuynhiên ranh giới này không phải là ngăn cách tuyệt đối, không phải là đườngkẻ thẳng băng Chính vì vậy mà có những đơn vị được tác giả này cho là thành

ngữ, tác giả khác lại cho là tục ngữ Chẳng hạn kiến tha lâu cũng đầy tổ được

rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học xếp vào tục ngữ, trong đó có Phạm

Văn Bình, tác giả của cuốn Tục ngữ Việt Nam [76], chó treo mèo đậy được

Hoàng Diệu Minh cho là tục ngữ [13], vắng chúa nhà gà vọc niêu cơm theo

Phan Văn Quế là tục ngữ [86] Nhưng Nguyễn Như Ý lại đưa tất cả các câu

trên vào trong cuốn Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông [43], v.v

1.2 Thành tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt

Thành ngữ chứa thành tố chỉ động vật (thành ngữ động vật) được hiểu lànhững thành ngữ mà trong thành phần của chúng có những từ ngữ chỉ con vật,

thí dụ cao như sếu; lẩn như chạch; ăn như mèo; chuột chạy cùng sào Những

từ ngữ này được chúng tôi gọi là “thành tố chỉ động vật” (sếu, chạch, mèo,chuột) Qua tìm hiểu các từ điển thành ngữ, các bài báo, bài nghiên cứu thành

ngữ, chúng tôi thấy số lượng thành ngữ động vật tiếng Việt ở các tài liệu khácnhau là rất khác nhau Nhưng điều chắc chắn là loại thành ngữ này chiếm mộttỷ lệ không nhỏ trong toàn bộ vốn thành ngữ tiếng Việt

Theo kết quả thống kê được miêu tả trong luận án thạc sĩ của Trịnh Cẩm Lan[102], mức độ sử dụng các thành tố động vật trong thành ngữ tiếng Việt theo

thứ tự như sau: chim (157, kể cả các loài chim cụ thể), cá (113, kể cả các loàicá cụ thể), chó (110), gà (79), bò (40), chuột (37), ngựa (30), mèo (23), ong(11), ruồi (9), lợn (8), khỉ (6), vịt (5), sói (2), sư tử (2), thỏ (2)… (Trịnh Cẩm

Lan, luận án thạc sĩ, 1995) [102] Theo Phan Văn Quế thì mức độ sử dụng các

thành tố động vật trong thành ngữ tiếng Việt có khác: chó (123), gà

Trang 17

(90), cá (68), trâu (54), voi (53), mèo (52), cọp (51), ngựa (49) chim (39), bò(37), chuột (30), cò (24), vịt (23), cua (22), cóc (18), đỉa (16), lợn (16), ong (16), rắn (14), ruồi (12) [81]

Trong khuôn khổ khối tư liệu về thành ngữ đã tiếp cận và xử lý, tác giả luận

văn tổng kết được trong tiếng Việt có 1555 thành ngữ động vật với 157 thành

tố chỉ động vật (kể cả tên của 29 loại cá, 34 loại chim)

Danh sách cụ thể được sắp xếp theo ABC như sau:

Ba ba, beo, bò, bò cạp, bọ, bọ chó, bọ mạt, bọ ngựa, bọ xít, bướm (ngài)

Cá (cá bống, cá chày, cá cháy, cá chép, cá chi chi, cá chuối, cá diếc, cáđối, cá gáy, cá kình, cá lăng, cá lóc, cá lòng tong, cá mài mại, cá mè, cámòi, cá ngão, cá nghê, cá nheo, cá rô, cá săn sắt, cá sấu, cá thia, cá thờnbơn, cá trắm, cá trê, cá trôi, cá vàng, cá vược), cà cuống, cáo, cáy, cầyhương, chạch, châu chấu, chấy, chẫu chuộc, chim ( bìm bịp, bồ câu, bồnông, chào mào, chèo bẻo, chim chích, choi choi, cò, cú, chim cuốc, giẻ cùi,dẽ, diệc, diều hâu, én, hạc, hét, hồng, chim két, khứu, nhạn, ó, oanh / hoànganh, phượng, loan, quạ, sáo, chim sẻ, sếu, tu hú, uyên ương, vạc, vẹt, yến),chó, chuồn chuồn, chuột, cóc, cọp, cốc, công, cua, cun cút

Dã tràng, dê, dơi

Đỉa, đom đóm, đười ươi

Ếch, ễnh ương

Gà, gấu, giải, giun

Hến, hươu

Khỉ, kiến

Lợn, lừa, lươn

Mang, mèo, muỗi

Nai, nắc nẻ, nghêu

Trang 18

, ngỗng, ngựa, nhái, nhện, nhộng, nòng nọc

Rái, rắn, rận, rết, rồng, rùa, ruồi

nhặng

, rươi

Sâu, sên, sóc, sói, sư tử, sứa

Tằm, tê giác, tép, thằn lằn, thần trùng, thiêu thân, thỏ, thuồng luồng, tò vò, tôm, trai, trâu

Ve, vích, vịt, voi, vờ, vượn.

Ong, ốc

Tần số xuất hiện của các thành tố động vật trong thành ngữ tiếng Việt như

sau Chim và các loại chim xuất hiện nhiều nhất với hơn 232 thành ngữ Thứhai là cá và các loại cá: 149 Tiếp theo là chó: 149; trâu: 123; gà: 113; mèo:61; bò: 73; voi: 61; ngựa: 58; cọp: 55; chuột: 47; rắn: 33; lợn: 28; cóc: 25;

cua: 28; vịt: 26; rồng: 23; ong: 21; ếch, nhái, ễnh ương: 31; ruồi: 18; kiến:

14; tôm: 17; cáo: 12; hươu: 12; ốc: 12; khỉ: 12; tằm: 15; dê: 10; lươn: 9; thỏ:10; đom đóm: 9; rận: 9; rươi: 8; đỉa: 9; chuồn chuồn: 8; dơi: 7; chạch: 8;

ngỗng: 6; chấy: 7, cáy: 6, muỗi: 6; sói: 11; châu chấu: 4; nai: 3; gấu: 5; ve: 6;

vích: 4; sâu: 3 …

So với số liệu thống kê của Trịnh Cẩm Lan và Phan Văn Quế, kết quả thốngkê của chúng tôi có số lượng thành ngữ và thành tố động vật chứa trong cácthành ngữ lớn hơn nhiều Có lẽ do nguồn tài liệu dựa vào khác nhau, phươngpháp thống kê cũng như quan điểm phân định thành ngữ – tục ngữ khác nhau.Có một điều lý thú là dù kết quả khá khác biệt về tần số xuất hiện của cácthành tố động vật, nhưng những thành tố có tần số xuất hiện cao ở ba kết quả

thống kê khá giống nhau Những thành tố đó là: chim, chó, cá, gà, lợn, trâu,

bò, voi, mèo, chuột, ngựa, … Hãy xem bảng đối chiếu kết quả dưới đây của ba

tác giả:

Bảng 1

Trang 19

TRỊNH CẨM LAN PHAN VĂN QUẾ NGUYỄN THỊ BẢO

Tên động vật SL Tên động vật SL Tên động vật SL

1.3 Thành tố chỉ động vật được dùng trong thành ngữ tiếng Anh

Kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy có 463 thành ngữ động vật tiếng Anhvới khoảng 74 tên các con vật được sử dụng

Danh sách cụ thể xếp theo trật tự ABC như sau:

Ant (kiến), ape (đười ươi), ass (lừa cái)

Badger (lửng), bat (dơi), bear (gấu), bee/hornet (ong), bird (chim), bug(rệp), bull (bò đực), butterfly (bướm)

Trang 20

Calf (bê), camel (lạc đà), cat (mèo), chicken (gà con), cock (gà trống), cow(bò cái), crocodile (cá sấu), crow (quạ)

Dog (chó), donkey (lừa), dove/pigeon (bồ câu), duck/drake (vịt), duckling

(vịt con)

Eagle (đại bàng), eel (lươn), elephant (voi)

Fish (cá), flea (bọ chét), fly (ruồi), fox (cáo)

Goat (dê), goose (ngỗng)

Hare (thỏ rừng), hawk (diều hâu), hen (gà mái), herring (cá trích), horse

(ngựa)

Jackdaw (quạ xám), kitten (mèo con)

Lamb (cừu non), lark (sơn ca), leech (đỉa), leopard (báo), lion (sư tử),lobster (tôm)

Mackerel (cá thu), mare (ngựa cái), magpie (chim ác là), monkey (khỉ),mouse/rat (chuột), mule (la)

Owl (cú), ox (bò thiến), oyster (sò, hàu)

Parrot (vẹt), peacock (công), pig (lợn)

Rabbit (thỏ)

Sardine (cá mòi), sheep (cừu), snail (sên), snake/serpent (rắn), sprat (cátrích cơm), stag (nai đực, hươu đực), swallow (én), swan (thiên nga)

Tiger (hổ), toad (cóc), turkey (gà tây)

Vixen (chồn cái), whale (cá voi), wolf (chó sói), worm (giun, sâu)

Những thành tố động vật có tần số xuất hiện nhiều nhất:

Dog (chó): 64; bird (crow (jackdaw), dove (pigeon), eagle, hawk, lark, magpie,

owl, parrot, peacock) (chim và các loại chim): 58; fish (herring, mackerel,

Trang 21

sardin, sprat, whale) (cá và các loại cá): 46; horse, mare (ngựa, ngựa cái): 36;

cat, kitten (mèo): 37; bull, ox, cow, calf (bò các loại bò): 24; cock, chicken,hen (gà các loại): 24; sheep, ram (cừu): 13; pig (lợn): 15; mouse, rat (chuột):

13; duck, duckling, drake (vịt): 12; fly (ruồi): 11; lamb (cừu non): 8; ass,(lừa): 9 ; pig (lợn): 15; rabbit, hare (thỏ, thỏ rừng): 10; lion (sư tử): 11, wolf(chó sói): 9; bear (gấu): 8; goose (ngỗng): 7; fox (cáo): 6; flea (bọ chét): 6;

monkey (khỉ): 4; goat (dê): 4; …

1.4 So sánh đối chiếu thành tố chỉ động vật trong thành ngữ Việt-Anh

Xét về số lượng thành ngữ chứa thành tố động vật, trong tiếng Việt có 1555

thành ngữ, nhiều hơn gấp ba lần so với tiếng Anh (463 thành ngữ) Xét về sốlượng con vật được nhắc đến trong thành ngữ: tiếng Việt có 157 con vật, gấpđôi so với tiếng Anh (74 con vật)

Trong luận án phó tiến sĩ của mình, Phan Văn Quế thống kê từ nhiều nguồntài liệu khác nhau và cho rằng trong thành ngữ tiếng Anh có khoảng 368 đơnvị có thành tố chỉ động vật với hơn 85 con vật (bao gồm cả thành ngữ và tụcngữ) [86] Còn theo Trịnh Cẩm Lan thì tiếng Việt có khoảng 904 thành ngữ cóthành tố chỉ động vật và chỉ có 64 con vật [102]

Qua phần trình bày trên, ta thấy có động vật cùng xuất hiện ở thành ngữ củacả hai ngôn ngữ, có động vật chỉ xuất hiện ở thành ngữ của ngôn ngữ nàyhoặc thành ngữ của ngôn ngữ kia

1.4.1 Các thành tố động vật xuất hiện trong cả hai thành ngữ Việt- Anh  Beo/ báo (leopard), bồ câu (pigeon), bướm (butterfly)

Cá (fish), cá sấu (crocodile), cá mòi (sardine), cá voi/ cá kình (whale), cáo(fox), cầy hương (civet cat), chim (bird), chó (dog), chó săn (hound), chósói (wolf), chuột (mouse, rat), cọp (tiger), công (peacock), cú (owl)

Trang 22

Dê (goat), dơi (bat), diều hâu (hawk)

Đỉa (leech), đười ươi (ape)

Én, nhạn (swallow)

Gà con (chicken), gà mái (hen), gà trống (cock), gấu (bear), giun (worm)

Hàu (sò) (oyster)

Kiến (ant), khỉ (monkey)

Lợn (pig), lươn (eel)

Mèo (cat)

Ngỗng (goose)

Ong (bee)

Quạ (crow, jassdow)

Rắn (snake), ruồi (fly)

Sâu (worm), sên (snail), sư tử (lion)

Tôm (lobster)

Vẹt (parrot), vịt (duck), voi (elephant)

Có 46 tên con vật cùng xuất hiện trong cả hai thành ngữ Việt – Anh, nhiều hơn so với 33 con vật theo thống kê của Phan Văn Quế [86]

1.4.2 Các thành tố động vật chỉ có trong thành ngữ tiếng Việt

Ba ba, bò, bò cạp, bọ, bọ chó, bọ mạt, bọ ngựa, bọ xít

Cá chép, cá chuối, cá diếc, cá đối, cá gáy, cá nghê, cá mè, cá rô, cá thia,cá chày, cá lóc, cá trôi, cá vàng, cá lăng, cá vược, cá ngão, cá trê, cá

Trang 23

nheo, cá lòng tong, cá săn sắt, cá cháy, cá bống, chi chi, cá mại, cá thờnbơn, cá trắm

Cà cuống, cáy, chạch, châu chấu, chấy, chẫu chàng

Chim bìm bịp, bồ nông, chào mào, chèo bẻo, chim chích, cò, chim cuốc, dẽ,giẻ cùi, hạc, hét, chim két, khướu, loan, ó, oanh, phượng, sáo, sẻ, sếu, vạc,yến

Chuồn chuồn, cóc, cốc, cua, cun cút

Dã tràng

Đom đóm

Ếch, ễnh ương

Gà, giải, giòi

1.4.3 Các thành tố động vật chỉ xuất hiện trong thành ngữ tiếng Anh

Trang 24

Ass (lừa cái), Badger (lửng), bug (rệp), bull (bò đực) Calf (bê), camel (lạcđà), cow (bò cái) Eagle (chim đại bàng) Flea (bọ chét) Hare (thỏ rừng),herring (cá trích) Lamb (cừu non), lark (sơn ca) Magpie (ác là), mare (ngựacái), mule (la) Ox (bò thiến) Rabbit (thỏ nhà) Sardine (cá mòi), sheep /ram (cừu), sprat (cá trích cơm), swan (thiê

Ox (bò thiến)

Rabbit (thỏ nhà)

Sardine (cá mòi), sheep / ram (cừu), sprat (cá trích cơm), swan (thiên nga)

Turkey (gà tây)

Vixen (chồn cái)

24 con vật chỉ có trong thành ngữ tiếng Anh, không thấy xuất hiện trongthành ngữ tiếng Việt (theo thống kê của Phan Văn Quế, có 31 con vật (cảthành ngữ và tục ngữ)) [86]

1.4.4 Một số nhận xét từ phần trình bày trên

1.4.4.1 Các loài chim, cá, côn trùng, sâu bọ xuất hiện trong thành ngữ tiếngViệt nhiều hơn so với trong tiếng Anh Cụ thể:

Trong thành ngữ tiếng Anh chỉ có 6 loại cá và đa số là cá biển: cá trích

(herring), cá cơm (sprat), cá thu (markerel), cá mòi (sardine), cá voi (whale)

Trong tiếng Việt thì tình hình hoàn toàn ngược lại: có rất nhiều loại cá xuấthiện, hầu hết là cá nước ngọt với hơn 29 loại khác nhau

Dưới đây là bảng liệt kê các loài cá xuất hiện trong thành ngữ và môi trường

nước của chúng (việc xác định môi trường nước dựa vào Từ điển tiếng Việt do

Hoàng Phê chủ biên, 1997)[14]:

Trang 25

2 cá chày + nước ngọt

Trang 26

27 + nước ngọt

Bảng 2

Về chim, chỉ có khoảng 9 loài chim xuất hiện trong thành ngữ tiếng Anh Đa

số là các loài chim lớn và hung dữ (như: đại bàng, quạ, diều hâu, cú…) Thức

ăn chủ yếu của chúng là thịt Trong thành ngữ tiếng Việt có đến 34 tên gọicác loài chim khác nhau, trong đó có rất nhiều loài chim dùng sâu bọ làm thức

ăn chính Sau đây là bảng về các loài chim và thức ăn của chúng (dựa vào Từ

điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, 1997)[14]:

VIỆT T.ANH

THỨC ĂN

10 cò + – cá, tép

Trang 27

sâu bọvà ngũ cốc

thịt

sâu bọvà ngũ cốc

Trang 28

32 sếu + – cá, tép

sâu bọvà ngũ cốc

Bảng 3

Ngoài những loại chim sinh trưởng ở vùng khí hậu ẩm và ưa nước như trên,rất nhiều côn trùng và động vật sống ở đồng ruộng, ao hồ và ở vùng nhiệt đớicũng xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt nhiều hơn trong thành ngữ tiếngAnh

Bảng các con vật liên quan đến đồng ruộng và vùng khí hậu nhiệt đới (dựa

theo tài liệu Cơ sở sinh thái học của Dương Hữu Thời, ĐHQG, Hà Nội, 1998)

[73]:

Trang 29

9 chuột + + nhiệt đới

Trongsố 26 con vật, có đến 24 con xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt và chỉ có 11con xuất hiện trong thành ngữ tiếng Anh

Trang 30

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho các loài động vật ưanước (cá nước ngọt, cóc, ếch, nhái, v.v.) phát triển mạnh Hơn nữa, là nướcthuộc vùng nhiệt đới, khí hậu ẩm, Việt Nam có rất nhiều loài, sâu bọ và côntrùng Theo quy luật cân bằng sinh thái: nơi nào có nhiều loài sâu bọ và côntrùng gây hại cho mùa màng, nơi đó sẽ có rất nhiều loài chim, động vật ưa ănsâu bọ và côn trùng Những con vật này “làm người canh đồng” rất quan trọng

cho người nông dân (Trần Kiên, Đời sống các loài bò sát, 1983) [101] Thật lý

thú khi thấy rằng trong thành ngữ tiếng Việt xuất hiện rất nhiều tên gọi cácloài sâu bọ và côn trùng gây hại cho mùa màng, đồng thời cũng xuất hiện rấtnhiều từ ngữ chỉ các loại chim, các động vật ưa ăn sâu bọ và côn trùng

1.4.5 Một số tên gọi các con vật truyền thuyết, mang đặc trưng văn hoá

phương Đông như: phượng, loan, hồng, hạc và rồng chỉ xuất hiện trong thành

ngữ tiếng Việt

1.4.6 Nước Anh và nhiều nước phương Tây khác đi lên từ nền kinh tế đồng cỏvà du mục, sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, có điều kiện gắn bó với cácđộng vật nuôi Điều này thể hiện khá rõ trong việc phản ánh phong phú têngọi các gia súc trong thành ngữ:

Ngựa: mare (ngựa cái), horse (ngựa đực) Cừu : sheep (cừu lớn), lamb (cừu non)

Bò : cow (bò cái), bull (bò đực), ox (bò thiến), calf (bê) Lừa : donkey (lừa), ass (lừa cái), jackass (lừa đực)

Rõ ràng điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh sống, nền kinh tế - văn

hoá của mỗi cộng đồng đã để lại dấu ấn đậm nét trong thành ngữ chứathành tố chỉ động vật

Trang 31

CHƯƠNG 2 : NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)

2.1 Khái quát về ngữ nghĩa - văn hoá của từ

Trước khi tìm hiểu ngữ nghĩa - văn hoá của từ ngữ chỉ động vật trong thànhngữ, ta thử tìm hiểu ngữ nghĩa văn hoá của từ nói chung

Trong công trình Trường nghĩa của một thực từ, Dương Kỳ Đức cho rằng

nghĩa của một thực từ phản ánh sự cảm nhận về đối tượng theo cách riêng củacộng đồng tộc người, tức là phản ánh một phần văn hoá của cộng đồng đó.Theo ông, nghĩa của thực từ có hai phần: phần nghĩa ngữ hiệu và phần nghĩa

văn hàm Phần nghĩa ngữ hiệu là nghĩa của từ với tính cách một tín hiệu ngôn

ngữ, nó thể hiện khái niệm, tức là các đặc trưng chung của đối tượng được con

người nhận thức qua thực tiễn xã hội Phần nghĩa văn hàm là nghĩa của từ với

tư cách một hàm tố văn hoá, nó chứa đựng động hình văn hoá, tức là cái cách

riêng trong việc tạo ra đối tượng, thao tác với nó và trong việc cảm nhận nó.

Hai phần nghĩa ngữ hiệu và văn hàm hợp thành một chỉnh thể, đó là trường

nghĩa của thực từ Dương Kỳ Đức đã phân tích từ chuột để minh họa Qua cứ

liệu thành ngữ, tục ngữ, qua cách nhìn của người Việt về con vật này trong đời

sống, ông cho rằng từ chuột chứa đựng những nội dung sau:

– Chuột được coi là con vật sợ mèo, hay bị mèo ăn thịt

– Chuột thường được liên tưởng đến kẻ xấu, việc xấu: không quang

minh chính đại (len lét như chuột ngày; cháy nhà ra mặt chuột), táo tợn(chuột gặm chân mèo), lâm vào thế cùng (chuột chạy cùng sào), là kẻ bấttài nhưng gặp may (chuột sa chĩnh gạo).[9]

Trang 32

Thật thú vị nếu ta đem so sánh nghĩa của từ chuột trong tiếng Việt với nghĩavăn hàm đặc thù của hai từ mouse và rat cùng nghĩa là “chuột” trong tiếng

Anh Tuy cùng nghĩa là “chuột”, cùng thiên về nghĩa tiêu cực như trong tiếng

Việt, nhưng sắc thái biểu cảm của hai từ này có khác nhau Mouse là ngườilặng lẽ, nhút nhát (as quiet as a mouse - lặng lẽ như chuột), tuy bé nhỏ nhưngcó ích (a mouse may help a lion - con chuột cũng có thể giúp đỡ con sư tử), mộtngười rất tội nghiệp vì quá nghèo (as poor as a church mouse- con chuột ở nhàthờ) hoặc đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn không lối thoát (it is a poormouse that has only one hole – con chuột tội nghiệp chỉ có một lỗ để chui ).Trong khi đó, rat là những lời la mắng nặng nề (to give somebody rats – chongười nào đó những con chuột), là kẻ có bản chất xấu xa (rats desert a sinkingship – khi tàu chìm thì chuột mới chui ra), là sự nguy hiểm có thể xảy ra (tosmell a rat – ngửi thấy mùi chuột) Đối với người Anh, có vẻ như mouse dễthương hơn rat và nói chung, “chuột” không đáng ghét, đáng khinh bỉ như đối

với người Việt Nam

Tóm lại, nghĩa của từ (thực từ) trong một ngôn ngữ phản ánh ý thức xã hội củacộng đồng tộc người sử dụng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ Nói cách khác,nghĩa của từ phản ánh “mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực

tại” (Phan Văn Quế, 1996) [86] Mối quan hệ đó chính là văn hoá và được

biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một cộng đồng tộc người so vớimột cộng đồng tộc người khác Đứng ở góc độ văn hoá, nghĩa của mỗi từ làmột phiến đoạn văn hoá, thể hiện văn hoá chung của cộng đồng loài người,văn hoá chung liên tộc người và văn hoá riêng đặc thù của một cộng đồng tộcngười Nghĩa văn hoá chung liên tộc người là sự khúc xạ của nghĩa văn hoáchung của cộng đồng loài người (tức là nghĩa khái niệm phổ quát toàn nhânloại) Còn nghĩa văn hoá riêng đặc thù của một cộng đồng tộc người, về phần

Trang 33

nó, lại là một sự khúc xạ của nghĩa văn hoá chung của cộng đồng người vàvăn hoá chung của liên tộc người

Tên gọi động vật là đơn vị từ ngữ trong hệ thống tiếng Việt Do vậy tên gọi

động vật đương nhiên cũng có nghĩa văn hoá Khi là thành tố trong các thànhngữ, nội dung ngữ nghĩa văn hoá của các từ ngữ chỉ động vật chính là cáchcảm nhận, cách đánh giá các con vật tốt hay xấu, là việc liên tưởng chúng với

cái gì Chẳng hạn, theo cách cảm nhận của người Việt thì lợn tiêu biểu cho sựăn uống thô lỗ (ăn như lợn), ngu ngốc lố bịch trong xử sự (ngu như lợn; voi đú,chó đú, lợn sề cũng hộc), kẻ không nhận biết khuyết điểm của mình, lại đi chêngười khác (lợn chê chó có bọ) Lợn cũng gợi đến bổng lộc (đầu gà má lợn),của cải (thủ thỉ ăn sỏ lợn) Đối với người Anh, hình ảnh pig “con lợn” cũng cónhững nét giống như cách cảm nhận của người Việt, cũng ngu ngốc (don’t besuch a pig), cũng ăn uống thô tục (as greedy as a pig) Ngoài ra, người Anhcòn liên tưởng pig đến sự hấp tấp vội vàng, thiếu cân nhắc (a pig in a poke),đến những điều ảo tưởng (pig might fly; when pigs fly), đến sự ngạc nhiên(stare like a stuck pig)

Đối với người Việt thì gà thường gợi đến thức ăn ngon (cơm gà cá gỏi), đẻnhiều (đẻ như gà) Gà còn chỉ bọn người xấu xa, hay ganh tỵ, tự làm hại mình(gà tức nhau tiếng gáy; gà nhà lại bươi bếp nhà; chân gà lại bới ruột gà), bọnngười hèn kém (gà què ăn quẩn cối xay), tác phong chậm chạp (lờ đờ như gàban hôm) Với người Anh, gà và đặc biệt gà trống là hình ảnh của kẻ mạnh(cock of the walk), sống no đủ, sung túc (live like fighting cocks) Ngoài ra,

người Anh thường liên tưởng gà trống với những điều tốt lành sẽ đến khi đang

ở hoàn cảnh khó khăn (there is many good cocks come out of a tattered bag)

Hoặc như khỉ thường được người Việt liên tưởng đến người hay nhăn nhó(nhăn như khỉ), làm những việc bẩn thỉu xấu xa (tay khỉ nuôi miệng khỉ) Trong

Trang 34

tâm thức người Anh, khỉ là kẻ bất lương, lưu manh (monkey bussiness), kẻ nguđần, bất tài (the higher the monkey climbs the more he shows his tail), kẻ ranhma, lém lỉnh (as tricky as a monkey), là thứ kém chất lượng, không đạt yêu cầu(if you pay peanuts, you get monkeys)

Trên đây là những dẫn chứng về nội dung của nghĩa văn hoá đặc thù tộcngười trong nghĩa của từ Nó phản ánh nhãn quan văn hoá đặc trưng của mỗidân tộc

2.2 Ngữ nghĩa văn hoá của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ

Nhiều nhà nghiên cứu thành ngữ cho rằng nghĩa của thành tố động vật trongthành ngữ chính là nghĩa biểu trưng của thành ngữ Chẳng hạn, Hoàng Văn

Hành khi nghiên cứu loại thành ngữ so sánh kiểu “ T như B” (nhanh như sóc;chậm như rùa; lẩn như chạch) cho rằng các yếu tố B (sóc, rùa, chạch) là

không hiển ngôn, chúng có tính biểu trưng ngữ nghĩa [19] Theo cách nhìnnhận của Nguyễn Công Đức, một thành tố sẽ có tính biểu trưng khi nó cónhững đặc trưng điển hình và trong mối quan hệ với các thành tố khác thì nólàm cho người ta liên hệ tới một ý nghĩa mới, khác với nghĩa gốc của nó Thí

dụ, trong thành ngữ gửi trứng cho ác thì trứng là biểu trưng cho một vật quý

giá, cho một sự tiếp nối truyền đời, nhưng hết sức mong manh, cần phải nâng

niu gìn giữ như chính sự sống còn, ác (một loài chim dữ) biểu trưng cho kẻ độc

ác, không đáng tin, luôn rình mò làm hại người khác [33]

Trong số các tác giả nghiên cứu về tính biểu trưng của thành ngữ thì chỉ cóTrịnh Cẩm Lan là đi sâu về tính biểu trưng của thành tố chỉ con vật trongthành ngữ tiếng Việt Theo bà, đi tìm những giá trị biểu trưng ngữ nghĩa củathành ngữ có yếu tố liên quan đến tên gọi các con vật thực chất là tìm ranhững giá trị ngữ nghĩa mà người Việt đã gán cho những con vật hay gán chonhững đặc điểm, những tình thế, những hoạt động của những con vật đó theo

Trang 35

cách cảm nhận của họ Và “những cảm nhận của người Việt về các con vậtđược bộc lộ qua thành ngữ, tạo ra những biểu tượng, những biểu tượng này

cho phép hình dung con vật biểu trưng cho cái gì, cho thuộc tính gì” [102]

Trong luận văn phó tiến sĩ của mình, Nguyễn Thuý Khanh cho rằng thế giớiđộng vật gần gũi gắn bó với con người từ thuở khai thiên lập địa Vì vậy, cáccon vật với tên gọi của nó đã đi vào đời sống ngôn ngữ một cách tự nhiên vàngày càng trở nên phong phú về mặt nhận thức và biểu hiện “Mỗi con vật(và kèm theo tên gọi của nó) thường gợi lên trong ý thức của người bản ngữ

một sự liên tưởng nào đó, gắn liền với những đặc điểm, thuộc tính của con

vật” [57] Quá trình liên tưởng thường dẫn đến nghĩa bóng, nghĩa chuyển,thông qua một số phương thức như ẩn dụ, hoán dụ Đây cũng là quá trình hìnhthành nghĩa biểu trưng của thành tố động vật trong thành ngữ Nó phản ánhcách cảm nhận, cách đánh giá các sự vật, hiện tượng là tốt hay xấu, liên quanđến việc gán cho chúng những thuộc tính, những đặc điểm của con vật nào đó.

Có thể nói nghĩa biểu trưng là một trong những nghĩa văn hoá của từ ngữ

chỉ động vật Nó vừa mang tính chất đặc thù của mỗi cộng đồng ngôn ngữ

riêng biệt, vừa mang tính chất chung ở nhiều ngôn ngữ Chẳng hạn, cả hai dân

tộc Việt và Anh đều cho rằng cáo là con vật khôn ngoan, tinh ranh, xảo quyệt

khó lường (cáo mượm oai hùm; cáo nào tử tế với gà; gà ngủ, cáo không ngủ / afox in lamb’s skin “cáo đội lốt cừu”; as smart as a fox “khéo léo như cáo”).

Còn rắn với nọc độc, sự tráo trở và những cú tấn công bất ngờ, được biểu

trưng cho sự thâm hiểm, độc ác (miệng hùm nọc rắn, khẩu phật tâm xà / asnake in the grass “con rắn trong đám cỏ – những nguy hiểm bất ngờ”; towarm (cherish) a snake in one's bosom “ôm rắn trong lòng – giữ bên mình

những mối nguy hiểm”)

Trang 36

Về phần chúng tôi, do tiếp cận vấn đề nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trongthành ngữ từ quan điểm ngữ nghĩa –văn hoá, coi nghĩa của từ là một phiếnđoạn văn hoá, nên chúng tôi rất thống nhất với cách nhìn nhận của Phan VănQuế về vấn đề biểu trưng Theo ông, đúng là có một số lớn thành tố chỉ động

vật trong các thành ngữ mang nghĩa biểu trưng, nhất là khi những thành ngữ

đó có dạng so sánh, kiểu như chậm như rùa, nhát như cáy, bẩn như chó, khoẻnhư vâm, v.v trong thành ngữ tiếng Việt và as quiet as a mouse “lặng lẽ nhưchuột”, as blind as a bat “mù như dơi”, eat like a horse “ăn khoẻ như ngựa”,work like a dog “làm cật lực như chó”, v.v trong thành ngữ tiếng Anh Còn ở

nhiều thành ngữ động vật khác, rất khó hình dung tính biểu trưng của nó.

Chẳng hạn, Trịnh Cẩm Lan ([102], tr.62-63) cho rằng chó trèo chạn biểu trưngcho sự lười biếng (trong thành ngữ ngay lưng như chó trèo chạn), chó phảipháo biểu trưng cho sự sợ hãi (trong thành ngữ chạy như chó phải pháo), chóthấy thóc biểu trưng cho sự bàng quan (trong thành ngữ lơ láo như chó thấythóc) và chó ăn vã mắm biểu trưng cho hành động chửi (trong thành ngữ chửinhư chó ăn vã mắm) Thật ra các thành ngữ này chỉ phản ánh cách cảm nhận

và so sánh theo kiểu của cộng đồng người Việt, chứ không khắc hoạ nên một

hình tượng điển hình như trong trường hợp các thành ngữ so sánh kiểu chậmnhư rùa, nhát như cáy (rùa là điển hình của sự chậm chạp, cáy là điển hình

của sự nhút nhát, v.v.)

Điều này có nghĩa là ngoài nghĩa biểu trưng, các thành tố của thành ngữ nóichung và các thành tố động vật trong các thành ngữ động vật nói riêng, còn có

một loại nghĩa khác, nghĩa phi biểu trưng

Chúng tôi cho rằng dù là nghĩa biểu trưng hay là nghĩa phi biểu trưng thì cảhai loại nghĩa này đều là kết quả của sự liên tưởng, liên hội theo cách riêngcủa một cộng đồng tộc người Nói cách khác, khi các từ, ngữ chỉ động vật

Trang 37

như một thứ động hình văn hóa của một cộng đồng tộc người Có lẽ đây chínhlà cái mà Dương Kỳ Đức gọi là “nghĩa văn hàm” [9] Để phản ánh một cáchthỏa đáng tất cả các kiểu loại nghĩa của các từ ngữ chỉ động vật trong thànhngữ động vật (bất kể là nghĩa biểu trưng hay nghĩa phi biểu trưng, hay là

nghĩa gì khác), chúng tôi xin được qui chúng về một loại chung, đó là nghĩa

văn hoá đặc thù tộc người, bao gồm tất cả nội dung của nghĩa văn hoá này.

Với một cách nhìn nhận rộng như vậy ta sẽ dễ dàng xử lý hơn đối với cái hàmý mà một cộng đồng tộc người muốn gợi tới, muốn gửi gắm qua hình ảnh cácđộng vật trong các thành ngữ động vật

Ta biết nội dung ngữ nghĩa văn hoá đặc thù tộc người của mỗi từ ngữ chỉ độngvật hết sức phong phú nên đa số chúng đều có tính đa nghĩa Xin dẫn chứng

trường hợp chim trong thành ngữ tiếng Việt và bird trong thành ngữ động vật

tiếng Anh:

Chim:

Người đứng đầu (chim đầu đàn)

Người đi lập nghiệp (đất lành chim đậu) Người được tự do (như chim sổ lồng)

Mục đích (chim bay cung xếp, thỏ chết chó thui) Kẻ bị hại(chim bị tên sợ làn cây cong)

Kẻ bị mắc mưu (chim khôn mắc phải lưới hồng) Kẻ lạc lõng (chim chích vào rừng)

Người bị giam cầm (chim lồng cá chậu) Người đi xa (bặt tin chim cá)

Người có thế lực (chim có cánh, cá có vây)

………

Bird:

Trang 38

Người bị săn đuổi (the bird has flown)

Mục đích, mục tiêu nhắm tới (kill two birds with one stone) Sự tự do (as free as a bird)

Người nay đây mai đó (a bird of passage)

Người cùng hội cùng thuyền (birds of feather flock together) Người cần mẫn, siêng năng (the early bird catch the worm)

Người khôn ngoan và từng trải (old bird are not caught with chaff) Người lập dị (a queer bird)

Người thích sống đơn độc (a lone bird) ………

2.3 Ngữ nghĩa - văn hoá các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

Qua phần miêu tả ngữ nghĩa-văn hoá của một số từ ngữ chỉ động vật trong

thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh (phụ lục 1, phụ lục 2), chúng tôi

rút ra một số nhận xét sau:

2.3.1.Tính đa nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt vàtiếng Anh

Trong số 23 thành tố động vật tiếng Việt được miêu tả, đứng đầu về mức độ

đa nghĩa là thành tố trâu (29 nghĩa), rồi đến gà (28), mèo (22), cá (19), chó(20), ngựa (15), chim (11), voi (14), cọp (12), vịt (11), bò (11), rắn

(11), ruồi (10), chuột (10), ếch (9), ong (9), lợn (7), rồng (8), kiến (7), ốc (7),phượng (7), tằm (7), cáo (5) Trong thành ngữ tiếng Anh thì đứng đầu là horse,mare (ngựa) (29), dog (chó) (28), tiếp theo là: bird (chim) (25), chicken, cock,hen (gà) (21), bull, calf, cow, ox (bò) (18), cat (mèo) (16), fish (cá) (14),mouse, rat (chuột) (12), fly (ruồi) (11), duck (vịt) (9), pig (lợn) (8), bee (ong)(8), fox (cáo) (4)…

2.3.2 Thiên hướng nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng

Trang 39

Đa số từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh đều thiênvề nghĩa tiêu cực, thí dụ “bò”, “cáo”, “lợn”, “chó”, “vịt”, “chuột”, “ếch”,“mèo”, “ốc”, “rắn”, “ruồi”… Số thiên về nghĩa tích cực rất ít, như “ngựa”,“phượng”, “rồng”, … Chỉ có “kiến” thiên về nghĩa trung hoà Một số con vậtkhác như “cá”, “cọp”, “voi” có nét nghĩa không rõ rệt Số lượng nghĩa tiêucực và nghĩa tích cực của những con vật này hầu như bằng nhau Thí dụ: “cá”:+7, -8; “cọp”: +5, -5; “voi”: +7, -6 (+ tích cựa, - tiêu cực)

Sỡ dĩ “rồng”, “phượng”, “ngựa” thiên về nghĩa tích cực có lẽ do cách nhìnnhận của người phương Đông và người Việt Nam về ba con vật này

Theo quan niệm của người phương Đông, rồng và phượng là những con vật

thiêng (tứ linh: long, lân, quy, phượng) Rồng tượng trưng cho sự cao quý, tốtđẹp; là biểu tượng của tất cả những gì liên quan đến vua chúa (thuyền rồng,long thể, long xa, long tu,…) Đối với người Việt Nam, rồng là nguồn gốcthiêng liêng của dân tộc: con rồng cháu tiên Phượng là loài chim do trí tưởng

tượng của mọi người tạo ra Đó là một con chim rất đẹp, giống như chim trĩ,

được xem là chúa của các loài chim (theo Từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê

chủ biên, xuất bản 1997), phượng luôn tượng trưng cho cái gì đẹp đẽ, sangtrọng Phượng (chim trống) xuất hiện bên cạnh loan (chim mái) tạo thành biểu

tượng của những cặp vợ chồng hạnh phúc, xứng đôi Trong tiếng Anh chúng

tôi chưa tìm thấy thành ngữ nào có từ phoenix (phượng)

Ngựa tuy không phải là con vật có nhiều ở Việt Nam và cũng không phải là

con vật quen thuộc lắm đối với nhiều người Việt Nam như bò, trâu nhưng nógắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Chúng ta biếthình ảnh con ngựa xưa nay vẫn luôn gắn với người chiến binh nơi sa trường vàđược biểu trưng cho tinh thần thiện chiến Nước Việt Nam chiến tranh liênmiên, chủ yếu là chiến tranh vệ quốc Từ trong những cuộc chiến tranh đánhđuổi quân xâm lược, bảo vệ tổ quốc ấy, lòng yêu nước, tinh thần chịu đựng

Trang 40

gian khổ dặm nghìn da ngựa, dũng cảm hy sinh da ngựa bọc thây rất được đề

cao Ngựa từ lâu đã trở thành con vật quen thuộc trong tâm thức người dânViệt, nó được nhân dân ta liên tưởng trong quá trình nhận thức thế giới kháchquan

Ba con vật này xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt bao hàm nghĩa tích cực làthể hiện mong muốn của nhân dân lao động được đổi đời, có cuộc sống giàu

sang, hạnh phúc lứa đôi được bền vững (rồng mây gặp hội; lên xe xuống ngựa; chăn loan gối phượng; loan phụng hoà minh)

Ta có thể tham khảo qua bảng thống kê dưới đây về mức độ đa nghĩa của 23thành tố động vật tiêu biểu trên:

MỨC ĐỘ ĐA NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

STT Tên độngvật

Sốlượngnghĩa

Nghĩa tích cực

Nghĩa tiêu cực

Nghĩa trung

hòa

Kết luận

Ngày đăng: 06/08/2022, 23:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w