Tín dụng âm hay “đòn phép” của một số ngân hàng? docx

3 210 0
Tín dụng âm hay “đòn phép” của một số ngân hàng? docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tín dụng âm hay “đòn phép” của một số ngân hàng? Đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay đang từng bước điều chỉnh theo trần lãi suất huy động, song mức giảm vẫn chưa tạo sức hút đối với DN. Tuy nhiên, ông Minh cũng kỳ vọng, tín dụng sẽ dần được cải thiện trong thời gian từ nay đến cuối năm 2012, khi lãi suất giảm dần và mùa kinh doanh cao điểm trong năm cận kề. Đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng trong việc phát triển hoạt động cho vay. So với quý I, hiện tăng trưởng tín dụng của nhiều nhà băng đã về mức dương. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra cũng cho thấy, tỷ lệ dư nợ âm của toàn ngành đã dần giảm xuống, song tính đến cuối tháng 5/2012, tín dụng ngành ngân hàng vẫn trong tình trạng âm 0,22%. 5 tháng đầu năm, tín dụng của các NHTM trên địa bàn tăng trưởng âm. Bước sang tháng 6, mặt bằng lãi suất giảm dần đã phần nào kích thích tăng trưởng dư nợ, tín dụng đã có những cải thiện đáng kể và theo ông Minh, đến nay tăng trưởng dư nợ đạt khoảng 2%. So với mức bình quân chung của cả nước thì các NHTM trên địa bàn TP. HCM có mức tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất hiện nay là nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục có xu hướng tăng. Đầu năm nay, nợ xấu của hệ thống ngân hàng chỉ ở mức 3,6%, nhưng đến nay, dự kiến nợ xấu toàn hệ thống vào khoảng 6 - 10%. Nợ xấu đang làm nhiều NHTM khó tăng trưởng dư nợ, cho dù nguồn vốn huy động đang dồi dào hơn. Theo đánh giá của một thành viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, hoạt động cho vay của nhiều nhà băng thực tế đã tê liệt trong gần 2 quý qua. Nguyên nhân một phần do áp lực lãi suất cao, đầu ra sụt giảm theo sức mua của thị trường, nên các nhà sản xuất - kinh doanh chỉ hoạt động cầm chừng, không muốn dùng vốn vay để đầu tư mới. Mặt khác, với chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức cho phép, nhất là ở các nhà băng thuộc nhóm 3 - 4 khó tăng dư nợ, cộng với xu hướng nợ xấu tăng mạnh chính là rào cản khiến tín dụng khó tăng trưởng. Tuy nhiên, theo vị này, cũng còn một lý do khác khiến dư nợ toàn hệ thống không tăng là do những nhà băng quy mô lớn dùng “ảo thuật” đẩy dư nợ tăng mạnh trong năm 2011 để có thể đạt mức lợi nhuận kỳ vọng và nhằm tạo lợi thế để xin được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao cho năm nay. Vì vậy, việc một số ngân hàng lớn báo cáo dư nợ tín dụng âm trong những tháng đầu năm 2012 chưa hẳn đúng với thực tế. Điều đó cũng phần nào được đánh giá qua kết quả hoạt động của một số ngân hàng lớn trong 5 tháng đầu năm nay. Dù tăng trưởng tín dụng được báo cáo trong tình trạng âm, song lợi nhuận thu về vẫn đạt cả nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, các nhà băng cho biết, nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận chủ yếu vẫn từ hoạt động cho vay, chiếm khoảng 70 - 75%. rào cản lớn nhất đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong những tháng đầu năm chính là nợ xấu gia tăng. Nhưng nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng một phần chính do các nhà băng đã ồ ạt đẩy vốn ra thị trường vào cuối năm 2011 để lấy chỉ tiêu tín dụng năm nay và nhằm hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. “Sở dĩ các ngân hàng có con số âm trong tăng trưởng tín dụng thời gian qua là do nhiều nhà băng đã đẩy tín dụng tăng ảo vào cuối năm 2011 để có điều kiện nhận được chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ trong năm nay. Nhờ đó, một số ngân hàng có cơ hội đạt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra, song cũng chính vì thế mà nợ xấu của các nhà băng lại tăng cao . Tín dụng âm hay “đòn phép” của một số ngân hàng? Đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay đang từng bước. nợ âm của toàn ngành đã dần giảm xuống, song tính đến cuối tháng 5/2012, tín dụng ngành ngân hàng vẫn trong tình trạng âm 0,22%. 5 tháng đầu năm, tín dụng

Ngày đăng: 05/03/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan