1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận nhóm TMU phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

27 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 570,75 KB

Nội dung

Phần 1 TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 1.1 Trung với nước, hiếu với dân Trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

Giáo viên hướng dẫn : Ngô Thị Minh Nguyệt Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Mã lớp học phần: 2184HCMI0111 Năm học: 2021 – 2022

i

Trang 2

72 Ngô Minh Thu 20D110052 Phần 1 (1.3)

Hoàn thành nhiệmvụ

Hoàn thành tốtnhiệm vụ

7

75 Lê Thu Thủy 20D110192 Powerpoint

Hoàn thành tốtnhiệm vụ

Hoàn thành tốtnhiệm vụ

7

77 Nguyễn Thị Thùy 20D110053

Phần 2 (2.1.2)+Thuyếttrình phần 2.1.2

Hoàn thành nhiệmvụ

7

78 Đào Thị Thu Thủy 20D110193 Phần 2 (2.2)

Hoàn thành tốtnhiệm vụ

7

79 Vũ Lệ Thủy 20D110054 Phần 2 (2.3)

Hoàn thành nhiệmvụ

8

80 Phạm Anh Tiến 20D110114 Lời mở đầu + kết luận

Hoàn thành nhiệmvụ

ii

Trang 3

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1: TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 2

1.1 Trung với nước, hiếu với dân 2

1.2 Cần kiệm liêm chính chí công vô tư 3

1.3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa 6

1.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 8

Phần 2: TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 12

2.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức 12

2.1.1 Nói đi đôi với làm 12

2.1.2 Nêu gương về đạo đức 13

2.2 Xây đi đôi với chống 14

2.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời 16

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

iii

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một tài sản tinh thần vô giá, đó là tưtưởng của Người Trong đó, nổi bật là tư tưởng đạo đức cách mạng Bản thân Chủ tịch HồChí Minh đã là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng đểtoàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lãnh tụ HồChí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,đảng viên và nhân dân Đạo đức luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu củaBác trong sự nghiệp cách mạng Người quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh củangười cách mạng Bắt nguồn từ chức năng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người,đạo đức cách mạng tạo ra động cơ hành động đúng đắn, tạo ra ý chí quyết tâm hoàn thànhnhiệm vụ của con người Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng là gốc củangười cách mạng

Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sôngcạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không

có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Đạo đức là nguồnnuôi dưỡng và phát triển con người, là yếu tố quan trọng và là nền tảng để hoàn thànhCách mạng một cách vẻ vang Đạo đức giúp cho con người khi gặp khó khăn, gian khổ,thất bại mà vẫn luôn giữ vững được tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình màkhông mất đi bản chất cốt cách của con người Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nàothì người Việt Nam ta luôn trung thành, kiên định với tư tưởng đạo đức của Bác, luônthấm nhuần những lời dạy của Bác Với thời cuộc ngày nay, những phẩm chất đạo đức ấycàng cần phải được giữ gì và phát huy, nhận thức rõ tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức Cách mạng Do vậy nên nhóm 8 đã thực hiện đề tài “Phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cáchmạng và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng” Nhằm giúp mọi người hiểu rõ

về những bài học, thông điệp quý báu về đạo đức trong Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

1

Trang 5

Phần 1

TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

1.1 Trung với nước, hiếu với dân

Trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải lànhững điều mới được đặt ra, mà đó là những phẩm chất đạo đức vốn có từ xa xưa trong tưtưởng đạo đức truyền thống phương Ðông nói chung và đạo đức truyền thống Việt Namnói riêng Theo quan niệm truyền thống, trung là trung quân, là trung thành với vua màtrung thành với vua là trung thành với nước Ở đây vua với nước là một Hiếu có nghĩacon, cháu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, chữ hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình

Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ, Người mở rộng, đưa vào đây một nộidung tiến bộ, tư tưởng đạo đức cách mạng Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của HồChí Minh không chỉ kế thừa những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dântộc mà còn vượt qua được hạn chế của truyền thống đó

Người cho rằng “trung với nước phải gắn liền hiếu với dân” ,vì nước là nước của

dân còn dân làm chủ đất nước Về chữ “Trung”, Trung là trung với nước, là trung thành

với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sựnghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nước ở đâyvới ý nghĩa "Dân là con nước, nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứkhông phải của riêng ai, và chính mỗi người dân là những "chủ nhân ông" của đất nước.Mối quan hệ nước-dân, dân-nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhautrong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng,quốc gia, dân tộc Về chữ “Hiếu”, Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mìnhnhư người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, thể hiện ở chỗ thươngdân, tin dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, lấy dân làm gốc, phục vụnhân dân hết lòng Bác Hồ từng chỉ rõ: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân"; "Nhândân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế Từ khi có Đảng ta lãnh đạo vàgiáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tìnhnghĩa năm châu bốn biển một nhà Trong nhận thức về đạo đức của Bác: Không phải chỉ

có hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân"; “Người kiên quyết cách mạng nhấtlại là người đa tình, chí hiếu nhất Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố

mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày vò”

(Trích Bài nói tại Lớp chỉnh đảng Trung ương khóa 2)

2

Trang 6

“Trung với nước, hiếu với dân” theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của Ðảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, nhưng yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện Ðó là, lòng yêu nước thương nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân Vì vậy, trong suốt quátrình xây dựng Ðảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng, và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ "trung với nước, hiếu với dân".

Khi người đặt vấn đề “ Bao nhiêu lợi ích điều vì dân Bao nhiêu quyền hạn điều củadân… Nói tóm lại quyền hành và lực lượng điều ở nơi nhân dân” Khi Đảng ta đượcthành lập Người luôn luôn nhắc nhở: “Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ từ trên xuống dưới điềuphải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân Bác nhấn mạnh: làm đầy tớcho nhân dân chứ không phải là “quan” nhân dân”, Đảng và Chính phủ là “đầy tớ nhândân” chứ không phải “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân” Quan niệm về nước vàdân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước, rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về dân như vậy,điều này càng làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước

Trong Thư gửi thanh niên (1965), Người viết: “Phải luôn nâng cao chí khí cáchmạng “trung với nước, hiếu với dân”, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũngvượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Người mong muốn mỗi người dân Việt Nam phảitrung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì đọc lập tự do của tổ quốc Đóvừa là một lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi ngườiViệt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cánh mạng trước đây, mà còn cả cho hiện tại vàtương lại về lâu dài sau này Ngay bản thân Hồ Chí Minh từ những ngày đầu ra đi tìmđường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào,Bác đã vượt qua bao khó khăn, thử thách Trước sự truy sát ráo riết và đe dọa của kẻ thùkhông làm Bác nhụt chí Hay khi phải ngồi trong lao tù của chính quyền Tưởng GiớiThạch thì lòng kiên trung, quyết tâm giải phóng dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào củaBác như càng được bồi đắp thêm Cho tới khi đã độc lập, Người tuyệt nhiên không hammuốn công danh phú quý chút nào, không muốn dính líu gì với vòng danh lợi, mà Hồ Chí

Minh “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn

toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng

được học hành

3

Trang 7

Tóm lại “phải tận trung với nước, tận hiếu với dân” Trong đó “trung với nước, hiếuvới dân” là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác.

1.2 Cần kiệm liêm chính chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đó

là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người Văn hóa truyềnthống phương Đông luôn rất coi trọng bốn chữ “cần, kiệm, liêm, chính” Nói theo cáchcủa Khổng Tử, đó là những phẩm chất tối cần để con người được thực sự là “người”.Quân tử là phải biết làm tròn phận sự và "tri túc" (biết đủ), không tham những gì khôngphải của mình, không chối từ sứ mệnh của mình, không làm hại người ngay và không bỏsót Đặc biệt, ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoétdân, thì gọi là “Liêm”, chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp

Hồ Chí Minh đã kế thừa nững khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư từtruyền thống phương Đông và làm rõ, rộng hơn so với ý nghĩa trước đây Người chỉ rõ: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giời làm mà lạibắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng Ngày nay ta đề ra cần,kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước chodân” Đây là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, là biểu hiện của một nội dung phẩmchất “Trung với nước, hiếu với dân” Người đã chọn lọc giữ lại nhưng nội dung tốt đẹp,đồng thời cùng loại bỏ những nội dung không phù hợp và đưa những nội dung phù hợpmới với yêu cầu của cách mạng Trong bài viết “Thế nào là Cần”, ký bút danh Lê QuyếtThắng, đăng trên báo Cứu quốc, ra ngày 30 tháng 5 năm 1949, Người khẳng định:

“Trời có bón mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa, thì không thành trời

Thiếu một phương, thì không thành đất

Thiếu một đức, thì không thành người”

Theo đó người làm rõ tầm quan trọng của “tứ đức”, làm người thiếu một đức thìkhông thành người Cụ thể như sau:

4

Trang 8

“Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng déo dai… Muốn cho chữ Cần có nhiềukết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc” Cần tức là lao động cần cù, siêngnăng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánhsinh, không lười biếng Phải thấy rõ “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, làhạnh phúc của chúng ta”.

“Kiệm là thế nào, là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi Cần

với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người” Kiệm tức là tiết kiệm sức laođộng, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của nước, của bản thân mình,không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù “Tiết kiệm không phải làbủn xỉn khi không nên tiêu sài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đánglàm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của,cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn, chứkhông phải là kiệm Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ”

Liêm “là trong sạch, không tham lam… Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm Cũng

như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần Có Kiệm mới Liêm được” “ Liêm là không thamđịa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không ham người tâng bốc mình

Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa Chỉ có một thức ham là ham học,ham làm, ham tiến bộ”

“Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gì không đứng đắn,

thẳng thắn, tức là tà” Chí được thể hiện rõ trong ba mối quan hệ: “ĐỐI VỚI MÌNH- Chớ

tự kiêu tự đại…ĐỐI VỚI NGƯỜI…Chớ nịnh hót người trên Chớ xem khinh người dưới.Thái độ phải chân thành khiêm tốn…Phải thực hành chữ Bác Ái… ĐỐI VỚI VIỆC Phải

để công việc nước lên trên, trước việc tư việc nhà… việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm.Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”

Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi, là hết sức công bằng,

không chút thiên tư, thiên vị, công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của dântộc lên trên hết, trước hết; chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vui sau thiênhạ” Chí công vô tư là chống chủ nghĩa cá nhân Người nói: “Đem lòng chí công vô tư màđối với người, đối với việc”; “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước…khihưởng thụ thì mình nên đi sau” Về thực chất chí công vô tư là sự tiếp nối cần, kiệm, liêmchính

Hồ Chí Minh viết về “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” hàm chứ yêu cầu và mong mỏi củaNgười về sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức cách mạng nói chung, xây dựng và rèn “tứđức” nói riêng với mỗi cán bộ, đảng viên Theo người, uy tín của Đảng cầm quyền, củamỗi cán bộ, đảng viên và lòng tin của nhân dân gắn liền với sự tu dưỡng và gương mẫu

5

Trang 9

thực hành đạo đức cách mạng, cho nên mỗi cán bộ, đảng viên chỉ biết nói lời hay, ý đẹpnhưng không gương mẫu thực hành “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” thì cũng không thể hấpdẫn, quy tụ và lãnh đạo được quần chúng nhân dân Vì vậy , thực hành “ Cần, Kiệm,Liêm, Chính” không chỉ là yêu cầu cần thiết trong tu dưỡng đạo đức của mỗi người cáchmạng mà còn là biện pháp quan trọng xây dựng Đảng về đạo đức Theo Bác, việc thựchành “tứ đức” sẽ không chỉ giúp người cán bộ đảng viên tự soi, tự sửa, tự rèn mình màcòn tạo ra một sức mạnh mềm và sức hấp dẫn của một tổ chức, của cả một dân tộc “ Mộtdân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là mộtdân tộc văn minh và tiến bộ”.

Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của các phong trào thi đuayêu nước Để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, phải hội tụ đủ các yếu tố cần,kiệm, liêm, chính Bác coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của con người,giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất, “thiếu một đức, thì không thành người”

Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách

ăn mặc cho đến những sinh hoạt hàng ngày Bác ăn mặc rất giản dị và tiết kiệm Quần áoBác mặc chỉ có vài bộ, may cùng kiểu Mà khi cái áo rách, Bác cũng vá đi vá lại, thay cổ

mà vẫn không cho đổi Đôi dép cao su của Bác, bộ quần áo ka-ki sờn Bác vẫn dùng hàngngày, khi biết các đồng chí phục vụ định thay, Bác cũng không đồng ý Đến chiếc ô tôBác đi công tác hay đi thăm đồng bào và chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại xe bìnhthường Bác không dùng chiếc điều hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ ngoại giao đangcông tác ở nước ngoài biếu, mà đề nghị chuyển chiếc điều hoà ấy cho các đồng chíthương bệnh binh đang điều trị tại trại điều dưỡng hoặc quân y viện, mặc dù lúc đó Bácđang ở trong ngôi nhà của người thợ điện rất nóng Những bữa ăn thanh đạm của NgườiChủ Tịch nước cũng chí là dưa cà, bát cơm, tý rau và đôi khi có chút thịt Kể cả những lần

đi thăm các địa phương, Bác thường không báo trước và mang theo cơm nắm để tránh sựđón rước linh đình, gây phiền hà và tốn kém tiền của nhân dân Có thể thấy qua mọi hànhđộng, suy nghĩ, việc làm của Bác cho thấy được đức tính kiệm của Người, Người kiệm là

vì dân, vì nước, không muốn xương máu, mồ hôi của nhân dân bị tiêu sài một cách lãngphí

Có thể nói rằng, rèn luyện phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư sẽ làmcho con người vững vàng trước mọi thử thách Tuy nhiên, vấn đề này rất phức tạp, bởi nóliên quan đến nhiều mặt lợi ích cá nhân, nhất là chức, quyền, danh, lợi Nếu ta không vượtqua được chủ nghĩa cá nhân, thì bất cứ ai chăng nữa cũng có thể sa vào những hành vi vôđạo đức Đây cũng là điều mà Hồ Chí Minh chăn trở nhiều nhất, đề cập nhiều nhất,thường xuyên nhất

6

Trang 10

1.3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta được hun đúc từ ngàn đời xưa đến nay là đạo

lý làm người về sự giúp đỡ, tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, không màngnhững khó khăn gian khổ Lòng nhân ái, yêu thương lẫn nhau, nhường nhịn, vị tha khoandung độ lượng, sống với nhau có tình có nghĩa đã trở thành giá trị truyền thống, đạo lýlàm người tốt đẹp của nhân dân ta Trong gia đình, giá trị truyền thống đó chúng ta có thểthấy được chính là tình nghĩa cha mẹ và con cái “Máu chảy ruột mềm”, “Một giọt máuđào hơn ao nước lã”, “Cây xanh thì lá cũng xanh/ Cha mẹ hiền lành để đức cho con”,

“Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”… Rộng hơn làtình nghĩa làng xóm, quê hương, đất nước “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bícùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Khôngthầy đố mày làm nên”,… Hay trong những áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt cũngluôn đề cập đến giá trị truyền thống quý báu này Trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” –bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc, Nguyễn Trãi có viết: “Việc nhân nghĩa cốt ởyên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” - Là một người quân tử, là đấng trượng phutrong xã hội phải biết thương người, trọng người, lo việc yên dân

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộngsản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thập niên, cùng với việc thểnghiệm chính bản thân mình qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêuthương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Người đã kế thừanhân nghĩa của ông cha, bởi vậy, trong Di chúc, Bác đã viết “Đầu tiên là công việc đối vớicon người… phải có tình đồng chí yêu thương nhau” Theo Hồ Chí Minh, người cáchmạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng Vì yêuthương nhân dân, yêu thương con người mà Hồ Chí Minh sẵn sàng chấp nhận mọi giankhổ, hy sinh để đem lại độc lập cho dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho con người.Chính vì vậy, Người dành cả cuộc đời mình để lo giải phóng cho dân tộc, đấu tranh chocon người thoát khỏi áp bức, bất công Tháng 6-1968, Bác khẳng định: “Nhân dân ta từlâu đã sống với nhau có tình có nghĩa”, tiếp đó Người lại nói: “Từ khi có Đảng ta lãnh đạo

và giáo dục tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào – đồng chí,tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà” Luận điểm này của Hồ Chí Minh thể hiện sự thấutriệt cái giá trị cốt lõi dân tộc – nhân văn trong sứ mạng lãnh đạo và giáo dục quần chúngcủa Đảng ta, Đảng Cộng sản Việt Nam

Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộng lớn, trước hết dành chonhững người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột

7

Trang 11

không phân biệt màu da, dân tộc Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậythì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩacộng sản Tình thương người, yêu đồng loại, yêu đồng bào, yêu đất nước là tư tưởng lớn,

là mục tiêu phấn đấu của Hồ Chí Minh, được thể hiện ở sự ham muốn tột bậc của Người

là "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta

ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" Đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nênnền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đó cũng là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức

và lý tưởng nhân văn của Người Bác đã khóc thương những người da đen nô lệ bị áp bức,bóc lột trên toàn thế giới Năm 1912, Bác Hồ tới thành phố New York – nước Mỹ, vừakiếm sống vừa nghiên cứu lịch sử xã hội Mỹ Thời gian này, Người tranh thủ đến thamquan tượng Nữ Thần Tự do Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng, các chính khách đều ca ngợingôi sao tỏa sáng trên vòng nguyệt quế là ánh sáng tự do Duy có Bác nhìn xuống chântượng và ghi: “Ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chântượng Thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp; số phận người phụ nữ cũng vậy Baogiờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa cácdân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới? ” Năm 1945, nạn đóixảy ra làm 2 triệu người chết Bác cũng rất đau xót và đã kêu gọi: “Tôi xin đề nghị vớiđồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước cứ mười ngày thì nhịn ăn một bữa, một thángnhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu giúp dân nghèo” Ngày 07/12/1945,trong thư gửi nông gia Việt Nam, Người khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng giasản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là cách thiết thực để chúng ta giữ vững quyền

tự do, độc lập” Bác vừa kêu gọi đồng bào, vừa tự gương mẫu cùng các Bộ trưởng và nhân

viên Chính phủ cùng tham gia sản xuất sau giờ làm việc, tăng gia một cách thực sự,không phải là tăng gia một cách hình thức

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng hòa mìnhvào cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ của các dân tộc trên thế giới,kiếm sống bằng những nghề lao động rất bình thường như đầu bếp, chép tranh, càotuyết Vì vậy, Người hiểu được nỗi vất vả của những người dân lao động nghèo khổ vàluôn dành cho họ tình yêu thương bao la Năm 1913, với tên gọi Văn Ba, Người làm phụbếp cho khách sạn Carlton (Luân Đôn, Anh), nơi đầu bếp nổi tiếng người Pháp Escoffierlàm bếp trưởng Bất kỳ khi nào nhìn thấy một khoanh bít tết lớn hay miếng thịt gà to cònchưa được đụng đến, Người lại chuyển chúng sang một chiếc đĩa sạch và gửi trở lại nhàbếp Một lần, Escoffier hỏi Ba: “Tại sao anh không vứt những thức đó vào thùng rác nhưnhững người khác?”, anh Ba trả lời: “Những thứ này không nên vứt đi Ông có thể mang

8

Trang 12

chúng cho người nghèo” Trên cương vị Chủ tịch nước, tình yêu thương bao la đối vớingười dân lao động càng được vun đắp, Người càng quan tâm, gần gũi không hề cókhoảng cách giữa lãnh tụ và quần chúng.

Tình yêu thương con người theo Hồ Chí Minh phải được xây dựng trên lập trườngcủa giai cấp công nhân, thể hiện trong các mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí,anh em, phải được thể hiện ở hành động cụ thể thiết thực Điều đó đòi hỏi mỗi người phảichặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha đối với ngườikhác; phải có thái độ tôn trọng những quyền của con người, tạo điều kiện cho con ngườiphát huy tài năng; nâng con người lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc, chứ khôngphải thái độ “dĩ hòa vi quý”, không phải hạ thấp càng không phải vùi dập con người.Bằng hành động và ứng xử của mình, Hồ Chí Minh truyền lại cho chúng ta một đạp lýlàm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình có nghĩa Theo Hồ Chí Minh,

“hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêusách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” ĐiChiến dịch Biên giới năm 1950, Người không cưỡi ngựa mà muốn cùng đi bộ với cán bộ,chiến sĩ, để ngựa thồ hành lí, đạn dược đỡ nặng vai cho bộ đội Có lần khi đến thăm trại tùbinh, do trời đang rét, Bác đã cho viên quan ba thầy thuốc của quân đội Pháp chiếc áokhoác của mình… Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Trong đời hoạt động cáchmạng cũng như trong đời sống hằng ngày, Hồ Chủ tịch đối xử với mọi người luôn có lí,

có tình Bác Hồ muôn vàn yêu thương đối với đồng chí, đồng bào Trong tình yêu đó, cóchỗ cho mọi người, không quên sót một ai và sắp xếp cho mỗi người vị trí chiến đấu,cũng như lo lắng chu đáo cho mỗi người việc làm, đời sống và học tập, vừa nghiêm khắcđòi hỏi, vừa thương yêu dìu dắt Đối với kẻ lầm đường lạc lối, lòng Hồ Chủ tịch cònrộng hơn biển cả, Người dạy phải khoan hồng, vui mừng đón rước những đứa con vì cảnhngộ mà lạc bầy…” Câu chuyện về người cận vệ Tạ Đình Đề cũng là một minh chứng chođiều này, từ kẻ ám sát trở thành người cận vệ trung thành của Bác Hồ Hay những năm ở

và làm việc tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tấm lòngkhoan dung độ lượng với cán bộ, đồng chí, anh em và những người giúp việc quanh mình.Khi ai đó có khuyết điểm sai sót, Người nhẹ nhàng, ân cần nhắc nhở, bảo ban có lý, cótình Người thường phê bình cán bộ tật nóng nảy, cáu gắt với cấp dưới, hách dịch vớinhân dân và Người cho rằng nguồn gốc của những tật xấu ấy chính là không tôn trọng conngười

Vì tình thương yêu con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hy sinh cuộc sống riêng củamình cho Tổ quốc, nhân dân, Người chọn cho mình một cuộc sống giản dị, thanh đạm

9

Trang 13

cùng chia sẻ những khó khăn với đất nước và nhân dân Có lần ngành văn hóa thông tinđến xin phép dựng nhà lưu niệm về Bác ở Nam Liên (Nghệ An), ở Pác Bó (Cao Bằng),nhưng Người đã từ chối Bác nói: “Các chú thương Bác thì nên lo lấy cái ở, cái ăn, cáimặc của bà con ở đây Dựng nhà lưu niệm tốt làm gì, nếu bà con ta ở vùng này ăn chưa

no, mặc chưa ấm, ở chưa sạch Phải tổ chức nhà trẻ cho tốt, phải xây dựng trường học,bệnh xá cho tốt Phải chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho bà con xã viên

Đó là cách lưu niệm tốt nhất” Có thể thấy tấm lòng yêu thương con người là đức tính tựnhiên của Bác Điều đó được thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói và việc làm cụ thể củaNgười Vì thế mà trước lúc đi xa Bác “không có điều gì phải hối hận” chỉ tiếc duy nhấtmột điều - một điều cao cả, là “không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” cho dân,cho nước

1.4 Tinh thần quốc tế trong sáng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã giành trọn cả cuộc đời cho sự nghiệp

của Đảng và của dân tộc Đi theo con đường Người đã chọn, nhân dân ta từ thân phận nô

lệ, lầm than đã trở thành những người làm chủ Đất nước ta từ một đất nước chịu ách đô

hộ của thực dân, phong kiến không chỉ trở thành một quốc gia độc lập mà ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế Con đường ấy gắn liền với

hệ thống tư tưởng toàn diện và sâu sắc của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Trong đó, tư tưởng về đoàn kết quốc tế trong sáng luôn được đề cao, và sau này trở thành cơ sở để Nhà nước Việt Nam kế thừa và phát triển, xây dựng thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa Điều này bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân Nhằm

vào mối quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia dân tộc Hồ Chí Minh là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuẩn nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản Trong bài "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế" (1953), Người đã

nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần Quốc tế liên hệ khăng khít với nhau Vì lẽ

đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới" Đối

với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế còn phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thểdẫn tới tư tưởng dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn, kỳ thị dân tộc Những khuynh hướng sai lệch ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ một quốc gia dân tộchay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, thù địch

10

Ngày đăng: 05/08/2022, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w