1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

28 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 59,85 KB

Nội dung

PHẦN 1 : MỞ ĐẦUChúng ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lànền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, thì tưtưởng đạo đ

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

Giảng viên hướng dẫn : Ths Ngô Thị Minh Nguyệt

Trang 2

T

31 20D105018 Nguyễn Thị Thu Huyền K56Q1 Nhóm trưởng

33 20D105020 Nguyễn Thị Ngọc Lan K56Q1 Thành viên

34 19D130022 Phạm Nhật Lệ K55E1 Thành viên

35 20D105081 Bùi Phương Linh K56Q2 Thành viên

36 20D105022 Đỗ Thị Thùy Linh K56Q1 Thành viên

37 20D105082 Lại Thị Phương Linh K56Q2 Thành viên

38 19D130232 Ngô Thị Phương Linh K55E4 Thành viên

39 19D105022 Thạch Thị Khánh Linh K55Q1 Thành viên

40 20D105024 Trần Gia Linh K56Q1 Thành viên

Trang 3

Phần 1: Mở đầu 1

Phần 2: Nội dung I Tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 1 Trung với nước, hiếu với dân 2

2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 4

3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa 6

4 Tinh thần quốc tế trong sáng 9

II Tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức 11

2 Xây đi đôi với chống 14

3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời 16

Phần 3: Kết luận 19

Tài liệu tham khảo 20

Bảng đánh giá kết luận thảo luận 21

Trang 4

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

Chúng ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lànền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, thì tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho việc xây dựngnền đạo đức Việt Nam hiện nay và mai sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu củadân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng củaĐảng và nhân dân ta Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đứctrong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhânloại và thời đại Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tựhào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam Để có thể hiểu sâu hơn về tưtưởng của Người về vấn đề đạo đức cách mạng, nhóm đã chọn đề tài : “ Phân tích tưtưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng vànhững nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng ”, cùng với dẫn chứng về hình ảnh HồChủ tịch đã vận dụng những tư tưởng đó như thế nào

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvẫn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần

vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta; mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cáchmạng của nhân dân ta giành thắng lợi

Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong lối sống, Hồ Chí Minh đã nêu rõ đạo đức lànguồn nuôi dưỡng và phát triển con người Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức làgốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng Hồ Chí Minhviết “ Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, giankhổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đứccách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang ” Theo Hồ Chí Minh,đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗicon người Có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực phảithống nhất làm một Trong đó, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng Ngườiđòi hỏi năng lực phải gắn chặt và đặt vững trên nền tảng đạo đức

PHẦN 2: NỘI DUNG

Trang 5

I Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo

đức cách mạng

1 Trung với nước hiếu với dân

Trung với nước hiếu với dân một phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chiphối các phẩm chất khác Nó được coi như là tiêu chuẩn xem xét đánh giá một con ngườicũng như các chiến sĩ cách mạng và ngày nay nó đã trở thành lý tưởng cao đẹp của conngười Việt Nam

Về quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người với đất nước mình, với nhân dân, dântộc mình là mối quan hệ lớn nhất

Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, baotrùm nhất

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam vàphương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào nội dung mới Trước kia làtrung quân, là trung thành với vua; trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành vớinước, vì vua với nước là một, vua là nước, nước là nước của vua Còn hiếu thì chỉ thuhẹp trong phạm vi gia đình là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ Tư tưởng trung vớinước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nướctruyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó Trung vớinước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước ở đây là nước của dân,còn dân lại là chủ nhân của đất nước Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề "bao nhiêu quyền hạnđều của dân", "bao nhiêu lợi ích đều vì dân", "bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ởnơi dân", Đảng và Chính phủ là "đày tớ nhân dân chứ không phải "quan nhân dân để đèđầu cưỡi cổ nhân dân", thì quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước

Có thể nói rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói về dân như vậy Nhưng vấn đề không phải chỉ

là nói mà là làm như thế nào, có làm hay không, điều này càng làm cho tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước

Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhândân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọngnhất, bao trùm nhất Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyềnthống Việt Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp Trung với vua, hiếu với cha

mẹ, phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ Hồ Chí Minh đã vậndụng khái niệm “trung, hiếu” và đưa vào nội dung mới : Trung với nước, hiếu với dân,đồng thời người đã loại bỏ đi những yếu tố hạn chế của đạo đức cũ Người nói “ Đạo đức

cũ như đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đức mới như hai chân đứng vữngđược dưới đất đầu ngửng lên trời ” Hồ Chí Minh cho rằng trung với nước phải gắn liềnhiếu với dân Đây là sự sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh so với đạo đức truyền thống

cũ Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước là củadân, còn nhân dân là chủ của đất nước Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợiích đều vì dân Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu

Trang 6

Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổquốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,

kẻ thù nào cũng đánh thắng Bác vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị đạođức cho mỗi người Việt Nam Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh choĐảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng Phải tuyệt đối trungthàmh với Đảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu, thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trungthành, vừa là người lãnh đạo của dân; dân là đối tượng để phục vụ hết lòng Phải nắmvững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu đượcquyền và trách nhiệm của người chủ đất nước

Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân dưới cả ba hình thức: làm chủ đại diện, làm chủ trực tiếp và tự quản cộngđồng; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghịhợp tình, hợp lý của dân; khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước nhữngkhó khăn, bức xúc của nhân dân

Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượngcần phải dạy dỗ, ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng Vì vậy phải gần dân, gắn

bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc Theo Hồ ChíMinh, lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, lại phải thường xuyên quan tâmđến việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để nhân dân hiểu được quyền và tráchnhiệm của người chủ đất nước, quyền thì hưởng còn trách nhiệm thì phải làm tròn Cóđược cái đức ấy thì người cách mạng người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, quý mến, kínhtrọng, nhất định sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn cho cách mạng

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là phải yêu nước, trungthành tuyệt đối với tổ quốc, phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, làm cho “ dân giàu,nước mạnh”, phải thương dân, tin dân, học hỏi và kính trọng dân, hết lòng hết sức phụng

sự nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của người dân Tuyệt đối không lên mặt “quancách mạng” ra lệnh ra oai

Tấm gương Hồ Chí Minh về quan điểm Trung với nước, hiếu với dân :

Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổquốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn, thử thách Tronglao tù của bọn thực dân, đế quốc, lòng kiên trung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân tộc,cơm no áo ấm cho đồng bào càng được bồi đắp thêm Khi đất nước giành được độc lập,Người "tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào", không muốn "dínhlíu gì với vòng danh lợi" mà "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao chonước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm

ăn áo mặc, ai cũng được học hành" Trong suốt những năm “phải gánh chức Chủ tịch là

vì đồng bào ủy thác” lòng trung, hiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện hữu trong từngcông việc Dù ở đâu, làm gì, Người cũng chỉ nhằm một mục đích là “phụng sự đồng bào,phụng sự Tổ quốc” để rồi trước lúc đi xa, về với thế giới người hiền, trong Di chúc

Trang 7

thiêng liêng, Người tự vấn lòng mình và thấy rằng: “Suốt đời tôi hết lòng hết

Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Nay dù phải từ biệt thế giới

không có gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn

nữa

Hơn thế nữa , Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hết lòng thương yêu, quý trọng, tin tưởng vàotrí tuệ và sức mạnh của nhân dân Người khẳng định rằng: “Nước ta là nước dân chủ”, vìvậy: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổi mới,xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ương đến

xã do dân tổ chức nên Từ nhận thức sâu sắc rằng, nếu nước nhà được độc lập mà dânkhông được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì, nên Ngườiluôn chú trọng giáo dục cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, cótrách nhiệm với dân, phấn đấu chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhândân

2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đó làphẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người Vì vậy, Hồ ChíMinh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, phản ánh ngay từ cuốnsách Đường cách mệnh đến bản Di chúc

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưngkhông bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng.Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dântheo để lợi cho nước cho dân” Với ý nghĩa như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô

tư cũng là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”

“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ trong đạo đứctruyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưavào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng

“ Cần” là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai Nhưng vậy là chưa đủ, để đạt hiệu quảhơn thì phải có kế hoạch cho mọi công việc, sáng tạo và năng suất Lao động với tinhthần tự lực cánh sinh không lười biếng Phải nhận thức được “ Lao động là nghĩa vụthiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.”

“ Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, bừa bãi Kiệm là tiết kiệm sức laođộng, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, không phôtrương hình thức Khi không cần thiết thì không nên tiêu xài, khi có việc đáng làm, có íchcho cộng đồng, xã hội thì tốn bao nhiêu công, bao nhiêu của cũng vui lòng Tiết kiệmkhông đồng nghĩa với bủn xỉn, keo kiệt, khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũngkhông nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao

Trang 8

nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm Cần

phải đi đôi với nhau

“Liêm” là liêm khiết, trong sạch không tham lam, luôn tôn trọng và giữ gìn của dân.Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không hamngười khác tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa Chỉ

có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ Hành vi trái với chữ liêm là : cậyquyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng Dìm người giỏi,

để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguyhiểm, không dám làm là tham uý lạo Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra những hành vi trái vớichữ liêm, như: " cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm củatư " ,"Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm) Gặpviệc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật úy lạo Gặp giặc màrút ra, không dám đánh là tham sinh úy tử" Người đã nhắc lại một số ý hay của Khổng Tửnói: "Người mà không Liêm, không bằng súc vật"

“Chính” nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Chính” đượcthể hiện qua 3 mối quan hệ :

+) Đối với mình - không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểmđiểm để phát triển điều này, sửa đổi điều dở của bản thân mình

+) Đối với người dưới - không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới; luôngiữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà; không dối trá, lừa lọc

+) Đối với việc - để công việc lên trên, lên trước việc tư, việc nhà Đã phụ trách việc gìthì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn, nguy hiểm: việcthiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh Mỗi ngày cố làm mộtviệc lợi cho nước, cho dân

“ Chí công vô tư” là hoàn toàn là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi, là hết sứccông bằng, luôn vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng Thực hànhchí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng Người nói:

"Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc", "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừngnghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau"; "phải lo trước thiên hạ, vui sauthiên hạ" Đối lập với "chí công vô tư" là "dĩ công vi tư" đó là điều mà đạo đức mới đòihỏi phải chống lại

Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau Có khi Hồ ChíMinh coi cần kiệm như hai chân của con người, phải đi đôi với nhau Cần mà không kiệmthì chẳng khác nào "gió vào nhà trống", "nước đổ vào chiếc thùng không đáy", "làmchừng nào xào chừng ấy", rốt cuộc "không lại hoàn không" Còn kiệm mà không cần thìsản xuất được ít, không đủ dùng, không có tăng thêm, không có phát triển Có khi Ngườicoi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người, thiếu một đức thì không thànhngười; cũng như trời có bốn mùa, đất có bốn hướng, thiếu một mùa thì không thành trời,

Trang 9

thiếu một hướng thì không thành đất Cần, kiệm, liêm , chính sẽ dẫn đến chí

ngược lại đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng, thì nhất định sẽthực

hiện được cần, kiệm, liêm, chính, và có được nhiều tính tốt khác "Mình đã chí

tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngàycàng thêm

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm ,liêm,chính,chí công vô tư :

Trên cương vị là một Chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác luôn nghĩ đếnngười nghèo “lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏiđộng lòng Chính vì thế mà Bác đã kêu gọi nhân dân lập “ Hũ gạo cứu đói” để cứu dânnghèo, Bác thực hành tiết kiệm gạo trước để làm gương cho dân, cứ 10 ngày nhịn ăn 1bữa, tháng nhịn ăn 3 bữa Điều này vừa thể hiện tình yêu thương nhân dân sâu sắc, vừathể hiện cách Bác tiết kiệm vì mục đích chính đáng và cao cả Không chỉ vậy, Bác còntiết kiệm ngay cả trong đời sông thường ngày từ tờ giấy, cái bút chỉ lấy đủ dùng, khônglấy thừa, và Bác đã làm để mọi người bắt chước là hàng ngày các văn bản Bác đều viết ởmặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì củacác nơi gửi tới đến 2, 3 lần Chiếc áo, chiếc khăn, có sờn rách Bác cũng khâu lại vàdùng tiếp chứ không cho thay Bữa ăn của Bác cũng vô cùng đơn giản và đạm bạc, khôngcần “sơn hào hải vị”, như Bác đã từng viết về bữa ăn khi Bác hoạt động tại hang Pác Pó :

“ Sáng ra bờ suối, tối vào hangCháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

Những lần đi thăm các địa phương, Bác thường không báo trước và mang theo cơm nắm

để tránh sự đón rước linh đình, gây phiền hà và tốn kém tiền của nhân dân Tại nơi ở củamình, những hôm mời khách ăn cơm, bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấpdưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách đó được trừ vào tiền lương của Bác, khôngbao giờ Người dùng vào tiền công quỹ

Bên cạnh đó, Bác còn thể hiện sự cần cù chăm chỉ Trong 30 năm bôn ba ở nước ngoài,

Hồ Chí Minh đã “trải qua mười hai nghề vất vả” Cuộc sống cần lao đã rèn luyện Ngườitrở thành một người lao động có đầy đủ phẩm chất, tâm lý, tình cảm của giai cấp vô sản

Dù phải làm việc vất vả để kiếm sống, Người vẫn dành thời gian thích đáng để học tập.Người từng nói với sinh viên: “Hồi Bác còn đồng tuổi với các cháu ở đây thì Bác phải đirửa bát hoặc làm nhiều công việc khác để lấy tiền mà đi học” Hồ Chí Minh quyết tâmđến nước nào phải học ngay tiếng nước đó Với sự siêng năng hiếm có và phương pháphọc tập khoa học, Người nhanh chóng thành thạo nhiều ngôn ngữ trên thế giới

3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa vớichủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ,

Trang 10

qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩmchất đạo đức cao đẹp nhất.

Trang 11

Tình yêu thương con người là tình cảm sâu sắc, rộng lớn, trước hết là dành chonhững người nghèo khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột không phân biệt màu

da, chủng tộc Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nóiđến cách mang, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản TheoNgười, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cáchmạng Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà Hồ Chí Minh sẵn sàng chấpnhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập tự do cho dân tộc

Tình thương người, yêu đồng loại, yêu đồng bào, yêu đất nước mình là tư tưởnglớn, là mục tiêu phấn đấu của Hồ Chí Minh, Người chỉ ham muốn cho đất nước đượchoàn toàn độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đượchọc hành Đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Đó cũng là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức và lí tưởng nhân văn của Người

Tình yêu con Người theo tư tưởng Hồ CHí Minh phải được xây dựng trên lập trườnggiai cấp công nhân, thể hiện trong các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, anh em, đồngchí, Chỉ có tình yêu thương con người bao la đến như vậy mới có cách mạng, mới nóiđến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác Phải có tình nhân ái với cả những

ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi conngười Phải có thái độ tôn trọng con người, tìm cách nâng đỡ con người, “làm cho phầntốt nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi” Trên tinh thần “Đánh kẻ chạy

đi không đánh người chạy lại” Yêu thương con người không phải là sự nuông chiều, thảmặc mà phải quan tâm giúp đỡ họ trên tinh thần đấu tranh phê và tự phê bình, chứ khôngphải là “dĩ hoà vi quý”, “nín thở cho qua”, bao che khuyết điểm Hồ Chí Minh luôn tinvào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người, dù nhất thời họ còn thấp bé, sailầm, lạc lối Người ta ai cũng có tốt, có xấu, ai cũng có thiện - ác ở trong lòng Nhưng

“Dù là xấu, tốt, văn minh hay giã man đều có tình” Hồ Chí Minh xem xét con ngườitrong tính đa dạng của nó, nên dù “có thế này, thế khác” nhưng vẫn tin ở họ Vì vậy, phải

có lòng khoan dung, độ lượng và biết nâng đỡ làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy

nở như hoa, xét mỗi người trong tính đa dạng các quan hệ xã hội; đa dạng trong tínhcách, khát vọng, phẩm chất, khả năng và đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiệnsống, làm việc

Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọngcon người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo Trong di chúc người căn dặn

“Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau” Đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam thểhiện rất rõ trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, tính cách giản dị, khiêm tốn,trọng nhân nghĩa, yêu thương, chia sẻ được Hồ Chí Minh tiếp thu sâu sắc Cố Thủtướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Hồ Chí Minh là một con người bình thường,nhưng đó là con người rất người, nghĩa là rất giàu tình người, chất người Hồ Chí Minhluôn sống giữa cuộc đời, và không có cái gì thuộc về con người lại xa lạ đối với Hồ Chí

Trang 12

Minh Người quan tâm săn sóc tư tưởng, công tác, đời sống của từng

ở, học hành, giải trí của mỗi người bạn thuở hàn vi đến những người quen

Tình thương yêu con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở sự chăm sóc, lolắng đối với đồng bào, đồng chí, các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, cácchiến sĩ ngoài mặt trận Người đã dành trọn số tiền tiết kiệm của mình mua nước giảikhát cho bộ đội phòng không uống Người chia quà cho các cháu thiếu nhi vào dịp tếtTrung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi Mỗi khi có gió mùa Đông Bắc về, Người nhắc nhởchống rét cho các em nhỏ, các cụ già Người quan tâm đến những ngày giáp hạt của nôngdân, thấu hiểu nỗi vất vả, khó nhọc của những người lao động và tìm mọi cách để gópphần cho cuộc sống người dân bớt đi phần vất vả Những khi làm việc đêm khuya, có bátchè bồi dưỡng, Bác cũng xẻ đôi cho người chiến sĩ bảo vệ cùng ăn Lúc đi chiến dịchbiên giới, Bác không chịu một mình cưỡi ngựa Bác bảo cả bảy người cùng đi bộ, đểngựa thồ hành lý cho anh em đỡ mệt Những lúc bớt bận rộn, Bác thường dành thờigian đến thăm các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khổ Thấy các cháunhỏ sức khỏe yếu, Bác đề nghị những nhà lãnh đạo địa phương phải chăm lo đến đờisống người dân từ việc nhỏ nhất

Tình cảm của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ, với mọi tầng lớp nhân dân hết sức tựnhiên, hết sức con người Những việc làm của Bác rất cụ thể, thiết thực, xuất phát từ tấmlòng của Bác Về thăm nông dân, Bác ra tận ruộng, hỏi han và cùng tát nước, gặt lúa với

bà con; về thăm công nhân Bác xuống tận công xưởng; Bác thăm bộ đội ngay tại trận địapháo; Bác xuống tận bếp ăn hỏi thăm bộ đội có được ăn no không, cán bộ đại đội, tiểuđoàn có cùng ăn với chiến sĩ không; Bác thăm bệnh xá, hỏi có đủ thuốc cho bộ độikhông, bộ đội hay mắc bệnh gì? Có đêm, Bác đi đến từng giường các chiến sĩ trong độibảo vệ, giắt lại màn cho từng người Một chiến sĩ ngủ bỏ tay ra ngoài, Bác nhẹ nhàngnhấc bàn tay đặt vào trong, rồi giắt màn lại cẩn thận

Bác đã dành tình cảm đặc biệt cho thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ LàChủ tịch nước, dù bận trăm công ngàn việc, nhưng cứ đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7,

Trang 13

Bác đều gửi thư thăm hỏi thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ Những lá thư của Bác chântình mộc mạc, ai đọc lên cũng cảm nhận được tình thương yêu vô bờ bến của Người.

Trang 14

Trong thư gửi gia đình bác sĩ Vũ Đình Tụng (tháng 01/1947), Bác cảm ơn gia đình bác sĩ

“đã đem món quà quý báu nhất là con mình hiến dâng cho Tổ quốc” Bác viết: “Tôikhông có gia đình, cũng không có con cái Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi Tất cảthanh niên Việt Nam là con cháu tôi Mất một thanh niên thì hình như tôi mất một đoạnruột ”

Tình thương yêu con người của Bác còn dành cho cả những người lầm đường, lạclối Bác vẫn đối xử một cách độ lượng, khoan dung Năm 1946, Bác tới trại giam Hỏa

Lò để thăm hỏi, khuyên bảo những phạm nhân ở đây Bác tặng áo khoác cho họ, ân cầnngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần và Người đã rưng rưng nước mắt Bácthường căn dặn, với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảmhóa họ

4 Tinh thần quốc tế trong sáng

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho các

bộ nhà nước, đặc biệt là với các đảng viên Bác Hồ cùng từng khẳng “tinh thần quốc tếtrong sáng” đóng vai trò rất lớn đặc biệt trong vấn đề ngoại giao với các quốc gia trên thếgiới qua câu “Cách mạng Việt Nam luôn luôn được sự đồng tình và ủng hộ của giai cấpcông nhân và nhân dân cách mạng thế giới, nhất là của nhân dân các nước xã hội chủnghĩa anh em Tình đoàn kết quốc tế vĩ đại ấy là một điều kiện rất quan trọng cho cáchmạng Việt Nam thắng lợi”

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sảnchủ nghĩa Điều này được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mốiquan hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia - dân tộc Bản chất của giai cấp côngnhân nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia dân tộc Sự liênminh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là biểu hiện

rõ nhất của tinh thần đoàn kết nó cũng cho ta thấy một người cách mạng cần có chủnghĩa quốc tế, như vậy cuộc cách mạng mới thành công Người nhần mạnh “Xét vềnguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minhchỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”

Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc Đó là

sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với cácdân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộtrên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc,chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền

Ta nhận thấy rõ điều này qua quá trình tìm đường cứu nước của Bác Bác đã đi rất nhiềunước trên thế giới và luôn đồng cảm với giai cấp vô sản luôn bị áp bức, bóc lột nặng nềbởi giai cấp tư sản thể hiện rõ trong Bài Đoàn kết của Người đăng trên báo Le Paria số 25tháng 5 năm 1924: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống

Ngày đăng: 18/03/2022, 19:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w