Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chấtmỗi con người: “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đứccách mạng, hay là khôn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
TIỂU LUẬN
Đề tài : Phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách
Trang 2Danh sách thành viên:
31 20D105018 Nguyễn Thị Thu Huyền K56Q1 Nhóm trưởng
33 20D105020 Nguyễn Thị Ngọc Lan K56Q1 Thành viên
37 20D105082 Lại Thị Phương Linh K56Q2 Thành viên
38 19D130232 Ngô Thị Phương Linh K55E4 Thành viên
39 19D105022 Thạch Thị Khánh Linh K55Q1 Thành viên
2
Trang 3MỤC LỤC Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
I Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh
II Tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
1 Trung với nước, hiếu với dân
2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
4 Tinh thần quốc tế trong sáng
III Tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM về những nguyên tắc xây dựng đạo
đức cách mạng
1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức
2 Xây đi đôi với chống
3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Phần 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Bảng đánh giá kết luận thảo luận
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Trang 4Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọngđối với sự phát triển của xã hội Đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực
xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi íchcủa cộng đồng, của xã hội
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng, từ rất sớm vàxuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình Cuốn sách Đường cách mệnh năm 1927không phải là một chuyên luận về vấn đề đạo đức cách mạng, nhưng ở trang đầu cuốnsách, Người đã nêu lên hai mươi ba điều về tư cách một người cách mạng, giải quyết bamối quan hệ: với mình, với người, với việc Những thập kỷ bốn mươi, năm mươi, sáumươi, Người đều có những bài viết ngắn gọn, súc tích về đạo đức cách mạng Trong Dichúc, Người nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộphải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô
tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy
tớ thật trung thành của nhân dân Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạngcho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa
xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”
Người coi đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông, cũng như sông thì có nguồnmới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnhđạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là mộtcông việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu
xa thì còn làm nổi việc gì?” Vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minhkhẳng định: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, là một sự nghiệp rất
vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp,lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạngphải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻvang” Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chấtmỗi con người: “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đứccách mạng, hay là không”, “Tuy năng lực và công việc mỗi người có khác nhau, ngườilàm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người caothượng” Người từng khẳng định: “Chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng vật chất” Chỉ
Trang 5nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện tượng, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem, thì không giảithích được thắng lợi của ta đối với kẻ thù lớn mạnh Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng ta theochủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta không những nhìn vào hiện tại mà lại nhìn vào tương lai,chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc Cho nên chúng
ta quả quyết trả lời những người lừng chừng và bi quan kia rằng:
“Nay tuy châu chấu đấu voi,
Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”
Đạo đức còn “có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành một xã hội mới và xâydựng mỹ tục thuần phong” “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thấtbại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước…, khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữvững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”…,không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạokhông hủ hóa”
Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức,coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kếthợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
=> Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng
1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức:
Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sựđiều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn
Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sốngthiện, sống có ích
Đạo đức thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để mở rộng giao lưugiữa các giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia với các dân tộc, quốc gia khác
Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội
Đạo đức còn là sức mạnh của con người Làm cách mạng là một việc lớn nên càng phải
có sức mạnh Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một
sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rấtphức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cáchmạng vẻ vang”
Trang 6Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũngkhông sợ sệt, rụt rè, lùi bước Khi cần, thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cũngkhông tiếc Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thầngian khổ, chất phác khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm
vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu,không kiêu ngạo, không hủ hóa Hồ Chí Minh chỉ rõ "tuy năng lực và công việc của mỗingười khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều
là người cao thượng"
Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng Xác địnhđược vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnhcuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho toàn Đảng,toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớncủa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cáchcủa Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựngvăn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
PHẦN 2: NỘI DUNG
I Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vẫn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng
to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta; mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạngcủa nhân dân ta giành thắng lợi
II Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
1 Trung với nước hiếu với dân
Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam, quan điểm đạo đức Hồ ChíMinh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội: Đó là phải
"Trung với nước, hiếu với dân" Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dântộc Việt Nam và phương Đông, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trongđiều kiện mới Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủchốt của đạo đức cách mạng.trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dântộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệvững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đấu tranh giành độc lập dân tộc và làmcho đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu" Nước là của dân, dân là chủ đấtnước, cho nên "trung với nước" là trung với dân, trung thành với lợi ích của nhân dân,
"bao nhiêu quyền hạn đều của dân"; "bao nhiêu lợi ích đều vì dân" Mối quan hệ
Trang 7nước-dân, dân-nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể thốngnhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu vớicha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì “nướclấy dân làm gốc”, dân là “gốc” của nước Bác Hồ từng chỉ rõ: “Trong bầu trời không gìquý bằng nhân dân Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi íchcủa nhân dân”; “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế Từ khi cóÐảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồngbào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà đạo đức ngày nay cao rộng hơn:không phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân’’; “Người kiên quyếtcách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất Vì sao? Nếu không làm cách mạng thìchẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phongkiến giày vò”
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân phải gắn bó với dân, gần dân,dựa vào dân, lấy dân làm gốc Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cảithiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của ngườilàm chủ đất nước
Tư tưởng “ trung với nước, hiếu với dân” được chủ tich Hồ Chí Minh thể hiện rõ lòngnhất quán với Tổ quốc trước sau như một Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứunước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đãvượt qua bao khó khăn, thử thách Trong lao tù của bọn thực dân, đế quốc, lòng kiêntrung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào càng đượcbồi đắp thêm Khi đất nước giành được độc lập, Người "tuyệt nhiên không ham muốncông danh phú quý chút nào", không muốn "dính líu gì với vòng danh lợi" mà "chỉ cómột sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"
2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọi người Vì vậy, HồChí Minh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, từ Đường Kách mệnhcho đến bản Di chúc cuối cùng
Đối với mọi người, phẩm chất này có hay không, có nhiều hay ít đều được thể hiện quahoạt động thực tiễn, trong đời công cũng như đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong côngviệc người đó làm, những cương vị người đó đảm nhiệm Trong cuộc sống, nếu sự dối trávẫn còn tìm được nhiều chỗ ẩn náu, thì những thói lười biếng, xa phí, bất liêm, bất chính,
hủ bại, sa đọa, thu vén lợi ích riêng tư, làm hại lợi ích chung thì khó che giấu được conmắt của những người bình thường
Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của đạođức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam Người đã giữ lại những gì tốt đẹp
Trang 8của quá khứ, lọc bỏ những gì không còn phù hợp và đưa vào những nội dung mới do sựnghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra.
Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đã được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ, rất
cụ thể, rất dễ hiểu đời với mọi người Nếu phẩm chất này đã cần thiết đối với con ngườiViệt Nam khi đất nước còn phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược rất tàn bạo dochủ nghĩa thực dân đế quốc gây ra, thì lại càng cần thiết khi đất nước phát triển trong xâydựng hòa bình Đây không phải chỉ là yêu cầu về đạo đức, mà còn là yêu cầu của chính
sự phát triển kinh tế
Theo Hồ Chí Minh thì:
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao;lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại không dựa dẫm.Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc củachúng ta"
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, củabản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to:
"không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi" , không phô trương hình thức, không liênhoan, chè chén lu bù
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm mộtđồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân" Phải "trong sạch, không tham lam"
"Không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không ham ngườitâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ
Người đã chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm, như:
" cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư "
"Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm)
Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật úy lạo
Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh úy tử"
Người đã nhắc lại một số ý hay của Khổng, Mạnh:
"Cụ Khổng Tử nói: "Người mà không Liêm, không bằng súc vật"
Cụ Mạnh Tử nói: "Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy"
Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn
Đối với mình - không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm
để phát triển điều này, sửa đổi điều dở của bản thân mình
Trang 9Đối với người dưới - không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới; luôn giữthái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà; không dối trá, lừa lọc.
Đối với việc - để công việc lên trên, lên trước việc tư, việc nhà Đã phụ trách việc gì thìquyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn, nguy hiểm: việc thiệnthì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh Mỗi ngày cố làm một việclợi cho nước, cho dân
Về Chí công vô tư , Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc",
"Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đisau"; "phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạchi lạc nhi lạc)
Đối lập với "chí công vô tư" là "dĩ công vi tư" đó là điều mà đạo đức mới đòi hỏi phảichống lại
Chí công vô tư, về thực chất là nối tiếp Cần, Kiệm, Liêm, Chính Người giải thích:
"Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyềnnhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút,
có dịp "dĩ công vi tư"
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau Có khi Hồ Chí Minhcoi cần kiệm như hai chân của con người, phải đi đôi với nhau Cần mà không kiệm thìchẳng khác nào "gió vào nhà trống", "nước đổ vào chiếc thùng không đáy", "làm chừngnào xào chừng ấy", rốt cuộc "không lại hoàn không" Còn kiệm mà không cần thì sảnxuất được ít, không đủ dùng, không có tăng thêm, không có phát triển Có khi Người coicần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người, thiếu một đức thì không thành người;cũng như trời có bốn mùa, đất có bốn hướng, thiếu một mùa thì không thành trời, thiếumột hướng thì không thành đất
Cần, kiệm, liêm , chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại đã chí công vô tư, một lòng
vì nước, vì dân, vì Đảng, thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính, và cóđược nhiều tính tốt khác "Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít,
mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm
Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm"
Bồi dưỡng phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư sẽ làm cho con người vữngvàng nước mọi thử thách: "Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyểnlay, uy vũ không thể khuất phục", và có thể "Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ, cúi đầu làmngựa đám nhi đồng"
Nhưng đây lại là vấn đề rất phức tạp, nói dễ làm khó, và trong cuộc sống vẫn thường hay
vi phạm Bởi vì nó đụng chạm đến nhiều mặt lợi ích cá nhân, tập trung nhất là chức,
Trang 10quyền danh, lợi, mà nếu không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân thì bất cứ ai cũng cóthể sa vào những hành vi vô đạo đức.
3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam thể hiện rất rõ trong quá trình đấu tranh dựngnước và giữ nước, tính cách giản dị, khiêm tốn, trọng nhân nghĩa, yêu thương, chia sẻ…được Hồ Chí Minh tiếp thu sâu sắc
Tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất Chiều sâu trong
tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh là bản chất nhân văn sâu sắc, thể hiệntrong tâm lý cộng đồng và yêu cầu ứng xử của mọi thành viên trong xã hội: trọng tình,trọng nghĩa, yêu thương đồng loại Sống có đức, có nhân Lòng nhân vượt mọi thời giantạo nên kết quả “Trồng cây đức để con ăn” Tình thương con người không phải là sự banphát mà là một sự hòa nhập nhất thể: “Thương người như thể thương thân” Giá trị củatình thương không theo kết quả vật chất mà là ở ý nghĩa tinh thần: “Của tuy tơ tóc, nghĩa
so nghìn trùng” Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là vìcon người và hạnh phúc của con người
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, không có con người chung chung, trừu tượng mà là conngười cụ thể “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng làđồng bào cả nước Rộng hơn là cả loài người”
Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộng lớn trước hết dành chonhững người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức bóc lột HồChí Minh có lòng thương yêu vô hạn đối với con người, cảm thông sâu sắc với mọi khổđau, bất hạnh của nhân loại “Ở đời và làm người thì phải thương nước, thương dân,thương nhân loại bị đau khổ, áp bức” Triết lý sống ấy không bao giờ thay đổi trong suốtcuộc đời của Hồ Chí Minh Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thìkhông thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩacộng sản
Tình thương người, yêu đồng loại, yêu đồng bào, yêu đất nước là tư tưởng lớn, là mụctiêu phấn đấu của Hồ Chí Minh, là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng đạo đức HồChí Minh Lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh bao la rộng lớn, trước hết dànhcho đồng bào, đồng chí của mình, cho đến những người dân nô lệ bị mất nước, nhữngngười cùng khổ thuộc mọi màu da trên thế giới Đó là một thứ tình cảm đặc biệt, khôngphải từ bên trên trông xuống, không phải do động lòng trắc ẩn của người đứng ngoàitrông vào, cũng không phải là tình thương chung chung siêu giai cấp, hay tình thươngkiểu tôn giáo, mà là sự đồng cảm sâu sắc Người có một ham muốn tột bậc đó là “làm saocho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng cócơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Đó là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức và lýtưởng nhân văn của Người Theo Bác, thương yêu con người là tìm cách nâng đỡ conngười lên với một tình cảm rộng lượng, bao dung Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từngnhận xét: “Hồ Chí Minh là một con người bình thường, nhưng đó là con người rất người,
Trang 11nghĩa là rất giàu tình người, chất người Hồ Chí Minh luôn sống giữa cuộc đời, và không
có cái gì thuộc về con người lại xa lạ đối với Hồ Chí Minh Người quan tâm săn sóc tưtưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, mặc, ở, học hành, giải trí của mỗingười bạn thuở hàn vi đến những người quen mới, có quên chăng thì chỉ quên mình”
Tình yêu thương con người được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân Theo HồChí Minh, người cách mạng phải biết yêu thương con người Đó là một tình cảm rộnglớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, bị áp bức không phân biệt màu da, sắctộc, tôn giáo,… Lòng yêu thương con người thể hiện trong các mối quan hệ: bạn bè, đồngchí, anh em Trong các mối quan hệ đó, người đòi hỏi phải nghiêm khắc với chính mình,nhưng rộng lượng với người khác Phải có thái độ tôn trọng con người, tìm cách nâng đỡcon người, “làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”
Yêu thương con người không phải là sự nuông chiều, thả mặc mà phải quan tâm giúp đỡ
họ trên tinh thần đấu tranh phê và tự phê bình, chứ không phải là “dĩ hoà vi quý”, “nínthở cho qua”, bao che khuyết điểm
Hồ Chí Minh luôn tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người, dù nhấtthời họ còn thấp bé, sai lầm, lạc lối Người ta ai cũng có tốt, có xấu, ai cũng có thiện - ác
ở trong lòng Nhưng “Dù là xấu, tốt, văn minh hay giã man đều có tình” Hồ Chí Minhxem xét con người trong tính đa dạng của nó, nên dù “có thế này, thế khác” nhưng vẫntin ở họ Vì vậy, phải có lòng khoan dung, độ lượng và biết nâng đỡ làm cho phần tốttrong mỗi con người nảy nở như hoa, xét mỗi người trong tính đa dạng các quan hệ xãhội; đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng và đa dạng trong hoàn cảnhxuất thân, điều kiện sống, làm việc…
Lòng khoan dung của Hồ Chí Minh là trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất để khai thác
“tình người” trong mỗi con người; phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhượcđiểm Sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm khi con người mắc phải biết ăn năn hối lỗi, trêntinh thần “Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại” Khi cán bộ, đảng viên mắc lỗi,
Hồ Chí Minh chú ý giáo dục, định hướng nhẹ về xử phạt, giúp đỡ con người vươn tớichân - thiện - mỹ Trân trọng mọi ý kiến khác nhau, kể cả những ý kiến không đồng tinh,trái với suy nghĩ của Người
Theo Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất Do đó, mọi đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách của Nhà nước phải xuất phát từ con người, lấy con người làm trungtâm Bác thường xuyên nhắc nhở phải quan tâm một cách toàn diện (vật chất và tinhthần), chăm lo những cái cụ thể trước mắt như: tương, cà, mắm, muối,… cho đến nhữngcái lâu dài như: đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau,… Bởi con người làđộng lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào màtrước hết là giai cấp công nhân Không phải mọi con người đều trở thành động lực, màphải là những con người được thức tỉnh, được giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức.Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo;
Trang 12xem con người vừa là mục tiêu vừa là động lực thì mới phát huy tốt mọi khả năng củamỗi cá nhân, tập thể.
Theo Hồ Chí Minh, một trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của cách mạng là
“Trồng người” Vì con người là vốn quý nhất, là động lực của cách mạng: “Muốn xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”
Nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày13/9/1958, Người nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thìphải trồng người” Trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người căn dặn “Bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” Coi
“Trồng người” là một nhiệm vụ chiến lược, tức là Hồ Chí Minh đề cao vai trò của giáodục, đào tạo; đội ngũ các nhà giáo và nhiệm vụ chung của toàn xã hội Trong chiến lược
“Trồng người” phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, coi
đó là chủ nhân tương lai của đất nước “Trồng người” là công việc “trăm năm”, khôngthể nóng vội “một sớm một chiều” mà là vấn đề lâu dài đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thểtrước mắt và lâu dài
4 Tinh thần quốc tế trong sáng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đứccách mạng cho cán bộ nhà nước, đặc biệt là của đảng viên Rất nhiều tác phẩm của người
từ sách, bài viết đến bài nói đều nhắc đến phẩm chất đạo đức nhiều lần Người từngkhẳng định: “Cách mạng Việt Nam luôn luôn được sự đồng tình và ủng hộ của giai cấpcông nhân và nhân dân cách mạng thế giới, nhất là của nhân dân các nước xã hội chủnghĩa anh em Tình đoàn kết quốc tế vĩ đại ấy là một điều kiện rất quan trọng cho cáchmạng Việt Nam thắng lợi” Qua đó ta nhận thấy “tinh thần quốc tế trong sáng” đóng vaitrò rất lớn đặc biệt trong vấn đề ngoại giao với các quốc gia trên thế giới
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sảnchủ nghĩa Điều này bắt nguồn bản chất của giai cấp công nhân Một trong số điều kiệnquan trọng không thể thiếu để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân “để cuộccách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đi tới thắng lợi, phải có sựliên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác do giaicấp công nhân thông qua đội tiên phong của nói là Đảng Cộng sản lãnh đạo” Sự liênminh cho ta thấy rõ yêu cầu tiên quyết là sự đoàn kết của giai cấp công nhân với nhữnggiai cấp và tầng lớp khác, nó cũng cho ta thấy được một trong những phẩm chất củangười cách mạng cần là chủ nghĩa quốc t, có như vậy mọi cuộc cách mạng, mọi đấu tranh
và mọi sứ mệnh của giai cấp công nhân mới thành công Người cũng cho rằng: “Xét vềnguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minhchỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”, có thể thấy người đánhgiá rất cao những đóng góp của chủ nghĩa quốc tế
Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Người đã đi đến rất nhiều nước trên thếgiới, từ các nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ đến các nước thuộc địa ở cả châu Á, châu u,