Trung gian lũng đoạn thị trường Những đợt tăng giá liên tiếp của thực phẩm, rau xanh thời gian gần đây tại các chợ đã khiến người tiêu dùng lo lắng.. Có cơ sở để hạ giá Minh chứng rõ nh
Trang 1Trung gian lũng đoạn thị trường
Những đợt tăng giá liên tiếp của thực phẩm, rau xanh thời gian gần đây tại các chợ đã khiến người tiêu dùng lo lắng Người bán “vin” vào cớ giá xăng dầu, điện, than… tăng khiến giá thực phẩm tăng Một chuyên gia kinh tế cho rằng, đó không phải là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá hàng tiêu dùng thiết yếu lên cao
Có cơ sở để hạ giá
Minh chứng rõ nhất cho nhận định này là không ít các siêu thị, cửa hàng tiến hành các chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm Gần đây, đại siêu thị BigC đã tiến hành đồng thời 3 chương trình khuyến mãi lớn là: “Giải pháp mùa hè”; “Giá
rẻ hơn - Tiết kiệm nhiều hơn” và “Wah! Chất lượng giá rẻ”, áp dụng cho khoảng
700 sản phẩm có mức giảm giá từ 5-45% kèm nhiều quà tặng, từ ngày 6 đến 17-4 Trong đó, nhiều loại hàng thực phẩm, rau xanh có mức giảm giá đáng kể
Ví dụ như: Các mặt hàng thủy hải sản tươi sống có mức giảm giá đến 12%: Cá chẽm giá 92.900đ/kg (giảm 12%), cá bò da giá 88.900đ/kg (giảm 11%)…; Các mặt hàng thịt tươi sống có mức giảm giá đến 15%: nạm bò giá 107.900đ/kg (giảm 6%), gà thả vườn nguyên con giá 76.900đ/kg (giảm 4%), thịt heo xay giá
89.900đ/kg (giảm 5% )…; Các mặt hàng thực phẩm chế biến có mức giảm giá đến 15%; Các mặt hàng rau củ quả tươi có mức giảm giá đến 29%: bắp cải tím giá 13.900đ/kg (giảm 27%), cải thảo giống Đài Loan giá 13.900đ/kg (giảm 27%), cần tây giá 15.500 ( giảm 29% )… Ngoài ra, các loại nước uống cho mùa hè, sản phẩm điện máy, hàng đông lạnh giảm giá khá sâu
Một chuyên gia kinh tế cho biết, nguyên tắc của kinh doanh là phải có lãi Bởi
Trang 2vậy, với việc giảm giá trên, chắc chắn doanh nghiệp đã có lợi nhuận Vậy thì đương nhiên giá thành của nhiều loại hàng hoá, thực phẩm phải thấp hơn mức giá bán rất nhiều
Thời điểm hiện tại, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng trong siêu thị đã thấp hơn giá bán các mặt hàng cùng loại ngoài thị trường tự do Đáng lưu ý là giá bán trong siêu thị
đã bao gồm thuế, trong khi ở thị trường tự do thì không, lẽ ra thực phẩm, rau xanh ngoài thị trường tự do giá phải thấp hơn
Mặt khác, theo ghi nhận của phóng viên ANTĐ, giá rau xanh tại các vùng ngoại thành là rất thấp Giá rau xanh tại chân ruộng thuộc xã Tây Tựu (Từ Liêm) đã giảm mạnh từ khoảng 10 ngày trước do thời tiết ấm, ẩm, nguồn cung dồi dào Giá cải ngọt từ 1.400 - 2.000 đồng/kg, cải chíp, xà lách 2.000 đồng/kg, hành lá khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg… Tại huyện Mê Linh, giá cải bắp trung bình 3.000
đồng/chiếc (2 kg) Trong khi đó, giá bán cải ngọt tại các chợ nội thành ở mức 10.000 đồng/kg; cải bắp tại chợ và tại siêu thị dao động 7.500 - 8.500 đồng/kg; cải xanh bán tại chợ với giá 2.500 đồng/bó… Người tiêu dùng phải mua các mặt hàng này với giá cao hơn nhiều lần so với giá bán của người nông dân
Phân tích thực tế, một chuyên gia kinh tế nói: “Tại sao giá hàng hoá tại Metro lại rẻ? Tại vì họ đầu tư vào khâu sản xuất, đặt hàng nhà sản xuất, xây dựng trang trại, ruộng đồng và họ thu mua trực tiếp đưa đến tay người tiêu dùng” Tương tự, các siêu thị lớn như: BigC, Co.op Mart bán hàng “giá tốt” bởi họ luôn nhấn mạnh việc
“chúng tôi đã đàm phán với nhà sản xuất để hạ giá thành sản phẩm” Trong khi đó,
có sự khác biệt rõ rệt giữa các siêu thị lớn và các siêu thị nhỏ Không ít siêu thị lại ngồi chờ nguồn cung hàng “Có siêu thị trên địa bàn Hà Nội bày bể cá để bán cá tươi, nhưng giờ đã phải dọn đi cả, bởi họ không chịu tìm nguồn cung từ các tỉnh,
mà chờ các tỉnh mang tới Kinh doanh kiểu đó thì khó có giá cạnh tranh” - chuyên
gia này phân tích
Trang 3Nguồn cung hàng hoá thiết yếu không dồi dào thì giá khó giảm Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tự các siêu thị phải quan tâm đến yếu tố sản xuất để tạo cạnh tranh Mặt khác, chi phí đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ không thật sự lớn, chỉ cần
siêu thị đặt hàng và đảm bảo tiêu thụ hàng cho người sản xuất