Các thương hiệu lớn tiếp cận thị trường Trung Quốc như thế nào? Kinh doanh trực tuyến sẽ hiệu quả bởi Trung Quốc hiện có 400 triệu người dùng internet. Thay vì chỉ lập ra website và hy vọng người tiêu dùng sẽ ghé thăm, click vào đây đặt mua hàng và thanh toán qua thẻ tín dụng, các thương hiệu lớn của phương Tây nhận thấy họ cần phải thích nghi với thói quen sử dụng internet của người Trung Quốc. Các hãng bán lẻ nước ngoài, đặc biệt là các công ty thời trang, hiện đã đăng ký sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến thông qua trang web Taobao - trang thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, thuộc Tập đoàn Alibaba. Năm 2009, số người đăng ký sử dụng Taobao đạt xấp xỉ 20 triệu người, với tổng khối lượng giao dịch lên đến 29 tỷ USD. Gần đây, Adidas AG, hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng của Đức đã chính thức khai trương một cửa hàng bán lẻ tại trang mạng này. Trưởng bộ phận tư vấn kinh doanh Adidas AG cho rằng Taobao là một công cụ nghiên cứu marketing hữu hiệu cho các công ty bởi nó có thể thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng trong phạm vi Trung Quốc. Taobao giúp các hãng bán lẻ nước ngoài tiếp cận người tiêu dùng có nhu cầu đối với sản phẩm của họ. Giám đốc điều hành Adidas cho biết Taobao cho phép họ tiếp cận với hàng triệu khách hàng một cách trực tiếp, thậm chí với cả những phân khúc khó tiếp cận nhất. Ông cho rằng người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng có xu hướng chuộng kênh mua sắm trực tuyến, do vậy, các thương hiệu lớn nên tận dụng xu hướng này. Hiện tại, doanh thu bán hàng trực tuyến tại thị trường Trung Quốc còn tương đối thấp, chiếm khoảng 2% doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, theo điều tra thị trường của iResearch, thị trường bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc năm 2009 đã tăng 117%, từ 19 tỷ USD lên 39 tỷ USD, và trở thành thị trường bán lẻ lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Một nhà quản trị thuộc McKinsey có văn phòng đại diện tại Thượng Hải cho biết, trong tương lai hoạt động mua sắm trực tuyến sẽ phát triển nhanh. Với các thương hiệu đã có tên tuổi, mở rộng thị trường đến các thành phố loại 2 và loại 3 sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn hơn. Một ví dụ điển hình nhất là Louis Vuitton, Hermes và Gucci. Những hãng này và một số hãng cao cấp khác đã mở nhiều cửa hàng ở các thành phố như Thành Đô hay Hàng Châu. Với các thương hiệu chưa thể nhắm vào phân khúc cao cấp như Adidas, thì việc mở rộng thị phần ở Trung Quốc sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, Taobao có thể giúp nâng thương hiệu của các hãng này, giúp họ thâm nhập thị trường dễ dàng hơn. Ngoài ra, một số khác còn tìm cách tiếp cận khách hàng thông qua việc lập một cộng đồng trực tuyến cho phép tranh luận trên hệ thống bảng tin (BBS), một mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc. Công ty máy tính Dell mới đây cũng liên kết với Renren, một trang mạng xã hội phổ biến nhằm tạo một diễn đàn để người tiêu dùng tranh luận về lý do tại sao họ chuộng các sản phẩm của công ty. Theo CIC, công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường tại Thượng Hải, hơn 81% khách ghé thăm BBS và các blog đưa ra quyết định mua sắm sau khi tham khảo ý kiến của người tiêu dùng khác cũng sử dụng Internet. . Các thương hiệu lớn tiếp cận thị trường Trung Quốc như thế nào? Kinh doanh trực tuyến sẽ hiệu quả bởi Trung Quốc hiện có 400 triệu người dùng internet theo điều tra thị trường của iResearch, thị trường bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc năm 2009 đã tăng 117%, từ 19 tỷ USD lên 39 tỷ USD, và trở thành thị trường bán lẻ lớn thứ hai thế giới, sau. do vậy, các thương hiệu lớn nên tận dụng xu hướng này. Hiện tại, doanh thu bán hàng trực tuyến tại thị trường Trung Quốc còn tương đối thấp, chiếm khoảng 2% doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy