Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
1,39 MB
Nội dung
Cuộc cạnh tranh giữa 2 loài chim sẻ ở quần đảo Galapagos đã khiến cho
mỏ của một loài nhỏ lại, giúp chúng tìm thức ăn dễ dàng hơn. Các nhà
khoa học đã chứng kiến được sự thay đổi này.
Việc quan sát thấy quá trình thu nhỏ của mỏ chim mang lại một trong
những mô tả tốt nhất về sự tiến hoá điển hình trong tự nhiên.
Trong bài báo mới đây trên Science, Peter Grant và Rosemary Grant, cả
hai đều là nhà sinh học tại Đại học Princeton, bang NewJersey (Mỹ) đã mô
tả cuộc cạnh tranh giữa loài chim sẻ đất trung bình (Geospiza fortis) và
loài chim sẻ đất lớn (Geospiza magnirostris).
Loài sẻ đất trung bình G.fortis đã bị dồn dép và phải tiến hoá ra một cái mỏ
nhỏ hơn khi xuất hiện kẻ cạnh tranh (loài chim sẻ đất lớn Geospiza
magnirostris, bay đến hòn đảo này hơn 20 năm trước) và điều kiện hạn
hán khắc nghiệt gần đây.
"Điều đó xảy ra rất nhanh", Peter Grant cho biết. Trên thực tế, nó xảy ra
chỉ trong một thế hệ chim duy nhất, Grant nói.
Cú huých tiến hoá bắt đầu khi một vài con chim sẻ lớn đến định cư trên
đảo trong một đợt El Nino ẩm ướt khác thường năm 1982.
Kể từ đó, loài sẻ lớn G. magnirostris này đã ăn hầu hết loại hạt lớn có gai
của những cây leo trên đảo và dần dần buộc loài sẻ trung bình phải phụ
thuộc vào các loại hạt nhỏ hơn của những cây khác.
Kết quả là sẻ G. fortis với cái mỏ nhỏ hơn không cạnh tranh được với loài
lớn, và thường không nuôi nổi con của chúng. Điều này buộc một số con
phải phát triển theo hướng thu gọn lại dụng cụ kiếm ăn của mình.
Nhưng vấn đề thực sự xảy ra vào giữa năm 2004-2004, khi mà hạn hán
khắc nghiệt trên đảo xảy ra và tất cả các loại hạt cây đều khan hiếm.
"Hầu hết các con chim có mỏ lớn trước hạn hán đã biến mất", Grant nói.
Trong đó bao gồm đa số cá thể của loài sẻ mới đến G. magnirostris và
những con thuộc loài G. fortis vẫn còn giữ cái mỏ lớn.
"Đây là một ví dụ kinh điển về sự tiến hoá nhanh chóng", David Skelly, một
nhà sinh thái học và tiến hoá tại Đại học Yale nhận xét về tình huống này.
Thông thường tiến hoá được xem là diễn ra chậm chạp ở những loài động
vật lớn như cá, chim, bò sát và thú. Kích cỡ mỏ thay đổi trong vài thập kỷ
dường như đã là quá nhanh. Chính vì thế, những con chim sẻ ở
Galapagos được xem là trường hợp tiến hoá nhanh tột độ gây ra bởi môi
trường khắc nghiệt.
"Giờ đây dường như như công trình của Grant đã chỉ ra một xu hướng mà
có thể rất phổ biến", Skelly nói.
T. An (theo Discovery)
Việt Báo
Loài sẻ đất lớn (trên) đã cạnh tranh với loài sẻ đất trung bình để ăn các hạt
lớn, khiến cho loài trung bình có xu hướng tiến hoá ra những cái mỏ nhỏ
hơn (dưới). Ảnh: Nature
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Bat-gap-bang-chung-ve-su-tien-
hoa/10966423/188/
Vô sinh, hỗtrợsinhsản Thứ tư, 12/5/2010 16:55
2007-08-24 12:34:55
KỸ THUẬTHỖTRỢSINHSẢN TẠI VIỆT NAM
BS. Hồ Mạnh Tường
A.R.T. Ở VIỆT NAM – 10 NĂM PHÁT TRIỂN (1997-2007)
Ngày 19/8/1997, Bộ Trưởng Bộ Y tế ký quyết định cho phép Bệnh viện
Từ Dũ thực hiện những trường hợp TTTON đầu tiên ở Việt nam. Bệnh
viện Từ Dũ, đứng đầu là BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, với những nỗ
lực qua nhiều năm cho một quá trình chuẩn bị và thành công trong việc
tranh thủ được các nguồn lực từ hợp tác quốc tế đã tạo một sự khởi đầu
thật ấn tượng cho sự phát triển của lãnh vực này ở Việt nam.
Với sự hợp tác và hỗtrợ của các chuyên gia người Pháp, các bác sĩ
Bệnh viện Từ Dũ đã tiến hành các trường hợp TTTON đầu tiên tại Việt
nam vào tháng 8 năm 1997. Gần 9 tháng sau, vào ngày 30/4/1998, 3 em
bé từ 3 trường hợp trường hợp TTTON thành công đầu Việt nam đã
cùng chào đời vào một ngày. Đến nay, ước tính cả nước Việt nam đã có
hơn 4000 em bé ra đời từ kỹthuậthỗtrợsinhsản trong tổng số trên 1
triệu em bé đã ra đời trên thế giới.
Mặc dù đi sau thế giới khỏang 20 năm và sau các nước trong khu vực
gần 15 năm, lãnh vực hỗtrợsinhsản ở Việt nam đã đạt được những
bước tiến lớn trong 10 năm qua. Việt nam hiện là nước có số chu kỳ
điều trị hỗtrợsinhsản cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Việt nam
cũng đang dẫn đầu khu vực về một số kỹthuật điều trị như: ICSI với tinh
phẫu thuật, xin trứng, nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm, áp
dụng phác đồ kích thích buồng trứng mới… Nhiều đồng nghiệp trong
khu vực trong những năm qua đã đến Việt nam để học hỏi kinh nghiệm.
Ngày càng có nhiều báo cáo khoa học của các chuyên gia Việt nam về
kỹ thuậthỗtrợsinhsản xuất hiện tại các hội thảo, hội nghị, tạp chí khoa
học của khu vực và trên thế giới.
KỸ THUẬTHỖTRỢSINHSẢN LÀ GÌ ?
Kỹ thuậthỗtrợsinhsản (ART) bao gồm các kỹthuật giúp tăng khả năng
sinh sản của người. Theo định nghĩa, ART là những kỹthuật trong đó có
thực hiện đem tế bào trứng người ra khỏi cơ thể. Đây là những kỹ thuật
được phát triển cơ bản dựa trên kỹthuật thụ tinh trong ống nghiệm
(TTTON) trên người.
Nguyên tắc cơ bản của TTTON là tinh trùng và trứng được đem ra khỏi
cơ thể người, sau đó được xử lý và nuôi cấy trong điều kiện phòng thí
nghiệm. Quá trình tạo phôi và nuôi cấy phôi trong những ngày đầu cũng
diễn ra bên ngòai cơ thể. Sau đó, phôi hình thành sẽ được chọn lựa để
cấy trở lại vào buồng tử cung của người vợ. Sự phát triển và làm tổ của
phôi, sự phát triển của thai sau đó diễn ra tương tự như những trường
hợp có thai tự nhiên.
Vào năm 1978, em bé đầu tiên từ TTTON, Louis Brown, ra đời tại Anh
đánh dấu bước đầu cho sự phát triển của TTTON trên người. Đến nay,
TTTON và các kỹthuậthỗtrợsinhsản nói chung, đã được thực hiện
thành công ở hầu hết các nước trên thế giới.
THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM CỔ ĐIỂN VÀ CHUYỂN PHÔI
(IVF/ET)
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) có nghĩa là cho trứng và
tinh trùng kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm (thay vì trong vòi
trứng người phụ nữ). Sau đó phôi hình thành sẽ được chuyển trở lại vào
buồng tử cung. Quá trình phát triển của phôi và thai sẽ diễn ra hoàn toàn
bình thường trong tử cung người mẹ. Kỹthuật này được thực hiện thành
công trên thế giới lần đầu tiên năm 1978 và thành công lần đầu tiên ở
Việt nam năm 1998.
Phác đồ thực hiện TTTON và chuyển phôi hiện nay:
- Trong phác đồ kích thích buồng trứng tiêu chuẩn, bệnh nhân được tiêm
thuốc kiểm soát nội tiết khoảng 2 tuần. Sau đó, tiêm thuốc FSH để kích
buồng trứng (khoảng 2 tuần). Với phác đồ kích thích buồng trứng mới
hiện nay, thời gian kích thích buồng trứng giảm từ khỏang 4 tuần xuống
còn dưới 2 tuần. Các phác đồ mới này giúp đem lại sự tiện lợi và giảm
chi phí điều trị cho bệnh nhân.
- Chọc hút trứng được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm đầu dò
âm đạo. Một cây kim chọc hút dài sẽ được đưa vào âm đạo, đâm xuyên
qua cùng đồ để đi đến 2 buồng trứng và chọc hút các nang noãn. Dịch
chọc hút được sẽ được soi dưới kính hiển vi để tìm trứng.
- Lấy tinh dịch chồng bằng cách thủ dâm hoặc sử dụng bao cao su
chuyên dụng. Tinh dịch sẽ được xử lý để tách tinh trùng có chất lượng
tốt nhất. Cấy trứng với tinh trùng trong môi trường nuôi cấy ở phòng thí
nghiệm.
- Ngày hôm sau, chuyên viên về phôi học sẽ kiểm tra sự thụ tinh của
trứng. Trứng thụ tinh sẽ được nuôi cấy tiếp tục và kiểm tra mỗi ngày
- Chọn phôi tốt và chuyển vào buồng tử cung (thường vào ngày 2-3 sau
chọc chút trứng, có thể dời đến ngày 5, tùy phác đồ)
- Hai tuần sau khi chuyển phôi, người phụ nữ được lấy máu để thử thai.
Nếu kết quả thử thai dương tính, 2-3 tuần sau, sản phụ sẽ được siêu âm
để xác định túi thai và tim thai trong buồng tử cung.
- Quá trình theo dõi thai sẽ diễn ra bình thường như những thai kỳ khác.
Tỉ lệ thành công của mỗi chu kỳ điều trị TTTON trung bình trên thế giới
hiện nay khoảng 25%-30%. Tỉ lệ này phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, chỉ
định điều trị và phác đồ điều trị của từng trung tâm.
Chỉ định
Chỉ định ban đầu của TTTON là tổn thương vòi trứng không có khả năng
hồi phục do bệnh lý vùng chậu hoặc do phẫu thuật trước đó. Tuy nhiên,
sau đó TTTON được mở rộng cho nhiều chỉ định khác như: vô sinh nam,
vô sinh không rõ nguyên nhân, lạc nội mạc tử cung…
TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG TRỨNG
(INTRACYTOPLASMIC SPERM INJECTION - ICSI)
Kỹ thuật được ra đời nhằm khắc phục tình trạng tỉ lệ thụ tinh thấp hoặc
không thụ tinh khi thực hiện TTTON, do bất thường quá trình thụ tinh hay
chất lượng tinh trùng kém. Trong kỹthuật TTTON cổ điển, để tinh trùng
kết hợp tự nhiên với trứng trong môi trường nhân tạo, người ta phải cần
đến hàng trăm nghìn hay hàng triệu tinh trùng để thụ tinh được một
trứng. Với kỹthuật ICSI này, người ta có thể tạo một hợp tử hoàn chỉnh
bằng một trứng và một tinh trùng duy nhất. Đây được xem là một cuộc
cách mạnh trong điều trị vô sinh do nguyên nhân ở nam giới. Kỹ thuật
này được thực hiện thành công đầu tiên trên thế giới vào năm 1993 và
thành công đầu tiên ở Việt nam năm 1999.
Ở các trung tâm hỗtrợsinhsản lớn, kỹthuật ICSI hiện đang thay thế
dần kỹthuật TTTON cổ điển. Ở một số trung tâm, 100% các chu kỳ
HTSS đều thực hiện ICSI. Kỹthuật này thường cho tỉ lệ thụ tinh cao
hơn, làm số phôi có được nhiều hơn, nhiều khả năng chọn lọc được phôi
tốt để chuyển vào buồng tử cung, dẫn đến tỉ lệ có thành công cao hơn
và tránh được một số trường hợp không có phôi để chuyển do thất bại
thụ tinh. Mặc dù có một số quan ngại, cho đến nay, ICSI được xem là
một kỹthuật điều trị an toàn và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế
giới.
Kỹ thuật ICSI hiện nay có thể thực hiện với tinh trùng tươi hoặc sau trữ
lạnh; tinh trùng trong tinh dịch hoặc tinh trùng sinh thiết từ mào tinh và
tinh hoàn. Nhờ đó, một số trường hợp các cặp vợ chồng vô sinh do
chồng không có tinh trùng, vẫn có có con bằng cách mổ để tìm tinh trùng
trong tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn.
XIN TRỨNG
Xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ càng lập gia đình muộn và
tuổi bắt đầu mong con cũng muộn hơn. Sau 30 tuổi, buồng trứng của
người phụ nữ bắt đầu suy giảm chức năng và khả năng có thai cũng
giảm dần. Sau 35 tuổi khả năng có thai giảm càng nhanh hơn và đến 40
tuổi, hơn 1/3 phụ nữ đã không còn khả năng có thai tự nhiên, chủ yếu do
sự suy giảm chức năng buồng trứng. Ngoài ra, một số bệnh lý hoặc các
phẫu thuật trên buồng trứng khiến buồng trứng suy giảm hoặc mất hẳn
chức năng sớm hơn.
Với kỹthuậthỗtrợsinh sản, các phụ nữ bất hạnh trên có thể mang thai,
sinh nở và làm mẹ bằng cách xin trứng của những người hiến tặng. Các
phụ nữ hiến tặng trứng sẽ được tiêm thuốc, theo dõi và chọc hút trứng
như một trường hợp TTTON bình thường. Sau đó, trứng được hiến tặng
sẽ được cho thụ tinh với tinh trùng chồng của người xin trứng. Phôi sau
đó sẽ được cấy vào tử cung của người xin trứng. Người phụ nữ này có
thể tiếp tục mang thai và sinh đẻ bình thường.
Kỹ thuật này được thực hiện thành công trên thế giới năm 1986 và thành
công đầu tiên ở Việt nam năm 2000. Cho đến nay, ở Việt nam đã có
hàng nghìn trẻ được ra đời từ hỗtrợsinhsản bằng trứng hiến tặng, đem
lại hạnh phúc cho nhiều gia đình.
KỸ THUẬT ĐÔNG LẠNH VÀ LƯU TRỮ GIAO TỬ VÀ PHÔI
Nhằm lưu giữ khả năng sinhsản và gia tăng hiệu quả của các kỹ thuật
hỗ trợsinh sản, người ta đã nghiên cứu đông lạnh và lưu trữ thành công
tinh trùng, phôi và trứng người.
Bình thường tinh trùng người chỉ tồn tại được vài ngày sau khi xuất tinh;
trứng người tồn tại không quá 1 ngày sau khi rụng trứng; phôi người nếu
không phát triển và làm tổ được trong buồng tử cung sẽ tự thoái hóa.
Bằng các kỹthuật đông lạnh, lưu trữ hiện nay, người ta có thể lưu trữ
tinh trùng, phôi và trứng người trong nhiều năm. Hiện nay, các kỹ thuật
đông lạnh và lưu trữ trên đều có thể thực hiện ở Việt nam.
Gần đây, với việc triển khai thành công phương pháp đông lạnh cực
nhanh bằng kỹthuật thủy tinh hóa (vitrification) giúp tăng hiệu quả và
giảm giá thành điều trị, các chuyên gia ở Việt nam đã đạt đến trình độ
thế giới trong công nghệ trữ lạnh phôi và trứng người.
SỨC KHỎE CÁC BÉ SINH RA TỪ CÁC KỸTHUẬTHỖTRỢ SINH
SẢN
Người ta ước tính hiện nay đã có hàng triệu người trên thế giới được
sinh ra từ KTHTSS. Tại Châu Au, hiện nay có từ 1-5% trẻ sinh ra hàng
năm là kết quả của KTHTSS. Ở một số nước Bắc Au, hàng năm có gần
2000 trường hợp KTHTSS trên mỗi triệu dân. Ở nhiều các nước phát
triển, chi phí thực hiện các kỹthuậthỗtrợsinhsản được nhà nước tài
trợ một phần hoặc toàn phần. KTHTSS hiện là một phân ngành quan
trọng trong Sản Phụ khoa hiện đại và một bộ phận không thể thiếu ở hầu
hết các trung tâm Sản-Phụ khoa trên thế giới.
Từ gần 30 năm qua, nhiều nghiên cứu qui mô lớn, theo dõi trong thời
gian dài, được thực hiện trên thế giới để theo dõi sức khỏe và sự phát
triển của các bé sinh ra từ kỹthuậthỗtrợsinhsản đã được thực hiện
Các báo cáo cho đến nay đều khẳng định sự an toàn của các kỹthuật hỗ
trợ sinh sản. Đây là cơ sở cho sự phát triển ngày càng mạnh của các kỹ
thuật hỗtrợsinhsản trên thế giới. Ở Việt nam một số nghiên cứu lớn
trên hàng trăm bé cũng đã được thực hiện và cho kết quả tương đương
với các báo cáo khác trên thế giới. Các nghiên cứu này của Việt nam
cũng đã được báo cáo tại các hội nghị khoa học khu vực và thế giới. Tuy
nhiên, người ta cũng ghi nhận một số bất thường hoặc bệnh lý có liên
quan đến nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh ở bố mẹ có thể truyền
sang cho con.
http://www.hosrem.org.vn/index.php?cid=1&l=2&f=14&spid=20
Hỗ trợsinhsản & các kỹthuật liên quan
Một kỹthuật mới làm tăng khả năng có thai - Hỗtrợ phôi thoát màng
bằng Laser
Hơn 10 năm sau khi 3 em bé đầu tiên ra đời từ kỹthuật thụ tinh trong ống
nghiệm tại Việt Nam, nhiều phương pháp mới trong điều trị vô sinh đã
được ứng dụng tại bệnh viện Từ Dũ.08/09/2008
Hỗ trợ phôi thoát màng có thể làm tăng tỷ lệ có thai cho những bệnh
nhân thụ tinh trong ống nghiệm
Hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching) đã được thực hiện từ những
năm đầu của thập niên 90. Đây là kỹthuật làm mỏng hoặc tạo một lỗ thoát
trên màng của phôi nhằm cải thiện tỉ lệ có thai và tỉ lệ làm tổ của phôi.
Có 4 cách để hỗtrợ phôi thoát màng18/06/2009
Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả ICSI
Yếu tố tinh trùng: Nagy và các cộng sự đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng
của yếu tố tinh trùng lên kết quả ICSI trong 966 chu kỳ điều trị. Mặc dù
không có hình dạng bình thường trong mẫu tinh dịch, không có tinh trùng
“ảo”, hay không có tinh trùng di động khi xuất tinh, nhưng vẫn có thể mang
thai.13/06/2009
Các kỹthuậtHỗtrợsinhsản tại bệnh viện Từ Dũ
[...]... http://www.ivftudu.com.vn/article/1239/ Các kỹthuậtHỗtrợsinhsản tại bệnh viện Từ Dũ BS.Dương Kh Tú 01/06/2009 Kỹthuậthỗtrợsinhsản (Assisted Reproductive Technologies – ART) bao gồm những kỹthuật điều trị vơ sinh trong đó có chọc hút trứng và đem trứng ra ngồi cơ thể Theo phân loại của nhiều trung tâm trên thế giới, thụ tinh nhân tạo – bơm tinh trùng vào buồng tử cung khơng được xếp vào các kỹthuậthỗtrợsinhsản Thụ tinh... thức liên quan đến hiếm muộn – vơ sinh và các kỹthuậthỗtrợsinhsản đến các cán bộ y tế, nhân dân và các đối tượng quan tâm trong cả nước 2002, các em bé TTTON đầu tiên ra đời tại Học viện qn Y và Bệnh viện Phụ Sản quốc tế Khóa đào tạo “Sơ bộ chun khoa về kỹthuậthỗtrợsinhsản đầu tiên được khai giảng tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ 2/2003, Nghị định của Chính phủ về sinh và con theo phương pháp khoa... cặp vợ chồng được thực hiện kỹthuật ICSI tương tự như đối với kỹthuật IVF thơng thường Em bé sinh ra từ kỹthuật ICSI sẽ như thế nào? Đây là một kỹthuật mới, các nghiên cứu về sự phát triển của các em bé ra đời từ kỹthuật ICSI vẫn còn đang được các nhà khoa học trên thế giới thực hiện Tuy nhiên đa số nghiên cứu đều cho thấy các bé ra đời từ kỹthuật ICSI cũng như các kỹthuật thụ tinh ống nghiệm.. .Kỹ thuậthỗtrợsinhsản (Assisted Reproductive Technologies – ART) bao gồm những kỹthuật điều trị vơ sinh trong đó có chọc hút trứng và đem trứng ra ngồi cơ thể01/06/2009 Trữ lạnh phơi Như chúng ta đã biết, trữ lạnh mơ hay trữ lạnh tế bào là để bảo tồn nó cho tương lai Với những kỹthuật hiện nay, trữ lạnh phơi là một trong những phương pháp hỗtrợ hiệu quả trong qúa trình điều trị vơ sinh cho... cả nước Sự phát triển các kỹthuậthỗtrợsinhsản hiện đại tại Việt Nam Sự kiện Thời điểm thực hiện BVTD(*) Thế giới Thực hiện thành cơng trữ lạnh tinh trùng người 1995 1964 Thực hiện thành cơng kỹthuật IUI với tinh trùng lọc rửa 1995 cuối 70’s Thực hiện thành cơng kỹthuật TTTON đầu tiên 1997 1971 Các trường hợp TTTON đầu tiên ra đời 1998 1978 Em bé đầu tiên ra đời từ kỹthuật ICSI 1999 1993 Em bé... từ các kỹthuậthỗtrợsinh sản, trong đó đa số là từ kỹthuật ICSI ICSI được chỉ định trong trường hợp nào? ICSI chủ yếu được chỉ định đối với các trường hợp vơ sinh do nam • Tinh trùng rất ít • Tinh trùng có độ di động kém • Tinh trùng có hình dạng bất thường nặng • Khơng tinh trùng do tắc nghẽn ống dẫn tinh, bất sản ống dẫn tinh … Ngồi ra, ICSI còn được chỉ định đối với những trường hợp vơ sinh khơng... thành cơng các kỹhỗtrợsinhsản phổ biến trên thế giới hiện nay với tỉ lệ thành cơng khá cao và ổn định Trung tâm TTTON tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ hiện được ghi nhận là trung tâm lớn nhất khu vực Đơng Nam Á và là một trong những trung tâm hàng đầu ở châu Á Uy tín của ngành hỗtrợsinhsản Việt nam đã bắt đầu được ghi nhận trong khu vực và trên thế giới trong những năm qua Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ đã... thời gian này, 6 bác sĩ và 2 kỹthuật viên của Viện BVBMSS đã được đào tạo tại Bệnh viện Từ Dũ Cũng trong thời gian này, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ đã đào tạo các kỹthuật viên của Viện BVBMSS kỹthuật thực hiện tinh dịch đồ theo tiêu chẩn của WHO và kỹthuật lọc rửa tinh trùng Nhờ đó, trước khi thực hiện được TTTON Viện BVBMSS cũng đã triển khai • • • • • • • • • • • được kỹthuật IUI với tinh trùng lọc... Các em bé sinh ra do thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 4 năm 1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Đây cũng là nơi đầu tiên ở Việt Nam thực hiên thành cơng kỹthuật tiêm trùng vào bào tương trứng năm 1998, em bé đầu tiên được sinh ra kỹthuật này vào tháng 2/1999 cho đến nay chưa có nghiên cứu nào báo cáo về khả năng ứng dụng và kết quả kỹthuật ICSI trong điều trị vơ sinh nam tại... trực tiếp vào tử cung Từ 4/1999 đến hết năm 2001, 2 bác sĩ Huỳnh Thanh Liêm và Nguyễn Việt Quang được Sở Y tế Cần thơ cử đến đào tạo chun sâu tại Bệnh viện Từ Dũ về các kỹthuậthỗtrợsinhsản Cuối năm 2000, Bệnh viện Từ Dũ hỗtrợ về kỹthuật trong thời gian chuẩn bị và cử bác sĩ giúp Viện BVBMSS thực hiện các trường hợp TTTON đầu tiên Trong thời gian 3 tháng đầu thực hiện chương trình, bác sĩ Huỳnh . mang
thai.13/06/2009
Các kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản tại bệnh viện Từ Dũ
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies – ART) bao
gồm những kỹ thuật điều trị vô sinh. về
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản xuất hiện tại các hội thảo, hội nghị, tạp chí khoa
học của khu vực và trên thế giới.
KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN LÀ GÌ ?
Kỹ thuật