Tuy nhiên, trong điều kiện các kỹ thuật điều trị vô sinh vừa mới phát triển, để đơn giản và dễ hiểu trong việc sử dụng thuật ngữ, chúng tôi đề nghị nhập kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vào cá
Trang 1Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
13-09-2006
BS Hồ Mạnh Tường Khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies) là những kỹ thuật Y
Sinh học được áp dụng để điều trị vô sinh Từ khi phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thành công năm 1978 ở Anh, khái niệm các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hình thành và
phát triển rất mạnh trên toàn thế giới Ở các nước phát triển, hiện có khoảng 1-5% số em bé sinh
ra hiện nay là từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (không kể thụ tinh nhân tạo) Người ta ước tính có trên nửa triệu chu kỳ hỗ trợ sinh sản được thực hiện mỗi năm trên toàn thế giới Trên thế giới đã
có hàng triệu em bé ra đời từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Tại Việt Nam, con số này có thể đạt đến 1000 vào năm nay và hiện nay có khoảng 250 em bé ra đời mỗi năm từ các kỹ thuật
TTTON Theo phân tích của nhiều trung tâm, thụ tinh nhân tạo (hay IUI) không xếp vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies – ART) Người ta định nghĩa rằng các
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bao gồm những kỹ thuật điều trị vô sinh, trong đó, có chọc hút trứng và đem trứng ra bên ngoài cơ thể Tuy nhiên, trong điều kiện các kỹ thuật điều trị vô sinh vừa mới phát triển, để đơn giản và dễ hiểu trong việc sử dụng thuật ngữ, chúng tôi đề nghị nhập kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Thụ tinh nhân tạo (artificial insemination) Thụ tinh nhân tạo (TTNT) là một trong những kỹ thuật điều trị vô sinh phổ biến nhất, đặc biệt trong hoàn cảnh nước ta hiện nay Hiện nay, hầu hết các trung tâm trên thế giới đều áp dụng kỹ thuật
kỹ thuật bơm tinh trùng sau chuẩn bị vào buồng tử cung (IUI) để thực hiện thụ tinh nhân tạo Do
đó, khi nói đến TTNT, có thể hiểu là IUI với tinh trùng đã chuẩn bị Một số kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hiện nay không còn hoặc ít được sử dụng như bơm tinh trùng đã chuẩn bị vào cổ tử cung, bơm môi trường chứa tinh trùng vào đến vòi trứng và ổ bụng Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi (IVF/ET) Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) có nghĩa là cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm (thay vì trong vòi trứng người phụ nữ) Sau đó, phôi hình thành sẽ được chuyển trở lại vào buồng tử cung Quá trình phát triển của phôi và thai
sẽ diễn ra bình thường trong tử cung người mẹ Tỉ lệ thành công của mỗi chu kỳ điều trị IVF/ET trung bình trên thế giới hiện nay khoảng 25% Tỉ lệ này phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, chỉ định điều trị và phác đồ điều trị của từng trung tâm Một số kỹ thuật phát sinh từ TTTON Chuyển giao
tử vào vòi trứng (GIFT), chuyển hợp tử vào vòi trứng (ZIFT) chuyển phôi vào vòi trứng (TET) Các kỹ thuật này chỉ có thể thực hiện cho những trường hợp có ít nhất một vòi trứng hoàn toàn bình thường về mặt giải phẫu và chức năng Kỹ thuật chuyển giao tử hoặc phôi vào vòi trứng phải được thực hiện qua phẫu thuật nội soi ổ bụng Tỉ lệt thành công của các kỹ thuật này nói chung không cao hơn kỹ thuật TTTON, trong khi đó chi phí cao hơn, cần nhiều trang bị phức tạp hơn, tỉ lệ tai biến cao hơn và tỉ lệ thai ngoài tử cung cũng cao hơn Do đó, các kỹ thuật này hiện chỉ được áp dụng rất ít, chủ yếu vì lý do tín ngưỡng Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (Intracytoplasmic Sperm Injection) Kỹ thuật được ra đời nhằm khắc phục tình trạng tỉ lệ thụ tinh thấp hoặc không thụ tinh khi thực hiện TTTON do bất thường quá trình thụ tinh hay chất lượng tinh trùng thấp Với kỹ thuật này, người ta có thể tạo một hợp tử hoàn chỉnh bằng một trứng và một tinh trùng duy nhất Đây được xem là một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh do nguyên nhân ở nam giới ICSI hiện nay đã chiếm khoảng 50% các chu kỳ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và là một kỹ thuật không thể thiếu ở một trung tâm HTSS Kỹ thuật này có thể cho tỉ lệ thụ tinh cao hơn, làm số phôi có được nhiều hơn, nhiều khả năng chọn lọc được phôi tốt để chuyển vào buồng tử cung Kỹ thuật ICSI hiện nay có thể thực hiện với tinh trùng tươi hoặc sau trữ lạnh; tinh trùng trong tinh dịch hoặc tinh trùng sinh thiết từ mào tinh và tinh hoàn Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với sự tham gia của “người thứ ba” Các kỹ thuật điều trị trên cũng dựa trên cơ sở kỹ thuật của các KTHTSS đã trình bày Tuy nhiên, do tính chất của bệnh lý vô sinh, để điều trị, cần có sự
hỗ trợ về sinh học của người thứ ba Đây là những kỹ thuật điều trị có liên quan nhiều đến các vấn đề y học, pháp lý, nhân đạo và quan niệm đạo đức xã hội Các kỹ thuật này bao gồm: - Xin tinh trùng: kỹ thuật này để điều trị cho các trường hợp vô sinh nam hoàn toàn không có tinh trùng - Xin trứng: kỹ thuật này áp dụng cho những trường hợp người vợ bị cắt buồng trứng,
Trang 2buồng trứng bị suy yếu Trứng xin từ người thứ ba có thể để thực hiện TTTON hoặc ICSI với tinh trùng chồng sau đó chuyển phôi lại vào tử cung người vợ - Xin phôi: phôi dư từ các cặp vợ chồng làm TTTON sau khi đã thành công, có đủ con, được tự nguyện hiến lại cho ngân hàng phôi Phôi được chuyển vào tử cung người xin - Mang thai hộ: kỹ thuật này thường được áp dụng cho những trường hợp người phụ nữ có buồng trứng bình thường nhưng đã bị cắt tử cung hoặc bị bệnh lý nội khoa nặng (Ví dụ: bệnh tim) khiến việc mang thai có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con Tinh trùng chồng và trứng người vợ được cho TTTON Sau đó phôi được chuyển vào tử cung người mang thai hộ Sự phát triển rất nhanh của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
đã đặt cho chúng ta một vấn đề lớn về quản lý Ngoài việc chọn các chỉ định thích hợp và đánh giá mặt lợi hại của từng kỹ thuật, chúng ta cần đảm bảo về mặt y đức của các kỹ thuật trên để đảm bảo chúng phục vụ tốt cho việc điều trị vô sinh và tránh việc lạm dụng các kỹ thuật điều trị Tài liệu tham khảo: - IFFS International Consensus Executive Committee of IFFS (2001): 2-13 Thụ tinh nhân tạo Nhà xuất bản Y học (2002): 1-12
http://www.bacsisanphu.com/content/browse.php?action=shownews&topicid=6342
Điều trị vô sinh chưa rõ nguyên nhân bằng kỹ thuật IUI
BS Đỗ Quang Minh
IUI với VSCRNN
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là một thủ thuật đã được sử dụng từ lâu trong điều trị vô sinh Với những cải tiến liên tục trong thời gian gần đây, thủ thuật này ngày càng an toàn và được áp dụng rộng rãi
ở nhiều trung tâm điều trị vô sinh trong cả nước
Đề điều trị bằng kỹ thuật IUI, bệnh nhân phải có buồng trứng còn hoạt động, tối thiểu một ống dẫn trứng còn chức năng và tinh trùng chồng không quá yếu Thêm vào đó, việc kích thích buồng trứng để tăng số lượng nang noãn phát triển cũng có khả năng giúp tăng tỉ lệ có thai do tăng số nang noãn phát triển, tăng
số trứng thụ tinh và tăng khả năng có phôi làm tổ Trong tất cả các nhóm bệnh nhân khám và điều trị vô sinh, nhóm vô sinh chưa rõ nguyên nhân (CRNN) là nhóm phù hợp nhất với các điều kiện của kỹ thuật IUI (xem Sinh sản và Sức khỏe số 1 năm 2002)
Kết quả
Tổng cộng có 432 bệnh nhân vô sinh chưa rõ nguyên nhân, được thực hiện 511 chu kỳ điều trị trong 2 năm
2000 và 2001 được tổng kết Tuổi trung bình của vợ là 29,36 và của chồng là 32,70 Thời gian vô sinh trung bình khoảng 3,54 năm
Kết quả cho thấy bệnh nhân vô sinh CRNN đáp ứng tốt với kỹ thuật điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung (xem bảng 1) So với chỉ 2,2% có thai tự nhiên và khoảng 30-40% có thai sau thụ tinh trong ống nghiệm thì tỉ lệ 31,3% có thai sau IUI thực sự nói lên vai trò của kỹ thuật trong nhóm nguyên nhân này Đây là tỉ lệ thành công khá cao so với các nghiên cứu khác với tỷ lệ từ 8,3% đến 26% khi kích thích buồng trứng bằng clomiphene citrate và từ 9% đến 33% khi dùng gonadotropin Cũng cần lưu ý là nghiên cứu này không khảo sát sâu về nhóm nguyên nhân do cổ tử cung Tỷ lệ nguyên nhân này, nếu có, chiếm khoảng 5% trong toàn bộ nguyên nhân gây vô sinh được ghi nhận trong y văn
Trang 3Trong nghiên cứu này, 42 trường hợp nội mạc dưới 7 mm đều nằm trong nhóm có dùng clomiphene citrate (dùng đơn thuần hoặc dùng kèm với gonadotropin) Clomiphere Citrate đã được báo cáo có tác dụng kháng estrogen trên nội mạc tử cung, do vậy cần lưu ý tác dụng này của thuốc trong quá trình điều trị cho từng bệnh nhân riêng biệt
Loại vô sinh cũng như thời gian vô sinh liên quan đến tỷ lệ có thai Vô sinh càng lâu càng khó có thai và vô sinh thứ phát khó có thai hơn vô sinh nguyên phát, dù đều không tìm ra nguyên nhân trên những khảo sát ban đầu
Tuy không tương quan rõ rệt nhưng khả năng thành công dường như càng giảm khi điều trị nhiều chu kỳ Một mặt, tuổi bệnh nhân ngày càng tăng, dự trữ buồng trứng càng giảm; mặt khác cơ chế chọn lọc khiến những bệnh nhân này có tỉ lệ thành công giảm hơn những bệnh nhân khác Do vậy, mặc dù nhóm bệnh nhân vô sinh CRNN là nhóm đáp ứng tốt với kỹ thuật IUI, cần lưu ý trong điều trị để sớm chuyển sang biện pháp khác hữu hiệu hơn (thụ tinh trong ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) khi khả năng điều trị của IUI đã giảm nhiều (sau 4-6 chu kỳ IUI)
Kết luận
Vô sinh chưa rõ nguyên nhân là nhóm nguyên nhân đáp ứng tốt với kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung Bệnh nhân vô sinh nguyên phát với thời gian vô sinh ngắn có tỷ lệ thành công cao so với các bệnh nhân khác Đáp ứng kém của nội mạc tử cung tương ứng với giảm khả năng có thai, tình trạng này có thể
có liên quan đến dùng Clomiphere Citrate Với bệnh nhân đã thất bại trong những chu kỳ trước, cần lưu ý
để chuyển sang chế độ điều trị khác phù hợp hơn
http://www.ivftudu.com.vn/article/1153/
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
BS Hồ Mạnh Tường Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies) là những kỹ thuật Y Sinh học được áp dụng để điều trị vô sinh Từ khi phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thành công năm 1978 ở Anh, khái niệm các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hình thành và phát triển rất mạnh trên toàn thế giới Ở các nước phát triển, hiện có khoảng 1-5% số em bé sinh ra hiện nay là từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (không
kể thụ tinh nhân tạo) Người ta ước tính có trên nửa triệu chu kỳ hỗ trợ sinh sản được thực hiện mỗi năm trên toàn thế giới Trên thế giới đã có hàng triệu em bé ra đời từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Tại Việt Nam, con số này có thể đạt đến 1000 vào năm nay và hiện nay có khoảng 250 em bé ra đời mỗi năm từ các kỹ thuật TTTON
Theo phân tích của nhiều trung tâm, thụ tinh nhân tạo (hay IUI) không xếp vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technologies – ART) Người ta định nghĩa rằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bao gồm những kỹ thuật điều trị vô sinh, trong đó, có chọc hút trứng và đem trứng ra bên ngoài cơ thể Tuy nhiên, trong điều kiện các kỹ thuật điều trị vô sinh vừa mới phát triển, để đơn giản và dễ hiểu trong việc sử dụng thuật ngữ, chúng tôi đề nghị nhập kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Trang 4Thụ tinh nhân tạo (artificial insemination)
Thụ tinh nhân tạo (TTNT) là một trong những kỹ thuật điều trị vô sinh phổ biến nhất, đặc biệt trong hoàn cảnh nước ta hiện nay Hiện nay, hầu hết các trung tâm trên thế giới đều áp dụng kỹ thuật kỹ thuật bơm tinh trùng sau chuẩn bị vào buồng tử cung (IUI) để thực hiện thụ tinh nhân tạo Do đó, khi nói đến TTNT,
có thể hiểu là IUI với tinh trùng đã chuẩn bị Một số kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hiện nay không còn hoặc ít được sử dụng như bơm tinh trùng đã chuẩn bị vào cổ tử cung, bơm môi trường chứa tinh trùng vào đến vòi trứng và ổ bụng
Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi (IVF/ET)
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) có nghĩa là cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm (thay vì trong vòi trứng người phụ nữ) Sau đó, phôi hình thành sẽ được chuyển trở lại vào buồng tử cung Quá trình phát triển của phôi và thai sẽ diễn ra bình thường trong tử cung người mẹ Tỉ
lệ thành công của mỗi chu kỳ điều trị IVF/ET trung bình trên thế giới hiện nay khoảng 25% Tỉ lệ này phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, chỉ định điều trị và phác đồ điều trị của từng trung tâm
Một số kỹ thuật phát sinh từ TTTON
Chuyển giao tử vào vòi trứng (GIFT), chuyển hợp tử vào vòi trứng (ZIFT) chuyển phôi vào vòi trứng (TET) Các kỹ thuật này chỉ có thể thực hiện cho những trường hợp có ít nhất một vòi trứng hoàn toàn bình thường về mặt giải phẫu và chức năng Kỹ thuật chuyển giao tử hoặc phôi vào vòi trứng phải được thực hiện qua phẫu thuật nội soi ổ bụng Tỉ lệt thành công của các kỹ thuật này nói chung không cao hơn kỹ thuật TTTON, trong khi đó chi phí cao hơn, cần nhiều trang bị phức tạp hơn, tỉ lệ tai biến cao hơn và tỉ lệ thai ngoài tử cung cũng cao hơn Do đó, các kỹ thuật này hiện chỉ được áp dụng rất ít, chủ yếu vì lý do tín ngưỡng
Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (Intracytoplasmic Sperm Injection)
Kỹ thuật được ra đời nhằm khắc phục tình trạng tỉ lệ thụ tinh thấp hoặc không thụ tinh khi thực hiện TTTON
do bất thường quá trình thụ tinh hay chất lượng tinh trùng thấp Với kỹ thuật này, người ta có thể tạo một hợp tử hoàn chỉnh bằng một trứng và một tinh trùng duy nhất Đây được xem là một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh do nguyên nhân ở nam giới
ICSI hiện nay đã chiếm khoảng 50% các chu kỳ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và là một kỹ thuật không thể thiếu ở một trung tâm HTSS Kỹ thuật này có thể cho tỉ lệ thụ tinh cao hơn, làm số phôi có được nhiều hơn, nhiều khả năng chọn lọc được phôi tốt để chuyển vào buồng tử cung Kỹ thuật ICSI hiện nay có thể thực hiện với tinh trùng tươi hoặc sau trữ lạnh; tinh trùng trong tinh dịch hoặc tinh trùng sinh thiết từ mào tinh và tinh hoàn
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với sự tham gia của “người thứ ba”
Các kỹ thuật điều trị trên cũng dựa trên cơ sở kỹ thuật của các KTHTSS đã trình bày Tuy nhiên, do tính chất của bệnh lý vô sinh, để điều trị, cần có sự hỗ trợ về sinh học của người thứ ba Đây là những kỹ thuật điều trị có liên quan nhiều đến các vấn đề y học, pháp lý, nhân đạo và quan niệm đạo đức xã hội
Trang 5Các kỹ thuật này bao gồm:
- Xin tinh trùng: kỹ thuật này để điều trị cho các trường hợp vô sinh nam hoàn toàn không có tinh trùng
- Xin trứng: kỹ thuật này áp dụng cho những trường hợp người vợ bị cắt buồng trứng, buồng trứng bị suy yếu Trứng xin từ người thứ ba có thể để thực hiện TTTON hoặc ICSI với tinh trùng chồng sau đó chuyển phôi lại vào tử cung người vợ
- Xin phôi: phôi dư từ các cặp vợ chồng làm TTTON sau khi đã thành công, có đủ con, được tự nguyện hiến lại cho ngân hàng phôi Phôi được chuyển vào tử cung người xin
- Mang thai hộ: kỹ thuật này thường được áp dụng cho những trường hợp người phụ nữ có buồng trứng bình thường nhưng đã bị cắt tử cung hoặc bị bệnh lý nội khoa nặng (Ví dụ: bệnh tim) khiến việc mang thai
có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con Tinh trùng chồng và trứng người vợ được cho TTTON Sau
đó phôi được chuyển vào tử cung người mang thai hộ
Sự phát triển rất nhanh của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã đặt cho chúng ta một vấn đề lớn về quản lý Ngoài việc chọn các chỉ định thích hợp và đánh giá mặt lợi hại của từng kỹ thuật, chúng ta cần đảm bảo về mặt y đức của các kỹ thuật trên để đảm bảo chúng phục vụ tốt cho việc điều trị vô sinh và tránh việc lạm dụng các kỹ thuật điều trị
http://www.ivftudu.com.vn/article/1152/
Một số từ viết tắt thường dùng trong hỗ trợ sinh sản
Khoa hiến muộn bệnh viện Từ Dũ
AI: artificial insemination
Thụ tinh nhân tạo: Kỹ thuật đưa tinh trùng vào đường sinh dục người phụ nữ để điều trị vô sinh Hiện nay chủ yếu thực hiện bằng cách bơm tinh trùng đã chuẩn bị vào buồng tử cung
AID, DI: artificial insemination using donor sperm, donor insemination
Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng người cho Hiện nay thường sử dụng thuật ngữ DI để thay thế cho AID
AIH: artificial insemination with husband’s sperm
Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng chồng
ART: assisted reproductive technology
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Đây là một lãnh vực thuộc chuyên ngành Y học sinh sản (Reproductive medicine) ART bao gồm các kỹ thuật can thiệp đến giao tử, phôi nhằm làm tăng khả năng thụ thai để điều trị vô sinh
CBAVD: congenital bilateral absence of the vas deferens
Tắc ống dẫn tinh 2 bên bẩm sinh: CBAVD là một nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam không có tinh trùng do tắc
CC: clomiphene citrate
Thuốc uống, thường được sử dụng để kích thích buồng trứng Thuốc có tác dụng kích thích tuyến yên tiết FSH và LH
Trang 6E2: estradiol
Dạng estrogen chủ yếu của cơ thể 90% E2 trong cơ thể do nang noãn ở buồng trứng tiết ra trong quá trình phát triển của nang noãn, dưới ảnh hưởng của FSH
ET: embryo transfer
Kỹ thuật chuyển phôi vào buồng tử cung, được thực hiện bằng cách đưa một catheter qua cổ tử cung để bơm phôi vào buồng tử cung
FER: frozen embryo replacement
Kỹ thuật chuyển phôi vào buồng tử cung, trong đó các phôi được chuyển là những phôi được trữ lạnh (cryopreserve) và sau đó rã đông (thaw)
FSH: follicle stimulating hormone
Nội tiết tố kích thích sự phát triển của nang noãn, do tuyến yên tiết ra FSH thường được sử dụng để kích thích buồng trứng trong các chu kỳ điều trị vô sinh
GIFT: gamete intra-fallopian transfer
Chuyển giao tử vào vòi trứng: đây là một kỹ thuật HTSS hiện nay ít được sử dụng Trong kỹ thuật này, tinh trùng được chuẩn bị, trứng được chọc hút ra ngoài, sau đó, tinh trùng và trứng được bơm vào vòi trứng GIFT được thực hiện qua nội soi ổ bụng
GnRH: gonadotrophin releasing hormone
Nội tiết tố do vùng hạ đồi ở não tiết ra GnRH kích thích tuyến yên sản xuất ra FSH và LH
G nRHa: gonadotrophin releasing hormone agonist
Là những nội tiết tố tổng hợp có cấu trúc và tác dụng sinh học tương tự như GnRH
hCG: human chorionic gonadotrophin
Nội tiết tố được tiết ra bởi lớp tế bào ngoài của phôi nang và nhau (sau khi phôi đã làm tổ) hCG kích thích hoàng thể tiếp tục tiết estradiol và progesterone Các test thử thai thường dựa vào nồng độ của hCG trong máu
ICSI: intracytoplasmic sperm injection
Kỹ thuật hỗ trợ sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng ICSI được thực hiện bằng cách tiêm một tinh trùng vào bào tương của trứng để thụ tinh trứng và tạo phôi Sau đó phôi được chuyển vào buồng tử cung Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản
IUI: intra-uterine insemination
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung: đây là một kỹ thuật phổ biến nhất và hiệu quả nhất để thực hiện thụ tinh nhân tạo IUI được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng đã được chuẩn bị vào buồng tử cung
IVF: in-vitro fertilization
Thụ tinh trong ống nghiệm: quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng diễn ra bên ngoài cơ thể IVF là kỹ
Trang 7thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện nhiều nhất ở phần lớn các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới Trong IVF, tinh trùng và trứng được cho nuôi cấy với nhau trong phòng thí nghiệm để tạo phôi
IVF-ET: in-vitro fertilization and embryo tranfer
Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi, thường được viết đơn giản là IVF
LH: luteinizing hormone
Một trong hai nội tiết tố chính do thùy trước tuyến yên tiết ra LH tăng nhanh và cao trước thời điểm rụng trứng, có tác dụng kích thích sự phát triển cuối cùng của noãn và kích thích sự rụng trứng LH còn có vai trò kích thích tế bào vỏ tiết androgen trong pha nang noãn và tiết progesterone trong pha hoàng thể
Ở nam giới, LH kích thích tế bào Leydig tiết testosterone, nội tiết tố nam chính Ngoài ra LH cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh
MESA: microsurgical epididymal sperm aspiration
Hút tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu: kỹ thuật bộc lộ mào tinh vào hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu Kỹ thuật này thường được thực hiện với những trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng do tắc Tinh trùng sau đó sẽ được sử dụng để thực hiện ICSI
OHSS: ovarian hyperstimilation syndrome
Hội chứng quá kích buồng trứng: là hội chứng xảy ra do đáp ứng quá mức của buồng trứng đối với thuốc kích thích buồng trứng, thường xảy ra trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Đa số nhẹ và tự khỏi Một tỉ lệ nhỏ, khoảng 1%, có triệu chứng nặng, cần theo dõi và điều trị tích cực
http://www.ivftudu.com.vn/article/1035/