Như vậy, vấn đề là một câu hỏi của chủ thể nhận thức nảy sinh trong tình huống vốn hiểu biết của bản thân chưa đủ để giải thích, nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan.. Trong tình
Trang 1TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NÊU VẤN ĐỀ
Phạm Văn Thương
Trang 2MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu 1
Phần II: Nội dung 2
I Bản chất của dạy học nêu vấn đề 2
1 Dạy học nêu vấn đề 2
2 Tình huống có vấn đề 2
II Cấu trúc của dạy học nêu vấn đề 3
1 Nêu vấn đề 3
2 Giải quyết vấn đề 5
III Các phương pháp dạy học trong dạy học nêu vấn đề 6
1 Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề 6
2 Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề 6
3 Phương pháp quan sát nêu vấn đề 8
IV Vận dụng vào chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền 8
1 Nghiên cứu di truyền học của Menđen 8
2 Lai hai tính trạng 9
3.Tương tác gen và tác động gen đa hiệu 10
4 Liên kết gen, hoán vị gen 11
Phần III Kết luận 14
Mục lục 15
Tài liệu tham khảo 16
Trang 3Phần I Mở Đầu
Giáo dục phải phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của một đất nước Khi mục tiêu kinh tế xã hội đã thay đổi thì mục tiêu giáo dục tất yếu cũng phải thay đổi Trong nền kinh tế trí thức của thế kỉ 21 nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo
và tính nhân văn
Một trong những qui luật cơ bản của quá trình dạy học(QTDH) là mối liên hệ biện chứng giữa 3 thành tố: MĐ-ND- PP Khi thành tố này thay đổi thì hai thành tố kia cũng phải thay đổi cho phù hợp Xã hội ngày nay phát triển về mọi mặt, yêu cầu của xã hội về con người được đào tạo ra cũng khác trước, dẫn đến điều tất yếu là nội dung và phương pháp đào tạo của ngành giáo dục cũng phải thay đổi Giáo dục phải đào tạo những con người có khả năng đáp ứng những yêu cầu, những đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội
Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục của nhân dân, vì nhân dân, đẹp và tiến bộ về bản chất, giàu tính nhân văn và tính giai cấp song còn nhiều điều bất cập Đó là sự lạc hậu về nội dung, phương pháp và cơ sở vật chất dạy học Đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh, đang dần có điều kiện thay đổi toàn diện những mặt yếu kém này
Xu hướng của lí luận dạy học hiện đại là cải tiến PPDH nhằm mục đích hướng HS tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học bộ môn và tăng cường hoạt động nhận thức Trên quan điểm dạy học đó đã ra đời hệ phương pháp chuyên biệt hóa, bao gồm kiểu dạy học nêu vấn đề, kiểu dạy học chương trình hóa, kiểu dạy học theo modun sử dụng các phương pháp như diễn giảng nêu vấn đề, đàm thoại nêu vấn đề, phương pháp thí nghiệm nêu vấn đề [3,4]
Trang 4Phần II: NỘI DUNG
I Bản chất của dạy học nêu vấn đề [1,3,6,7]
1 Dạy học nêu vấn đề[1,6,7]
Dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo con đường hình thành và giải quyết vấn
đề Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm quá trình dạy học (QTDH)
Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho HS chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức
2 Tình huống có vấn đề[1,3,6,7]
2.1 Bản chất tình huống có vấn đề
Theo M.I Macmutôp tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ cuả con người, xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải thích hiện tượng,
sự kiện của quá trình thực tại
Như vậy, vấn đề là một câu hỏi của chủ thể nhận thức nảy sinh trong tình huống vốn hiểu biết của bản thân chưa đủ để giải thích, nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan
Trong tình huống vốn tri thức chung của nhân loại gặp trở ngại khi giải thích một thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng khách quan nảy sinh trong tư duy cuả các nhà khoa học thì đó là các vấn đề khoa học
2.2 Tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học
Trang 5HS trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung cuả nhân loại đã vấp phải tình huống giữa vốn hiểu biết của bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật mới nào đó thì sẽ xuất hiện vấn đề đó là vấn đề học tập
Vấn đề có tính chủ quan của chủ thể nhận thức, bao hàm nhu cầu hiểu biết đối tượng mới vượt qua khỏi giới hạn vốn tri thức đã có ở bản thân (mâu thuẫn chủ quan=MTCQ ) Như vậy, trong cùng một tình huống thì có thể nảy sinh vấn đề ở chủ thể nhận thức này mà không có vấn đề ở chủ thể khác
Trong quá trình dạy học, GV tạo tình huống phải phù hợp với khả năng cuả HS, có tỷ lệ hợp lý giữa cái đã biết và cái chưa biết Vấn đề học tập phải vừa sức của HS để các em có khả năng giải quyết vấn đề đó Nếu vấn đề đặt ra cho HS quá dễ hoặc quá khó đều không mang lại hiệu quả
II Cấu trúc của dạy học nêu vấn đề
[1,6,7]
1 Nêu vấn đề
1.1 Xây dựng tình huống có vấn đề
Trang 6- Thông báo tình huống : GV đưa ra tình huống có thể là câu hỏi, bài toán, thí nghiệm, làm việc SGK, các hiện tượng sinh học trong tự nhiên dưới hình thức kiểm tra bài cũ hoặc là GV thông báo
- Tái hiện tri thức của HS có liên quan đến vấn đề mới
- GV bằng phương pháp đàm thoại yêu cầu HS trình bày lại những kiến thức đã học để làm cơ sở cho HS phát hiện vấn đề mới và đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề đó
- Phát hiện mâu thuẫn ( MTKQ) giữa cái đã biết và cái chưa biết 1.2.Phát biểu vấn đề học tập:
Vấn đề học tập thường được phát biểu dưới dạng câu hỏi, là kết quả của chủ thể biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan Hiệu quả của bước này phụ thuộc vào khả năng phát hiện ra các mâu thuẫn khách quan ở đối tượng HS và thể hiện ở các mức độ
Tình huống có vấn đề chỉ tạo được với những nội dung thích hợp và
nó tồn tại ngay trong kết cấu logic của tài liệu SGK, vì vậy GV cần có kỹ thuật để truyền tải các tình huống đó đến với HS Sự thành công cuả bước này là quan trọng nhất trong dạy học nêu vấn đề
2.Giải quyết vấn đề
2.1 Hình thành giả thuyết:
- Ðể giải quyết vấn đề cần nêu ra một giả thuyết- đó chính là định hướng cho các hoạt động quan sát, thí nghiệm để chứng minh vấn đề mới
- Các giả thuyết đó chính là các ý tưởng có cơ sở khoa học, dựa vào vốn tri thức đã biết để hình thành các phán đoán, suy luận lý giải cho vấn
đề mới
Ðối với HS, giả thuyết là kết quả quá trình tư duy sáng tạo khi nhận thức vấn đề mới và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học đặc thù
Trang 7của bộ môn Tính khoa học chính xác của giả thuyết phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể nhận thức, vì vậy trong cùng một vấn đề HS có thể đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau
- Khi hình thành một giả thuyết cần lưu ý:
+ Các giả thuyết phải được hình thành qua suy nghĩ, phát triển từ cái đã biết có liên quan đến vấn đề mới Vì vậy nội dung các giả thuyết không được mâu thuẫn với tri thức đã có của chủ thể
+ Các giả thuyết có thể hiện định hướng cho các hoạt động giải quyết vấn đề
Trong dạy học nêu vấn đề HS có thể đưa ra các giả thuyết khác nhau
về cùng một vấn đề, GV cần lựa chọn và tập trung sự trao đổi thảo luận của
HS vào một vài giả thuyết điển hình
- Khi hình thành giả thuyết tùy theo đối tượng HS, GV có thể sử dụng các phương pháp như: GV phân tích cơ sở khoa học và đề xuất những
ý tưởng trong giả thuyết à GV và HS, cùng xây dựng giả thuyết bằng phương pháp đàm thoại gợi mở à HS độc lập tìm ra giả thuyết, đó là kết quả tư duy sáng tạo của chủ thể
2.2 Chứng minh giả thuyết
Đây là khâu vạch kế hoạch cho các bước hoạt động của GV và HS theo định hướng giải quyết vấn đề đã được nêu trong giả thuyết Tiến trình giải quyết vấn đề phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm suy đoán của HS và hình thành cao dần qua kiểu dạy học nêu vấn đề
- Ðể giúp HS có thể độc lập vạch kế hoạch chứng minh giả thuyết,
GV có thể hướng dẫn HS hành động như sau:
+ Từ giả thuyết suy ra kết luận cần chứng minh
+ Dự thảo kế hoạch: phương pháp quan sát hay thí nghiệm?
Trang 8+ Nắm vững và ghi chép các kết quả đạt được
2.3 Ðánh giá kết quả
Việc đánh giá cần hướng hoạt động của HS theo các bước sau đây:
- Phân tích, lý giải các kết quả đã xử lý và phân biệt dấu hiệu bản chất và không bản chất của các hiện tượng, từ đó khái quát rút ra kết luận
- So sánh kết luận tìm ra phù hợp với giả thuyết à hãy suy nghĩ và phát biểu nội dung của vấn đề mới (khái niệm, qui luật )
Việc đánh giá cần tiến hành ngay trong tiết học, GV tổ chức HS đánh giá bằng lời nói hoặc trình bày dưới dạng hình vẽ, bảng, sơ đồ, biểu đồ…
III Các phương pháp dạy học trong dạy học nêu vấn đề [1,3]
1 Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề
- Phương pháp nêu vấn đề cũng giống với phương pháp diễn giảng thông báo - tái hiện là GV đóng vai trò chủ đạo HS lĩnh hội thụ động các tri thức Tuy nhiên trong phương pháp này, GV trình bày các tri thức theo con đường suy nghĩ, tìm tòi ở các nhà khoa học trong quá trình khám phá tìm ra các chân lí khách quan do đó HS được làm quen với phương pháp tư duy khoa học, khả năng phát hiện mâu thuẫn nhận thức, hình thành vấn đề
và đề xuất giả thuyết giải quyềt vấn đề thông qua phương pháp diễn giải nêu vấn đề để HS tiếp cận và từng bước nâng cao vai trò độc lập, sáng tạo
- Cần lưu ý, khi GV diễn giải về một vấn đề sâu rộng trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự đơn điệu và HS thụ động nghe giảng dễ bị mệt mỏi Ví vậy phương pháp diễn giải có thể kết hợp với phương pháp đàm thoại, quan sát các phương tiện trực quan tranh ảnh, mô hình, mẫu vật sẽ có tác dụng định hướng sự chú ý của HS vào nội dung vấn đề và tạo ra bầu không khí thân thiện thầy - trò
Trang 92 Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề (Còn gọi là phương pháp hỏi
đáp)
- Phương pháp đàm thoại tái hiện - thông báo là câu trả lời của HS chỉ cần trình bày các tri thức đã biết hoặc là mô tả các hiện tượng, thuộc tính, kết quả mà HS quan sát được từ các đối tượng trong tự nhiên, thí nghiệm và các loại phương tiện trực quan khác
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề là phương pháp bao gồm một
hệ thống câu hỏi tổ chức HS độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề mới trong nhận thức
Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề, trong đó câu hỏi có vấn đề là thành tố chính Các câu hỏi tái hiện giúp cho
HS tìm ra các tri thức là cơ sở khoa học của vấn đề mới, là điểm tựa cho hoạt động giải quyết vấn đề
GV đưa ra câu hỏi có vấn đề có tác dụng định hướng cho HS phát hiện mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn logic của chủ thể và
đề xuất phương án giải quyết vấn đề đó
Trong phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, GV phải kết hợp giữa 2 loại câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề một cách hợp lí, hài hòa sao cho câu hỏi tái hiện có tác dụng hỗ trợ tích cực giúp HS độc lập giải quyết các câu hỏi có vấn đề
Các kiểu tổ chức đàm thoại cho HS :
- GV xây dựng một hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi chính và các câu hỏi gợi mở theo một trình tự logic chặt chẽ thể hiện cấu trúc dạy học nêu vấn đề
- Hoạt động tích cực, độc lập của HS được tăng cường tùy theo kiểu tổ chức cho HS đàm thoại do GV đưa ra
Trang 10Qua đó HS không chỉ thu được các tri thức khoa học mới mà còn hình thành phương pháp tư duy logic trong tiến trình giải quyết vấn đề
Sự lựa chọn kiểu tổ chức đàm thoại cho HS cần dựa vào khả năng đối tuợng HS, nội dung của vấn đề, số lượng trò và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề có tác dụng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức Vì vậy HS lĩnh hội tri thức một cách vững chắc
Thông qua giải quyết trình tự các câu hỏi đã hình thành các thao tác
tư duy ở HS đồng thời GV thu nhận được thông tin ngược về mức độ hiểu vấn đề của chủ thể HS
3 Phương pháp quan sát nêu vấn đề
- Trong quá trình dạy học không thể thiếu được vai trò hỗ trợ của các loại phương tiện trực quan như các vật tự nhiên, các vật tượng hình , các thí nghiệm
- Phương pháp tổ chức hoạt động quan sát cho HS diễn ra dưới 2 hình thức chủ yếu :
* HS quan sát các phương tiện trực quan do GV biểu diễn gọi là phương pháp trực quan
* HS trực tiếp tác động trên các phương tiện trực quan và quan sát theo định hướng, gọi là phương pháp quan sát thực hành
- Phương pháp quan sát tùy theo mục đích sử dụng trong QTDH để phân ra 2 loại phương pháp cụ thể :
* Phương pháp quan sát thông báo - tái hiện
Trang 11* Phương pháp quan sát nêu vấn đề: Trong phương pháp này, phương tiện trực quan như thí nghiệm, mẫu vật tự nhiên, mô hình đóng vai trò là nguồn kiến thức để tạo tình huống, nêu và giải quyết vấn đề
IV Vận dụng vào chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền [2,4,6]
1 Nghiên cứu di truyền học của Menđen
GV đưa ra bài tập: Cho 2cây thuần chủng hoa đỏ lai với cây hoa trắng
F1 thu được 100% cây hoa đỏ
Cho F1 tự thụ thu được F2
HS: Bằng các kiến thức đã học về giao tử và sự tổ hợp các giao tử HS
sẽ đưa ra được kết quả kiểu gen ở F2 là 1:2:1
GV: nhận xét rằng F1 100% hoa đỏ nên tính trạng đỏ trội hoàn toàn với hoa trắng Từ đó quy ước, đưa ra sơ đồ lai và thông báo cho HS kiểu hình ở F2 trong trường hợp trội hoàn toàn là 3:1; còn trội không hoàn toàn
là 1:2:1
GV: Yêu cầu HS đưa ra cơ sở TB học của định luật phân ly 1 cặp tính trạng của Menđen
2 Lai hai tính trạng
GV đưa ra bài tập:
(1) P thuần chủng Đậu hạt vàng lai với Đậu hạt xanh F1 100% hạt vàng
Cho F1 tự thụ → F2?
(2) P thuần chủng Đậu hạt trơn lai với Đậu hạt nhăn F1 100% hạt trơn Cho F1 tự thụ → F2?
HS: Dựa vào bài tập đã làm ở hđ1 giải và đưa ra được kết quả ở F2
Trang 12GV: Nhận xét và đưa ra bài toán:
(3) P thuần chủng Đậu hạt vàng, trơn lai với Đậu hạt xanh, nhăn F1
100% hạt vàng, trơn Cho F1 tự thụ → F2?
HS: Lúng túng trong việc tìm ra kết quả ở F1 và F2
GV: Cho HS nhận xét về kết quả ở F1 từ đó quy ước kiểu gen (gen A
quy định hạt vàng > a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn > b quy
định hạt nhăn)
GV: Gợi ý cho HS về kết quả ở F2 là 9:3:3:1= (3:1)(3:1)
HS: Nhận xét F2= 16TH= 4gt x 4gt nên F1 dị 2cặp gen và nhận thấy rằng kết quả này là sự tổ hợp của 2phép lai riêng lẻ ở trên
HS viết sơ đồ lai và đưa ra được các kiểu tổ hợp gen là 9A-B-: 3A-bbb: 3aaB-: 1aabb
GV: Đưa ra kiểu hình 9V-T: 3V-N: 3X-T: 1X-N
GV: Thông báo cho HS biết các gen quy định tính trạng chính là các nhân tố di truyền Từ đó yêu cầu HS nhận xét sự phân li các cặp tính trạng
HS: Các cặp gen quy định các tính trạng phân ly độc lập với nhau và nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
3.Tương tác gen và tác động gen đa hiệu
3.1 Tương tác cộng gộp
GV: Đưa ra bài toán:
P thuần chủng bí dẹt lai với bí dài được F1 100% bí dẹt F1 tự thụ F2 được 9dẹt: 6tròn: 1dài Giải thích kết quả?
GV gợi ý: - F2 xuất hiện bao nhiêu tổ hợp:
- Kiểu gen của P như thế nào?
Trang 13- Tính trạng nào xuất hiện thêm? Giải thích sự xuất hiện của tính trạng đó
HS: - Biện luận và đưa ra kết luận F1 dị 2cặp gen, các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- Đưa ra được kiểu gen từ P→ F1 là 9A-B-: 3A-bbb: 3aaB-: 1aabb nhưng chưa giải thích được sự hình thành kiểu hình ở F2
GV: Từ kiểu hình HS đưa ra GV yêu cầu HS nêu kiểu gen nào ứng với tỉ lệ kiểu hình 9: 6: 1 Từ đó GV giới thiệu cho HS đây là tác động bổ trợ của 2alen nằm trên các NST khác nhau trong đó gen A và B bổ trợ nhau cho kiểu hình bí tròn (3A-bb: 3aaB-)
GV: Đưa ra 1 số tỉ lệ của tác động cộng gộp và yêu cầu HS về giải thích và viết sơ đồ lai
GV: Giới thiệu 1số tỉ lệ của tác động át chế Hướng dẫn HS cách quy ước và yêu cầu HS về giải thích và viết sơ đồ lai
3.2 Tương tác cộng gộp
GV: Đưa ra 1phép lai ở thực vật
Ở lúa mì P thuần chủng hạt đỏ đậm lai với hạt trắng được F1
100% đỏ hồng
Cho F1x F1, tìm kết quả ở F2
HS: Đưa ra được kết quả 16 tổ hợp ở F2
GV: Đưa ra kiểu hình ở F2
1AABB - đỏ đậm
2AABb+ 2AaBB - đỏ
1AAbb+1aaBB+4AaBb - đỏ hồng
2Aabb+2aaBb - hồng