Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
511 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,quan hệ giữa khách hàngvàngânhàng là
một quan hệ gắn bó mật thiết,có tác độngqua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình
phát triển.Hoạt động của ngânhàng với rất nhiều dịch vụ đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu của xã hội cũng như của khách hàng.Tuy nhiên,còn rất nhiều dịch vụ chưa
được khai thác hết.Mặt khác,các ngânhàng thương mại ở nước ta hiện nay đang trong
quá trình thực hiện chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trước yêu cầu mở cửa thị
trường dịch vụ tài chính,hội nhập quốc tế,thực hiện các cam kết trong khuôn khổ
WTO.Trọng tâm của chiến lược này là hiện đại hóa công nghệ ,phát triển dịch vụ,nâng
cao trình độ quản lý theo chuẩn mực quốc tế…Bởi vậy pháttriểnvà đa dạng hóa dịch
vụ ngânhàng trở thành vấn đề tất yếu khách quan,là vấn đề cấp bách đối với tất cả
ngân hàng thương mại trong nước.
Trong các dịch vụ đó thì bảolãnhngânhàng là một dịch vụ mới mẻ,là công cụ
phòng ngừa rủi ro của các ngânhàng với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại
giao dịch(tài chính lẫn phi tài chính,thương mại lẫn phi thương mại).Bảo lãnh ngân
hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc pháttriển của nền kinh tế.
Sau thời gian thực tập tạichinhánhngânhàngđầutưvàpháttriểnHải Vân,em
nhận thấy dịch vụ bảolãnh của ngânhàng trong những nămqua đã phần nào đáp ứng
được nhu cầu của khách hàngvà ngày càng pháttriểntạingân hàng.Với mong muốn
tìm hiểu về hoạtđộngbảolãnhtạingân hàng,nên em chọn đề tài:“Thực trạng hoạt
động bảolãnhtạiChinhánhNgânHàngĐầuTưvàPhátTriểnHảiVânqua 3
năm 2008-2010” cho chuyên đề thực tập của mình.
Mục đích của đề tài nghiên cứu này là thông qua hệ thống lý luận cơ bản về
chất lượng bảolãnhNgân hàng, tìm hiểu và phân tích chất lượng hoạtđộngbảo lãnh
tại BIDV Hải Vân, nêu bật được thành công cũng như các tồn tạivà các nguyên nhân
của nó, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộngbảolãnh tại
BIDV HảiVân .
Ngoài lời mở đầuvà kết luận thì chuyên đề được chia thành 3 chương chư sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về NHTM vàhoạtđộngbảolãnh của NHTM
Chương 2: Thựctrạnghoạtđộngbảolãnhtại BIDV HảiVân
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện vàpháttriển nghiệp vụ bảolãnh tại
BIDV Hải Vân.
Mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành chuyên đề này nhưng không thể tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy,em thành thực mong nhận được những ý kiến đóng góp phê
bình của thầy cô để chuyên đề này có thể được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô Bùi Thị Hạnh Mỹ đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề này. Đồng thời em xin gửi
lời cảm ơn tới các cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp của BIDV Hải
Vân đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu cần thiết cho chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Phan Hữu Anh Tuấn
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHTM VÀ HOẠT
ĐỘNG BẢOLÃNH CỦA NHTM
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm Ngânhàng Thương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12 tháng 12 năm 1997, có hiệu
lực từ ngày 1/10/1998, định nghĩa NHTM như sau: “NHTM là tổ chức tín dụng thực
hiện toàn bộ mọi hoạtđộngngânhàngvà các hoạtđộng kinh doanh khác có liên
quan”. Hoạtđộngngânhàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung
ứng các dịch vụ thanh toán.
1.1.2. Chức năng của Ngânhàng thương mại
1.1.2.1 Ngânhàng thương mại là định chế tài chính trung gian:
Chức năng định chế tài chính trung gian được xem là chức năng quan trọng nhất
của ngânhàng thương mại.Ngân hàng là chiếc cầu nối giữa những chủ thể có tiền
nhưng chưa đem sử dụng và những chủ thể có nhu cầu tiền tệ thông qua việc đứng ra
tập trung những tiền tệ chưa sử dụng của các chủ thể trong nền kinh tế, trên cơ sở đó
cung cấp vốn cho những chủ thể có nhu cầu cần bổ sung tạm thời. Nói một cách khái
quát hơn, Ngânhàng vừa là người đi vay cũng đồng thời là người cho vay, có nghĩa là
nghiệp vụ chính của Ngânhàng thương mại là đi vay để cho vay.
Qúa trình thực hiện chức năng định chế tài chính trung gian đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều hòa lưu thông tiền tệ cũng như sự
phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
1.1.2.2 Ngânhàng thương mại có chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM.
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tạivà phát
triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã
vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được
thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng
thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngânhàng sử dụng số vốn huy
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách
hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng
phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã
hội Khả năng tạo tiền phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngânhàng trung ương,
trong đó “tỷ lệ dự trữ bắt buộc” là một công cụ quan trọng. Lượng tiền cung tăng lên
hay giảm xuống phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế: tăng trưởng kinh tế, kiềm chế
lạm phát.
1.1.2.3 Ngânhàng thương mại là thủ quỹ của khách hàng
Sự pháttriển về cung ứng hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất
kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế và cá nhân. Việc thanh toán trực tiếp lẫn nhau gặp
nhiều khó khăn cho cả hai bên, nhất là khi đối tượng thanh toán lớn, địa điểm hai bên
cách xa nhau, dẫn đến chi phí cao, thời gian dài.Ngân hàng đứng ra làm trung gian
thanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân về tiền hàng, dịch vụ phát sinh trong quan
hệ giao dịch mua bán hàng hóa, giúp việc luân chuyển vốn cho các doanh nghiệp được
nhịp nhàng, nhanh chóng thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, vòng vốn quay
nhanh, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ngânhàng thay mặt khách
hàng thực hiện thanh toán hàng hóa ,dịch vụ và các nhu cầu thanh toán khác cho khách
hàng thông qua các hình thức như chuyển khoản, thu chi hộ,hoặc thông qua các công
cụ thanh toán như séc, thẻ thanh toán.Ngoài ra ngânhàng còn giúp doanh nghiệp sinh
lãi tài khoản tiền gửi tạingân hàng, hoặc bảo quản tài sản phi tiền tệ cho các cá nhân,
tổ chức.
1.1.3. Nghiệp vụ Ngânhàng thương mại
1.1.3.1Nghiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạtđộng tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân
hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngânhàng thương mại được sử
dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các
nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh
tế. Kết quả của nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn “tài nguyên” để đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, nguồn tài nguyên to
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
lớn nhất của Ngânhàng thương mại.Theo luật pháp cho phép, các NHTM được phép
huy động vốn bằng nhiều hình thức sau đây:
Nhận tiền gửi: nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn chủ yếu của các
NHTM, bao gồm:
- Nhận tiền gửi không kì hạn của các tổ chức.
- Nhận tiền gửi không kì hạn của các cá nhân.
- Nhận tiền gửi có kì hạn (tiền gửi tiết kiệm) của các cá nhân, tổ chức đoàn
thể xã hội.
- Nhận tiền gửi các tổ chức tín dụng khác.
Phát hành giấy tờ có giá: NHTM được quyền phát hành giấy tờ có giá (kì
phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng…) để huy động vốn có kì hạn và có mục đích
sử dụng.
Các hình thức huy động vốn khác như vay vốn ở các NHTM khác, vay
vốn tạingânhàng Nhà nước…
1.1.3.2. Nghiệp vụ cho vay.
Nghiệp vụ cho vay là hoạtđộng chính yếu và quan trọng nhất của bất kì một ngân
hàng thương mại nào. Nó quyết định đến khả năng tồn tạivàhoạtđộng của ngân hàng
thương mại.
Cho vay là khoản mục tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngânhàng nhưng cũng lại là
khoản mục mang tính rủi ro cao nhất và khả năng chuyển đổi thành tiền kém nhất .Vì
vậy, khi đầutư vào khoản mục này ngânhàng phải tính để đạt lợi nhuận cao nhất với
mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.Ngân hàng cần phải cân nhắc để lựa chọn hình
thức đầu tư, đối tượng khách hàngđầu tư.Khoản mục này hình thành khi ngân hàng
cho khách hàng vay.Danh mục này được phân thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau như theo đối tượng khách hàng, theo thời hạn cho vay ,theo tính chất đảm
bảo, theo mục đích sử dụng vốn vay , theo cách trả nợ, theo tính chất lãi suất …
1.1.3.3 Các hoạtđộng kinh doanh khác của ngân hàng
Các dịch vụ thanh toán thu, chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ sec, dịch
vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… )
• Bảo quản các tài sản quý giá, giấy tờ, chứng thư quan trọng của công
chúng.
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
• Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo ủy nhiệm của khách hàng.
• Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý.
• Góp vốn, mua cổ phần.
+ Góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp.
+ Góp vốn, mua cổ phần các tổ chức tín dụng khác.
• Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
• Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
• Cung ứng dịch vụ bảo quản, cầm đồ, cho thuê két sắt.
• Cung ứng dịch vụ tưvấntài chính tiền tệ… và các dịch vụ khác có liên
quan.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢOLÃNHNGÂN HÀNG
1.2.1 Khái niệm
Bảo lãnhngânhàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo
lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho bên khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả
thay. Trong quan hệ bảolãnh gồm có các bên như sau:
Bên bảolãnh là các tổ chức tín dụng, bao gồm NHTMNN, NHTMCP, ngân
hàng liên doanh, chinhánhngânhàng nước ngoài tại Việt Nam, ngânhàng hợp tác,
các loại hình ngânhàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngânhàng thành lập và hoạt
động theo Luật các tổ chức tín dụng.
Bên được bảolãnh là các khách hàngbao gồm:
- Các doanh nghiệp đang hoạtđộng kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam như
doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh
nghiệp 100% vốn đầutư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh
doanh cá thể.
- Các tổ chức tín dụng được thành lập vàhoạtđộng theo Luật các tổ chức tín
dụng.
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
- Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện qui định tại điều 94 của Luật
dân sự.
- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và
tham gia đấu thầu các dự án đầutưtại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án
đầu tưtại Việt Nam.
Bên nhận bảolãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ
hưởng các cam kết bảolãnh của các tổ chức tín dụng. Quan hệ giữa các bên trong hợp
đồng bảolãnh được mô tả bởi sơ đồ sau:
- Cam kết bảolãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của các tổ chức tín dụng hoặc
văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàng được bảolãnh với bên nhận bảo
lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi
khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh
1.2.2 Đặc điểm,vai trò,chức năng của bảolãnhngân hàng
1.2.2.1 Đặc điểm của bảo lãnh
a. Bảolãnhngânhàng có mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau:
Trong nghiệp vụ bảolãnhngânhàng thường có sự kết hợp giữa 3 hợp đồng:
hợp đồng giữa bên được bảolãnhvà bên nhận bảo lãnh, hợp đồng giữa bên được bảo
lãnh và bên bảo lãnh, hợp đồng giữa bên bảolãnhvà bên nhận bảo lãnh.
Bên bảolãnh là người phát hành bảolãnh như NHTM, TCTD thành lập và hoạt
động theo Luật các TCTD.
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 7
Hợp đồng mua bán, dự thầu
(2)
Đơn xin bảo lãnh
(1)
Thư bảo lãnh
Bên được bảolãnh Bên nhận bảo lãnh
Bên bảo lãnh
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
Bên được bảolãnh là các khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả bao gồm:
DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ
chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài…
Bên nhận bảolãnh là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có quyền thụ
hưởng các cam kết bảolãnh của TCTD.
b. Bảolãnhngânhàng có tính độc lập so với hợp đồng:
Mặc dù mục đích của bảolãnh là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại
từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảolãnh trong quan hệ hợp đồng
nhưng việc thanh toán 1 hợp đồngbảolãnhchỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản
và điều kiện được qui định trong bảo lãnh.
c. Tính phù hợp của bảo lãnh:
Khi người thụ hưởng bảolãnh đến yêu cầu TCTD thanh toán thì TCTD có trách
nhiệm kiểm tra các chứng từ do người thụ hưởng xuất trình. TCTD bảolãnh có quyền
từ chối thanh toán nếu như chứng từ có dấu hiệu không hợp lệ hay các điều khoản
trong cam kết không được đáp ứng.
1.2.2.2 Chức năng của bảo lãnh
a. Bảolãnh là công cụ đảm bảo:
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Bằng việc cam kết chi trả bồi
thường khi xảy ra sự cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các ngân hàng
phát hành bảolãnh đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người nhận bảo lãnh.
Chính sự đảm bảo này đã tạo ra một sự tin tưởng khiến cho các hợp đồng được kí kết
một cách dễ dàng và thuận lợi.
b. Bảolãnh là công cụ tài trợ:
Không chỉ là công cụ đảm bảo, bảolãnh còn là công cụ tài trợ cho người được
bảo lãnh. Thông quabảolãnh người được bảolãnh không phải xuất quĩ, được thu hồi
vốn nhanh, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng, dịch vụ …
Do vậy, mặc dù không trực tiếp cấp tín dụng nhưng bảolãnhngânhàng giúp cho
khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quĩ như trong trường hợp cho vay.
c.Bảo lãnh là công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng:
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
Bảo lãnh cho phép người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán khi người được
bảo lãnh vi phạm hợp đồng cam kết trong suốt thời gian có hiệu lực của bảolãnh và
ngân hàng có quyền đòi lại khoản tiền này.
Người bị bảolãnh luôn bị một áp lực của việc bồi hoàn toàn bảo lãnh.Do vậy bảo
lãnh có vai trò đốc thúc người được bảolãnhthực hiện hoàn tất hợp đồng đã ký kết.
Tuy được bảo đảm sẽ nhận được khoản tiền bồi hoàn nhưng ngay cả người thụ hưởng
cũng hoàn toàn không muốn điều này xảy ra. Cái họ muốn là sự hoàn tất suôn sẻ của
hợp đồng. Bảolãnh mang ý nghĩa ràng buộc đốc thúc người được bảolãnhthực hiện
hợp đồng hơn là việc bồi hoàn.
1.2.2.3 Vai trò của bảo lãnh
a. Đối với doanh nghiệp:
Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin tưởng nhau
do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên cung cấp
thường yêu cầu bên kia phải có bảolãnh của ngânhàng thì giao dịch mới thực hiện.
Do đó bảolãnhngânhàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bước đầu giúp cho doanh
nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng. Ngoài ra, bảolãnh giúp cho doanh nghiệp tiết
kiệm được khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn luư động và
doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí tương đối thấp.
b. Đối với ngân hàng
Đối với ngân hàng, bảolãnh là một trong các dịch vụ mà ngânhàng cung cấp cho
nền kinh tế. Bảolãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngânhàng đó là phí bảo lãnh. Phí
bảo lãnhđóng góp vào lợi nhuận ngânhàng một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn
trong tổng phí dịch vụ của các ngânhàng hiện nay.
Không chỉđóng góp vào lợi nhuận, bảolãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình
dịch vụ, giúp ngânhàng giảm thiểu rủi ro mất vốn.
c. Đối với nền kinh tế
Sự tồn tạibảolãnhngânhàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng yêu
cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển. Nó có vai trò như một chất xúc tác làm
điều hoà, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ có bảolãnh mà
các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và có trách
nhiệm với hợp đồng của mình đã ký kết.
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ
1.2.3 Phân loại bảolãnhngân hàng
1.2.3.1 Căn cứ vào bản chất hay tính chất bảo đảm của bảo lãnh:
Bảolãnhđồng nghĩa vụ:Ngân hàngvà người được bảolãnh được xem là đồng
nghĩa vụ ,tuy nhiên ,khách hàng có nghĩa vụ đầu tiên , còn ngânhàng có nghĩa
vụ bổ sung. Nghĩa vụ bổ sung được thực hiện khi có các bằng cớ nghĩa vụ đầu
tiên vi phạm
Bảolãnh độc lập :Cơ chế hoạtđộng của loại bảolãnh này dựa trên hai quy tắc
là độc lập và hoàn toàn phù hợp. Theo đó, nghĩa vụ của ngânhàng hoàn toàn
tách rời với nghĩa vụ của người được bảolãnh .Việc thanh toán chỉ căn cứ vào
những điều kiện,điều khoản quy định trong văn bản bảolãnh được thỏa mãn.
1.2.3.2Căn cứ vào phương thứcphát hành bảo lãnh:
Bảolãnh trực tiếp là một loại bảolãnh mà trong đó ngânhàngphát hành bảo
lãnh chịu trách nhiệm bảolãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh. Người được
bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngânhàngphát hành bảo lãnh.
Bảolãnh gián tiếp là một loại bảolãnh mà trong đó ngânhàngbảolãnh đã phát
hành bảolãnh theo chỉ thị của một ngânhàng trung gian phục vụ cho người được bảo
lãnh dựa trên một bảolãnh khác gọi là bảolãnh đối ứng. Người được bảolãnh không
chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngânhàngphát hành bảolãnh mà chính ngân
hàng trung gian chịu trách nhiệm bồi hoàn.
Đồng bảolãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảolãnh cho một nghĩa vụ
của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng làm đầu mối.
Các ngânhàng phối hợp với nhau, chọn một ngânhàng đứng ra làm ngân hàng
bảo lãnh chính thứcphát hành thư bảolãnh cho toàn bộ số tiền và phân công thực hiện
các nghĩa vụ trong nghiệp vụ bảo lãnh. Ngânhàngbảolãnh chính có thể thanh toán
toàn bộ số tiền và sau đó có quyền đòi lại ở các ngânhàng thành viên.
1.2.3.3 Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh:
Bảolãnh vay vốn bao gồm bảolãnh vay vốn trong nước vàbảolãnh vay
vốn nước ngoài. Bảolãnh vay vốn là một bảolãnhngânhàng do tổ chức tín dụng phát
hành cho bên nhận bảolãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường
hợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn.
SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 10
[...]... NGÂNHÀNGĐẦUTƯ & PHÁTTRIỂNHẢIVÂN 2.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CỦA CHINHÁNHNGÂNHÀNGĐẦUTƯVÀPHÁTTRIỂNHẢIVÂN (BIDV Hải Vân) 2.1.1 Lịch sử hình thành vàphát triển: Cùng với sự pháttriểnvà mở rộng quy mô hoạtđộng của toàn hệ thống ngânhàng ĐT & PT Việt Nam , chi nhánhngânhàng ĐT & PT HảiVân đã được thành lập theo quyết định số 294/QĐ-HĐQT ngày 25/11/2004 của Hội đồng quản trị Ngân. .. của Ngân hàngĐầutưvàPháttriển nói chung và NgânhàngĐầutưvàPháttriểnchinhánh Hải Vân nói riêng nhằm đa dạng hoá hiện đại hoá hoạtđộng của ngânhàng theo định hướng ngânhàng đa năng Để thực hiện được điều này ngânhàng đã nổ lực mở rộng pháttriển nhiều sản phẩm,dịch vụ mới, tăng cường hoạtđộng marketing tạo ưu thế riêng cho ngânhàng Bên cạnh mức thu nhập cao thì chi phí bỏ ra cho năm. .. hồ sơ bảolãnh đã tất toán theo quy định SVTH: Phan Hữu Anh Tuấn Trang: 32 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:CN.Bùi Thị Hạnh Mỹ 2.2 .3 Tình hình thực hiện bảolãnhtạichinhánh NH ĐT & PT HảiVânqua3năm 2.2 .3. 1.Về số dư bảolãnh Bảng 2.4: Số dư bảolãnhtại NH ĐT & PT HảiVân ĐVT: tỷ đồng,% Năm 2008 Các chỉ tiêu Số dư bảolãnh Số tiền 190 1 .Bảo lãnh dự thầu 2 .Bảo lãnh THHĐ 3 .Bảo lãnh thanh toán 4 .Bảo lãnh. .. trong tiến hành bảolãnh 1.2.6 .3 Ngânhàngbảo lãnh: Đây là nhân tố chủ quan mang tính chất quyết định tác động tới bảolãnhvàbao gồm các yếu tố của ngânhàng liên quan tới hoạtđộngbảolãnh Nghiệp vụ bảolãnh của ngânhàng có pháttriển tốt hay không phụ thuộc vào điều kiện cũng như cách thức tổ chức và tiến hành bảo lãnh, tức là các chính sách của ngânhàng trong việc thực hiện bảolãnh Luật pháp... của Hội đồng quản trị Ngânhàng ĐT & PT Việt Nam .Chi nhánhNgânhàng ĐT & PT HảiVân (Chi nhánh cấp 1) trực thuộc chinhánhNgânhàng ĐT & PT Việt Nam trên cơ sở tách, nâng cấp chi nhánhNgânhàng ĐT & PT Liên Chi u (Chi nhánh cấp 2) trực thuộc chinhánhNgânhàng ĐT & PT thành phố Đà Nẵng ChinhánhNgânhàng ĐT & PT HảiVân có trụ sở chính tại 33 9 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chi u, thành phố Đà Nẵng... định của ngânhàng BIDV HảiVân về bảolãnh 2.2.1.1 Các bên liên quan trong nghiệp vụ bảolãnhngân hàng: Bên bảolãnhbao gồm: Trụ sở chính và các chinhánh NHĐT&PT HảiVânphát hành một trong các bảolãnhngânhàng nêu tại Mục 3 theo qui định của BIDV về thẩm quyền trong hoạtđộng kinh doanh Bên được bảolãnhbao gồm: các khách hàng đáp ứng các điều kiện tại Mục 6 của Hướng dẫn này, có yêu cầu và được... doanh số bảolãnh tăng, ngoài yếu tố chủ quan còn do yếu tố khách quan là sự pháttriển nhu cầu của nền kinh tế Hiện nay, chinhánh NHĐT&PT HảiVân chủ yếu thực hiện bảolãnh dự thầu ,bảo lãnhthực hiện hợp đồng, bảolãnh thanh toán ,bảo lãnh chất lượng sản phẩm và một số bảolãnh khác .Qua bảng số liệu ta thấy rằng, bảolãnh dự thầu, bảolãnhthực hiện hợp đồng là những loại bảolãnh luôn chi m tỷ trọng... 1,81 2, 03 10,72% 6,47% 23, 90% 3, 62% 3, 05% 23, 92% 21,46% 37 ,20% 14, 03% 16, 63% (Nguồn:phòng nguồn vốn kinh doanh) Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ tăng trưởng số dư bảolãnhtại CN NH ĐT & PT HảiVânQua bảng tổng kết trên ta thấy số dư bảolãnhtạichinhánh ngày càng gia tăng Trong ba nămquachinhánh đã thực hiện được bảolãnh đáng kể, có sự tăng trưởng cả về qui mô lẫn chất lượng Thật vậy, tổng số dư bảo lãnh. .. 2.1.4 .3 Kết quảhoạtđộng kinh doanh của chinhánhqua 3năm : Bảng 2 .3 : Bảng kết quảhoạtđộng kinh doanh ĐVT: tỷ đồng,% Năm 2008 Chỉ tiêu 1 Thu nhập Thu từhoạtđộng KD Thu từ dịch vụ Thu khác 2 Chi phí Chi phí hoạtđộng KD Chi phí quản lý Chi phí khác 3 Chênh lệch thu - chi Số tiền 100 92 5 3 80 62 12 6 20 Năm 2009 Tỷ trọng 100 92.0 5.0 3. 0 100 77.5 15 7.5 0 Số tiền 112 100 8 4 89 72 10 7 23 Tỷ trọng... doanh nghiệp phải hứng chịu tình hình ngược lại và như vậy các thoả thuận với bên yêu cầu bảolãnh khó được thực hiện Tình hình này làm tăng khả năng ngânhàng phải trả thay cho khách hàng 1.2.6.2 Nhân tố khách hàng Khách hàng là nhân tố tác độngtư ng đối nhiều tới hoạtđộngbảolãnh của ngânhàng bởi chính ngânhàng tiến hành hoạtđộng này là để thoả mãn nhu cầu của khách hàng Khách hàng tác động tới . II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HẢI
VÂN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
ĐẦU. ngân hàng. Với mong muốn
tìm hiểu về hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng, nên em chọn đề tài: Thực trạng hoạt
động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và