1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

56 191 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 455,5 KB

Nội dung

Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007 PHẦN MỞ ĐẦU Thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta thời gian qua đã cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt thì công tác quản lý nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức, đã có một vị trí rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại phát triển của tổ chức đó. Trước đây, sự cạnh tranh giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh, thậm chí cả giữa các quốc gia ban đầu, chỉ là cạnh tranh về quy mô vốn, sau đó chuyển sang yếu tố công nghệ. Ngày nay, với xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá thì sự cạnh tranh gay gắt nhất, mang tính chiến lược giữa các tổ chức, giữa các quốc gia là cạnh tranh về yếu tố con người. Ngày nay, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là yếu tố của mọi yếu tố, là chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để quản lý sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp của mình, các nhà quản lý phải giải quyết tốt được các vấn để đặt ra trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện có trong các tổ chức. Vì vậy, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong những giai đoạn xây dựng phát triển Công ty TNHH Thịnh Phát luôn luôn chú trọng tới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tổ chức mình, luôn coi đây là một yếu tố cơ bản dẫn dến sự thành công. Tuy nhiên, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty trong những năm qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Do vậy, làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Thịnh Phát. Đây chính là vấn đề sẽ được bàn tới trong đề tài này. * Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính: PHẦN I : Những nội dung cơ bản về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. PHẦN II:Hiệu quả công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Thịnh Phát. PHẦN III:Phương hướng nâng cao kết quả công tác đào tào phát triền nguồn nhân lực của công ty TNHH Thịnh Phát. 1 Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007 * Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Đưa ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Thịnh Phát, tạo cho công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có trình độ chuyên môn vững vàng. * Phạm vi nghiên cứu đối tượng nghiên cứu. Lấy cơ sở thực tiễn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực cùng các hoạt động bổ trợ khác để nghiên cứu các mối quan hệ giữa chúng để đưa ra các hình thức phương pháp đào tạo phù hợp trong phạm vi toàn công ty. * Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng một số các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, thống kê, … Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng một số phương pháp khác để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội nguy cơ của doanh nghiệp, kết hợp với số liệu khảo sát , thống kê báo cảo của doanh nghiệp. 2 Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007 PHẦN I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP I.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 1. Khái niệm về nguồn nhân lực Nhân lực được hiểu là nguồn nhân lực trong từng con người, bao gồm trí lực và thể lực. Trí lực thể hiện ở sự suy nghĩ, hiểu biết của con người đối với thế giới xung quanh, thể lực là sức khoẻ, khả năng làm việc bằng cơ bắp, chân tay. Nguồn lực phản ánh khả năng lao động của từng con người là điều kiện cần thiết của quá trình lao động sản xuất xã hội. Nguồn nhân lực của một tổ chức chính là tập hợp những người lao động làm việc trong tổ chức đó. Nó được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con người, do chính giá trị sức lao động của con người tạo ra. Để nâng cao vai trò của con người, của nguồn nhân lực trong tổ chức thì việc quan tâm đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố cần thiết quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Khái niệm về đào tạo phát triển nguồn nhân lực Đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là hệ thống các biện pháp được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập giúp con người tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới, thay đổi các quan điểm hay hành vi nâng cao khả năng thực hiện công việc của cá nhân. Đó là tổng thể các hoạt động có tổ chức được thực hiện trong một thời gian nhất định nhằm đem đến sự thay đổi cho người lao động đối với công việc của họ theo chiều hướng tốt hơn. Theo chiều hướng này, phát triển được phản ánh qua 3 hoạt động: Đào tạo, giáo dục phát triển:  Đào tạo: Được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đối với các doanh nghiệp thì nhu cầu đào tạo không thể thiếu được bởi vì không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng tuyển được những người mới có đủ trình độ, kỹ năng phù hợp với những công việc đặt ra. 3 Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007  Giáo dục: Được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp mới, thích hợp hơn trong tương lai.  Phát triển: Là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. Đào tạo, giáo dục phát triển đếu có điểm tương đồng dùng để chỉ một quá trình tương tự như nhau. Đó là quá trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức, các kỹ năng mới, thay dổi các quan điểm hay hành vi nâng cao khả năng thực hiện công việc của cá nhân. Đào tạo, giáo dục phát triển đều sử dụng các phương pháp tương tự nhau nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao các kiến thức kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, đào tạo phát triển được phân biệt căn cứ vào mục đích của các hoạt động đó. Đào tạo Phát triển 1. Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai 2. Phạm vi Cá nhânnhân tổ chức 3. Thời gian Ngắn hạn Dài hạn 4. Mục đích Khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng hiện tại Chuẩn bị cho tương lai 3. Mục đích ý nghĩa của đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 3.1.Lý do: - Để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức, chuẩn bị bù đắp những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống giúp doanh nghiệp hoạt động trôi chảy. - Để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động. Nghiên cứu về nhu cầu của con người ta thấy rằng nhu cầu tự hoàn thiện là nhu cầu cao nhất của con người, theo đó, con người luôn muốn được học tập để tiến bộ, để đạt được tiềm lực của mình tự tiến hành công việc. - Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tư vào nguồn lực con người, là hoạt động sinh lời đáng kể. Bởi vì con người là một yếu tố rất quan trọng của sản xuất, tác động đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất. Suy cho cùng con người là yếu tố quyết định đến sự thành hay bại của một doanh nghiệp. 3.2 Mục đích: - Giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có. 4 Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007 - Giúp doanh nghiệp có thể chủ động đáp ứng nhu cầu nhân lực cho chiến lược phát triển dài hạn trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp. - Nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn vè nghề nghiệp của mình. - Nâng cao khả năng thích ứng của nhân viên với các công việc trong tương lai. - Nâng cao khả năng thích ứng của tổ chứcvới sự thay đổi của môi trường. - Chuẩn bị đội ngũ các bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết. - Thoả mãn nhu cầu phát triển của nhân viên. 3.3 Vai trò, ý nghĩa: - Vai trò của đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng do các nguyên nhân: + Việc áp dụng các trang bị công nghệ, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất làm cho lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động máy móc. Người công nhân cần phải có kiến thức kỹ thuật mới có thể điều khiển, sử dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị, đưa ra các kiến nghị cải tiến kỹ thuật, nâng cao các thông số kỹ thuật làm cho máy móc thiết bị phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của con người. + Việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất khiến cho tỷ trọng thời gian máy làm việc tăng lên trong quỹ thời gian ca. Điều này dẫn đến khả năng mở rộng phạm vi các chức năng hoạt động của nhân viên, phải biết thêm nghề thứ hai, thứ ba…Vì vậy, nhân viên phải được đào tạo ở diẹn rộng, có thể thực hiện nhiều nghề, nhiều chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất. + Sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính chất phức tạp của sản xuất ngày càng tăng, nhiều mặt hàng, sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng làm tăng nhu cầu đào tạo. + Trong quá trình lao động, nhân viên sẽ tích luỹ được các thói quen kinh nghiệm làm việc nhưng quá trình tự đào tạo này diễn ra lâu với lượng ít. Chỉ có thể thực hiện đào tạo mới có thể nhanh chóng cung cấp một số lượng công nhân viên kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất. 5 Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007 - Hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực có vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động nói riêng: + Đối với doanh nghiệp: Đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, giúp cho doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thành công sẽ mang lại những lợi ích sau: • Cải tiến về năng suất, chất lượng hiệu quả công việc. • Giảm bớt được sự giám sát, vì khi người lao động được đào tạo, trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết họ có thể tự giám sát được. • Tạo thái độ tán thành hợp tác trong lao động. • Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. • Giảm bớt được tai nạn lao động • Sự ổn định năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế. + Đối với người lao động: Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà nó còn giúp cho người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo và phát triển mà người lao động tránh được sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội. nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầu phát triển cho người lao động. + Đối với nền kinh tế xã hội: Giáo dục, đào tạo phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đào tạo là cơ sở thế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nước phát triển mạnh trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật…Sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng chính là yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 6 Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007 II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Yêu cầu đặt ra khi đánh giá công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Việc đánh giá công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ nhân viên trươc sau quá trình đào tạo, đem lại hiệu quả kinh tế kết hợp với các hoạt động bổ trợ khác như: hoạt động tài chính, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phát hiện ra những sai sót cần được khắc phụ, cải tiến trong khoá đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phụ vụ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, các khoá đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp thì khâu đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển là một việc là cần thiết có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng thực tế cho thấy, các khoá đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay, nhìn chung không được đanh giá tổng quát cụ thể, chưa đưa ra các chỉ tiêu sát thực tế để đánh giá hiệu quả đào tạo một cách cụ thể và chính xác. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho chung ta biết mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được qua doanh thu, lợi nhuân, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Để có được những kiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn kết hợp với các cá nhân tổ chức khác như nguồn vốn, vật tư kỹ thuật con người thực hiện côngviệc sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần có những chỉ tiêu để so sánh đánh giá hiệu quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đó cho ta các nhình toỏng quát về thực chát đội ngũ cán bộ nhan viên về trình đọ học vấn, chuyên môn các tiền năng được khai thác giúp nâng cao tốc độ phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng lao động đã được đáp ứng đến đâu sai các khoá đào tạo, cơ cấu nghề nghiệp tổ chức được thay đổi hợp lý hay chưa đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo phát triển sát thực, chính xác. 2. Quan điểm về hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực. Các nhà khoa học đã xuất phát từ công thức tính toán hiệu quả kinh tế nói chung để tính hiệu quả kinh tế cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thông qua công thức sau: 7 Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007 Hiệu quả kinh tế của công Kết quả kinh doanh tác ĐT PTNNL Tổng chi phí đầu tư cho ĐT PT Từ công thức trên ta thấy rằng sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào kiến thức, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cảu cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Do vậy nếu đầu tư không đúng mức cho công tác đào tạo phát triển sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến chiến lược đào tạo phát triển cán bộ, nhân viên lâu dài của doanh nghiệp. Thậy vậy, hiệu quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực được hiểu là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh quá trình đầ tư cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, lợi ích cá nhân thu được từ phía người đào tạo) khái niệm này có thể được diễn giải như sau: Một là : Được đào tạo phát triển mà người d nhanh chóng nắm bắt được kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đem lại năng suất cao. Hai là : Được đào tạo phát triển tốt người lao động với trình độ của mình sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại doanh thu có thể bù đắp được những chi phí kinh doanh chi phí đào tạo đã bỏ ra mà lợi nhuân vẫn tăng lên so với trước Ba là: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực góp phần thực hiện được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với mục đích đào tạo đề ra. Bốn là: Đào tạp phát triển ra được đội ngũ cán bộ, nhân viên kế cận cho sự phát triển của doanh nghiệp. 3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo phát triển. Khi xây dựng chương trình cho một khoá đào tạo cán bộ nhân viên các doanh nghiệp cần phải tính toán được những yếu tố cần thiết đảm bảo cho khoá học diễn ra một cách liên tục đạt được kết quả mong muốn theo mục tiêu kinh doanh cũng như mục tiêu đào tạo doanh nghiệp đề ra. Sau khi khoá học hoàn thành, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá kết quả đào tạo theo những tiêu chuẩn cụ thể, phát hiện những mặt tích cực đã làm được chấn chỉnh khắc phục những tồn tại. a) Lượng hoá những chi phí lợi ích thu được từ hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Khi thực hiện một khoá đào tạo phát triển cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp cần dẹ tính được nhữn khoản chi phí đầu tư cfho khoá đào tạo đó như xác định được những lợi ích gì mà khoá đào tạo đó đem lợi cho cá nhân người được cử 8 = Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007 đi đào tạo bản thân doanh nghiệp. Nếu không tính toán những chi phí đó thì dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sẽ đầu tư chi phí cho các khoá đào tạo có thể thiếu hoặc thừa mà lợi ích thu được sau khi khoá đào tạo kết thúc người được tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa chắc đã bù đắp được những chi phí đó, thậm chí chất lượng đào tạo vẫn chưa được nâng cao thực sự. Vì vậy, việc tính toán chi phí đào tạo phát triển lợi ích thu được từ việc đào tạo phát triển là ột việc cần thiết. b) Chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong năm. Chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực gồm nhiều loại chi phí khác nhau ta có thể chia thành 3 loại sau: Chi phí bên trong: Là chi phí cho các phương tiện vật chất kỹ thuật cơ bản như: khấu hao tìa sản cố định phục vụ đào tạo phát triển, trang vị kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy; chi phí cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực như: Cán bộ giảng dạy, công nhân huấn luyện thực hành, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp. Chi phí cơ hội: Là loại chi phí khó xác định (bao gồm chi phí cơ hội của doanh nghiệp chi phí cơ hội của học viên) sẽ không thực tế nếu chún ta muốn làm rõ chi phí này. Vì vậy, ta chỉ lấy loại chi phí cơ hội dễ nhân ra nhất là: tiền lương phải trả cho các học viên trong thời gian họ được cử đi đào tạo không tham gia công việc ở công ty. Chi phí bên ngoài: Hầu hết các doanh nghiệp không tự tổ chức toàn bộ các chương trình đào tạo cho nhân viên của mình mà thường phải thuê bên ngoài, khoản chi phí bên ngoài bao gồm: Tiền chi phí đi lại, ăn ở học bổng cho các học viên Tiền trả cho các tổ chức, cá nhân mà chúng ta thuê họ đào tạo. Như vậy, tổng chi phí đào tạo bao gồm: chi phí bên trong, chi phí cơ hội và chi phí bên ngoài. c) Lợi ích cá nhân thu được từ các chương trình đào tạo phát triển. Những cá nhân được cử đi đào tạo đương nhiên là họ thu được nhiều lợi ích: Lợi ích vô hình: Đó là sự thoả mãn nhu cầu cơ vản về tinh thần, nhu cầu được đào tạo phát triển. Vì vậy họ thu được lợi ích về tinh thần. 9 Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH Mã sv : 0754020007 Lợi ích hữu hình: Nhờ được đào tạo phát triển mà họ có được công việc mới với thu nhập cao hơn, điều kiện lao động tốt hơn, vị trí công tác chắn chắn hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp hơn. Về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp, thu được những lợi ích qua việc nâng cao chất lượng sp trên thị trường, đững vững cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có được đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phụ vụ tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tất nhiên những lợi ích hữu hình vô hình từ phía cá nhân doanh nghiệp đạt được phải lớn hơn chi phí đầu tư cho việc đào tạo đó thì mới chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã thực hiện có hiệu quả, công tác đào tạo phát triển của doanh nghiệp mình. 4. Đánh giá hiệu quả đào tạo theo mục tiêu đào tạo. Trong tiến trình đào tạo, bước tiếp theo của việc đánh giá nhu cầu đào tạo là chuyển nhu cầu đó thành mục tiêu đào tạo. Việc phân tích tốt nhu cầu đào tạo với chất lượng cao thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy vệc đánh giá hiệu quả đào tạo sẽ cho chúng ta biết chương trình đào tạo phát triển sẽ thực hiện đến đâu? Những mục tiêu đào tạo đề ra có đạt được với mong muốn của doanh nghiệp hay không? mức độ đạt được đến đâu? nếu thực sự những mục tiêu của doanh nghiệp đề ra mà quá trình đào tạo phát triển của doanh nghiệp đạt được thì chứng tỏ việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực là thành công. Với phương pháp dánh giá theo chỉ tiêu có ưu điểm là bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng để đưa ra những mục tiêu đào tạo có lợi cho doanh nghiệp mình trên cơ sở thiết kế chương trình đào tạo phát triển phù hợp với từng đối tượng là bộ phận quản lý hay bộ phận trực tiếp sản xuất. Nhược điểm của chỉ tiêu này là khó có thể lượng hoá được một cách chính xác. Nhiều khi việc đưa ra mục tiêu đào tạo sai lệch do đánh giá nhu cầu đào tạo chưa đúng mức làm cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo phát triển về sau cũng bị ảnh hưởng theo. 5. Đánh giá hiệu quả đào tạo phát triển theo trình độ. Trong chỉ tiêu đánh giá này thì hiệu quả đào tạo phát triển phụ thuộc vào từng đối tượng trong doanh nghiệp. Đối với người lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì để đánh giá hiệu đào tạo, người ta dựa vào trình độ lành nghề, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ năng suất lao động của họ. Nó 10 [...]... công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp IV NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP Yêu cầu đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực Bước đầu tiên trong chương trình đào tạo phát triển kỹ năng cho người lao động, cần phải xác định nhu cầu đào tạo phát triển Thật vậy, các chi phí cho đào tạo phát triển tương... Họ tên:TRẦN ĐÌNH CHIẾN Mã sv : 0754020007 GVHD: ĐỒNG XUÂN NINH III NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 3.1.Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp a.Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp - Mục tiêu, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp. .. định phát huy những mặt đạt được hạn chế những mặt còn tồn tại trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực * Về quản lý Các công cụ quản lý công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một nôi dung quy chế liên quan đến quản lý công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực như: quy chế quản lý sử dụng các nguồn kinh phí đào tạo nhằm sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn. .. trường của doanh nghiệp: Thị trường rộng, hàng hoá bán nhiều, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng dần từ đó nó sẽ quyết định đến nguồn kinh phí trích vào quỹ đào tạo phát triển 3.2.Những điều kiện đảm bảo công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Để tiến hành các hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, nhất định cần có cơ sở vật chất kỹ thuật con người... chất công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bởi vì khi điều kiện cơ sở vật chất công nghệ được đảm bảo thì công tác đào tạo phát triển mới tiến hành một cách có hiệu quả, ngược lại b.Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp Môi trường pháp lý của doanh nghiệp: Không chỉ riêng hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực. .. phí đào tạo do Nhà nước cấp ngày càng tăng, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Công ty có nhiều thuận lợi II.TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠOPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY TNHH THỊNH PHÁT 1.Về tổ chức quản lý đào tạo Tổ chức công tác đào tạophát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Thịnh Phát phụ thuộc vào tổ chức bộ máy hành chính của công ty khối quản lý hành chính sự nghiệp, ... chi phí kinh doanh chi phí đào tạo bỏ ra tức là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi (Π >0) kết quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã phát huy được hiệu quả của nó Còn ngược lại tức là doanh nghiệp, làm ăn thua lỗ (Π . TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Yêu cầu đặt ra khi đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Việc. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP I.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 1. Khái niệm về nguồn

Ngày đăng: 03/03/2014, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Như vậy ta thấy tiền lương có quan hệ chặt chẽ với tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp và cũng thể hiện đưọc mức độ phát huy các kiến thức  và kỹ năng của người lao động - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
h ư vậy ta thấy tiền lương có quan hệ chặt chẽ với tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp và cũng thể hiện đưọc mức độ phát huy các kiến thức và kỹ năng của người lao động (Trang 24)
Bảng số 1: Kết quả sản xuất của công ty TNHH Thịnh Phát trong những năm gần đây : - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Bảng s ố 1: Kết quả sản xuất của công ty TNHH Thịnh Phát trong những năm gần đây : (Trang 33)
Bảng số 2: Kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực quý I của năm 2010.                                                                         Đơn vị : Nghìn đồng / Người - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Bảng s ố 2: Kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực quý I của năm 2010. Đơn vị : Nghìn đồng / Người (Trang 36)
Bảng số 3: Kết quả công tác đào tạo trong những năm qua như sau: - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Bảng s ố 3: Kết quả công tác đào tạo trong những năm qua như sau: (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w