TÂY TIẾN Quang Dũng “Tây Tiến quả là một nét son đẹp nhất trong đời thơ Quang Dũng Cả bài thơ hiện ra như một sự hòa điệu đẹp đẽ giữa thơ – nhạc – họa” (PGS TS Nguyễn Đăng Điệp) Bài thơ không chỉ vẽ l.
Trang 1TÂY TIẾN
Quang Dũng
“Tây Tiến quả là một nét son đẹp nhất trong đời thơ Quang Dũng Cả bài thơ hiện ra như một sự
hòa điệu đẹp đẽ giữa thơ – nhạc – họa” (PGS TS Nguyễn Đăng Điệp) Bài thơ không chỉ vẽ lênbức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng rất dữ dội, trữ tình; mà nổi bật trênnền cảnh đó chính là vẻ đẹp của người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi tráng song cũng rất đỗi lãng
mạn, tài hoa Với nội dung “đẹp” và cách tổ chức chất liệu ngôn từ xuất sắc, Tây Tiến cũng là một
trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp
1. Tác giả Quang Dũng
Quang Dũng (1921 - 1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn, nhưngtrước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từcuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
Nguyễn Tuân có lần nói: “Tôi thích hai chữ thi nhân, chứ không thích hai chữ thi sĩ Thi sĩ chỉ làanh có nghề làm thơ, còn thi nhân là người thơ trong bản chất của nhân cách” Có lẽ chính vì thế màGS Nguyễn Đăng Mạnh gọi Quang Dũng là người thơ “Có những thi sĩ chân thật như là trẻ thơ”,vì họ là thi nhân, là người thơ – Quang Dũng chính là một người như thế
“Quang Dũng là một tay vẽ giỏi lắm” – Nhà văn Đỗ Chu đã từng nhận xét như thế về QuangDũng, và còn không quên kể thêm cả những sự “mê cách mạng”, “mê chủ nghĩa xê dịch” của nhàthơ xứ Đoài mây trắng này Thế nhưng, chúng ta vẫn biết đến Quang Dũng với “biệt tài” làm thơ,bởi thơ Quang Dũng có những bài thật hay “Cảm hứng lãng mạn bốc cuốn dạt dào trong thơ ông,nó đầy chất họa, chất nhạc và đặc biệt là nhiều chữ mà Quang Dũng dùng, dù rất thật nhưng cũngrất bạo”:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Hen hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” – câu thơ như gấp đôi lại, diễn tả dốc núi vút lên và đổ
xuống gần như là thẳng đứng Câu thơ tiếp theo toàn vẫn bằng, dường như diễn tả người lính TâyTiến tạm dừng chân nơi một sườn núi cao, phóng tầm mắt ngang ra xa, thấy nhà ai đó ở Pha Luôn,thấp thoáng ẩn hiện qua một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, …
Chợt những dòng thơ này khiến ta nhớ đến thơ của Tản Đà, cũng là một dòng trên toàn thanhtrắc, dòng dưới toàn thanh bằng:
Tài cao phận thấp chí khí uất
Trang 2Giang hồ mê chơi quên quê hương (…)
Chỉ có điều, thơ của Tản đà thì bộc lộ nỗi niềm, còn Quang Dũng thì tả cảnh Nhưng vì thếmà ta sẽ không thể nào phủ nhận: phải tài hoa lắm mới viết được những câu thơ như thế Nhưng xétđến cùng thì chỉ có lòng chân thật tuyệt đối, chân thật với cảnh, với người mà nhất là với chính lòngmình mới có thể tạo ra được những dòng thơ vừa giản dị, vừa mộc mạc, vừa táo bạo và mới lạ đếnnhư thế
Có lẽ, cái gốc lớn nhất của tài năng Quang Dũng là ở đó: chân thật với lòng mình Phải chăngchính vì thế mà GS Nguyễn Đăng Mạnh mới khẳng định: “Chân thật chính ra là cả một bản lĩnhlớn lắm”? [1]
Vậy nên, khi tìm hiểu về Quang Dũng, ngoài sự xuất sắc của ông trong văn chương, người tavẫn không quên nhắc đến sự đa tài và cả nét tính cách rất “thật” đã in hằn lên cả thơ ca của ông Cáichân thật ấy kết hợp với sự tài hoa, tinh tế trong việc xây dựng bố cục bài thơ và sử dụng ngôn ngữ,đã tạo nên những vần thơ lắng sâu cảm xúc Và tiêu biểu là tác phẩm Tây Tiến mà ta vẫn luôn tìmhiểu, bình giảng và thấm thía suốt gần một thế kỉ qua
2. Tác phẩm
a. Vị trí
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất cho đời thơ Quang Dũng và cũng là một trong những bài
thơ hay nhất về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp Đồng thời, bài thơ cũng thểhiện tập trung nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Về binh đoàn Tây TiếnTây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợpvới bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào vàmiền tây Bắc Bộ Việt Nam Địa bàn đóng quân và hoạt động của trung đoàn là miền rừng núi rộnglớn và hiểm trở của biên giới Việt Lào, gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền Tây ThanhHoá và Sầm Nưa Sau một thời gian hoạt động ở Lào, đoàn quân Tây Tiến trở về Hoà Bình, thànhlập trung đoàn 52
Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội nên tâm hồn mang đậm nét hàohoa, lãng mạn Bài thơ được viết trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, đời sống bộ đội gặp rấtnhiều khó khăn; đặc biệt đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếuthốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất
dũng cảm với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Nhà văn Rai – tơ nước Pháp trong bức thư trả lời một bạn trẻ có viết: “Hãy truy cứu nguyên do mà mình cầm bút, hãy kiểm tra xem nó có bắt rễ từ chỗ sâu xa nhất của trái tim không? Hãy tự
Trang 3thú xem nếu không viết liệu trái tim mình có chết không? Và trước hết hãy tự hỏi mình vào giờ khắc tĩnh mịch nhất trong đêm: ta có phải viết không?”
Cứ theo những lời khuyên của Rai – tơ thì những ngày xa binh đoàn Tây Tiến, nếu khôngviết một bài thơ để thương, để nhớ thì chưa chắc Quang Dũng đã chết, thế nhưng ông sẽ vô cùngđau khổ vì nỗi nhớ chơi vơi, vì nỗi nhớ về “Đất Tây bắc tháng ngày không có lịch”, và nó sẽ trởthành nỗi ám ảnh day dứt Và nếu như thế, mảnh đất Phù Lưu Chanh đã không trở thành một huyềnthoại về một khúc độc hành gắn liền với một đời người, một đời thơ Quang Dũng
Năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng trong trung đoàn Tây Tiến, tới cuối 1948 ông đượclệnh chuyển sang đơn vị khác Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh (một làng thuộc
tỉnh Hà Đông cũ) Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến Năm 1957, khi in lại trong tập Mây đầu ô, tác giả đổi nhan đề bài thơ thành Tây Tiến.
- Ý nghĩa của hoàn cảnh sáng tácHoàn cảnh sáng tác ấy cho thấy rõ hơn nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đơn vị cũ và mảnh đấtmiền Tây đầy kỉ niệm Đây là một bài thơ được viết hoàn toàn bằng cảm xúc của một nỗi nhớ chơivơi, xao xuyến của thi sĩ về đơn vị cũ Vì thế nội dung của bài thơ đều xoay quanh nỗi nhớ: nỗi nhớnhững kỉ niệm Tây Tiến dọc đường hành quân qua miền núi rừng Tây Bắc hiểm trở mênh mang,nhớ về những kỉ niệm gắn bó trong tình quân dân, … Nỗi nhớ trở thành cảm xúc trữ tình xuyên suốtbài thơ
Hoàn cảnh sáng tác cũng đồng thời giúp người đọc hiểu rõ hơn vẻ đẹp của chiến sĩ Tây Tiến.Bài thơ khắc họa vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn hào hoa lãng mạn, tinh thần sẵn sàng xả thân hi sinhcho Tổ quốc của đoàn binh này – cũng giống như biết bao chàng thanh niên trẻ trong thời kì
đó: “Ra đi ra đi bảo tồn sông núi / Ra đi ra đi thà chết chớ lui” Đồng thời, qua hoàn cảnh sáng tác
đó, người đọc cũng có thế hiểu rõ được nguyên nhân của bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn,những yếu tố làm nên chất bi tráng rất đặc biệt cho bài thơ Tây Tiến thật sự đã trở thành bài thơtiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của ông
c. Ý nghĩa nhan đề
Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thểhiểu là tiến về phía tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệmvụ bảo vệ biên giới
Bài thơ ban đầu có nhan đề “Nhớ Tây Tiến” Với nhan đề này Quang Dũng đã hướng ngườiđọc đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm, đó là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến Thế nhưng, hạn chếcủa nhan đề này là chưa làm nổi bật được hình tượng trung tâm của tác phẩm Nhan đề “Nhớ TâyTiến” xuất hiện trong giai đoạn cả nước lên đường đấu tranh bị đánh giá là ủy mị, yếu đuối, khôngphù hợp với bước hành quân oai phong, dũng khí ngút trời của người lính Tây Tiến
Sau đó Quang Dũng đã lược đi từ “nhớ” làm cho nhan đề ngắn gọn, cô đọng và thể hiện trọnvẹn được nội dung của tác phẩm Hai tiếng “Tây Tiến” tạo ra âm hưởng mạnh mẽ, chắc khỏe gợi
Trang 4cho độc giả hình dung về một binh đoàn anh hùng, gợi mở về không gian rộng lớn của vùng núiTây Bắc đồng thời bước đầu dẫn dắt người đọc đến với chân dung, hình tượng kiêu hùng của nhữngngười lính Tây Tiến năm xưa.
Như thế, nhan đề “Tây Tiến” vừa có vai trò dẫn dắt người đọc đến với những nội dung, tưtưởng chủ đề của bài thơ, vừa đủ kín để khơi gợi người đọc khám phá theo những dấu chân ngườilính Tây Tiến
d. Chủ đề
Qua bài thơ, tác giả Quang Dũng ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp củanhững người lính trong kháng chiến chống Pháp Qua đó còn thể hiện tình cảm sâu nặng của nhàthơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gắn bó
1. Đoạn mở đầu – “Tây Tiến khởi nguồn từ nỗi nhớ chơi vơi” [2]
Tây Tiến nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, cùng vào sinhra tử một thời trận mạc Cảm xúc nổi bật ở khổ thơ đầu là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người trênchặng đường hành quân gian nan vất vả của đoàn binh giữa vùng rừng núi miền Tây Thông qua đó,Quang Dũng đã khắc họa được vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của chiến sĩ Tây Tiến
a. Mở đầu bài thơ là tiếng gọi làm nao lòng người – tiếng gọi của nỗi nhớ niềm thương đang nén chặt như bỗng trào dâng.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Hai câu thơ đầu nõi lên nỗi nhớ: nhớ miền Tây, nhớ núi rừng, nhớ dòng sông Mã yêu thương.Thế nhưng, tại sao Quang Dũng lại lấy hình ảnh dòng sông Mã để mở cánh cửa cảm xúc cho toànbộ bài thơ này?
Phải chăng, con sông ấy – cũng giống như bao dòng sông khác, là biểu tượng cho tình yêu quêhương, xứ sở? Đã là người con của đất mẹ Việt Nam có lẽ chúng ta ai cũng từng một lần trên môingân nga khúc hát ngọt ngào “quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà Đi xa ai cũng nhớ, mộtdòng sông tuổi thơ…” Nhà thơ Hoàng Cầm yêu con sông Đuống hiền hòa bên làng tranh Đông Hồcổ kính, Tố Hữu yêu dòng sông Hương với mái chèo man mác và điệu hò Nam ai, Nam bình, máinhì, mái đẩy, Quang Dũng của chúng ta là con của mảnh đất Hà Thành, nơi có dòng sông Hồngthắm đỏ phù sa, nên nỗi nhớ khắc sâu trong tim đáng ra phải là dòng sông ấynhưng điều đặc biệt ởđây là nỗi nhớ lại ùa về theo dòng chảy cuộn xoáy của dòng sông Mã Phải chăng dòng sông củamảnh đất miền Tây ấy đã gắn bó máu thịt như quê hương thứ hai của nhà thơ? Nên xa rồi mới thấynhớ thương, thấy vấn vương để cất lên thành tiếng thơ dào dạt:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Sông Mã là dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt – Lào, thuộc các tỉnh Mộc Châu,Sầm Nưa, Mai Châu, Quan Hóa Đây là dòng sống nhiều ghềnh thác, đổ dốc dữ dội, một mình chảy
Trang 5băng băng giữa núi rừng hùng vĩ Hai bên bờ sống, cho đến tận bây giờ, vẫn còn rải rác những nấmmồ của người chiến sĩ Tây Tiến Vì thế, dòng sông ấy như là một chứng nhân lịch sử, khi đã gắn bócùng chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến suốt những năm tháng chiến đấu ở nơi đây, chứng kiến baovui buồn của đời lính và cả những niềm vui hân hoan khi chiến thắng, những nỗi đau thầm lặng củasự hi sinh…
Sông Mã từng “gầm lên khúc độc hành” để tiễn đưa tử sĩ, sông Mã đựng đầy kỉ niệm về binhđoàn anh hùng năm xưa Thế nên, không chỉ là người chứng kiến những tháng ngày oanh liệt nhất,mà sông Mã cũng chính là sự kết nối giữa dòng sông hiện tại và dòng sông trong kí ức Năm 1948,Quang Dũng được cử làm đại biểu đi dự đại hội toàn quân tại Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội Mộthôm ngồi tại bến Phù Lưu Chanh của dòng sông Đáy hiền hòa, nỗi nhớ về đồng đội trào dâng, dòngsông Đáy của hiện tại đã đưa Quang Dũng trở về với quá khứ, với những tháng ngày gắn bó cùngbinh đoàn Tây Tiến Nỗi nhớ này gọi nỗi nhớ kia, dòng sông này chảy về dòng sông khác Kí ức vềđoàn quân Tây Tiến dập dềnh theo sóng nước của dòng sông hoài niệm Và nỗi nhớ vỡ òa chơi vơi
Từ “ơi” bắt đầu cho từ láy “chơi vơi” làm cho âm điệu hai dòng thơ đầu tiên trở nên tha thiếtđến sâu lắng, bồi hồi Hai từ “nhớ” như hai nốt nhấn gợi tả nỗi nhớ cháy bỏng khôn nguôi Bao tìnhcảm được dồn nén vào từ “ơi” dâng lên một dấu chấm than để mở ra bao nhiêu dạt dào của cảm xúcnỗi nhớ Nỗi nhớ vang vọng lên, khắc sâu tình cảm nhớ thương của người chiến sĩ năm nào Điệp từ“nhớ” đi liền với tính từ “chơi vơi” xoáy sâu vào tâm hồn độc giả, ào ạt như một cái thác lũ trongký ức Quang Dũng Nỗi nhớ cuộn trào trong tâm hồn nahf thơ, đẩy ông vào trạng thái hư ảo, triềnmiên của ký ức, cuốn trôi ông vào núi rừng, hai trận chiến ngày xưa để rồi khiến ông khắc khoảitrong nỗi nhớ chơi vơi Chơi vơi! Một nỗi nhớ thật lạ lùng! Xuân Diệu hình như cũng từng chơi vơitrong nỗi nhớ như thế:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trờiTương tư nâng lòng lên chơi vơi”
“Nhớ chơi vơi” một nỗi nhớ nhẹ tênh mà nặng vô cùng, lơ lửng, vương vấn trong tâm hồn, baola bát ngát lại có chiều sâu Nếu nỗi nhớ trong thơ Xuân Diệu là tình cảm lứa đôi thì điểm đến củanỗi nhớ trong thơ Quang Dũng là tình cảm thiêng liêng, dữ dội dành cho mảnh đất Tây Bắc nhớthương Âm hưởng của câu thơ trong cách sử dụng vần giữa “chơi vơi” và “ơi” tạo lên một hiệu quảngữ âm trọn vẹn Nó lan tỏa, ngân dài từng tiếng vọng vào vách đá để rồi vang lại vào tâm hồnngười đọc xúc cảm thiêng liêng mà Quang Dũng dành trọn cho Tây Tiến Cũng bằng tình cảmthiêng liêng ấy, Quang Dùng đưa người đọc đến với những kỉ niệm đã lùi vào quá vãng, đến với âmu khắc nghiệt của núi rừng, đến với cái can đảm, hào hùng của người chiến sĩ
Như thế, hai câu thơ đầu đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, cũng là của cả bài thơ, đólà nỗi nhớ tha thiết của người cựu chiến binh Tây Tiến hướng về miền Tây, về binh đoàn Tây Tiếnvà những năm tháng của quá khứ không thể nào quên
Trang 6b. Ở những dòng thơ sau, tác giả “cụ thể hóa” nỗi nhớ của mình khi hướng về những kỉ niệm với thiên nhiên miền Tây và hình ảnh của người chiến sĩ Tây Tiến trên chặng đường hành quân.
Nét riêng đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây qua kí ức của Quang Dũng là màn
sương
Là người từng trải qua những ngày tháng khốc liệt chiến tranh, hơn ai hết, Quang Dũng hiểu rõvề khó khăn, gian khổ nơi biên cương:
“Sài Khao sượng lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Cái khắc nghiệt đầu tiên mà đoàn quân nếm trải là màn sương dày đặc ở bản làng Sài Khao Nóbao phủ, che mờ của đoàn quân, nó thấm vào từng thớ thịt lạnh buột Sượng giá khiến đoàn quânlãnh lẽo, thấm mệt Những khắc nghiệt của tự nhiên không làm tinh thần người chiến sĩ nao núng.Tình yêu nước đã khiến những chàng trai Hà thành thêm quật cường, bất khuất, xua tan mọi giá rét,cực khổ, đẩy lùi tất thảy mệt mỏi gian lao Trên chặng đường hành quân xưa của Chế Lan Viênsương giá cũng là một kí ức thấm đượm nỗi nhớ:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?”
Chế Lan Viên với Quang Dũng đã gặp nhau ở một ý thơ, một nỗi nhớ gọi lên trong ta cảmtưởng họ đang cùng hành quân trên một chặng đường Nhưng người lính đó dẫu có là ai, chiến đấuở đâu thì họ đều vượt qua khắc nghiệt tự nhiên rồi bừng sáng lên vẻ đẹp hùng dũng, kiên cường.Quang Dũng là một cây bút lãng mạn, hào hoa, nên cách sử dụng từ ngữ của ông mang nhiều lớpnghĩa Chi tiết “hoa về trong đêm hơi” tùy theo cách hiểu của mỗi người lại mang một sắc thái độcđáo Đó có thể là hình ảnh người con gái Tây Bắc, cũng có thể là sự mỏi mệt trên đường hành quânkhiến người chiến sĩ hoa mắt Hoặc, “hoa về” là ánh sáng lấp lánh của ngọn đuốc trong cảnh chậptối mờ hơi sương Thế nhưng, dù hiểu theo cách nào, hình ảnh thơ Quang Dũng vẫn thật đẹp đẽ, thivị, sáng ngời Câu thơ xóa tan mỏi mệt để đoàn quân tiếp bước
Nhớ đến Tây Tiến, tác giả không thể nào quên được sự hiểm trở và hùng vĩ vô cùng của các
dốc núi
Khó khăn này chưa qua thì khó khăn khác đã đến:
Trang 7“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Ta cảm nhận được cái thô ráp, gồ ghề trong câu thơ như chính hình ảnh gập ghềnh, cheo leo củadốc núi - một hiện thực khắc nghiệt của vùng cao Tây Bắc Bức tranh hiểm trở và dữ dội, hoang vuvà heo hút được đặc tả thành công dưới ngòi bút tài hoa của Quang Dũng Đó là con dốc khúckhuỷu, gập ghềnh, hiểm nguy mà đoàn quân phải đối mặt, con dốc thăm thẳm không có điểm dừng,triền miên kéo dài như cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ Nó cũng xa xôi như ngày đấtnước độc lập, song gian khổ không làm khó được người chiến sĩ, họ vẫn lạc quan, quật cường vữngbước
Các từ láy “thăm thẳm”, “khúc khuỷu”, heo hút” được lựa chọn và sử dụng như một nét khắc,nét vẽ có giá trị tạo hình đặc sắc, làm hiện lên những dốc núi, những cồn mây mà nhà thơ và đồngđội phải vượt qua trong những tháng ngày “Áo vải chân không đi lùng giặc đánh” (Hồng Nguyên).“Heo hút cồn mây” sao mà lại lắng lặng, hoang sơ thế! Ấy vậy mà Quang Dũng vẫn lột tả rõ nét sựtinh nghịch, trẻ trung qua cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ “súng ngửi trời” Đó là cách sửdụng từ táo bạo, sôi nổi, lạc quan đậm chất người lính Qua đó, hình ảnh người lính càng được nhấnmạnh với những gì ngộ nghĩnh, yêu đời, hồn nhiên và lạc quan nhất! Thử hỏi trong cảnh gian nan,mệt mỏi ấy mấy ai còn giữ được phong thái tự tin, yêu đời đến thế?
Bên cạnh hiểm nguy, người lính với tư thế oai phong vẫn dũng cảm chinh phục, để đến khiđứng trên đỉnh núi cao họ nhìn lại chặng đường gian khổ mình từng trải qua:
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Một sự đối lập kín đáo trong câu thơ cũng như trong tâm hồn người chiến sĩ Trải qua baothăng trầm hiểm trở anh vệ quốc quân đã đặt chân lên đỉnh dốc Câu thơ gồm 2 vế tiểu đối, được“đo” bằng: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” Núi tiếp núi, đèo nối đèo, hết lên cao lại xuốngthấp, đoàn quân đi trong sương mù, trong màn mưa rừng Điệp từ “ngàn dốc” mở ra một khoảngkhông gian đa chiều, vừa gợi lên cái hoang sơ, vừa đặc tả vẻ đẹp trữ tình nơi núi rừng Tây Bắc Từnhững đỉnh cao “ngàn thước”, các chiến binh dõi tầm mắt nhìn ra xa Những bản Mường, nhữngnhà sàn thấp thoáng ẩn hiện
Trang 8Sau những câu thơ “hun hút”, câu thơ miêu tả trận mưa rừng miên man trong 7 thanh bằng đã gợi nên một không gian mênh mông trong nỗi nhớ
Sau tất cả những dồn dập, va vấp người chiến sĩ lắng lại một miền đất lãng mạn “nhà ai PhaLuông mưa xa khơi” Câu thơ thất ngôn, toàn thanh bằng trong từng từ trải dài làm cả câu thơ mênhmang lắng đọng tạo nên một bức tranh núi rừng phủ mưa trắng xóa Vượt qua mọi gập ghênh trướcmắt, người lính bắt gặp những ngôi nhà ở Pha Luông, được chứng kiến cuộc sống con người đanghiện hữu Lẫn trong màn mưa rừng bản làng hiện lên trầm mặc, lấp ló
Nếu ở Mường Lát người lính bị sương giá làm cho lạnh lẽo thì ở đây, đối mặt với cơn mưarừng cái giá rét ấy còn tăng lên gấp bội Những gì đã xảy ra trên những nẻo đường trường chinhmáu lửa và gian khổ ấy? Âm điệu câu thơ chùng xuống, khiến lòng người nao nao, bởi t rên conđường hành quân khắc nghiệt, nhiều chiến sĩ đã mãi mãi nằm lại những mảnh đất xa lạ:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Những con người này đẹp lắm, dũng cảm lắm bởi họ đã làm nên lịch sử, góp phần vào sựtrưởng thành của đất nước, họ cũng chính là những con người “sinh ra trong thời đại của anh hùng”.Tất cả thương mến, tự hào dành cho đồng đội dường như đã được Quang Dũng gửi gắm trọn vẹntrong từ “anh bạn” Hai tiếng “anh bạn” cất lên như một tiếng khóc thầm Trong gian khổ “dãi dầu”,sau những ngày dài hành quân và chiến đấu, có những đồng đội thân yêu đã “không bước nữa”, đã“bỏ quên đời” mà nằm lại nơi chân đèo, góc núi, vĩnh biệt đoàn binh sau bao ngày gắn bó Dãi nắngdầm mưa, trải qua khắc nghiệt của thiên nhiên núi rừng, người chiến sĩ không đớn đau vì hoàn cảnhsống và chiến đấu khắc nghiệt, mà chỉ nghẹn ngào bởi người đồng đội đã hy sinh Nhưng không vìthế mà bài thơ trở nên bị thảm, tang thương Người đồng đội của anh ra đi trong một tư thế rất đỗihào hùng:
“Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Bút pháp lãng mạn “bỏ quên đời” phần nào làm cho cái chết không còn nặng nề, giảm nhẹ đauthương và mất mát Quang Dũng viết về anh như viết về một đất nước dẫu có mưa bom bão đạn cũnkhông chịu cúi đầu: “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Bốn chữ “gục lên súng mũ” thể hiện một sựhy sinh vô cùng bi tráng: ngã xuống, gục xuống trên đường hành quân, giữa trận đánh khi súng còncầm trên tay, mũ còn đội trên đầu
Trang 9Mặc dù Quang Dũng đã thay thế từ “chết”, từ “hy sinh” bằng những “không bước nữa”, “bỏquên đời” nhưng câu thơ vẫn trào lên bao nỗi xót xa, thương tiếc Chỉ có điều, cái tài của nhà thơ xứĐoài được khẳng định khi ông tuy có nói đến cái chết của người lính, nhưng không gợi ra sự bị lụy,thảm thương mà trái lại, trong sự tiếc thương ấy lại mang cả sự hào hùng
Những lời thơ của Quang Dũng như lời khẳng định: Vì độc lập, tự do mà có biết bao chiến sĩ đãanh hùng ngã xuống trên những chiến trường xa xôi, trong tư thế lẫm liệt “gục lên súng mũ” nhưvậy! Họ là những chàng trai còn mang trong mình ước mơ và hoài bão tuổi trẻ, họ hy sinh vì lýtưởng chung của dân tộc Nó lớn lao hơn tất cả mơ mộng thường tình của chàng trai trẻ Người línhxé toạc thanh xuân, xé toạc cuộc đời mình để ghép vào bức tranh hòa bình đất nước:
“Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc và cho tất cả”
Họ ra đi sôi sục, ngạo nghễ, họ chiến đấu vì quê hương nên cái chết cũng nhẹ nhàng như về vớiđất mẹ Bao nhiêu sự hi sinh là bấy nhiêu sự hào hùng, can đảm ta được chứng kiến:
“Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”
Họ đã sống, đã chiến đấu xứng đáng với quê hương, đất nước Họ hiên ngang, đường hoàng khira trận và cũng hào hùng khi ngã xuống cũng bởi:
“Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
Ta hiểu vì ai ta hiến máu”
Họ vì ai mà ngã xuống? Vì giang sơn, vì độc lập, vì tự do của nhân dân Việt Nam anh nguyệnhiến dâng tính mạng thực hiện lý tưởng cao đẹp ấy
Núi rừng miền Tây được miêu tả với những nét vẽ đầy ấn tượng
Người chiến sĩ nằm lại nhưng đồng đội anh vẫn tiếp bước Khó khăn gian khổ vẫn còn:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mương Hịch cọp trêu người”
Trang 10Cảnh chiều tà luôn khiến lòng người chứa than nỗi niềm tâm sự Giữa núi rừng hoang sơ cạnhanh là những người đồng đội xa quê chất chứa nỗi nhớ quê hương Khó khăn vất vả cộng hưởng nỗinhớ nhà để khiến người ta nhụt chí nhưng với anh lính Tây Tiến nó không những không ngăn đượclý tưởng cách mạng, ngược lại còn là động lực thôi thúc anh mạnh mẽ hơn, can đảm hơn Hai câuthơ gieo vào lòng người đọc tất cả khắc nghiệt và dữ dội về một miềm đất âm u, khắc khổ Địa danh“Mường Hịch” được sử dụng rất khéo, rất tài tình, nó nghe nặng nề đáng sợ như bước chân thú dữkhiến cảnh sắc núi rừng trở nên thật hoang sơ lạnh lẽo Rừng núi trùng diệp nhưng cũng khắc nghiệtbiết bao!
Kí ức đẹp đẽ của người lính Tây Tiến trên quãng đường hành quân
Tưởng rằng những khó khăn, gian khổ kia sẽ làm mờ đi trong tâm hồn những chàng trai trẻ HàNội nét hào hoa, lãng mạn vốn có Nhưng không, nét hào hoa, lãng mạn vẫn chẳng hề mất đi dọccuộc hành trình:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hai tiếng “nhớ ôi” thốt ra bằng tất cả nỗi niềm kìm nén, lắng đọng lại những kỉ niệm tình ngườiấm áp, tình quân dân đằm thắm qua những bản làng dọc đường hành quân Sau bao nhiêu gian khổkhắc nghiệt núi rừng Tây Bắc, người chiến sĩ dừng lại Mai Châu Quây quần bên nồi xôi nếp mớivới các cô gái bản làng xinh đẹp khiến bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn bỗng chốc được xua tan, trả lạingười lính nét thân thương, giản dị vốn có Những người lính như quên hết cả nhọc nhằn trong tìnhcảm quân dân nồng đượm nghĩa tình
Câu thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi “ gợi ra nhiều cách hiểu , đặc biệt là hai chữ “ mùaem” Có thể hiểu các chiến sĩ Tây Tiến dừng chân ở Mai Châu giữa mùa lúa chín , đón nhận bát xôingào ngạt hương nếp đầu mùa từ bàn tay dịu dàng của các em - những cô gái Mai Châu Cũng cóthể hiểu câu thơ theo một nét nghĩa thật lãng mạn từ hai chữ “mùa em” Người ta thường nói tớimùa xuân, mùa hạ , mùa thu, … hay mùa hoa , mùa quả , mùa gặt …là những thời điểm căng trànsắc hương hoa trái Thế nhưng, Quang Dũng lại tạo ra một nét nghĩa táo bạo và thật tình tứ trongkết hợp từ mới mẻ “mùa em” Nó khiến cho Mai Châu không chỉ là một địa danh gắn với kỉ niệmthơm thảo của xôi nếp đầu mùa, của tình quân dân sâu nặng mà Mai Châu còngợi nhớ tới hình ảnhnhững cô gái của núi rừng miền Tây duyên dáng dễ thương, nồng nàn hương sắc, tình tứ đến naolòng những chàng lính trẻ hào hoa, nhiều mơ mộng của đất Hà Thành Và như thế , “mùa em“ có lẽ
Trang 11không nhất thiết phải là một mùa nào cụ thể gọi tên , chỉ cần đó là mùa mà anh được gặp em, mùata được gặp nhau trong lưu luyến, bâng khuâng, trong những rung rinh đầu mùa say đắm, ngất ngây,tình tứ, …
Vì thế mà mảnh đất núi rừng Tây Bắc này mãi là mảnh tâm hồn của người cán bộ kháng chiếnlà kỉ niệm đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp:
Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Tiểu kết cho đoạn thơ đầu tiên:Phải trải qua quãng đường trường chinh, gian khổ, phải là những con người “chẳng tiếc trờixanh” như Quang Dũng thì mới có thể viết nên những vẫn thơ kiêu hùng đến thế Ông vẽ nên ngườilính Tây Tiến trong những năm tháng khói lửa với một niềm xúc động thiêng liêng nhất Bao nhiêunăm kháng chiến là bấy nhiêu năm chiến đấu trường kì gian khổ Cũng từ đó, hình tượng người línhTây Tiến được hiện lên đầy bất khuất, kiên trung giữa khắc nghiệt núi rừng Tây Bắc
2. Tám câu đoạn 2 – Nét hào hoa – hào hùng trong kỉ niệm
Phần thứ hai của bài thơ gồm 8 câu, tái hiện những ấn tượng sâu sắc về một đêm lửa trại và sauđó là nỗi nhớ của nhà thơ về cảnh và người miền Tây Thông qua những kỉ niệm và nỗi nhớ ấy,Quang Dũng đã khắc họa sinh động vẻ đẹp lãng mạn, hòa hoa của người chiến sĩ Tây Tiến
a. Bốn câu thơ đầu miêu tả đầy ấn tượng “hội đuốc hoa” và những chiều sương cao nguyên Châu Mộc
Chất tài tử, tài hoa và lãng mạn của những chàng lính chiến được miêu tả thật đẹp dẽ trong đêmhội đuốc hoa Bốn câu đầu, nhà thơ mang đến cho người đọc không khí tươi vui của đêm liên hoanvăn nghệ đậm tình quân dân Những câu thơ đầu tiên tựa như một tiếng reo vui:
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.
Trang 12Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
Giọng thơ như man mác, bâng khuâng “Doanh trại” là nơi đóng quân của Tây Tiến cũng lànơi diễn ra lễ hội văn hóa đậm đà tình quân dân Đồng bào dân tộc đã tụ họp về đây để sinh hoạt vàgóp vui tinh thần với bộ đội Tây Tiến
Từ “bừng” gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vui lan tỏa Đó thực sự là một nét vẽ có thần khilàm sáng lên, cháy rực lên những ngôn đuốc trong đêm hội “đuốc hoa” Nó không chỉ là từ ngữmiêu tả hình ảnh, trang thái của sự vật, mà dường như mang cả âm thanh, cả sức sống bùng cháy
Đêm rừng núi thành đêm hội Ngọn đuốc nứa, đuốc lau thành “đuốc hoa” (“Đuốc hoa” là hoachúc – cây nến đốt lên trong phòng cưới, đêm tân hôn) Ở đây, “đuốc hoa” có ý nghĩa là gợi khôngkhí ấm cúng, gợi niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ “Bừng” chỉ ánh sáng của đuốchoa, của lửa trại sáng bừng lên; cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười nói tưng bừngrộn rã Tố Hữu khi nhớ về Việt Bắc cũng từng viết về đêm liên hoan:
“Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan”.
Có thể hình dung đêm hội mà Quang Dũng viết trên đây như một đám cưới tập thể Chữ“kìa” là đại từ để trỏ từ xa, gợi lên sự ngạc nhiên, tình tứ kín đáo Trong ánh đuốc lửa bập bùng, sựxuất hiện của những cô gái Thái miền Tây Bắc, những cô phù – xao Lào trong bộ xiêm áo dân tộcrực rỡ đã đem đến cho đoàn binh Tây Tiến bao niềm vui, tình cảm đẹp của tình quân dân Có tiếngkhèn “man điệu” của núi rừng, có khúc nhạc du dương “xây hồn thơ”, có dánh điệu duyên dáng “eấp” của “nàng” – những bông hoa của rừng núi đang múa xòe Thật sự, bức vẽ đêm hội của QuangDũng không chỉ đẹp, lung linh mà còn say đắm lòng người biết bao!
Quang Dũng phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảmphục Yêu say từ vóc dáng đến trang phục Chính trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóacủa các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên vẻ đẹp của họ Quang Dũng không khỏi không thánphục đến ngạc nhiên trước vẻ đẹp ấy “Nàng” trở thành hạt nhân của bức tranh với vẻ đẹp xứ lạphương xa
Những thiếu nữ Mường, những thiếu nữ Thái, những cô gái Lào xinh đẹp, duyên dáng “eấp”, xuất hiện trong bộ xiêm áo rực rỡ Cũng có thể hiểu người lính đang đóng giả con gái trongnhững trang phục dân tộc rất độc đáo, tạo tiếng cười vui cho đêm văn nghệ Ngỡ ngàng nữa là tiếngkhèn “man điệu”
Khèn là một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc còn “man điệu” là một điệunhạc “lạ” đặc trưng văn hoá của những con người nơi đây Và hòa vào tiếng khèn ngất ngây ấy làđiệu múa Lam vông quyến rũ của những cô gái Lào đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ.Chính cái lạ ấy làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà Nội hào hoa Chính trong