Tiếp nối nội dung chương 1 của giáo trình Múa tập 1, phần 2 sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp biên soạn động tác phụ họa cho các bài hát trong chương trình âm nhạc Trung học cơ sở. Mục đích của việc biên soạn các động tác phụ họa này nhằm giúp cho các bài hát tươi vui hơn, hồn nhiên hơn, trong sáng hơn và cảm thụ âm nhạc tốt hơn. Đó là nét cốt yếu trong các chương trình giáo dục sinh hoạt nghệ thuật của trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Trang 1Mở đầu Mục Đối với trẻ em, hình như lời ca và nhạc điệu chưa đủ để chúng điễn đạt cảm xúc trong lòng Mỗi loại nhịp điệu âm nhạc đều chứa đựng trong nó hoạt động của các động tác, tư thế
Hình thức vừa hát vừa múa có thể coi như một nét đặc trưng của
hoạt động nghệ thuật dân gian Việt Nam
Vừa hát vừa múa làm cho trẻ tươi vui hơn, hồn nhiên hơn, trong
sáng hơn và cảm thụ âm nhạc tốt hơn Đó là nét cốt yếu trong sinh hoạt nghệ thuật của trẻ
Các động tác phụ hoạ không nhằm minh hoạ cho các lời ca cụ thể Múa phụ hoạ chủ yếu thể hiện tính chất, nhịp điệu của âm nhạc và
ý nghĩa, nội dung khái quát của bài hát
tiêu
Sinh viên biết:
Ứng dụng tốt các động tác cơ bản vào các loại tính chất nhịp điệu
khác nhau
Sáng tạo động tác phù hợp với từng lứa tuổi, từng thể loại âm nhạc
Sáng tác những hình Ảnh sinh động cho bài hát, biết sử dựng những động tác, tư thế, đội hình, trang phục và đạo cụ múa để mở rộng nội
dụng các bài hát Cảm nhận được âm nhạc không chỉ bằng thính giác
mà còn xúc động qua những hình ảnh tác động trực tiếp vào mắt
Trang 2kẽ Học sinh trường Cao đẳng Múa Việt Nam Ảnh: Hồng Lân
1 Phương pháp biên soạn động tác múa để vừa phụ hoạ vừa hát
Để có thể biên soạn động tác phụ hoạ, trước hết cần phải có nhạc
cảm tốt, có khả năng biểu hiện cảm xúc âm nhạc bằng hình thể, bằng các
động tác của chân tay, của cử chỉ, điệu bộ
Khi nghe nhạc, tiết tấu, nhịp điệu và âm thanh kích thích, ta không
thể ngồi, đứng yên mà tự nhiên bật ra các động tác, điệu bộ tương ứng
Khi nghe nhạc vui nhộn, sôi nổi chúng ta sẽ vỗ tay, dậm chân và
chạy nhảy theo tiếng nhạc Ngược lại, khi nghe nhạc êm dịu, du dương,
người chúng ta sẽ đung đưa nhẹ nhàng, tay đung đưa mềm mại, bước đi
êm nhẹ,
Sự biểu hiện cảm xúc âm nhạc bằng hình thể rất đa dạng, mỗi
người mỗi khác Các động tác là hoàn toàn ngẫu hứng Có thể một động
tác được lặp đi lặp lại, có thể biến đổi không ngừng Nó chỉ tuân thủ một
nguyên tắc duy nhất, đó là các chuyển động, các động tác của thân thể
phải phù hợp với tiết tấu, nhịp điệu của âm nhạc
Biểu hiện bằng hình thể theo cảm xúc âm nhạc chưa theo một cấu
trúc động tác hay đội hình nào Âm nhạc lúc này như một chất men làm say lòng người nghe và chỉ tan men khi âm nhạc chấm dứt Đây là kĩ năng đầu tiên và không thể thiếu để biên soạn động tác phụ hoạ cho hát
(ứng dụng: thể hiện cảm xúc âm nhạc bằng hình thể đối với các băng
nhạc (hát) bạn có)
Trang 3Khi biên soạn động tác để phụ hoạ cho một bài hát cụ thể nào đó,
trước hết ta phải tìm hiểu tác phẩm âm nhạc:
Muốn biên soạn động tác phụ hoạ cho hát, trước hết cần nắm được
thể loại, tính chất của bài hát Âm nhạc có nhiều thể loại và tính chất tỉnh
tế khác nhau Song tựu chung lại có ba loại tính chất nhịp điệu chính:
- Vui hoạt, rộn ràng, sôi nổi;
- Trữ tình, êm địu, nhẹ nhàng; - Hành khúc: khoẻ, dứt khoát
Căn cứ vào tính chất của bài hát, đôi khi từng đoạn của bài hát để biên soạn động tác Động tác chủ yếu xuất phát từ nhịp điệu âm nhạc Tuy nhiên cũng quan tâm đến ý nghĩa của lời ca Chẳng hạn hai bài “Tiéng chuông uà ngọn cờ”, “Tia nắng hạt mưa” đều thuộc thể loại vui hoạt, rộn ràng Song bài “Tiếng chuông uà ngọn cờ" ca ngợi tình hữu nghị của trẻ em toàn thế giới; bài “Tia néing hat mua” thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi mới lớn Do đó động tác phụ hoạ bài “Tiếng chuông uà ngọn cờ” có thể cầm tay nhau nhầy vòng tròn khi nhạc dạo giữa Với bai “Tia nding hat mưa” có thể động tác tay hứng mưa hoặc đùa nghịch, trêu nhau
Mặt khác, cũng cần quan tâm đến chất liệu âm nhạc Ví dụ bài “Ca chiu sa” thuộc thể loại vui hoạt, song nó lại là một bài hát nước Nga
nên trong động tác phụ hoạ cần sử dụng một vài động tác múa Nga như
đá chân, gieo hạt, tay mở ra, chắp vào cạnh sườn
Hoặc các bài hát có chất liệu là dân ca miền núi phía Bắc, dân ca đồng bằng, quan họ Bắc Ninh, dân ca vùng Tây Nguyên các động tác phụ hoạ cũng cần phải sử dụng các động tác múa cơ bản dân gian của các dân tộc, vùng miền đó cho phù hợp
Tất nhiên, tính chất, thể loại âm nhạc vẫn là yếu tố quyết định Vì thế phải lựa chọn trong số những động tác múa dân gian từng dân tộc những động tác phù hợp với từng tính chất, thể loại của bài hát
Khúc thức của mỗi bài hát cũng là một tiêu chí phải tìm hiểu: (Bài
hát có mấy đoạn? Tính chất của mỗi đoạn?) Thông thường, bài hát có hai
đoạn: đoạn một và đoạn điệp khúc Tính chất của hai đoạn này thường
khác nhau, thậm chí đối chọi nhau, do đó động tác phụ hoạ cho mỗi đoạn phải khác nhau
Trang 4Trong méi đoạn gồm có một số câu Có thể biên soạn mỗi câu một
động tác hoặc hai câu một động tác
Các động tác phụ hoạ được biên soạn sau khi đã dựng xong phần
hát Căn cứ trên cách trình bày bài hát để đưa ra các động tác phụ hoạ Cũng có thể kết hợp cách trình bày bài hát với ý đổ phụ hoạ
Ví dụ: Nếu hát bình thường dạo giữa chỉ một câu, nhưng để phụ
hoạ tăng hiệu quả thể hiện nên dạo giữa hai câu Hoặc cần tăng thêm
một lần điệp khúc, hay mở đầu bằng điệp khúc rồi mới vào bài
Biên soạn động tác phụ hoạ cần phải căn cứ vào cách trình bày bài hát đó Thậm chí cùng một bài hát (hoặc một đoạn) khi hát có thể thay
đổi tốc độ (lần một chậm, lần hai nhanh và ngược lại) Động tác phụ hoa
vì thế cũng phải thay đổi theo Hoặc câu cuối thường hát chậm lại, cũng có khi hát nhanh một câu rồi câu kết về tốc độ ban đầu Đây cũng là vấn
để để khi biên soạn động tác phụ hoạ cho phù hợp
Vita hat vita phụ hoạ đòi hỏi động tác không làm ảnh hưởng đến hát Chẳng hạn động tác quá mạnh sẽ làm hụt hơi, lạc giọng Tốp ca trình bày bằng Micro đứng cố định thì không nên dùng các động tác quay hoặc chuyển hướng đầu 90” vì nó sẽ làm cho âm thanh hát không bắt được vào Micro Nhưng nhạc đạo đầu, dạo giữa cho phép phụ hoạ thoải mái hơn, có thể di chuyển rộng, thay đổi đội hình và quay nhảy mạnh hơn Đây chính là khâu tạo không khí, sự sinh động và phong phú của
bài hát Ý nghĩa của lời ca cũng phải được thể hiện rõ nhất ở phần này
Ví dụ: Bài “Niểm vui ciia em” thể hiện các em nhỏ tung tăng đến
trường, ngắm cảnh vật núi rừng, quê hương
Phụ hoạ chủ yếu theo tiết tấu của bài hát, các động tác phải theo nhịp, theo phách, theo độ ngân dài của nốt nhạc hoặc đừng ngay không ngân Do đó động tác phải kéo dài hoặc đứt khoát
Ví dụ: Bài “hức ca bốn mùa” dùng các bước Vallse theo nhịp: một bước mạnh hai bước nhẹ Hay bài “Ca chiu sa” dam chan nhẹ phách 1, 2, 3, phách 4 đá hớt nhẹ chân từ trong ra ngoài
Có những bài cần phụ hoạ theo giai điệu bài hát Các động tác phụ hoạ theo giai điệu thường chủ yếu là động tác tay, chân bước nhẹ đi
chuyển theo tuyến
Trang 5Vi du: Bai “Li cdy da” chân lướt nhẹ theo tuyến chéo hoặc thẳng từ dưới
ột tay cầm Micro, một tay làm động tác guộn cổ tay từ dưới lên v.v
lên,
Trên đây chỉ là một số cách thức cơ bản, còn cụ thể động tác như
thế nào, đội hình ra sao là những vấn đề dành cho sự sáng tao của từng
người Hiệu quả cao nhất là động tác phụ hoạ phải làm tăng cảm xúc âm
nhạc của bài hát, tăng tính sinh động, hấp dẫn của bài hát Phải tạo sự cộng hưởng cảm xúc giữa tai nghe và mắt nhìn
Sau đây là phần ứng dụng vào một số bài hát đại diện cho các thể loại Những động tác phụ hoạ trong mỗi bài là một dạng, cùng một bài nhưng mỗi người có thể có một cách biên soạn, chọn động tác khác nhau
Do đó các động tác phụ hoạ này khơng hồn toàn là mẫu chuẩn 1.1 Tiếng chuông và ngọn cờ
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
Trả đất thân yêu lòngchúng em biết bao ty hào Thế giớ quanh em bing sang lên mỗi sớmbìh mình
Một quả cấu dep tươi lunglinh giữa trời sao Trả đất chính Bàn tayemđểm tô cho tái đất đẹp XInh Thế giớimuốn
là nhà bao gấn bó tiết - tha Và bạn nhỏ gắn xa đấy chính gia hoà bìnhvà chấn ghétchiến - tranh 'Củng hoà chung tiếng hát chúng em có
định của ta Boong binh boong! hổi chuông ngân vang khắp nơi
Trang 6Bài hát gồm hai đoạn, trong đó có đoạn điệp khúc
-_ Đoạn 1 từ nhịp 1 đến nhịp 16 có hai câu, mỗi câu 8 nhịp
-_ Điệp khúc
Tính chất bài hát: vui, hành khúc
Bài hát có thể trình bày bằng hình thức tốp ca Có thể bắt đầu hát từ đoạn điệp khúc, hoặc hát theo cách thông thường từ đoạn 1
Bài này có thể dùng ba loại động
tác để phụ hoạ
Động tác 1: (Ding cho đoạn 1) Nhún bật vào phách mạnh, mỗi bên chân một nhịp hoặc mỗi chân hai nhịp
Động tác 2: (Dùng cho điệp khúc) Bước ngang ba bước “một, hai, ba”, phách thứ 3 chống một chân hơi chéo về sau Bước sang phải thì chống chân trái, bước sang trái thì chống chân phải
Động tác 3: (Dùng cho dạo giữa)
Tất cả cầm tay nhau nhảy chân sáo
thấp thành từng đơi, khốc tay nhau,
người quay ngược chiều nhau Từng đôi
nhảy một vòng tròn sau đó nhảy về
hàng ngang chuẩn bị hát lần hai
HN
Động tác kết thúc bài hát: Tất cả nắm tay nhau giơ cao trên đầu
Trang 7oan nghe tnuse Những ngôi sao nhỏ
Thành phố Hồ Chí Minh
1.2 Niềm vui của em
Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng Tình cảm, hồn nhiên
>
Khi ông mặt trời thức dậy mẹ lên tấy em đến
(KH) ông mặt tời đ ngủ Mẹ đến lớp bên ánh
tường cùng đàn chỉm hoà vang liếng hát Hạt sương long
đến Bản làng em rộn vang tiếng hát Niếm tin bao
lanh nhẹ thấm trên vai Nụ hoaxnh tươi luôn hề — môi
la mẹ viết trang đẩu vổng tằnglên cao tongsáng một
cười Đưa em vào đời đẹp những ƯỚC mơ Đưa em vào mấu ƠI con gà rừng nào gáy đâu đây Em nghe lòng
ñ 2
—
đời đẹp những ước mơ Khi
mình niếm vui đọng „ đấy
Trang 8Bai hát gồm một đoạn, hai câu: câu 1 sáu nhịp, câu 9 tám nhịp
Tinh chất: vui, dịu dàng Chất
]iệu âm nhạc dân ca miền núi Vì vay có thể dùng các động tác múa của các dân tộc miền núi để phụ hoạ Bài hát có thể trình bày bằng hình thức tam ca - Nhạc dạo + câu 1: Làm động tác xúng xính Câu 3: bá vai nhau, đưa chân chéo theo động tác vòng khăn (dân tộc Mông)
- Nhạc dạo giữa: Ba người chạy ra ba hướng
(hai góc chéo ngoài và một thẳng giữa vào trong)
Đến góc giơ hai tay lên trên đầu thành hình chữ “V”,
nhảy nhỏ, xoay một vòng tại chỗ Sau đó cả ba chạy
chum vào giữa cầm tay nhau đi một vòng rồi mở ra vị trí hàng ngang hoặc hình tam giác, hát lần hai
- Nhạc kết: Mỗi người quay một vòng, người giữa đứng, hai người hai bên ngồi xuống sát vào
Trang 91.3 Lícây đa Hơi nhanh Dân ca Quan họ Bắc Ninh Treo jen quán dốc ngồi gốc ơi cay đa rằng toi lí ơi œ cây đa tầng — Hổ li oi a cây đa A dem a tinh tinh tang tinh rang cho doi minh gặp xem
hội cái đêm hôm rằm rằng tôi Woiacayda ring toi lới di a cây đa
Bài hát gồm 20 nhịp Đây là một bài dân ca
Quan họ Bắc Ninh nên có thể dùng những động
tác múa của dân tộc Kinh để phụ hoạ
Bài hát có thể do 3, 4, 5 người hát hoặc hát tốp ca
'Từ nhịp 1 đến nhịp 8: Tất cả đi lướt nhẹ, hơi chéo lên bên phải Tay phải cầm Micro, tay trái
vuốt từ đưới lên trước cao ngang tầm vai, guộn cổ
tay (2 nhịp) Sau đó chân phải đứng lên làm trụ, chân trái ký Tay trái vuốt xuống, rồi vuốt lên
guộn, vuốt xuống (Hết câu 1)
'Từ nhịp 9 đến nhịp 20: Bốn nhịp đầu bước chân theo nhịp về hàng ngang Sáu nhịp tiếp theo bước chân
quả trầm, một tay kết hợp vuốt lên, vuốt xuống
Nhạc dạo giữa: Xen kẽ nhau hai người lài xuống hai tay vuốt
xuống, hai người tiến lên hai tay vuốt lên Tiếp theo hai nhóm lên xuống ngược lại Hai nhịp cuối mỗi người tự quay một vòng về hàng ngang để
hát lần hai
Trang 10Wa MOT GOc SAN BINH Ảnh: Hồng Lân 1.4 Ca - chỉu - sa Nhạc: Bở - lan - te (Nga) hanh vui Lời Việt: Phạm Tuyên
Dong sông xưa rừng táo tắng hoa nở đổi bờ
Gửi về ai lời hát thiết tha từ xóm làng
Lặng lờ tôi mặt nước đã loangsương mờ Kia bong ai - thấp Từ bờ sông gửi tớ cánh chỉm đại bảng Ngườiciến sĩ mến
Trang 11
Bài hát gồm 24 ô nhịp Tính chất: vui hoạt
Hình thức trình bày: tốp ca
Đây là bài hát Nga nên trong động tác phụ hoạ nên có nét múa Nga
Từ nhịp 1 đến nhịp 8: Mỗi động
tác hai nhịp Phách 1 hơi nhấc một chân đá nhẹ từ sau ra trước Phách
2 đặt xuống, phách 3 nhấc chân kia rồi đặt xuống, phách 4 nhấc chân (1)
đặt xuống Hai nhịp tiếp theo đổi
ngược chân
Từ nhịp 9 đến nhịp 16 lần 1: Từng chân đá nhẹ ra trước theo phách Quang hai tay ra sau đố lưng
người bên cạnh
Từ nhịp 9 đến nhịp 16 lần 2: Đi ngang ba bước ba phách, phách 4 đá nhẹ chéo một chân (đi bên nào bước chân bên đó trước), sau đó đi ngược lại (mỗi bên hai lần) Tay vẫn khoác đằng sau
Nhạc dạo giữa: Từng đôi một
khoác tay nhau, hai người ngược
hướng nhau (cùng khoác tay trái, hoặc cùng khoác tay phải), nhảy chân
sáo nhẹ vòng tròn quanh nhau, tiếp
theo đổi tay khoác quay ngược chiều lại Hoặc vẫn khoác tay nhau thành hàng ngang, nhảy đá nhẹ từng chân ra trước, đồng thời lài về phía sau, tiếp theo đá hất chân ra sau từng phách một Tất cả hơi cúi xuống đồng
thời tiến lên vào vị trí để hát lần bai
Đoạn kết: Nhịp cuối cùng tất cả ngồi xuống, quỳ một chân đồng thời
do cao tay
Trang 13Bai hat có 16 ô nhịp
Tính chất: vui tươi, uyển chuyển
Hình thức trình bày: đơn ca hoặc tốp ca Động tác phụ hoạ:
Từ nhịp 1 đến nhịp 8: Bước sang ngang, mỗi bên một nhịp, một chân làm trụ, một chân kí, phách mạnh chân trụ hơi kiễng lên
"Từ nhịp 9 đến nhịp 16: Cầm tay nhau cùng bước lên một nhịp, bước
xuống một nhịp, phách mạnh chân trụ hơi kiễng
Nhạc dạo giữa: Từng đôi một quay mặt vào nhau, tay dang ngang cầm lấy nhau Bước ngang theo nhịp vào trong, ra ngoài
Tiếp theo có thể một người lùi, một người tiến Chú ý một người chân phải đùi), một người chân trái (tiến) Nhịp cuối cùng quay lật lộn
một vòng về vị trí ban đầu để hát lần hai
BR ¿sáo
Học sinh trường Cao đẳng
Văn hoá nghệ thuật Hà Nội
Trang 141.6 Khúc ca bốn mùa Nhạc và lời: Nguyễn Hải Hạt nổng hạt nắng cho mẹ ra đồng Hạt mưa hạt mưa cho cây lúa trổ bông Hạt nắng hạt nẵng trên vai em đến trường Hạt mưa hạt mưa cho cây vườn thêm xanh Khi trời đổ nắng có mưa vé dịu lại Khi tờ đẩy mưa có nắng về sưởi ấm Bốn mùa có nẵng và có — mưa Bốn mùa cây xanh và cây lớn, Bốn mùa có nắng và có mưa Bốn mùa nịp đời mãi sinh - sôi Bài hát có 48 ô nhịp “Tính chất: vui, nhí nhảnh
Bài hát có thể trình bày theo hình thức tam ca, tứ ca hoặc tốp ca
'Từ nhịp 1 đến nhịp 17: Nhún chuyển trọng tâm theo nhịp từ chân nọ sang chân kia
'Từ nhịp 18 đến nhịp 25: Bước lên bước xuống theo kiểu bước Vallse
Trang 15Tit nhip 26 dén nhip 42: Bước Boston tại chỗ
Nhạc dạo giữa: Chia đôi tốp hát, bước Boston tiến đổi chỗ sang nhau rồi đi dọc hai bên sân khấu, quay mặt vào nhau rồi dắt tay nhau đi vào gặp nhau ở giữa Sau đó đi
lên về hàng ngang để hát lần hai
Đoạn kết: Bàn tay ngửa nâng lên ngang đầu như đón
nắng, đón mưa
TẾT ưa súc xuAN HÀ Nội - Nha hát Ca mứa nhạc Thang Long Ảnh: Trọng Toàn
Trang 161.7 Hành khúc tới trường
Nhạc: Pháp
Lời Việt: Phan Trần Băng - Lê Minh Châu
ẤỸ Nhịp gi, hơi nhanh \ Mặt tờ lấp l6 đồng chân trời xa Ron ràng chân bước đểu theo tiếng — ca Non sôngta bao la mến yêu sao đất quê hương Vui như chim reo ca tiếng hát em dưới mái $#v y tườg la la là là la l la l la, Bai hat c6 16 nhịp (nhắc lại 2 lần) và 3 nhịp kết Tính chất: hành khúc (nhịp đi) Bài hát có thể trình bày theo hình thức tốp ca Động tác phụ hoạ: Từ nhịp 1 đến nhịp 8: Chân phải làm trụ,
chân trái đưa chéo lên trước, đặt mũi, tay trái
vung ra sau (một nhịp) Sau đó đưa chân trái hơi chéo về sau, chống mũi chân Tay trái vung lên trước người, vuông góc khuỷu tay Cứ như thế cho
đến hết câu
Trang 17Từ nhịp 9 đến nhịp 16: Chân trái làm trụ, chân phải đưa lên trước, sau theo nhịp (giống như chân trái) và phối hợp tay phải, vung ra sau, vung lên trước
Nhạc dạo giữa: Chia tốp ca làm hai, quay
một góc 90” ra ngoài; sau đó dậm chân theo phách,
tay vung, nâng cao khuỷu tay lên trước (chân trái
dam, tay phai nâng lên trước và ngược lại)
Tiến ra hai bên từ nhịp 1 đến nhịp 8 lần 1:
Quay một góc 90” đi xuống dọc theo hai bên sân
khấu từ nhịp 9 đến nhịp 16 ˆ
Từ nhịp 1 đến nhịp 8 lần 9: Quay một góc 90° hướng vào nhau, đi vào gặp nhau theo hàng đọc
“Từ nhịp 9 đến nhịp 16 lần 2: Quay một góc 90° hướng xuống khán giả Đi tiến lên để hát lần 2
Đoạn kết: Theo nhạc câu kết Chuyển trọng tâm hai bên, tay dơ cao trên đầu đưa qua đưa lại
theo trọng tâm đi chuyển
XXX XXX
1.8 Bài tập ứng dụng
Những bài hát dưới đây có sự tương đồng về thể loại, tính chất nhịp điệu và phong cách với những bài đã biên soạn động tác phụ hoạ ở phần
trên Hãy tìm hiểu, phân tích và tự biên soạn động tác để vừa hát vừa
phụ hoạ:
* Tia nang, hạt mưa
Trang 18* Lí đĩa bánh bò - Dân ca Nam Bộ Ghi âm: Hoàng Hiệp
Trang 192 Phương pháp biên soạn động tác cho một tốp múa phụ hoạ bài hát Dạng phụ hoạ này đồi hỏi một tốp múa riêng để phụ hoạ cho hát,
tốp múa không tham gia hát Một tiết mục hát đơn ca, song ca, tam ca
hay đồng ca có múa phụ hoạ sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn, sinh động
khi biểu diễn Đối với văn nghệ phong trào, đôi khi tiết mục hát có tốp
múa phụ hoạ sẽ khoả lấp được phần nào những hạn chế của người hát Biên soạn động tác cho một tốp múa phụ hoạ hát trước hết phải có ý tưởng Ý tưởng được xác định bởi nội dung của bài hát
Vi dụ: Bài “Lượn tròn lượn khéo” miêu tả những cánh chim bồ câu say sưa bay lượn trên bầu trời hoà bình
Bai “Đi học” miêu tả những em nhỏ miền núi tung tăng đến trường
trong tiếng suối reo và hương rừng thơm ngắt
Trước hết cần tìm hiểu, nắm vững nội dung của bài hát Từ đó tập trung biểu hiện nội dung đó bằng các động tác, tư thế múa Lời ca của bài hát mô tả cảnh vật, những hình ảnh, sự việc nhưng ta phải biết khai thác những khía cạnh, chỉ tiết phù hợp để đưa vào múa Bởi vì có những chỉ tiết múa thể hiện rất khó khăn như “hương rừng”, “nước suối trong thì thào” Thông thường, ta nên khai thác cái “tứ” nào đó mà múa có điều kiện phát huy được nhất,
Ví dụ: Bài “Đi học”, chủ yếu ta miêu tả niềm vui thích, hân hoan của trể trên đường đi học Chúng cảm thấy thích thú với cảnh vật bên đường, hay nói đúng hơn cảnh vật xung quanh cũng như đang nhảy nhót, reo vui cùng trẻ
Có những đoạn múa phụ hoạ không thể hiện nội dung bài hát mà các động tác, tư thế, đội hình và cả trang phục, đạo cụ múa chỉ để trang trí làm tăng vẻ đẹp của âm nhạc Các động tác múa ở đây cần phù hợp với không khí của bài hát tạo ra, phù hợp với nhịp điệu, tính chất âm nhạc của bài hát Cách phụ hoạ như vậy ngày nay chúng ta gặp rất
nhiều trên sân khấu ca nhạc, nhất là tiết mục đầu, cuối của chương
trình “Trò chơi âm nhạc” trên VTV3 Loại múa phụ hoạ này có thể chỉ
là một đoạn múa ở phần nhạc dạo đầu hoặc đạo giữa Cũng có khi gần
như là một điệu múa hoàn chỉnh, xuất hiện cùng với tiết mục hát từ đầu
đến cuối
Trang 20'Vì thế cách thức biên soạn khá đa dạng, có thể múa chỉ xuất hiện trong nhạc đạo đầu, dạo giữa, hoặc phụ hoạ từ nhạc dạo giữa đến hết hát lần hai Cách thức này thường được các tác giả dùng nhiều
Ngược lại, cũng có thể cho múa xuất hiện từ đầu (nhạc đạo) đến hết
bài hát Do tiết mục hát có những phần nhắc lại (hai lần dạo, hát lần một
và lần hai) nên múa cũng có thể có những phần được lặp lại theo âm nhạc
Song khi tái hiện nên có sự cải biến về đội hình và tuyến múa khác nhau
Dù làm theo cách nào thì múa cũng phải được phân đoạn: Doan dao
một, đạo hai, đoạn hát lần một, đoạn hát lần hai Đây là điều tất yếu bởi
nó do âm nhạc quy định Động tác, tư thế múa ở đây vẫn phải thể hiện
đúng tính chất nhịp điệu âm nhạc, chất liệu âm nhạc của từng đoạn và nếu múa phụ hoạ theo ý nghĩa của lời ca thì các động tác và tư thế phải
thể hiện nội dung, các hình ảnh do lời ca của bài hát gợi lên
Ví dụ: Bài “Lượn tròn lượn khéo” có các động tác mô phỏng cánh
chim bay lượn say mê làm quyến rũ lòng người
2.1 Động tác và biên soạn động tác
a _ Động tác: là yếu tố cơ bản nhất để tạo nên một tác phẩm múa Mỗi
động tác như một nốt nhạc trong một bản nhạc Vì thế một động tác
thường chưa nói lên được điều gì Thông thường phải là một chuỗi động
tác được sắp xếp theo một cấu trúc nào đó mới thể hiện được ý niệm, một
cảm xúc nào đó Có hai loại động tác chủ yếu:
- Động tác dạng mô phỏng: mô phổng cánh chim bay, chèo thuyền,
trẻ em nhảy nhót, ru con
- Động tác dạng biểu cảm, biểu hiện để thể hiện tâm tư tình cảm,
biểu hiện những suy tư mang tính triết lí Ví dụ biểu hiện quyết tâm,
tình yêu bao la của cô giáo, ca ngợi Tổ quốc, lãnh tụ
Trong một điệu múa có những nhân vật khác nhau như nam, nữ hoặc em bé và đàn chim thì phải có động tác riêng cho từng nhân vật
b _ Biên soạn động tác
Lấy nguyên động tác, hành vi, cử chỉ ngoài đời kết hợp với tiết tấu, nhịp điệu âm nhạc định thể hiện động tác đó để biên soạn theo một luật động nào đó với đường nét, đáng tạo hình để thành động tác múa Mặt
Trang 21khác, người biên soạn từ sự cẩm thụ âm nhạc, sự liên tưởng tới kí ức về
cảm xúc, tâm tư mà mình định thể hiện để sáng tạo ra động tác múa
thích hợp
Trong một điệu múa bao giờ cũng có một số động tác chủ đạo Đó là những động tác dân gian nguyên gốc hoặc là những động tác mới sáng
tạo Người biên soạn phải từ những động tác đó cải biến, phát triển để
dùng cho toàn bộ điệu múa Nghĩa là cùng một động tác có thể dùng lặp
đi lặp lại nhưng có thay đổi, phát triển Không có điệu múa nào mà các
động tác từ đầu đến cuối hoàn toàn khác nhau Đơn giản nhất là cùng một động tác nhưng dùng ở những vị trí, đội hình khác nhau
Có động tác lúc dùng phần tay, lúc chỉ dùng phần chân Hoặc lấy một phần của động tác đã có rồi thay đổi, bổ sung các bộ phận khác, hoặc thay đổi tiết tấu, tốc độ âm nhạc Có động tác được biên soạn theo một
tiết nhạc với cấu trúc tiết tấu lặp đi lặp lại, có động tác được biên soạn theo giai điệu của tiết nhạc, câu nhạc
"Từ những động tác riêng lẻ được sắp xếp theo một cấu trúc nào đó để thành câu múa, đoạn múa, đó gọi là tổ hợp động tác Độ dài, ngắn của một tổ hợp động tác phụ thuộc vào ý đồ biên soạn, phụ thuộc độ dài, ngắn của câu nhạc, đoạn nhạc
'Tổ hợp động tác có các dang:
- Tổ hợp đồng nhất: là tổ hợp dùng chung cho tất cả mọi người trong
điệu múa
- Tổ hợp không đồng nhất: là dạng mà trong đó các bộ phận dién
viên không cùng làm một tổ hợp tuy cùng trong một câu nhạc, đoạn nhạc
Ví dụ: Nữ ngôi, nam đi vòng quanh; hoặc một nhóm người làm động tác tại một chỗ, nhóm khác đi chuyển
- Tổ hợp chính phụ: là dạng tổ hợp trong đó có bộ phận là chính và bộ phận khác là phụ Bộ phận chính thể hiện ý tưởng chính của đoạn
múa, bộ phận phụ làm bối cảnh, làm nền cho bộ phận chính
Ví dụ: Tổ hợp múa của cô giáo là chính, tổ hợp múa của học sinh ở
xung quanh là phụ, hoặc ngược lại Điểu này tuỳ thuộc vào ý đồ biên
soạn đoạn múa đó nói về ai là chính
Trang 22- Tổ hợp động tác lặp lại: Lặp lại nguyên xi một động tác nhiều lần; lặp lại động tác ở những đội hình, góc độ khác nhau; lặp lại động tác có
cải biến, phát triển; khi chuyển câu nhạc, đoạn nhạc và chuyển đội hình
Kết mỗi tổ hợp động tác có thể dùng động tác quay
Khi thay đổi tổ hợp động tác phải phù hợp với cấu trúc đoạn
nhạc, phải đúng với thời điểm xuất hiện một tiết tấu mới hoặc nét giai điệu mới
2.2 Đội hình và cách xây dựng đội hình
Đội hình có giá trị như một căn cứ chủ chốt để tạo nên điệu múa
Ở đây các động tác lúc thực hiện tại chỗ, lúc di chuyển qua các đội hình khác nhau để tạo nên một điệu múa hoàn chỉnh và hấp dẫn
Đội hình tạo mối tương quan giữa các nhân vật (hoặc hoà nhập, hoặc cách biệt, hoặc đối kháng) Các đội hình tạo chiều sâu không gian
của mặt bằng diễn theo luật xa gần như trong hội hoạ
Số lượng diễn viên (nhân vật) trong một điệu múa có tính quyết định để xây dựng đội hình
Số người múa tuỳ thuộc ở không khí âm nhạc của bài hát và ý
tưởng sáng tạo của biên đạo
Ví dụ: Bài “Ngày đầu tiên đi học” một người nữ thể hiện vừa là
người mẹ vừa là cô giáo và một trẻ
Bài “Ca ngợi Tổ quốc” lại cần một tập thể đông từ 8 - 12 người
Xuất phát từ số người múa, ta xây dựng các đội hình tuyến múa
Một số đội hình cũng mang yếu tố biểu hiện nhất định
Trang 23- Đội hình kép là dạng cùng một lúc sử dụng hai hoặc ba hình thế đồng dạng trên sân khấu Ví dụ: hai vòng tròn, hai hàng chéo, ba hàng ngang
- Đội hình phức là cùng một lúc sử dụng hai hoặc ba hình thế không đồng dạng trên sân khấu Ví dụ: một hàng ngang, một vòng tròn hoặc
một vòng cung, hai hàng đọc
- Đội hình tầng là dạng đội hình ở cùng một hình thế nhưng có độ cao khác nhau Ví đụ: ba vòng tròn lổng nhau: vòng ngoài cùng ngồi trên
hai gót chân, vòng giữa quỳ hai gối dựng người thẳng, vòng thứ ba hoặc
một người làm nhân, làm nhị đứng thẳng
- Đội hình đối xứng là dạng có hai đội hình giống nhau nhưng đối
xứng qua một trục (tưởng tượng) ở giữa hoặc ngang, trục chéo san khấu Các động tác của các đội đối xứng thường giống nhau
Có một số cách chuyển biến đội hình Dùng các bước đi đẹp để
chuyển từ đội hình này sang đội hình khác Có thể bắt đầu chuyển từ đầu
một câu nhạc hay một đoạn nhạc, khi hết câu nhạc hoặc đoạn nhạc thì đã thành đội hình mới
C6 cách chuyển đội hình bằng những động tác quay Cách chuyển này cần được tính toán để khoảng cách của các điễn viên từ đội hình cũ sang đội hình mới tương đối bằng nhau để cùng một khổ nhạc tất cả đã chuyển xong Trên một tuyến đi dài, khi kết thúc nên sử dụng một động
tác quay tại chỗ như là một dấu chấm cho một câu, một đoạn
“Trong các đội hình phải có đội hình lớn, đội hình nhỏ Làm sao cho điệu múa diễn ra trên tồn bộ khơng gian sân khấu, không nên thu gon ô giữa hay chỉ một góc sân khấu
Cần nhớ rằng động tác và đội hình có quan hệ với nhau Có động tác chỉ phù hợp với hàng ngang, không phù hợp với hàng chéo, vòng tròn và ngược lại Cho nên thiết kế động tác và xây dựng đội hình luôn luôn phải xem xét tính hợp lí, hiệu quả của cái đẹp
Đội hình phải luôn đổi mới sinh động, nếu không dé gây cảm giác nhàm chán, không phong phú, không hấp dẫn Mỗi đoạn nhạc nên xây
dựng từ hai đến ba đội hình
Sau một câu múa, một đoạn múa phải chuyển đội hình (2, 3 nhịp
cuối), cũng có khi dùng cả câu múa để chuyển đội hình
Trang 24Đội hình mở đầu và đội hình kết cũng có một số hình thức:
Mở đầu: Từ trong ra: Thể hiện đang đi tới hoặc gặp nhau
Kết đi vào: Tiếp tục sự việc, hành trình, toả đi
Mở đầu, kết tạo hình: Những người múa đứng, ngôi, quỳ, nằm ở một
tư thế nhất định Nếu có nhiều người thì tư thế của mỗi người phải biểu
đạt được ý tưởng chung, phải liên quan tới nhau Những đội hình mở đầu
và kết dừng ở tạo dáng phải gây ấn tượng Ấn tượng đó thường là ý tưởng
chủ đạo của phần múa (bài hát) mà cần được thông tin, gây xúc cảm cho khán giả hoặc chí ít cũng phải đẹp Đông thời với việc hình thành ý tưởng múa là phải xác định nhân vật múa Trang phục của người múa sẽ xác định nhân vật múa là ai, ai sẽ truyền cảm xúc, những điều mà tác phẩm âm nhạc muốn nói đến khán giả Trang phục còn nói lên phong cách của tác phẩm: dân gian, hiện đại, lãng mạn hay hiện thực
Đạo cụ trong múa phụ hoạ là một phương tiện tương đối tốt để có
thể nói hộ những điều mà động tác, tư thế bị hạn chế không nói rõ được Ví dụ: Em nhỏ đeo cặp thì người ta nhận ra ngay là em đi học, hoặc tay cẩm quả bóng thì sẽ hiểu ngay là vui chơi
Ngoài ra, đạo cụ cũng có thể giảm phần nào khó khăn về khả năng
múa của các em Đạo cụ cũng tạo hiệu quả khá tốt về mĩ cảm
Trang 26ơn Đẳng Cộng sản Việt Nam Nhớ on cách - Hết mạng và Bác - Hồ Cùng tiến bước dưới - cỡ, hát ca Xây dựng Tổ quốc ta sáng ngời Chứng em mau trưởng thành Tương lại đang đón chờ tay em và nơi theo bước đàn anh Tương lai đang đón
chờ tay em đi xây dựng nước nhà Trời
Trang 27Bắt đầu phụ hoa từ sau nhạc dạo đầu
Đoạn A:
- Tất cả cầm bông hoa hướng dương to
- Từ nhịp 1 đến nhịp 4: Hai tay cầm hoa
hướng dương trước người, nhảy chân sáo tràn ra
sân khấu từ hai bên, đứng thành ba hàng ngang (hình 1, 2)
- Nhịp 5, 6: Nhảy đưa một chân ra trước
chống gót (md mời)
- Nhịp 7, 8, 9 tiếp theo: Nhảy chân sáo quay
một vòng tròn tại chỗ sang trái
- Nhịp 10, 11, 19 cuối: Nhảy chân sáo một vòng tại chỗ sang phải
Đoạn B:
- Nhịp 1, 2: Tay nâng cao hoa hướng dương
sang trái, chân trái làm trụ, chân phải thẳng,
chống mũi chân, người đướn sang trái (hình 3)
- Nhịp 3, 4: chuyển sang phải (hình 4)
- Nhịp 5, 6, 7: Dơ cao hoa trên đầu, nhảy tiến thẳng lên trước (hình 6)
- Nhịp 8, 9, 10, 11 làm giống nhịp 1, 2, 8, 4 - Nhịp 12, 13, 14: Từng đôi nhảy vòng quanh nhau (một em quay lên, một em quay xuống - giáp cùng một vai, trái hoặc phải) (hình 6)
Nhịp 15, 16, 17, 18: Nhảy về hình chữ V mở
ra ngoài Tất cả hoa đơ cao đưa chéo về đỉnh chữ
V Chân trong làm trụ, chân ngoài thẳng, chống
mũi chân (hình 7)
- Nhịp 19, 20, 21: Chao hoa từ trong chéo ra ngoài, đổi trọng tâm sang chân ngoài làm trụ,
Trang 28'Từ nhịp 22 đến 28:
- Cầm hoa trước người, nhảy chân sáo từ
đỉnh chữ V thành hai hàng dọc, tiến lên rỗi ngang
xa ngoài (Đoạn Ở không phụ hoạ) (hình 9, 10) - A, B tái hiện múa nhắc lại
Đến câu 4 của đoạn B;
- Tất cả cầm hoa trước người, nhảy chụm
vào giữa sân khấu, vòng tròn 1 ở tâm sân khấu xếp 4 em (hoặc 5), vòng tròn 2 quây xung quanh 6 em (hoặc 7) rồi ngồi xuống, nâng hết hoa lên
trên đầu, xếp các cạnh hoa sát vào nhau để tạo
thành bông hoa lồn
Nhạc dạo giữa: Dung đưa hoa và từ từ đứng
lên di chuyển thành ba khóm hoa, rồi hạ hoa
xuống trước ngực, quay lưng vào nhau, kiễng chân
đi ngang theo một vòng tròn nhỏ (hình 12)
Bốn nhịp cuối: 5 (6 em) về bên phải sân
khấu; 5 (6 em) về bên trái sân khấu để chuẩn bị múa từ đầu (hình 13) Phụ hoạ theo hát: [(A+B) + C + (A+B)] Phụ hoạ / không / phụ hoạ @ © xxxxx ooooo
Kết: Câu 4 của đoạn B tái hiện — nhảy về đội hình bông hoa to tròn
ở giữa sân khấu
Trang 29
2.2 Đi cắt lúa Dân ca H0 - rê (Tây Nguyên) Sưu tẩm: Lê Toàn Hùng
Đặt lời mới: Lê Minh Châu Vừa phải
—=
Đàn em vui chất ca hoà với tiếng chiêng vang lừng gánh gánhlúa
vẽ ấm no khốpdânbản làng(ê) Từngđânem vui hát ca ming Ida ngat
hươg ê ê gánhgánhlúa về sướng vuikhdpdanban lang (8)
- Bài hát có 16 ô nhịp
- Tính chất: vui, hẳn nhiên
- Bài hát có thể trình bày bằng các hình thức khác nhau: đơn ca,
tam ca, tốp ca
* Phương án trình bày hát:
- Nhạc đạo + hát 2 lần + dạo giữa + hát lần 2
(2 lần)
- Tốp múa phụ hoạ: bắt đầu từ dạo giữa
Múa năm người theo phong cách Tây Nguyên
@
- Nhạc đạo: Tất cả theo một hàng đọc từ góc trong sân khấu ra ngang bằng động tác đi rung, tay phải đặt trên vai (hình 1)
Đi thẳng được 4 nhịp, người số 1, 3, õ gần
như đứng tại chỗ 2 nhịp Trong khi đó người số 3, 4 đi bên phải người đằng trước vươn lên Hai nhịp
tiếp theo số 2, 4 nhún tại chỗ; số 1, 3, 5 vươn lên
Sau đó tất cả quay bên trái 1/4 vòng, người thẳng hướng xuống khán giả (hình 3, 3)
Trang 30
- Hát lần 1:
+ Từ nhịp 1 đến 7: Từng người đi rung,
thẳng lên trước (hình 4)
+ Từ nhịp 8 đến nhịp 16: Nhịp đầu nhún bật
hai bên, tay để tư thế sát cong
+ õ nhịp tiếp theo: Mỗi người đi rung vòng
tròn tại chỗ đồng thời chuyển đội hình sang chéo (tay trái ở trong, tay phải ở ngoài)
- Hát lần 3:
+ Từ nhịp 1 đến nhịp 7: Làm động tác cất lúa: chân phải bước lên trước, chân trái nhún
xuống đồng thời hai tay vắt chéo nơi cổ tay, bàn
tay ngửa, chân trái hơi co Sau đó rút chân phải
sau, tay phải guộn vào trong người, tay trái đuổi
theo thành một vòng tròn, sau đó nâng lên cao quá
đầu, bàn tay ngửa; tay trái đưa thẳng ra trước,
lòng bàn tay hướng ra trước, đồng thời trọng tâm
dồn vào chân phải; chân trái duỗi thẳng hơi chống
mũi ra trước, người hơi ngửa Hai nhịp một lần
động tác
+ Từ nhịp 8 đến 16: Đi rung thành hàng dọc, rẽ bên phải ngang qua sân khấu đi vào, tay phải đặt trên vai phải
94
Trang 312.3 Ngay déu tién đi học Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện
Lời thơ: Viễn Phương Ngày đấu tien di học, mẹ dất em đến tường Em vừa đi vừa em mắt ướt nhạt khó mẹ dỗ dành yêu thương Ngày đấu tiên đi học, nhà cô võ về an ủi Chao ôi sao thiết tha Ngày đấu như thế đó, cô giáo như mẹ hiển Em bây gờ cứ ngỡ cô gáo là cô tên Em bảy gờ khôn lớn bỗng nhớ vế ngày xưa - Ngây đấu tiên đi — học, mẹ cô cùng VÕ - Bài hát: có 34 ô nhịp
- Tính chất: êm dịu, thiết tha
- Hình thức trình bày: đơn ca
- Múa phụ hoạ: một người vừa là mẹ, vừa là cô giáo, một người làm trẻ
- Trinh bay hat: Dao + hát một lần + dạo giữa + hát lân 2 + nhắc
lại Rall 4 nhịp cuối - Hát lần 1:
+ Từ nhịp 1 đến 8: Tay trái mẹ dat tay phải con đi từ góc trong chéo ra giữa sân khấu
(hình 1)
Trang 32
Động tác theo hai nhịp: phách 1 bước chân phải rồi thu chân trái sát chân phải, người rướn
cao, tay phải vòng qua trước người rồi nâng chéo
lên cao theo hướng đi, bàn tay úp
Phách 1 nhịp 2 hơi nhún, chùng đầu gối, tay
phải vuốt xuống nắm tay trái của trẻ (hình 2) Trẻ: Nhịp 1 tay trái nâng lên đằng sau Phách
1 nhịp 3 vuốt xuống đặt vào lòng bàn tay mẹ Làm ba lần động tác tiếp theo như vậy (hình 3)
+ Từ nhịp 9 đến 16: Mẹ hai chân đứng
chụm, hai tay giữa người vung lên thế 3 rồi tay trái hạ xuống nghiêng người theo hướng chạy của trể (2 nhịp) Sau đó nhắc lại động tác tay nhưng
lần này tay phải hạ xuống, nghiêng người và
quay sang trái với trẻ (2 nhịp) (hình 4)
Trẻ: Tay phải đặt vào ngang người mẹ, tay
trái xuôi thẳng, hơi nâng người, nghiêng bên
trái, ngẩng lên nhìn mẹ và chạy vòng quanh mẹ từ đằng trước ra đằng sau về vị trí đầu (4 nhịp) (hình 5)
4 nhịp cuối: Mẹ đứng chân trái làm trụ,
chân phải thẳng chéo sau, tay trái đỡ đầu trẻ
Nhịp 13, 14: Hai chân nhún xuống, tay
phải vuốt má trẻ rồi đứng thẳng và tay từ đưới nâng lên thẳng chéo cao trên đầu, bàn tay úp
Nhịp 15, 16 như nhịp 5, 6 + Từ nhịp 17 đến nhịp 24:
Nhịp 17, 18: Trẻ chạy về góc trên, mẹ chạy xuống góc dưới (hình 7)
Nhịp 19, 20: Cả hai đơ cao hai tay trên đầu thành chữ V và xoay một vòng tại chỗ rồi quay vào nhau
96
Trang 33Nhip 21, 22: Ca hai một chân trước, một
chân sau, đầu tiên trả trọng tâm về chân sau
Hai tay xuôi chéo hơi ngả ra sau Nhịp 22 chuyển
trong tâm lên chân trước, hai tay nang mềm mại
từ đưới lên hướng về góc đối diện Nhịp 23, 24 nhắc lại động tác trên (hình 8)
+ Nhịp 25, 26: Hai mẹ con chạy vào 6m nhau ở giữa sân khấu
+ Nhip 27, 28, 29, 30: Hai me con dung dua ngang theo nhip (hinh 9)
+ Nhịp 31, 33: Hai mẹ con cầm tay nhau đi
một vòng tròn nhỏ (hình 10)
Dạo giữa 8 nhịp: Trẻ đứng trước dang hai tay ra ngang, mẹ đứng sau hai tay nâng hai tay trẻ, bước Boston tiến lên góc trên (hình 11, 12)
- Hát lần 2:
+ Từ nhịp 1 đến nhịp 8: Mẹ dắt trẻ đi ngang
sân khấu, động tác như câu 1 - hát lần 1 nhưng
đổi ngược tay chân (hình 13)
+ Từ nhịp 9 đến 16: Hai mẹ con ở góc đối diện và quay mặt vào nhau (hình 14)
4 nhịp đầu: Hạ hai tay xuống sát người réi nang lén Mẹ nhún xuống rồi nâng hai tay
con lên
4 nhịp cuối: Con vòng tay thế 3 xoay vòng
tròn tại chỗ Mẹ chạy vòng quanh con như ôm ấp,
bảo
+ Từ nhịp 17 đến 24:
Nhịp 1í, 18: Con đứng quay mặt xuống
khán giả, một chân làm trụ, một chân co sau, hai
tay vươn cao trên đầu thành hình chữ V (hình 16)
Mẹ chạy về góc chéo đối diện
Trang 34Nhịp 19, 20, 21, 22, 23, 24 làm như 6 nhịp
này ở hát lần 1
+ Nhịp 25, 26: Hai mẹ con chạy vào giữa
sân khấu Mẹ đặt hai tay vào thắt lưng con
nâng bổng con lên, con uốn cong người, hai chân co sau, hai tay thế 3 (hình 17)
+ Nhịp 27, 28: Mẹ xoay một vòng tại chỗ
+ Nhịp 29, 30: Hạ con xuống
+ Nhịp 81, 32: Hai mẹ con cầm tay nhau đung đưa người hai bên
Nhấc lại 4 nhịp cuối: Hai mẹ con cẩm tay nhau ngả người ra sau, hai tay thẳng, bốn chân
chụm nhau xoay 1/2 vòng tròn rồi từ từ mẹ quỳ
xuống chống một gối, một tay vòng ơm con, tay
ngồi đưa thẳng chéo lên cao bằng đầu Con
Trang 37Bai hat c6 34 6 nhip
'Tính chất: vui, nhí nhảnh, mang phong cách dân ca miền núi Hình thức trình bày: đơn ca
Trang 38Múa phụ hoạ chỉ xuất hiện từ nhạc dạo giữa đến hết hát lần 2
Nhạc dạo giữa 4 hoặc 8 nhịp Vai vác ô xoè, đi xúng xính ngang từ hai bên ra (hình 1)
- Hát lần 2:
+ Từ nhịp 1 đến nhịp 8: Hai hàng dọc song song, đi xúng xính tiến lên (hình 2)
Nhịp 7, 8 (nhạc lưu không): Quay ra vòng tròn lớn (hình 3)
+ Từ nhịp 9 đến nhịp 1ð: Hai tay xoay 6, chân đưa chéo ra trước (chân của động tác vòng khăn), đi chụm vào tâm vòng tròn (hình 4)
Nhịp thứ 15: Chụm hai chân, ching đầu gối, hạ ô thành vòng tròn nhỏ
+ Từ nhịp 16 đến nhịp 23: Làm động tác “vờn quạt” đuổi nhau theo vòng tròn (hình 5)
Nhạc lưu không: Chạy vào lấy ô Hai tay
cầm ngang tầm đầu gối, cm ô xoay vào trong
+ Từ nhịp 34 đến nhịp 34: Nhịp 1, 2 quay một vòng tại chỗ đồng thời vác ô lên vai Sau đó đi xúng xính tiến và rẽ trái một góc 90° theo hang đọc vào Trong quá trình đi, số lẻ (1, 3, 5) lác đầu
gần như đứng tại chỗ để số chẵn (9, 4, 6) tiến lên
Trang 392.5 Lượn tròn lượn khéo
Nhạc và lời: Văn Chung A chim bay, chim bổ câu trang, a chim bay bay trên nền trời —— xanh a chim bay trênnểntờihoà bình.Kiađản chim - bay bay lượn vỏng quanh ==
quanh Lugn tròn lượn khéo khéo cho tay múa em mếm em
Khếo cho tay bút em déu tay tay Khéo đó, cho em bất sâu đấy tay Khéo nhé măng non có tămnghn công
_ E
déo, dẻo lượn tron lượn khéo, khéo cho chân bước em đếu em dé, dẻo lượn tron lượn khéo khếo cho tay quết em đếu em
gid, nhỏ lượn tròn lượn khéo đó cho tay tưới em đểu em vigc nhé Từng người tuỳ sức bế măng non quyết hoàn thành vươn
fase
Khéo Em bước lượn vòng chân Lượn vòng chân bước đều A chim! khéo Em quét sạch trường em, sạch trường em quét đều A chim! cố Emlươiđẹp vườn rauciatườgem tưới đổu A chim!
mức Vượt mức để ngày mai được lên thăm Bác „„Hồ
Bài hát có 26 ô nhịp
Tính chất: tươi vui, trong sáng và uyển chuyển
Bài hát có thể trình bày bằng các hình thức khác nhau
Phụ hoạ: Tốp múa chẵn, thể hiện những cánh chim hoà bình tung cánh, say mê
- Hát lần 1:
+ Từ nhịp 1 đến nhịp 8: Hai tay dang ngang, nâng lên hạ xuống,
theo nhịp, chân bước nhẹ Tất cả một hàng chạy chéo từ góc đưới lên góc trên (hình 1)
Trang 40+ Từ nhịp 9 đến nhịp 16: Rẽ ngang mặt tiền
sân khấu về thành một hàng ngang phía trong sân khấu (hình 2)
+ Từ nhịp 17 đến 20: Chia đôi tốp múa Hai
nhóm tạo thành hai vòng tròn chạy lướt nhẹ ngược chiều nhau Động tác tay không thay đổi (hình 3)
+ Từ nhịp 21 đến nhịp 26: Chạy theo vòng tròn ngược lại, sau đó về hai hàng ngang phía trên sân khấu Từ nhịp thứ 4 của câu hai, tất cả kiếng hai chân xoay vòng tròn tại chỗ Tay vẫn nâng lên hạ xuống mô phỏng cánh chim bay
- Hát lần 9:
+ Từ nhịp 1 đến nhịp 8: Hai chân kiếng đi ngang, một hàng sang bên phải, một hàng sang bên trái (4 nhịp), đi về vị trí cũ (4 nhịp) (hình 4)
+ Từ nhịp 9 đến nhịp 16: Như trên
+ Từ nhịp 17 đến nhịp 20: Một người hàng
trên quay người sang trái, một người hàng dưới
quay người sang phải Hai người tạo thành một đôi lượn quanh nhau Đồng thời tản ra làm thành
một vòng tròn rộng quanh sân khấu (hình 5)
+ Từ nhịp 21 đến nhịp 36: Nâng cánh tay, tất cả đi vào tâm vòng tròn Nhịp cuối cùng tất cả
eo một chân, hai tay chéo, một tay thẳng cao trên
đầu, một tay thẳng xuôi xuống hơi xế ra sau, tay
cao chụm vào giữa (hình 6, 7)
- Nhạc dạo giữa: Nâng cánh tay chạy ra
¡ hình hàng chéo (ngược với hàng chéo
ban đầu) Cách một người, một người nâng cánh
tay đi lên, xen kẽ một người nâng cánh tay lùi