1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình Múa (Tập 1): Phần 1

63 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 25,84 MB

Nội dung

Giáo trình Múa giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản và hệ thống về bộ môn nghệ thuật này. Múa là nghệ thuật thực hành nên việc học tập ngoài các giờ lí thuyết thì chủ yếu diễn ra trên sàn tập. Giáo trình này là công cụ để sinh viên, giáo viên tự kiểm tra, đánh giá những vấn đề đã học. Giáo trình Múa tập 1 gồm có 2 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

TRAN MINH TRI

(Giáo trình Cao đẳng Sư phạm)

Trang 3

Muc luc Lời nói đầu Chương !'

KHÁI QUAT CHUNG VE NGHE THUAT MUA 7

1 Múa là một loại hình nghệ thuật

2 Giới thiệu một số động tác múa dân gian đồng bằn

3 Gi một số động tác múa dân gian miền núi phía Bắc

4 Gi một số động tác múa dân gian vùng Tây Nguyên

5 Giới thiệu một số tư thế Ba-lê và điệu nhảy cổ điển châu Âu

SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN

ĐỘNG TÁC PHỤ HOẠ CHO CÁC BÀI HÁT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC

TRUNG HỌC CƠ SỞ

1 Phương pháp biên soạn động tác múa để vừa phụ hoạ vừa hát

Trang 5

Lời nói đầu

Múa là một bộ môn nghệ thuật không thể thiếu được trong cuộc

sống của con người Múa không chỉ là những hoạt động đơn thuần vé hình thể mà quá trình phát triển của nghệ thuật múa

từ cổ xưa đến nay đã tạo dựng nên một hệ thống lí luận của

hoạt động đặc thù này

Trong chương trình đào tạo giáo uiên Âm nhạc cho bậc THCS

hệ Cao đẳng Sư phạm, Múa là một bộ môn áp dụng từ năm học 2003-2004

Giáo trình Múa giúp sinh uiên có những biến thức cơ bản uà hệ thống uễ bộ môn nghệ thuật này Múa là nghệ thuật thực hành

nên uiệc học tập ngoài các giờ lí thuyết thì chủ yếu diễn ra trên

sàn tập Giáo trình này là công cụ để sinh uiên, giáo uiên tự kiểm tra, đánh giá những uấn đề đã học

Việc biên soạn múa phụ hoạ có những nguyên tắc nhất định

Các động tác phụ hoạ phải được xây dựng trên tính chất nhịp

điệu âm nhạc, phong cách âm nhạc uà cách trình bày bài hát Vita hat uừa múa là một trong những nét truyền thống của nghệ

thuật biểu hiện Giáo trình này cũng đưa ra những cách thức

sơ lược để giáo sinh âm nhạc các trường Cao đẳng Sư phạm có thể biên soạn cho một tốp múa phụ hoạ hát Đó là những đoạn

múa chưa phải là tác phẩm múa hoàn chỉnh

Sinh uiên cần phải biết cách thể hiện cảm xúc âm nhạc bằng

những động tác, tư thế múa uà đội hình múa kết hợp uới phục trang, đạo cụ

Chúng tôi tin rằng cuốn sách này sẽ giúp các giáo sinh thực hiện tốt các chức năng giảng dạy va tổ chức tốt các hoạt động

Trang 7

ee ắhH - : Tả ` .ẽ _ j ee ee Tố oe KHÁI: a a KHÁI 1 QUA Bị pHune vÉ NGHỆ THUẬT MÚA "CHUNG VỀ Ê ÂT MÚ Mỏđầu _

Múa là phần tỉnh khiết, hồn nhiên, trong sáng nhất của bản sắc văn

hoá mỗi dân tộc Dường như những xúc cảm trong lòng, dùng lời nói

không thể diễn đạt hết, hoặc không biết nói như thế nào về nỗi lòng

thì người ta múa Múa là một phương tiện biểu hiện và giao lưu

Các động tác múa cơ bản dân gian của các dân tộc là một phần

cùng tổn tại với âm nhạc, tiếng nói, tạo hình, là tam hồn, cốt

cách của các dân tộc đó Múa thể hiện tiết tấu, nhịp điệu đặc

trưng của nền âm nhạc dân tộc

Các động tác múa, nhảy thể hiện những tính chất, thể loại âm nhạc khác nhau

Sinh uiên hiểu được:

Múa là một hoạt động dùng động tác, tư thế để biểu hiện xúc cảm,

tư tưởng của con người

Động tác, tư thế múa bao giờ cũng có tính nhịp điệu âm nhạc, có đường nét, đáng đẹp, có hồn và mang phong cách riêng của từng dân tộc -_ Múa là tín hiệu thông tin thứ nhất để bộc lộ cảm xúc và giao lưu

với mọi người

Sinh viên nắm vững các động tác múa dân gian cơ bản của các dân tộc

Trang 8

1 Múa là một loại hình nghệ thuật

1.1 Định nghĩa và nguồn gốc

1.1.1 Định nghĩa và phân loại

Múa là một bộ môn nghệ thuật độc lập, dùng động tác, tư thế của

thân thể con người, có tiết tấu, tạo hình để biểu hiện tư tưởng và tình cảm

Trước hết, múa là môn nghệ thuật Nó là một phương tiện

sắc bén để con người nhận thức thế giới và cải tạo thế giới đó theo lí tưởng xã hội Đặc biệt, múa là một hình thái ý thức của xã hội thông qua

con đường thẩm mĩ (bằng cái đẹp) Múa không phải lời nói, không phải

màu sắc và càng không phải là âm thanh Múa không giống các bộ môn

nghệ thuật khác ở chỗ, nó dùng động tác và tư thế của thân thể con

người Động tác, tư thế trong múa không giống động tác, tư thế trong các

bộ môn nghệ thuật khác, vì động tác, tư thế múa đòi hỏi phải kết hợp

chặt chẽ với âm nhạc, hội hoạ, văn học Động tác của múa không phải

để phụ trợ cho lời như trong chèo, kịch, cải lương, hay giống các động tác

sinh hoạt như trong điện ảnh Đồng thời, nó cũng không phải thể dục thể thao, vì động tác thể dục chủ yếu nhằm rèn luyện sức khoẻ và nếu đẹp thì càng tốt Mục đích biểu hiện của động tác múa phức tạp, phong phú hơn nhiều, nó gắn liền với đời sống và sự bộc lộ tình cảm của con người

cách khác, động tác và tư thế của múa nhằm biểu hiện tư tưởng, tình

cảm của một chủ đề đã định Múa không chỉ có khoẻ và đẹp Mục đích biểu hiện của ngôn ngữ múa quyết định sự tổn tại và phát triển của

chính bộ môn nghệ thuật này

Đỗ kicn uoa spAc-ra-cuvr Thuỷ Quỳnh - Đạt Minh

'Đoản Ballet tháng 10

Trang 9

* Sự phân loại múa:

Cuộc sống muôn hình muôn vẻ nên nghệ thuật múa phản ánh

không thể chỉ đơn điệu bằng một loại hình Nghệ thuật múa trong xã hội

tổn tại đưới nhiều dạng khác nhau Căn cứ vào dung lượng tư tưởng tình

cảm và hình thức biểu hiện tương ứng với nó để phân loại, người ta chia

múa làm hai loại chính: múa sinh hoạt và múa sân khấu

Múa sinh hoạt:

Loại này có đông người tham gia, tự diễn và tự thưởng thức theo

quy ước nhất định, trở thành một mặt hoạt động của tầng lớp nào đó

Như vậy, chúng ta có các loại múa sau đây thuộc múa sinh hoạt:

+ Múa nguyên thuỷ;

+ Múa giao tế gặp gỡ - vui chơi;

+ Múa gánh diễn của dân tộc H'mông;

+ Múa trong sinh hoạt lễ nghỉ;

+ Múa trong cung đình;

+ Múa nhà trẻ - mẫu giáo v.v

Múa sinh hoạt là cơ sở của múa sân khấu vì nó lưu hành trong dân

gian từ rất lâu đời Bất cứ nghệ thuật nào cũng đều có tính chất kế thừa

truyền thống Do đó múa sân khấu bao giờ cũng bắt nguồn từ múa sinh hoạt Nó cung cấp các ngôn ngữ, đặc điểm, nội dung hình thức và diễn viên cho múa chuyên nghiệp Ví dụ: động tác Xoè Thái rút từ hình thức “múa xoè” của dân tộc Thái (Tây Bắc)

Múa sân khấu:

Đây là loại múa có

số ít người múa cho số đông người xem Nó

mang tính chất tổng hợp và nâng cao Múa sân khấu thể hiện nội dung

phong phú và sâu sắc hơn múa sinh hoạt

Trong múa sân khấu có nhiều thể loại:

+ Múa biểu diễn: Hay còn gọi là múa dư hứng, có nội dung khái

quát như thơ ca, không có cốt truyện, chỉ biểu hiện những tình cảm

Trang 10

Ví dụ: Múa nón, Múa sạp, Múa ô, Người con gái Pakô, Người Dao đi hội

Mua NON THAI

Đoàn ca múa dân gian Việt Bắc

Anh: TL

+ Múa tình tiết (hành động): Phải là một câu chuyện hoàn chỉnh

như truyện ngắn trong văn học, có tình tiết, mâu thuẫn, có nhân vật

Trang 11

+ Thơ múa: Về kết cấu giống như múa tình tiết, mâu thuẫn nhẹ nhàng, không quá căng thẳng; chủ yếu là chất trữ tình, chất thơ rõ nét

Vi du: Bai ca hi uọng, Tiễn anh lên đường, Cánh chim Chorao, Ki niệm Trường Son

+ Tổ khúc (Suite): Gồm những tiết mục nhỏ (đăm bẩy phút - tiểu

phẩm) gộp lại thành húc theo một chủ đề, nhưng trong đó có thể có

phần chưa hoàn chỉnh để thành một tiết mục độc lập Nó giống như một

tác phẩm múa dài có nhiều đoạn

Ví dụ: Tổ khúc múa “Rừng núi nở hoa” gồm những điệu múa biểu

diễn của các dân tộc miền núi Trong đó có thể có đoạn mở đầu, kết và

các đoạn nối chưa hoàn chỉnh để tách ra thành một tiết mục độc lập:

Tổ khúc múa HÀ NỘI BẢN ANH HUNG CA

Trường Cao đẳng Múa Việt Nam

Biên đạo: NSUT Như Bình

Trang 12

+ Cảnh múa (Tap-lo): Kết cấu chặt chẽ hơn tổ khúc, nhất thiết phải

có mở đầu, kết thúc giữa các bộ phận liên quan hữu cơ với nhau Nó dựng lên một cảnh sống (hay nét sinh hoạt), có nhân vật, không có kịch Nó

tựa như một bức tranh tuyên truyền (Apphích) lớn

Vi dụ: Cảnh múa “Hội mùa”

Trường CÐ Văn hoá Nghệ thuật tuân đội inh: Phạm Mạnh Kiên

+ Kịch múa: Là thể loại lớn nhất, gồm tất cả năm thể loại trên cộng lại, cùng với kịch câm (Pantomime) nó là đỉnh cao của nghệ thuật múa

Ví dụ: Tếm Cám, Hồ thiên nga, Rômôô va Juyliet v.v

12 | Mua CON RONG CHAU TIEN Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam

Trang 13

'Tóm lại, nghệ thuật múa chia làm hai loại chính là:

Múa sinh hoạt: Bao giờ, ð đâu hay trong hoàn cảnh nào múa sinh hoạt cũng đều phục vụ những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày trong nhân dân, nặng về vui chơi giải trí Múa sinh hoạt là nguồn bồi đắp cho múa sân khấu

Múa sân khéu (hay múa chuyên nghit oại này được chia thành nhiều thể loại nhỏ, mỗi thể loại có một vị trí riêng Giá trị nghệ thuật không căn cứ ở tác phẩm dài hay ngắn, lớn hay bé mà căn cứ ở hiệu quả

cuối cùng khi tác động tới sự thưởng thức của người xem

(ich múa NGỌN LỬA a Tho mua BAI CA NGUOI CONG SAN

Đoàn ca múa Quân đội Trường CÐ VHNT Quân đội

Trang 14

1.1.2 Đôi nét về nguồn gốc của múa

1.1.2.1 Sơ lược về nguồn gốc

* Múa bắt nguồn từ bản năng có tính chất sinh vat học

Một số nhà mĩ học cho rằng, con người ta múa theo bản năng du hí,

mỗi khi trong lòng vui sướng thì nhảy nhót, khoa chân múa tay Họ cho ring bản chất nguồn gốc phát sinh nghệ thuật múa là từ những hiện tượng sinh vật học thuần tuý, thậm chí là hiện tượng “dng con” cia

động vật, sự hấp dẫn bởi khác giống như gà trống, công đực khoe sắc

giương mào, vẫy cánh quanh gà mái, công cái v.v

6 con người cũng có những biểu hiện bộc lộ nét tâm lí trước đối

tượng khác giới, song những biểu hiện đó cũng không thể là nguồn gốc

của múa Giải thích như vậy tức là phủ định con người, cơi con người cũng như loài vật, không có tư tưởng, lí trí Đó là một quan điểm không đúng đắn

* Múa bắt nguôn từ tình yêu

Có người cho rằng tình yêu là nguồn gốc của nghệ thuật múa Khi

yêu nhau người ta có cảm giác ít nói hơn nhưng vẫn hiểu nhau thông qua

cử chỉ, điệu bộ Trong quá trình yêu, con người có sự giao lưu bằng hành vi, cử chỉ Thực tế, có nhiều điệu múa nói về quan hệ nam nữ thanh niên, về tình yêu đôi lứa Song, rõ ràng không phải tất cả hoạt động của nghệ thuật múa chỉ có vậy mà ngược lại, múa còn để cập tới nhiều vấn đề khác của cuộc sống

* Múa bắt nguồn từ tôn giáo

Trong nghỉ thức tế lễ hoặc cúng bái từ xưa tới nay, ở nhiều nước thường dùng múa hát Ổ nước ta có múa trong các nghỉ thức tôn giáo như lên đồng, chạy đàn, múa Dặm (Hà Nam), múa Rô (Hà Tây) và Xuân Phả (Thanh Hoá) Song không vì thế mà cho rằng nghệ thuật múa phát sinh từ đó Ở đây người ta múa chỉ để biểu lộ lòng thành kính đối với thần thánh, để cầu xin phù hộ cho công việc của họ có kết quả Trên thực tế, múa còn xuất hiện trước cả việc sùng bái vật tổ (Tô - Tem) và chủ nghĩa thần linh Và ngay từ lác đó, múa đã phẩn ánh nhiều mặt của cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người

Trang 15

* Lao động là nguôn gốc của nghệ thuật múa

+ Múa ra đời rất sớm, ngay trong xã hội nguyên thuỷ, từ khi con người

chưa có tiếng nói hay tiếng nói chưa phát triển Múa đã được sinh ra trong

quá trình lao động, nó gắn chặt với đời sống lao động sản xuất

Sau một ngày lao động mệt nhọc và đạt được thành quả tốt đẹp,

người nguyên thuỷ thấy cần phải vận động thân thể cho thoải mái, đồng

thời truyền đạt tình cảm của mình cho người khác nên họ đã nhảy múa

Lúc đầu rất thô sơ, đơn giản: dậm chân theo nhịp gõ, nhịp vỗ tay hay

tiếng hú có nhịp điệu (một số bộ tộc ở châu Phi đến nay vẫn còn hình thức múa sơ khai này) Trải qua quá trình lao động, họ rút được kinh nghiệm,

muốn truyền đạt lại cho nhau nhưng lúc đó ngôn ngữ chưa đủ để diễn

đạt, họ phải dùng động tác chân tay mô tả lại như làm mẫu Dan dan, những động tác đó có nhịp điệu, có hình tượng mẫu mực và trở thành

múa thực sự

Ngày hay, nhiều dân tộc trên thế giới (chẳng hạn ở Việt Nam có dân tộc Lô Lô) còn những điệu múa mô tả lại quá trình lao động từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch Đó cũng là một cách truyền thụ kinh nghiệm cho nhau xưa kia Trong khi tập họp đi săn bắt hay chiến đấu với bộ lạc khác, người ta cũng nhảy múa Nhảy múa lúc đó có tính chất cổ vũ hay thao diễn cho tất cả mọi người Sau khi săn được thú chiến thắng trở về, người ta lại nhầy múa để biểu lộ niềm phấn khỏi hay mô tả lại cho nhau

những sự việc xảy ra vừa qua để rút kinh nghiệm

Quá trình hình thành và phát triển của loài người cho thấy lao động sáng tạo ra con người, mà nghệ thuật múa lại do con người sáng tạo ra

Như vậy, thông qua lao động sản xuất, con người tạo ra những sản phẩm về vật chất và tỉnh thần Múa là sản phẩm tỉnh thần của con người

Vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận: “Thực tiễn lao động của con

người là nguồn gốc của nghệ thuật nói chung và cũng chính là nguồn gốc

của múa nói riêng”

1.1.2.2 Những yếu tố tác động đến sự hình thành đặc điểm múa của mỗi dân tộc

Các dân tộc khác nhau có nền nghệ thuật khác nhau, vì trong, quá trình hình thành, mỗi dân tộc chịu sự chỉ phối của những điều kiện xã

hội và tự nhiên khác nhau

Trang 16

* Diéu kien xa ho

- Cơ sở sản xuất của xã hội có tác động rất lớn đến đặc điểm nghệ

thuật múa Nghệ thuật múa tái tạo cuộc sống lao động Do vậy, nền sản

xuất phát triển hay lạc hậu đều được phản ánh vào trong múa

- Khi cơ sở sẵn xuất chủ yếu là nông nghiệp thì các động tác múa

là các động tác lao động nông nghiệp Khi công nghiệp phát triển, bắt đầu xuất hiện những động tác luyện gang thép, khai thác than, xây dựng ộ chính trị xã hội khác nhau tạo ra nghệ thuật múa khác nhau a Mua HÁI QUÁ - Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam Ảnh: Phạm Mạnh Kiên

- Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng như: Dân tộc Thái, Tày

có phong tục chơi ném còn mùa xuân nên có múa xoè; hoặc lễ nghỉ tôn

giáo riêng như múa lên đồng của người Kinh Không phải dân tộc nào

cũng có múa trống và quy định người sử dụng trống Đa số các dân tộc có múa trống đều do nam sử dụng Dân tộc Kinh cũng vậy, song gần đây

tập quán đã thay đổi nên nữ cũng dùng trống làm đạo cụ múa - Các dân tộc có lí tưởng thẩm mĩ và tâm lí riêng của mình

Những cô gái Việt Nam tính tình kín đáo, dịu dàng e lệ nên múa cũng uyển chuyển, thướt tha, duyên dáng tế nhị Quan niệm về cái đẹp cũng khác nhau nên ta thấy múa của dân tộc Kinh đẹp một cách mềm mại, chau chuốt, khác múa của các dân tộc ở Tây Nguyên,

Trang 17

đẹp là phải nhiin nhay, nay, bat va có những cái rung vai, rung người

rất tế nhị

'Tuy nhiên, giữa các dân tộc có sự giao lưu về các mặt, nhất là về văn hoá nên cũng chịu ảnh hưởng lẫn nhau Những nét tỉnh hoa của dân tộc này qua nhiều luồng giao lưu đến với dân tộc kia và ngược lại Hiện nay, ở Việt Nam có Ba-lê vì có nhiều người đi học môn này ở nước ngoài về, do các đoàn nghệ thuật các nước sang biểu diễn Nó đang dân được Việt Nam hoá

* Điều kiện tự nhiên:

- Đất đai và địa lí cư trú: Các dân tộc ở trên những vùng đất va dia hình khác nhau của trái đất nên những yếu tố này có tác động rõ rệt vào

đặc điểm múa của các dân tộc

Vi du: Dân tộc H'Mông sống trên vùng cao núi đá tai mèo, mặt bằng chật hẹp nên động tác múa đơn lẻ, kĩ thuật cá nhân cao; khoảng không gian múa không cần rộng, kĩ xảo không phải là những động tác dài rộng (có nghệ nhân biểu diễn tài năng trên gốc cây đã chặt hoặc ba cái cọc đóng chum lai )

- Yếu tố khí hậu cũng góp phần giải thích tại sao múa của châu Âu

mạnh mẽ, múa của châu Á mềm mại, nhẹ nhàng Đó là vì các dân tộc

châu Âu ở vùng khí hậu lạnh, còn đa số các dân tộc ở châu Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới

- Tuy nhiên, có hiện tượng múa không phải do yếu tố khí hậu tác động Các dân tộc châu Phi cũng ở vùng nhiệt đối nhưng múa rất sôi nổi, mạnh mẽ, khác hẳn múa của Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc Đó là do chủng tộc khác nhau (thuộc điều kiện xã hội)

Đặc điểm múa của một dân tộc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song

chủ yếu do những yếu tố thuộc điều kiện xã hội quyết định Chẳng hạn, trong một dân tộc, các điều kiện tự nhiên hầu như thống nhất, không

thay đổi, nhưng khi chế độ xã hội hoặc cơ sở sản xuất trong những thời kì khác nhau thay đổi đã tạo ra những đặc điểm múa trong từng giai

đoạn khác nhau Sự phát triển của nghệ thuật múa ở miền Nam nước ta trước và sau giải phóng đã chứng mình điều đó

Căn cứ vào cơ sở trên, người ta chia quá trình phát triển của nghệ

Trang 18

1.1.3 Sơ lược về quá trình phát triển

* Thời kì xã hội chưa có giai cấ1

Đó là loại múa nguyên thuỷ Đặc điểm múa trong giai đoạn này

có tính chất sơ khai, ý nghĩa thực dụng của nó khá rõ nét Thời kì này chủ yếu là múa sinh hoạt, rất gắn bó với sinh hoạt và lao động của

con người

* Thời hì xã hội có giai cấp:

Bao gồm chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản Múa trong

giai đoạn này chia làm hai đồng:

- Một đồng của giai cấp thống trị phục vụ cho mục đích bóc lột và ăn chơi phè phỡn của chúng Chúng dùng múa ru ngủ con người, đánh lạc hướng đấu tranh khiến con người sa ngã vào cuộc sống truy lạc, đi

đến thoái hoá Thời kì này bắt đầu hình thành loại múa sân khấu

- Dòng múa của giai cấp bị trị: Mặc đù không được phát triển công khai nhưng vẫn âm Ï tổn tại Đó là những điệu múa dân gian, các hình thức múa sinh hoạt Thông qua đó nói lên tâm tư tình cảm, nguyện vọng và ước mơ của quần chúng

* Thời kì xã hội chủ nghĩa:

Múa trổ về với quần chúng nhân dân Múa trở lại với chức năng chân chính của mình là phản ánh cuộc sống và góp phần cải tạo xã hội

Nghệ thuật múa được phát triển không ngừng cả về nội dung lẫn hình thức, tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật

Trang 19

Lao dong [ Con người Của cải vật chất — | và tỉnh thần của xã hội Nghệ thuật múa 'ĐỊA LÍ VÀ ĐẤT ĐAI CƯ TRÚ 'Cơ sở kinh tế KHÍ | Phong tục Lí tưởng

| | t Đặc điểm nghệ thuật Méa | thẩm mĩ, | CHUNG

| HẬU tap quan của một dân lộc dân tộc tami | TỘC

©ơ sở chính trị,

chế độ xã hội

'GIAO LƯU VĂN HOÁ GIỮA CÁC DÂN TỘC

1.2 Đặc trưng của nghệ thuật múa

Mỗi bộ môn nghệ thuật có những đặc điểm riêng làm cho nó không giống với các bộ môn nghệ thuật khác

1.2.1 Những đặc điểm chung của nghệ thuật múa * Múa là môn nghệ thuật động

'Trong nghệ thuật, có loại hình tác phẩm ở dạng tĩnh như văn học,

mĩ thuật có loại hình ở dạng động như sân khấu, âm nhạc, điện ảnh Múa là môn nghệ thuật động

Trang 20

* Múa là nghệ thuật không gian uà thời gian

Tác phẩm múa phải tiến hành trong một khoảng không gian nhất định Dù thuộc loại nào nghệ thuật múa cũng cần một mảnh đất tương

ứng Déng thời nó cũng đồi hỏi phải có thời gian cố định cho từng tác

phẩm, ít nhất từ 2 - 3 phút đến 2 - 3 giờ, thậm chí nhiều khi cả buổi, cả

một ngày Với khoảng thời gian đó chúng ta mới được chứng kiến toàn bộ tác phẩm múa

* Chất liệu là bản thân người nghệ sĩ

Các loại hình nghệ thuật dùng các chất liệu khác nhau trong thiên nhiên để xây dựng tác phẩm Nghệ thuật tạo hình dùng vải, giấy, đồng, thạch cao để xây dựng tác phẩm Múa dùng chính bản thân người nghệ

sĩ để xây dựng tác phẩm

* Quá trình thưởng thức đông thời là quá trình hoàn thành tác phẩm

Khi thưởng thức một tác phẩm hội hoạ thì bức tranh đó đã hoàn

chỉnh và ở trước mắt ta Chúng ta đọc sách, tác phẩm văn học đã trọn

vẹn nằm trong tay, chúng ta muốn xem đoạn nào trước cũng được

Ngược lại, nghệ thuật múa không như vậy Ngồi trước sân khấu, tác phẩm mới bắt đầu được tiến hành, tiến hành đến đâu chúng ta xem

tới đó Chúng ta muốn thấy trước kết thúc như thế nào cũng không được

Chúng ta phải chờ cho điệu múa tuần tự phát triển Nhờ vào sự sắp xếp và biến chuyển các động tác, hình khối, nhờ vào sức mạnh và nhịp điệu

của động tác, nhờ vào sự điễn xuất trực tiếp của diễn viên, múa đi thẳng vào trực giác người xem, gây một tác động sống mạnh mẽ

* Tính khái quát uà trều tượng

Nghệ thuật múa xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh bằng cách sử dụng cơ thể con người làm phương tiện biểu hiệ:

Không thể đưa vào đó các chỉ tiết cụ thể, cặn kẽ, tỉ mỉ như trong truyện

ngắn hoặc tiểu thuyết mà phải nâng lên thành khái quát giống như thơ, có thể khái quát đến mức trừu tượng

Nghệ thuật múa không mô tả các động tác lao động cụ thể như thế

nào mà chỉ mô tả người ta lao động trong trạng thái nào, tình cẩm ra sao

Nói cách khác, nghệ thuật múa không tái hiện nguyên xi toàn bộ mọi

Trang 21

hành động, cử chỉ của con người trong cuộc sống Múa càng gần với cụ

thể, chỉ tiết thô thiển sẽ càng xa rời bản chất nghệ thuật của mình

1.2.2 Đặc điểm đề tài múa

Đề tài múa là mảng cuộc sống, là vấn để mà người nghệ si quan

tâm tới và thông qua đó để bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình

Đặc điểm của để tài múa là vấn đề múa phản ánh phải múa được Nghĩa là sự việc, tình tiết, bình ảnh của cuộc sống phải biểu biện được bằng động tác, tư thế Tuy nhiên, không phải những gì thể hiện được bằng động tác tư thế cũng thuộc để tài múa, vì có những hành động

không nên để cho người khác nhìn thấy, nhất là không phải để trình diễn

trước mắt mọi người Do đó, những để tài có tính chất dung tục không

thể đưa vào múa được Đặc điểm thứ hai của đề tài múa là phải có chất

thơ, nghĩa là làm sao thông qua để tài đó người xem thấy cái đẹp, tâm hôn được nâng cao, thấy được cuộc sống có ý nghĩa hơn ĐT sua nàn cuốc Ảnh: Hồng Lân

1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ múa

Phương tiện biểu hiện của múa là những động tác, tư thế của con người chuyển động nhịp nhàng, liên tiếp cùng với sự thể hiện tình cảm

trên nét mặt, phối hợp chặt chẽ với âm nhạc, số môn nghệ

thuật khác Những động tác và tư thế này đều xuất phát từ những động

tác, điệu bộ đa dạng của con người, song nó không hoàn toàn gi ing những động tác sinh hoạt bình thường Ngôn ngữ của múa phải là những

ội hoạ và mộ

Trang 22

động tác, tư thế tiêu biểu, điển hình, giàu sức biểu hiện, chứa đựng tính

tạo hình, có nhịp điệu, đã được cách điệu hoá để biểu hiện một tư tưởng,

một tình cảm nhất định, đồng thời phải thoả mãn được yêu cầu về cái đẹp

của người xem (thoả mãn mĩ cảm)

Song, không phải từng động tác múa riêng lề đều phải nói được một ý, một câu gì đó Thấy diễn viên quay một cái sáu vồng, có người hỏi: “Quay thế là nói gì?” Không ai có thể trả lời được Phải là một chuỗi dài các động tác nổi tiếp nhau một cách hợp lí, hoà hợp, hỗ trợ cho nhau mới thể hiện được tình cảm rõ rột, và bất cứ loại tình cảm nào múa cũng thể hiện được Ngôn ngữ của múa cũng không thể nói được một điều thật cụ thể, tỉ mỉ Ví dụ: một câu nói giản đơn “Hôm qua mình còn nợ cô giáo một điểm ba” Đối với kịch nói thì rất đễ dàng nhưng múa thì không thể nào diễn đạt được Đó là một đặc điểm của ngôn ngữ múa Khi sáng tác múa cần chú ý và khi xem múa cũng không nên đồi hỏi thật tỉ mỉ mà phải lĩnh hội ý thơ của múa là chính

Trang 23

* Tính âm nhạc

“Âm nhạc là linh hồn của múa”

Múa không thể nào tách rời âm nhạc được, không có nhạc không

thành múa Ngay trong động tác múa đã chứa đựng tiết tấu âm nhạc

Hơn nữa, bao giờ múa cũng có âm nhạc đi kèm Nhạc đệm cho múa từ

hình thức thô sơ nhất là nhịp gõ vào các đồ vật, tiếng trống, tiếng chiêng

hay bài hát, nhịp hò cho đến hình thức phức tạp, cao nhất là một dàn nhạc đồ sộ hàng trăm người Bao giờ múa cũng phải tuân theo những quy

luật tiết tấu, giai điệu của hệ thống âm nhạc tương ứng Múa thể hiện

những hình tượng, những ý nghĩa đã thể hiện qua âm nhạc, cho nên tuy

múa là bộ môn nghệ thuật độc lập nhưng “đồng thời nó lại không tách rời với âm nhạc, nó mở rộng nội dung của âm nhạc qua những hình tượng

thấy được bằng mắt” (Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô - bản dịch của Ban

Nghiên cứu - Vụ Nghệ thuật) Âm nhạc là một bộ phận cấu thành của nghệ thuật múa

* Tính tạo hình

Những động tác múa bao giờ cũng phải mang tính tạo hình cao, sức

biểu hiện mạnh như một bức tường sống di chuyển Nguyên tắc bố trí

từng cảnh của sân khấu múa cũng giống như nguyên tắc bố cục một bức

tranh: có sự nhịp nhàng của đường nét, sự cân đối của hình khối và sự hài hoà về màu sắc

Nghệ thuật trang trí không những xác

định không gian, thời gian của nội dung múa mà còn kết hợp chặt chẽ với việc xây dựng hình tượng, động tác múa, làm tăng thêm sức Phục

trang và hoá trang trong múa là vấn đề rất

quan trọng để xác định tính cách nhân vật,

thể hiện phần nào đặc điểm dân tộc, đặc điểm địa phương trong múa

truyền cảm của múa lên rất nhi

BE aia cau

Trường Cao đẳng Múa Việt Nam

Trang 24

* Tinh xúc cảm uăn học

Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của văn học và múa hoàn toàn

giống nhau, chỉ khác nhau ở phương tiện biểu hiện Một điệu múa dù đơn

giản đến đâu cũng chứa đựng một nội dung văn học Nếu không có nội dung văn học thì múa không còn là nghệ thuật nữa, nó chỉ còn là những cử động rỗng tuếch, đơn thuần máy móc như cái xác không hồn Nghệ

thuật múa càng phát triển cao càng gắn chặt với văn học

_ tine cécH

Trường Cao đẳng Múa Việt Nam

Cách xây dựng bố cục một tác phẩm múa cũng giống như cách bố cục nội dung một tác phẩm văn học Khi kịch bản múa còn nằm trên

giấy, dùng ngôn ngữ (văn tự) để diễn tả thì đó chính là một tác phẩm văn

học Trên thế giới, nhiều tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành tác

phẩm múa như Rơ-mê-ơ .Juy-li-et, Ơ-ten-lơ, của Sếchxpia, Ta-rat-bun-

ba của Gôgôn, Đôn-ki-hô-tê của Xécvăngtéc, Hòn đất của Anh Đức v.v Những vở kịch múa này đều trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật múa

* Tính cách điệu

Nghệ thuật múa phần ánh mọi mặt của đời sống xã hội Song, các hoạt động, hành vi, cử chỉ và thái độ được tái hiện trong các điệu múa không giống nguyên xi trong cuộc sống thực Các động tác này đã được cách điệu Hai tiêu chuẩn để xác định tính cách điệu là:

Trang 25

- Động tác được thiết kế theo luật động nhất định, có chư ki của tiết

tấu âm nhạc

- Động tác, tư thế phải đẹp hơn động tác, tư thế thực trong đời

thường Đặc điểm này khiến các động tác múa không giống các hành động trong kịch, điện ảnh TẤT sua oược uA Đoàn Ca múa Sơn La Ảnh: Phan Hữu Đỗ * Tính dân tộc

Bất kể bộ môn nghệ thuật nào cũng phải đậm đà bản sắc dân tộc

Các động tác, tư thế múa có tính dân tộc trước hết là do phong cách âm

hưởng của âm nhạc Âm nhạc thuộc vùng miển nào, dân tộc nào, dân

gian hay hiện đại thì các động tác, tư thế múa cũng phải thuộc vùng

miền đó, dân tộc đó, theo chất dân gian hoặc hiện đại

Ngoài ra, cách biểu hiện cảm xúc thể hiện các mối quan hệ xã hội

được đưa vào múa phải theo lí tưởng thẩm mĩ, phong tục tập quán của

dân tộc mà múa phần ánh

Bằng tất cả thủ pháp biểu hiện đặc biệt của mình, múa dựng lên được những hình ảnh đẹp đẽ, chứa đựng tình cảm đổi dào nhất,

những hình tượng điêu khắc rõ nét nhất, khắc hoạ vào nhận thức

người xem một cách sâu sắc Tuy mang đặc điểm dân tộc rõ rệt nhưng,

múa biểu hiện bằng động tác, tư thế tay chân và nét mặt kết hợp với

âm nhạc, hội hoạ nên các dân tộc dù khác nhau về tiếng nói song đều

hiểu và cảm nhận được nghệ thuật múa của nhau

Trang 26

1.3 Vai trò của múa

1.3.1 Nghệ thuật múa phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội

ưu, NHỊP ĐIỆU MỚI

Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ

Ảnh: Hồng Lân

Các điệu múa dân tộc đã nói lên tâm tư, tình cảm và cả các phong

tục, tập quán cùng các nét sinh hoạt của các dân tộc

Nghệ thuật múa hiện đại phản ánh tất cả những vấn đề lớn của

thời đại mà trung tâm là cuộc đấu tranh giai cấp

a Mua NÚI ĐÔI

Trường CÐ VHNT Quân đội

Trang 27

Mặt khác, nghệ thuật múa còn tái tgo thién nhién nhu: hoa, chim, mây, gió, nước v.v

a Kịch múa KIỀU NGUYỆT NGA

Nhà hát ca mua nhac Kịch Thành phố Hổ Chí Minh

'Tác phẩm múa dù ở thể loại nào đều phản ánh tâm tư, tình cảm

của con người Múa diễn tả những câu chuyện, những quãng đời, sự việc,

những cảnh của thực tế từ chỉ tiết đến khái quát (cảnh giã gạo, mô tả hoa

sen, đến Bài ca hi vọng, Xô Viết - Nghệ Tĩnh v.v )

1.3.2 Nghệ thuật múa góp phần cải tạo xã hội, giáo dục con người

“Tất cả những vấn đề nghệ thuật múa phản ánh thông qua đặc

trưng của mình đã làm cho cuộc sống thêm phong phú, tươi vui, hạnh phúc hơn và có ý nghĩa hơn

Ví dụ: Điệu múa nón của dân tộc Thái - Tây Bắc Những thiếu nữ ‘Thai uyén chuyển dịu dàng, tha thướt, nhanh nhẹn và nhẹ nhàng với chiếc nón xinh xắn, đáng múa như những cánh hoa ban trong gió mùa

xuân tươi đẹp của đất nước

Xem điệu múa ta thấy yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu đời hơn Chúng ta muốn ca ngợi cuộc sống, bảo vệ cuộc sống Hơn nữa, điệu múa đã làm cho chúng ta hiểu dân tộc Thái hơn, thấy rõ cách

sinh hoạt, tình cảm và nét văn hoá đẹp đẽ của dân tộc Thái Ta thấy mến

yêu dân tộc Thái, ấn tượng ma thiêng nước độc xưa kia không còn nữa

Múa làm cho các dân tộc gần gũi nhau và hiểu biết nhau hơn Múa như

Trang 28

_ Đoàn Ca múa Quân đội 7H

* Tác dụng của múa sinh hoạt:

- Sau gid lao động, thân thể mệt mỏi, trí não căng thẳng, mọi người

tay nắm tay bước theo tiếng nhạc vui về rộn ràng thì tự nhiên thấy người

thoải mái, đồng thời tỉnh thần cũng thanh thần, nhẹ nhàng

Trong lúc nhảy múa như vậy, mọi người được giao lưu tình cảm,

chan hoà, đoàn kết thân mật

- Với không khí vui chung, chân cùng bước theo nhịp nhạc vui vẻ, dù người khác dân tộc không hiểu tiếng nói của nhau, dù còn xa lạ bỡ ngỡ mọi người dễ dàng thơng cảm và hồ đồng với nhau Điệu múa đã thay cho lồi nói tâm tình

a Điệu nhảy NHỊP SỐNG TRẺ THU ĐÔ

Trường THPT Chu Văn An Ảnh: Phương Anh

Trang 29

- Một điệu múa tập thể dù tự do nhất cũng có những quy định nhất định, những ai tham gia múa đều phải tuân theo, từ đó tạo ra ý

thức tập thể Ví dụ:

màn múa lớn của cả lực lượng quần chúng đông đảo tham

gia biểu lộ tình cảm thống nhất như ca ngợi Đảng, Bác Hồ và Tổ quốc

* Tác dụng của múa sân khấu:

'Trong sinh hoạt tỉnh thần của con người, càng có nhiều hình thức

phong phú bao nhiêu thì tác dụng tổng hợp của nghệ thuật càng mạnh

mẽ bấy nhiều Vì vậy, thể loại múa sân khấu là món ăn tỉnh thần không

thể thiếu được đối với con người Bằng đặc trưng riêng của mình, nghệ

thuật múa đem lại cho con người những hiểu biết và cảm xúc mà không

nghệ thuật nào có thể có được

Sức mạnh của hành động: Động tác tác động vào thị giác bao giồ

cũng đạt hiệu quả cao Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta chưa

thể thưởng thức trọn vẹn một chương trình biểu diễn toàn nhạc khơng

lời hoặc tồn hát Lúc đó thường đòi hỏi có múa

Giáo dục tư tưởng: Những điệu múa dân gian thể hiện sự bình

đẳng giữa các dân tộc, đem lại lòng tự hào dân tộc Chương trình biểu

Trang 30

C6 tac phẩm nhấn mạnh khía cạnh tư tưởng, có tác phẩm nhằm

giáo dục về đạo đức

Múa thường giáo dục cho con người tình cảm lành mạnh, hướng về

điều thiện như “Tấm Cám”, “Cô gái lọ lem”, “Chiếc hài cườm pha lê”, và nhất là giáo dục tình yêu chung thuỷ, chiến đấu để bảo vệ tình yêu Tuy nhiên, không phải lúc nào xem múa chúng ta cũng hiểu ngay được

Để thực sự lĩnh hội đầy đủ giá trị của tác phẩm múa, cần phải có sự hiểu

biết về âm nhạc và múa Xem múa phải sử dụng cả hai giác quan mắt và tai để lĩnh hội ý khái quát của tác phẩm Đối với những điệu múa có nội

dung phức tạp thì càng cần phải xem nhiều và được nghe giới thiệu mới hiểu hết được

Múa là môn nghệ thuật không thể thiếu được trong đồi sống tỉnh

thần của nhân dân ta từ lâu đời Đời sống của con người ngày càng được

nâng cao, nghệ thuật múa càng có một vị trí xứng đáng đối với hoạt động

tỉnh thần đa dạng, phong phú của con người Nghệ thuật múa của dân tộc ta đang phát triển không ngừng, từng bước tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật múa thế giới và ngày càng xâm nhập rộng rãi vào đời sống của

quần chúng nhân dân

2 Giới thiệu một số động tác múa dân gian đồng bằng

Nghệ thuật múa của dân tộc Việt có từ thời kì văn hoá đồng thau Người Việt múa trong các hội hè, lễ nghỉ tôn giáo tín ngưỡng, múa trong ca Kich dan tộc: chèo, tuổng Múa dân gian dân tộc Việt trải dai từ trung du va đồng bằng Bắc Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu ở vùng nông thôn Các điệu múa phần ánh nội dung lao động của cư dân vùng lúa nước và sự chống chọi của họ với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm

2.1 Các thế tay, chân cơ bản

* Sáu thế tay cơ bản

- Thế 1: Hai tay bắt chéo cổ tay trước ngực (thẳng ức), cách ngực

10cm Ban tay cong dung thẳng, ngón tay cái khép vào giữa bàn tay (lòng

bàn tay hướng sang hai bên) (hình 1)

- Thế 2: Hai tay giơ cao, bàn tay ngang vai, khuỷu co, cổ tay bể, bàn

tay ngửa lên, hai khuỷu tay tạo thành chữ V (ngang người) (hình 3)

Trang 31

- Thế 8: Hai tay tạo thành hình ô van trên đầu, bàn tay cong ngửa xế trán (hình 3)

- Thế 4: Một tay giơ lên, lòng bàn tay hướng ra trước (ngang đầu),

khuỷu tay hơi co, cánh tay tạo với người một góc 45°, một tay dưới tạo

thành đường chéo cùng tay trên, bàn tay cong, lòng bàn tay úp, ngón tay chếch hông 10em, khuỷu co, xế người góc 45° (hình 4)

- Thế 5: Một tay để ngang bằng vai bên cạnh, bàn tay cong, lòng bàn tay hướng ra bên ngoài, còn một tay giống thế 3 (hình 5)

- Thế 6a: Một tay như tư thế hai nâng lên cao, bàn tay ngang đầu,

một tay như tư thế hai đưa sang, bàn tay đỡ vai bên tay cao, khuỷu tay

ngang ngực, lòng bàn tay cảm giác đỡ tay trên, hai tay đỡ cùng hàng

với người

- Thế 6b: Hình dạng giống thế 6a, vị trí để chếch về đằng trước 459

(hình 6)

Trang 32

5 6 * Sdu thé chan co ban: - Thế 1 (chữ V): Hai gót chân sát nhau, mũi chân nọ cách mũi chân kia một bàn chân (hình 1)

- Thế 2a (song song): Hai bàn chân

song song cách nhau một bàn chân ñ n tn

- Thé 2b: Hai ban chén song song \) [{) 2A Ô sắt nhau gb - Thế 3: Một chân làm trụ, một q 2 chân đặt trước, gót chân sát mũi chân [ trụ, hai bàn chân thẳng (hình 3) - Thế 4: Một chân làm trụ, một ~ A chân đặt trước cách chân trụ một 4/ bàn chân và xế chếch ra ngoài 459 (hình 4) ff - Thé 5: (Kf) mét chan trụ, chân Ly NG

sau đặt nửa bàn chân (kiếng gót) sát Ns

lòng bàn chân trụ hoặc sát gót bàn chân cơ

trước (trụ) (hình 5) (\ A

- Thế 6: Một chân làm trụ, chân €

kia vắt chéo sang, gót chân ngang mũi

chân trụ, cách nhau một bàn chân (hình 6)

Trang 33

2.2 Guộn cổ tay, ngón tay * Hái đào một tay:

‘Tinh chat: mềm, nhẹ nhàng Phân tích động tác:

Chuẩn bị: Chân đứng thế 5 (kí ở cạnh chân trụ), tay bên chân trụ chống ngang thắt lưng,

người nghiêng và hơi cúi về bên chân kí, tay làm động tác

- Nhịp 1: Tay làm động tác để dọc theo người, bàn tay ngửa về phía

trước, tay từ từ đưa lên cao ngang thắt lưng và xế góc 459, giữ nguyên

khuju tay

- Nhịp 2: Cé tay guộn một vòng, sau đó dựng bàn tay

- Nhịp 8: Cánh tay úp và vuốt xuống sát bên đùi - Nhịp 4: Lật bàn tay ngửa

Khi tay vuốt lên, chân trụ đứng thẳng, tay vuốt xuống, chân nhún mềm

Đầu hơi cúi xuống và ngẩng lên theo tay

ius

Trang 34

* Hái đào hai tay:

Tính chất: nhẹ nhàng, mềm Phân tích động tác:

Phần tay: Hai tay để thé 6b, guộn cổ tay và ngón

tay rỗi vuốt xuống, bàn tay dựng, sau lại đưa lên vị trí

cũ hoặc vuốt sang và đổi bên

Phân chân: Đứng thế 5, chân kí ngược bên tay làm động tác

Người trên: Lưng thẳng, người nghiêng bên chân kí, đầu mặt

ngẩng theo tay

Động tác làm kết hợp với nhún tại chỗ hoặc bước đi, cách kết hợp như hái đào một tay

Hái đào 1 + 2 tay - guộn tay:

Trang 35

TẾ quy phương Sinh viên trường CÐ VHNT Quân đội

2.3 Múa trống, mố

* Mõ mời: Tính chất vui nhộn

Một chân làm trụ, đầu gối chùng, chân kia đặt gót chân xế trước 459, Chân nào đưa ra thì hai tay đưa về phía đó, bàn tay úp rồi cùng với lúc đưa chan

ra hai bàn tay gấp vào trong người rồi lật ngửa ra trước, tay ngoài thẳng, tay trong co, vị trí của tay nằm giữa vai và thất lưng, người nghiêng về bàn

chân đưa ra Chú ý tính chất giật

Trang 36

* Mõ xệt: Tính chất vui nhộn

Đạo cụ: mõ nhỏ hoặc trống bông

Động tác tiến hành trong hai ô nhịp 2/4 (4 phách) Một chân bước

xế trước và chùng đâu gối làm trụ, chân kia thẳng theo sau, người

nghiêng theo chân trụ, vai trên mở, đầu nghiêng, mặt nhìn hướng xế ngược lại Tay cầm mõ, tay cầm dùi ở vị trí ngang tầm vai trước hoặc nếu

đeo trống ở ngang thất lưng thì hai bàn tay đặt vào hai mặt trống, khuỷu

tay hơi khuỳnh, không ép vào người, chân trụ bước xế ba bước theo ba phách, đồng thời kéo xệt chân sau Mỗi bước gõ một tiếng, phách thứ 4 nghỉ dừng tại chỗ, sau đó chuyển chân sau bước xế lên làm chân trụ,

đáng người đổi ngược lại, chuyển vị trí tay mõ, tay dùi (nếu dùng trống

hai tay vẫn giữ nguyên trên hai mặt trống)

Tiếp theo bước ba bước theo ba phách và kéo xệt chân sau

Cứ như vậy lần lượt đổi hai bên tiến lên phía trước hoặc đi ngang hai bên

2.4 Vuốt - Guộn - Đuổi (dân tộc Kinh) e ‘Tinh chat: Duyén dang

Phân tích động tác:

Chân: bước theo hình quả trám

- Nhịp 1: Chân trái bước sang thế 6 - Nhịp 3: Chân phải bước sang thế 6

Trang 37

- Nhịp 3: Chân trái bước hơi lài về sau trên cơ sở thế 4, hai bàn chân song song

- Nhịp 4: Chân phải bước lòi xuống dưới Trước mỗi bước hai chân nhún nhẹ xuống

'Tay: Chân nào bước, tay kia vuốt xuống, tay dưới vuốt lên, rồi guộn

3

cổ tay

Đầu: nghiêng theo chân bước, mắt nhìn theo tay

'Vai hạ và nghiêng người theo chân bước, không cong lưng

Chú ý: tính chất vuốt, guộn, đuổi hai tay vuốt lên, xuống rồi guộn và đuổi nhau, hai tay chuyển liên tục, không đừng lại ở vị trí nào

2.5 Các bài tập ứng dụng

* Đi cấy - Dân ca Thanh Hoá

Nhị vừa phải Dân ca Thanh Hoá

Lên chùa bẻ một cảnh sen.lên chùa bổ một cành sen ăn cơm bằng đèn đi cấy sảng trăng.Babốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng Thấp đn la sẽ chơ hăng ngoài hếm chơi trăng ngoài a

thêm ý rằng cấu cho Cẩuchotong ấm, êm êm lại ngoàiêm

Đài hát có hai câu:

- Câu 1: 10 nhịp 2/4 Làm động tác vuốt guộn đuổi hai lần (8

nhịp), nhịp 9, 10 đứng tại chỗ nhún nhẹ, hai tay tiếp tục vuốt guộn đuổi nhau

Trang 38

- Câu 9: 12 nhịp 3/4 Hái đào hai tay hai bên, mỗi lần động tác hai

nhịp Đến lần thứ năm giữ nguyên tay thế 6, bàn tay ngửa Hai bàn chân kiễng đi một vòng tròn tại chỗ bên tay cao Chú ý trong quá trình làm

các động tác, mắt nhìn theo tay, trừ động tác cuối cùng mắt hơi nhìn

xuống bên vai tay thấp

a Mua MỘT GÓC SAN BINH Ảnh: Hồng Lân

* Đêm pháo hoa

Bài hát gồm hai câu, mỗi câu 8 nhịp 2/4

Trang 39

Tiết 2: Làm động tác mõ xệt hai bên (thay cho mõ bằng vỗ tay)

- Câu 2 tiết 1 giống câu 1 tiết 1

“Tiết 2: V6 tay trên đầu theo phách cao, chân bước đều theo phách

một vòng tròn tại chỗ, nhịp cuối cùng một chân bước lên trước, đầu gối

thẳng, chân sau thẳng chống mũi chân Hai tay mở hình chữ V cao thẳng

phía trước, đầu ngẩng đón pháo hoa

3 Giới thiệu một số động tác múa dân gian miền núi phía Bắc

3.1 Xoè Thái, Vi Pan

* Xoè Thái

Tinh chất: uyển chuyển, nhịp nhàng

Tư thế chuẩn bị: Người trên thẳng, chân đứng thế 1, hai tay buông thẳng Phân chân: - Phách 1: Bước một chân lên trước, cách chân trụ một bàn chân - Phách 3: Chân dưới kéo lên kí ở cạnh chân trên, hai chân nhún xuống

- Phách 3: Chân kí bước về vị trí ban đầu

- Phách 4: Chân trên rút về kí bên cạnh, hai chân nhún xuống

Phân tay:

- Phách 1: Hai tay thẳng, cánh tay úp, bàn

tay cầm hai cành hoa (hoặc cầm hai tay người

bên cạnh), hai cánh tay song song Tay đưa lên

cao gần đầu tạo thành góc 45, cảng tay hơi gập

lại vuông góc với cánh tay trên, hai khuỷu tay

rộng hơn vai

- Phách 9: Chân nhún, khuỷu tay của hai tay hạ xuống, bàn tay gần chạm vai

- Phách 3: Chân bước lùi, cánh tay duỗi

Trang 40

- Phách 4: Tay trở về tư thế chuẩn bị ban đâu, khi chân nhún, tay hơi nhấn và kéo về sau người

Đâu: Theo tay khi lên và xuống, bước lên chân nào vai bên đó hơi cao

* Vi Pắn:

Vi Pắn 1: Chân thế õb, chân bên nào kí, hai tay để bên đó ngang thất lưng, hai bàn tay úp đặt lên nhau (bàn tay bên chân trụ ở trên), khuỷu tay hơi nâng

Xoè Thái:

Ngày đăng: 30/07/2022, 10:10

w