Phong cách lão đạo trong doanh nghiệp
Trang 1MỞ ĐẦU
Để tiến hành hoạt động quản lý,chủ thể quản lý phải thực hiện đồng bộ rất nhiều chức năng: lập kế hoạch,tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, đổi mới Trong đó chức năng lãnh đạo co một vị trí khá quan trọng.
Tuy nhiên có không ít cách hiểu về lãnh đạo.Có tác giả cho rằng: lãnh đạo là sự tác động, như một nghệ thuật, hay một quá trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức, lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, kiểm tra, ra lệnh và đi trước(theo H.Koontz và các tác giả: Những vấn đề cốt yếu của quản lý)
Cũng có tác giả quan niệm: lãnh đạo đó là sự dẫn dắt con người đi tới mục đích chung của hệ thống.(Kinh nghiệm quản lý kinh tế ở Thụy Điển và Bắc Âu)
Một tác giả khác lại kết luận: lãnh đạo là làm cho mọi người biết hi sinh cái riêng cho hạnh phúc chung(G.Pinchot trong cuốn “Nhà lãnh đạo tương lai”)
Từ những định nghĩa đó,chúng ta có thể hiểu: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương,đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống trong các điều kiện môi trường nhất định
Những nhân tố lãnh đạo tuyệt vời dường như bất biến về mặt thời gian và không ngừng được mở rộng về mặt không gian Ngay từ xa xưa, trong quãng thời gian chiến tranh và hỗn loạn, các nhà lãnh đạo lớn thường xuất hiện để vạch ra con đường dẫn đến hoà bình Trong quãng thời gian của sự hoà bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo lớn vẫn cần để duy trì hệ thống trật tự hay tìm ra các hướng đi phát triển mới Chúng ta đang sống trong thời đại mà hầu như mọi nhu cầu đều có thể được đáp ứng ngay tức thì Muốn đọc
Trang 2mắt Khi đói,bạn có thể gọi đồ ăn đến tận cửa Nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì sự tức thì này là không thể, Peter Drucker(được coi là cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại) đã có lần nói, “Khả năng lãnh đạo là vấn đề của thái độ và luyện tập, chứ không phải là món quà trời cho hay tài năng thiên bẩm;đó là một trách nhiệm”.
Vậy làm thế nào chúng ta phân biệt được những nhà lãnh đạo thực thụ từ vô khối những con người khác nhau? Và làm thế nào để chúng ta biết rằng mình có khả năng hay có “ đủ điểm” làm lãnh đạo? Bài tập trắc nghiệm sau sẽ giúp chúng ta kiểm nghiệm thêm về điều đó.
Trang 3I “ĐO” XEM BẠN ĐỦ BẢN LĨNH LÀM SẾP KHÔNG?
Mọi người đều mơ được làm sếp nhưng không phải ai cũng hội đủ tố chất để đóng vai một nhà lãnh đạo Những câu trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn kiểm chứng điều đó Hãy đánh dấu vào câu bạn cho là đúng.
1 Đủ bản lĩnh để không tuyển dụng một người bạn thân, bất kể người ấy cần việc đến mức nào.
2 Vẫn giữ nét nữ tính ngay cả khi phải cạnh tranh với cánh đàn ông.3 Luôn sẵn sàng cho các cuộc họp dù mới "quậy hết ga" vào tối qua.4 Vẫn thể hiện mình là người ôn hòa, mực thước dù đang stress nặng.5 Vẫn đứng thẳng trước vô số lời đồn thổi của những kẻ buôn chuyện.
6 Đủ cứng rắn để quyết định sa thải một nhân viên mà không bị những giọt nước mắt của người ấy làm lung lay.
7 Có ý chí và quyết đoán để hoàn tất công việc, ngay cả khi vừa bị cấp trên mắng như tát nước vào mặt.
8 Đủ năng lượng và sức chịu đựng để làm thêm giờ, thêm ngày,kể cả việc bỏ lỡ đám cưới bạn thân.
9 Thân thiện với mọi người, kể cả với nhân viên dọn dẹp.
10 Luôn cởi mở đón nhận những ý tưởng mới hoặc sự góp ý từ cấp dưới.11 Bạn có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới một góc độ khác.
12 Thông cảm với nhân viên ngay cả khi người ấy làm bạn mệt mỏi.
13 Tham gia vào tất cả các cuộc vui với đồng nghiệp nhưng vẫn đủ tỉnh táo để biết đâu là giới hạn.
Trang 414 Thích ứng với công việc mới một cách dễ dàng nếu công việc hiện tại làm bạn chán ngấy.
15 Sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình về một vấn đề nếu người khác có giải pháp tốt hơn.
16 Đủ tham vọng để làm việc, thậm chí như con ong và từ bỏ ý tưởng hưởng thụ vào thời điểm căng thẳng.
17 Có suy nghĩ tích cực khi sự việc đang đến hồi gay cấn nhất.
18 Luôn là chính mình dẫu biết việc giả vờ làm một người khác còn dễ hơn.19 Có thể khơi cảm hứng động viên người khác làm việc ngay cả khi bạn đang căng thẳng.
20 Quyết đoán khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì và phản ứng nhanh hơn sự tiến triển của nó.
21 Không lạc hướng dù bị hàng núi việc bao quanh.
22.Biết đâu là cơ hội để không tốn công sức vào những việc "trời ơi".
23 Đủ can đảm để đương đầu với thử thách, rủi ro và tin tưởng vào quyết định của mình.
Trang 5ĐÁP ÁN: Chấm 1 điểm cho mỗi câu bạn chọn.
●Ít hơn 7 điểm: Hiện tại, bạn làm "lính" nhưng đừng nản lòng Bạn có thể tiến xa hơn nếu tìm đúng công việc sở trường của mình.Hãy làm việc chăm chỉ, bạn sẽ đạt được vị trí xứng đáng.
●7-15 điểm: Bạn có tiềm năng lãnh đạo và tinh thần tập thể nhưng thiếu một chút tự tin và tham vọng Nếu được huấn luyện và nỗ lực nữa, một ngày nào đó, bạn sẽ trở thành nhà lãnh đạo tài ba.Hiện tại, hãy tự động viên mình vì đã có những phẩm chất tuyệt vời.
●16-23 điểm: Nếu hiện tại bạn chưa phải là một nhân vật tầm cỡ thì hãy tin rằng ngày ấy sắp đến rồi đấy Bạn là một nhà lãnh đạo tốt và mọi người hạnh phúc khi làm việc dưới quyền của bạn.
Tuyệt quá phải không nào?
Trang 6II BẠN CÓ ĐỦ ĐIỂM THÀNH LÃNH ĐẠO?
Là một nhà lãnh đạo thì cần có những điều kiện nào cho sự phát triển và hoàn thiện bản thân? Theo tổng kết của các nhà nghiên cứu, các điều kiện đó là: - Thái độ đối với công việc - Tác phong làm việc - Kiến thức - Phẩm chất và tài năng - Năng lực tổ chức kỹ thuật - Năng lực tổ chức hành chính - Thái độ đối với mọi người Dựa trên những điều kiện đó, các chuyên gia đã xây dựng bộ trắc nghiệm gồm 51 câu, mỗi câu có 3 cách trả lời là: “tốt”, “bình thường” và “kém” Với mỗi câu trả lời là “tốt”, bạn được 3 điểm; “bình thường” được 2 điểm; “kém” được 1 điểm Hãy đánh giá trung thực bản thân để xem bạn đã có đủ điều kiện để trở thành một nhà lãnh đạo.
1 Khả năng sáng tạo: Cố gắng tạo ra phương pháp làm việc mang đầy đủ tính sáng tạo.
2 Thái độ lạc quan: Không vì thất bại nhất thời mà đau khổ, đầy niềm tin với thành quả sau cùng
3 Nhiệt huyết với công việc: Có hứng thú lớn đối với công việc và nhiệm vụ 4 Trách nhiệm, lòng tin: Có thể thực hiện lời hứa đúng đắn, dám chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công việc mình đảm trách.
5 Chăm chỉ, cầu thị: Hiểu biết nghiệp vụ, làm việc rành mạch phân minh, nghiêm túc chăm chỉ
6 Có uy tín: Ảnh hưởng đến mọi người, được sự tín nhiệm của mọi người 7 Tính tổ chức: Giỏi về sử dụng tính tích cực và sự phục vụ vì đại cục của nhân viên cấp dưới
Trang 710 Tinh thần sáng tạo: Thường xuyên đưa ra những ý kiến xây dựng với các vấn đề trong sản xuất và vấn đề xã hội
11 Tính kiên định: Ngoan cường khắc phục những trở ngại trên con đường tiến lên
12 Tính dứt khoát: Không sợ những khó khăn và nguy hiểm, đã quyết tâm thì phải kiên trì đến cùng
13 Năng lực sản xuất: Hiệu quả công việc cao
14 Năng lực ứng biến: Có thể nhanh chóng tìm ra phương thức giải quyết khó khăn
15 Dồi dào sinh lực: Có khả năng làm việc căng thẳng trong thời gian dài, liên tục hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp mà mình được giao phó
16 Tính độc lập: Có thể một mình đưa ra quyết định và tìm cách giải quyết 17 Văn hóa, chuyên ngành: Có kiến thức văn hóa, chuyên ngành nhất định 18 Hoạt động, nhiệm vụ, kế hoạch: Chuẩn bị, kịp thời nắm vững tin tức về các mặt của doanh nghiệp
19 Khả năng phân tích: Giỏi về phân tích tường tận những sự việc, hiện tượng thậm chí ngay cả những tiểu tiết tinh vi
20 Tính phê bình: Cố gắng có được những suy xét đánh giá của mình đối với bất cứ vấn đề nào
21 Khả năng phán đoán: Có thể hạ quyết tâm làm việc, khi nhận xét công việc của người khác thì phải tỉ mỉ, chuẩn xác.
22 Tính dự kiến: Giỏi về việc đưa ra những dự đoán chính xác về mọi việc sắp xảy ra
23 Tính hài hước: Giỏi về phát hiện và sử dụng những liệu pháp cười
24 Tính lôgíc: Suy xét vấn đề từng bước, thông qua sự tính toán, suy nghĩ sâu xa, đưa ra kết luận dựa trên những chứng cứ cụ thể
Trang 825 Tính sáng tạo tư duy: Tư duy mang tính độc đáo, đa dạng, không chị sự ràng buộc của mọi lề lối cổ hủ.
26 Kinh nghiệm công tác: Có đầy kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng nghề nghiệp
27 Công tác giám sát đôn đốc: Thường xuyên kiểm tra thời gian và độ chuẩn xác của cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ
28 Năng lực giải quyết mối quan hệ tương hỗ: Thường xuyên nghĩ đến mối quan hệ giữa các bộ phận có liên quan, điều chỉnh các công việc giữa các bộ phận
29 Kế hoạch đặt ra: Giỏi về chọn lựa thời gian và phương pháp hợp lý nhất để hoàn thành nhiệm vụ.
30 Sắp xếp nhiệm vụ: Giỏi về việc sắp xếp ổn thỏa nhiệm vụ dựa vào năng lực của nhân viên
31 Chọn lựa phương án tốt nhất: Giỏi chọn lựa phương án đơn giản nhất, kinh tế nhất để hoàn thành nhiệm vụ
32 Tạo ra bầu không khí làm việc: Giỏi cổ vũ tinh thần nhân viên trong quá trình làm việc
33 Giỏi lãnh đạo: Có thể sắp đặt công việc và cuộc sống tập thể của mọi người một cách hợp lý
34 Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp: Giỏi về tạo ra được mối quan hệ tập thể bình thường mà có thể có ảnh hưởng tích cực tới công việc
35 Khả năng dẫn dắt: Giỏi thuyết phục và kích thích sự hứng thú và tính tích cực về công việc của nhân viên
36 Hiểu được người khác: Hiểu được các đặc điểm cá tính của các thành viên
Trang 938 Thanh liêm chính trực: Đối với mọi người thẳng thắn chân thành, ăn ở thân thiện với người khác
39 Chủ nghĩa tập thể: Lợi ích cá nhân phục vụ cho lợi ích tập thể, có tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp của cả tập thể
40 Công bằng và ngay thẳng: Không hề lấy những thái độ thiên vị đầy thành kiến để đối đãi với đồng nghiệp
41 Tin tưởng người khác: Đối xử với người khác bằng thái độ chính trực, thành khẩn, tin tưởng
42 Làm việc nghiêm túc, chừng mực: Nghiêm chỉnh tuân thủ mọi quy định, chừng mực trong mọi quan hệ giao tiếp
43 Không áp chế người khác: Tôn trọng người khác ngay cả trong công việc lẫn trong cuộc sống xã hội, tạo cho người khác những cơ hội để phát huy năng lực
44 Quan tâm đến sự trưởng thành của cấp dưới: Tranh thủ cơ hội giúp đỡ cấp dưới nâng cao kỹ năng, quan tâm tới sự thăng tiến của họ
45 Nghiêm túc yêu cầu cấp dưới: yêu cầu cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao, đúng hạn Đồng thời, đặt ra các quy định để nhân viên nghiêm chỉnh tuân theo quy trình làm việc
46 Biết người nào giỏi về lĩnh vực nào: Giỏi về dụng người hợp lý dựa trên đặc điểm cá nhân của mỗi người
47 Dũng cảm phê bình chính mình: Dũng cảm phát hiện và dám thừa nhận những khuyết điểm, sai lầm của chính mình
48 Nghiêm khắc với chính mình: Có thể có những yêu cầu khắt khe với chính mình
49 Đầy tinh thần hy sinh: Bất cứ lúc nào cũng có thể sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho mục tiêu chung
Trang 1050 Tự mình thăng tiến: Cố gắng phát triển cá tính của mình, nâng cao kiến thức và tài năng
51 Đầy niềm tin: Tin vào sức mạnh và tiềm lực của mình
●84 - 116 điểm: Bình thường Để là một bộ óc kinh doanh, thì tố chất tâm lý của bạn bình thường, trừ phi có sự rèn luyện có hệ thống và lâu dài, nếu không bạn rất khó trở thành một nhà quản lý doanh nghiệp xuất sắc
●49 - 83 điểm: Kém Tố chất tâm lý để bạn theo đuổi nghiệp quản lý doanh nghiệp là khá kém Có lẽ bạn rất muốn theo đuổi nghề này, nhưng bạn phải nhìn thẳng vào những điểm mà mình còn khiếm khuyết, từ đó bạn phải bắt đầu học từ đầu, tranh thủ mọi thời gian để vượt lên phía trước.
■Soi sáng cho Chương IX: Lãnh Đạo (giáo trình Khoa Học Quản Lý II)■Tài liệu tham khảo:
▪trang thông tin:
http://tailieu.vn/ky-nang-mem/kinh-nghiem-lanh-dao/tat-ca-tai-lieu-ky-vt=moinhat&page=11&type=document
Trang 11MỤC LỤC