NGÔN NGỮ BẢN “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” – MỘT HÌNH ẢNH ĐỘC LẬP CỦA TIẾNG VIỆT GS.. Mặc dù người Việt đã có những cố gắng tự chủ cao độ, mà biểu hiện rõ nhất trong việc hình thành cách đọc Hán
Trang 1NGÔN NGỮ BẢN “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” – MỘT HÌNH ẢNH ĐỘC LẬP CỦA TIẾNG VIỆT
GS TS Đinh Văn Đức
1- Cách mạng Tháng Tám thành công đã khai sinh ra một nước Việt Nam độc lập Nước Việt Nam độc lập thì tiếng Việt cũng được độc lập Độc lập là tiếng nói và chữ viết trở thành chính danh Mệnh đề ấy rất đơn giản nhưng lại hoàn toàn không đơn giản chút nào trong sự nghiệp đấu tranh cho văn hoá của dân tộc Việt Nam
Tiếng Việt “là thứ của cải vô cùng lâu đời, vô cùng quý báu của dân tộc” (Hồ Chí Minh,
1962), là công cụ hữu hiệu trong phát triển và giữ gìn văn hoá Việt Nam suốt chiều dài lịch sử Nhưng tiếng Việt, cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám, mới thật sự là thứ ngôn ngữ chính danh Bản “Tuyên ngôn Độc lập” mà Hồ Chủ Tịch đọc ngày 2 tháng Chín năm 1945 là một minh chứng cho điều tiếng ta đã thật sự trở thành một tiếng độc lập
2- Sau cả ngàn năm Bắc thuộc, chữ Hán đã có một cương vị đáng kể trong đời sống nước ta do các tiếp xúc ngôn ngữ và cả chính sách hướng tới việc đồng hoá văn hoá Mặc dù người Việt
đã có những cố gắng tự chủ cao độ, mà biểu hiện rõ nhất trong việc hình thành cách đọc Hán-Việt, thế nhưng, ngay cả sau thế kỷ thứ mười, khi nước ta đã giành độc lập, chữ Hán vẫn được coi là chính danh trong giáo dục-đào tạo (hệ thống khoa cử), trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước (từ Chiếu chỉ và các Châu bản của nhà vua) và trong sáng tác văn chương (dòng văn học chữ Hán) Các văn kiện nổi tiếng về nền độc lập dân tộc như bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” (tương truyền của Lý thường Kiệt, hay “Bình Ngô Đại cáo” (của Nguyễn Trãi),… đều được viết bằng chữ Hán Phải đến “Tuyên Ngôn Độc Lập” (1945) cuả Hồ Chí Minh ta mới có một văn kiện chính thức đầu tiên về nền Độc lập dân tộc được viết bằng tiếng Việt, chữ Việt một cách chính danh Ngôn ngữ “Tuyên Ngôn Độc Lập” là một sản phẩm đẹp đẽ của tiếng Việt chuẩn mực và hiện đại Một hòn ngọc văn hoá qua tay một thợ kim hoàn điêu luyện
3- Ngôn ngữ “Tuyên ngôn Độc lập” là ngôn ngữ chính luận của một áng hùng văn đầy cảm xúc
và của một ý chí sắt đá Thành công của ngôn ngữ trong văn bản này có thể nhận thấy trên nhiều phương diện
Trước hết nói về ngôn từ và văn bản
“Tuyên ngôn Độc lập” có ba nội dung cợ bản Ba nội dung ấy được tác giả gói gọn trong ngôn
từ của lời kết: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng Tự do, Độc lập, và sự thật, đã trở thành một nước Tự do, Độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền Tự do, Độc lập ấy”
Đây là một Tuyên bố Nhà nước, một văn bản Quốc gia chính thức cho nên, theo thông lệ của
các chuẩn mực, người viết đã chọn dùng ngôn ngữ luật pháp chứ không phải ngôn ngữ hành chính để thể hiện Theo đó, tác giả đã không xuất phát từ cái ý chủ quan của riêng mình mà bắt
đầu văn bản bằng việc nêu lên một chân lý khách quan, vốn đã thấy trên chính trường quốc tế:
“Mọi người sinh ra đều bình đẳng”,… “Tạo hoá đã cho họ những quyền không thể xâm phạm được trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” để chứng minh cái
quyền dân tộc tất yếu của Việt Nam Lối biểu đạt này cũng làm ta nhớ ngay đến cách nói tương
tự trong những tuyên ngôn về Xã Tắc ngày trước của ông cha ta:
“ Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư”
Hay trong “Bình Ngô đại Cáo”:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Trang 2Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Nguyễn Trãi
Đã là tuyên ngôn thì phải nói ngay được cái chân lý, cái cốt lõi Các phân tích ngôn từ triển khai tiếp theo sẽ bám vào đó mà thể hiện các lập luận
Ngôn ngữ văn bản này được viết rất giản dị nhưng tổ chức cực chặt chẽ Các liên kết lô gích
và liên kết mạch lạc làm nòng cốt cho việc triển khai các lập luận cơ bản Đó liên tục là một
chuỗi của các lập luận: Lập luận về quyền dân tộc, lập luận về việc thực dân Pháp vi phạm các quyền đó, lập luận về thời cơ của vận nước, lập luận về quyền và trách nhiệm của dân tộc Việt Nam, lập luận về quyết tâm của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc giữ gìn quyền độc lập và tự do.Một đặc trưng khác là cùng với lập luận chặt chẽ, lời văn của Tuyên ngôn hết sức
trang trọng và lịch sự.
4- Trong đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã viết rất nhiều văn bản bằng tiếng Việt Theo chúng tôi, trong số đó, có năm văn bản điển hình được Bác viết ở những thời điểm khác nhau, với những mục đích khác nhau và với cá tính sáng tạo khác nhau và những với cảm xúc khác nhau Phải làm một phép so so sánh thì sẽ thấy rõ đặc diểm của văn bản này:
a/ Ngôn ngữ của tác phẩm “ Đường Kách mệnh” (1927) là ngôn ngữ Việt đời mới, khác với cái
ngôn ngữ từ chương trước đó và đương thời, sách nhằm sớm phổ biến, tuyên truyền, và huấn luyện cách mạng theo lối mới cho nên ngôn từ rất được chú ý trong cách diễn đạt để sao cho người dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ truyền đạt Trong sách, tác giả đã giới thiệu rất tài những nội dung triết học rất quan trọng của chủ nghĩa Duy vật Lịch sử kết hợp với thực tiễn của phong trào công nhân và giải phóng dân tộc thuộc địa ở ta Tác phẩm này đã” lập trình” cho lý luận cách mạng Việt nam Bằng một thứ tiếng mẹ đẻ hiện đại, Bác đã khéo giới thiệu những nội dung kinh điển có trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ( Mác & Ăng-ghen, 1848) và “Nhà nước và Cách mạng” ( Lê-Nin, 1917) với thực tiễn nóng bỏng và đường hướng của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
b/ Ngôn ngữ của “Tuyên ngôn Độc Lập” là ngôn ngữ của một văn kiện chính trị lớn, hướng đến một công chúng lớn mà đối tượng đích là “Quốc dân và Thế gíơi” Nội dung truyền thông
trong bản bố cáo rất lớn lao, có ý nghĩa vận mệnh của Quốc gia và Dân tộc Dễ dàng nhận ra là tác giả đã viết văn bản trong một sự hào sảng cao độ, các cảm xúc như trào lên ngọn bút quanh
hai từ Độc lập và Tự do Ngôn ngữ luật pháp được vận dụng triệt để, các phát ngôn đầy tính
nhân văn và lịch lãm, nhưng không màu mè và giả tạo, không lên gân mà rất tự nhiên, trung thực Quan điểm của người nói khi phát ngôn rất chân thành và tha thiết nhưng cũng rất kiên định và cương quyết
Sự súc tích của câu văn và từ ngữ cũng là một nét nổi trội Có những nội dung rất lớn nhưng tác giả chỉ cần gói gọn trong một dòng với những ngắt đoạn cực ngắn, ví dụ như khi nói về tình
thế của cách mạng ta lúc đó, Tuyên ngôn đã viết : “Pháp chạy Nhật hàng Vua Bảo Đại thoái
vị … Chúng ta lấy lại đất nước ta từ trong tay Nhật chứ không phải trong tay Pháp” Thế là
rõ: Đối ngoại thì Pháp không có lý do gì để trở lại Việt Nam, đối nội thì chính quyền cũ đã hạ
cờ Lịch sử đã sang trang Mấy ngày sau, khi quân đồng Minh nhập Việt thì họ chỉ là khách đến làm nhiệm vụ trong một đất nước có chủ
c/ Ngôn ngữ của “ Lời kêu gọi Toàn Quốc kháng chiến”(20/12/1946), lại rất khác Đây là một
văn kiện với ngôn từ cực kỳ ngắn gọn, xuất hiện trong một tình thế hiểm nghèo vào cái lúc
ngày “ Sơn hà nguy biến” Cốt lõi văn bản thể hiện ở tiêu điểm: lời thề quyết chiến: “ Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất đinh không chịu làm nô lệ” Bác Hồ đã không dùng văn phong chính luận nưa mà dùng lối khẩu ngữ để nói với đồng
Trang 3bào Người lập luận rành rọt và lập luận ấy đã lay động đến đáy lòng mọi người: “ Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng giặc Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”…” Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, dân tộc, tôn giáo Hễ là người Việt nam yêu nước thì phải đứng lên đánh Pháp cứu Tổ Quốc Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm,không
có súng gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc,…” Đây là tiếng hịch truyền của non sông, là
tiếng kèn xung trận
d/ Hai mươi năm sau ( 17/7/1966), nước ta lại đang vào cơn thử thách ( “ Xã Tắc lưỡng hồi lao thạch mã” (Trần Nhân Tông, 1288), phong cách ngôn ngữ hiệu triệu lại được Bác Hồ lặp lại
trong Lời kêu gọi “ Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do” Trong một tình huống hiểm nghèo
còn lớn hơn xưa mà đất nước đang phải đối mặt, thì “ tiếng Người tha thiết kêu gọi bốn
phương”, Bác Hồ đã nói với đồng bào:” Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá Song nhân dân ta quyết không sợ Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do Đến ngày kháng chiến thắng lợi chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”
Phong cách khẩu ngữ của lời tâm sự ấy đã rất thành công khi đưa Người xích lại với đồng bào
và Quốc dân trong giờ phút thử thách của lịch sử
e/ Ngôn ngữ bản Di chúc của Người lại có lối diễn đạt rất khác Đây là một văn bản chứa đựng những lời tâm sự cá nhân, những nguyện vọng và mong muốn của một trưởng lão Quốc gia đối với những vấn đề lớn của đất nước trước khi rời khỏi cõi bình sinh Như nhận thức được cái tất yếu của quy luật cuộc sống, Bác Hồ đã dùng ngôn ngữ của một lối viết rất bình thản, tự tin, hơn thế có chỗ còn dí dỏm để an ủi mọi người Tuy là tâm sự cá nhân nhưng trong Di chúc Bác nói tới toàn là chuyện “Quốc gia đại sự “ ở thời điểm đó và cả những tính toán quốc kế lâu dài Ngôn từ của di chúc rất hiền từ, dung dị và khiêm tốn, không áp đặt, không mệnh lệnh rao giảng mà khuyên bảo chí tình từ một ý chí mạnh mẽ, không vị thân Ngôn ngữ của Bác ở đây cũng toát lên một tinh thần dân chủ, đồng thoại qua lối tâm sự từ tốn và khơi gợi Văn bản đọng lại là lòng tin những ước vọng và cả những trăn trở ưu tư của Bác
Trở lại với ngôn từ của bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta thấy lời văn ở đây là kết tinh một thứ tiếng Việt rất mới mẻ và hiện đại Cho đến nửa đầu thế kỷ 20, văn xuôi nước ta vẫn còn
viết nhiều theo lối biền ngẫu, tỉa tót, đăng đối do đó cách diễn đạt còn cầu kỳ, nặng nề và kém hiệu quả Ngôn ngữ báo chí Cách mạng trong hai thập kỷ (1925-1945) đã góp phần tích cực trong việc cải cách và hiện đại hoá lối viết tiếng Việt trên chữ Quốc ngữ mà cái chính là để tuyên truyền vận động cách mạng Hồ Chí Minh đã gương mẫu và đi tiên phong trong sự phát triển này Từ báo Thanh Niên (1925) đến sách “Đường Kách mệnh” ( 1927), từ báo “Việt Nam Độc Lập” (1941) đến “ Tuyên ngôn Độc lập” (1945) đã xuất hiện ngôn ngữ chính luận Hồ Chí
Minh bằng tiếng Việt như một thứ ngôn ngữ của tương lai Không phải ngẫu nhiên mà sau hơn sáu mươi năm công bố, ngày nay, ngôn ngữ của “Tuyên ngôn Độc lập” vẫn bảo lưu đầy đủ giá
trị hiện đại của nó mà chưa một văn bản chính thức nào của Nhà nước ta vượt qua được Ngay
cả sự lựa chọn từ ngữ của tác giả cũng nói lên khả năng tự chủ tuyệt vời của người viết Trong
khi trích dẫn lời Tuyên ngôn bất hủ của nước Mỹ năm 1776, Hồ Chủ Tịch đã dịch từ “ GOD”
thành hai chữ “Tạo hoá” cực hay và thâm thuý Thay vì dịch “Chúa Trời” hay “Thượng Đế”, hai chữ “Tạo Hoá” vừa gần gũi tâm lý người Việt, vừa thể hiện chỗ đứng của người viết, vốn theo triết học của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng
Nước Việt Nam có quyền Độc lập, đã Độc lập và quyết giữ Độc lập Đó là tất cả những gì
“Tuyên ngôn Độc lập “ đã nói tới bằng một thứ ngôn ngữ và chữ Việt độc lập và bởi một thiên
tài suốt đời chiến đấu cho nền Độc lập dân tộc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 David Nunan (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội
Trang 42 Lương Văn Hy ( chủ biên) (2000), Ngôn từ, giới và nhóm xã hội, từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội
3 Michael Schudson, Sức mạnh truyền thông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4 Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp văn hoá, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội
5 Steven A Beebe& Susan J Beebe (1999), Public Speaking, Nxb ĐHQG TP HCM
6 Tim Hindle (2004), Nghệ thuật thuyết trình, Nxb VHTT, Hà Nội
7 VNU- HCM City (2001), Public Speaking, Nxb VNU HCM.