1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Ảnh hưởng của các mức bổ sung bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá và khả năng sinh trưởng của trâu tơ 13 - 18 tháng tuổi pptx

9 616 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 198,41 KB

Nội dung

ảnh hưởng của các mức bổ sung bột sắn khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá khả năng sinh trưởng của trâu 13 - 18 tháng tuổi Trịnh Văn Trung*, Mai Văn Sánh Nguyễn Công Định, Bộ môn nghiên cứu trâu – Viện Chăn nuôi *Tác giả để liên hệ: NCS. Trịnh Văn Trung ĐT: 04.8386125/ 0982.985827 ABSTRACT Effect of different supplementing levels of cassava leaf meal in the diets on feed intake, nutrient digestibility and performance of growing buffaloes 13-18 months of age Sixteen growing buffaloes aging13 months old weighing 149 - 155kg were used in an experiment to evaluate the effect of supplementing cassava leaf meal (CLM) on feed intake, digestibility, growth rate, and FCR. Experimental animals were divided into 4 treatments with randomized block design (4 each). All growing buffaloes were fed on the basal diet of green grass ad libitum and 1.0kg cassava root meal daily. CLM was supplemented with levels of 0 kg (control); 0.5 kg (T1); 1.0 kg (T2) and 1.5 kg (T3). Daily DM, and CP intake increased following the increasing levels of CLM. There was a significant difference between treatments in CP intake. Digestibility of DM, OM and CF also increased following the increasing levels of CLM. Growth rate was highest in T3 (629.9 g), then T2 (577.1 g), T1 (475.0 g) and lowest in control group (319.4 g). Feed conversion ratio was best in T3 (9.27 kg). It was concluded that CLM can be used as supplemented feed for growing buffaloes to improve digestibility, growth rate and feed conversion ratio. Key words: cassva leaf meal, cassava root meal, green grass, growing buffaloes. Đặt vấn đề Trâu chủ yếu được chăn thả trên đồng, tự thu nhặt cỏ cũng như nước uống đầm tắm, khi về nhà, thường được nhốt trong chuồng ít được bổ sung thêm thức ăn mặc dù việc tự gặm cỏ tự nhiên chưa đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đặc biệt ở giai đoạn 13 - 18 tháng tuổi, tốc độ sinh trưởng cao, đòi hỏi một lượng protein năng lượng nhất định để đảm bảo cho nhu cầu duy trì sinh trưởng. Việc chăm sóc nuôi dưỡng chưa tốt, chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến trâu phát triển chậm, năng suất thấp. Bổ sung thêm thức ăn tinh, đặc biệt thức ăn giàu protein cho trâu ở giai đoạn này để khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng một trong các yếu tố quan trọng giúp cho trâu tăng trọng nhanh, đạt năng suất cao. Mục đích của nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của các mức bột sắn bổ sung khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá thức ăn, tốc độ sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn của trâu 13 - 18 tháng tuổi. vật liệu Phương pháp nghiên cứu Đối tượng vật liệu - Đối tượng: trâu 13-18 tháng tuổi. - Vật liệu: bột sắn, bột sắn, cỏ voi. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Tổng số 16 trâu 13 tháng tuổi có khối lượng từ 149 đến 155 kg, chia ngẫu nhiên làm 4 lô, mỗi lô 4 con, các lô đồng đều nhau về khối lượng. Trâu được tẩy giun sán trước khi bắt đầu thí nghiệm nhốt riêng mỗi con một ô để theo dõi cá thể. Thời gian làm thí nghiệm 180 ngày (không kể 2 tuần cho trâu tập ăn). Trâu được nuôi dưỡng theo khẩu phần sau: - Lô đối chứng (ĐC): khẩu phần cơ sở (gồm cỏ voi cho ăn tự do với 1,0 kg bột sắn con/ngày) - Lô thí nghiệm1 (TN 1 ): khẩu phần cơ sở bổ sung thêm 0,5 kg bột sắn/con/ngày. - Lô thí nghiệm 2 (TN 2 ): khẩu phần cơ sở bổ sung thêm 1,0 kg bột sắn/con/ngày. - Lô thí nghiệm3 (TN 3 ): khẩu phần cơ sở bổ sung thêm 1,5 kg bột sắn/con/ngày. Các chỉ tiêu phương pháp theo dõi - Lượng thức ăn ăn vào: thức ăn cung cấp thừa được cân hàng ngày để xác định lượng thức ăn ăn vào. Lượng chất khô ăn vào được tính như sau: Chất khô ăn vào = (Thức ăn cho ăn x % chất khô của thức ăn cho vào) - (Thức ăn còn thừa x % chất khô của thức ăn còn thừa). Các chất dinh dưỡng khác ăn vào được tính tương tự. - Tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng: xác định tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần theo phương pháp thu phân toàn bộ. Xác định thành phần dinh dưỡng của thức ăn phân. Căn cứ vào sự chênh lệch giữa thức ăn phân để tính ra tỷ lệ tiêu hoá. - Tăng trọng của trâu: tất cả trâu đều được cân trước khi thí nghiệm mỗi tháng một lần vào 2 buổi sáng liên tục sau đó lấy giá trị trung bình. - Tiêu tốn thức ăn: được xác định bằng cách lấy tổng lượng thức ăn ăn vào/tổng số kg tăng trọng của trâu. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống nhất theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình thống kê tuyến tính tổng quát trên phần mềm Minitab version 13.0 (2000). Kết quả thảo luận Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày Tổng lượng vật chất khô (VCK) thu nhận được hàng ngày cao nhất ở lô TN 3 , tiếp đến lô TN 2 lô TN 1 , thấp nhất lô ĐC. Tăng mức bổ sung bột sắn trong khẩu phần từ 0kg đến 1,5 kg/con/ngày lượng VCK trâu thu nhận được hàng ngày tăng từ 4,25kg lên 5,85 kg/con/ngày. Có sự khác nhau rõ rệt giữa lô TN 2 lô TN 3 so với lô ĐC (P < 0,05). Lượng chất khô thu nhận được hàng ngày tính trên 100kg khối lượng cơ thể cũng tương tự như tổng lượng chất khô thu nhận được đều tăng dần theo mức bổ sung bột sắn trong khẩu phần. Song, chỉ có sự sai khácmức bổ sung cao nhất (1,5 kg/con/ngày) so với mức không bổ sung. Lượng protein thô thu nhận được hàng ngày tăng từ lô ĐC đến lô TN 1 , tiếp đến lô TN 2 lô TN 3 . Tăng cao nhất ở lô TN 3 cao gấp hai lần so với lô ĐC. Theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982) đối với trâu có khối lượng trung bình 200kg để tăng trọng 500 g/con/ngày cần 5,1kg VCK 543g protein thô thì lượng thu nhận được hàng ngày của trâu lô TN 2 (khẩu phầnbổ sung 1,0kg bột sắn/con/ngày) có giá trị gần tương đương, lô TN 3 cao hơn, lô TN 1 thấp hơn còn lô ĐC chỉ đáp ứng được 68% về protein thô 83% về VCK. Bảng 1. Lượng thức ăn thu nhận được hàng ngày của trâu thí nghiệm Lô Chỉ tiêu Đơn vị ĐC (0) TN 1 (0,5) TN 2 (1,0) TN 3 (1,5) SEM Lượng cỏ voi (VCK) kg 3,380 3,550 3,620 3,650 0,170 Lượng bột sắn Kg 0,868 0,868 0,868 0,868 Lượng bột sắn kg 0 0,442 0,885 1,327 Tổng lượng VCK kg 4,250 a 4,860 ab 5,380 bc 5,850 c 0,170 Lượng VCK/100kg KLCT kg 2,290 a 2,470 ab 2,630 ab 2,810 b 0,120 Tổng lượng protein thô g 369,300 a 490,900 b 602,800 c 710,400 d 16,700 - 0; 0,5; 1,0 1,5 lượng bột sắn bổ sung trong các khẩu phần (kg/con/ngày) - Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Lượng chất khô ăn vào ở khẩu phầnbổ sung bột sắn cao hơn so với khẩu phần không bổ sung có xu hướng tăng dần theo mức tăng của bột sắn có thể do thành phần dinh dưỡng của bột sắn cao, đặc biệt lượng protein cao đã góp phần cải thiện môi trường dạ cỏ rút ngắn pha chậm trong quá trình lên men hydratcacbon có cấu trúc và tăng tốc độ chuyển dời thức ăn trong đường tiêu hoá. Bổ sung bột sắn vào khẩu phần làm tăng nồng độ NH 3 - N, ABBH tổng số, số lượng vi khuẩn cũng như số lượng protozoa trong dịch dạ cỏ (Trịnh Văn Trung Mai Văn Sánh, 2006), (Duong Nguyen Khang, 2004) nghĩa cải thiện hệ sinh thái dạ cỏ cho phép làm tăng tốc độ tỷ lệ tiêu hoá xơ cũng như tăng sinh khối protein đi xuống dạ cỏ. Cả hai ảnh hưởng này kích thích con vật tăng lượng thu nhận khẩu phần (Nguyễn Xuân Trạch, 2003). Lượng chất khô thu nhận của trâu tính trên 100kg khối lượng cơ thể ở mức bổ sung 1,0kg 1,5kg bột sắn/con/ngày không có sự sai khác về thống kê (P > 0,05). Điều này có thể do với mức bổ sung 1kg bột sắn/con/ngày có lẽ đã đủ để tạo ra môi trường dạ cỏ phù hợp cho quá trình lên men phân giải thức ăn trong dạ cỏ. Kết quả trên cho thấy bột sắn có tính ngon miệng cao đối với trâu. Tăng lượng bộtsắn bổ sung trong khẩu phần đến 1,5 kg/con/ngày làm tăng lượng thức ăn thu nhận của trâu. Hàm lượng protein cao của bột sắn làm tăng hàm lượng protein khẩu phần tổng lượng protein thu nhận. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Lan Nhi (2002) nghiên cứu bổ sung hỗn hợp bột sắn bột sắn (theo tỷ lệ 1/1) cho trâu nhận thấy, lượng thức ăn thu nhận được hàng ngày của trâu tăng theo mức bổ sung thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần cho tới mức bổ sung 2,6 kg/con/ngày. Hàng ngày trâu thu nhận được trung bình 2,67kg - 2,94kg VCK/100 kg khối lượng cơ thể. Tỷ lệ tiêu hoá một số thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần Tỷ lệ tiêu hoá chỉ tiêu quan trọng biểu thị khối lượng các chất dinh dưỡng thu nhận của trâu thông qua đường tiêu hoá, đồng thời đánh giá giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm. Tỷ lệ tiêu hóa VCK, chất hữu cơ (CHC), xơ thô protein thô được trình bày ở Bảng 2. Kết quả Bảng 2 cho thấy: tăng lượng bột sắn từ 0kg lên 1,5 kg/con/ngày thì tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần đều có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ tiêu hoá VCK ở lô TN 3 trâu ăn khẩu phầnbổ sung 1,5kg bột sắn cao nhất, tiếp đến lô TN 2 khẩu phần bổ sung 1,0 lô TN 1 khẩu phần bổ sung 0,5kg bột sắn/con/ngày, thấp nhất lô đối chứng không bổ sung bột sắn. Tăng mức bổ sung bột sắn từ 0kg lên 1,5 kg/con/ngày, tỷ lệ tiêu hoá VCK tăng từ 53,56% lên 62,38%. Có sự khác nhau rõ rệt giữa các lô thí nghiệm so với lô đối chứng (P < 0,05). Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ bị ảnh hưởng rõ rệt bởi mức bổ sung bột sắn trong khẩu phần. ở tất cả các lô thí nghiệm trâu được ăn khẩu phầnbổ sung bột sắn đều cao hơn so với lô ĐC không bổ sung bột sắn (P < 0,05). Một điều đáng được quan tâm tăng mức bổ sung bột sắn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa xơ thô trong khẩu phần. Tăng mức bổ sung bột sắn từ 0kg đến 1,5 kg/con/ngày làm tăng tỷ lệ tiêu hoá xơ thô từ 52,57% (ở lô ĐC) lên 61,97% (ở lô TN 3 ). Có sự sai khác giữa lô TN 2 lô TN 3 so với lô ĐC lô TN 1 (P < 0,05). Bảng 2. Tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần Lô Chỉ tiêu Đơn vị ĐC TN 1 TN 2 TN 3 SEM Số trâu thí nghiệm con 4 4 4 4 Thời gian theo dõi ngày 5 5 5 5 Tỷ lệ tiêu hoá VCK % 53,56 a 57,37 a 62,23 b 62,38 b 1,07 Tỷ lệ tiêu hoá CHC % 56,39 a 63,40 b 65,28 bc 66,33 c 1,04 Tỷ lệ tiêu hoá xơ thô % 52,57 a 55,35 a 61,30 b 61,97 b 1,10 Tỷ lệ tiêu hoá protein % 60,53 a 62,31 ab 64,66 bc 65,36 c 0,98 - 0; 0,5; 1,0 1,5 lượng bột sắn bổ sung trong các khẩu phần (kg/con/ngày) - Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Tỷ lệ tiêu hóa protein thô cũng tương tự như tỷ lệ tiêu hoá VCK chất hữu cơ có xu hướng tăng dần theo mức bổ sung bột sắn trong khẩu phần cho tới mức bổ sung 1,5 kg/con/ngày. Song, giữa mức không bổ sung bổ sung 0,5kg, giữa mức bổ sung 0,5kg và 1,0kg cũng như mức 1,0kg 1,5 kg/con/ngày không có sự sai khác về thống kê (P > 0,05). Thức ăn cho trâu chủ yếu cỏ tự nhiên, rơm rạ, cỏ khô, các phụ phẩm nông nghiệp, có hàm lượng xơ cao. Chất xơ không có ý nghĩa dinh dưỡng đối với động vật dạ dày đơn do chúng tiêu hoá chất xơ kém, nhưng chất xơ lại có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho gia súc nhai lại. Đối với trâu, chất xơ được tiêu hoá chủ yếu nhờ men của VSV sống trong dạ cỏ tiết ra. Ngoài nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình lên men vách tế bào thức ăn thực vật, VSV dạ cỏ cần có đủ ni để tổng hợp protein cho bản thân chúng. Rơm rạ cũng như các loại thức ăn xơ thô chất lượng thấp khác chứa rất ít ni tỷ lệ tiêu hoá ni của chúng rất thấp. Điều đó có nghĩa để cho các loại thức ăn xơ chất lượng thấp này được phân giải lên men tốt thì trước hết cần phải cung cấp đủ lượng ni cần thiết cho VSV dạ cỏ. Việc bổ sung protein NPN có thể được sử dụng để điều chỉnh sự thiếu hụt ni của thức ăn nghèo dinh dưỡng (Nguyễn Xuân Bả, 2006). Tăng mức bột sắn bổ sung khác nhau trong khẩu phần của trâu đã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá VCK, chất hữu cơ, xơ thô protein thô của khẩu phần. Điều này là do giá trị dinh dưỡng của bột sắn cao đã làm cải thiện tỷ lệ tiêu hoá khẩu phần làm cân bằng các chất dinh dưỡng cho quá trình lên men trong dạ cỏ. Tăng mức bổ sung bột sắn làm tăng lượng protein trong khẩu phần. Khẩu phần có hàm lượng protein cao sẽ tạo ra NH 3 - N cao. Mặt khác protein trong sắn khi vào dạ cỏ được phân giải thành các axit amin các peptid. Tăng mức bổ sung bột sắn trong khẩu phần làm tăng lượng axit amin peptid trong dạ cỏ. Cả hai điều trên làm cho số lượng vi khuẩn ĐVNS tăng sinh phát triển (Nguyễn Xuân Trạch, 2003), giúp cho quá trình lên men phân giải các chất trong dạ cỏ tốt hơn. Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần tăng dần theo mức bổ sung bột sắn cho tới mức bổ sung 1,5 kg/con/ngày. Giữa mức bổ sung 1,0kg 1,5 kg/con/ngày không có sự sai khác về thống kê (P > 0,05). Điều này có thể với mức bổ sung 1,0kg bột sắn/con/ngày đã đủ để tạo ra môi trường dạ cỏ phù hợp cho hoạt động phân giải thức ăn của vi sinh vật. Tăng trọng của trâu trong thời gian thí nghiệm Tăng trọng của trâu có xu hướng tăng dần theo mức bổ sung bột sắn trong khẩu phần cho tới mức bổ sung 1,5 kg/con/ngày. Khối lượng của trâu bắt đầu thí nghiệm ở các lô thí nghiệm đối chứng tương đương nhau từ 149kg đến 155kg. Sau sáu tháng thí nghiệm trâu ở lô TN 3 có khối lượng lớn nhất, tiếp đến lô TN 2 lô TN 1 , thấp nhất lô đối chứng. ở tất cả các lô thí nghiệm khối lượng của trâu đều cao hơn so với lô ĐC (P < 0,05). Song, giữa lô TN 2 lô TN 3 không có sự sai khác về thống kê (P > 0,05). Bảng 3. Tăng trọng của trâu trong thời gian thí nghiệm Lô Chỉ tiêu Đơn vị ĐC (0) TN 1 (0,5) TN 2 (1,0) TN 3 (1,5) SEM KL bắt đầu TN kg 155,0 152,0 151,5 149,5 1,63 KL kết thúc kg 212,5 a 237,5 b 255,4 c 263,0 c 4,1 KL tăng cả giai đoạn kg 57,5 a 85,5 b 103,9 c 113,5 c 3,25 Tăng trọng trung bình/ngày g 319,4 a 475,0 b 577,1 c 629,9 c 18,1 Tăng trọng so với ĐC % 100 149 181 197 - 0; 0,5; 1,0 1,5 lượng bột sắn bổ sung trong các khẩu phần (kg/con/ngày). - Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tăng trọng trung bình hàng ngày của trâu cũng tương tự như khối lượng tăng hàng tháng đều tăng dần theo mức bổ sung bột sắn trong khẩu phần cho tới mức bổ sung 1,5 kg/con/ngày. Mức bổ sung 1,0kg không có sự sai khác về thống kê so với mức bổ sung 1,5 kg/con/ngày (P > 0,05). ở tất cả các lô thí nghiệm trâu được ăn khẩu phầnbổ sung bột sắn đều cho tăng trọng cao hơn so với lô đối chứng (P < 0,05). Tăng cao nhất ở lô TN 3 lô TN 2 tiếp đến lô TN 1 , thấp nhất lô ĐC. Lô TN 2 lô TN 3 trâu ăn khẩu phần có bổ sung 1,0kg 1,5kg bột sắn/con/ngày cho tăng trọng cao đạt 577,1g 629,9 g/con/ngày tăng gấp hai lần so với lô ĐC. Có sự tương quan khá chặt chẽ giữa các mức bổ sung bột sắn khác nhau trong khẩu phần đến tăng trọng của trâu (R 2 = 0,93). Mối tương quan này được thể hiện tại phương trình (1): Y = - 0,0256944 X 2 + 0,231806 X + 0,113542 (1) Trong đó: Y: tăng trọng trung bình hàng ngày của trâu (kg/ngày) X: lượng bột sắn bổ sung trong khẩu phần (kg) Tăng trọng của trâu có xu hướng tăng dần theo mức tăng bột sắn bổ sung trong khẩu phần. Điều này được giải thích do khi bổ sung bột sắn vào khẩu phần làm cho tỷ lệ protein năng lượng được cân đối hơn, môi trường dạ cỏ được cải thiện tạo điều kiện cho quá trình lên men phân giải thức ăn được tốt hơn nên khả năng tăng trọng của trâu cao hơn. Devendra (1977), Wanapat (2003) cũng cho rằng bổ sung sắn cho các khẩu phần có hàm lượng xơ cao, hàm lượng dinh dưỡng thấp làm tăng tỷ lệ protein năng lượng trong khẩu phần do đó làm tăng khả năng sinh trưởng của vật nuôi, giảm chi phí trong chăn nuôi. Thông thường gia súc nhai lại phải phụ thuộc chủ yếu vào protein VSV dạ cỏ để thoả mãn nhu cầu protein. Tuy nhiên protein VSV, đặc biệt khi nuôi bằng thức ăn thô, không thể đủ để thoả mãn nhu cầu protein cho sản xuất. Nhu cầu về axit amin chỉ có thể đáp ứng nếu có đủ lượng protein thoát qua (by - pass protein) trong khẩu phần (ARC, 1984). Protein "thoát qua" không bị phân giải ở dạ cỏ được tiêu hoá ở ruột non cung cấp axit amin trực tiếp cho vật chủ để thoả mãn các nhu cầu sản xuất. Protein của sắntỷ lệ phân giải dạ cỏ thấp, thoát qua được tiêu hoá ở ruột non (Wanapat cs, 1997). Tăng mức bổ sung bột sắn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thiếu hụt trong khẩu phần, trâu cho tăng trọng cao hơn. Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Viết Hải (1990) cho rằng protein "thoát qua" đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào, cũng như làm tăng tốc độ sinh trưởng tăng hiệu quả sử dụng thức ăn ở gia súc. Tốc độ tăng trọng của trâu tăng cao ở giai đoạn đầu thí nghiệm sau đó giảm dần. Điều này có lẽ do trước khi vào thí nghiệm trâu chăn thả tự do chính, thức ăn chủ yếu cỏ tự nhiên các phụ phẩm nông nghiệp, có hàm lượng xơ cao, tỷ lệ tiêu hoá thấp không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trâu phát triển đúng với tiềm năng của chúng. Vì vậy, trâu thường chậm lớn, tầm vóc nhỏ, thể trạng không tốt, năng suất thịt thấp. Sau khi vào thí nghiệm được ăn khẩu phầnbổ sung bột sắn, các chất dinh dưỡng được đáp ứng đầy đủ hơn, cân đối hơn trâu cho tăng trọng cao hơn để bù đắp lại thể trọng. Điều này cũng phù hợp với quy luật sinh trưởngcủa trâu. Duong Nguyen Khang (2004) nghiên cứu bổ sung sắn tươi, sắn ủ chua sắn khô ép viên cho cái ăn khẩu phần rơm tươi có xử lý urê đã đưa ra kết luận: tăng trọng của bị ảnh hưởng bởi các mức các loại sắn khác nhau trong khẩu phần. Bổ sung sắn tươi trong khẩu phần không ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của bò. Bổ sung sắn ủ chua hay bột sắn vào khẩu phần, ở mức bổ sung thấp (50g protein thô từ lá sắn ủ chua hay bột sắn/100kg khối lượng cơ thể) tăng trọng của tăng 50% ở mức bổ sung cao (100g protein thô từ sắn ủ chua hay bột sắn/100kg khối lượng cơ thể) cho tăng trọng tăng 100% so với không bổ sung. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự tương đồng, với mức bổ sung 0,5kg 1,5 kg/con/ngày trâu cho tăng trọng tăng 49% - 97% so với mức không bổ sung. Khả năng chuyển hoá thức ăn của trâu Lượng thức ăn cần thiết để sản xuất 1kg khối lượng cơ thể phụ thuộc vào thức ăn trâu ăn được hàng ngày mức tăng trọng tương ứng. Thức ăn chất lượng khẩu phần hợp lý giúp cho gia súc ngon miệng tăng trọng được cải thiện. Điều đó có nghĩa tỷ lệ chuyển hoá thức ăn tốt hơn, tiêu tốn các chất dinh dưỡng cho 1kg tăng trọng giảm. ảnh hưởng của các mức bột sắn bổ sung khác nhau trong khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của trâu được trình bày ở Bảng 4. Tiêu tốn VCK cho một kg tăng trọng của trâu có xu hướng giảm dần cho tới mức bổ sung 1,5kg bột sắn/con/ngày. Thấp nhất lô TN 3 lô TN 2 , sau đến lô TN 1 , cao nhất lô ĐC. ở mức bổ sung 1,0kg 1,5 kg/con/ngày tiêu tốn VCK/kg tăng trọng đều thấp hơn so với mức không bổ sung. Bảng 4. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng của trâu thí nghiệm Lô Chỉ tiêu Đơn vị ĐC (0) TN 1 (0,5) TN 2 (1,0) TN 3 (1,5) SEM Tổng VCK tiêu thụ kg 764,1 874,6 967,7 1053,1 29,76 Tổng lượng protein thô tiêu thụ kg 66,47 88,37 108,51 127,88 3,01 Tổng khối lượng tăng kg 57,5 a 85,5 b 103,9 c 113,5 c 3,25 Tiêu tốn VCK/kg tăng trọng kg 13,28 a 10,23 ab 9,31 b 9,27 b 0,99 Tiêu tốn protein/kg tăng trọng kg 1,19 1,03 1,04 1,13 0,09 - 0; 0,5; 1,0 1,5 lượng bột sắn bổ sung trong các khẩu phần (kg/con/ngày) - Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Có sự tương quan âm không chặt chẽ giữa mức bổ sung bột sắn khác nhau trong khẩu phần với tiêu tốn VCK/kg tăng trọng (R 2 = 0,52) được thể hiện ở phương trình (2). Y = 0,863742 X 2 - 5,74409X + 18,5529 (2) Trong đó: Y: tiêu tốn VCK/kg tăng trọng (kg) X: lượng bột sắn bổ sung trong khẩu phần. Wanapat Wachirapakorn (1990) nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần của trâu 18 - 24 tháng tuổi nhận thấy tiêu tốn từ 10,5kg đến 19,8kg VCK cho 1 kg tăng trọng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn có thể được giải thích do khả năng tăng trọng của trâu ở giai đoạn 13 - 18 tháng tuổi cao hơn trâu ở giai đoạn 18 - 24 tháng tuổi. Tiêu tốn protein cho một kg tăng trọng của trâucác lô thí nghiệm lô ĐC đều thấp từ 1,03kg đến 1,19kg. Không tìm thấy sự sai khác giữa các lô thí nghiệm lô đối chứng (P > 0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Ragheb cs (1989) trâu sử dụng 778g - 1543g protein thô cho 1kg tăng trọng. Đào Lan Nhi (2002) cho rằng trâu sử dụng 1010g đến 1230g protein thô cho 1kg tăng trọng. Kết luận - Bổ sung bột sắn vào khẩu phần ăn của trâu 13-18 tháng tuổi đã làm tăng lượng thức ăn thu nhận tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần. -Tăng trọng của trâu tăng dần theo mức bổ sung bột sắn trong khẩu phần, lô bổ sung 1,5 kg/con/ngày trâu cho tăng trọng cao nhất (629,9 g/ngày) sau đó bổ sung 1,0kg (577,1 g/ngày), tiếp theo bổ sung 0,5kg (475,0 g/ngày) thấp nhất lô không bổ sung (319,4g/ngày). - Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng ở lô bổ sung 1,5kg bột sắn/con/ngày thấp nhất (9,27kg VCK/kg T.T). Nhưng, không có sự sai khác về thống kê (P > 0,05) so với mức bổ sung 1,0 kg/con/ngày cao nhất ở lô đối chứng không bổ sung. Bột sắn có thể dùng làm thức ăn bổ cho trâu để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa, khả năng tăng trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tài liệu tham khảo Đào Lan Nhi. 2002. Nghiên cứu nuôi vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi bằng nguồn thức ăn sẵn có nhằm tăng khả năng cho thịt, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. ARC. 1984. The Nutrient Requirements for Ruminant Livestock, Suppl 1, Commonwealth Agricultural Bureau, Slough. Devendra C 1977. “Cassava as a feed source for ruminants”, Cassava as animal feed, pp. 107-119. Duong Nguyen Khang (2004), Cassava foliage as a Protein source for cattle in Vietnam, PhD Thesis, Swedish University of Agricultural Sciences. Kearl. C.1982. Nutrient requirements of ruminants in developing countries, International feedstuffs Institute, UTAH, Agricultural Experiment Station, UTAN, State University, Logan December 1982. pp. 109- 112. Nguyễn Viết Hải. 1990. "ảnh hưởng của việc xử lý bột cá, khô dầu cao xu bằng nhiệt hoặc formaldehyde đến độ hoà tan của protein, lượng thức ăn ăn vào sinh trưởng của nghé Murrah", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tháng 5, tr. 142-151. Nguyễn Xuân Bả. 2006. Đánh giá khả năng sử dụng cây dâu tằm (Morus alba), cây dâm bụt (Hibiscus Rosa Sinensis) làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở miền Trung, Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Huế. Nguyễn Xuân Trạch. 2003. Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2003. Ragheb E. E., A. Z. Basiony, A. Y. El – Badawi. 1989. "Fattening performance of buffalo calves fed two rations of different energy rations ratios", Proceedings of the third Egyptan British conference on animals, fish and poultry production, 7-10 Oct. Alecxandria, Egypt. Vol. 2, pp. 563-570. Trịnh Văn Trung Mai Văn Sánh. 2006. "ảnh hưởng của tỷ lệ bột sắn trong khẩu phần ăn đến hệ VSV môi trường dạ cỏ của trâu", Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Tạp chí Khoa học - Công nghệ của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, (3+4), tr. 77 - 79. Wanapat M. (2003), "Manipulation of cassava cultivation and utilization to improve protein to energy biomass for livestock feeding in the tropics", Asian - Australasian Journal of Animal Sciences 16 (3), pp. 463 - 472. Wanapat M. and C. Wachirapakorn. 1990. "Utilization of roughage and concentrate by feedlot swamp buffaloes (Bubalus bubalis)", Asian- Australian Journal of Animal Science 3, pp. 195-204. Wanapat M., O., Pimpa A., Petlum and U. Boontao. 1997. “Cassava hay: A new strategic feeding for ruminants during the dry season”, Paper presented at the International Workshop on local Feed Resources – based Animal Production, Ministry of Agriculture, Forestry, Fisheries, Kingdom of Cambodia and FAO/Zapan Regionnal Project./. . ảnh hưởng của các mức bổ sung bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá và khả năng sinh trưởng của trâu tơ 13 -. bổ sung khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá thức ăn, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của trâu tơ 13 -

Ngày đăng: 26/02/2014, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Lượng thức ăn thu nhận được hàng ngày của trâu thí nghiệm Lơ  - Tài liệu Ảnh hưởng của các mức bổ sung bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá và khả năng sinh trưởng của trâu tơ 13 - 18 tháng tuổi pptx
Bảng 1. Lượng thức ăn thu nhận được hàng ngày của trâu thí nghiệm Lơ (Trang 3)
Kết quả Bảng 2 cho thấy: tăng lượng bột lá sắn từ 0kg lên 1,5 kg/con/ngày thì tỷ lệ tiêu hố các chất dinh dưỡng trong khẩu phần đều có xu hướng tăng lên - Tài liệu Ảnh hưởng của các mức bổ sung bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá và khả năng sinh trưởng của trâu tơ 13 - 18 tháng tuổi pptx
t quả Bảng 2 cho thấy: tăng lượng bột lá sắn từ 0kg lên 1,5 kg/con/ngày thì tỷ lệ tiêu hố các chất dinh dưỡng trong khẩu phần đều có xu hướng tăng lên (Trang 4)
- Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P &lt; 0,05) - Tài liệu Ảnh hưởng của các mức bổ sung bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá và khả năng sinh trưởng của trâu tơ 13 - 18 tháng tuổi pptx
c số trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P &lt; 0,05) (Trang 5)
Bảng 4. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng của trâu thí nghiệm Lơ  - Tài liệu Ảnh hưởng của các mức bổ sung bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá và khả năng sinh trưởng của trâu tơ 13 - 18 tháng tuổi pptx
Bảng 4. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng của trâu thí nghiệm Lơ (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN