1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Lý luận và ứng dụng Văn học so sánh: Phần 1

367 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Và Ứng Dụng Văn Học So Sánh
Tác giả PGS. TS. Lưu Văn Bổng, GS. TS. Phương Lin, TS. Nguyễn Văn Đan, GS. Phan Ngọc, PGS. TS. Đặng Anh Đào, PGS. TS. Đức Ninh, GS. Nguyễn Tấn Đắc, PGS. Vũ Đức Phúc, Nhà Nghiên Cứu Cao Huy Đỉnh, PGS. Lê Sơn, PGS. Thạch Giang, GS. TS. Trần Đình Sử, ThS. Đỗ Thu Hà, PGS. TS. Tất Thắng, TS. Hoàng Ngọc Hiến, PGS. Lưu Đức Trung, GS. Đỗ Đức Hiểu, TS. Lê Phong Tuyết, TS. Vũ Tuyết Loan
Người hướng dẫn PGS. TS. Lưu Văn Bổng (cha biên), TS. Nguyễn Văn Đan, TS. Lê Phong Tuyết (thư ký)
Trường học Trung Tâm Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Quốc Gia
Chuyên ngành Văn Học So Sánh
Thể loại Tài Liệu
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 367
Dung lượng 7,69 MB

Nội dung

Cuốn sách Văn học so sánh lý luận và ứng dụng gồm có 2 phần chính, phần 1 gồm có Văn học so sánh là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học; những bình diện và vấn đề chủ yếu; văn học so sánh ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

TRUNG TAM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA

Trang 3

VĂN HỌC SO SÁNH

LÝ LUẬN VÀ ỨNG ĐỤNG

CÁC TÁC GIÁ

PGS TS Lưu Văn Bổng GS.TS Phương Lin TS Nguyén Van Dan GS Phan Ngoc

PGS TS Đức Ninh PGS Vũ Đức Phúc PGS TS Đặng Anh Đào

GS Nguyễn Tấn Đắc

Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh PGS Lê Sơn

PGS Thạch Giang GS TS Trin Dinh Sir

Ths Đỗ Thu Hà PGS TS Tất Thắng TS Hoàng Ngọc Hiến PGS Lưu Đức Trung

GS Đỗ Đức Hiểu TS Lé Phong Tuyết

TS Vũ Tuyết Loan

BẠN BIÊN SOẠN

PGS TS Luu Van Béng (cha bién)

Trang 4

MỤC LỤC

* Văn học so sánh - lời dẫn nhập

PGS.TS LƯU VĂN BỔNG

PHAN MOT

VAN HOC SO SANH, LY LUAN CHUNG

Chương I Văn học so sánh là một bộ môn của khoa nghiên

cứu văn học

+ Văn học so sánh là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học

TS NGUYEN VAN DAN

Chương II Những bình diện và vấn đề chủ yếu + Chủ đề - Môtfp - Huyền thoại PGS.TS LƯU VĂN BỔNG - Thể loại - Hình thức - Phong cách PGS.TS LƯU VĂN BỔNG Trào lưu - Trường phái và một số quan niệm về trường phái văn học so sánh + PGS TS-LƯU VĂN BỔNG Ảnh hưởng - Đối thoại - Tiếp nhận

PGS.TS LUU VAN BONG

* Văn học so sánh và nghiên cứu dịch thuật :

Trang 5

* Van học so sánh và văn hoá đân tộc trong giao lưu tồn cầu hố

PGS.TS LƯU VĂN BONG * Văn học so sánh và văn hoá dân tộc

PGS TS LUU VAN BONG

® So sánh thi pháp lịch sử và di sản Hán Nơm

PGS.TS LƯU VĂN BỔNG

¢ Các trường phái văn học so sánh

GSTS TRAN DINH SU

* Văn học so sánh Mỹ ngày nay

PGS TS LUU VAN BONG ¢ Thi học so sánh

GSTS PHUONG LUU Chuong IIL Van hoc so sánh ở Việt Nam

+ Văn học so sánh ở Việt Nam - lý luận và ứng dụng

TS NGUYEN VAN DAN

PHAN HAL

VAN HOC SO SANH UNG DUNG

Chương I - V6i vén hoe phuong Tay + Một mô hình giao lưu văn học

G§ ĐỖ ĐỨC HIỂU

+ - Gió Đông gió Tay: ảnh hưởng và giao thoa trong văn học

Trang 6

* Vai nét về sự tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

TS LÊ PHONGTUYẾT 418 * Baudelaire, chi nghia tượng trưng và Thơ Mới (một số

kinh nghiệm làm văn học so sánh)

TS HOANG NGOC HIEN 442

Chương II Với văn học Nga và Xô viết 459

+ Góc tiếp cận Dostoevski trên bình diện so sánh

PGS.LÊ SƠN 461

+ Truyện Con dầm Pích của A Puskin (so sánh với truyện

Giấy tờ của Aspem (The Asperm papers) của H James) PGS.TS LƯU VĂN BỔNG 4178 *_ Sự tiếp nhận kịch Xô viết ở Việt Nam PGSTS.TAT THANG 489 ¢ Rémanh Rélang (Romain Rolland) với Rabindranat Tago (Rabindranath Tagore) PGS.LUU BUCTRUNG 511

Chương II Với văn học chau A 519 * Mot số nhận xét về Kim Vân Kiểu truyện với Đoạn

Trường Tân Thanh

PGS.THẠCH GIANG 521

+ _ Suy nghĩ vẻ vai trò của văn học dân gian trong văn học

Đông Nam À lục địa

GS PHAN NGOC 545

Để tài "Dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp" trong một số truyện cổ Đông Nam Á

Trang 7

| + Các truyện kiểu Tấm Cám ở Đông Nam Á GS NGUYENTAN DAC 623 * Truyén Phật giáo trong văn học Đông Nam Á 1S.VŨTUYẾT LOẠN 696 + _ Thử so sánh sử thi Ramayana cổ đại của Ấn Ðộ với Riêm Kê của Campuchia THSĐỖTHUHÀ 733 + Những nét tương đồng của văn học Inđônêxia và Việt Nam trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX PGSTS DUC NINH T0

+ _ Thư mục bài nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam

TS LÊ PHONG TUYẾT 793

+ Về Hiệp hội Văn học so sánh quốc tế

Trang 8

VĂN HỌC SO SANH - LOI DAN NHAP

PGS.TS LUU VAN BONG

So sánh, nếu ö bình điện phương pháp tư tưởng thì đã

xuất hiện từ thời thái cổ, khi con người biết tư duy "Nhà rông đài như một tiếng chiêng", "Ăn như rồng cuộn", "Đầu

đêm mưa to bằng hột cà Sáng ra mưa to bằng quả buổi" Còn nếu ở bình điện khoa học đơn giản nhất thì cũng đã có thể thấy thấp thoáng từ thời cổ đại Từ lâu đã có sự so

sánh giữa các nhà văn của những nền văn học khác nhau

Nhưng phai dén thé ky XVIII tap chi Journal des savants (1749) mói nêu thành vấn đề để suy ngẫm Va khi cuốn

Búc tranh về văn học Trung đại ỏ Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Anh (1830) của Abel Franeois Villemain, cùng cuốn Lịch sử văn học Pháp Trung đại so sánh với các nền

văn học nước ngoài (1841) của Tean Tacques Ampère (hai

giáo sư người Pháp) ra đồi, mới được xem là "sự kiện”, là

"cột mốc" của văn học so sánh

Văn học so sánh xuất hiện như một sự giác ngộ tính chất thế giới của văn học, cộng với ý tưởng nghiên cứu

Trang 9

LƯU VĂN BỔNG

tính chất này về mặt lịch sử Có so sánh mới tránh được sự đánh giá thuần túy đựa vào thị hiếu "ngoài thời gian",

"ngoài điều kiện xã hội" So sánh là phương tiện để khẳng

định tính ưu việt riêng biệt đân tộc, và đề xuất một lý

tưởng nghệ thuật thống nhất So sánh là mỏ rộng sự cảm

nhận nghệ thuật biện hộ cho những hình thái nghệ thuật

mới mẻ của các dân tộc khác Văn học so sánh là nghiên cứu hai hay nhiều nền văn học dân tộc trong tương quañ,

trong ảnh hưởng hai chiều hay nhiều chiều, trong tướng

tác lẫn nhau

Villemain, Ampère là những ngưỡi đầu tiên đối chiếu

văn học, nhưng họ chỉ chồng xếp lên nhau những kiến thức về các nền văn học khác nhau, chứ chưa phải viết lịch sử

so sánh các nền văn học đó Phải đến cuối thé ky XIX van

học so sánh mói phát triển có hệ thống với tư cách là một

bộ môn độc lập, có đối tướng nghiên cứu, có phương pháp

riêng, và có tổ chúc rộng khắp thế giới

Đối tướng so sánh của văn học thế ký XVIH ở Pháp

là văn học cổ đại Chủ nghĩa cổ điển Pháp nhân danh

truyền thống dân tộc thường so sánh với cổ dai Virgile

(70-19 tr.CN) được xem là "một thủ lĩnh, một vị chúa tẾ,

một bậc thầy" Lope de Véga kiên trì với quy tắc Aristote

(348-322 tr.CN) Và khái niệm văn học thế giói cũng chỉ

Trang 10

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập

hơn hai trăm năm trước đây Trong tập Lycée, Lagarpe,

như một vị pháp quan, đã lý giải các quy luật vay muon Aristote một cách duy lý

Trong thoi dai của chủ nghĩa lãng mạn, hứng thú, cảm nhận nghệ thuật đã vượt quá ranh giói của thơ ca cổ đại

hóa, thơ ca mô phỏng tho cé đại Hình thái dân tộc thu

hút tình cảm và tư tưông các người làm văn hóa Và văn học thế giới trỏ thành sự kết hợp, chất "phụ gia" Nhưng

từ cuối thế kỷ XIX văn học thế giới đã phát triển thành một bộ môn khoa học, đặc biệt tù sau Đại chiến thế giới

thứ II, trong thời kỳ hậu thực dân chủ nghĩa, văn học so

sánh đã "đốn ngộ” và phát triển cùng tốc độ của cơng nghiệp hố và hiện đại hóa của văn minh thế giới, góp

phần không nhỏ vào việc "định vị", "định giá" cho văn học

dân tộc trong văn học văn hóa thế giới

Văn hóa thế giới, văn mỉnh thế giới về bản chất là

thống nhất, không thể có chuyện Đông Tây, Nam Bác phân lập, đối lập, thù nghịch, phân ly Thế nhưng chỉnh

thể này lại là một quá trình phức tạp, gồm hàng tỷ vấn

đề Đó là một quá trình tiến hóa, phát triển không ngừng,

là một chỉnh thể đi qua mọi thời đại, thấm xuyên vào nhau,

thúc đẩy lẫn nhau Tiếp cận văn hoá với vô vàn các vấn đề chung và riêng ấy, so sánh quá trình thấm xuyên của

văn hóa văn học nhiều nước, văn học so sánh có nhiều

Trang 11

LƯU VĂN BỔNG

phương pháp Hoặc so sánh với cái trước nó, để thấy tính

phát triển liên tục của văn hóa và để chúng minh thöi gian văn hóa là có quy luật kép Hoặc s0 sánh vói cái khác nó ö đương thời trong nước, so sánh nó với cái cùng thể loại

ö đương thời các nước khác, để chúng minh không gian óa có gì là tương đồng, có gì là đị biệt, để tiếp nhận,

bổ sung, hay hạn chế, sửa đổi Thảng hoặc, cũng có thể

tiếp cận với chính nền văn hóa đối tướng, so sánh tùng bộ

phận của chính nó trong tiến trình phát triển không ngừng,

để thấy bản sắc dân tộc đâu là đậm nhạt, nghệ thuật biểu

hiện đâu là nông sâu

van h

Cũng như khoa học và triết học, văn học sơ sánh chưa

bao giờ là cái đã xong xuôi Các nhà nghiên cứu, phê bình

ngày nay vẫn tiếp tục tranh luận với nhau những vấn đề căn bản đã được đặt ra cả một thế kỷ trước đây về văn

học so sánh: mục tiêu nghiên cứu của văn học so sánh là

gì? Khuôn mẫu, nguyên tắc của văn học so sánh là gì?

Cách lựa chọn đề tài so sánh thế nào? Văn học so sánh có là một bộ môn trong nhà trường kh6ng?

Trong tình hình hiện nay văn hóa nước nào cũng đối

điện vói những vấn đề bức xúc: šự phát triển so le giữa các nền văn hóa, sự bất bình đãng "tiên thiên" ö một số

nền văn hóa, việc giao lưu nhiều chiều của văn hoá các

Trang 12

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập quốc tế, một vấn đề được đối thoại sôi nổi, quyết liệt trong

vòng ba thập kỷ nay trên thế giói, nhất là ö các nước A,

Phi, Mỹ Latinh

Văn học so sánh có nhiều khả năng đặt vấn đề và chỉ ra lĩnh vực nghiên cứu để tạo điều kiện cho đối thoại

toàn cầu, và được xem là khoa học phi thực dân hóa, một mảng chứa nhiều vấn đề nhất Mỗi dân tộc ngày

nay trong trường giao lưu quốc tế thênh thang và ác liệt này phải hoà nhập văn hóa vào tiến trình chung với tư

thế bình đẳng, đối thoại, tìm hiểu, học tập và làm phong

phú cho nhau, tôn trọng lẫn nhau Bởi vì không thể phát

triển đân tộc nếu cắt đút mối liên hệ với lịch sử và văn

hóa đân tộc Bảng giá trị của dân tộc vốn mang tính

lịch sử và độc lập, nhưng không khép kín đến biệt lập, đi đến trì độn Đó là kết quả của việc nuôi dưỡng giữa

gốc rễ dân tộc nội sinh và những hô hấp, ánh nắng, khí

trồi, gió nước của yếu tố văn hóa ngoại sinh đối với cây

văn hóa dân tộc

Thế nhưng, "ngưỡng" của nó là ở đâu thì vẫn còn là một vấn đề "mở", "chưa xong xuôi" Văn học và phát triển là hai mặt gắn liền nhau Mục đích là ở đấy và động lực cũng là ở đấy Mục đích của văn hóa là phát triển, văn hóa trong phát triển, văn hóa cho phát triển Phát triển phải được hiểu như những nhân tố kinh tế - xã hội cũng

Trang 13

LƯU VĂN BỔNG

như những giá trị đạo đức: văn hóa tác động đến sự nảy

nô bản thể con người và phẩm chất con người

Cũng chính là văn học so sánh trong hơn một thế kỷ

nay đã trải qua không ít gập ghềnh, thăng trầm mánh liệt,

phân ly hội tụ, hội tụ phân ly đến độ "rai vào khủng

hoảng" Nhưng từ giữa thế kỷ XX văn học so sánh đã "phục hung", đã thể hiện rõ nét gướng mặt rạng rÕ của văn học thé gidi trong tình hình mới, với chủ thể là văn học đân tộc Hoà nhập vói phong trào giải phóng dân tộc đâng cao

ở các nước Á Phi, Mỹ Latinh, văn học s0 sánh cũng không

ngừng phát triển, không ngừng lan toả, "phủ sóng” trên

khắp bốn biển năm châu, được nhận định là "đang 6 vào

thời kỳ cực thịnh"

Và cũng chính là văn học S0 sánh đã và đang

c đánh giá bản sắc dân tộc, và

iao lưu văn hóa văn

n cầu hóa hiện Tay

giữ một vai trò quan trọng trong việ

góp phần xác định độ đậm nhạt của g

học đân tộc trong trưởng giao lưu tồ

Bỏi vì khơng nhà văn nào có thé sang tac trong tháp ngà

và trong cõi hư vô Và bởi vì với phương tiện thông tin siêu hiện đại ngày nay, bất cứ nền văn học nào cũng có

thể tác động, ảnh hưởng tói một nền văn học khác Đúng

như Goethe khái quát: "Mọi nền văn học từng chu kỳ một lại cảm thấy cần phải hướng ra nước ngoài" Có điều, nên nói rõ thêm là chu kỳ ấy ngày càng cực ngắn Để hiểu

Trang 14

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập

được một nhà văn thiên tài hay yếu kém, văn học so sánh

đều phải nghiên cúu nhà văn ấy trong những mối liên hệ và ảnh hưởng Chính ở đây văn học so sánh có hiệu lực nhất

Nếu không righiên cứu ảnh hưởng của các dân tộc khác thì không thể hiểu thấu đáo một nhà văn, một nền văn

học đối tượng Nhưng không thể nghiên cứu ảnh hưởng

của các dân tộc khác, nếu không vận dụng những phương cách khác của việc nghiên cứu văn học sử: tiểu sử, lịch sử

chính trị, lịch sử tư tưởng xã hội, lịch sử văn hóa chung của một nước và lịch sử truyền thống dan tộc của nước

đó Quả thực, nghiên cứu nhiều mối liên hệ, ảnh hưởng,

kết hợp lại càng dầy đủ, khoa học bao nhiêu, thì sự hiểu

biết nhau giữa các dân tộc càng sâu sắc, cặn kế bấy nhiêu Và cũng quả thực, ảnh hưởng là sự nhào nặn, cải biên, mô

phỏng cái được lính hội tuỳ theo nhu cầu của trường lĩnh hội Quan hệ giữa phỏng tác và nguyên tác ö mức

độ nào lại tuỳ thuộc vào nhu cầu của người lĩnh hội, vào chức năng xã hội của phỏng tác và chiều hướng chung của thdi dai

Nhận thức văn hóa dân tộc sâu sắc, có nội lực bản lĩnh

vững vàng trong mối liên hệ với toàn thế giới, mỏ rộng

cửa đón gió lành bốn phương, tiếp nhận những người thiện

chí bước vào nhà, và hậu hinh tặng những gì của riêng

Trang 15

LƯU VĂN BỔNG

mình nhưng lại không làm tổn hao tài sản của nhà mình Đó là giao lưu văn hóa với cộng đồng nhân loại

Giao lưu giữa các nền văn học đó là liên hệ giữa các

dân tộc Chúng giúp ta hiểu được nhu cầu của các dân tộc

và những con dưỡng Ykhác ta" cùng tiến đến tương lai Đó

chính là một trong những vấn đề chủ đạo của thời đại chúng ta Và cũng chính là ỏ đây, văn học s0 sánh có một

vai trò tích cực

Văn học so sánh thành công đầu tiên trong lĩnh vực

folklore và trong công việc nghiên cứu các chủ đề và các nhân vật điển hình Tiêu biểu có Jacob va Wilhelm Grimm, Max Miiller, Gaston Paris, Michel Breal vao đầu

thé ky XIX Từ giữa thế kỷ XIX là nghiên cứu ảnh hưởng

Đó là dòng chảy ào ạt ö châu Âu với các công trình chính của G Brandès, giáo sư người Đan Mạch, cia H M

Posnett, giáo sư người Anh với cuốn Văn học $0 sánh -

Comparative Literature, 1886 - cuốn sách lý luận chính

thức "khai trương" cho bộ môn văn học so sánh Thêm

nữa, ö châu Âu người ta còn tìm thấy ba tÖ báo Một tờ

thành lập năm 1879, một tờ báo đa ngữ, do gido su Hugo

Trang 16

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập

giáo sư Max Koch chủ biên (tò Zeschrfft fur vergleichende Literaturgeschichte (1887-1910) va to Studien zur verglis- chenden Literaturgeschichte (1901-1909) Nam 1895, J

Texte bao vé luận án tiến sĩ về J Rousseau và những

nguồn gốc của chủ nghĩa thế giói về văn học (J.J Rousseau et les origines du cosmopolitisme littéraire) Nhting bai giang

của thầy trò Brunetière và Texte về văn học so sánh in

đều ở báo Revue des Deux Mondes Đáng chú ý là Tổng tập thự mục văn học so sánh (1899) của L.P Betz gồm 3.000 bài Và tập Khảo cúu văn học so sánh (1902) E

Baldensperger, ngudi ké tuc J Texte 6 Dai hoc Lyon, tai bản cuốn Thư mục của Betz, nâng số mục từ lên đến 6.000

bài Những công trình nghiên cứu quan trọng nhất có

Goethe ö Pháp của F Baldensperger (1895) và những cuốn nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học Tây Ban Nha và Đức, Italia và Tây Ban Nha

Trong văn học Pháp người khỏi xướng đổi mới lịch sử văn học Pháp cận đại là Gustave Lanson VỊ giáo sư này khuyến khích nghiên cứu các vấn đề lịch sử văn học với

một chiều rộng về thông tin, có nhận xét phê phán chân

xác Lanson đã có nhiều thành công, giữ một vai trò lón

trong sự nghiệp nghiên cứu: tư liệu đầy đủ, nghiên cứu

văn bản sâu hơn, mỏ rộng đối tượng đến các tác giả "thường thường bậc trung" và "tầm tầm", mà nhà nghiên

Trang 17

LƯU VĂN BỔNG

cứu gọi là "sợi ngang" được đệt vói các tác giả xương sống như là "sợi dọc" của khổ vải Tất cả đều vói ý thức lịch sử

tỷ mỉ hơn, khách quan hơn F Baldensperger cho rằng

môn văn học so sánh từ đầu thế kỷ XX đã tuân theo các

yêu cầu nghiêm ngặt hơn của lịch sử văn học

*

Văn học so sánh chủ yếu nghiên cứu tác phẩm của các nền văn học trong mối tương quan giữa chúng với nhau:

Cổ đại - Cổ đại, Hiện đại - Trung cổ, Hiện đại - Cổ đại

và Hiện đại - Hiện đại, mối quan hệ phong phú, phức tạp

nhất Không biết bao nhiêu vấn đề được đặt ra: thế nào

là văn học dân tộc, thế nào là văn học nước ngoài? Các tác phẩm do người Việt Nam viết bằng tiếng Pháp tại Pháp

chẳng hạn sẽ được xếp vào văn học nào? Việt Nam hay

Pháp? Tác động của văn học nước A đối với nước B khác nhau về chất là như thế nào? Nước B qua tiếp nhận trí thức đã làm giàu cho tỉnh thần của mình ra sao? Hiện tượng "lên men" các ý niệm mới là thế nào? Hệ cảm nhận của độc giả nước B có rung động cùng nhịp với hệ cảm

nhận của độc giả nước A không? Hay có một giao thoa, giao ứng nào đấy, và điều này sẽ góp gì cho nghiên cứu

so sánh? Rõ là một khu rừng đại ngàn! Thế nhưng trong

cái phức tạp vô cùng ấy, văn học so sánh cũng chỉ làm

Trang 18

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập

phần việc của mình Thí dụ xung quanh chuyện vay mượn,

văn học so sánh chỉ xem xét bản chất của Việc vay mướn

văn học, chứ không xem xét vấn đề vay mượn /rong trường

hợp nào, hay cách thức vay mượn như thế nào

Quả thực, văn học so sánh viết lại lịch sử của sự vay

mượn; hoặc là lịch sử những gì được vay mượn: chủ đề,

đề tài, huyền thoại, thể loại, ý tưởng ; hay nghiên cứu

những thành công của một tác phẩm, một tác giả, một nền

văn học ö nước ngoài và ảnh hưởng, tác động ư nước ngồi; hoặc là nghiên cứu các hiện tượng mô phỏng, tìm nguồn

gốc nhà văn và tác phẩm nước B xem có thống nhất, trực

tiếp với nước Á không, hay là qua một trung gian, một xúc

tác nào đấy để A ảnh hưởng đến B? Văn học so sánh khái

quát hoá công việc điều tra của các nhà viết lịch sử văn

học Kết quả khái quát sẽ thành một bộ phận gắn chặt

của lịch sử văn học dân tộc

Vào cuối thế kỷ XIX, Charles Mills Galey - người xây

dựng văn học so sánh ö Mỹ với một loạt công trình "những tác phẩm vĩ đại" - nói rằng trường phái Mỹ và một loạt

những tác phẩm vĩ đại trong văn học thế giói của ông mang

tính nhân đạo sâu sắc, tiếp nối dòng khỏi nguyên từ

Mathew Arnold, xuyên qua Posnett và Arthur Marsh Ông

nhấn mạnh tầm quan trọng của tâm lý học, nhân loại học,

ngôn ngữ học, khoa học xã hội, tôn giáo và nghệ thuật

Trang 19

LƯU VĂN BỔNG

hiên cứu văn học Ông đưa ra mô hình “công trình " Galey dat qua mot bên mọi vấn đề quốc

khác biệt ngôn ngữ và biên giới chính

trị, mà chỉ thấy một tổ hợp hoà tan các lý luận về văn học so sánh Cùng thời với Galey, H.M Posnett cũng đề nghị

mô hình phi quốc gia Quan điểm của Posnett về văn học

so sánh là dựa trên mô hình tiến hóa

Càng phát triển càng chấn chỉnh, củng cố, van hoc so

sánh cứ thế nhận lính trách nhiệm ngày càng nặng về

mình Nếu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, môn văn học so sánh lấy Pháp làm trung tam, thi sau Chiến tranh thế giói II, vị trí ấy chuyển sang Đức, đo gido su Kurt Wais

cht tri O My, & Lién Xô, Nhật Bản môn văn học so sánh hoạt động mạnh Sự phát triển hoàn mỹ của văn học

so sánh gắn liền với việc thể chế hóa bằng một hệ thống

giảng dạy trong các trường đại học Buổi giảng đầu tiên ở

Mỹ về văn hoc so sánh là ö Đại học Havard nãm 1890

Và tù năm 1899, văn học so sánh đã chính thức bước vào

giảng đường Đại học Columbia, New York Từ năm 1910

văn học so sánh được giảng dạy Ở trường Đại học S0T- bonne; Paris, và sau đó một ít là ở phần lón các trưởng đại học tỉnh Ö nhiều nước khác như Italia, Đức, Tây Ban

Nha cũng đã giảng dạy văn học so sánh từ nhiều năm trước Và kết quả đào tạo thật đáng làm cho chúng ‡4 Suy

trong ng

liên bộ môn

gia, đân tộc; những

Trang 20

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập

nghĩ Thí dụ ỏ Mỹ với chương trình đào tạo Tiến sĩ văn học so sánh có khoảng 60 khóa trình Và từ hai thập kỷ

nay mỗi năm nhà nước Mỹ đã cấp trên dưới 140 văn bằng

Tiến sĩ văn học so sánh

Các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học so sánh

thường tập hợp thành Hội văn học so sánh, mỗi nước có hang trăm hội viên, có nưóc đến hàng nghìn Song song

với Hội văn học so sánh, ð một số nước còn có những hội

mang tên khác, nhưng cũng cùng có chức năng nghiên cứu văn học so sánh: Hội ngôn ngữ hiện đại, Hội nghiên cứu

và phê bình văn học, Hội nghiên cứu folklore, v.v Trùm

lên các tổ chúc quốc gia này là Hiệp hội văn học so sánh

quốc tế được thành lập từ năm 1954 Cơ quan ngôn luận của các hội quốc gia và quốc tế này là những tð tạp chí

văn học so sánh Tạp chí văn học so sánh ra đồi sóm nhất

là tò Zeitschrift fur Vergleichende Literature geschichte 6

Đức năm 1887, như đã kể trên Ö Pháp năm 1921 tạp chí

R.LC (Revue de littérature comparée) do F Baldensperger và P.Hazard thành lập và hoạt động cho đến ngày nay

Ngoài truyền thống Âu - Mỹ, văn học so sánh ngày nay rất năng động có thể nói là "đang ỏ thời kỳ cực thịnh" như

Trang 21

LƯU VĂN BỔNG

Giáo sư G, Gillespie, người Mỹ, chủ tịch Hiệp hội văn.học

so sánh quốc tế, nhận định Thiên ngoại hữu thiên (ngoài

bầu trồi này côn có bầu trồi khác)! Châu Âu luận trong

nửa sau thế kỷ XX đã nhường bước cho văn học Á, Phi,

Mỹ Latinh Đây là mô hình tiến hóa rất thích hợp vói nhán

quan năng động, ham tiến thủ của các nước vừa thoát khỏi

ách thực dân giành độc lập dân tộc Văn học so sánh trong

mấy thập kỷ nay có thể làm người ta nhó đến thời so ky của văn học so sánh ở châu Âu cách mạng đầu thế kỷ

XIX Một dân tộc đang khẳng định bản thể của mình là chiến lược chung, thì so sánh các nền văn học trỏ thành |

phương sách tốt nhất để khẳng định khỏi điểm văn hóa

cho dân tộc đó

Trong tình hình nghiên cứu lý luận văn học ngày n2y,

ta thấy biên giới giữa các lĩnh vực lý luận, phê bình, thể

chế văn học và các lĩnh vực khác ngày càng tỉnh tế, mong manh Cho nên ngày nay thế giói thưởng hay ứng dung nghiên cứu liên ngành Quả thực, cần đi vào liên văn học

ta mói thấy rõ sự phát triển nhiều kiểu trong nhiều dân tộc Có so sánh môi cảnh liên văn học ta mới có thể tìm ra quy luật, nhũng chân lý tương đối So sánh để nắm bắt được những yếu tố bất biến, lập dị, lặp đi lặp lại, ta mi

có thể khái quát lên được Goethe gọi đó là khoa học của

Trang 22

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập ˆ

so sánh Văn học so sánh đặt cái tương đồng, bỏ qua giá

tri học tiên nghiệm của so sánh truyền thống mà đi tù bản

chất của vấn đề Rồi khái quát tư liệu khoa học thành quá

trình liên văn học trong phạm trù văn học thế giói

*

Việt Nam ta rơi vào môi cảnh khá đặc biệt Trong quá

trình xây dựng và giữ gìn văn hóa đân tộc, Việt Nam đã sóm có những giao thoa văn hóa bắt buộc hay tự nguyện

vói các nền văn hóa khác, lâu thì hàng thiên niên kỷ, chóng thì hàng thế kỷ, chóng nữa thì cũng hàng mấy thập ký Và ngày nay là sự giao lưu văn hóa đa phương, đa dạng giữa văn hóa ta và văn hóa thế giới Từ thế kỷ XVII Lê Quý Đôn đã viết: "Nước Nam ta mỏ mang nền văn minh vén không kém Trung Hoa ", "Hai triều Lý, Trần ngang hàng với các triều Tống, Nguyên Lúc ấy, tỉnh hoa, nhân tài, cốt

cách không khác gì Trung Hoa St, Ngô Thì Nhậm cụ thể

hon đã quả quyết: " Về cổ thể thì không nhường thí ca

đồi Hán, Tấn Về tân thể, không nhường thi ca các đồi Đường, Tống, Nguyên, Minh, nhả ngọc phun châu"?, Ý

thức so sánh đó chính là tiền đề tư tưởng cho văn học so

1 Tù trong di sản Nxb Tác phẩm mối, H., 1983, tr.90, 96 2 Tit trong di san, Sdd, tr.77

Trang 23

LƯU VĂN BỔNG

sánh của ta sau này, thuộc bình diện phương pháp tư

tưởng Còn với tư cách là bộ môn văn học so sánh thì phải đến đầu thế kỷ XX Ý thức so sánh nước Nam - Trung

Hoa đã chuyển thành so sánh Đông -, Tây, Á - Âu rồi Việt

Nam - Pháp So sánh Quả dua đỏ của Nguyễn Trọng Thuật với Những cuộc phiêu lưu của Télémaque cia Fénelon là một thí dụ

Trong việc tiếp nhận vẫn hóa phương Tây, như một

quy luật, các nước A, Phi ban dau thi kỳ thi, chống đối nó

trong một thời gian khá dài Bởi vì nó là "ngoại lai”, sở nó

y đổi, đảo lộn cø cấu xã hội, nếp tư duy,

nếp sống của mình Hơn nữa, đó là một cách chống đối

óc kiêu ngạo, hẹp hỏi của những người ngoại quốc

đầu tiên truyền bá văn hóa phục vụ cho chính sách xâm lược Đó là từ thời kỳ vua Tụ Đúc 6 ta, hay từ

thai Chién tranh nha phién 4 Trung Hoa, va kéo dai cho dén cudi thé ky XIX

gười sáng suốt có dịp đi nước ngoài như Bùi Viện muốn tiếp thu văn hóa

nhưng không được chấp nhận

có thể làm tha

Một số Ít n

Nguyễn Trường TỘ,

phương Tây mạnh hơn,

Ö giai đoạn tiếp theo, người ta hoan nghênh văn hóa phương Tây Nhóm Đông Kinh nghĩa thục ở ta hô hào duy tân Vì Pháp nấm hết chủ quyền, nên việc tiếp nhận ở ta

Trang 24

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập

chỉ có một chiều và cũng chỉ lén lút Ta chỉ được học tiếng

Pháp, đọc sách Pháp, du học Pháp Và tiếng Pháp được dạy ở các cấp cũng sơ sài, sơ cấp và trung cấp Bỏi vậy, số người tiếp nhận khôngnhiều, và văn học phương Tây

không được truyền bá sâu rộng Chính sách thực dân, o

ép ấy đã dẫn đến phong trào Đông Du của nhà chí sĩ Phan

Bội Châu bí mật dưa thanh niên ta sang học 6 Nhat Ban

Ö giai đoạn này các nhà tiên phong đã chú trọng đến

dịch thuật, biên khảo Họ nóng lòng muốn truyền bá ngay những điều hay ho, mới lạ đến với đồng bào Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh chính là những người đi đầu trong việc

đề cao và làm giàu cho tiếng Việt Nguyễn Văn Vinh dich

nhiều đoạn trong Contrat Social va Esprit des lois, Gil

Blas de Santillane, Manon Lescaut, Les Misérabbes Pham Quynh dich Discours de la Méthode, Baudelaire, Barrés, Bordeaux Trong thap ky 20, 30 sáng tác nhiều

hơn Việc tiếp nhận "hút nhuy" văn hóa phương Tây

được đẩy mạnh lên một bước rõ rệt Đây là giai đoạn thuần thục, trưởng thành trong tiếp nhận Giai đoạn này

manh nha từ 1925 (với Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách)

và cực thịnh vào những năm 1932-1939 vói nhóm Tự lực văn đoàn thiên về lãng mạn, nghệ thuật và nhóm Hàn

Thuyên thiên về xã hội, nhan sinh Tho mdi tao ra nhiều tiếng nói, mô phỏng lối biểu đạt của phương Tây để cho

Trang 25

LUU VAN BONG

tiếng Việt phong phú hơn, tế nhị hơn, chính xác hơn: Xuân Diệu, Thế Lữ Tiếng Việt thồi kỳ này so với thời Dong Dương tạp chí, Nam Phong đã có nhiều tiến bộ trong

nhiều mặt

Nhiệm vụ văn học so sánh Việt Nam là tìm xem một

ảnh hưởng nào đó đã xuất hiện như thế nào từ nguồn Tây

phương, nhất là văn học Pháp và từ nguồn Đông phương,

nbat 1A van hoc Trung Hoa, va tgi sao chú không chỉ don

thuần ghí nhận nó Khá nhiều đề tài cho nghiên cứu văn học so sánh Việt Nam ö thế kỷ XX Văn học thé gidi

không chỉ đơn giản là một tập hợp các nền văn học dân

tộc, mà là một tổng thể trường họp văn học phụ thuộc vào nhau về cội nguồn cũng như về loại hình Nếu không đối chiếu văn học Việt Nam với một số nền văn học khác trong khu vục và trên thế giói thì sẽ không hiểu được tính đặc thù dân tộc Việt Nam; cũng như không thể giải thích đúng đắn một tắc động, ảnh hưởng bên ngồi, nếu khơng hiểu được sự thống nhất bên trong của văn học Việt Nam

Hiện tượng văn học nào cũng Ja một hệ thống hồn chỉnh

Khơng nền văn học nào lại tiếp nhận một hiện tượng không đáp ứng được nhu cầu bên trong của nó Xác định

chức năng các yếu tố vay mượn, quan sát động lực bên trong của văn học tiếp nhận là những điều kiện rất cần

Trang 26

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập

Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã

so sánh hai nguồn ảnh hưởng Trung Hoa và Pháp đối

vói văn học Việt Nam Văn học Việt Nam trước yêu cầu

phát triển ngôn ngữ dân tộc đã bắt đầu tiếp thu các thể

loại văn học mói Thế nhưng cũng phải đến những năm 40 mói có hai công trình đầu tiên có thé xem là văn học

so sánh ở Việt Nam Đó là Tủ nhân Việt Nam (Huế,

1942) của Hoài Thanh và Hoài Chân, và bộ Nhà văn

hiện đại (Hà Nội, 1942-1943) của Vũ Ngọc Phan Hoài

Thanh và Hoài Chân cho rằng ảnh hưởng của thơ Pháp đối vói Thơ mói là rất quan trọng, mói mẻ, bên cạnh

nó còn ảnh hưởng thơ ca dân tộc và cả thơ Đường của

Trung Quốc

Vũ Ngọc Phan đã ứng dụng phương pháp so sánh cho

cả ba đối tướng của văn học so sánh

Trọng ba bốn thập kỷ gần đây, văn học so sánh đã

được giói nghiên cứu, giảng dạy ỏ ta quan tâm Cũng có

nhiều cách tiếp cận bộ môn đang còn mói mẻ này Có

người xem văn học so sánh là một bộ môn khoa học độc

lập, đánh đồng văn học so sánh và phương pháp so sánh

Người khác lại xem văn học so sánh là một bộ phận của

khoa nghiên cứu văn học nói chung Người khác nữa gidi thiệu văn học so sánh là một trường phái nghiên cứu văn học theo quan điểm tư sản chuyên nghiên cứu những mối

Trang 27

LƯU VĂN BỔNG

liên hệ văn học quốc tế "ngày càng đi sâu vào con đường hình thức chủ nghĩa, duy tâm và phân động"

Có lẽ phải đến cuối thập kỷ 70 bài Văn học so sánh ô Hunggari (1945-1978) của nhà so sánh hoc Hunggari Sz Lázlo (Tạp chí văn học số 3/1979) đã như một “co hich" mói mỏ đầu cho sự khỏi động của giói nghiên cúu văn hoc nước ta tìm hiểu lý luận văn học so sánh và khẳng định

một bộ môn khoa học Và sự khỏi động rải rác trên các báo

ốn Những vấn

văn học so sánh là

đã thành chuyển động từ ấy đến nay,

chí và một vài công trình nghiên cứu, mà cu

đề lý luận của văn học so sánh của TS Nguyễn Văn Dân

mang ý nghĩa như là một cột mốc

4- kk

Cong trinh Van hoc so sánh, lý luận và ứng dụng gồm lý luận chung về van học sơ sánh,

sánh từ khỏi nguyên, lai

hương pháp nghiên cứu, hai phần: Phần Một:

Chương I, giói thiệu văn hoc so

lich đến đối tượng, mục dich, p

phạm vi khảo sát, vị trí của văn học so sánh, mối quan hệ với văn học thế giới Chương 11, nghiên cứu từ chủ đề, mô típ, huyền thoại đến thể loại, hình thức nghệ thuật, phong cách trong nghiên cứu so sánh; tử trào lưu, ứng dụng đến

ảnh hưởng, tiếp nhận, nghiên cứu vấn đề dịch thuật trong

Trang 28

Văn học so sánh - Lời dẫn nhập

giao lưu toàn cầu hóa đến thi học so sánh nói chung và thi pháp lịch sử trong nghiên cứu đi sản Hán Nôm Việt Nam Trong từng vấn đề được khảo sát, các tác giả đã đưa

ra những nhận định chung cần thiết, có "tính công cụ" đối

với người so sánh văn học Trong từng vấn đề, hiểu cặn kế từng khái niệm, mối tương quan giữa các khái niệm

trong lý luận văn học, vì có phân định rạch ròi những khái

niệm, thì khi nghiên cứu so sánh sẽ không bị "nhầm chuồng" Chương III, khảo cứu văn học so sánh 6 Việt Nam,

điểm qua tình hình văn học so sánh ö nước ta từ đầu thế

kỷ XX đến nay, đi từ những tiền đề lịch sử đến điểm qua các chặng đường phát triển của văn học so sánh úng dụng và phát triển lý luận của văn học so sánh Việt Nam

Phần Hai của công trình dành cho các bài nghiên cứu

so sánh được tạm xếp theo biên giới địa lý Lấy "trục" là văn học Việt Nam làm điểm xuất phát, lan tỏa đến các

nền văn học khu vực và thế giới: so sánh với văn học

phương Tây, văn học Pháp, văn học Nga và Xô viết, vói

văn học Trung Quốc, va vdi vin hoc Dong Nam Á Những

vấn đề lý thuyết chung về văn học so sánh giới thiệu 6 phan Một có thể tìm được "nhân chứng vật chúng" trong các bài

nghiên cứu 6 phan Hai, phần Văn học so sánh ứng dụng

*

Trang 29

LƯU VĂN BỔNG

Văn học so sánh chưa bao giờ là cái đã hoàn tất

Nhũng nhà nghiên cứu, phê bình trên khắp hành tỉnh xanh

của chúng ta ngày nay vẫn còn tiếp tục đối thoại, tranh

luận nhau về cùng một số vấn đề đã được đặt ra từ lâu

Và luận điểm khoa học nào đưa ra cũng "xanh rén" Rất

nhiều cuộc hội thảo khoa học vẫn tiếp tục nêu nhiều vấn

đề búc thiết về văn học so sánh Rất nhiều báo chí thường

xuyên chuyển tải những cuộc tranh luận gay gắt với những

đề xuất, những yêu cầu rắc rối đến khó hiểu, đa dạng

phong phú đến khó tỉn

Chúng tôi, lóp người đi sau, "lứa tân binh” của bộ môn văn học so sánh, vừa làm vừa học, chỉ biết lúc nào cũng phải căng mắt, căng tai, căng óc, căng tim ra mà lĩnh hội, vì cứ nghĩ rằng lĩnh hội nào cũng là nhận thức và lĩnh hội

nào cũng có khả năng trỏ thành sáng tạo Điều ấy đem

lại cho chúng tôi niềm hứng khởi và nghị lực khôn cùng

Và đây là công trình tập thể đầu tiên về văn học so sánh,

một bộ môn còn tương đối mói mẻ ö nước ta Con đường

vừa mới mỏ ra, tiền đồ còn rất rộng rãi đối với văn học

so sánh, một bộ môn được mệnh danh là "vi đại sú lưu

động" giàu thiện chí của văn hoá loài người hiện nay Chúng tôi xin chân thành cám ơn bạn bè trong và ngoài nước đã nhiệt tình giúp đõ để công trình sóm được ra mắt

Trang 30

PHẦN I

VAN HOC SO SANH

Trang 31

CHUONG I

Trang 32

VĂN HỌC SO SÁNH LÀ MỘT BỘ MÔN CỦA KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC

TS NGUYÊN VĂN DÂN

1 Sự ra đời của văn học so sánh: từ phương pháp đến bộ môn

Trên thế giói hiện nay, thuật ngũ "văn học so sánh” đã trỗ nên rất quen thuộc trong giói nghiên cứu và giảng dạy văn học Trong các trường đại học 6 hầu hết các nước

phương Tây đều có bộ môn văn học so sánh Bộ môn này

được coi là đã tồn tại hơn một trăm năm Thế giói đã có

Hiệp hội văn học so sánh quốc tế được thành lập từ 1954 và cho đến nay đã họp 15 kỳ đại hội (Việt Nam đã tham gia hai kỳ: kỳ thứ 10 năm 1982 và kỳ 15 vào tháng 8/1997)

Vậy mà cho đến nay ỏ nước ta, tại khoa văn các trưởng đại học vấn chưa có bộ môn văn học so sánh Năm 1989, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thành lập Trung tâm

văn học so sánh, nhưng nói chung trung tâm này vẫn chưa

làm được gì đáng kể về mặt học thuật Và trong giới

nghiên cứu, cho đến nay vẫn còn có người chưa phân biệt

Trang 33

NGUYEN VAN DAN

được văn học so sánh với so sánh văn học Do đó, có thể

nói việc tìm hiểu và xây dựng bộ môn văn học so sánh vẫn

đang còn là vấn đề thời sự Vậy tại sao lại có bộ môn văn

học so sánh và văn học so sánh là gì?

Văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp s0

sánh văn học Trong cuộc sống hàng ngày, so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một trong những phương pháp để xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ

Côn trong nghiên cứu văn học, nó là một phương pháp

dùng để xác dịnh, đánh giá các hiện tướng văn học trong

mối quan hệ giữa chúng với nhau Việc này đã được tiến hành từ thồi Phục hưng Tuy nhiên khi ấy phương pháp

so sánh mới chỉ được áp dụng một cách tự phat, don so,

chưa có có sỏ khoa học

Dén thé ky XVII, chi nghĩa tư bản bất đầu được hình thành ö phương Tây Điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển là phải có sự trao đổi và giao lưu quốc tế Tình trạng cô lập của chế độ phong kiến cát cú đã trỏ thành một vật cản chủ chốt đối với sự phát triển của xã hội tư bản Giao lưu kinh tế đã dẫn đến giao lưu văn hóa Và giao lưu văn hóa lại thúc đẩy giao lưu kinh tế và dẫn đến những biến

đổi xã hội Nó đã dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp

lần thú nhất 1789 và đến cuộc cách mạng tư sản lần thú hai ö Pháp và ö một số nước châu Âu vào năm 1848 Có

Trang 34

Văn học so sánh là một bộ môn

thể nói, thé ky XIX là thế kỷ của giao lưu, thế kỷ của chủ nghĩa thế giới (tiếng Pháp: "cosmopolitsme") Về điều

này, Mác và Ăngghen đã nói trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848 như sau: "Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự

cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ

thuộc phổ biến giữa các dân tộc Mà sản xuất vật chất đã như thế, thì sản xuất tỉnh thần cũng không kém như thế, những thành quả hoạt động tỉnh thần của một dân tộc trỏ

thành tài sản chung của tất cả các dân tộc Tính chất hẹp

hôi và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa, và từ nhũng nền văn học dân tộc và địa phương muôn

hình muôn vẻ, đarg nảy nỏ một nền văn học toàn thế giới"!

Như vậy là đến giai đoạn này ö phương Tây đã bắt đầu hình thành nền văn học thế giói mà điều kiện để cho

nó phát triển là sự giao lưu văn hóa Giao lưu văn hóa

chính là một điểm đặc trưng của văn học lãng mạn phương Tây Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1827, đại văn hào

Đức Goethe đã chủ trương phải phát triển văn học thế giới (ông dùng thuật ngữ tiếng Đúc là Weltliteratur) Ông

nói: "Ó thời đại chúng ta, văn học dân tộc không còn có ý nghĩa øì nhiều; bây giò là thời đại của văn học thé gidi

1 C Mac., Ph.Angghen, Tuyén tép, tap L Nxb Su that, H., 1980, tr 545-546

Trang 35

NGUYEN VAN DAN

và mỗi chúng ta cần phải góp phần làm cho thời đại đó hình thành càng sóm càng tốt", Như thế khái niệm "van

học thế giới" của Goethe cũng là một cd sở để dẫn đến

sự ra đời của bộ môn văn học so sánh Và ta cũng có thể

nói giao lưu văn hóa là điều kiện xã hội của sự hình thành

văn học so sánh

Ngoài điều kiện xã hội, ta còn phải nói tới một điều

kiện về học thuật tạo thuận lợi cho sự ra đồi của văn học

so sánh: đó là vào đầu thế kỷ XIX, các ngành khoa học lịch sử đã được phát triển cực thịnh, như người ta thường

nói thế kỷ XIX là thế kỷ của các khoa học lịch sử, tạo điều kiện đẫn đến việc hình thành và nỏ rộ của bộ môn văn học sử; đồng thi phương pháp so sánh cũng dã được

nhiều ngành khoa học áp dụng, đặc biệt là ngôn ngữ học

so sánh và folklore so sánh

Nhu vậy là chúng tôi đã nói tdi cái lý do ra đời và hai

điều kiện cơ bản của việc hình thành bộ môn văn học so

sánh Lý do của nó: so sánh là để xác định tính chất và đánh giá sự việc Còn hai điều kiện là điều kiện xã hội (giao lưu văn hoá) và điều kiện học thuật, trong đó điều

kiện xã hội có ý nghĩa quyết định Trong hoàn cảnh thuận

1 1 P Eckermann, Trò chuyện với Goethe, Nxb Văn học thế gidi,

Bucaret, 1965, tr 226-227, (ban tiéng Rumani) (Doan chit nghiéng

là do chúng tôi nhấn mạnh - N.V.D)

Trang 36

Văn học so sánh là một bộ môn

lợi ấy, đến năm 1886, nhà nghiên cứu văn học người Anh Macauly Posnett đã cho ra mắt công trình tổng họp đầu

tiên về lịch sử văn học thế giói mang tên Văn học so sánh

(tiếng Anh: "Comparative Literature") Cũng trong năm 1886, 6 Genéve, Thuy Si, Eduard Rod bat dau các bài

giảng về lịch sử so sánh các nền văn học, và Siipfle xuất

bản ở Đức tập đầu tiên trong bộ sách Lịch sử ảnh hudng

của nền văn mình Đúc dối với nước Pháp, mang tính chất

của một công trình văn học so sánh Năm 1887, stt gia van

học người Đúc Max Koch cho ra đời tạp chí chuyên ngành

đầu tiên mang tên Tạp chí lịch sử văn học so sánh tồn tại

đến năm 1910 Có thể coi năm 1886 là năm khai sinh ra bộ môn văn học so sánh Từ đây không khí nghiên cứu

văn học so sánh trỏ nên sôi động Những nước có phong trào nghiên cứu văn học so sánh phát triển mạnh nhất thòi bấy giò là Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ Năm 1903 ở Hoa

Kỳ xuất hiện tò Tạp chí văn học so sánh, nhưng phải đến

năm 1921 mói xuất hiện tò tạp chí có uy tín nhất và vẫn

tồn tại cho đến ngày nay là tò Tạp chí văn học so sánh xuất bản ö Pháp (tiếng Pháp là Revue de litđrature comparée) Một bước khẳng định quy chế bộ môn của văn học so

sánh là việc đưa nó vào giảng dạy ở các trường đại học, là việc thành lập bộ môn giảng đạy văn học so sánh Pháp

có lẽ là nước đi đầu trong việc này Năm 1896, Joseph

Trang 37

NGUYEN VAN DAN

Texte thành lập bộ môn giảng day van hoc so sánh tại

trường Đại học Lyon Sau Lyon, thành phố New York của Hoa Kỳ cũng thành lập bộ môn văn học so sánh tại trường Đại học Columbia vào năm 1899 Hiện nay hầu hết các nước phương Tây đã thành lập bộ môn văn học s0 sánh

ö bậc đại học, có nước gọi chung nó là bộ môn văn học

thé gidi va so sánh, hay văn học thế giới so sánh

Chúng tôi phải khẳng định điều này là vì nếu chỉ có

nghiên cứu mà không có giảng dạy văn học so sánh thì có

nhiều người sẽ cho rằng đó chỉ là một xu hướng nghiên cứu nằm trong văn học sử nói chung, chỉ là một phương pháp đơn thuần được áp dung cho van học sử thế giói mà

thôi O đây cần có sự phân biệt hai cấp độ:

a Ở cấp độ phương pháp, so sánh văn học có thể được áp dụng cho tất cả các bộ môn nghiên cứu văn học, từ

phê bình, lý luận, văn học sử dân tộc đến văn học sử thế

giỏi Chẳng hạn khi ta so sánh hai hiện tượng van học của

cùng một nền văn học dân tộc thì tức là ta làm văn học

sử đân tộc bằng phương pháp so sánh Ö cấp độ này ta

cô phương pháp so sánh văn học

b Ở cấp.bộ môn, văn học so sánh là một khoa học có mục đích và đối tướng riêng, cụ thể là nó nghiên cứu các

mốt quan hệ gi1a các nền văn học dân tộc Nghĩa là khi

Trang 38

Văn học so sánh là một bộ môn

nhà nghiên cứu đề cập đến một mối quan hệ nào đó giữa

các hiện tướng văn học thuộc hai nền văn học trở lên thì

tức là anh ta làm văn học so sánh Ö cấp độ này chúng ta

có bộ môn văn học so sánh Và tất nhiên, để cõ được tư

cách là một bộ môn khoa học, văn học so sánh phải có

mục đích, đối tượng và phương pháp luận riêng của nó 2 Mục đích, đối tượng của văn học so sánh

Văn học so sánh có thể có nhiều mục tiêu, nhưng nó

chỉ có hai mục đích cơ bản: - xác định tính khái quát của

văn học nhân loại, và - chứng mỉnh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc

Hai mục đích nói trên là sự thể hiện của một cặp phạm

trù: cái quốc tế - cái dân tộc, tương ứng với cặp phạm trù

cái chung - cái riêng ở cấp độ triết học

Xét theo quan điểm triết học thì cái riêng bao hàm cái chung và cái đặc thà (xem biểu đồ) Tức là cái riêng bao

giò cũng có một bộ phận gia nhập với cái chung và một bộ phận đặc thù còn lại của nó Nhưng điều phân biệt này chưa phải là quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là phải

thấy được sự chuyển hóa lẫn nhau giữa cái đặc thù và cái chung, sự chuyển hóa đó chính là linh hồn biện chúng của quan hệ giữa cái riêng và cái chung, là linh hồn của sự

vận động vật chất

Trang 39

NGUYÊN VĂN DÂN Biểu đồ 1 Biểu đồ 2 cái riêng (3 cái cá thể cái tổng thể cái chung

Biểu đồ 1: Các cá thể (cái riêng) không có quan hệ với nhau

Giữa chúng không có cái chung

Biểu đồ 2: Các cái riêng có quan hệ với nhau Giữa chúng có cái chung

Trong văn học so sánh cũng vậy, phân biệt ra cái đặc thù dân tộc và cái quốc tế là một việc làm cần thiết Nhưng tuyệt đối không được coi đó là một mục đích tự thân Nếu

ta chỉ đừng lại ở việc chứng mỉnh tính đặc thù dân tộc thì

sẽ rơi vào quan điểm phiến diện, siêu hình, cúng nhắc, thậm chí sô vanh Điều chủ yếu là chúng ta phải phát hiện ra sự vận động của cái đặc thù trong mối quan hệ với cái đặc thù khác để dẫn đến xu hướng trỏ thành cái chung

Sự vận động này là một hiện tượng khách quan của văn học mà nhà so sánh luận có nhiệm vụ phát giác và hướng

Trang 40

Văn học so sánh là một bộ môn

dẫn nó Quan niệm như vậy, chúng ta sẽ nhìn nhận cái đặc thù dân tộc và cái chung mang tính quốc tế trong quá trình vận động đi lên của lịch sử, thấy được sự biến đổi và màu sắc thời đại của chúng Cái đặc thù dân tộc theo cách nhìn biện chứng sẽ không phải là một tập hợp các yếu tố tiền định, bất biến, phi lịch sử; và cái chung của

thế giới cũng không phải là cái ngoại lai, lập dị, bất cập Dân tộc không đồng nhất với truyền thống và không chỉ giói hạn ở truyền thống Dân tộc mang cả tính tỉnh lẫn

tính động Tính động của dân tộc làm cho nó có khả năng

đồng hóa mọi cái mới phù hợp với điều kiện sống của nó,

đào thải mọi cái lỗi thời của bản thân, khướóc từ những cái

ngoại lai không phù hợp và phổ biến ra thế giói những cái

tiến bộ của nó, biến chúng thành cái quốc tế Mặt khác

những yếu tố quốc tế khi đã được cái dân tộc đồng hóa thì sẽ không còn là yếu tố quốc tế, sẽ biến thành cái đân

tộc, nhưng là cái dân tộc hiện đại Dây cũng là biểu hiện

của tính chất biện chứng của cặp phạm trù cái đân tộc -

cái quốc tế, tức là sự chuyển hóa giữa chúng vói nhau

Nhưng xét trên quan điểm toàn cầu và lâu đài, thì tính quốc tế có một tầm quan trọng hàng đầu Tính quốc tế

bền vững sẽ đảm bảo cho tính dân tộc tồn tại lau dai Day

chính là biểu hiện của luận điểm triết học: giải quyết cái riêng thông qua cái chung Vì vậy, cho đù có khẳng định

Ngày đăng: 16/07/2022, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN