Cuốn sách Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn - Chia sẻ kinh nghiệm hành nghề thực tế tại Việt Nam phần 1 gồm các nội dung chính như giới thiệu chung về nghề luật sư; các kỹ năng cơ bản hành nghề luật sư; kỹ năng soạn thảo và đàm phán hợp đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1_ CHIA SẺ KINH NGHIỆM HÀNH
NGHỀ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM
TRƯƠNG NHẬT QUANG
Trang 2Cuốn sách này dành tặng bố mẹ, Thủy, Linh và Khuê,
gia đình,
Trang 3MUC LUC
LOL CAMION See Nei vale Re OEE Ss ek 1
PHAN MODAU - dala aes ead RA 3
GÁC ĐỊNH NGHĨA e005 occ tee POLI ae 0 11
PHÀN 1 - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ
TẬT-VIỆT NĂM sas oneness Seep ant Mas 64 13 1.1 Giới thiệu chung 13, 1.2 Linh vực hoạt động 18 13 ?#hfTũAtsửữdJ.A£©G411t AAD #21 1.4 Mơ hình tổ chức và hệ thống quản lý 23 PHÀN 2 - CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN HÀNH NGHÈ
ECAT SU Gath ei coh, Det DSA OR he 31
CHUONG 1 - Tim hiểu yêu cầu và xác định vấn đề
pháp lý -c sec nh nh n1 11111 sự 34 1.1 Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng 34
1⁄2 Xác định vấn đề pháp lý 42
CHƯƠNG 2 - Tìm quy định pháp lý và thông tin có
liên quan eee 52
2.1 Tiền lệ công ty luật nơi luật sư làm việc PSS
22 Didwudequdets 06a WA een 59
Trang 4_
CHƯƠNG 3 - Phân tích đưa ra nhận định và giải
pháp pháp lý . -===‡* nhe nh nh 84 3.1 Các yêu cầu chung về việc áp dụng phương
pháp suy luận ¿ÑJndfdfszj are 85
3.2 Phương pháp giải thích quy định pháp lý và
thông tin có liên quan - : - 89 3.3 Trình tự phân tích quy định pháp lý và thông
tin có liên quan - 94
CHƯƠNG 4 - Trình bày ý kiến tư vấn
4.1 Giới thiệu yêu cầu, tình tiết, sự kiện, giả định và hạn chế liên quan 4.2 Xác định vấn đề pháp lý và trình bày kết luận 117 443 Phân tích để chứng minh kết luận 120 4.4 Kết luận tổng quát 124 4!5:1Gác'l0sýjkhác); 01700707 (3 001404A6A 53l.4-‹ 125 PHAN 3 - KY NANG SOẠN THẢO VÀ ĐÀM PHÁN
HOP DONG) 2h sát 229A14)sa6a06/0006066Ắs «+ 131
CHƯƠNG l - Soạn thảo hợp đồng „¿182 1.1 Các điều khoản cơ bản của hợp đồng A¿4 154
1.2 Giai đoạn CHUAH DỊ 21 7 -.150002720/1.0vyssessa 148
13 Giai đoạn soạn thảo 155 1/4;5G40/1WUyIKDAO nyasoxsi4110021/65025151<64aars2 Vh tiện 157
CHƯƠNG 2 - Đàm phán hợp đồng - 161
2.1 Giai đoạn chuẩn bị 161
Trang 5CHƯƠNG 2 - Phát triển quan hệ với khách hàng 191 2.1 Hiểu biết về khách hàng 2.2 Duy trì quan hệ với khách hàng hiện tại 2.3 Phát triển quan hệ với khách hàng mới
CHƯƠNG 3 - Làm việc với cơ quan nhà nước 204
3.1 Trao đôi với cơ quan nhà nước 204
3.2 Tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước : 211
PHAN 5 - CÁC KỸ NĂNG MÈM 220
CHƯƠNG l - Giao tiếp và ứng xử 222
1.1 Giao tiệp trong văn PHONES, as 2707.211508 cert ence 222; 12 Gưữxử với đồng nghiép 3.6005 i docs awa 229 13 Cư xử với khách hàng lo INE ae rarig.HHÚG zA*s22zs¿72lAxeisiubeHyLiE li ME Vi eee 244 1.5 Giao tiếp qua điện thoại và email 247
CHƯƠNG 2 - Tiếp nhận và quản lý công việc 253
2:1 Tiếp nhận công VIỆC ‹:‹:::⁄:7:299512162s55 25 2.2 Hồn thành cơng việc đúng hạn „259 2.3 Chuẩn bị và tham gia cuộc họp 263 24 Quản lý thời gian - 267
2.5 Trách nhiệm với công vii 2.6 Làm việc theo nhóm Sa 217/890 500iErtta1HCWd vu s16, 50167591107 n10512756752122 279 PHÀN 6 - ĐẠO ĐỨC NGHÈ NGHIỆP LUẬT SƯ 285
1.1 Cần có bằng luật sư để hành nghề :
1.2 Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng 13 Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí
1.4 Thực hiện nghĩa vụ giữ bí mật thông tin oe 1.5 Dac quyén giữa khách hàng-luật sư
1.6 Tuân thủ quy định pháp luật
PHẦN 7 - TRÁCH NHIỆM CỦA LUẬT SƯ 318
1.1 Xử lý kỷ luật của đoàn luật sư 319
1.2 Trách nhiệm hành chính 324
Trang 6J.3 Trách nhiệm dân sự‹.z+:: : 2‹ -: 326
1⁄4 Trách nhiệm hình sự 328
PHAN 8 - MỘT VÀI NHẬN XÉT CUÓI CÙNG 335
PHỤ LỤC 1 - MẪU Ý KIÊN TƯ VẤN 345
PHỤ LỤC 2 - MẪU HỢP ĐỒNG 351
Trang 7
l
LỜI CẢM ƠN
Cuốn sách được hoàn thành với sự góp ý quý báu về nội dung và giúp đỡ về tài liệu tham khảo của nhiều luật sư đồng nghiệp tại 'YKVN, các luật sư đồng nghiệp khác và các độc giả Tác giả xin chân thành cảm ơn các luật sư đồng nghiệp và độc giả về ý kiến
góp ý và tài liệu tham khảo Tác giả xin đặc biệt cám ơn các bạn
Dinh Trịnh Thanh Tâm và Lê Trần Quỳnh Thy đã dành thời gian đọc và kiểm tra nội dung toàn bộ cuốn sách cũng như giúp tác giả
viết nhiều phần trong cuồn sách này Tác giả cũng xin cám ơn các
bạn Vũ Nguyễn Ngoc, Anh va Lé Hoang Nam da giúp tác giả viết một số phần trong cuôn sách này Tác giả không thể hoàn thành cuốn sách này nếu thiếu sự giúp đỡ quý báu đó
Tác giả dự định sẽ tiếp tục cập nhập và tái bản cuốn sách khi phù hợp Do vậy, tác giả mong muôn được trao đổi và nhận được ý kiến góp ý của các luật sư đồng nghiệp và độc giả về HỘI dung và hình thức của cuốn sách để những lần tái bản sau sẽ tốt hơn Mọi trao đổi và ý kiến góp ý có thể được gửi về cho tác giả theo dia chi email quang.truong@ykvn-law.com Tac gia xin chan thành cám ơn
Trang 8PHAN MO DAU
Giới thiệu chung
Cuốn sách “Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn” được tác giả hoàn
tất và xuất bản lần đầu năm 2013 Bốn năm đã trôi qua kế từ thời
điểm đó và tác giả đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của độc giả,
đặc biệt là từ các bạn sinh viên luật và luật sư Các bạn sinh viên luật và các luật sư mới hành nghề mong muốn cuốn sách trình bày chỉ tiết hơn một số kỹ năng cơ bản; trong khi đó, các luật sư có kinh nghiệm hơn quan tâm đến một số kỹ năng nâng cao và các vấn đề mới phát sinh trong thực tế hành nghề Cũng trong thời gian bốn năm qua, tác giả đã tham gia một số chương trình đào tạo sinh viên luật và luật sư và cũng có các trải nghiệm mới của
bản thân Chính vì vậy, tác giả muốn cập nhật và viết thêm một số
chủ đề khác trong cuốn sách dựa trên các góp ý của độc giả cũng
như trải nghiệm mới của bản thân
Nhiều luật sư tại Việt Nam chia sẻ quan điểm là trường luật giúp trang bị cho sinh viên khung kiến thức pháp luật cơ bản cũng như kỹ năng nghiên cứu và phân tích Việc đào tạo và làm việc tại công ty luật sẽ giúp cho luật sư có kinh nghiệm và kỹ năng hành
nghề thực tế Công ty luật sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc
đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư Điều này nói chung đúng,
nhưng khơng hồn toàn chính xác
Có lẽ khác với việc đào tạo tại trường luật ở một số quốc gia phát triển, đào tạo tại trường luật ở Việt Nam vẫn còn chú trọng vào cách học thuộc lòng và chủ yếu nhằm trang bị kiến thức luật trong một số lĩnh vực luật cơ bản Sinh viên ít có cơ hội tương
1 Ngay tại một quốc gia có nền luật học phát triển như Hoa Kỳ thì giới học
thuật vẫn còn tranh cãi về vai trò của trường luật và công ty luật trong việc đào
tạo luật sư Đặc biệt, giới học thuật có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất công việc của luật sư và về việc trường luật cân dạy gi cho sinh viên luật để
Trang 9KY NANG HANH NGHE LUAT SU TU VAN
tác với giảng viên để nghiên cứu và phân tích các vấn đề pháp
lý cụ thê và ảnh hưởng của các vấn đề pháp lý đó trong các giao dịch, vụ việc thực tế Khi sinh viên học cao học, quá trình trên về cơ bản lại tiếp tục Sinh viên có thể sẽ tập trung vào các lĩnh
vực chuyên sâu hơn nhưng vẫn không được đào luyện nhiều về
kỹ năng nghiên cứu và phân tích của luật sư Kết quả là cho dù học đại học hay cao học, sinh viên không có môi trường đào luyện kỹ năng nghiên cứu và phân tích các vấn đề pháp lý cụ thể trong các giao dịch, vụ việc thực tế Cách tranh luận theo phương pháp Socrates hầu như không tồn tại trong các trường luật tại Việt
Nam? Đó là thực tế mà tác giả nhận thấy khi còn học đại học
Dựa trên trao đổi của tác giả với các bạn sinh viên luật hiện nay,
dường như vấn đề này về cơ bản vẫn tồn tại Sinh viên luật khi
ra trường hầu như chưa có phương tiện hành nghề tối thiểu là kỹ
năng nghiên cứu và phân tích của luật sư mà chỉ có kiến thức pháp luật cơ bản Kỹ năng nghiên cứu và phân tích của luật sư chủ
yêu đến từ các luật sư nhiều kinh nghiệm, trong khi đó các luật
sư nhiều kinh nghiệm lại ít có thời gian để giảng dạy hoặc muốn
giảng dạy Do vậy, việc đưa kỹ năng nghiên cứu và phân tích của
luật sư vào đào tạo tại trường luật dường như khó có thẻ đạt được
trong thời gian ngắn
Việc đào tạo tại công ty luật được thực hiện thông qua công việc Các sinh viên luật mới ra trường và luật sư trẻ được các luật sư có kinh nghiệm hơn “cầm tay chỉ việc.” Việc tranh luận theo phương pháp Socrates diễn ra hàng ngày tại công ty luật và các
luật sư trẻ sẽ nhanh chóng phát triển kỹ năng nghiên cứu và phân tích các van đề pháp lý cụ thẻ Nhiều kỹ năng hành nghề và kỹ
năng mềm sẽ được phát triển nhanh chóng thông qua công việc
nêu các luật sư trẻ chú ý và thực sự yêu nghề
Tuy nhiên, do công việc diễn ra rất nhanh, các luật sư trẻ có thể
không có thời gian chiêm nghiệm và khái quát hóa các kỹ năng
? Phương pháp tranh luận Socrates được đặt theo tên của nhà triết học cỗ đại
Hy Lạp Socrates, tập trung vào việc tranh luận và đưa ra các luận điểm trái
ngược, nhiều chiều về một vấn đề pháp lý, thông qua việc đặt câu hỏi và trả lời
Trang 10|
PHAN MG BAU
cần thiết Các bạn nhiều khi làm việc một cách vô thức, thậm chí không suy nghĩ, do công việc được làm đi làm lại nhiều lần Nhiều luật sư trẻ khi được hỏi giải thích một vấn đề thì thường trả
lời “đây là tiền lệ” hoặc “ “cách làm ở công ty em là vậy” mà không hiểu lý do tại sao lại có tiền lệ hoặc cách làm như vậy
Việc trao đổi để góp ý giữa các luật sư có kinh nghiệm và các luật sư trẻ nhiều khi chung chung và không có nhiều tác dụng
Thông thường các trao đổi để góp ý là: “Em cần viết súc tích và
ngắn gọn hơn”; “Em trình bày thiếu nội dung và tôi không hiểu em nói a’; “Em can tổ chức công việc tốt hơn, em làm việc rất lộn xộn”; hoặc ME cần hòa đồng và giúp đỡ mọi người.” Những nhận xét sali vay rất khó giúp các luật sư trẻ có thể hiểu mình cần làm gì để có thể làm việc tốt hơn
Không phải công ty luật nào cũng có thời gian và nguồn lực
để hệ thống hóa và khái quát hóa kỹ năng hành nghề và kỹ năng
mềm và đào tạo các luật sư trẻ, qua đó giúp các bạn có một cái
nhìn tông quát về nghề nghiệp và biết chính xác cần làm gì Trong
nhiều trường hợp, các luật sư trẻ rất lúng túng dé hòa nhập trong môi trường làm việc của một công ty luật Có khi sau nhiều năm làm việc các bạn vẫn không có một hệ thống rõ ràng các kỹ năng hành nghề và kỹ năng mềm đẻ làm việc một cách khoa học mà
không phải là theo cảm tính và thói quen
Đề xử lý những vấn đề còn tồn tại như vậy, cuốn sách này giới
thiệu cho đối tượng bạn đọc là các luật sư trẻ các kỹ năng cơ bản cần có để thành công trong một công ty luật chuyên nghiệp Các
luật sư trẻ ở đây được hiểu là (1) các cử nhân luật đã bắt đầu quá
trình tập sự trong công ty luật và chuẩn bị thi để lấy “chứng chỉ
hành nghề luật sư” (hay có thể gọi nôm na là “bằng luật sư”) và (1i) các luật sư đã gia nhập một đoàn luật sư nhưng mới bắt đầu
hành nghề từ 1 đến 8 năm Tác giả đã hành nghề luật từ năm
1994 và mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm hành nghề trong hơn 20 năm của mình để các bạn có thể có được một cái nhìn hệ thống và tổng quát về các kỹ năng trên Ngoài các luật sư trẻ, các sinh viên luật và giảng viên trong các trường luật cũng có thể tìm
Trang 11KY NANG HANH NGHE LUAT SU TU VAN
nang hanh nghề tại các trường luật tại Việt Nam Như trình bày
ở trên, tác giả nghĩ rằng việc đào tạo không nên chỉ tập trung vào
việc trang bị kiến thức luật mà nên tạo thêm môi trường cho sinh viên luật rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và phân tích theo phương pháp Socrates* Mặc dù khó giảng dạy tất cả các kỹ năng hành nghề cho sinh viên luật, việc tạo một môi trường mà sinh viên
luật ít nhất có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và phân tích
theo phương pháp Socrates là điều hoàn toàn khả thi và nên làm
Cuốn sách này có thể được dùng như một tài liệu tham khảo bô
sung cho các giáo trình luật đang được giảng dạy Cuối cùng, tác giả hy vọng cuốn sách cũng giúp các luật sư có kinh nghiệm hồi tưởng và nhớ lại các kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình
hành nghề bận rộn của mình
Khi một luật sư trẻ bắt đầu ngày đầu tiên làm việc trong công
ty luật chuyên nghiệp, bạn bước vào một thế giới khác biệt hoàn
toàn Cho dù ít kinh nghiệm thế nào, bạn cũng tính phí khách
hàng ở mức phí theo giờ không hề thấp Dé được trả phí như vậy, bạn được kỳ vọng là sẽ tạo ra thêm giá trị cho khách hàng Khách
hàng không mong chờ bạn chỉ đơn giản trích dẫn quy định pháp
luật và gửi cho khách hàng Bắt kỳ một người nào với chút ít kiến
thức luật cũng có thể làm được như vậy Bạn cần suy nghĩ và làm
việc đề đáp ứng kỳ vọng của khách hàng
Một luật sư trẻ trong một công ty luật chuyên nghiệp cần phân
tích quy định pháp lý và thông tin có liên quan để giải quyết yêu * Chương trình học tại trường luật không cần thay đổi nhiều Trường luật không cần giảng dạy thêm cho sinh viên luật những khóa học chuyên sâu mang
nặng tính lý thuyết về các lĩnh vực luật cụ thể Điều này nếu được thì tốt nhưng
nêu không thì các luật sư trẻ vẫn có thể bổ sung kiến thức pháp luật sau khi ra trường trong quá trình làm việc tại công ty luật Điều quan trọng cần thay đổi
là phương pháp học Đơn giản là sinh viên luật cần nhiều hơn các giờ học thực
hành đề thảo luận các tình huéng cụ thẻ, cằn giảng viên luật khuyến khích phát
triển tư duy phản biện và nhìn nhận vấn đề pháp lý từ nhiều khía cạnh khác nhau và cần cơ hội để chủ động trình bày ý kiến của mình trong suốt quá trình
học Sinh viên luật cần được khuyến khích để suy nghĩ thấu đáo khi trình bày
ý kiến và các cơ sở để chứng minh ý kiến đó Sinh viên luật không nên chỉ
Trang 12
PHAN MO BAU
cau cu thé của khách hàng và đưa ra các giải pháp pháp lý đáp ứng yêu cầu đó Bạn phải thể hiện cho khách hàng thay la tai sao khach hang cần trả bạn nhiều phí luật sư như vậy Bạn cân phải tự hỏi là mình đã làm gì mang lại giá trị cho khách hàng; nếu không
có ý kiến tư vấn của mình thì khách hàng có đạt được kết quả như
khách hàng mong muốn hay không Một luật sư trẻ trong một công ty luật chuyên nghiệp cũng là người cần làm việc hết mình vì khách hàng, luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết và
luôn có trách nhiệm với công việc được giao Bạn sẽ không rời
văn phòng lúc 5 giờ chiều, bao giờ cũng sẵn sàng làm việc trong ngày lễ hoặc ngày nghỉ và không cảm thấy khó chịu khi cuộc sống riêng tư bị xâm phạm Đó là mẫu luật sư trẻ trong một công ty luật chuyên nghiệp mà tác giả nghĩ tới khi viết cuốn sách này Kết cấu và nội dung cuốn sách
Cuốn sách được chia làm tám phần Phần 1 bắt đầu với việc giới thiệu chung về nghề luật sư tư vấn của Việt Nam sau khi đất nước bắt đầu quá trình đổi mới và tóm tắt sự phát triển và mô hình hoạt động và quản lý của các công ty luật Việt Nam Mặc dù phần đầu tiên này không liên quan trực tiếp đến các kỹ năng cơ bản của nghề luật sư, nhận thức của các luật sư trẻ về nghề luật sư tư vấn tại Việt Nam và hoạt động của các công ty luật còn mơ hồ Các thông tin trình bày ở Phần 1 sẽ giúp các bạn có thông tin tham khảo và tổng quan về nghề luật sư tư vấn tại Việt Nam trước khi
đọc các kỹ năng trình bày ở các phần sau
4 Théng tin céng khai về các công ty luật tương đối hạn chế ở Việt Nam
Ngồi các thơng tin được đăng tải trên website của các công ty luật (phần lớn có tính chất tiếp thi, giới thiệu về bản thân các công ty luật) thì ít có thông tin
công | khai về cơ cấu tô chức và quản lý, doanh thu, chỉ phí (trong đó có chỉ phí
về tiền lương của luật sư) hoặc các hoạt động tư vấn của các công ty luật Các
thông tin hoặc bài viết về lich sử của ngành luật và công ty luật tại Việt Nam
cũng hạn chế Phần I chủ yếu: trình bày các nhận định cá nhân của tác giả dựa trên những gì tác giả trực tiếp chứng kiến và trao đôi với các luật sư đồng nghiệp Phần 1 không trình bày về các văn phòng luật sư vì tác già không có
Trang 13KỸ NĂNG HÀNH NGHỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN
Phần 2, Phần 3, Phần 4 và Phần 5 là các phần chính của cuốn
sách trình bày các kỹ năng của nghề luật sư, bao gồm cả các kỹ
năng hành nghề cũng như các kỹ năng mềm Các kỹ năng này giúp các luật sư trẻ có thể phát triển một cách toàn diện, lâu dài và thành công trong môi trường công ty luật Đây là các kỹ năng
được khái quát hóa và tổng kết khi áp dụng trong hệ thống đào
tao tai YKVN
Phan 2 va Phần 3 trình bày kỹ năng nghiên cứu và phân tích,
trình bày ý kiến tư vấn, soạn thảo và đàm phán hợp đồng “Trong,
các phần này, tác giả chủ yếu sử dụng một ví dụ về giao dịch mua
bán, sáp nhập công ty đẻ các bạn có thể hình dung toàn bộ một
quá trình tư duy cơ bản của luật sư từ việc nghiên cứu và phân
tích các vấn đề pháp lý và trình bay các vấn đề pháp lý với khách hàng đến việc soạn thảo và đàm phán hợp đồng cho khách hàng Lý do tác giả chọn ví dụ này là vì mua bán, sáp nhập công ty hiện
đang là một vân đề thời sự tại Việt Nam và được nhiều luật sư trẻ
quan tâm
Phần 4 trình bày kỹ năng dịch thuật, phát triển quan hệ với
khách hàng và làm việc với cơ quan nhà nước Các kỹ năng này giúp luật sư thực hiện tốt các công việc liên quan đén dịch thuật,
hiểu và duy trì mối quan hệ với khách hàng, và xử lý các yêu cầu,
quan hệ phức tạp trong các giao dịch đòi hỏi luật sư phải trao đôi
hoặc thay mặt khách hàng đàm phán với cơ quan nhà nước (khi
c6 t0n nhà nước là một bên tham gia giao dịch) hoặc đại diện cho chính cơ quan nhà nước đàm phán với đối tác trong giao dịch
và Các kỹ năng mềm của luật sư, bao gồm các kỹ năng về giao tiếp và ứng xử và các kỹ năng về tiếp nhận và quản lý công việc,
được thảo luận tại Phần 5 Nhiều luật sư có quan điểm rằng điều đuy nhật cần làm trong một công ty luật là làm cho “sếp” vui vẻ và nam trong “đội” của “sếp.” Đây chỉ là một phần rất nhỏ của
nghề luật sư và tác giả cố gắng phân tích tại phần này những điều
đôi khi nghe hơi sáo rỗng (ngoài việc làm vừa lòng “sếp”) để các
luật sư trẻ có thể thành công trong môi trường đặc thù của một
công ty luật
ầ i à AME KON Cao sana
Trang 14
PHAN MO BAU,
Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp là một vấn đề tương đối mới tại 'Việt Nam và đang trong quá trình phát triển Nhận thức của các
luật sư trẻ về vấn đề này đôi khi còn sơ sài và chưa được quan tâm
đúng mức Một số vấn đề liên quan đến đạo đức nghề luật sư thực tế đã phát sinh hoặc có thé sẽ sớm phát sinh trong tương lai mà luật sư nên quan tâm để hành xử đáp ứng kỳ vọng của khách hàng
và tránh rủi ro chịu trách nhiệm khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp
Phần 7 phân tích một số trách nhiệm cơ bản mà luật sư có rủi ro phải gánh chịu trong quá trình hành nghề, kể cả trách nhiệm hình sự khi luật sư vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp luật Luật sư nên chú ý để bảo vệ mình trước khi bảo vệ lợi ích của khách hàng
Phần 8 tóm tắt các nhận xét tổng quát của tác giả về cách thức
mà các luật sư trẻ nên rèn luyện kỹ năng và cơ hội mà nghề luật đem lại Các nhận xét này cũng thể hiện mong muốn của tác giả là các luật sư trẻ yêu nghề nên quyết tâm theo đuổi đến cùng để
thành công với sự lựa chọn của mình
Do kinh nghiệm hành nghề của tác giả tập trung vào lĩnh vực luật tài chính, ngân hàng và mua bán, sáp nhập công ty, nên các ví dụ hay các phân tích mà tác giả đưa ra có xu hướng tập trung vào lĩnh vực này Tác giả chủ ý không trình bày kỹ năng trong lĩnh vực tố tụng vì tác giả không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng Mặc dù vậy các luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng có rất nhiều kỹ năng chung Luật sư tu van hay luat su tranh tung có lẽ đều sử dụng cùng một kỹ năng dé nghiên cứu và phân tích vấn đề pháp lý, trình bày ý kiến tư vấn, phát triển quan hệ khách hàng hay quản lý công việc trong quá trình hành nghề của mình
Cuốn sách này chủ yếu dành cho các luật sư trẻ Điểm chung của các bạn là các bạn vần còn thiếu cơ hội và kinh nghiệm hành nghề thực tế Do vậy, tác giả cố gắng viết đơn giản, dùng các câu
ngắn và khái quát hóa vấn đề Tác giả dùng nhiều đề mục dé nhan
mạnh các ý chính và thông thường ở cuối mỗi phần dài đều tóm
tắt lại các ý chính để các bạn dễ theo dõi
Một số ví dụ tác giả trình bày trong cuốn sách này, đặc biệt là
Trang 15
KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TƯ VẤN
có tính chất chuyên sâu về pháp l luật và khi đọc đòi hỏi các bạn
một chút kinh nghiệm hành nghề thực tế Khác với các luật sư 4-8 năm kinh nghiệm (cũng như các luật sư có nhiều kinh nghiệm hành nghề), các luật sư 1-3 năm kinh nghiệm (cũng như các sinh viên luật) có thể hơi khó theo dõi và hiểu hết các kiến thức pháp luật được trình bày Các luật sư trẻ mới vào nghề chỉ nên xem các ví dụ chủ yếu nhằm mục đích minh họa và không cần hiểu hết kiến thức pháp luật được trình bày trong các ví dụ đó Các bạn nên đọc chậm, thư giãn và đồng thời suy nghĩ về những vấn
đề được trình bày một cách kỹ lưỡng Các bạn không nên đọc
nhanh; thay vào đó, nên đọc hết một chương cảm thấy hiểu thì
hãy tiếp tục đọc chương sau và như vậy sẽ dễ tiếp thu hơn Tác
giải hy vọng là sự thách thức về mặt trí tuệ sẽ giúp các bạn nghiền ngẫm và nhớ lâu các kinh nghiệm được chia sẻ trong cuốn sách Chúc các luật sư trẻ đọc cuôn sách một cách thư giãn và cảm thấy
Trang 16
CÁC ĐỊNH NGHĨA
“Bộ luật Dân Sự 2015” có nghĩa là Bộ luật Dân sự số 91/2015/
QHI13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội
“Bộ luật Hình sự 1999” có nghĩa là Bộ luật Hình sự số 15/1999/ QHI0 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội (được sửa đổi ngày 19 tháng 6 năm 2009)
“Bộ luật Hình sự 2015” có nghĩa là Bộ luật Hình sự số 100/2015/
QHI3 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội (được sửa đổi ngày 20 tháng 6 năm 2017)
“Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004” có nghĩa là Bộ luật Tố tụng Dân
sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội (được sửa đổi ngày 29 tháng 3 năm 2011)
“Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015” có nghĩa là Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của
Quốc hội
“Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003” có nghĩa là Bộ luật Tố tụng
Hình sự số 19/2003/QHI1 ngày 26 tháng 1! năm 2003 của
Quốc hội
“Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015” có nghĩa là Bộ luật Tố tụng
Hình sự số 101/⁄2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của
Quốc hội
“Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015” có nghĩa là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/
QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội
“Luật Chứng khoán 2006” có nghĩa là Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội (được
sửa đổi ngày 24 tháng 11 năm 2010)
“Luật Doanh nghiệp 2014” có nghĩa là Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng I1 năm 2014 của Quốc hội
“Luật Đầu tư 2014” có nghĩa là Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội (được sửa đổi ngày
22 thang 11 nam 2016)
Trang 17KỸ NĂNG HANH NGHỀ LUẬT SƯ TƯ VẤN
“Luật Luật sư 2006” có nghĩa là Luật Luật sư số 65/2006/QH11
ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội (được sửa đổi ngày 20
tháng 11 năm 2012)
“Nghị quyết 03” có nghĩa là Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28 thang 10 năm 2015 của Hội đồng Tham phán Tòa án
Nhân dân Tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
“Quy định Xử lý kỷ luật luật sư” có nghĩa là Quy định về Xử
lý kỷ luật luật sư ban hành kèm theo Quyết định s6 68/QD-
BTVLĐLSVN ngày 5 tháng 10 năm 2012 của Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam
“Quy tắc Đạo đức nghề nghiệp” có nghĩa là Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo
Quyết định số 68/QD- -HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011
của Hội đồng luật sư toàn quốc
Trang 18PHAN 1
GIOI THIEU CHUNG VE
NGHE LUAT SU TAI VIET NAM
1.1 Giới thiệu chung
Lịch sử của nghề luật sư ở Việt Nam có lẽ bắt đầu từ đầu thế kỷ
thứ 20 khi Pháp đô hộ Việt Nam." Sau cách mạng tháng Tám
năm 1945 và nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hoạt động của luật sư tiếp tục được duy trì Trong giai đoạn kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoạt động của luật sư dường như
không tồn tại hoặc rất hạn chế Khi đất nước bắt đầu quá trình
đổi mới từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm
1986, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, hoạt động tư pháp, trong
đó có hoạt động của luật sư, bắt đầu được khôi phục và có sự phát
triển mạnh mẽ
Về cơ bản, hoạt động của luật sư phụ thuộc vào sự phát triển về
kinh tế Sự thay đổi cởi mở về chế độ kinh tế sau năm 1986 cũng
dẫn đến sự mở rộng dân chủ trong hoạt động tố tụng, tạo điều kiện phát triển đội ngũ luật sư tranh tụng của Việt Nam Cùng với thời gian, sự phát triển của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, bắt đầu với các ngân hàng và tổng công ty lớn của nhà nước, cũng tạo điều kiện hình thành đội ngũ luật sư tư vấn (bên cạnh đội ngũ luật sư tranh tụng)
Khái niệm luật sư tư vấn là một khái niệm hoàn toàn mới trong giai đoạn đầu những năm 90 Có lẽ trước giai đoạn này thì luật sư ở Việt Nam hầu như chỉ được hiểu là luật sư tranh tụng Hình ảnh
tiêu biểu của luật sư trong xã hội là ra tòa và đại diện cho khách
hàng tại tòa trong các vụ án hình sự và vụ việc dân sự
lệ Xem thêm Nguyễn 'Văn Tuân (2002), Luật sư và hành nghề thuật sư, Nhà xuât bản Đại học quôc gia Hà Nội, Việt Nam, trang 46
Trang 19KY NANG HANH NGHE LUAT SU TU VAN
Tại thời điểm này, hằu như không tồn tại khái niệm luật sư tư vấn
cho khách bàng trong các giao dịch thương mại
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời năm 1987 và sau
đó được sửa đổi vào các năm 1990 và năm 1992 đã tạo ra sự thay đổi tương đối sâu rộng đối với nghề luật sư Trong trường luật,
sinh viên luật lần đầu tiên học về các chế định của luật đầu tư
nước ngoài như hình thức đầu tư nước ngoài và thủ tục cấp giấy phép cho hoạt động, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Sinh viên luật cũng | bắt đầu chú trọng vào việc học tiếng Anh thay vì là tiếng
Nga truyền thống Ngoài xã hội, các cơng ty nước ngồi và công
ty đa quốc gia bắt đầu đầu tư vào Việt Nam, kéo theo sự gia nhập thị trường của các công ty luật quốc tế hàng đầu
Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Pháp lệnh này cho phép các công ty luật nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện và chỉ nhánh tại Việt Nam Các
công ty luật quốc tế đầu tiên thành lập văn phòng đại diện và chỉ nhánh đầu những năm 90 là các công ty luật có tên tuổi nổi tiếng
trên thế giới White & Case, công ty luật của Hoa Kỳ mà tác giả làm việc sau khi tốt nghiệp đại học, là một trong những công ty luật phố Wall hàng đầu tại thời điểm đó White & Case bắt đầu
hoạt động và mở văn phòng đại điện tại Hà Nội trong giai đoạn 1992-1993 và sau đó nâng cấp lên thành chỉ nhánh năm 1997
Skadden, , Arps, Slate, Meagher & Flom, một trong những công
ty luật nỗi tiếng nhất của Hoa Kỳ về các giao dịch mua bán, sáp
nhập, cũng có luật sư làm việc tại Hà Nội trong giai đoạn này Hai công ty luật thuộc nhóm Magic Circle của Anh là Clifford Chance va Freshfields Bruckhaus Deringer va mét cOng ty luat rất có uy tín của Úc là Freehills cũng mở văn phòng tại Việt Nam.”
Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 và các văn bản hướng dẫn thi hành không cho phép công ty luật nước ngoài tư vấn về pháp
luật Việt Nam Cơng ty luật nước ngồi chỉ được phép tư vẫn vỀ
‘ đầu có trụ sở tại Anh, bao is Các công ty luật thuộc nhóm Magic Circle là năm công ty luật quốc tế hàng
gồm Allen & Overy, Clifford Chance, Freshfields
Bruckhaus Deringer, Linklaters va Slaughter and May
Trang 20a
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỆ LUẬT SƯ TẠI VIET NAM
pháp luật nước ngồi và thơng lệ quốc tế Luật sư Việt Nam cũng không được phép làm việc tại chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.” Chỉ có cử nhân luật được làm luật sư tập sự tại chỉ nhánh và văn phòng đại diện của
công ty luật nước ngoài
Để có thể cung cấp ý kiến tư vấn về pháp luật Việt Nam cho khách hàng, công ty luật nước ngoài bắt buộc phải làm việc cùng với công, ty luật Việt Nam và công ty luật Việt Nam sẽ cung cấp tư
vấn về pháp luật Việt Nam." “Thông thường đẻ khách hàng là các
công ty nước ngoài và đa quốc gia cảm thấy tin tưởng với tư vấn về pháp luật Việt Nam, công ty luật nước ngoài sẽ đưa ra ý kiên
là đồng ý với ý kiến tư vấn của công ty luật Việt Nam đối tác dựa
trên kinh nghiệm pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế
Số lượng công ty luật Việt Nam (thường được gọi tên là công ty tư vấn đầu tư) có thể đếm trên đầu ngón tay vào đầu thập niên 90 và công ty luật Việt Nam được quốc tế biết đến nhiều nhất là
InvestConsult.* Được thành lập năm 1989 và bắt đầu hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, InvestConsult nhanh chóng
trở thành công ty luật Việt Nam hàng đầu, tập trung vào việc tư
vấn trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và sở hữu trí tuệ Đây là nơi
mà nhiều sinh viên luật mới ra trường mong muốn được vào làm việc Do có quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước và một đội ngũ
nhân viên đông đảo, InvestConsult tư vấn trong hầu hết các dự án
đầu tư nước ngoài lớn trong giai đoạn đầu thập niên 90.: Một số
luật sư đã từng làm việc tại InvestConsult sau đó đã thành lập các công ty luật riêng của mình và phát triển thành các công ty luật có
7 Nghị định số 42/CP ngày 8 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về Ban hành
quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tô chức luật sư nước ngoài tại Việt
Nam, Điêu 20, Điều 24 và Điêu 29 r
* _ Nghị định số 42/CP ngày 8 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về Ban hành
quy ché hành nghề tư vân pháp luật của tô chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Điều 2l
* Xem thêm thông tin tai <http://www.investconsult.com.vn/>
Trang 21KY NANG HANH NGHE LUAT SU TU VAN
uy tin trén thj trudng.'°
Do có rất ít lựa chọn trên thị trường nên phần lớn các công ty luật quốc tế đều phải làm việc cùng với InvestConsult và một sô ít các công ty luật Việt Nam Có tình trạng là một công ty luật Việt Nam có thể hợp tác cùng nhiều cơng ty luật nước ngồi Hoạt động hợp tác giữa các công ty luật quôc tế và công ty luật Việt
Nam trong suốt những năm 90 đã giúp đào tạo thê hệ luật sự Việt Nam đầu tiên có kinh nghiệm chuyên sâu về tư vấn và biết thông
lệ quốc tế trong lĩnh vực tư vấn luật Rất nhiều luật sư Việt Nam
trong thế hệ này hiện nay đã trở thành các luật sư giỏi của Việt
Nam trong lĩnh vực tư vấn
“Trong suốt thập niên 90 và có lẽ trong những năm đầu tiên của
thé ky 21, thi trường tư vấn tại Việt Nam được thống lĩnh bởi các công ty luật quốc tế hoạt động tại Việt Nam Hầu như toàn bộ các
dự án đầu tư nước ngoài lớn và các giao dịch thương mại quan
trọng tại Việt Nam được tư vấn bởi các công ty luật quốc tế hoạt
động tại Việt Nam Vai trò của các công ty luật Việt Nam là thứ
yêu và cơ bản và đẻ hỗ trợ các công ty luật quốc tế giải thích các
vân đề chưa rõ ràng theo pháp luật Việt Nam Tại thời điểm đó,
rất hiếm trường hợp công ty luật Việt Nam đóng vai trò chủ yếu trong việc cơ cầu các giao dịch phức tạp có yêu tố nước ngồi
Cơng ty luật Việt Nam bắt đầu được thành lập nhiều hơn vào
cuôi thập niên 90 và sau khoảng 5-6 năm phát triển đã bắt đầu
xuất hiện các công ty luật Việt Nam được tô chức hoạt động một
cách tương đối hiện đại và giống các công ty luật quốc tế Các
công ty luật Việt Nam có tầm cỡ và quy mô dần xuất hiện và hai
—
10 ae Vi dụ, các luật sư đã từng làm việc tại InvestConsult đã thành lập (ngoai
ứng công ty luật khác) bốn công ty luật có uy tín trên thị trường là: Vision & Associates
(xem thêm thông - tỉn tại
<htip:/wwwvision- -associates.com>);
BizLaw (xem thém thông tin tai <http:/www.bizlaw.vn>);
Bizlink (xem thêm thông tin tại <htip://bizlink.vn>); và * Thang & Associates ¢
4 i (xem hêm thông tH ‘Shitp:/Avww.thang-associates, com>)
Trang 22GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM
công ty được nhắc đến nhiều nhất là YKVN và Vilaf." Bên cạnh
đó, Vision & Associates cũng thường được nhắc tới Ba công
ty luật này nhận hầu hết các giải thưởng từ các tạp chí luật danh tiếng trên thế giới trao cho các công ty luật của Việt Nam.!2 Trong 2-3 năm vừa qua, LNT & Partners và Phuoc & Partners thông qua việc phát triển nội bộ và sáp nhập cũng đã trở thành hai trong sô
các công ty luật lớn của Việt Nam.!3
Trong hơn 10 năm vừa qua, YKVN và Vilaf thường được
xếp hạng nhất trong phần lớn lĩnh vực hoạt động chủ yếu tại thị
trường pháp lý Việt Nam cùng với một số công ty luật nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam như Freshfields Bruckhaus Deringer,
Allen & Overy, Allens & Linklaters, Mayer Brown JSM và Baker
McKenzie.'*
YKVN được thành lập bởi các luật sư Việt Nam trước đây
làm việc cho White & Case Cũng tương tự như vậy, các luật sư Việt Nam trước đây làm việc cho Clifford Chance thành lập
Vilaf Vision & Associates được thành lập bởi một nhóm luật sư
trước đây làm việc tại InvestConsult YKVN, Vilaf Vision & Associates, LNT & Partners và Phuoc & Partners được tổ chức
tương đối hiện đại theo mô hình của các công ty luật Anh-Mỹ với
" Xem thêm thông tin tại <http:/vwwwykvn-law.com> va
<http://www.vilaf.com>
2 Tap chi Luat tai chinh quéc té (International Financial Law Review) bat đầu trao giải “Công ty luật quốc gia” của Việt Nam từ năm 2004 đến nay
và YKVN và Vilaf thay nhau nhận giải thưởng trên YKVN được nhận giải mười lần (2004, 2005, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2017) và Vilaf nhận giải bốn lần (2006, 2007, 2008 và 2016) Chambers Asia bắt
đầu trao giải “Công ty luật quốc gia” của Việt Nam từ năm 2010 đến nay và Vision & Associates được Chambers Asia trao giải “Công ty luật quôc gia”
của Việt Nam năm 2010, Vilaf năm 2011 và 2016 và YKVN năm 2012 và
2017 Xem thêm théng tin tai <http://www.iflr1000.com> va <http://www chambersandpartners.com/Asia>
B Xem thêm thông tin tai = <http://Intpartners.com> và <https://phuoc-partners.com>
4 Theo xép hang cia International Financial Law Review (<http:/www
ifir1000.com>), Chambers Asia (<http:/Avww.chambersandpartners.com/ Asia>) va Legal 500 Asia Pacific (<hitp://www.legal500.com/books/as500>)
Trang 23KỸ NANG HANH NGHE LUAT SU TU VAN
văn phòng chủ yếu tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Công ty luật Việt Nam cũng bắt đầu mở chỉ nhánh hay văn phòng đại diện tại nước ngoài Trong số các công ty luật hàng đầu
của Việt Nam, YKVN đã mở văn phòng tại Singapore
Tóm tắt ý chính
1 Trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21, các công
ty luật quốc tế thống lĩnh thị trường tư vấn tại Việt Nam; và
2 Từ cuối thập niên 90, các công ty luật Việt Nam bắt đầu được thành lập và phát triển Một số công ty luật dần được tổ chức tương đối hiện đại theo mô hình của các công ty luật Anh- -Mỹ và một số công ty luật hàng đầu Việt Nam đã ở vị trí dẫn đầu thị trường cùng một số cơng ty luật nước ngồi
1.2 Lĩnh vực hoạt động
Tại thời điểm hiện nay, các công ty luật lớn nhất Việt Nam có khoảng từ bốn mươi đến một trăm luật sư (bao gồm cả luật sư, luật sư tập sự và chuyên viên trợ giúp pháp lý) Công việc nhiều
và lặp đi lặp lại cho phép các công ty luật lớn nhất Việt Nam có sự chuyên môn hóa trong hoạt động tư vấn Các công ty luật này
có các bộ phận tư vần riêng biệt tập trung vào các lĩnh vực hoạt động chính như (I) giao dịch thương mại, đầu tư nước ngoài và hoạt động công ty (bao gồm cả hoạt động mua bán và sáp nhập), (ii) tai chính ngân | hàng, ii) thị trường vốn, (iv) sở hữu trí tuệ và (v)tố tụng (bao gồm cả tố tụng tòa án và trọng tài)
Trong những lĩnh vực trên, phần lớn các công ty luật Việt Nam
tập trung vào các giao dịch thương mại, đầu tư nước ngoài và hoạt động doanh nghiệp (bao gồm cả hoạt động mua bán và sáp
nhập) Đây có lẽ là lĩnh vực hoạt động lớn nhất của các công ty
luật Việt Nam Các công ty luật Việt Nam giúp khách hàng thành
lập doanh nghiệp hoặc xin giấy phép dự án đầu tư tại Việt Nam và tư vấn trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp hoặc dự án Các vấn đề tư vấn chủ yếu liên quan đến lao động, xây
Trang 24GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM
dựng, bat d6ng san, bao hiém, huy động vốn và thuế Hầu như tất
cả các công ty luật có uy tín tại Việt Nam đều tư vấn về mua bán, sáp nhập và tại nhiều thời điểm, tư vấn về mua bán, sáp nhập có thể chiếm một tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ cơ cầu doanh thu của
một công ty luật Các quỹ đầu tư quốc tế hàng đầu bắt đầu tham
gia đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân lớn tại Việt Nam, giúp thị trường mua bán, sáp nhập sôi động và cơ cầu giao dịch ngày càng phức tạp
Không có nhiều công ty luật Việt Nam tư vấn về tài chính
ngân hàng Tình hình này cũng tương tự tại các công ty luật nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam Đây là một lĩnh vực tương đối
chuyên sâu và thị trường tại Việt Nam chưa phát triên nhiều trên
lĩnh vực này Do vậy các công ty luật không dễ đầu tư để phát
triển mảng tư vấn này Tư vấn về tài chính ngân hàng tại Việt
Nam thông thường bao gồm tư vấn về tài trợ công ty, tài trợ dự á án,
tài trợ mua tài sản, các vấn đề về hoạt động ngân hàng và các tổ
chức cung cấp dịch vụ tài chính Trong thời gian 7-8 năm gần đây
thì lĩnh vực thị trường vốn cũng bắt đầu phát triển, bao gồm cả tư
vấn về huy động vốn cỗ phần (như các đợt phát hành cô phần lần
đầu ra công chúng (IPO)) và huy động vốn nợ (như phát hành trái phiếu) Các giao dịch phát hành trái phiếu quốc tế đặc biệt phát triển ở Việt Nam, bao gôm phát hành trái phiều chuyển đổi và trái phiếu với lãi suất cao
Một số công ty luật Việt Nam bắt đầu thành lập với mảng tư vấn về sở hữu trí tuệ và hiện nay sở hữu trí tuệ vẫn là một lĩnh vực hoạt động chính của nhiều công ty luật Công ty luật Việt Nam được nhắc đến nhiều nhát về lĩnh vực này có lẽ là Phạm & Associates và đây là công ty chuyên sâu về sở hữu trí tuệ với số lượng lớn luật sư tập trung vào lĩnh vực này.'5 Tư vấn về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn tương đối đơn giản, chủ yếu là đăng ký
nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế Các tranh chấp phức tạp về nhãn
hiệu hàng hóa và sáng chế hầu như ít diễn ra tại tòa án Việt Nam
Theo thông tin trên báo chí thì dường như lại có tương đối nhiều
vụ việc mà công ty luật Việt Nam tham gia hỗ trợ khách hàng
15 Xem thêm théng tin tai <http://pham.com.vn>
Trang 25KY NANG HANH NGHE LUAT SU TU VAN
trong các tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế tại các cơ
quan | tài phán nước ngoài
Tố tụng tại tòa án Việt Nam (đặc biệt là đối với các vụ việc
hình sự) và tố tụng tại trọng tài Việt Nam chủ yếu do các văn
phòng luật sư của các luật sư tranh tụng hàng đầu đảm nhận Một số công ty luật có uy tín trên thị trường cũng tập trung hoạt động trong lĩnh vue tố tung.'® Trong mét thoi gian dai, phi luật su trong hoạt động tố tụng tại tòa án và trọng tài tại Việt Nam chủ yếu được tính trên cơ sở phí trọn gói, trong khi ở ở nhiều quốc gia trên thế giới thông lệ chung là phí luật sư cho tố tụng sẽ được tính
trên cơ sở phí theo giờ của luật sư Vì thời gian để giải quyết các
vụ việc tố tụng thường kéo dai nên trước đây nhiều công ty luật lớn tại Việt Nam có chỉ phí có định cao thường không muôn phát
triển hoạt động này vì khả năng thu hồi vốn hoặc sinh lời thấp
Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây nhiều công ty luật lớn bắt đầu chú trọng phát triển mảng tố tụng vì ngày càng nhiều khách hàng là các công ty nước ngoài hoặc đa quốc gia có tranh chấp
giải quyết tại tòa án và trọng tài sẵn sàng tra phi theo gid
Hoạt động tố tụng chưa được chuyên môn hóa cao trong một
số lĩnh vực đặc thù Việt Nam chưa có nhiều công ty luật hoạt
động chuyên sâu trong lĩnh vực hình sự đối với các tội phạm kinh
tế, hoặc tập trung cao trong tranh chấp hàng hải, tranh chấp xây dựng hay tranh chấp trong hoạt động chứng khoán hoặc ngân hàng
Một xu hướng khác cũng đáng chú ý là ngày càng nhiều công
ty Việt Nam, đặc biệt là các tổng công ty nhà nước và ngân hàng quốc doanh, tham gia vào hoạt động tố tụng tại nước ngoài, đặc biệt là tố tụng tại trọng tài quốc tế Điều này tạo điều kiện cho các công ty luật Việt Nam phát triển mảng tố tụng trọng tài quốc
tế thông qua việc cùng hợp tác với các công ty luật nước ngoài
tham gia đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơng
1S Ngồi các cơng ty luật Việt Nam khác, Dzungsrt & Associates và Luật
Việt đã phát triển mạnh lĩnh vực tổ tụng đối với các tranh chấp tàu biển và
tranh chấp thương mại Xem thêm thông tin tại <http://www.dzungsrt.com> va
<http://www.luatviet.com>
Trang 26GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM: ty Việt Nam trước các cơ quan tài phán ngoài lãnh thổ Việt Nam Tóm tắt ý chính
Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty luật Việt Nam gồm (/) giao dịch thương mại, đầu tư nước ngồi và hoạt động cơng ty (bao gồm cả hoạt động mua bán và sáp nhập), (1) tài chính ngân
hàng, (ii) thị trường vốn, (¡v) sở hữu trí tuệ và (v) tố tụng (bao
gồm cả tố tụng tòa án và trọng tài)
1.3 Phi luat sw
Luật Luật sư 2006 cho phép luật sư thu phi luật sư dựa trên (1) giờ làm việc của luật sư, (1i) mức thù lao trọn gói hoặc (iii) tỷ lệ phần
trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị giao dịch Việc áp dụng
phương thức nào đẻ tính thù lao là do luật sư và khách hàng thỏa thuận với nhau.!7
Trước khi bắt đầu quá trình mở cửa nền kinh tế, luật sư thường tính phí trên cơ sở mức thù lao trọn gói Việc tiếp cận với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tư vấn và các khách hàng nước ngoài là
lý do chính dẫn đến việc các luật sư tư vấn tính phí theo giờ Các
luật sư thông thường được ấn định một mức tính phí theo giờ (có thể từ 40-80 Đô la Mỹ cho các luật sư tập sự và chuyên viên trợ giúp pháp lý cho đến 500-700 Đô la Mỹ hoặc cao hơn cho các
luật sư có kinh nghiệm và uy tín trên thị trường) Phí tư vấn tính
trên số giờ thực sự mà luật sư dùng để làm việc cho khách hàng 1 Một điểm cần lưu ý là pháp luật có hạn chế về mức phí tính theo giờ đối
với luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự Ví dụ, theo Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư 2006 thì mức thù lao cao nhất
cho 1 giờ làm việc của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà khách hàng và văn phòng luật sư hoặc công ty luật thỏa thuận không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định Khi luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, mức thù lao được trả cho I ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính
phủ quy định
Trang 27KỸ NANG HANH NGHỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN
Việc tinh phí theo giờ là một thay đổi cơ bản về cách tính phí vì thông thường các luật sư tranh tụng tính một mức phí cố định cho dù công việc có thể kéo dài vô hạn định Việc tính phí theo giờ giúp ghi nhận một cách chính xác công sức của luật sư trong việc tư vẫn cho khách hàng Ngoài việc tính phí theo giờ thì cũng
có các cách tính phí khác như phí có định, phí thành công (tức là
chỉ khi giao dịch, vụ việc thành công thì khách hàng mới trả phí cho luật sư) hoặc kết hợp các hình thức trên
“Thông lệ tính phí phụ thuộc vào điều kiện kinh tế tại từng thời điểm và quy luật cung cầu Khi nền kinh tế phát triển, khách hàng là các công ty nước ngoài và đa quốc gia không ‹ quá quan tâm đến chi phí luật sư và sẵn sàng trả phí theo giờ miễn là công việc có thể hoàn tất với chất lượng cao Tuy nhiên, khi điều kiện kinh
tế khó khăn, đặc biệt là sau khi có khủng khoảng tài chính cuối
những năm 90 và khủng khoảng kinh tế toàn cầu trong những
năm gần đây, khách hàng thường muốn tính phí tư vấn dựa trên
phí cô định đẻ có thể dự toán được mức phí tư vấn cụ thể mà mình phải trả
Trong một số Tĩnh vực tư vấn đòi hỏi kinh nghiệm chuyên sâu
của luật sư mà số lượng luật sư có kinh nghiệm như vậy không
nhiều trên thị trường thì phí luật sư thông thường cũng được trả theo giờ Ví dụ, trong thời điểm hiện nay, luật sư tính được phí theo giờ trong các giao dịch mua bán, sáp nhập, tài trợ dự án, hoặc vụ việc tố tụng phức tạp
Phương thức tính phí luật sư theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị giao dịch cũng được áp dụng trên thực tế, đặc
biệt là đối với các vụ việc tố tụng Luật sư tố tụng có thể thu một
mức phí nhỏ ban đầu nhưng sẽ thu một mức phí lớn hơn theo giá
ngạch vụ kiện nếu thắng kiện và mức phí thành công này có thể
cao hơn nhiều so với mức phí ban đầu
Vấn đề thu phí luật sư cũng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp Luật Luật sư 2006 nghiêm cắm luật sư thỏa thuận mức thù lao và phương thức tính thù lao trên cơ sở luật sư cam kết bảo đảm kết quả: vụ việc với khách hàng để lấy lòng tin và tác động đến tâm lý khiến họ ký hợp đồng dịch vụ pháp lý Đây cũng là vấn đề liên
Trang 28GIỚI THIỆU CHUNG VE NGHE LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM
quan đến đạo đức nghề nghiệp thường phát sinh trên thực tế và có
thể làm phát sinh trách nhiệm kỷ luật hoặc dân sự của luật sư.!8 Ngoài phí tu van, các công ty luật còn phải chịu các chí phí hành chính như chỉ phí đi lại, ăn ở, liên lạc hoặc sao chụp tài liệu
Các chỉ phí này thường được khách hàng trả dựa trên chỉ phí thực
té
Tóm tắt ý chính
Phí luật sư có thể được tính trên cơ sở (i) gid làm việc của luật sư, (đi) mức thù lao trọn gói va (iii) tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ
kiện hoặc giá trị giao dịch
1.4 Mô hình tổ chức và hệ thống quản lý .Mô hình tổ chức
Các công ty luật Việt Nam được thành lập dưới hình thức công ty
luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn Cơ cấu tổ chức
của các công ty luật Việt Nam chủ yếu là theo mô hình tổ chức của một công ty luật hợp danh (cho đù được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn) của các công ty luật Anh-Mỹ: bao gồm luật sư thành vién (partner), luat su (associate) và luật sư tập sự (ainee) hoặc chuyên viên trợ giúp pháp lý (paralegal
hay legal assistant).'°
Luật sư thành viên là luật sư chủ chốt trong công ty Họ là người giao tiếp và tư vấn chính, đồng thời duy trì quan hệ khách hàng Một luật sư thành viên thông thường làm việc và quản lý một số luật sư, luật sư tập sự và chuyên viên trợ giúp pháp lý 18 Xem /hêm Mục 1.1 và Mục 1.3, Phần 7 của cuốn sách này về “Xử lý kỷ luật
của đoàn luật sư” và “Trách nhiệm dân sự.”
Nếu được thành lập dưới hình thức một công ty trách nhiệm hữu hạn thì
công ty luật sẽ không thể có chức danh luật sư thành vién (partner) ma phai
dùng một chức danh khác để thể hiện bản chất của một công ty trách nhiệm hữu hạn Tuy nhiên, do chức danh luật sư thành viên (partner) da duge ding quen tại Việt Nam nên các công ty luật cũng không quá chú ý tới vấn đề này
Trang 29`
KY NANG HANH NGHE LUAT SU TU VAN
Việc tính phí theo giờ là một thay đổi cơ bản về cách tính phí vì thông thường các luật sư tranh tụng tính một mức phí có định
cho dù công việc có thể kéo dài vô hạn định Việc tính phí theo
giờ giúp ghi nhận một cách chính xác công sức của luật su trong việc tư vấn cho khách hàng Ngoài việc tính phí theo giờ thì cũng có các cách tính phí khác như phí cố định, phí thành công (tức là chỉ khi giao dịch, vụ việc thành công thì khách hàng mới trả phí
cho luật sư) hoặc kết hợp các hình thức trên
Thông lệ tính phí phụ thuộc vào điều kiện kinh tế tại từng thời
điểm và quy luật cung cầu Khi nền kinh tế phát triển, khách hàng là các công ty nước ngoài và đa quốc gia không quá quan tam den chỉ phí luật sư và sẵn sàng trả phí theo giờ miễn là công việc có
thê hoàn tất với chất lượng cao Tuy nhiên, khi điều kiện kinh
tê khó khăn, đặc biệt là sau khi có khủng khoảng tài chính cuối những năm 90 và khủng khoảng kinh tế toàn cầu trong những
năm gần đây, khách hàng thường muốn tính phí tư vấn dựa trên phí cố định để có thể dự toán được mức phí tư vẫn cụ thể mà mình phải trả
Trong một số lĩnh vực tư vấn đòi hỏi kinh nghiệm chuyên sâu của luật sư mà số lượng luật sư có kinh nghiệm như vậy không
nhiêu trên thị trường thì phí luật sư thông thường cũng được trả theo giờ Ví dụ, trong thời điểm hiện nay, luật sư tính được phí theo giờ trong các giao dịch mua bán, sáp nhập, tài trợ dự án, hoặc vụ việc tô tụng phức tạp
Phương thức tính phí luật sư theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị giao dịch cũng được áp dụng trên thực tế, đặc biệt là đối với các vụ việc tố tụng Luật sư tố tụng có thể thu một
mức phí nhỏ ban đầu nhưng sẽ thu một mức phí lớn hơn theo giá
ngạch vụ kiện nếu thắng kiện và mức phí thành công này có thÊ
cao hơn nhiều so với mức phí ban đầu
Van dé thu phi luat sư cũng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp-
Luật Luật sư 2006 nghiêm cảm luật sư thỏa thuận mức thù lao và phương thức tính thù lao trên cơ sở luật sư cam kết bảo đảm kết a Việc với khách hàng để lấy lòng tin và tác động đến tâm lý
khiên họ ký hợp đồng dich vụ pháp lý Đây cũng là vấn đề liên
Trang 30
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHE LUAT SUTAI VIET NAM
quan đến đạo đức nghề nghiệp thường phát sinh trên thực tế và có
thể làm phát sinh trách nhiệm kỷ luật hoặc dân sự của luật sư.!8
Ngoài phí tư vấn, các công ty luật còn phải chịu các chỉ phí hành chính như chi phí đi lại, ăn ở, liên lạc hoặc sao chụp tài liệu Các chi phí này thường được khách hàng trả dựa trên chỉ phí thực tê
Tóm tắt ý chính
Phí luật sư có thể được tính trên cơ sở (i) giờ làm việc của luật sư, (ii) mức thù lao trọn gói và (iii) tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ | kiện hoặc giá trị giao dịch
1.4 Mô hình tô chức và hệ thống quản lý
Mô hình tổ chức
Các công ty luật Việt Nam được thành lập dưới hình thức công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn Cơ cấu tổ chức
của các công ty luật Việt Nam chủ yếu là theo mô hình tổ chức
của một công ty luật hợp danh (cho dù được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn) của các công ty luật Anh-Mỹ: bao gồm luật sư thành viên (partner), luat su (associate) và luật sư tập sự (/rainee) hoặc chuyên viên trợ giúp pháp lý (paralegal hay legal assistant).'°
Luật sư thành viên là luật sư chủ chốt trong công ty Họ là người giao tiếp và tư vấn chính, đồng thời duy trì quan hệ khách hàng Một luật sư thành viên thông thường làm việc và quản lý một số luật sư, luật sư tập sự và chuyên viên trợ giúp pháp lý !®- Xem (hêm Mục 1.1 và Mục 1.3, Phần 7 của cuốn sách này về “Xử lý kỷ luật
của đoàn luật sư” và '“Trách nhiệm dân sy.”
! Nếu được thành lập dưới hình thức một công ty trách nhiệm hữu han thi công ty luật sẽ không thê có chức danh luật sư thành vién (partner) mà phải
dùng một chức danh khác đẻ thể hiện bản chất của một công ty trách nhiệm
hữu hạn Tuy nhiên, do chức danh luật sư thành viên (partner) đã được dùng
quen tại Việt Nam nên các công ty luật cũng không quá chú ý tới vấn đề này
Trang 31—
KY NANG HANH NGHỀ LUẬT SƯ TƯ VẤN
Hệ thỗng quản lý
Để một công ty luật hoạt động một cách hiệu quả và hiện đại, hệ thông quản lý của một công ty luật không hề đơn giản Các hệ thống quản lý chủ yếu trong công ty luật bao gồm: (¡) hệ thống quản lý xung đột quyên lợi, (1) hệ thống ghi giờ làm việc của luật su, (iii) hé thong kế toán và tính phí khách hàng, (iv) hé théng lưu trữ tài liệu và tiền lệ và (v) hệ thống quản lý chất lượng công việc Hệ thông quản lý xung đột quyên lợi Hệ thống quản lý xung đột quyền lợi nhằm tránh trường hợp một công ty luật có thể tư vấn cho các khách hàng có quyên lợi đối lập
Quy tác đạo đức nghề nghiệp áp dụng với luật sư Việt Nam đối
voi van đề này về cơ bản là luật sư không được phép tư vấn cho
các khách hàng có “sự đối lập về quyền lợi” thực tế hoặc tiềm
tàng “trong cùng một vụ việc hoặc trong những vụ việc khác có
liên quan đến vụ việc đó.” Không có bat kỳ một trường hợp > Quy tắc Đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc 11 Quy tắc 11 của Quy tắc Đạo đức nghề nghiệp quy định về giải quyết xung đột về lợi ích như sau:
“Quy tắc 11 Giải quyết xung đột về lợi ích
11.1 Xung đột về lợi ích trong hành nghề luật sư là sư đối lập về quyền lợi
vật chất hay tỉnh thần đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra giữa hai hay nhiều
khách hàng của luật sư; giữa luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha me, anh em của luật sư với khách hàng trong ing một vụ việc hoặc trong những vụ
viê lắc có luan
11.2 Ứng xử của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong trường hợp có
xung đột về lợi ích:
11.2.1 Luật sư, tô chức hành nghề luật sư không nhận vụ việc của khách hàng mới có sự đối lập về quyền lợi với khách hàng mà luật sư đảm nhận
theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đang còn hiệu lực thực hiện trong cùng một
vụ án hoặc vụ việc khác theo quy định của pháp
11.2.2 Khéng nhận vụ việc của khách hàng nếu biết vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư đang cung cáp dịch vụ pháp lý cho người mà luật sư biết rõ là có quyền lợi đối lập với khách hàng đó,
11.2.3 Luật sự trong một tổ chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc
của các khách hàng có quyên lợi đối lập nhau;
11.2.4 Từ chối trong các trường hợp khác có xung đột về lợi ích nếu có quy
Trang 32
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHE LUAT SU TAI VIET NAM
ngoại lệ nào cho nguyên tắc trên, ngay cả khi các khách hàng có
liên quan từ bỏ xung đột quyền lợi và cho phép luật sư đại diện cho một trong các khách hàng?! Việc áp dụng biện pháp “vạn lý trường thành” (Chinese waiis) hay biện pháp “ngăn cách chia sẻ thông tin” (/ormation barriers) giữa các nhóm luật sư có liên quan trong cùng một công, ty luật cũng không được công nhận là một trong các biện pháp để giảm thiểu xung đột quyền lợi.” Do không công nhận cụ thê bắt kỳ trường hợp ngoại lệ nào, yêu cầu đạo đức nghề nghiệp về vần đề này hiện nay tại Việt Nam (nếu không được giải thích một cách linh hoạt) là rất cao
Khách hàng đôi khi có thể yêu cầu một tiêu chuẩn cao hơn về
tránh xung đột quyền lợi Ví dụ, khách hàng có thể không muốn
luật sư tư vấn cho các đối thủ cạnh tranh chính hoặc cùng ngành
của mình Nếu một công ty luật đã là luật sư của Coca-Cola thì
khó có thể là luật sư của PepsiCo trừ trường hợp cả hai khách
hàng đều đồng ý Khách hàng cũng có thể muốn luật sư không
bao giờ được đại diện cho một bên thứ ba kiện mình trong tương,
lai mặc dù vụ kiện đó có thể không liên quan gì đến vụ việc đã tư
vấn cho khách hàng
Đối với một công ty luật lớn thì đây có lẽ là một trong những vấn đề phức tạp nhất vì nhiều khi công ty không thể nhận vụ việc do đã đại diện cho một khách hàng có quyền lợi đối lập trong các
?! Ngoài các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của
hiệp hội luật sư Hoa Kỳ, Anh, bang Victoria của Úc và Singapore công nhận nguyên tắc này: trong trường hợp có xung đột quyền lợi (trừ một số trường hợp ngoại lệ nhất định), luật sư có quyên đại diện cho một bên nếu các bên có liên quan đều được thông báo về xung đột quyền lợi và đồng ý từ bỏ xung đột quyền lợi đó
?? Ngoài các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, quy tắc đạo đức nghề nghiệp
của hiệp hội luật sư Hoa Kỳ, Anh, bang Victoria của Úc và Singapore cho phép áp dụng “vạn lý trường thành” hay “ngăn cách chia sẻ thông tin.” Về cơ ban,
nêu công ty luật có thể chứng minh được rằng mình đã có những biện pháp
đủ mạnh để bảo đảm rằng các nhóm luật sư trong công ty luật tư vấn cho các khách hàng khác nhau có xung đột lợi ích không thể chia sẻ thông tin cho nhau
liên quan đến các khách hàng thì đầy được coi là một biện pháp có thẻ chấp
nhận được để giảm thiểu xung đột quyên lợi “Vạn lý trường thành” là một cách dùng ân dụ để mô tả sự ngăn cách chia sẻ thông tin giữa các nhóm luật sư
Trang 33
ụ
KY NANG HANH NGHỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN
vụ việc trước đó hoặc được nhiều bên có quyền lợi đối lập trong
cùng một vụ việc mời tư vấn
Các công ty luật cần một hệ thống quản lý xung đột quyền lợi tốt để đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp này Các công ty luật thông thường sử dụng một phần mềm máy tính để quản lý xung ‹ đột quyền lợi Ngoài ra, một ủy ban giám sát xử ly xung đột quyền lợi cũng thường được thành lập trong công ty để xem xét quyết định nhận hoặc từ chối một khách hàng nếu có nguy cơ phát sinh xung đột quyền lợi
Hệ thống ghi giờ làm việc của luật sư Hệ thống ghi giờ làm việc
của luật sư được dùng đẻ hỗ trợ công ty tính phí luật sư theo gid
Các công ty luật thông thường sử dụng một phần mềm máy tính để ghi giờ làm việc của luật sư và các luật sư phải ghi giờ làm việc hàng ngày của mình vào hệ thống Ngoài việc giúp công ty luật
tính phí luật sư theo giờ, hệ thống ghi giờ còn giúp công ty luật
quản lý hiệu quả công suất làm việc của luật sư
Một hệ thống quản lý tốt sẽ giúp công ty luật biết được tổng số giờ làm việc của một luật sư trong một giai đoạn nhất định (vi dụ hàng tháng, hàng quý và hàng năm) cũng như trong tổng số
giờ làm việc như vậy thì có bao nhiêu gid | thực sự tính phí được
cho khách hàng và được khách hàng trả tiền Các số liệu thống
kê như vậy sẽ giúp công ty luật biết được hiệu quả làm việc của
một luật sư
Hệ thông kế toán và tính phí khách hàng Hệ thống kế toán và
tính phí khách hàng được quản lý bởi bộ phận kế toán của công ty
luật Thông thường, bộ phận kế tốn của cơng ty luật sẽ gửi ra các
hóa đơn tính phí khách hàng hàng tháng hoặc khi kết thúc vụ việc Không giống với các doanh nghiệp kinh doanh khác ở Việt
Nam, công ty luật không thể vay tiền ngân hàng Các ngân hàng
thường cho vay trên cơ sở tài sản bảo đảm, đặc biệt la von chu sở hữu và tài sản có định Các công ty luật không có vốn điều lệ đáng kẻ và tài sản lớn nhất mà các công ty luật có là các khoản phải thu từ khách hàng Do các ngân hàng rất hạn chế nhận các
Trang 34_——— = GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỆ LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM
khoản phải thu làm tài sản bảo đảm nên các công ty luật hầu như
không thể vay tiền được từ ngân hàng
Các công ty luật phải dựa vào tiền nhận được từ khách hàng để duy trì hoạt động trừ khi các luật sư thành viên tự bỏ tiền túi của mình đề thanh toán chỉ phí hoạt động Vì vậy việc gửi ra các hóa đơn tính phí khách hàng một cách đều đặn là rất quan trọng để duy trì nguồn tiền của công ty
Hệ thống lưu trữ tài liệu và tiên lệ Các công ty luật có thể lưu trữ
tài liệu và tiền lệ dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện
tử Các công ty luật tạo lập rất nhiều văn bản trong quá trình hoạt
động của mình và việc lưu trữ tài liệu và tiền lệ là một công việc
đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền bạc Một vụ việc có thể kết thúc
nhưng các công ty luật vẫn cần lưu trữ tài liệu có liên quan để có thể tiếp tục làm việc trong vụ việc trên khi khách hàng tiếp tục
muon str dung dich vu cua các công ty luật
Việc lưu trữ các tiền lệ tốt cũng giúp các công ty luật có thể tiếp tục sử dụng các tiền lệ này trong các công việc tương tự Xu hướng của các công ty luật hiện đại ngày nay là lưu trữ tài liệu và tiền lệ dưới hình thức văn bản điện tử Cơng nghệ điện tốn lưu trữ “đám mây” được sử dụng đã giúp giảm một cách đáng kể chỉ phí lưu trữ tài liệu và tiền lệ dưới hình thức văn bản điện tử Hệ thống quản lý chất lượng công việc Cuối cùng, hệ thông quản lý chất lượng công việc có lẽ là hệ thống quản lý quan trọng nhất trong hoạt động của một công ty luật nhằm bảo đảm việc cung cấp dịch vụ ở chất lượng cao và ôn định Việc lựa chọn luật sư có kinh nghiệm phù hợp để tư vấn cho khách hàng là bước đầu tiên để bảo đảm chất lượng Luật sư thành viên phụ trách một khách hàng hoặc vụ việc cũng cần làm việc sâu sát trong vụ việc có liên
quan
Các công ty luật cũng thường thành lập các ủy ban đẻ đưa
ra ý kiến pháp lý về các lĩnh vực hoạt động khac nhau (opinion committee) Cac uy ban nay tư vấn cho các luật sư trong chính công ty luật về các van đề pháp lý mới hoặc phức tạp phát sinh
Trang 35KY NANG HANH NGHE LUAT SU TU VAN
trong hoạt động hàng ngày mà chính bản thân các luật sư trong nội bộ công ty còn đang tranh cãi hoặc chưa có quan điểm thống nhất Thành viên của các ủy ban là các luật sư thành viên có kinh nghiệm nhất của công ty luật trong lĩnh vực có liên quan Nếu
một luật sư cảm thấy có một vấn đề pháp lý mới phát sinh và
không rõ cần tư vấn cho khách hàng như thế nào thì luật sư cần
hỏi ý kiến của ủy ban có liên quan để thống nhất về cách thức trả
lời cho khách hàng Hoạt động của các ủy ban này sẽ bảo đảm dịch vụ được cung cấp ở chất lượng cao và ổn định Để các ủy ban này hoạt động hiệu quả thì điều quan trọng là từng luật sư cân
nhận thức được các vấn đề mới và phức tạp và nêu các ván đề đó
với ủy ban phù hợp trong công ty luật
Tóm tắt ý chính
Các công ty luật Việt Nam được tổ chức theo mô hình của
công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn; và Các hệ thống quản lý chủ yêu trong công ty luật bao gồm: () hệ thống quản lý xung đột quycn Igi, (ii) hé théng ghi gid lam
việc của luật sư, (iii) hệ thống kế toán và tính phí khách hàng, (iv) hệ thống lưu trữ tài liệu và tiền lệ và (v) hệ thống quản lý chất lượng công việc
Trang 36
GIỚI THIỆU CHUNG VE NGHE LUAT SU TAI VIET NAM eR
Khoảng thời gian hơn 20 năm kể từ khi đất nước bắt đầu quá trình
đổi mới đã chứng kiến các thay đổi quan trọng trong diện mạo thị
trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam Từ chỗ hầu như không có
luật sư tư vấn và các công ty luật Việt Nam trong thời gian đầu
chỉ đóng vai trò thứ yếu và hỗ trợ các công ty luật quốc tế thì giờ đây đã có các công ty luật Việt Nam ở nhóm dẫn đầu thị trường trong tất cả các lĩnh vực tư vấn chủ yếu tại Việt Nam Nhiều công ty luật Việt Nam có cơ cấu hoạt động và hệ thống quản lý tương đối hiện đại và hoàn chỉnh Một số công ty luật Việt Nam đã được ghi nhận trong khu vực và cũng đã có những bước đi đầu tiên tiến ra thị trường quốc tẾ
Thị trường pháp lý tại Việt Nam sẽ tiếp tục thay đổi và phát triển trong thời gian tới Các công ty luật quốc tế tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các giao | dich quéc tế phức tạp đòi hỏi kinh nghiệm và nguôn lực quốc tế; tuy nhiên, các công ty luật Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch
mà khả năng hiểu pháp luật Việt Nam, khả năng làm việc bằng
tiếng Việt với khách hàng Việt Nam và kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước Việt Nam là những yếu tố quan trọng
Cho dù làm việc tại công ty luật Việt Nam hay công ty luật nước ngoài thì các luật sư trẻ cũng cần có trình độ chuyên môn, nắm vững các kỹ năng hành nghề, kỹ năng mềm và có đạo đức nghề nghiệp
Trang 37S tý ỳ Ệ | | KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TƯ VẤN TÓM TÁT PHÀN 1
'Trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21, các công ty luật quốc tế thống lĩnh thị trường tư vấn tại Việt Nam Từ cuối thập niên 90, các công ty luật Việt Nam bắt đầu được thành lập và phát triển Một số công ty luật dần được tỗ chức tương đối hiện đại theo
mô hình của các công ty luật Anh-Mỹ và một số công ty
luật hàng đầu Việt Nam đã ở vị trí dẫn đầu thị trường cùng một số cơng ty luật nước ngồi
Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty luật Việt Nam
gdm (i) giao dịch thương mại, đầu tư nước ngồi và
hoạt động cơng ty (bao gồm cả hoạt động mua bán và sáp nhập), (1i) tài chính ngân hàng, (iiï) thị trường vốn,
(v) sở hữu trí tuệ và (v) tố tụng (bao gồm cả tố tụng tại
tòa án và trọng tài)
Phi tw vấn của luật sư có thể được tính trên cơ sé (i)
giờ làm việc của luật sư, (ii) mức thù lao trọn gói hoặc
(iii) tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị
giao dịch
Cac công ty luật Việt Nam được tô chức theo mô hình
của công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm
hữu hạn Các hệ thống quản lý chủ yếu trong công ty luật bao gồm: (1) hệ thống quản lý xung đột quyền lợi, (ì) hệ thống ghi giờ làm việc của luật sư, (ii) hệ thống kế toán và tính phí khách hàng, (¡v) hệ thống lưu trữ
“tài liệu và tiền lệ và (v) hệ thống quản lý chất lượng
Trang 38| : | Ỉ : | ; | | PHAN 2 _ CAC KY NANG
CO BAN HANH NGHE LUAT SU’
Về co bản, nghề luật sư là nghề cung cấp dịch vụ và hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư có một số yêu cầu đặc thù Các yêu cầu đặc thù đấy phần nào được thẻ hiện qua câu chuyện cười khá quen
thuộc với nhiều luật sư trẻ dưới đây:
*Vị giáo sư luật học yêu cầu một sinh viên xuất sắc trả lời câu hỏi tình
huông: “Nêu anh (chị) phải trao cho ai đó một trái cam, anh (chị) sẽ
nói thê nào?” Người sinh viên đáp:
~ Em sẽ nói: “Mời ngài dùng trái cam này!”
Giáo sư giận dữ:
- Không thể như vậy được! Hãy nghĩ như luật sư xem nào Sinh viên hắng giọng:
- Vậy thì, em sẽ nói với người đó: “Tôi, sau đây, trao và chuyển quyền
sở hữu tồn bơ và duy nhất của tôi với tất cả các tải sản, quyền lợi
quyền han nghĩa vu, lơi ích của mình trong trái cam này cho ngài,
cùng với toàn bộ cuống, vỏ, nước, cùi và hạt của nó, với tất cả các
quyền hợp pháp căn, cắt, ướp lanh hoặc ăn nó, quyền được trao nó cho
người khác với tất cả cuống vỏ nước, cùi và hạt của nó Tất cả những
øì được đề cập trước và sau đây hoặc bất kỳ hành vi, hoặc những hành vi, phương tiện thuộc bất kỳ bản chất hoặc loại nào không tương hợp
với tuyên bố này, trong bat kỳ hoàn cảnh nao, đều không có giá trị pháp
lý [ ]-” (tác giả thêm gạch chân dé nhắn mạnh)
Câu chuyện này cũng như nhiều câu chuyện cười khác về nghề
luật sư chủ yếu chế giều một cách hài hước nghề luật sư Luật sư
được đào tạo và làm việc trên cơ sở luôn “chẻ sợi tóc ra làm tư”
Trang 39KY NANG HANH NGHE LUAT SU TU VAN
và luôn nghiên cứu, phân tích và trình bày vấn đề một cách phức tạp không cần thiết Ở một góc độ khác, câu chuyện cũng thể hiện
nhận thức của xã hội về các kỹ năng hành nghề cơ bản của luật sư
Khi được giáo sư yêu cầu “nghĩ như luật sư,” bạn sinh viên luật trong câu chuyện đã nghiên cứu và phân tích vấn đề pháp lý liên quan đến câu hỏi của giáo su va trinh bay cau trả lời của mình
Nói cách khác, cùng là một vấn đề nhưng nếu “nghĩ như luật sư”
thì vấn đề phải được nghiên cứu, phân tích và trình bày một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và có hệ thông
Trên thực tế, khi khách hàng đến gap luật sư dé yêu cầu giải quyết một vấn đề cụ thể thì luật sư cần có hai kỹ năng cơ bản là kỹ năng nghiên cứu và phân tích và kỹ năng trình bày Trong đó, kỹ năng nghiên cứu và phân tích đòi hỏi luật sư cần phải (i) tim
hiểu yêu cầu và xác định van dé php ly, (ii) tim quy định pháp lý và thông tin có liên quan và (iii) phân tích quy định pháp lý và
thông tin có liên quan để đưa ra nhận định và giải pháp pháp lý
cho khách hàng Về cơ bản, các kỹ năng này dường như cũng
được đặt ra đối với việc nghiên cứu trong môi trường đại học
Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng nhất giữa việc nghiên cứu của
sinh viên luật và của luật sư là việc nghiên cứu và trình bày kết quả diễn ra trong khung thời gian và với mục đích mà khách hàng mong muốn Sự khác biệt này có lẽ bắt nguồn từ việc luật sư phải
làm theo yêu cầu của khách hàng và phải bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng Trong phần lớn các trường hợp, khách hàng chỉ
nhanh chóng muôn biết quy định pháp lý có liên quan có hậu quả
pháp lý gì và cần được xử lý như thé nao trong tình huống thực tế của họ Khách hàng không muốn luật sư trình bày một công trình nghiên cứu quá chỉ tiết về mọi quy định pháp lý có thể liên Le mà không tìm ra giải pháp pháp lý để xử lý tình huống cụ
Ê của họ
Phần 2 của cuốn sách này lần lượt trình bày hai kỹ năng cơ bản
trên thông qua bốn Chương, với ba Chương đầu cụ thể hóa các kỹ năng nghiên cứu và phân tích và Chươn; g cuối cùng cụ thể hóa
năng trình bày của luật sư: và n
Chương l Tìm hiểu yêu cầu và xác định vấn đề pháp lý