Mục tiêu của đề tài Góp phần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Bến En - Thanh Hóa xác định tính đa dạng sinh học và giá trị của nó ở vườn quốc gia bến En; tình hình quản lý và sử dụng đa dạng sinh học trong những năm qua ở vườn quốc gia Bến En,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LƯƠNG XUÂN HÀ
GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN - THANH HOÁ
Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp
Giáo viên hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Nhật
Trang 2Chương | Chương 2 2.1 4 23 Chuong 3 Suh 3:2 Chuong 4 41 4.1 43 4.4 Chương 5 5.1 3.2 5.3 muc Luc ĐẶT VẤN ĐỀ
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU
Lịch sử nghiên cứu đa dạng sinh học
Lịch sử nghiên cứu đánh giá nông thôn có sự tham gia
Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
Đặc điểm tự nhiên
Đặc điểm kinh tế xã hội
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu
Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bến En
Giá trị của đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bến En
Tình hình sử dụng đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En
Đánh giá còng tác bảo tổn đa dạng sinh học những
năm qua ở Vườn Quốc gia Bến En
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Việt Nam được coi là một trong 10 trung tâm có mức độ đa dạng sinh
học cao trên thể giới
Trong những năm qua do khai sử dụng không hợp lý, do quản lý
yếu kém, nguồi tài nguyên sinh học đã và dang bị suy thoái nghiêm trọng
Xuất phát từ thực tế đó và góp phần vào công tác bảo tồn đa dang sinh
học một Vườn Quốc gia, được sự đồng ý của Khoa Sau đại học và Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã thực hiện dé tai:
* Góp phân nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tổn đa dang
sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En Thanh Hoa”
Hoàn thành đề tài này tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo,
các nhà chuyên môn, đặc biệt là PGS.TS Phạm Nhật, người trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, cán
bộ công nhân viên Vườn Quốc gia Bến En đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu thực hiện để tài
Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo cùng bà con nhân dân các thôn nơi
tôi đến nghiên cứu đã giúp dỡ tôi trong quá trình điều tra thực địa
Xin cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do dé tai dé cap nhiều vấn đề phức tạp, địa bàn nghiên cứu rộng, các tập quán của người dân địa phương khác nhau cùng
với quỹ thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiết sót
Trang 5Chương |
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trên bán đáo Đông Dương trong vùng Đông Nam Châu 4, có
diện tích đất liền 330.54IkmẺ trải dài trên 1.700km, có 3.200km bờ biển và có
đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia
Địa hình Việt Nam rất đa dạng từ đồng bằng, trung du đến vùng núi cao và '
nhiều cao nguyên Sự thuận lợi về vị trí địa lý, có phạm vi rộng về kinh độ và vĩ
độ, sự phức tạp về địa hình cảnh quan khí hậu ẩm nhiệt đới đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam.Việt Nam được coi là trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam Châu á Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, ít nhất ở Việt Nam hiện có 600 loài nấm, 1000 loài tảo, 739 loài rêu, 1042 loài thực vật
nổi, 10.580 loài thực vật bậc cao có mạch, 225 loài Thú, 828 loài Chim, 258
loài Bò sát, 82 loài Ếch nhái, 3.109 loài cá trên 5000 loải Côn trùng va hang
nghìn lồi động vật khơng sương sống khác Tính đa dang sinh học cao không
những có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam mà
còn có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường sinh thái toàn cầu
Đa dạng sinh học ở việt nam ngoài tính đa dạng loài, nó còn nét đặc trưng sự giàu có các yếu tố đặc hữu Nếu toàn Thế giới chỉ có 221 khu đặc hữu về Chim thì Việt Nam đã có tới 3 khu Về thực vật không có họ đặc hữu nhưng lại có tới 22,7% số loài và 35 số chi la đặc hữu Nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ phân bố trong một phạm vi hẹp nhu Cam lai ba ria (Dalbergia bariaensis),
Mac niéng (Ebehatia tonkinensis), Chò đãi (A mocaria tonkinensis)
Khu hệ động
cho thấy ở Việt Nam có ít nhất là 14 loài Thú, 10 loài Chim (100 loài và phân
ật Việt Nam cũng có nhiều loài đặc hữu thống kê gần đây
loài), 33 loài Bò sát 22 loài Ếch nhái đặc hữu được nhiều nhà bảo tổn Thế giới
Trang 6Gà lôi lam dudi tring (Lophura hatinhensis) Việt Nam: còn có nhiều loài quí hiếm có giá trị bảo tồn trên phạm vi toan cfu nhu : Voi (Elephus maximus), Bd xám (Bos sauveli), Tê giác một sing (Rhinoceros sondaicus), Hồ (Panthera
t{zris) Việc phát hiện thêm nhiều loài mới ở Miền Trung trong những năm gần
đây như Sao la (fseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis), Mang trudng son (Canimuntiacus truongsonensis), khong chỉ làm cho nhiều nhà khoa học ngạc nhiên mà còn cho ta thấy rừng Việt Nam còn
nhiều điều bí ẩn
Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau như chiến tranh tàn phá, khai thác tài
nguyên không hợp lý, do sức ép của sự gia tăng dân số và kèm theo đó là như cầu lương thực thực phẩm ngày càng tang, nan săn bắn bừa bãi, buôn bán, xuất khẩu các loài động vật quí hiếm cùng với sự yếu kém trong công tác quản lý Nguồn tài nguyên rừng Việt Nam đã và dang bị suy giảm nghiêm trọng Từ
hơn 14 triệu ha rừng tự nhiên năm 1943 đến nay suy giảm chỉ còn hơn 8 triệu ha sau gần 60 năm chúng ta đã mất đi khoảng 6 triệu ha Mất rừng tự nhiên nơi, cư trú của các loài động vật rừng bị thu hẹp, nguồn thức ãn hạn chế buộc
chúng phải di cư hoặc co cụm lại và cuối cùng nhiều loài đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng
Báo cáo cla WWF Viet Nam nam 2000 cho biết tốc độ suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam nhanh hơn rất nhiều so với một số quốc gia trong khu vực
Đảng và Nhà Nước ta đã quan tâm đến công tác bảo vệ nguồn tài nguyên
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học từ lâu và nó được thể hiện qua việc ban hành các hệ thống văn bản pháp luật (Pháp lệnh bảo vệ rừng 1972 Luật bảo vệ và phát
triển rừng năm 1991, luật bảo vệ môi trường năm 1993) Năm 1993 Việt Nam đã tham gia vào Công ước đa dạng sinh học và đã thông qua “ Kế hoạch hành động đa dạng sinh học Việt Nam” Năm 1994 nước ta đã chính thức tham gia
Trang 7động vật, thực vật nguy cap (CITES) Đảng và Chính Phủ cũng đã thực hiện
việc xây dựng hệ thống các rừng đặc dụng Đến nay đã có 9l khu rừng đặc |
dụng với tổng diện tích 2.370.270ha và gồm 12 Vườn Quốc gia 48 khu dự trữ I thiên nhiên, L6 khu bảo tồn loài, 18 khu bảo vệ cảnh quan Hệ thống các khu j
bảo tồn thiên nhiên và các Vườn Quốc gia đã và đang góp phần đắc lực vào sự |
nghiệp bảo tôn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước
nhà một cách tích cực |
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc nghiên cứu để làm
cơ sở khoa học cho việc quan lý và đầu tư bền vững ở các Vườn Quốc gia và i
Khu bảo tồn thiên nhiên còn nhiều hạn chế
Vườn Quốc gia Bến En được thành lập theo quyết định số 33CT ngày 27 thang | nim 1992 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (Nay là Thủ Tướng Chính Phủ) với tổng diện tích 16.634 ha Đây là hệ sinh thái rừng điển hình của
vùng đất thấp khu vực Bắc Trung Bộ, có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều
loài động - thực vật đặc hữu, quí hiếm được các nhà khoa học trong và ngoài |
nước quan tâm, đặc biệt là Lớp Thú
Tuy nhiên, do việc quản lý nguồn tài nguyên này đang gặp những khó
khăn mà sự nghèo đói của cộng đồng dân cư sống quanh và trong Vườn là
những thách thức quan trọng nhất Những năm gân đây, được sự quan tâm của Ì Đảng và Chính Phủ, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ | ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Vườn Quốc gia Bến En đã đạt được những kết.,
quả nhất định trong sự nghiệp quản lý tài nguyên thiên nhiên của mình
Bên cạnh những thanh tích đạt được thì công tác quản lý tài nguyên ở Vườn Quốc gia Bến En vẫn còn một số tổ tại
Xuất phát từ nhận thức đó, để làm cơ sở công tác bảo tồn đa dạng sinh
học có hiệu quả Tôi tiến hành thực hiện dé tài “Góp phân nghiên cứu và đề |
xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En
Trang 8Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Lịch sử nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam
Có thể nói Thế giới ngày nay đang ở vào thời kỳ mà nghiên cứu và bảo, vệ đa dạng sinh học được quan tâm hàng đầu Những quan niệm về đa dạng
sinh học đã đi đến một nhận thức chung Nhận thức đó được nêu trong Công
ước về bảo tồn đa dạng sinh học đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh
toàn cầu 6 Rio de Janeiro nam 1992 như sau: Da dang sinh học là sự phong phú và tính muôn màu muôn vẻ của thế giới sinh vật ở tất cả mọi nơi trên đất liên và trên
biển Sự đa dạng đó được thể hiện trong từng loài, giữa cấc loài và các hệ sinh thất
Thuật ngữ đa dạng sinh học là một thuật ngữ mới mẽ được dùng để chỉ
tính phong phú của sự sống trên trái đất là hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật, là các gen chứa đựng trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng
phức tạp cùng tồn tại trong môi trường
Những nghiên cứu của con người vẻ các lĩnh vực trên đã được tiến hành
từ thế kỷ trước Tuy nhiên những nghiên cứu đó không phải dựa trên quan điểm
đa dạng sinh học ngày nay
Ở Việt Nam thuật ngữ đa dạng sinh học mới chỉ được đề cập đến trong
những năm cuối của thập ky 80 song những nghiên cứu về đa dang sinh học đã
được tiến hành từ lâu Đó là những công trình nghiên cứu về giới thực vật, động
vật cùng những giá trị của chúng
2.1.1 Những công trình nghiên cứu về tính đa dạng thực vật rừng
Việt Nam :
« Nước ngoài
+ H.Lecomte - Thuc vat chf Đông Dương (1905-1952 : 8 quyển)
+ H.Guibier - Rừng Đông Dương (Quyển những loại gỗ Đông
Trang 9+ _P.Maurand - Lâm nghiệp Đông Dương (1943)
+ H.Humbert - 1938-1950, Supplement a la flore générale de L’indochine, Paris
© = Trong nuéce
+ Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn văn Dưỡng , 1960 : Cây cỏ Miền Nam
Việt Nam , Sài Gòn
+ Đỗ Tất Lợi, 1964 những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam : Nhà
xuất bản khoa học (5 tập), Hà Nội
+ Trần Hợp 1967 Phân loại thực vật, Nhà xuất bản giáo dục + Thái Văn Trừng; 1970, Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nhà xuất
bản khoa học kỹ thuật
+ Lé Kha Ké va NNK,1969-1976, Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam tập [-6 Hà Nội
+ Trần Ngũ Phương; 1970, Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam tập I-7 Hà
+ Phạm Hoàng Hộ: 199J-|993, Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1-3, Oi Santaanna (California) + Bộ khoa học công nghệ và môi trường, 1996, Sách Đỏ Việt Nam, phần thực vật, Hà Nội
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về mặt sinh thái học
tìm hiểu quá trình phát sinh và phát triển của quần thể thực vật dưới tác động
các nhân tố sinh thái như: khí hậu, thổ nhưỡng.v v làm cơ sở để phân loại khu hệ thực vật nước ta
2.1.2 Những công trình nghiên cứu về động vật
©- Nước ngồi °
Trang 10+ Brousmiche, 1887 đã giới thiệu ngắn gon vé mot số loài Thú ở Bắc Bộ
chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế, dược liệu và khu phân bố của chúng
+ Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX việc nghiên cứu Thú ở nước ta có nhiều tiến triển Năm 1904, De poussatgues đã thống kê được 200
loài và loài phụ Thú ở Việt Nam , Lào, Căm Pu Chia và Thái lan Riêng ở Việt
Nam đã phát hiện được I L7 loài và phụ loài
+ Boutan, 1906 cho xuất bản cuốn sách “ Mười năm nghiên cứu động
vật Đơng Dương” Ơng đã đưa ra khái quát chung vẻ phân loại Thú và một số
dẫn liệu về hình thái, đặc điểm sinh học và phân bố địa lý của mười loài Thú
đặc biệt,
+ Dollman, Thomas, 1960 đã còng bố một số kết quả nghiên cứu mô tả
các dạng Thú mới gặp lần đầu ở nước ta Các nghiên cứu này chủ yếu phục vụ
nghiên cứu khu hệ động vật
+ Vanpeneen, 1969 trong tai liéu “Preliminary identification for
mammals of South Viét Nam”, Ơng đã mơ tả sơ bộ 217 loài và phụ loài Thú có
ở Miễn Nam Việt Nam và ghi nhận khái quát về phân bố cuả chúng
+ Những năm gần đây được sự quan tâm của Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, sự tài trợ tài chính cũng như kỹ thuật, đã có nhiều nhà khoa học, các chuyên gia về động vật thuộc các tổ chức ƯNDP, WWE, FFI, hợp tác với các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình dự an nhằm nghiên cứu bảo tồn các loài động vật hoang dã (John B.Sale, K.Berkmuller, John Mackinon Roger cox) đã tổ chức nhiều đợt khảo sát trên phạm vi cả nước và đã phát hiện thêm 3 loài động vật mới cho Việt Nam và Thế Giới như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis), Mang truéng son (Canimuntiacus truongsonensis)
© Việt Nam
+ Ở thế kỷ XVIII, một số nhà khoa học dưới triều Lê Nguyễn đã có một
Trang 11+ Từ những nám [960 đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về động
vật do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện đáng chú ý có: Đào Văn Tiến
(1964, 1985) khảo sát Thú Miền Bắc Việt Nam
+ Lê Hào Hiển, 1973 xuất bản cuốn Thú kinh tế Việt Nam
+ Đặng Huy Huỳnh (Chủ biên) cùng các tác giả Đào văn Tiến, Cao Văn
Sung, Phạm Trọng ảnh Hoàng Minh Khièn 1994 công bố đanh lục các loài Thi (Mammalia) Viét Nam
+ Vién khoa hoc Viet Nam,1992 xudt ban “cuốn “Sách Đỏ Việt Nam” phần động vật giới thiệu 365 loài động vật quí hiếm
Nhiều nhà khoa học khác như: Trản Kiên (1977), Mai Đình Yên”: (1977,1978), Phạm Trọng Ảnh Trân Hỏng Việt Phạm Nhật, Nguyễn Xuân
Đăng đã có những nghiên cứu vẻ Cá Bò sát và các nhóm Thú
_+ Một số công trình nghiên cứu vẻ Chim Việt Nam như Võ Qui, Nguyễn Cử; 1995, (Danh lục Chim Việt Nam), Nguyễn Cử, Lẻ Trọng Trãi, 2000 (Chim Viet Nam)
+ Ngoài ra những năm gần đây các cong trình nghiên cứu vẻ khu hệ Cá
nước ngọt, Ếch nhái, Bò sát, và khu hệ Côn tràng được đăng tải trên các tạp chí
hoặc báo cáo khoa học tại các hội thảo Quốc Gia và Quốc Tế như Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Thái Tư, Đặng Thị Đáp, Đặng Vũ Cẩn, Phạm Ngọc
Anh
2.1.3 Tình hình nghiên cứu hệ động - thực vật Bến En
~ Hệ thực vật
Năm 1990 để làm cơ sở xây dựng luân chứng kinh tế kỹ thuật Vườn Quốc gia Bến En, Lê Mộng Chân và một số cộng sự đã nghiên cứu khu hệ thực
vật Bến En trên diện tích 16.634 ha Nghiên cứu đã ghi nhận 462 loài thuộc 4 ngành thực vật bậc cao
Trang 12Nông Thôn đã nghiên cứu bố sung hệ thưc vật làm cơ sở lập dự án mở ròng
Vườn Quốc gia Bến En lên 38.153 ha Bảng danh lục thực vật Bến En lần này gồm 134 ho, 142 chi và
xÌ (Polipodiphyta), nginh thong dat (Lycopodiophyta), nganh hat trin
597 loài thuộc 4 ngành thực vat bậc cao là ngành dương
(Pinophyia) và ngành hạt kín (Magnofiaphyra) và đưa ra danh sách 14 loài quí
hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam
Lê Vũ Khôi, Nguyễn Hữu Hiến và các cộng sự, 1995 đã tiến hành
nghiên cứu phân tích đặc điểm đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bến En (Đề tài B95-05-04)
Năm 1997-1998 chương trình nghiên cứu về rừng của tổ chức Frontier- Việt Nam đã tiến hành điều tra đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Bến En đưa ra danh lục mới gồm 748 loài thực vật
Năm 1997-2000 phân viện Điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ tiến hành điều tra cơ bản khu hệ động-thực vật rừng Vườn Quốc gia Bến En đưa ra
được danh lục 1.357 loài thực vật Chắc chắn khu hệ thực vật Vườn Quốc gia
Bến En chưa thể thðng kẻ hết - Hệ động vat
Năm 1995 Viện sinh thái và
nguyên sinh vật dã có chương trình
nghiên cứu hệ động vật Bến En một cách toàn điện cả 6 lớp: Chim Thú, Ếch
nhái, Cá và Côn trùng để làm cơ sở xây dựng dự án khả thị mở rộng Vườn Quốc
gia Bến En Kết quả đợt nghiên cứu này đã ghi nhận 309 loài thuộc 96 họ, 37 bộ thuộc Š lớp động vật có xương sống và khoảng 200 lồi Cơn trùng
Năm 1992 Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã phối hợp với
Trường Đại Học Quốc Gia Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật tiến hành điều tra Voi Bến En
Trang 13Chương trình nghiền cứu rừng Frontier - Việt Nam báo cáo kỹ thuật số 12/1997 và 14/1998 nghiên cứu đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bến En
Năm 1997-1999 Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội phối hợp với
Hội bảo vệ sinh thái Nhật Bản nghiên cứu xây dựng chương trình bảo vệ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Bến En
Năm 1997-2000 Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ tiến hành điều tra cơ bản khu hệ động vật Vườn Quốc gia Bến En và dưa ra danh
sách 505 loài động vật có xương sống và 499 lồi Cơn tràng
Những kết quả nghiên cứu hệ động vật - thực vật tại Vườn Quốc gia Bến
En khẳng định giá trị khoa học to lớn về da dạng sinh học của hệ sinh thái Bến
En đồng thời đưa ra được những giải pháp góp phần quan trọng trong công tác
xây dựng, phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En
2.2 Lịch sử nghiên cứu phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
Những năm đầu thập kỷ 80 phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được sử dụng rộng rãi vào các chương trình phát triển nông thòn nhưng
phương pháp này bộc lộ một số hạn chế nên kết quả các hoạt động không cao Cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 Gordon Conway, Robert Chambers và những người khác đã xây dựng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham giả
(PRA) Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước khác
ở Châu Á, Châu Phi vào các dự án phát triển nông thôn trên các lĩnh vực quản `
lý tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, các chương trình xã hội, xoá đói giảm nghèo, y tế, an toàn lương thực PRA vẫn đang tiếp tục phát triển và được sử dụng rộng rãi
Từ năm (994 đến nay chương trình phát triển nông thôn do SIDÀ tài trợ
tiếp tục sử dụng PRA cho việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá các
dự án cấp thôn bản Phương pháp PRA ngày càng được hoàn thiện phù hợp với
Trang 14Chương 3
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Bến En trong địa iới hành chính của hai huyện Như Xuân
và Như Thanh tỉnh Thanh Hoá cách Thành Phỏ Thanh Hoá 46 km về phía Tây Nam Toạ độ địa lý:
19°28'-19941` vĩ độ Bắc
105920'-105935" kinh độ Đông
Phía Bắc giáp các xã Hải Long Xuân Khang (Huyện Như Thanh)
Phía Nam giáp các xã Xuân Thái (Huyện Như Thanh), Xuân Bình (Huyện Như Xuân)
Phía Đông giáp các xã Xuân Phúc Hải Vân (Huyện Như Thanh)
Phía Tây giáp xã Hoá Quỳ, Xuan Quy Binh Luong (Huyén Như Xuân)
Tổng diện tích tự nhiên là 16.634 ha gỏm 16 tiểu khu hỏ Sông Mưc và dãy
núi đá Hải Vân
3.1.2 Địa hình địa mạo
Vườn Quốc gia Bến En bao gồm các kiểu dịa hình dồi núi, sông, hồ xen
kế nhau Trung tâm là hỏ Sông Mực với hè thống đảo nồi còn rừng che phủ Phía Đông Bắc là dãy núi đá chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ Đồng Hơn đến Đồng Mười Phía Đông là dãy núi Đầu Lớn chay từ Đông kinh đến Làng
Quảng Phía Nam là dãy Bao Cù và phía Tây là dãy Núi Đàm Đồi Chu và có
thể thấy 3 kiểu địa hình sau:
- Kiểu dia hinh đồi aúi thấp: Kiều địa hình này có điện tích nhỏ phân bố
Trang 15Dau Lớn Núi Đàm cao nhất (497m) Các đỉnh khác cao từ 300-350m Độ dốc trung bình 20° - 30°
- Kiểu địa hình đổi thoái Chiếm diện tích lớn nhất trong Vườn Tập trung
khu vực Bình Lương, Tân Bình Xuân Thái, Điện Ngọc và các đảo nổi trên hồ, độ cao trung bình 150m độ dốc từ 15° - 20°
- Kiểu địa hình hồ và thung lãng: Gồm hồ Bến En và các thung lũng xen cài giữa các khu đồi núi thấp Hồ có diện tích trung bình 2.281 ha biến động từ
2000-2.800 ha Trong lòng hồ có 21 hòn đáo
Nhìn chung địa hình ở đây thấp, thuận lợi cho các loại động - thực vật sinh trưởng và phát triển
3.1.3 Dia chat và thổ nhưỡng
31.3.1 Dia chat
Lịch sử hình thành địa chất trong khu vực khá phức tạp Nhưng chủ yếu
là các loại đá trầm tích từ kỷ Jura-Creta như phiến thạch sét, sa thạch Chúng
phân bố ở Bình Lương, Xuân Bình Xuân Thái Một số trầm tích bị
iến chất
nhẹ do ảnh hưởng của hiện tượng phun trào Mác Ma vào cuối thế kỷ đệ tứ như
Dia-Ba, Aldezit phân bố ở Nam Xuân Thái và Đức Lương Các trầm tích không
phân cách ở kỷ Để vôn và Cacbon như đá vôi ở Núi Đàm Núi Bao Khế, Đồng
Hơn, Đồng Mười và núi Đầu Lớn
Trải qua quá trình hoạt động địa chất lâu dài, những hoạt động xâm thực, bóc mòn, bồi tụ tạo nên các thung lũng phủ đầy phù sa màu mỡ nằm rải rác trong Vườn
3.1.3.2 Thổ nhưỡng
Khu vực này hình thành 4 loại đất chính như sau:
- Đất phù sa sông suối (Đất vàng, nâu) có điện tích khoảng 3l0 ha Đất có tầng loang {6 do quá trình ngập mước không thường xuyên trong năm nên
Trang 16phần cơ giới có cát pha hay thịt nhẹ, cớ kết cấu tốt phân bố rải rác theo các thung lũng lũng Đồng Thô, Điện Ngọc, Xuân Lý
- Đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên nhóm đá sét có diện tích khoảng, 11.136 ha đây là loại đất tốt tầng dày, thành phần cơ giới thịt nặng và sét phù hợp với nhiều loại cây trồng Kha nang giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém Phân bé chu yếu vùng trung tâm và phía Bắc của Vườn
- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát có diện tích khoảng,
1.240 ha, có tâng mỏng, thành phần cơ giới cát pha dất thịt nhẹ và trung bình Đất tơi xốp, kết cấu rời rạc, khả năng giữ nước kém, chua, nghèo dinh dưỡng, khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh dễ bị xói mòn rửa trơi
- Đất phong hố trên núi đá vòi có diện tích khoảng 1.077 ha chủ yếu thuộc loại Macgalit, tầng dày, nông Do địa hình dốc nên dễ bị rửa trôi bào
mòn Đất thường khô, thiếu nước Phù hợp với những loài thực vật ưa kiểm như:
Trai lý, Lát hoa, Thị rừng
3.1.4 Khí hậu thuỷ văn
3.1.4.1 Khí hậu
Vườn Quốc gia Bến En không xa biển bao nhiêu nên khí hậu ở đây ít nhiều
chịu ảnh hưởng khí hậu của biển và đai khí hậu lục địa ‘
Nhiệt độ trung bình hàng năm (°C) 23.3
Nhiệt độ cực tiểu (°C) 3 (thang 1) nhiệt độ cực dai (°C ) 4] (thang 5)
Các tháng có nhiệt độ dưới 20°C tháng 12; 01; 02 và 03
Tổng nhiệt cac nam (°C ) 1.790
Số ngày mưa hàng năm 124
Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) 377 (tháng 9) Số ngày mưa phùn hàng nắm 35
Lượng nước bốc hơi hàng năm (mm) 925 Độ ẩm trung bình hàng năm (%) 85
Trang 17Độ Ẩm cực tiêu trung bình (%) 65 Độ ẩm cực tiểu tuyệt đối ( %) 16 (tháng I1) Sương mù bình lưu 22 Nhiệt độ trung bình các tháng trong nam (°C): TI [T2 [T3 |T4 [T5 [T6 |T.7 |T.8 |T.9 |T.10[T.II [T.12 | Năm 16.5 | 17.3 | 20.0 | 23.6, | 27.3 | 28.6 | 28.9 | 27.8 | 26.5 | 24.2 |20.8 | 17.9 | 23.3 Tổng nhiệt cả năm 8.500 °C Nhiệt độ đất trung bình 24.9 °C
Tổng năng lượng bức xạ L20 Kcal/cm”/năm
“Tổng số giờ nắng hàng nam I.600 - 1.800 giờ
Gió mùa Đông Bắc từ tháng I1 đến tháng 3 năm sau Gió Tây Nam từ, tháng 4 đến tháng I0 Đôi khi có đợt gió Lào khô nóng vào tháng 6 hoặc thing
7 khoảng 19 -22 ngày
Biên độ giao động nhiệt là 12,3 °C Nong nhất là tháng 7 trung bình là
28.9°C đôi khi lên đến 41.7°C Lạnh nhất vào tháng giêng, trung bình 16,9%
đôi khi xuống tới 3,1°C ở vùng núi thường xuất hiện sương giá
Lượng mưa trung bình hàng tháng và nam T1 |T2 |T3 |T.4 |T5 |T6 |T/7 |T8 |T.9 |T.10|T.I1 |T.12 | Năm 26.7|25.8 |41.3 |56.5 | 139 | 175.9 | 201.7 {278.3 | 436.7 | 268.8 | 108.3 | 34.4 | 1,790
Lượng mưa trong vùng khá cao và phân làm hai mùa rõ rệt : Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng II chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm thường gây nên
nhữnh trận lũ lớn Miùa khỏ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa hàng nấm nhưng thường có mưa phùn và bốc hơi từ hẻ Bến En
Trang 183.1.4.2 Thuỷ văn
Khu vực có hệ thống sỏng chính là Sông Mực nằm trọn trong địa giới: 'Vườn Quốc gia Bến En quản lý Toàn bộ thuỷ vực gồm 4 suối lớn:
Suối Hận, dài khoảng 16 km, bắt nguồn từ núi Bao Cù và Bao Trè;
Suối Thổ dài 20km bắt nguồn từ Núi Cọ chảy qua Làng Quảng;
Suối Cốc dài khoảng !Ikm, bắt nguồn từ Núi Voi qua Làng Cốc;
Suối Tây Toọn dài l5 km bát nguồn từ dãy núi Tèo Heo Roọc
Khoan, chảy qua Bình Lương, Làng Yên
Nhìn chung hệ thống sông suối trong vùng tương đối đều khấp và có nước quanh năm, lòng suối hẹp, khá sâu tốc độ dòng chảy mạnh về mùa ti nhưng giảm nhiều về mùa khỏ
Hồ Bến En có dung tích nước biến động từ 250-400 triệu mỉ là thuỷ vực của 4 suối nói trên Hồ có nước quanh năm, diện tích mặt hồ trung bình 2.281ha có khả năng cưng cấp nước cho 10.000 ha đất nòng nghiệp của 3
huyện Như Thanh Nông Cống và Quảng Xương Ngoài ra hồ Bến En còn là
nơi bảo tổn lưu giữ nguỏn gen nuôi trồng thuỷ sản và phát triên du lịch sinh
thái
3.1.5 Tài nguyên rừng và dất ring
Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên là 16.634 ha Trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp: 13.755ha - chiếm 82,7%
+ Diện tích đất có rừng : 8.544ha + Diện tích đất trống: 5.211ha Diện tích đất ngoài lâm nghiệp:
+ Diện tích đất nòng nghiệp: — 310ha + Diện tích hồ ngập nước: 2.281 ha
+ Diệu tích dất khác: 288 ha
Trang 193.1.3.1 Tài nguyên thực - đồng vật rừng ~ Khu hệ thực vật
Rừng Bến En thuộc hè sinh thái rừng núi đất nhiệt đới ẩm với kiều rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá diện tích rừng còn giàu tài nguyên chiếm
tới 6.400 ha tập trung tại khu vực Điện Ngọc Sông Chàng có nhiều loài đặc hữu
quí hiếm như: Lim Xanh Đinh Hương Và Hương, Trai Lý, Gụ, Lát Hoa v
Tổng số loài đã thống kẻ dược ở Bến En là 1.357 loài thuộc 902 chỉ, 196 họ của 6 ngành thực vật bậc cao đó là: Ngành Quyết lá thông (Phylotophyta) |
lồi; Ngành Thơng đất (Lycopodiphyta) 4 loài Ngành Cổ tháp bút
(Equisetophyta), | loai: Nginh Duong xi (Polypodiophyta) 101 loai: Nganh
Hat trin (Gvmnospermae), 8 loai va nganh Hat kin (Angiospermae), 1.242 loai
Hệ thực vật Vườn Quốc gia Bến En thuộc hệ thực vật Nam Trung Hoa-Bắc,
Trường Sơn Ngoài ra do vị trí chuyển tiếp giữa 2 luồng thực vật Miễn Bắc và
Miễn Nam Việt Nam nên còn chịu ảng hưởng nhất định của khu hệ thực vật
Miền Nam điển hình là sự tỏn tại loài Sang Lẻ
Ngoài ra rừng Bến En còn có nhiều loài đặc sản giá trị như:
+ Cây cho nguyên liệu đồ mỹ nghệ: Song, Mây
+ Cây cho dầu béo và tỉnh dầu: Sến Trẩu, Màng tang + Cây làm thuốc : Mã tiền Sa nhân
+ Cây làm cảnh : Phong lan Thu hải dường
Từ những dẫn liệu trên cho thấy thực vật rừng Bến En có giá trị bảo tồn,
đặc biệt kiểu rừng nửa rụng lá ưu thế là Lim Xanh - Săng Lẻ, đặc trưng của hai
luồng thực vật Bắc và Nam Việt Nam - Khu hệ động vạt
Rừng Bến En với nhiều kiểu rừng khác nhau có độ che phủ lớn, là nguồn thức ăn dôi dào và nơi trú ăn tốt đã thu hút nhiều nhóm động vật đến trú
ngụ Hồ Bến En có diện tích mật hỏ rộng có nguồn phù du sinh vật phong phú,
giàu nguồn thức ăn tạo điều kiện thuân lợi cho cá tự nhiên phát triển
Trang 20Kết quả nghiên cứu đã thống kẻ được ở Bến En có 9I,loài Thú, 261 loài Chim, 54 loài Bò sát 31 loài Ếch nhái 68 loài Cá và 499 lồi Cơn trùng
Khu hệ động vật Bến En khá phong phú và đa dạng đặc trưng vùng địa lý
động vật Trường Sơn Bắc và Tây Bắc Ở Bến En có nhiều loài động vật quí
hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam
Tom lại : Với khu hệ động - thực vật và sinh cảnh rừng phong phú, với wu hợp các loài cây, và các loài động vật hoang đã có nhiều loài quí hiếm, Bến”
En là Vườn Quốc gia có tính đa dạng sinh học cao có giá trị về mặt khoa học, là địa bàn để các nhà khoa học trong và ngoài nước tiến hành các công trình
nghiên cứu và các dựa án bảo tỏn
3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.2.1 Tình hình dân sinh kinh tế
Khu vực Vườn Quốc gia Bên En (trong địa phận Vườn và vùng đệm) có II xã gồm: Xuân Thái Xuân Phúc Hải Vân, Hải Long, Xuân Khang, Tân Bình Yên Lễ Binh Luong, Hod Qui Xuan Quy, Xuan Bình và tiếp giáp 2 Lam
trường Như Xuân và Sông Chàng
Thành phần dân tộc sởng trong Vườn và vùng đệm gồm dân tộc Kinh (chiếm 54.2%), Thai (28.1%), Mudng (11.8%), Thổ (8,9%) Hầu hết số dân nói
trên sống ở vùng đệm Số dân trong Vườn Quốc gia Bến En của 3 xã Xuân Thái (huyện Như Thanh), Bình Lương, Tân Bình (huyện Như Xuân) có 656 hộ và
3.246 nhân khẩu
+ Mat độ dân số bình quản vùng đệm là 80 người/km”, số dàn trong
Vườn mật độ dân cư <50người/kmỶ + Sản xuất nông nghiệp
Trang 21thiếu án từ | - 3 thang trong nam phải vào rừng khai thác gây khó khăn cho còng tác quản lý bảo vệ rừng
+ Chan nuôi : Bình quân mỗi hộ có từ 1-2 con trâu, bò Nhiều gia đình có hàng chục con thả rông trong rừng điều này đã gây trở ngại lớn trong công tác bảo tỏn của Vườn Quốc gia Bến En
3.2.2 Đặc điểm các cơ quan xung quanh Vườn
- Lâm trường Sông Chàng: Tổng diện tích 8.500ha có hai đội sản xuất và
phòng ban với tống số 140 người Ngoài nhiệm vụ lâm sinh trồng rừng còn khai
thác khoảng 900m”/năm
- Lâm trường Như xuân: Quản lý 3.033 ha trong đó 3.131 ha rừng nghèo
còn lại là đất trởng và rừng trồng lâm trường còn có l L0 Cán bộ còng nhân viên
chức làm nhiệm vụ trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng
Hiện tượng khai thác gỗ lậu trong Vườn cũng như vàng đệm trong những
năm gần day con xẩy ra
3.2.3 Tinh hinh giao thong
Trong khu vực Vườn Quốc gia Bến En và vùng đệm có hai tuyến đường
chính:
-_ Đường quốc lộ 701 từ Bến Sung đi Yên Cát dài 24 km, đường rải đá đi lại thuận lợi
~_ Ngoài ra còn một số tuyến đường nội bộ: + Tuyến Bến Sung - Làng Quảng dài 22 km;
+ Tuyến Bến Sung - Dap May dài 9 km;
+ Tuyến Bến Sung - Xuân Lý dài 15 km; + Tuyến Yên Cát: Đức Lương dài 18 km;
+ Tuyến Yên Cát - Điện Ngọc dài 35 km:
+ Tuyến Xuân Bình - Thiệu Bình, Nghệ An dài l5 km;
+ Tuyến dường thuỷ trên hồ từ Dap May đi Đức Lương, Điện Ngọc Đồng Thô Xuân Thái, Dốc Cục
Trang 22Hệ thống giao thòng thuận tiện cho việc đi lại giao lưu trong khu vực
song rất khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh
học ở Vườn Quốc gia Bến En
3.2.4 Văn hoá- Thắng cảnh và di tích lịch sử
Hiện tượng Kaster đã tạo nên những hang động như Hang Ngọc (Núi Đồng Hơn) rất đẹp hấp dẫn khách du lịch Hang Lò Cao Chiến thắng do Giáo Sư Trân Đại Nghĩa xây dựng luyện gang thép chế tao vũ khí trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp (1946 -1954) hiện còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị lịch sử Hồ Bến En có mặt nước rộng có nhiều đảo nổi và các vách đá dựng đứng, có rừng bao phủ tạo nên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình thu hút nhiều khách du
lịch tham quan
- Rừng ở đây có nhiều quần xã có giá trị nhiều mặt về bảo tồn cũng như
về nghiên cứu khoa học Là địa bàn nghiên cứu được các nhà khoa học trong
ước và Quốc tế quan tâm
- Tuy nhiên do đời sống của các dân tộc trong Vườn và vùng đệm gặp
nhiều khó khăn, diện tích canh tác lúa nước ít cuộc sống chủ yếu dựa vào các
sản phẩm của rừng, dân trí thấp, nên vào lúc nông nhàn họ vấn vào rừng khai,
thác lâm sản và sản bắt động vật hoang dã
3.2.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- dân sinh kinh tế
Qua nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh từ xã hội Vườn Quốc
gia Bến En chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
- Là khu vực có địa hình tương đối phức tạp bao gồm sông, suối, hồ, núi đất, núi đá, có cấu tạo địa chất và Kaster khá đặc biệt Trung tâm là hồ Sông Mực có kiểu rừng núi đất và núi đá xen kẽ có nhiều quần xã thực vật khác nhau tạo nên khu hệ động vật, thực vật tương đối phong phú
~ Tầng đất dày do thảm thực vật được duy trì tốt., đất chưa bị thoái hoá chưa bị xói mòn
Trang 23- Vị trí địa lý thuận lợi cách Thành phố Thanh Hoá 46 km và cách bãi biến Sâm Sơn 60 km, có nhiều phong cảnh đẹp khí hậu trong lành là nơi phát triển du lịch sinh thái hấp dẫn
- Vùng đệm có hơn 41.000 dân sinh sống và 3.246 dân sống trong Vườn, với điều kiện giao thông thuận lợi tạo nên sức ép đối với Vườn Quốc gia Bến En
Trang 24Chương 4
MUC TIEU, DOI TUGNG, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Mục tiêu đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau: ~ Xác định tính đa dạng sinh học và giá trị của nó ở Vườn Quốc gia Bến En
- Tình hình quản lý và sử dụng da dạng sinh học trong những năm qua ở
Vườn Quốc gia Bến En
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, để tài đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong việc phát triển bền vững tính
đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Bến En: 4.2 Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn dé thue té yeu cầu của một Vườn Quốc gia và dap
ứng yêu cầu của một luận văn Thạc sỹ khoa học, cơ sở số liệu điều tra bản thân
trực tiếp tham gia thu thập số liệu trong những nắm qua, luận văn đã chọn đối
tượng nghiên cứu tài nguyên sinh học (thực vật, động vật), những ảnh hưởng
của con người Từ những phân tích luận văn cố gắng đưa ra những giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En
4.3 Nội dung nghiên cứu
Đề đạt được các mục tiêu nghiên cúu đã dé ra dé tai sẽ được tiến hành theo các nội dung nghiên cưú sau đây:
4.3.1 Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Bến En
- Da dang thue vat
Trang 25-_- Giá trị đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Bến En
4.3.2 Tình hình sử dụng da dạng sinh học của Vườn Quốc giả Bến
En
-Tình hình khai thác các sản phẩm của rừng (gỗ, củi, động vật rừng, lâm sản khác)
- Khai thác cá -
- Canh tác nương ray
4.3.3 Công tắc bảo tổn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En trong những năm qua và đề xuất các giải pháp
- Thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Vưỡn Quốc gia Bến En
trong những năm qua và những thách thức
~ Giải pháp giảm thiểu những thách thức trong công tác bảo tồn đa dạng
sinh học
+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học
+ Phát triển kinh tế cộng đồng và lôi kéo sự tham gia của người dân vào hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học
+ Tăng cường năng lực cán bộ và hiệu lực pháp luật 4.4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu thực hiện với từng nội dung sau:
4.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu đa dạng sinh học được
tiến hành theo 2 bước:
© Kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước đây gồm:
- Luận chứng kinh tế kỹ thuât Vườn Quốc gia Bến En do Viện Điều tra qui hoạch rừng Hà Nội và Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện năm
1990
Trang 26- Báo cáo đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bên En (sở 12/1997 và số
14/1998) do chương trình nghiên cứu rừng Ftontier - Việt Nam thực hiện
~ Báo cáo đánh giá tác động của người dân vùng đệm lên khu hệ động vật
hoang đã và biện pháp để bảo vệ bẻn vững Vườn Quốc gia Bến En do Trường,
Đại học Khoa học tự nhiên, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Viện Sinh
Thái và Tài nguyên sinh vật và Hội bảo vệ hè sinh thái Nhật Bản thực hiện (1997-1999),
Ngoài ra thu thập các tài liệu nghiên cứu các báo cáo khoa học, các loại
bản đồ, số liệu có liên quan tới Vườn Quốc gia Bến En ° Điều tra bổ sung
Sở liệu mà luận văn này sử dụng chủ yêu là từ kết quả diều tra cơ bản tài
nguyên động - thực vật Vườn Quốc gia Bến En được tiển hành trong 4 năm (1997-2000) của chương trình điều tra cơ bản động - thực vật rừng ở các Vườn Quốc gia do Bộ Nông Nghiệp và Phat Trién Nong Thon cap von ma ban than da tham gia
Chương trình điều tra cơ bản này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
truyền thống vẻ động - thực vật được các nhà khoa học trong và ngoài nước
đang sử dụng
4.4.2 Điều tra thực vật và xử lý sở liệu 4.4.2.1 Thu thập số liệu thực địa
Tài liệu thu thập theo phương pháp điều tra theo tuyến hệ thống Tuyến
được lập song song cách đều theo đơn vị tiểu khu Trường hợp các kiểu thảm
trong Vườn phân bố không tập trung tải rác trên núi đá hoặc trên các đảo ở lòng
hồ thì lập tuyến điều tra điển hình để thu thập sở lieu
Tất cả các cây nằm trong phạm vi 10m vẻ hai phía của đường điều tra đều được thống kê và xác dinh tên lấy tiêu bản thu mẫu để đỉnh loai Tiêu ban có đầy đủ (Lá già lá tion hoa, quả) chấm điểm nơi phản bố của loài trên bản
Trang 27Tình hình từng quan sát được trên tuyên ghi chép vào phiếu mò tả làm,
cơ sở cho việc khoanh vẽ, xây dựng bản đồ thảm thực vật
Trên tuyến lập các ô tiêu chuẩn (OTC) đại diện cho các trạng thái rừng
(§ ơ =2000m`, kích thước 40m x 50m)
Điều tra bổ sung thành phần loài Điều tra các nhân tố điều tra cơ bản,
như chiều cao vút ngọn, đường kính 1,3m dường kính tán của tất cả các cây có đường kính ngang ngực > 6cm và được ghi vào phiếu điều tra thực vật làm cơ sở
để theo dõi tăng trưởng định kỳ
Điều tra cây gỗ tái sinh được thực hiện trên ô dạng bản (4 mỶ (2mx2m)) Loài cây, khả năng sinh trưởng và phát triển được ghi vio phiếu điều tra tái
sinh
4.4.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Việc định loại do các chuyên gia thực vật tiến hành mô tả, xác định tên
khoa học, tên thông thường, kết hợp so sánh đối chiếu các mẫu được lưu tại
phòng tiêu bản Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Điều tra quy hoạch
rừng
- Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Takhtazian, căn cứ theo tiêu chuẩn của IUCN và các nghị định của Chính Phủ để lập danh sách các loài quí hiếm ở Vườn Quốc gia Bến En
- Để đánh giá mức độ đa dạng sinh học về tài nguyên thực vật Vườn Quốc gia Bến En trên cơ sở phân chia tài nguyên rừng theo nhóm giá trị sử
dụng (của Nguyễn Hữu Hiến 1995), phân chia thành 17 nhóm và quan hệ địa
lý của Nguyễn Bá Thụ xây dựng cho hệ thực vật Cúc Phương (1995) để tiến
bành phân tích các yêu tở địa lý Vườn Quốc gia Bến En
- Việc phân loại các kiều thảm thực vật được tiến hành dựa trên phương
pháp của FAO Rome 1989, phân loại và vẽ bản đồ thảm thực vật rừng nhiệt đới
Việt Nam của Thái Văn Trừng (1970) Đối tượng để phân loại là tất cả các loại
Trang 28vào các cấu trúc ngoại mạo sau đó đến nguyên tắc địa lý và tính thích ứng sinh
thái ‘
- Bản đồ thảm thực vật của Vườn dựa vào bản đồ thảm thực vật được Viện
Điều tra quy hoạch rừng xây dựng năm 1995 trên cơ sở phương pháp viễn thám
và dựa vào bản đồ này điều tra bổ sung (theo tuyến và OTC) để hoàn chỉnh
- Xử lý số liệu tăng trưởng lâm phần căn cứ số liệu đo giữa hai lần 1997 và 2000 Xác định tăng trưởng các nhân tố cơ bản là đường kính, tiết điện ngang và trữ lượng (trong khuôn khổ của luận văn toi khong dé cập đến việc
tính toán này)
©_ Điều tra thu thập và xử lý số liệu động vật
Tuỳ theo từng đối tượng ấp dụng phương pháp điều tra thu thập và xử lý số liệu phù hợp:
- Đối với Thú Chim:
+ Phỏng vấn thợ săn theo các câu hỏi đã chuẩn bị trước kết hợp với
phương pháp '*Test” (kiểm tra) bằng ảnh màu
+ Thu thập và phân tích mẫu vật (các loại da, đuôi, sừng, xương, sọ, lông, vuốt ) được thu thập trong quá trình phỏng vấn
+ Phát hiện xác định loài qua dau vết hoạt động như: Dấu chân, phân,
hang, tổ, tiếng kêu vết xước cọ trên thân cây, thức ăn, dấu vứt bỏ thức ăn thừa
+ Phương pháp quan sát trực tiếp theo tuyến điều tra:
Các tuyến được lập đi qua các dạng sinh cảnh, trong các trạng thái rừng
khác nhau Thời gian quan sát được bố trí ở nhiều thời điểm khác nhau, cả ban ngày và ban đêm Kết quả được ghỉ vào phiếu điều tra động vật
- Lớp Cứ:
Được thu thập bằng phương pháp thông thường bằng lưới, lưới vét, chài '
ở nhiều địa điểm khác nhau Việc mô tả theo phương pháp do đếm của Kotelat,
định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc của Giáo sư Mai Đình Yên, sắp xếp và
phân loại của GS.TS Rass và Linberg
Trang 29- Cíc lớp Bò sắt Éch nhái:
Sử dụng phương pháp quan sát thực địa và sưu tầm mẫu vật để thu thập số
liệu Mẫu thu thập theo phương pháp thòng thường trên các sinh cảnh khác nhau Dùng đèn bắt ban đêm và các thời điểm khác nhau
+ Ếch nhái được bắt bảng tay
+ Bò sát được bắt bằng các dụng cụ chuyên dụng
Việc định loại và hè thống sắp xếp dựa theo tài liệu của R.Bourer
(1942.1943), E.H Taylo (1963), Đào Văn Tiến (1977,1978,1981) và danh lục
của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1995)
-_ Lớp Cơn trùng:
Các lồi Cơn trùng được thu máu bảng phương pháp thông thường (bảng
tay, vợt bắt bướm, bẫy đèn) :
+ Tiến hành Điều tra côn trùng theo tuyến Các điểm điều tra đặt nơi
tương đối điển hình và đại diện về rừng, địa hình địa thế, gần nơi sông suối
trong rừng, bìa rừng
+ Các mẫu vật thu thâp được xử lý bảo quản và ghi chép đây đủ các thông tin như độ nhiều, vị trí phân bố
+ Sắp xếp hệ thống mẫu vật và tiến hành phân loại bộ, họ, giống, loài 4.4.3 Ảnh hưởng hoạt động của con người tới đa dạng sinh học
Vườn Quốc gia Bến En
Một trong những khó khăn nhất dối với việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
và bảo tồn đa dạng sinh học là ảnh hưởng của con người gây nên Tác động của con người vào tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Bến En được thực hiện:
+ Kế thừa số liệu có liên quan
+ Điều tra bổ sung thu thập số liệu + Điều tra tình hình khai thác lâm sản
Trang 30Chương 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
5.1 Đặc điểm đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bến En $.1.1 Tĩnh đa dạng sinh học khu hệ thực vật
Do đặc điểm địa hình, đất đai khí hậu nên Vườn Quốc gia Bến En có
nhiều đặc điểm riêng biệt và khá phức tạp biểu hiện ở các kiểu rừng và trạng
thái rừng :
5.1.1.1 Két quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài
Kết quả thống kê rừng Bến En có 1.357 loài thuộc 902 chi 196 họ của 6 ngành thực vật bậc cao Cụ thể được ghi trong bang |:
Bang l: 7ống kê số lượng taxon các ngành thực vật bậc cao Bến En tt Ngành thực vật { Họ Chi Loai
So lothlel Se | Tle | Số | Tle
| twong | % lượng |_ lượng %
1 | Quyét la thong (Phylotophyta) IỊ 05 1Ị 01 tT OA
2 | Thơngđất (Lycopodiphvia) 2 tÌ 31 03 af; 03] 3 | Cổ thấp bút - (Equisetophyta) | v| 05 ty 01 mm 4 | Dương sỉ (Polypodiophyia) 23] TL8Ị 48| 5.4] tor) 74 5 | Hạt trần - (Ởymmnospermae) £ 2Í 4] 04 al 0.6 6 | Hạtkín (Angiospermae) ies Baa] 845] 937 1212| ors] Téng 195] 100| 902 100 | 1.357| 100
Riêng nganh Réu (Bryophyta) chua duge nghiên cứu vì vậy số lượng của các họ, chỉ, loài chưa được thống kê hết, và còn nhiều hơn nữa so với những
loài đã biết hiện nay
Trang 31Bang | cho thấy sự ưu thể về sở lượng các họ, chỉ và loài thuộc vẻ ngành Hạt kín, thứ đến ngành Dương xỉ ngành Hạt trần và cuỏi cùng là ngành Quyết lá thông, ngành Thông đất và Cỏ tháp bút
Trong ngành Hạt kín các taxon có vai trò khác nhau giữa hai Lớp I lá
mdm (Dicotiledone) va L6ép 2 14 mam (Monocotydous) Lớp 2 lá mầm có số ho
chỉ loài lớn hơn hẳn lớp một lớp la mam Bảng 2: Thống kê số lượng các lớp ngành hạt kín TT Lớp Họ ] Chi Loai đố Tỉ lệ 1 SO Tỉ lệ Số | Tre | lượng & lượng | % \luong| % 1 1 lá mầm ( Dicotyledous) 32 32+ 130, | 154 242 19.5 2 2 lá mầm (Monocotydous) 128 T1.6 Ws 84.6 1000 | 80.5 “Tổng cộng 165 100 845 | 100 | 1242} 100 Thống kẻ sở họ nhiều chỉ của.hè thực vật Bến En có tới I5 họ có từ 10 chỉ trở lên đó là: - Họ Cỏ (Poaceae) 36 chỉ - Ho Ciic (Asteraceae) 27 chi - Ho Dau (Fabaceae) 25 chỉ - Ho Ca phé (Rubiaceae) 2), chi - Ho Lan (Ochidaceae) 17 chi
- Ho Trice dao (Apoeynaceae) 13 chi
- Ho Bau bf (Cucurbitaceae) 12 chi - Ho Hoa méi (Laniraceae) 12 chi - Ho Long nado (Lauraceae) L2 chi
- Ho Cé roi ngtta ( Verbanaceae) || chi - Ho Vang (Cauesealpiniaceae) 10 chi
Trang 32- Ho Ray (Araceceae) 10 chi = Ho Cau dita /Palmacene),
Đánh giá mức độ da dạng về tài nguyên thực vật Vườn Quốc gia Bến En
có thể
địa lý của hệ thực vật Dựa vào I6 yếu tố địa lý để thong kê số loài theo từng
hia thành 17 nhóm theo giá trị sử dụng hoặc phân tích theo các yếu tố
yếu tố địa lý ( theo Nguyễn Bá Thụ 1995) Trong khuôn khổ luận văn chúng tôi
đi sâu đánh giá kết quả phân loại thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia Bến En Rừng Bên En thuộc hệ sinh thái rừng núi đất nhiệt đới ẩm với kiểu rừng thường xanh và nửa tụng lá Do đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu của Vườn
nên thảm thưc vật Bến En mang nét rất đặc trưng Theo phương pháp phân loại
của FAO rome (1989) và hệ thðng phân loại của Thái Văn Trừng (1970), thảm thực vật Bến En được phân thành các kiểu thảm thực vật chính sau:
Bảng 3: Cúc kiểu thám thực vật Vườn Quốc gia Bến En
TT Các kiểu thảm thực vật Điện tíchha
1 1 Kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới âm trên núi đá vôi 303 3 | Kiểu rừng kín thường xanh, nhiệt đới ảm, thứ sinh sau 6.242
khai thác trên núi dat
3 | Kiểu rừng hỗn giao gồ-tre nứa thứ sinh 1173 9
+ Kiều rừng tre nứa thứ sinh có cây gỏ rải rác 2.659 16,0
5 Kiểu rừng trồng lb 11 07
6 Kiểu quản lạc cày bụi, có cây 8Ö rải rác trên núi đá vôi | 39 0.3
7 | Kiểu quản lạc cây bụi, cố cây sö tải rác trên núi đất 3I5I T89 8 — [ Các loại đất khác ( Hồ, đập, ruộng nước, dất khác 2.956 178
Tổng 16.634 \ 100
Trang 34
S./.1.2 Mô tả đặc điểm các kiểu thảm thực vật
+ Kiểu rừng kứi thường xanh (Chủ yvéu cay lá rộng) nhiệt đới dm thie sinh trên núi đá vôi
Phân bở trên một số núi đá vôi ở phía Bắc và trung tâm Vườn kiểu rừng này
có nguồn gốc từ rừng nguyên sinh trèn núi đá vôi đã bị tác động Diện tích còn
lại 303 ha Địa hình ở đây hiểm trở Trong trường hợp ít bị tác động bởi con người tầng tán còn khá phức tạp từ 3 tầng trở lên
Thành phần loài chủ yếu các loài cây thuộc họ xoan (Me//aceae), họ mộc lan (Magnoliaceae), ho dau tim (Mimoraceae), ho b6 hon, (Sapindaceae) ho thi (Ebenaceae)
Công thức tổ thành lần lượt từ nhiều đến ít là :
Trai lý (Garcinia fagraeoides) 36%, Thi từng (Diospyros.bangolensis) 22%
Thường sơn (Ø/ehroa febrigua) 12%, Than mat (Nalletia richthyoetoma) 10%
May t80 (Dimerocapus brenieri)8% Vang anh (Sacaradiveli) 6%
Do khi bị tác động mạnh, những cây gỏ lớn bị khai thác nhiều đặc biệt là
một số loài quí hiếm có giá trị kinh tế cao như Lát hoa, Trai lý Còn xuất hiện
rất ít trong tổ thành rừng Đồng thời xuất hiện một số loài cây ưa sáng như Dâu da xoan (Allopspondias laconensis), Sang (Sterculia lanceolata), Vang ting
(Ciesaijpina sappan) Cùng các Lớp thảm tuoi kin, day !20, bui ram
Dưới Lớp thảm này là loại đất feralit màu đỏ nâu phong hố từ đá vơi, có tầng đất sét dày Nếu được bảo vệ tốt thì kiểu rừng này sẽ được phục hồi tốt
© Kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đối ẩm thứ sinh sau khai thắc trên
nui dat
Kiểu rừng này chiếm diện tích lớn nhất (6.242 ha) phân bố vùng trung
tâm kéo lên tới Sông Chàng Nơi đây còn diện tích khá lớn với tổ thành Lim
Trang 35Hiện nay các loài ưu thế thuộc kiểu rừng này khó xác định Tuy vay van còn gặp một sð loài sau đây giữ tầng rừng chính là:
Trường mật (2v/es⁄4 annamensis), Trường sang (Amasiodendron
chinensis), Ngất (Gircniera subaequaiis) Vàng anh (Sacara dives), Chap xanh (Beilshmiedia poilanei), Gié (Castanopis sp), Sdi (Lithocarpus sp), Trầm Chim
(Canarium tonkinensis), Mau ché (Horsphieldia amygdalinus), Rang rang (Ormosia pinata), Sau sau (Liquidambar formosana) ahiéu not Lim Xanh tái
sinh mạnh như khu vực Chuyên gia Sông chàng 1 số loài cây lớn còn nhiều Tầng cây bụi và thảm tươi phát triển mạnh có nhiều loài cây ưa sáng mọc nhanh như Hu đay Ba soi Ba bét, Lá bạc Sòi tía và thảm tươi đây leo bụi
ram phát triển mạnh , đây là đối tượng cản được bảo vệ tốt chắc chan kiểu rừng
này sẽ được phục hồi nhanh chóng
© Kiéu rừng hon giao g0 tre nứa thứ sinh sau khai thác
Kiểu rừng hỗn giao này có diện tích I.!73 ha , được hình thành trên các
khu rừng đã bị khai thác kiệt hoặc khai thác nhiều lần
Trong điều kiện ẩm , đất tốt tầng đất dầy, cùng với sự phát triển nhanh
của giang , nứa vào các khoảng tròng , tạo nẻn kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre, nứa
Thành phần cây gỗ kiểu rừng này khá phức tạp Tổ thành lồi khơng rõ ràng , phổ biến là các loài cây gỗ có giá trị kinh tế thấp nhu Com (Elzeocarpus
giffithii) S6i (Castanopsis fliisugi), Vang trimg (Endospermum chinensis) Tuy theo mức độ tốt xấu và độ ẩm của tầng đất ma ting dudi [a giang ,
nứa tếp , nứa to phát triển
Tầng cây bụi thảm tươi phát triển Lớp cây gỗ tái sinh phát triển ở mật độ
trung bình ( > L000 cây/ha ) Thảm tươi gồm dương xỉ, tế; dây leo bụi ram phat triển mạnh Kiều rừng này có l‹hả năng phục hồi phát triển rừng
®_ Kiểu rùng tre nứa tíứ sinh có cây gổ rải rác
Trang 36khai thác tài nguyên rừng của con người Kết hợp đặc tính sinh thái với nơi ẩm
tầng đất dày tạo thuận lợi cho sự thâm nhập và phát triển nhanh chóng các loài
tre nứa Trong rừng lác đác còn cây gỗ thưa chiếm khoảng 10% hầu hết là
các loài cây ít có giá trị kinh tế *_ Kiểu rừng trồng
Diện tích rừng trồng ở Bến En là [II ha (chiếm 0,7%) Phân bố tải rác
trong Vườn như Rọc khoan, Trần còn lại của Lam trường Như Xuân với các loài cây như Bạch Đàn, Mỡ, Keo
Các chương trình nhà nước đầu tư gần đây Vườn đã dưa một số loài cây
bản địa vào trồng rừng như : Lat hoa (Chukrasia tabulatis), Gidi xanh (Michelia rubibarbata), M6 (Magnolia vonifera), Mu6ng den (Cassinia siamea) va cdc loai Keo
© Kiéu quan lac cay bui c6 cay gỗ rải rắc trên núi đá vôi
Kiểu quần lạc này có diện tích nhỏ (39 ha) tập trung ở phía Đông và phía Bắc Vườn Quốc gia Gần đường siao thông và các khu dân cư Đặc trưng quan lạc này là Lớp cây gỗ tầng từng chính bị mất hoàn toàn, một số ít cây gỗ còn lại là những cây tạp như: Đa quả xanh (f7cus champoni), Dâu gia (Bacaurea sap/da) Tầng tấn chính là các loại cây bụi thân gỗ.như Cò ke (Grewia paniculata), Sui (Tremavirlata), Thau tau (Ricinus communis), Hoa gié (Desmos chinensis) mat dat nhiéu ché tro da Tai sinh ne nhién cay g6 ở quần lạc này
kém, mật độ tái sinh < 500 cây/ha
© Kiéu quân lạc cày bụi cây cỏ có cảy gỗ mọc tấi rác trên các dạng dãi khác
Kiểu quần lạc này có diên tích 3.151 ha phân bố rải rác trên các trục đường
Trang 37vật thường gặp là những cây bụi lúp xúp mọc lẫn Cỏ tranh, Lau, Chít, Cỏ may
Mua, Bồ cu vẽ, Thảo quyết minh, Ké hoa vàng, Cỏ lào Nhìn chung dat đã bị
xới mòn rửa trdi, tầng đất mỏng, khả năng tái sinh phục hồi kém Đây là diện
tích cần phải trồng rừng phc hi rng
ôâ Cớc loại đãi khác ( Hồ đập, ruộng nước)
Chiếm 2.596 ha, tỉ lệ 17,8% tổng diện tích tự nhiên
3.1.1.3 Nhóm loài cây quí hiếm rừng Bến En
Rừng Bến En có nhiều loài cây quí hiếm Kết quả đã thống kê được 33 loài trong 29 chỉ và 34 họ
Bảng 4: Danh mục các loài thực vật quí hiếm ở Bến En
tt Tên khoa học Tên Việt Nam Họ Mức Ì
độ đe
doa
1 | Psilotum nudum Loã tùng trần Psilotaceae K 2. | Cibotium barometz Cau tich Thyrsoteridaceae |_K
3._| Decussocarpus wallichiana_| Kim giao Podocarpaceae_ | _V
4 | Œcas chevaliri Nghén | Œycadaceae R_—_
5. | Caesalpinia sappan Vang nhuộm Caesalpiniaceae T 6 _| Garcinia fagracides Trai ly Chusiaceae Vv
1 _| Aucuba chinensis Coruaceae R:
§ | 7etrameles nudiflora Thung trang Datiscaceae K
9._| Parashorea chinensis Cha chi Dipterocarpaceae |_K
10 | Aunamocarya sinensis Chò nâu Juglandaceae Vv
11 | Cinamomum balansae Vù hương Lauraceae R
12 | Cinamomum parthenoxyion | Re hương Lauraceae K
13 | Endiandra hainamensis Vừ Lauraceae R
14 | Stryclenos umbellata Mã tiền giây Loganiaceae Vv 15 | Manglitia fordiana | Vàng tâm Magnoliaceae Vv
16 | Chukasia tabularis | Lat hoa Meliaceae K
L7 | Fibranrea recia Hoang dang Manispermaceae _|_V
18 | Tinospora tomentosa Day dau xuong Manispermaceae K
19 | Ardisia sylvestri | Lá khỏi tím Myrsinaceae Vv
20 | Melientha suavis Rau sang Opiliaceae K
21 | Haldina cordiforlia Gao lá tròn Rubiaceae T
22 | Mosinda officinalis | Ba kích lông | Rubiaceae V
23 | Amesiodendron chinensis _| Trudng sang Sapindaceae T
Trang 38
24 | Mladluca pasquieri Sến mật Sapotaceae K
25 | Aquilaria crasua Trảm hương, Thymela | 26 | Calamus poilaet Song bột Palmaceae i K
21 | Calamus platyacanthys Song mật Palmaceae [Vv
28 | Smilax elegentisima Kim cang canh Smilaceae R
vuông
29 | Smilax glabra Thỏ phục linh Snulaceae ay’
30 | Smilax poilanet Kim cang Smilaceae T
31 | Stemona saxorum Bách bộ đá Smilaceae EB 32 | Paviesia annamensis Trường mật Sapindaceae KE
33 | Siudora tonkinensis Gu lau Caesalpinia be
Chú thích:
£: Endangered : Dang nguy cp
: Vulnerable : S€ nguy cap
: Rare : Hiếm
Vv
R
T: Threatened : Bi de doa
K : Insufficiently known : Biết không chính xác
Việc phân cấp quí hiếm được dựa theo qui định của Tổ chức bảo vệ thiên
nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế (TUCN) Riêng loài Lim xanh là loài có
tổ thành nhiều bao trùm trong Vườn, là đối tượng sản lùng của những người
khai thác gỗ
Ngoài ra, khu hệ thực vật Bến En còn có nhiều nhóm thực vật có các giá trị
khác như nhóm cây cho nhựa (Nến, Trám, Táu ), nhóm cây làm giá để thả cánh kiến (Đa, Sung, Co/phèn ) và nhiều nhóm cây có giá trị kinh tế khác
5.1.2 Tinh đa dạng khu hệ động vật
Cũng như hệ thực vật, khu hệ động vật của Bến En cũng tương đối phong,
pha va da dang Ket quả nghiên cứu hệ động vật đã thống kê được 5 lớp động
vật có xương sống và lớp Côn trùng 1a 1.004 loài ở (Bảng 5)
„8Š
Trang 39Bang 5: 7đành phần lồi động vật ở Bến en ÍT Lớp Bộ Họ Giống Loài œ Số Tỷ lệ Số Tyls | SO Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % | lượng % lượng % L | Tha io 1200 128 14,2 [59 {87 |91- [91 2 [Chim | 18 360 [56 |28,4 [163 | 23,9 | 261 | 260 3 |Bòsát |2 40 |15 76 [41 160 [54 [54 4 lẾch nhái |1 l0 16 31 TH L6 J3! |3 5 [Cá 7 140 [14 7I |46 {68 |68 |67 6 |Côntngll2 240 |78 396 /|361 |50 |499 |497 ] Số liệu bảng 5 chúng ta thấy khu hệ động vật ở Bến En khá phong phú đa dạng về thành phân loài %.1.21 Lớp Thú
Lớp Thú có 10 bộ, 28 họ, 59 giống và 91 loài, trong đó có 15 ho chi cé 1
giống chiếm (53,6%), có 6 họ có 2 giống chiếm (21.4%) có L họ có 3 giống chiếm (3,6%) và có 6 họ có từ 4 giống trở lên chiếm (21.4%) Các họ có nhiều
giống là Sóc cây (Seduridae) có 4 giống 5 loài Chuột (Auridae) có 4 giống 12
loài, Cay (Viverridae) cé 5 giéng 7 loai, Doi mudi (Vespertilionidae) có 5
giống 8 loài, Họ Dơi 14 mili (RAmolophydae) c6 5 giống 10 loài và Họ Chén
(Mustelidae) 6 6 giéng 7 loai
Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh ở Bến En của động vật cũng rất khác nhau Tổng thể, Vườn Quốc gia Bến En có 6 dạng sinh cảnh chủ yếu là: Sinh
cảnh rừng núi đá vôi, sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm phục hồi
Trang 40cây bụi, sinh cảnh hồ thuỷ vực và đồng ruộng , và sinh cảnh thôn bản và vườn
rừng
+ Sinh cảnh rừng trên núi đá vôi còn ít bị tác động, hệ thực vật còn khá
phong phú và là điều kiện sống thuận lợi cho nhiều loài chim thú Bước đầu
đoàn nghiên cứu cho thấy có 5 nhóm loài ưu thế cho sinh cảnh này là các loài Linh trưởng, guốc chẵn (Sơn dương), Đon, Chuột hang và các loài Dơi
+ Sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm phục hồi sau khai thác đây là dạng sinh cảnh có diện tích lớn nhất với hệ thực vật phong phú, nên hệ động vật ở đây cũng rất phong phú và đa dạng Trừ loài Đon sống rừng núi đá và loài Rái cá sống ở môi trường nước còn tất cả 89 loài Thú ở Bến En đều
có mặt ở dạng sinh cảnh này
+ Sinh cảnh rừng tre nứa hỗn giao với cây gỗ: Tính đa dạng các loài Chim, Thú thua kém dạng sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm
phục hỏi sau khai thác Các loài ưu thế dạng sinh cảnh này là Dúi mốc lớn, Đồi,
Mèo rừng, Cẩy Cáo Tuy nhiên nơi xa dân có thể gặp Nai, Báo và có thể cả Hồ
+ Sinh cảnh hồ và thuỷ vực: Chủ yếu gặp hai loài Rái cá
+ Sinh cảnh đồng ruộng thôn bản ít bắt gặp các loài Cây, Cáo và các loài Chuột
5.1.2.2 Lớp Chim
Lớp Chim có I8 bộ, 56 ho, 163 giống và 26L loài Trong lớp Chim có 25 họ có I giống chiếm 44,6%, 9 họ có 2 giống chiếm 16,1%, 6 họ có 3 giống chiếm 10,7% và có l5 họ có từ 4 giống trở lên chiếm 28,6% Các họ vừa có
nhiều giống vừa có nhiêu loài là: Họ Ưng (Aceip#ridae), có 9 giống 14 loài Họ
Chich choé (Turuidae), có l0 giống l7 loài Họ Khướu (7ima/dae), có 10
giống 20 loài, Họ Chỉm chích /S/viidae), có 10 giống 22 loài
Đặc điểm phản bð của Lớp Chim i
sân?