Thư tịchChămcổ:Nguồntưliệuquýchưa
được khaithác
Tộc người Chăm có nền văn hóa đặc sắc, phong phú, đa
dạng và là nền văn minh phát triển rực rỡ trong khu vực
Đông Nam Á. Hiện nơi đây vẫn còn lưu lại các công trình
kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, điệu múa và đặc biệt là
văn tự ghi chép các giá trị lịch sử, văn hóa, văn minh của
tộc người. Văn tự ấy có nguồn gốc Sanskrit, từ văn tự cổ
xưa nhất cho đến văn tự hiện nay đang được sử dụng phổ
biến trong mọi tầng lớp của người Chăm.
Theo các nhà khoa học, văn tựChămđược chia làm ba loại
ứng với ba thời kỳ chính: văn tự thuộc thời kỳ cổ đại, trung
đại và hiện đại. Văn tự thuộc thời kỳ cổ đại là loại chữ
thường được khắc trên các bia đá như bia đá Võ Cạnh
(Khánh Hòa). Văn tự thuộc thời kỳ trung đại là loại chữ chủ
yếu viết trên lá buông hay trên giấy. Các loại chữ viết này
hiện nay còn ít người biết đọc, chủ yếu các vị tăng lữ và các
vị tu sĩ lớn tuổi mới có thể đọc được, viết được. Còn văn tự
thuộc thời kỳ hiện đại là loại chữ thông dụng được người
Chăm sử dụng phổ biến để ghi chép các loại văn bản, được
gọi là Akhar Thrah. Bản thân của Akhar Thrah đã thoát khỏi
vỏ bọc của chữ Phạn và được phổ biến từ thế kỷ thứ 17.
Hiện nay, loại văn tự Akhar Thrah được xem như là loại thư
tịch cổ được lưu truyền, sử dụng trong mọi tầng lớp, mọi lứa
tuổi của người Chăm, từ các giới tăng lữ, tu sĩ, chức sắc, bô
lão cho đến các giới nhân sĩ trí thức cho đến tầng lớp nông
dân. ThưtịchChăm cổ ghi lại nhiều lĩnh vực: nghi lễ, bói
toán, ma thuật, thiên văn, y học, lịch pháp học, lịch sử, truyện
cổ, thần thoại, truyền thuyết, sự tích anh hùng, ca dao, tục
ngữ, đạo đức, gia huấn ca, giáo dục truyền thống gia đình
Thư tịchChăm cổ được sưu tầm và trưng bày trong điều kiện
không bảo đảm tại phòng triển lãm của Trung tâm nghiên
cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận.
Đã từ lâu, nhiều học giả trong và ngoài nước chú tâm vào
việc nghiên cứu văn hóa của người Chăm, nhưng đối với thư
tịch cổ thì còn rất ít người quan tâm. Mãi đến năm 1960,
Trung tâm Lịch sử và Văn minh Bán đảo Đông Dương thuộc
bộ phận IV: Lịch sử học và văn bản học của Trường Cao
đẳng Thực Hành (Đại học Xoóc- bon) mới thống kê và phân
loại thành danh mục. Đến năm 1977, Trường Viễn Đông Bác
Cổ Pháp xuất bản thành cuốn sách mang tựa đề: Danh mục
những văn bản viết tay Chăm trong các thư viện ở Pháp.
Cuốn danh mục này được soạn thảo bởi P.B. La-phông
(Lafont), Pô Đa-ma (Po Dharma), Na-ra Vi-gia (Nara Vija),
toàn bộ dày 262 trang. Sau đó, Pô Đa-ma có soạn thảo thêm
danh mục mới để bổ sung và xuất bản tại Pa-ri, dày 29 trang.
Những năm gần đây, để khaithácnguồntưliệu đang lưu trữ
trong các thư viện Pháp, Bảo tàng Quốc gia Pháp và Trường
Viễn Đông Bác Cổ Pháp thiết lập chương trình hợp tác dịch
thuật các văn bản cổ Chăm (vào năm 1987). Chương trình
này đã khaithác và công bố: Akayet Inra Patra (Kua-la Lăm-
pơ, 1997, 189 trang), Akayet Dowa Mano (Kua-la Lăm-pơ,
1998, 253 trang), Akayet Nai Mai Mang Makah (Kua-la
Lăm-pơ, 2000, 162 trang). Gần đây nhất, công trình sưu tầm
'Danh mục thưtịchChăm ở Việt Nam' do Tiến sĩ Thành Phần
đã nhiều năm nghiên cứu và sưu tầm thưtịchChăm ở Việt
Nam đã được xuất bản vào năm 2007. Các công trình này đã
đóng góp một phần tưliệuquý hiếm giúp vào việc bảo tồn
thư tịchChăm cổ ở Việt Nam.
Thư tịch, bút tích của các triều vua Nguyễn ban tặng cho vua
Pô Klông Mơ H'Nai có niên đại từ thế kỷ 17.
Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm (Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Ninh Thuận) trong những năm qua cũng đã sưu
tầm được một số thưtịch nhưng cũng với số lượng rất nhỏ:
53 cuốn bản gốc, trong đó có 26 cuốn sưu tầm ở tỉnh Bình
Thuận, 27 cuốn sưu tầm ở Ninh Thuận (13 cuốn viết trên lá
buông, 14 cuốn viết trên giấy dó) và 254 bản chụp. Tất cả số
tư liệu này đang được lưu trữ ở dạng thô, chưađược đưa vào
khai thác sử dụng, phục vụ công tác nghiên cứu cũng như
bảo tồn do không có kinh phí để in (scan), biên dịch và xuất
bản. Theo khảo sát sơ bộ của Trung tâm thì số lượng thưtịch
cổ riêng ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận có thể còn đến khoảng
2.500 cuốn, chủ yếu được lưu giữ trong nhân dân.
Do bảo quản không đúng cách, nhiều văn bản quý đã và đang
bị tàn phá bởi môi trường, khí hậu, côn trùng Đồng thời,
quá trình trao truyền qua nhiều thế hệ và đặc trưng văn hóa
từng địa phương, việc thực hành các nghi lễ dân gian, tôn
giáo có những khác biệt giữa các địa phương và có những
biến đổi so với ghi chép của văn bản thư tịch. Vì vậy, việc
bảo tồn những thưtịch cổ này có ý nghĩa trên cả hai phương
diện: giá trị văn hóa vật thể (bản thân văn bản thưtịch là một
loại văn bản cổ) và giá trị văn hóa phi vật thể (những nội
dung được ghi chép trong văn bản thư tịch).
Với những giá trị độc đáo như vậy, thưtịchChăm cổ rất cần
được quan tâm, xây dựng kế hoạch sưu tầm, bảo quản và
khai thác một cách bài bản, góp phần lưu giữ và bảo tồn
những nét đặc sắc của văn hóa tộc người Chăm.
.
Thư tịch Chăm cổ:
Nguồn tư liệu quý chưa
được khai thác
Tộc người Chăm có nền văn hóa đặc sắc, phong phú,. công trình này đã
đóng góp một phần tư liệu quý hiếm giúp vào việc bảo tồn
thư tịch Chăm cổ ở Việt Nam.
Thư tịch, bút tích của các triều vua Nguyễn