1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Phủ quốc pdf

14 544 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phủ quốc Bài viết của nhà phê bình mỹ thuật, họa sĩ Phan Cẩm Thượng Tôi sống ở xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Tây trong hai năm sơ tán 1966, 1967, trở lại Quốc Oai trong năm 1972, từ đó thi thoảng đi qua mà thôi. Tôi không hình dung được cảnh vật xưa đã thay đổi như thế nào, chắc chắn nó thay đổi, như biết bao vùng miền mà tôi từng qua, nhưng nơi này giống như quê hương thứ hai, nơi hình thành cái gốc rễ văn hóa cổ trong tôi không bao giờ thay đổi. Làng tôi sống, không biết có phải là vùng Bương Cấn, được nhắc đến trong thơ Quang Dũng. Câu thơ rằng: Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn/ Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng/ Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng. Nỗi nhớ này, ai qua đây một lần thì biết, đó là nơi có cái gì rất đặc trưng của đời sống Việt cổ xưa. Ở làng, người ta không gọi nhau bằng tên, mà gọi tên con cho bố mẹ. Nếu bạn có con gái đầu lòng tên là Hạnh, người ta sẽ gọi bạn là anh Đĩ Hạnh. Nếu bạn có con trai đầu lòng tên là Ba, bạn sẽ được gọi là chị Bòi Ba. Đĩ và Bòi vốn hai từ chỉ bộ phận sinh dục nữ và nam, trong từ cổ Việt Nam, cũng là hai từ chỉ giống cái và giống đực. Để nhớ danh phận người làng, người ta đặt một bài vè dài có tên và tính cách của mọi người. Ví dụ: De dái bà Nủa/ Lắm của bà Oanh/ Lắm chanh ông Thót/ Hay hót bà Yên… Như vậy qua bài vè ta thấy bà Oanh là người giầu có, ông Thót có vườn chanh to, bà Yên thì hay đưa chuyện. Còn de dái là gì, từ để chỉ một người đã già nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát.Tôi bèn tìm gặp bà Nủa. May quá thấy bà trong một đám ma. Cho đến giờ, tôi chưa từng gặp lại một đám ma nào trang trọng và phức tạp như vậy. Màn đêm buông xuống, kèn trống bập bùng, màn múa Thập ân bắt đầu. Một đứa bé ăn mặc áo đen nẹp đỏ, đội mũ có ngù, tay cầm sinh tiền vừa múa vừa rung theo điệu nhạc và các pháp sư thì hát bài kể mười ân nghĩa của cha mẹ nuôi con. Sáng sớm hôm sau, dẫn đầu đoàn ma là một ông sư tay cầm cành phan, hai mươi bà cụ căng một cầu lụa trắng dài tới 40m đưa vong linh sang suối vàng, bà Nủa rất nhanh nhẹn, chạy quanh cầu lụa tay cầm tù và thỉnh thoảng rúc một hồi dài vang vọng. Chiều về ở rệ đê, người ta đem một chiếc chõng ra đốt cháy đùng đùng. Như vậy trước khi chết, người qua cố sẽ được chuyển qua nằm chiếc chõng tre, sau khi chết sẽ hỏa táng, chiếc gường còn tốt nên để dùng cho người sống.Dần dần tôi cảm nhận những tập tục sâu sắc của Cấn Hữu, tôi không hiểu nó hay hay dở, nhưng nó gắn với dân tộc này, mảnh đất này, như một thứ tâm linh huyền ảo. Tập tục đa thê trong làng vẫn còn phổ biến, tất nhiên là di sản của xã hội cũ. Thoạt tiên, tôi sống trong một gia đình chủ nhà có hai vợ. Hai bà vợ ở hai căn nhà tách biệt cách nhau khoảng sân rộng, người chồng sinh hoạt với cô vợ bé nhiều hơn. Chị em tôi ở nhà bà vợ cả. Chuyện đánh ghen cũng thi thoảng xẩy ra và cảnh tượng giống y như bức tranh dân gian Đánh ghen Đông Hồ. Lũ trẻ con gọi hai bà vợ này là mẹ già và mẹ dì. Khi mất con gà, bà mẹ già này chửi như một bài hát có vần điệu. Bài chửi được hướng tới nhà hàng xóm mà bà nghi ngờ: Con gà ở nhà tao là con công con phượng, sang nhà mày là con cú con quạ. Cờ xanh cắm ngõ, cờ đỏ cắm nhà, bắt lấy tên, biên lấy tuổi, lên trình Nam tào, sao Bắc đẩu …Bài ca này dài lắm, không thể nhớ hết, véo von trong hai hôm liền, thì con gà bỗng trở về chuồng cũ. Đêm ấy con lợn sề của gia chủ đẻ liền 20 con, lợn mẹ chỉ có 12 vú, nên ông chủ quyết định loại tám con yếu, đem cho các bác sơ tán làm thịt. Bấy lâu mấy vị sơ tán chỉ có cơm độn sắn, rau còn thiếu, huống chi thịt, nên mở một bữa đại tiệc. Họ dúi cả tám con lợn sữa còn chưa mở mắt vào sô nước, cắt từng con thành lát mỏng kể cả gan ruột, rồi cho vào chảo mỡ sôi. Bữa tiệc kéo đến nửa đêm, râm ran tin thời sự chống Mỹ. Nhưng đối với tôi việc này kinh khủng quá, cứ nhìn thấy thịt là thấy ghê ghê. Một thời gian thì chúng tôi chuyển sang gia đình khác. Bà chủ nhà mới nom như một người Mường, bà cạo đầu trọc, mặc áo ngắn, váy dài, quấn ruột tượng xanh quanh cạp váy. Bà bị phong thấp nên đêm thường rên hừ hừ, nhiều khi đau quá khóc i ỉ. Tôi cũng ít ngủ, thường ra động viên bà và đọc Kiều cho bà nghe. Thực ra tôi cũng chỉ thuộc Kiều lõm bõm và gặp ngay một cao thủ, bà nhắc liền nhưng đoạn tôi không thuộc. Và từ đó hằng đêm bà ngâm liên miên các chuyện thơ Trương Chi, Nhị độ mai, Phan Trần, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa. Người thầy văn chương của tôi thời thơ ấu hóa ra là một người hoàn toàn mù chữ. Nhưng đối với tôi, bà giống như một bảo tàng dân tộc học sống động, từ y phục, cách ăn ở, đến những hiểu biết về ca dao dân ca. Cấn Hữu là một xã gồm ba làng Cấn Thượng, Cấn Trung và Cấn Hạ nằm ven con đê, cũng là con đường, nối từ huyện lỵ Quốc Oai chạy sang đường số 6. Đi về phía Tây, có thể vào chân núi Ba Vì cao ngất. Người dân Cấn Hữu thường vào núi hái củi. Công việc này rất vất vả, một thanh niên khỏe mạnh,dậy rõ sớm đi chừng 25 km mới đến nơi kiếm củi, mang theo mo cơm, hái xong bó củi sậy, rồi gánh về đén làng là vừa tối. Chiến tranh, thanh niên khỏe đi hết. Thi thoảng anh tôi từ đại học về, vào núi lấy củi cho chúng tôi. Không thì phải mua cũng đắt. Có lần tôi đi vào núi chơi, thoạt tiên qua một dòng sông nhỏ, có cầu tre cao lênh khênh, đến một rừng tùng yên lặng như thời thái cổ. Đi chừng 20 km, thì gặp những bản Mường nhỏ với mươi nóc nhà sàn nằm giữa những rừng mơ không khí trong xanh như ngọc. Một bà cán bộ Mường hỏi han rất kỹ, rồi dẫn tôi về nhà nấu cơm cho ăn, bà lấy cá khô gần như đã mục ở một chum sành, chưng lên, ăn với cơm trắng vô cùng ngon, sau đó thì được tráng miệng bằng một đĩa mơ xanh. Tôi thấy người Mường dáng thanh thoát, bận váy rất cao, áo thì rất ngắn, đầu vấn khăn, những bà già thường đeo một giỏ trầu chính giữa đít. Từ đó hễ có cơ hội, tôi thường đến chơi bản Muờng. Dân làng Cấn lại bận những chiếc váy vuông đen, chít khăn mỏ quạ, và áo cánh nâu. Đi xa thì đội nón thúng, mưa lạnh thì khoác áo tơi và cầm theo bùi nhùi. Sau này tôi thường vẽ những người phụ nữ nông thôn theo trí nhớ như vậy. Con đường xuyên qua ba làng rất nhiều đền đình chùa. Một cái miếu ven đường, mái rất thấp đến nỗi chúng tôi thường đứng ở rệ đê, rút ngói, đẽo cái chơi đáo. Chỉ một thời gian ngắn, mái miếu hở hoác ra, tôi cũng thấy lo lo, bèn nói với một người lớn trong làng, ông đáp: Cứ tiếp tục đánh đáo. Nay mai cũng phải dỡ cái của mê tín dị đoan ấy đi.Tối về tôi kể với bà chủ nhà, bà rền lên: Phải tội chết cháu ạ. Cha tôi và ông chủ nằm nói chuyện về sấm Trạng Trình. Hình như câu chuyện hướng đến sự phá hoại của chúng tôi.Nguyễn Công Trứ không tin vào mê tín, bèn phá đền thờ Trạng Trình. Phá đến hậu cung bỗng hiện ra tấm bia đề: Minh Mệnh thập tứ/ Thượng Trứ phá đền/ Phá đền rồi lại làm đền/ Nào ai cướp nước tranh quyền của ai. Một chuyện khác: Trạng Trình sắp mất bèn để cho con cháu một phong thư, dặn khi nào đói nghèo thì mang thư lại quan phủ. Con cháu ông nghèo thật bèn đến quan, viên quan đang nằm nghe nói có thư của Trạng Trình rất ngạc nhiên vì trạng đã chết từ lâu sao còn thư từ được, ông bèn ra ngoài, vừa bước đi cái xà nhà bỗng sập xuống, quan thoát chết. Mở phong thư chỉ có hai câu rằng: Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách/ Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần – Ta cứu ngươi khỏi ách xà nhà/ Vậy ngươi hãy cứu sự đói nghèo của con cháu ta. Cha tôi bảo có câu sấm này theo trò chơi ô ăn quan của trẻ con: Hết quan, tàn dân, thu quân, bán đất, hiện mới đúng một nửa, chẳng biết nửa sau thế nào. Đêm nào cũng vậy, tâm hồn thơ dại của tôi ngày một đầy ắp những chuyện nửa hoang đường, nửa nhân tình thế thái ngày xưa. . Phủ quốc Bài viết của nhà phê bình mỹ thuật, họa sĩ Phan Cẩm Thượng Tôi sống ở xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Tây trong hai. lại đồng Bương Cấn/ Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng/ Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng. Nỗi nhớ này, ai qua đây một lần

Ngày đăng: 26/02/2014, 01:20

Xem thêm: Tài liệu Phủ quốc pdf

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w