3 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 5 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 LỜI NÓI ĐẦU Năm 2012 là năm đầu tiên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tiến hành hoạt động xây dựng Chỉ số Thương mại điện tử với mong muốn hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhanh chóng đánh giá được tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên phạm vi cả nước cũng như tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cho tới năm 2012, đã có một số Sở Công Thương đã chủ động tiến hành điều tra hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử tại địa phương. Tuy nhiên, những cuộc điều tra này hầu như không được tiến hành đều đặn hàng năm và không theo một phương pháp thống nhất nên những kết quả điều tra chưa được phổ biến, sử dụng rộng rãi. Trong bối cảnh đó, Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) giúp các địa phương có được bức tranh chung về tình hình phát triển thương mại điện tử trên cả nước cũng như tại địa phương mình. Do chỉ số EBI được xây dựng cho các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương nên VECOM chủ trương phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại các địa phương. Ngày 24/7/2012 VECOM đã gửi công văn số 11/VECOM-VP tới tất cả các Sở Công Thương đề nghị phối hợp triển khai Chương trình Chỉ số Thương mại điện tử 2012. Tiếp đó, ngày 28/9/2012 VECOM tiếp tục gửi công văn số 20/VECOM-VP tới các Sở Công Thương đề nghị các Sở tiếp tục phối hợp, giúp đỡ hoạt động điều tra doanh nghiệp và thông báo tới Hiệp hội cán bộ đầu mối phụ trách thương mại điện tử. Trong quá trình xây dựng chỉ số EBI, VECOM đã trao đổi và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (DIAP) về phương pháp đánh giá, xếp hạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên website của các tỉnh. Đồng thời, VECOM tiến hành nghiên cứu toàn diện phương pháp và kết quả xây dựng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI tiến hành dưới sự hỗ trợ của Dự án Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI). PCI chú trọng tới tính minh bạch và mức độ các doanh nghiệp thu thập thông tin từ website của cơ quan nhà nước cấp tỉnh. EBI được xây dựng dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước tới doanh nghiệp (G2B). Trên cơ sở điều tra hơn ba nghìn doanh nghiệp khắp cả nước, VECOM đã sử dụng phương pháp đánh giá sự sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của Trung tâm Phát triển Quốc tế thuộc Đại học Havard để xây dựng chỉ số cho từng tỉnh. Mặc dù VECOM đã hết sức cố gắng nhưng do đây là lần đầu tiên triển khai xây dựng EBI trong điều kiện khó khăn về nguồn lực nên chưa thể đánh giá được tất cả các địa phương trên cả nước. Việc tham khảo số liệu của các địa phương lân cận hoặc có mức độ phát triển tương đương có thể có ích đối với các tỉnh chưa có trong danh mục EBI năm nay. 6 Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là Ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Google, Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử (ECOMVIET), các Sở Công Thương An Giang, Đắk Lắk, Đắk Nông, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và nhiều doanh nghiệp hội viên của VECOM như Hapecom Group, Vietnamnay đã nhiệt tình giúp đỡ Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam trong công tác xây dựng Chỉ số Thương mại điện tử 2012. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các doanh nghiệp trên cả nước đã dành thời gian quý báu tham gia khảo sát EBI 2012. Không thể có Báo cáo EBI này nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình và khách quan của các doanh nghiệp này. Do đây là lần đầu tiên tiến hành xây dựng Chỉ số Thương mại điện tử nên Báo cáo này có thể còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp từ mọi tổ chức và cá nhân để có thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này trong các năm tiếp theo. Xin trân trọng cảm ơn. PGS. TS. Lê Danh Vĩnh Chủ tịch Hiệp hội Thƣơng mại điện tử Việt Nam 7 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 NỘI DUNG LỜI NÓI ĐẦU 5 Chƣơng I: TỔNG QUAN 1. Tổng quan 10 2. Ý nghĩa 11 3. Phương pháp 12 Chƣơng II: TOÀN CẢNH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2012 1. Các doanh nghiệp tham gia điều tra 16 2. Nguồn nhân lực và Hạ tầng công nghệ thông tin 17 3. Giao dịch Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C) 21 4. Giao dịch Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) 25 5. Giao dịch Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B) 27 Chƣơng III: CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO ĐỊA PHƢƠNG 1. Chỉ số về Nguồn nhân lực và Hạ tầng công nghệ thông tin 30 2. Chỉ số Giao dịch B2C 31 3. Chỉ số Giao dịch B2B 33 4. Chỉ số Giao dịch G2B 34 5. Chỉ số thương mại điện tử các địa phương 35 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia 38 Phụ lục 2: Chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh 42 Phụ lục 3: Chỉ số năng lực cạnh tranh công nghiệp công nghệ thông tin 45 Phụ lục 4: Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông 47 Phụ lục 5: Xếp hạng các nền kinh tế số 51 Phụ lục 6: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 53 Phụ lục 7: Xếp hạng mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến 55 Phụ lục 8: Phương pháp đánh giá Sự sẵn sàng về thương mại điện tử 57 8 9 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 10 1. TỔNG QUAN Thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 và từng bước phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về hoạt động thương mại điện tử. Hàng năm, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công thương tiến hành điều tra khá nhiều doanh nghiệp và khảo sát một số ngành, lĩnh vực liên quan mật thiết tới thương mại điện tử làm cơ sở xây dựng Báo cáo Thương mại điện tử. Từ năm 2003 đến nay các báo cáo này là một trong các nguồn thông tin tin cậy phản ảnh hiện trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Ngoài các báo cáo trên, một số tài liệu khác như Sách trắng về Công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông xuất bản từ năm 2009 và Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Index) do Hội Tin học Việt Nam thực hiện đều đặn từ năm 2005 là nguồn thông tin quý mang tính định lượng hỗ trợ việc đánh giá hiện trạng ứng dụng và triển khai thương mại điện tử. Do thiếu các số liệu thống kê toàn diện, chi tiết và tin cậy nên chưa có sự thống nhất trong việc đánh giá tình hình phát triển thương mại tử trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương. Chẳng hạn, đến năm 2011 vẫn có quan điểm cho rằng thương mại điện tử hầu như chưa hiện diện ở Việt Nam do khâu thanh toán điện tử còn yếu, trong khi đó nhiều đánh giá cho rằng thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ và tác động sâu rộng tới nhiều lĩnh vực kinh tế. Tại Quyết định số 1073/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015 đã đề ra mục tiêu tới năm 2015 thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đạt được mục tiêu trên, Quyết định đã đề ra nhiều giải pháp và hoạt động cụ thể, bao gồm hoạt động xây dựng Chỉ số Thương mại điện tử theo các địa phương. Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử có trách nhiệm hỗ trợ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và các tổ chức xã hội nghề nghiệp triển khai hoạt động này. 11 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 2. Ý NGHĨA Chỉ số Thương mại điện tử, gọi tắt là EBI (E-business Index), giúp cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có thể đánh giá một cách nhanh chóng mức độ ứng dụng thương mại điện tử và so sánh sự tiến bộ giữa các năm theo từng địa phương, đồng thời hỗ trợ việc đánh giá, so sánh giữa các địa phương với nhau dựa trên một hệ thống các chỉ số. Lợi ích của EBI đối với một số cơ quan, tổ chức cụ thể như sau: - Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử và công nghệ thông tin: Hàng năm có được dữ liệu độc lập, khách quan, tin cậy về hiện trạng thương mại điện tử trên phạm vi cả nước cũng như theo địa phương và một số ngành kinh tế; hỗ trợ cho việc xây dựng chính sách pháp luật, quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; - Các Sở Công Thương và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương: Tiếp cận đánh giá khách quan, tin cậy về thứ hạng ứng dụng thương mại điện tử của địa phương mình, hỗ trợ cho việc điều chỉnh chính sách và giải pháp phát triển thương mại điện tử tại địa phương. - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM): Nâng cao vị thế và vai trò của Hiệp hội, tập hợp được dữ liệu phong phú, tin cậy giúp ích cho hoạt động đa dạng của các hội viên; - Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác: các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, tư vấn luật, đầu tư… có được bức tranh vừa tổng quát, vừa mang tính so sánh về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên cả nước cũng như theo từng địa phương, hỗ trợ hiệu quả cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh, đầu tư, nghiên cứu… 12 3. PHƯƠNG PHÁP Phương pháp xây dựng EBI dựa trên các quan điểm chủ yếu sau: Đối tượng trọng tâm để điều tra, phân tích và đánh giá mức độ ứng dụng và triển khai thương mại điện tử là các doanh nghiệp trên mỗi địa bàn, đồng thời xem xét ở mức độ phù hợp các đối tượng liên quan khác là người tiêu dùng và các cơ quan chính phủ. Đánh giá dựa trên thông tin thu thập được tại thời điểm gần nhất, căn cứ vào hạ tầng CNTT, nguồn nhân lực và kết quả ứng dụng thương mại điện tử đạt được tới thời điểm điều tra, đồng thời xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng thương mại điện tử giai đoạn tiếp theo. Tham khảo và sử dụng thông tin, số liệu liên quan có độ tin cậy cao từ các cơ quan, tổ chức và các cuộc điều tra khác. Chỉ số thương mại điện tử được xây dựng dựa trên phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng thương mại điện tử của Trung tâm Phát triển quốc tế thuộc Đại học Havard. Phương pháp này xem xét mức độ ứng dụng thương mại điện tử dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn là nguồn nhân lực và hạ tầng ICT, giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và dịch vụ công trực tuyến (G2B). Mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá theo thang điểm 100 với hai chữ số thập phân và được gán một trọng số. Tổng điểm theo trọng số của cả bốn nhóm là cơ sở để đánh giá, phân loại mức độ ứng dụng thương mại điện tử của mỗi địa phương. Trong từng nhóm, mỗi tiêu chí cũng được cho điểm theo thang điểm 100 và gán cho các trọng số để thể hiện tầm quan trọng của tiêu chí trong nhóm tương ứng. Các trọng số cho từng nhóm cũng như các tiêu chí trong mỗi nhóm giữ ổn định trong vài năm để thuận lợi cho việc so sánh. Về dài hạn, căn cứ theo thực tiễn phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam có thể điều chỉnh các trọng số này. Nhóm 1: Nguồn nhân lực và hạ tầng ICT Trọng số nhóm: 20% Nguồn nhân lực: trọng số 50% Máy tính và kết nối Internet: trọng số 45% Đầu tư cho ICT: trọng số 5% Nhóm 2: Giao dịch thƣơng mại điện tử B2C Trọng số nhóm: 30% [...]... 0% Báo giấy Mạng xã hội Chưa quảng bá Báo điện tử Các công cụ tìm kiếm Truyền hình Phương tiện khác c Sàn thƣơng mại điện tử Năm 2012 có 11% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết đã tham gia các sàn thương mại điện tử Hiệu quả bán hàng do tham gia các sàn thương mại điện tử là khá tốt Hình 14: Hiệu quả tham gia các sàn thƣơng mại điện tử 60% 50% 52% 40% 30% 30% 20% 18% 10% 0% Thấp Trung bình Cao CHỈ... Lâm Đồng 20 52,8 Kiên Giang 21 52,8 Bình Phước 22 52,4 00 10 20 30 40 50 60 70 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 33 4 CHỈ SỐ VỀ GIAO DỊCH G2B Thương mại điện tử không thể tách rời hoạt động cung cấp trực tuyến các dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, chẳng hạn như hải quan điện tử, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, khai báo thuế trực tuyến… Hơn nữa, nhà nước cũng là khách hàng rất lớn trong việc... Hải Dương 55,7 14 55,5 Nam Định 15 55,3 Thái Bình 16 55,2 Đồng Tháp 17 55,0 Lâm Đồng 18 54,5 Bình Thuận 19 54,4 Kiên Giang 20 53,2 Cà Mau 21 Bình Phước 50,9 22 50,7 00 10 20 30 40 50 60 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 70 35 36 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 37 Phụ lục 1 Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia The Global Competitiveness Index 2012- 2013 rankings © 2012 World Economic Forum... do Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành: trọng số 10% Xếp hạng này cơ bản mới đo khía cạnh cung cấp các dịch vụ công trên website, chưa phản ảnh mức độ sử dụng của các doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng các dịch vụ công này CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 13 14 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 15 1 CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA ĐIỀU TRA Tổng số có 3193 doanh nghiệp đã tham gia cuộc điều tra,... hàng: trọng số 25% Sử dụng website trong kinh doanh: trọng số 40% Sử dụng các sàn thương mại điện tử: trọng số 15% Thanh toán điện tử: trọng số 15% Bảo vệ thông tin khách hàng: trọng số 5% Nhóm 3: Giao dịch thƣơng mại điện tử B2B Trọng số nhóm: 30% Ứng dụng các phần mềm ứng dụng và bảo mật thông tin: trọng số 20% Nhận đơn đặt hàng trực tuyến: trọng số 35% Đặt hàng trực tuyến: trọng số 35% Hiệu... Bình 18 59,0 Nghệ An 19 58,6 Bình Phước 20 57,6 Cà Mau 21 57,3 Bình Thuận 22 50,2 00 34 10 20 30 40 50 60 70 5 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÁC ĐỊA PHƢƠNG Chỉ số thương mại điện tử cho mỗi địa phương được tổng hợp từ điểm số cho bốn nhóm tiêu chí tác động tới mức độ triển khai thương mại điện tử là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, giao dịch B2C, giao dịch B2B và giao dịch G2B Nhóm 5 địa phương... dụng thương mại điện tử cao nhất là các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh năng động và liền kề với hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước là Đồng Nai, Bình Dương và Bắc Ninh Ở một chiều khác có thể thấy 5 địa phương có mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử thấp nhất là các tỉnh xa hai trung tâm kinh tế lớn, còn gặp những khó khăn về nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở… Thương mại điện tử không chỉ. .. 40% 20% 29% 0% Điện thoại Fax Email Website CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 25 c Đặt hàng qua các phƣơng tiện điện tử Có 33% doanh nghiệp đã đặt hàng qua website, trong đó các doanh nghiệp SME là 32% và các doanh nghiệp lớn là 41% Hình 18: Doanh nghiệp sử dụng phƣơng tiện điện tử để đặt hàng 100% 90% 80% 88% 70% 66% 60% 68% 50% 40% 30% 33% 20% 10% 0% Điện thoại 26 Fax Email Website 5 GIAO DỊCH... không có ích Hình 22: Lợi ích của dịch vụ công trực tuyến 70% 60% 60% 50% 40% 30% 20% 27% 10% 13% 0% Rất có ích 28 Tương đối có ích Không có ích CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 29 1 CHỈ SỐ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (NNL&HT) Chỉ số này được tính toán dựa vào nhiều tiêu chí như nguồn nhân lực hiện tại đã đáp ứng thế nào nhu cầu triển khai CNTT và TMĐT của doanh nghiệp, doanh... nghiệp cũng chưa chú trọng thoả đáng tới việc bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch trực tuyến Những thành phố lớn dẫn đầu về chỉ số giao dịch B2C, với các tỉnh còn lại không có xu hướng khác biệt lớn nào CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 31 Hình 24: Chỉ số về giao dịch B2C Hà Nội 1 56,2 Tp HCM 2 Cần Thơ 53,8 3 53,8 Đà Nẵng 4 Bình Dương 52,6 5 52,0 Hải Phòng 6 51,1 Đồng Nai 7 50,6 Bình . CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 5 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 LỜI NÓI ĐẦU Năm 2012 là năm đầu tiên Hiệp hội Thương mại. sàng về thương mại điện tử 57 8 9 CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2012 10 1. TỔNG QUAN Thương mại điện tử ở Việt Nam đã