1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa

52 474 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 258 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Bước vào thế kỷ 21- kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiều thách thức, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang là một vấn đề diễn ra sôi động và cấp bách.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Bước vào thế kỷ 21- kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiềuthách thức, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang là một vấn đề diễn ra sôiđộng và cấp bách.

Trước xu thế đó, ngành da giầy được coi là một trong những ngànhrất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Mục tiêu chiến lượcvà nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện đường lối của Đảng, góp phầnthực hiện thắng lợi trong sự nghiệp CNH-HĐH đát nước, đảm bảo nhu cầutoàn xã hội đang không ngừng tăng lên về mọi mặt, tăng cường sản xuất,xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động- vấn đề mà toànxã hội đang quan tâm Công ty Giầy Thượng Đình một Doanh nghiệp Nhànước trực thuộc Tổng Công ty da giầy Việt Nam đang đứng trước những cơhội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Để có thể tồntại, đứng vững và phát triển đòi hỏi Công ty phải xác định được cho mìnhnhững phương thức hoạt động, những chính sách, những chiến lược cạnhtranh đúng đắn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và củachính Công ty

Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập vào nền kinh tếthế giới sẽ tất yếu dẫn tới cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng gópnhững ý kiến để Công ty Giầy Thượng Đình đẩy mạnh hoạt động sản xuấtkinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Sau một thời gian thực tậptại Công ty Giầy Thượng Đình, em quyết định lựa chọn đề tài “Một số giảipháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty GiầyThượng Đình trên thị trường nội địa ” đề làm đề tài chuyên đề tốt nghiệpcủa mình

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu như sau:

Trang 2

Chương I: Lý luận về cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh sảnphẩm.

Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh mặt hàng giàydép của Công ty Giầy Thượng Đình

Chương III:Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnhtranh mặt hàng giày dép của Công ty Giầy Thượng Đình.

Sau đây là nội dung chính:

CHƯƠNG I

Trang 3

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨCCẠNH TRANH SẢN PHẨM

1.LÝ THUYẾT CẠNH TRANH.1.1Khái niệm cạnh tranh.

Đối với nền kinh tế thị trường, các khái niệm liên quan tới cạnh tranhcòn rất khác nhau.

Theo C.Mác “ Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bảnnhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụđể đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”, có các quan niệm khác lại chorằng “ cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp mình sao cho tốt hơn các Doanh nghiệp khác ”.

Theo kinh tế chính trị học: “ Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữacác đối thử nhằm giành giật thị trường khách hàng cho Doanh nghiệp mình”.Để hiểu nhất quán ta có khái niệm sau:

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữacác Doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành giật được ưu thế hơn về cùngmột loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với đốithủ cạnh tranh.

Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinhtế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ môcủa Nhà nước theo định hướng XHCN thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuấthiện và len lỏi vào từng bước đi của Doanh nghiệp Môi trường hoạt độngkinh doanh của Doanh nghiệp lúc này đầy biến động và vấn đề cạnh tranh đãtrở nên cấp bách, có thể nói canh tranh đã hình thành và bao trùm lên mọilĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mô, từ một cá nhân đơn lẻ đềntổng thể toàn xã hội Cạnh tranh vốn là một quy luật tự nhiên và khách quancủa nền kinh tế thị trường, nó không phụ thuộc và ý muốn chủ quan của mỗi

Trang 4

người, bởi tự do là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh là động lực thúcđẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển Bởi vậy, để giành được các điềukiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc các Doanh nghiệpphải thường xuyên đổi mới, tích cực nhạy bén và năng động, phải thườngxuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, bổ xungxây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, loại bỏnhững máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu và điều quan trọng là phải có phươngpháp tổ chức quản lý có hiệu quả, đào tạo và đãi ngộ trình độ chuyên môn,tay nghề cho người lao động Cạnh tranh không chỉ kích thích tăng năng suấtlao động, giảm chi phí sản xuất mà còn cải tiến mẫu mã, chủng loại hànghóa, nâng cáo chất lường sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm cho sản xuấtngày càng gắn liền vố tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội được tốt hơn Bêncạnh những mặt tích cực cạnh tranh còn để lại nhiêu hạn chế và tiêu cực, đólà sự phân hoá sản xuất hàng hoá, làm phá sản những Doanh nghiệp kinhdoanh gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ côngnghệ thấp và có thể làm cho Doanh nghiệp phá sản khi Doanh nghiệp gặpphải những rủi ro khách quan mang lại như thiên tai, hoả hoạn, hoặc bị rơivào những hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi

Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chungnhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thịtrường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩmtương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợinhuận

1.2Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh

Trang 5

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây phạm trù cạnh tranhhầu như không tồn tại giữa các Doanh nghiệp, tại thời điểm này các Doanhnghiệp hầu như đã được Nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn, chi phí chomọi hoạt động, kể cả khi các Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trách nhiệm nàythuộc về Nhà nước Vì vậy, vô hình dung Nhà nước đã tạo ra một lối mòntrong kinh doanh, một thói quen trì trệ và ỉ lại, Doanh nghiệp không phải tựtìm kiếm khách hàng mà chỉ có khách hàng tự tìm tới đến Doanh nghiệp.Chính điều đó đã không tạo được động lực cho Doanh nghiệp phát triển Saukhi kết thúc Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI ( 1986) nước ta đã chuyểnsang một giai đoạn mới, một bước ngoặt lớn, nền kinh té thị trường đượchình thành thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và có vai trò đặc biệt quan trọngkhông chỉ đối với Doanh nghiệp mà còn đối với người tiêu dùng cũng nhưnền kinh tế quốc dân nói chung.

1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân.

Đối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trường và động lựcthúc đẩy sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năngsuất lao động mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xãhội, cạnh tranh còn là điều kiện giáo dục tính năng động của các Doanhnghiệp Bên cạnh tranh góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hộithông qua sự xuất hiện của nhữnh sản phẩm mới Điều đó chứng tỏ đời sốngcủa con người ngày càng được nâng cao về chính trị, về kinh tế và văn hoá.Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phâncông lao động xạ hội ngày càng phát triển sâu và rộng Tuy nhiên, bên cạnhnhững lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó vẫn còn mang lại nhữngmặt hạn chế như cạnh tranh không lành mạnh tạo sự phân hoá giàu nghèo,cạnh tranh không lành mạnh sẽ dấn tới có những mốt làn ăm vi phạm pháp

Trang 6

luật như trốn thuế, lậu thuế, làm hàng giả, buôn bán trái phép những mặthàng mà Nhà nước và pháp luật nghiêm cấm.

1.2.2 Đối với Doanh nghiệp.

Bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạtđộng kinh doanh trên trên thị trường thì đều muốn Doanh nghiệp mình tồntại và đứng vững Để tồn tại và đứng vững các Doanh nghiệp phải có nhữngchiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi môvà vĩ mô Họ cạnh tranh để giành những lợi thế về phía mình, cạnh trạnh đểgiành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng sản phẩm của Doanhnghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thì hiếu, như cầu người tiêu dùng nhất.Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khác hàng kịp thời, nhanh chóngvà đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèm theo với mức giá phù hợp thìDoanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát triển Do vậy cạnh tranh làrất quan trọng và cấn thiết.

Cạnh tranh đòi hỏi Doanh nghiệp phải phát triển công tác marketingbắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? sản xuấtnhư thế nào? sản xuất cho ai ? Nghiên cứu thì trường để Doanh nghiệp xácđịnh được nhu cầu thị trường và chỉ sản xuất ra những gì mà thị trường cầnchứ không sản xuất những gì mà Doanh nghiệp có Cạnh tranh buộc cácDoanh nghiệp phảo đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, tiện dụngvới người tiêu dùng hơn Muốn vậy các Doanh nghiệp phải áp dụng nhữngthành tựư khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cườngcông tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, cử cán bộ đihọc để nâng cao trình độ chuyên môn Cạnh tranh thắnglợi sễ tạo choDoanh nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị trường tăng thêm uy tín cho

Trang 7

Doanh nghiệp Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh,tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho nền kinh tế.

1.2.3 Đối với Ngành:

Hiện nay, đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành da giầy nóiriêng, cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nângcao chất lượng sản phẩm Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bước đàvững chắc cho mọi ngành nghề phát triển Nhất là đối với ngành da giầy- làmột ngành vai trò chủ lực trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.Cạnh tranh sẽ tạo bước đà và động lực cho ngành phát triển trên cơ sở khaithác lợi thế và điểm mạnh của ngành đó là thu hút được một nguồn lao độngdồi dào và có thể khai thác tối đa nguồn lực đó.

Như vậy, trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào dù là có quy môhoạt động lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động đó đứng ở tầm vĩmô hay vi mô thì không thể thiếu vắng sự có mặt của hoạt động cạnh tranh

1.2.4 Đối với sản phẩm.

Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nângcao về chất lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ Giúp cholợi ích của người tiêu dùng và của Doanh nghiệp thu được ngày càng nhiềuhơn Ngày nay, các sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhucầu trong nước mà còn cung cấp và xuất khẩu ra nước ngoài Qua những ýnghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh không thể thiếu sót ở bất cứ một lĩnh vựcnào của nền kinh tế Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những Doanhnghiệp lớn và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển đảm bảocông bằng xã hội, Bởi vậy, cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ vàquản lý của Nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những

Trang 8

mặt tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới độc quyền và gây lũngloạn thị trường

1.3 Các hình thức cạnh tranh.

Cạnh tranh được phân loại theo các hình thức sau:

1.3.1 Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh: Chia làm 3 loại

- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn

ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích củamình Người bán muốn bán với giá cao nhất có thể, còn người mua muốnmua với giá rẻ nhất những chất lượng vẫn không thay đổi Tuy vậy, mức giávẫn là sự thoả thuận mang lại lợi ích của cả 2 bên

- Cạnh tranh giữa người mua và người mua: là cuộc cạnh tranh trên

cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu Lúcnày hàng hoá trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua có để đạt được nhucầu mong muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn do vậymức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả làgiá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớntrong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá và chất lượng, nhưng trongtrường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và xảy ra khi diễnra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hoá nào đó

- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: đây là cuộc cạnh tranh

gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớnhơn cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhântố có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.Do vậy, các Doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành giậtnhững ưu thế và lợi thế cho mình

-1.3.2 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh: chia làm 4 loại:

Trang 9

- Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh thuần tuý, là một hình thức

đơn giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán đềukhông đủ lớn để tác động đến giá cả thị trường Nhóm người mua tham giatrên thị trường này chỉ có cách thích ứng với mức giá đưa ra vì cung cầu trênthị trường được tự do hình thnàh, giá cả do thị trường quyết định.

- Cạnh tranh không hoàn hảo: đây là hình thức cạnh tranh phổ biến

trên thị trường mà ở đó Doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể chi phốiđược giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo, khuyến mại cácdịch vụ trong và sau khi bán hàng Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranhmà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩmmang nhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét chất lượng thì sự khácbiệt giữa các sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc định cao hơnrất nhiều Cạnh tranh không hoàn hảo có 2 loại:

+ Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số

chủ thể có ảnh hưởng lớn, có thể ép tất cả các đối tác của mình phải bánhoặc mua sản phẩm của mình với giá cao và những người này có thể làmthay đổi giá thị trường Có hai loại cạnh tranh độc quyền đó là độc quyềnbán và độc quyền mua Độc quyền bán là trên thị trường có ít người bán vànhiều người mua Còn độc quyền mua thì ngược lại có nhiều người mua vàít người bán

+ Độc quyền tập đoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số

ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất Lúc này cạnh tranhsẽ xẩy ra giữa một số lực lượng nhỏ các Doanh nghiệp Do vậy, mọi Doanhnghiệp phải nhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụthuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ kháctrên thị trường

Trang 10

1.3.3 Căn cứ vào phạm vi kinh tế.

-Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các Doanh

nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sảnphẩm Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các Doanhnghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹthuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá nhằmthu lợi nhuận, siêu ngạch.

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh

tế khác nhau nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất, là ngành cạnh tranh giữa cácDoanh nghiệp hay đồng minh các Doanh nghiệp cùng một ngành với ngànhkhác

1.4 Các công cụ cạnh tranh:

Công cụ cạnh tranh của Doanh nghiệp có thể hiểu tập hợp các yếu tố,các kế hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà Doanhnghiệp sử dụng nhằm vượt lên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào kháchhàng đẻ thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng Nghiên cứu các công cụcạnh tranh cho phép cách Doanh nghiệp lựa chọn những công cụ cạnh tranhphù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh và thị trường củaDoanh nghiệp Từ đó phát huy được hiệu quả sử dụng công cụ, việc lựachọn công cụ cạnh tranh có tính chất linh hoạt và phù hợp không theo mộtkhuân mẫu cứng nhắc nào Dưới đây là một số công cụ cạnh tranh tiêu biểuvà quan trọng:

1.4.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tínhcủa sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn như cầu trong những điều kiện tiêu

Trang 11

dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm Nếu như trướckia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phảinhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Khi có cùng một loại sảnphẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thoả mãn được nhu cầucủa người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn Nhất là trongnền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sản xuất, thu nhập ngườilao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thoả mãn như cầucủa mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích của sản phẩm mang lại.

Để sản phẩm của Doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của kháchhàng ở hiện tại và tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cầnthiết Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặcthay đổi côgng nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trìnhtiêu dùng và sau khi tiêu dùng Hay nói cách khác nâng cao chất lượng sảnphẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều chủng loại mẫu mã, bền hơn và tốthơn Điều này làm cho khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ thu dường ngàycàng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của Doanh nghiệp Làm tănglòng tin cà sự trung thành cẩu khách hàng đối với Doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối vớiDoanh nghiệp nhất là đối với Doanh nghiệp Việt Nam khi họ phải đươngđầu với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam Một khi chấtlượng hàng hoá dich vụ không được đảm bảo thì có nghĩa là khách hàng đếnvới Doanh nghiệp ngày càng giảm, Doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thịtrường dẫn tới sự suy yêu trong hoạt động kinh doanh kinh doanh Mặt khácchất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp ởchỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khốilượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, nâng cao chấtlượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của Doanh nghiệp, mở rộng thị trường

Trang 12

tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp Do vậy, cạnh tranh bằng chất lượngsản phẩm là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ một Doanhnghiệp nào cũng đều phải sử dụng nó.

1.4.2 Cạnh tranh bằng giá cả:

Giá cả được hiểu là toàn bộ số tiền mà người mua trả cho ngườibán về việc cung ứng một số hàng hoá dịch vụ nào đó Thực chất giá cả là sựbiểu hiện bằng tiền của giá trị hao phí lao động sống và hao phí lao động vậthoá để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cungcầu Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp,khách hàng được tôn vinh là “ Thượng đế ” họ có quyền lựa chọn những gìhọc cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hoá dịch vụ với chất lượng tươngđương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, để lợi ích họcthu được từ sản phẩm là tối ưu nhất Do vậy, cạnh tranh bằng giá cả chính làmột công cụ hữu hiệu của Doanh nghiệp và nó thể hiện qua:

Cạnh tranh với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: Giúp

Doanh nghiệp đánh giá được khách hàng, nếu Doanh nghiệp tìm ra đượcbiện pháp giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo thì khi đólượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và lợi sẽ thu được nhiều.

Cạnh tranh với một mức giá thấp hơn giá thị trường: Chính sách này

được áp dụng khi cơ số sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hoá lớn,thu hồi vốn và lời nhanh Không ít Doanh nghiệp đã thành công khi áp dụngchính sách

1.2 Sức cạnh tranh của sản phẩm

1.2.1 Khái niệm sức cạnh tranh sản phẩm

Trang 13

Theo UNCTAD thuộc liên hợp quốc, thì cho rằng khẳ năng (hay sứccạnh tranh sản phẩm của Doanh nghiệp ) có thể được khảo sát dưới góc độsau: Nó có thể được định nghĩa là năng lực của một Doanh nghiệp trong việcgiữ vững hay tăng thị phần của mình một cách vững chắc

Như vậy, ta có thể định nghĩa sức cạnh tranh sản phẩm như sau: Sứccạnh tranh sản phẩm là năng lực tạo ra duy trì, phát triển thị phần, lợi nhuậnthông qua việc giảm thiểu chi phí sản xuất, chất lượng được nâng cao, giáthành hạ Sức cạnh tranh sản phẩm được thể hiện các yếu tố: Giá cả, chấtlượng sản phẩm, các dịch vụ kèm thep và các yếu tố khác

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh sản phẩm:

Khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp được thể hiện thông qua chỉtiêu cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên,sức cạnh tranh sản phẩm thì lại thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu doanh thu:

Doanh thu là số tiền mà Doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá,dịch vụ Doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnhtranh sản phẩm, bởi suy cho cùng sức cạnh tranh sản phẩm của Doanhnghiệp là khả năng duy trì và phát triển thêm lợi nhuận mà doanh thu là điềukiện cần để có lợi nhuận Muốn có cạnh tranh Doanh nghiệp cần xem xét cácchỉ số sau:

Tỷ lệ doanh thu của Doanh nghiệp/ doanh thu của đối thủ cạnh tranh.Tỷ lệ doanh thu năm sau / năm trước.

Thông qua các tỷ lệ này thì Doanh nghiệp có thể đánh giá được sứccạnh tranh sản phẩm của mình hay không? Sử dụng chỉ tiêu này thì có ưuđiểm là đơn giản, dễ tính nhưng cũng khó khăn trong công việc chọn chínhxác đối thủ cạnh tranh.

Chỉ tiêu chi phí:

Trang 14

HQf = M/FM: Doanh thu thuần đạt đượcF: Chi phí bỏ ra

HQ: Hiệu quả sử dụng chi phí.

Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí.Đây là một chỉ tiêu thuận, nghĩa là HQf cao thì hiệu quả chi sử dụng chi phícàng cao.

Chỉ tiêu lợi nhuận:

Là phần dôi ra của Doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí Lợi nhuận làmột chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩmmà còn là sức cạnh tranh của Doanh nghiệp Khi xem xét chỉ tiêu này ta chúý đến tỷ suất lợi nhuận:

Chỉ tiêu thị phần:

Đó là phần thị trường mà Doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dunglượng thị trường Thị phần đã trở thành một tiêu thức đánh giá sức cạnhtranh sản phẩm của Doanh nghiệp Bởi thực chất khả năng cạnh tranh củaDoanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thị phần Khi đó cần chú ý tớicác chỉ tiêu như:

Tỷ lệ thị phần của Doanh nghiệp so với toàn bộ dung lượng thịtrường.

Trang 15

Thị phần tương đối: Là tỷ lệ thị phần của công ty so với đối thủ cạnhtranh mạnh nhất

Giá cả:

Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh nếu sản phẩm đượcngười tiêu dùng chấp nhận với mức giá phù hợp Trong nền kinh tế thịtrường, cung luôn lớn hơn cầu thì việc sản phẩm có sức cạnh tranh haykhông phụ thuộc vào rất nhiều giá cả của nó Người tiêu dùng luôn luôn cósự so sánh khi đứng trước quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng và điềuquan trọng sẽ đưa ra quyết định mua hàng là giá cả

Chất lượng sản phẩm :

Các sản phẩm giống nhau về mức giá nhưng chưa chắc đã có sứccạnh tranh giống nhau Một sản phẩm có sức cạnh tranh khi mà nó vừa đảmbảo mức giá chấp nhận và tương xứng với chất lượng Vì thế đối với Doanhnghiệp thì giá cả và chất lượng được coi là vấn đề sống còn Do đó, cácDoanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằmđưa ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.

Trang 16

Doanh nghiệp nói riêng Với nguồn tài chính lớn, Doanh nghiệp sẽ có đượcnhững lợi thế ban đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Khôngmột Doanh nghiệp nào lại không muốn sản xuất ra các sản phẩm trên mộtdây chuyền công nghệ hiện đại để tối ưu hoá sản xuất, nâng cao chất lượng,giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, đápứng nhu cầu khách hàng Đồng thời dưới sự phát triển nhanh chóng củakhoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới đòi hỏi các Doanh nghiệp khôngngừng thu thập thông tin về khẳ năng ứng dụng các công nghệ mới vào sảnxuất sản phẩm

Nguồn nhân lực:

Bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng vậy, nguồn nhân lực là yếu tốquan trọng, đảm bảo sự thành công của mình Nguồn nhân lực trong công tysẽ được chia làm các cấp khác nhau, với chức năng và nhiệm vụ riêng Cấpquản trị viên cấp cao sẽ tạo ra hướng đi cho sản phẩm thông qua việc đưa racác chiến lược phát triển của Doanh nghiệp Cấp thấp hơn sẽ tạo ra khả năngcạnh tranh sản phẩm thông qua việc nghiên cứu và tạo gia những giá trị mớicho sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Đội ngũ côngnhân lao động cũng sẽ tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếutố về năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm

1.2.3.2 Nhân tố về việc tổ chức sản xuất gia công sản phẩm:

Có được những nguồn lực tốt là điều kiện tốt cho mọi doanh nghiệpnhưng để thành công thì chưa đủ, sự phối hợp hợp lý, hài hoà trong sản xuất,kinh doanh sẽ tạo ra được lợi thế cho Doanh nghiệp, góp phần đảm bảo sảnxuất ra sản phẩm có sức cạnh tranh.

Khả năng tổ chức sản xuất, gia công sản phẩm thể hiện thông qua sựphân công, sắp xếp hợp lý các nguồn lực, sự kiểm tra đánh giá, nhằm phát

Trang 17

hiện những sản phẩm không đảm bảo, tránh thất thoát, lãng phí trong quátrình sản xuất kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh trực tiếp cho sản phẩm.

1.2.3.3 Nhân tố thị trường và kênh tiêu thụ:

Sức cạnh tranh sản phẩm sẽ được nâng cao khi mà sản phẩm sản xuấtra luôn đến và được thông tin nhanh chóng tới thị trường nhanh hơn đối thủcạnh tranh Việc nghiên cứu về thị trường và quyết định đưa ra những chiếnlược phân phối hợp lý đối với từng thị trường sẽ đảm bảo sản phẩm củaDoanh nghiệp tiếp cận với các thị trường một cách hợp lý Mọi thông tin vềsản phẩm sẽ được cung cấp cho khách hàng, từ đó khách hàng sẽ nhanhchóng đưa ra quết định mua sản phẩm của Doanh nghiệp.

1.2.3.4 Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô:

Sẽ là có lợi thế nếu như các tác động của môi trường vĩ mô tác độngtích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, sự phù hợpcủa chính sách luật pháp, sự ổn định của nền kinh tế nước nhà, sẽ tạo điềukiện cho sự phát triển của công ty và tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranhsản phẩm của công ty.

Nền kinh tế thị trường của một nước phát triển, với các hệ thốngquản lý chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thương mại phát triển nhanhchóng, sự quan tâm, lãnh đạo của nhà nước cầm quyền sẽ tạo ra một môitrường ổn định, một nền kinh tế với cơ sở hạ tầng phát triển, sản xuất và lưuthông phát triển Những yếu tố đó sẽ tạo ra một cơ chế hoạt động có hiệuquả cho mọi thành phần kinh tế, cho mọi Doanh nghiệp và tạo ra một môitrường cạnh tranh thông thoáng, có lợi.

Trang 19

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GIẦY DÉPCỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH.

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CỦACÔNG TY GIÀY THƯỢNG ĐÌNH.

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

Tiền thân của Công ty Giầy Thượng Đình là xí nghịêp X30 đượcthành lập tháng 1 năm 1957 với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại giầy vảivà mũ phục vụ quân đội

Giai đoạn từ năm 1960- 1970 X30 liên kết với một số xí nghiệp thuộctư sản quản lý thành lập xí nghiệp giầy vải Hà Nội, trực thuộc sở Côngnghịêp giầy vải Hà Nội Từ năm 1970 bắt đầu sản xuất giầy xuất khẩu theophương thức nghị định thư

Năm 1978, xí nghiệp giầy vải Hà Nội kết hợp với xí nghiệp giầy vảiThượng Đình thành lập xí nghiệp giày vải Thượng Đình Hà Nội Nhiệm vụsản xuất trong thời kỳ này chủ yếu là sản xuất giày bảo hộ lao động, phục vụquốc phòng và xuất khẩu chủ yếu là Basket cho Liên Xô cũ và các nướcXHCN Đông Âu.

Năm 1989, xí nghiệp giầy vải Thượng Đình tách thành hai xí nghiệplà giầy vải Thuỵ Khê và giày vải Thượng Đình

Năm 1991, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do sự sụp đổ củaLiên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu Mặt khác xoá bỏ chế độ bao cấp,xí nghiệp phải tự đứng ra hạch toán độc lập nên gặp nhiều khó khăn về vốn,thiết bị, nguyên vật liệu

Tháng 7 năm 1992, xí nghiệp chính thức thực hiện chương trình hợptác sản xuất kinh doanh giầy vải xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc- Đài Loan.

Trang 20

Tổng kinh phí đầu tư nhà xưởng thiết bị là 1,2 triệu USD Từ đây công suấtkhoảng 4- 5 triệu đôi/năm.

Tháng 11 năm 1992, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lậpdoanh nghiệp Nhà nước, giấy phép thành lập số 2753 ngày 10-11-1992, xínghiệp được đổi tên thành Công ty Giầy Thượng Đình Công ty thực hiệnhạch toán kinh doanh độc lập có sự quản lý của Nhà nước

Tên giao dịch: ZIVIHA

Trụ sở chính: Km 8, đường Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân- Hà NộiTổng diện tích sử dụng: 35000m2

Tổng vốn kinh doanh hiện nay: 51791100000 VNĐ, trong đó: Vốn cố định: 38662100000VNĐ,

Vốn lưu động: 13129000000VNĐ.

Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng nâng cao năng suất laođộng, chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, chủng loại Sản phẩm củacông ty không ngừng đạt danh hiệu TOPTEN năm 1996, 1997 và năm 1999được công nhận là sản phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng ISO 9002.

2.1.2.Tổ chức quản lý, kinh doanh: (Sơ đồ sau)

Trang 21

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tính phức tạp của kỹ thuật quy mô sảnxuất và định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nứơc,Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng

Đứng đầu Công ty là Giám đốc chịu trách nhiệm chung vè sản xuấtkinh doanh của Công ty Giám đốc trực tiếp chỉ đạo giám sát 3 phòng banlà : phòng kinh doanh XNK, phòng hành chính tổ chức và phòng kế toán tàichính Dưới Giám đốc có 4 Phó Giám đốc tham mưu điều hành các phòngban còn lại Nhiệm vụ cơ bản của các Phó Giám đốc, phòng ban, phânxưởng trong Công ty như sau:

*PGĐ kỹ thuật công nghệ: điều hành hoạt động của trưởng phòng

chế thử mẫu và trưởng phòng kỹ thuật công nghệ.

*PGĐ sản xuất- chất lượng: phụ trách quản lý các trưởng phòng kế

hoạch vật tư, phòng quản lý chất lượng, phòng tiêu thụ và các quản đốc phânxưởng

*PGĐ thiết bị an toàn: phụ trách quản lý xưởng, trưởng xưởng cơ

năng và phòng bảo vệ

*PGĐ BHXH-VSMT: phụ trách ban vệ sinh công nghiệp – vệ sinh

môi trường và trạm y tế.

*Phòng hành chính- tổ chức: có nhiệm vụ tiếp khách công ty, quản

lý các giấy tờ thuộc hành chính Lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao độngtrong toàn Công ty như : lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động GiúpGiám đốc quản lý về mặt con người, nắm được năng lực của từng người đểphân công , bố trí phù hợp Kết hợp với các phân xưởng để quản lý địnhmức lao động, từ đó hình thành lương, thưởng cho từng người, tính các sổBHXH cho từng người lao động và các khoản khác.

*Phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu: khai thác các đơn hàng, làm

kế hoạch sản xuất giầy và kế hoạch nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị

Trang 22

khác phối hợp với phòng thiết kế mẫu, theo đơn đặt hàng thiết kế những mẫumới phù hợp với từng vùng thị trường tiêu thụ.

*Phòng kế toán hành chính: quản lý toàn bộ vốn của Công Ty chịu

trách nhiệm trước Giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kinh tế độc lập.Phòng phải thường xuyên hạch toán việc chi tiêu của Công Ty, tăng cườngcông tác quản lý vốn Thường xuyên theo dõi các khoản thu chi, hướng dẫncác phòng ban làm đúng thủ tục với khách hàng, đồng thời tính toán lỗ lãitrước Giám đốc.

*Phòng chế thử mẫu: nhận mẫu giầy và sản xuất thử các loại giầy

theo dơn đặt hàng, nghiên cứu tạo mẫu giầy mới Phòng này cũng có đủ máymóc thiết bị để hoàn chỉnh một đôi giầy nhưng với số lượng nhỏ.

*Phòng kỹ thuật công nghệ: nghiên cứu tạo ra đơn phan chế cao su,

hoá chất và soát sửa đổi, bổ xung nguyên vật liệu Hướng dẫn kiểm tra theodõi quy trình công nghệ và đối ngoại và công tác kỹ thuật Định mức vật tư,hoá chất và theo dõi các chỉ tiêu cơ lý.

*Phòng kế hoạch vật tư: lập kế hoạch điều độ cho sản xuất cho công

ty, khai thác và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuấttừng ngày , từng tháng, quý , năm có kế hoạch cung cấp vật tư cho từngphân xưởng sản xuất theo tình hình thực tế, đông thời nắm vững lượng vật tưxuất ra cho sản xuất, lượng vật tư tồn kho, lượng thiếu hụt, dự tính theo kếhoạch thời điểm cung ứng vật tư cho sản xuát kịp thời.

*Phòng quản lý chất lượng: có nhiệm vụ bám sát quá trình sản xuất

để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn, quảnlý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất.

*Phòng tiêu thụ: lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên giao

dịch với khách hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ Cải tiến phương thức

Trang 23

bán hàng, chào hàng , đề xuất và xác định giá bán kịp thời để tiêu thụ sảnphẩm nhanh.

*Xưởng cơ năng: Bố trí điện nứơc, năng lượng cho sản xuất và phục

vụ cho các hoạt động khác của Công ty

*Phòng bảo vệ : Thường xuyên kiểm tra bảo vệ của cải vật chất cũng

như con người trong Công ty, kịp thời xử lý các hành vi về mặt an ninh trậttự.

*Ban vệ sinh công nghiệp-vệ sinh môi trường: Làm công tác vệ sinh

môi trường, đảm bảo cảnh quan Công ty luôn sạch sẽ, mặt khác đảm bảo vệsinh sạch sẽ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

*Trạm y tế: tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để dự phòng chữa

bệnh chăm sóc của toàn bộ công nhân viên toàn Công ty.

*Phân xưởng bồi cắt: đảm nhận hai khâu đầu của quy trình công

nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt.

*Phân xưởng may: Là phân xưởng đảm nhận công đoạn tiếp theo

của phân xưởng bồi cắt để may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh Quátrình này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như: can đầu góc, kẻchỉ, may nẹp vào mũ.

*Phân xưởng cán: nhiệm vụ của phân xưởng này là chế biến hoá

chất, sản xuất đế giầy bằng cao su.

*Phân xưởng gò: đây là phân xưởng đảm nhận khâu cuối cùng của

quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của nó là từng đôi giầy thànhphẩm

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨMGIẦY DÉP CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH TRONG THỜIGIAN QUA.

Trang 24

2.2.1.Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua.

Trong những năm gần đây với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng,Công ty Giầy Thượng Đình luôn giữ vững nhịp độ tăng trưởng toàn diệnqua các năm, năm sau cao hơn năm trước Sau đây là một số chỉ tiêu cụ thểmà công ty đã đạt được:

Bảng1: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty từ 2000-2003

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Giá trị sản xuất Công nghiệp tăng qua các năm Cụ thể năm 2001 tăng3610 triệu (3,45% so với năm 2000) và năm 2002 tăng 12980 triệu ( 19,9 %so với năm 2001) và năm 2003 tăng 26000 triệu so với năm 2002 (tươngứng với 41.3 % so với năm 2002) Dấu hiệu trên chứng tỏ quy mô sản xuấtkinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, các hoạt động sản xuất kinh

Trang 25

doanh của công ty ngày càng đa dạn và hiệu quả, sảm phẩm của công tyđược người tiêu dùng chấp nhận và thị trường luôn luôn mở rộng Công tyluôn phát triển ổn định và phát huy được lợi thế của mình.

2.2.2 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm qua lợi thế của công ty.2.2.2.1 Lợi thế về nguồn lực:

Nguồn vốn:

Công ty Giầy Thượng Đình là một Công ty Nhà nước trực thuộc tổngcông ty Da giầy Việt Nam, công ty được Nhà nước cấp hoàn toàn nguồn vốnkinh doanh Hơn nữa với thời gian hoạt động lâu dài, có hiệu quả của mình,công ty đã tạo ra được một nguồn vốn lớn, ổn định trong suốt quá trình sảnxuất kinh doanh của mình Nguồn vốn của công ty bao gồm: Vốn Nhà nướccho vay ưu đãi, vốn tự bổ xung hoặc vốn vay của ngân hàng, tổ chức tíndụng

Bảng2: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

Tổng vốn Kd 48 850 290 61 982 390 78 644 152Vốn chủ SH 26 645 960 34 704 582 45 200 398 Vốn vay 22 204 330 25 825 408 26 783 754

Đơn vị: Ngìn đồng Nguồn vốn của công ty không ngừng tăng mạnh qua các năm tuynhiên nguồn vốn vay vẫn chiến tỷ trọng lớn Nhưng nguồn vốn vay có tỷtrọng ngày càng giảm dẫn tới việc độc lập về vốn tạo điều kiện độc lập trongsản xuất kinh doanh và cũng chứng tỏ công ty ngày càng chủ động trongviệc quá trình hoạt động của mình Với tiềm lực về vốn, công ty luôn cóthuận lợi trong việc đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu phát triển sản phẩmmới để từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty.

Nguồn nhân lực:

Trang 26

Với hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng nên số laođộng của công ty không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng Tính từnăm 2000 -2003 số lao động của công ty tăng lên là 209 người Trong đó sốcán bộ có trình độ quản lý (Đại học và trên Đại học ) tăng, số cán bộ có trìnhđộ Trung cấp giảm Đây cũng là đặc điểm chung dễ nhận thấy trong khối cácDoanh nghiệp Nhà nước do mặt bằng giáo dục được nâng lên Chính sựnâng cao về nguồn lực, cả về số và chất lượng đã mang lại sự thành côngcho Doanh nghiệp trên cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, góp phần giántiếp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Công nghệ:

Ngành da giầy là một ngành đặc thù, sản phẩm có sức cạnh tranh chủyếu dựa trên công nghệ máy móc Do vậy, đối với công ty thì việc yêu cầuđổi mới trang thiết bị, công nghệ là hết sức cần thiết Với Công ty GiầyThượng Đình là Doanh nghiệp đầu tiên của thành phố Hà nội ký kết hợpđồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài nhằm đổi mới trang thiết bị côngnghệ hiện đại và đa dạng hoá sản phẩm như: giầy vải, giầy thể thao, dépSadan nhằm mở rộng thị trường Đặc biệt là từ năm 2000, công ty đã đưavào sử dụng dây chuyền sản xuất giầy thể thao với công nghệ hiện đại củaHàn Quốc và Đài loan.

Từ một Doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất gia công cho các công tynước ngoài, đến nay hơn 90 % giá trị sản xuất được thực hiện bằng phươngthức mua đứt bán đoạn.

2.2.2.2 Chiếc lược và uy tín của công ty

Với thời gian hoạt động lâu dài trong lĩnh vực sản xuất giầy dép thìcông ty đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện

Ngày đăng: 28/11/2012, 09:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng1: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty từ 2000-2003 - Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa
Bảng 1 Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty từ 2000-2003 (Trang 24)
Bảng2: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty. - Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa
Bảng 2 Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty (Trang 25)
Bảng 4: Tỷ trọng sản phẩm giầy - Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa
Bảng 4 Tỷ trọng sản phẩm giầy (Trang 29)
Bảng 6: Giá của công ty so với đối thủ cạnh tranh. - Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa
Bảng 6 Giá của công ty so với đối thủ cạnh tranh (Trang 30)
Bảng 6: Thị phần giầy vải của công ty so với đối thủ cạnh tranh. - Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa
Bảng 6 Thị phần giầy vải của công ty so với đối thủ cạnh tranh (Trang 32)
Bảng 7: Tình hình lợi nhuận của công ty và các công ty khác - Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa
Bảng 7 Tình hình lợi nhuận của công ty và các công ty khác (Trang 33)
Bảng10: Tương quan tỷ suất lợi nhuận của Công ty Giầy Thượng Đình  và Công ty khác.  - Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa
Bảng 10 Tương quan tỷ suất lợi nhuận của Công ty Giầy Thượng Đình và Công ty khác. (Trang 34)
Qua bảng trên ta thấy rằng: Năng suất lao động qua các năm của các Công ty( từ năm 2001-2003) đều dao động ở mức 1.5%-2.2% cụ thể như sau: - Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa
ua bảng trên ta thấy rằng: Năng suất lao động qua các năm của các Công ty( từ năm 2001-2003) đều dao động ở mức 1.5%-2.2% cụ thể như sau: (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w