Tậndụngđúng lợi thếcạnhtranh
để tựchủkinhtế
Tình trạng nhập siêu cộng với thâm hụt ngân sách của nước ta những năm vừa qua vẫn là
một thực tế nan giải. Chỉ trong nửa đầu năm 2011, con số nhập siêu của Việt Nam đã lên
tới 7,5 tỉ USD, 80% trong số đó là thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc, làm dấy lên sự lo
ngại về một sự lệ thuộc về kinh tế. Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề ấy sẽ phải bắt
đầu từ đâu? Đó là câu chuyện được bàn thảo trong tọa đàm tháng 7 của Doanh nhân Sài
Gòn Cuối tuần tổ chức tại Press Café
Tình trạng nhập siêu cộng với thâm hụt ngân sách của nước ta những năm vừa qua vẫn là
một thực tế nan giải. Chỉ trong nửa đầu năm 2011, con số nhập siêu của Việt Nam đã lên
tới 7,5 tỉ USD, 80% trong số đó là thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc, làm dấy lên sự lo
ngại về một sự lệ thuộc về kinh tế. Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề ấy sẽ phải bắt
đầu từ đâu? Đó là câu chuyện được bàn thảo trong tọa đàm tháng 7 của Doanh nhân Sài
Gòn Cuối tuần tổ chức tại Press Café, với sáu vị khách mời: ông Lê Hùng Dũng – chủ
tịch HĐQT Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và là chủ tịch HĐQT Ngân hàng
thương mại cổ phần Eximbank, ông Lương Văn Lý – nguyên Phó giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, hiện là Trưởng bộ phận đầu tư của Công ty luật Việt Long
Thăng, ông Alan Phan – chủ tịch quỹ đầu tư Viasa Fund, ông Huỳnh Thế Du – giảng viên
chương trình kinhtế Fulbright, cùng hai chuyên gia kinhtế của báo – ông Huỳnh Bửu
Sơn và ông Phan Chánh Dưỡng – những người đã quen thuộc với độc giả trong nhiều tọa
đàm kinhtế của DNSGCT.
Chính sách hướng về xuất khẩu. Chuyện những nhà thầu Trung Quốc. Sự lệ thuộc
lẫn nhau giữa các nước
Trong nhiều bài phân tích kinhtế vĩ mô trên trang Vấn đề của báo, ông Huỳnh Bửu Sơn
đã đặc biệt lưu ý đến sự khác biệt về chính sách tỷ giá của nước ta và Trung Quốc. Cả hai
nước đều từ nền kinhtế tập trung chuyển sang kinhtế thị trường và cùng theo đuổi chính
sách hướng về xuất khẩu. Sau khoảng 10 năm, Trung Quốc bắt đầu có một sự bứt phá
thần tốc, mà ông Sơn cho rằng nhờ họ theo đuổi một chính sách rõ ràng và xuyên suốt, để
sớm trở thành một cường quốc xuất khẩu, trong khi Việt Nam luôn bị xuất siêu với mức
độ ngày càng cao. “Tôi nghĩ tỷ giá chính là một trong những nguyên nhân quan trọng –
ông Sơn nói – Chúng ta duy trì VND ở giá cao, điều này chỉ có lợi cho các nhà nhập khẩu
(đa phần là khu vực kinhtế công). Phải chăng chúng ta đang vừa hướng về xuất khẩu,
vừa sản xuất thay thế hàng nhập khẩu? Vì như vậy mới có chuyện tập trung phát triển
ngành chế tạo xe hơi hay đóng tàu và chính điều ấy tạo áp lực cho nhập siêu. Mà một khi
đã theo đường hướng này thì chuyện nhập siêu với Trung Quốc là đương nhiên, vì họ là
công xưởng của thế giới. Nhà nhập khẩu sẽ chọn lựa những mặt hàng, thiết bị càng rẻ
càng tốt, mà không đâu hàng hóa rẻ như ở Trung Quốc. Rồi các nhà thầu Trung Quốc
thường thắng thầu các dự án ở nước ta do bỏ giá rất thấp, sau đó đương nhiên họ chọn
mua hàng từ Trung Quốc, khiến tình trạng nhập siêu của nước ta so với Trung Quốc càng
trầm trọng”.
Về điều này, ông Lê Hùng Dũng cho biết, những năm 1980, các nước phát triển bán
những trang thiết bị công nghệ cũ cho Trung Quốc, bây giờ nước này tìm cách đẩy sang
Việt Nam thông qua các dự án mà các doanh nghiệp của họ thắng thầu. Bởi thế, nếu các
chủ đầu tư Việt Nam không quyết liệt với việc kiểm định chất lượng gói thầu, thì chúng
ta còn phải nghe điệp khúc “giá thầu thấp, công nghệ cũ, công trình kém chất lượng” dài
dài. Ông Lương Văn Lý kể về sự cố mới nhất tại Ba Lan, khi đoạn xa lộ 50km chuẩn bị
cơ sở hạ tầng cho Euro 2012 thực hiện bởi một nhà thầu Trung Quốc (thắng thầu với giá
thấp hơn giá chào thầu thấp nhất của các đối thủ cạnhtranh khoảng 30%) đang bị bỏ dở
dang. Sự việc này khiến nhiều nước châu Âu rất cảnh giác với cái bẫy đấu thầu giá rẻ của
các doanh nghiệp Trung Quốc. Ông Lý nói: “Ở Việt Nam cũng không thiếu những ví dụ
về chất lượng công trình của nhà thầu nước này, ngay TP. Hồ Chí Minh cũng từng khốn
khổ với dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc, khi nhà thầu bỏ ngang, mặc ai gánh chịu hậu quả”.
. Tận dụng đúng lợi thế cạnh tranh
để tự chủ kinh tế
Tình trạng nhập siêu cộng với thâm hụt ngân sách của nước ta những năm vừa qua vẫn là
một thực tế. ông Alan Phan – chủ tịch quỹ đầu tư Viasa Fund, ông Huỳnh Thế Du – giảng viên
chương trình kinh tế Fulbright, cùng hai chuyên gia kinh tế của báo – ông