Từ kiến thức đã học ở các môn như: tài chính doanh nghiệp, tài chính tiền tệ, kế toán tài chính… tôi đã có thể vận dụng để nắm bắt các nghiệp vụ thực tiễn phát sinh tại phòng Tài chính –
Trang 2KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Trang 3Báo cáo thực tập nhận thức Trang 1
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày tháng năm 2013
Người nhận xét
(Ký tên và đóng dấu)
Trang 4Báo cáo thực tập nhận thức Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày tháng năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5Báo cáo thực tập nhận thức Trang 3
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 1
NHẬN XÉT CỦA G IẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 2
MỤC LỤC 3
TRÍCH YẾU 4
LỜI CẢM ƠN 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC SƠ ĐỒ, B ẢNG, BIỂU 7
DẪN NHẬP 8
I G IỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP 9
1 Giới thiệu chung về Công ty CP NG K Chương Dương 9
1.1 Giới thiệu chung về công ty 9
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 10
2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận 10
2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 11
2.2 Chức năng của từng bộ phận 11
3 Lĩnh vực hoạt động của Công ty CP NGK Chương Dương 12
4 Chiến lược phát triển 13
5 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 13
5.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 13
5.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 13
II CÔNG VIỆC THỰC TẬP 17
1 Mục tiêu thực tập 17
2 Các công việc đã làm 17
2.1 In ấn 17
2.2 Sắp xếp hồ sơ 18
2.3 Nhận văn phòng phẩm 18
2.4 Trình ký Tổng Giám Đốc 18
2.5 Kiểm tra số liệu giữa các loại sổ 19
2.6 Các công việc khác mà tôi được tiếp xúc 20
2.7 Áp dụng thực tế 20
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 23
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ B ẢN THÂN 25
PHỤ LỤC 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 6Báo cáo thực tập nhận thức Trang 4
TRÍCH YẾU
Báo cáo thực tập nhận thức này thể hiện tất cả những gì tôi đã tr ải qua trong suốt quá trình thực tập của mình Đây là một trải nghiệm thật sự rất bổ ích, nó đã giúp tôi hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần, tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế và có thể vận dụng những kiến thức nền tảng đã học để ứng dụng vào hoạt động thực tiễn tại một doanh nghiệp Qua quá trình thực tập này, tôi còn mở rộng thêm về các mối quan hệ giao tiếp trong môi trường công sở, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, học được cách xử trí các tình huống trong công việc từ các anh chị có nhiều kinh nghiệm trong doanh nghiệp Từ kiến thức đã học ở các môn như: tài chính doanh nghiệp, tài chính tiền tệ, kế toán tài chính… tôi đã có thể vận dụng để nắm bắt các nghiệp vụ thực tiễn phát sinh tại phòng Tài chính – Kế toán của công ty Chương Dương một cách thực thụ Sự hướng dẫn nhiệt tình cùng việc trao đổi những kinh nghiệm của các anh chị tại công ty đã giúp tôi tích lũy cho mình thêm những kiến thức mới, củng cố kỉ năng, nhằm phục vụ tốt cho việc học tập hiện tại và công việc của tôi sau này
Trang 7Báo cáo thực tập nhận thức Trang 5
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương đã tiếp nhận tôi vào thực tập Đối với tôi, khoảng thời gian thực tập vừa qua là một trải nghiệm vô cùng quý giá Tôi được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, củng cố và phát triển những kĩ năng của mình, tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, những điều này đã hoàn thiện và giúp đỡ tôi trong việc học tập tại trường cũng như trong công việc của tôi sau này Tôi xin chân thành c ảm ơn
Cô Nguyễn Thúy Phượng (Giám đốc Tài Chính) đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, đồng thời tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với các công việc, cung c ấp dữ liệu và thông tin cần thiết giúp tôi có thể hoàn thành tốt nhất đợt thực tập này
Bên cạnh đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu cùng các giảng viên c ủa trường Đại học Hoa Sen đã tận tâm truyền đ ạt kiến thức nhằm giúp tôi
có thể ứng dụng vào môi trường thực tiễn sau này, giúp nâng cao năng lực bản thân
và tích lũy thêm kinh nghiệm làm hành trang tương lai
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Đặng Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này
Tuy nhiên với thời gian thực tập khá ngắn cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo c ủa tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chính vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các Anh/Chị trong công ty và các Thầy/Cô trong trường
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, các Anh, Chị trong Công ty dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt công tác và đạt được những thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống
Trang 8Báo cáo thực tập nhận thức Trang 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
NG K Nước giải khát TGĐ Tổng Giám Đốc
BP Bộ phận
SX Sản xuất
KD Kinh doanh QLDN Quản lý doanh nghiệp
Trang 9Báo cáo thực tập nhận thức Trang 7
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH
Hình 1 Trụ sở chính của Công ty CP NGK Chương Dương 9
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức Công ty CP NGK Chương Dương 10
Bảng 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Q4/2012 21 Bảng 2 Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN Q4/2012 21 Bảng 3 Lợi nhuận sau thuế TCDN Q4/2012 21 Bảng 4a Bảng cân đối kế toán Q4/2012 25 Bảng 4b Bảng cân đối kế toán Q4/2012 (tiếp theo) 26 Bảng 4c Bảng cân đối kế toán Q4/2012 (tiếp theo) 27 Bảng 5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Q4/2012 28 Bảng 6 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Q4/2012 29
Trang 10Báo cáo thực tập nhận thức Trang 8
DẪN NHẬP
Khi đi vào đợt thực tập nhận thức, tôi đã xác định cho mình các mục tiêu sau:
- Mục tiêu 1: Làm quen với môi trường công sở thực tế Tiếp cận các nghiệp vụ tài chính – kế toán của công ty, học tập cách giao tiếp ứng xử ở công ty, tác phong làm việc và kinh nghiệm xử trí tình huống thực tiễn của các anh chị xung quanh
- Mục tiêu 2: Vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào các công việc được tiếp cận tại công ty Từ đó phân biệt được sự khác nhau giữa nền tảng lý thuyết nghiên cứu và thực tế ứng dụng nhằm trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân
- Mục tiêu 3: Tạo dựng mối quan hệ mới Rèn luyện các kỹ năng mềm của mình như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sắp xếp công việc Với chuyên ngành c ủa mình là Tài Chính Doanh Nghiệp, tôi đã xin vào thực tập tại vị trí nhân viên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
Qua đợt thực tập nhận thức này, có thể nói tôi đã hoàn thành được cơ bản các mục tiêu đã đ ặt ra Tuy chưa hoàn thiện như mong muốn nhưng đủ để tôi có thể nhận thức được công việc của một nhân viên phòng Tài chính – Kế toán phải làm được các nghiệp vụ nào trong một tổ chức và tích luỹ những kinh nghiệm thực tế có giá trị trong giao tiếp, ứng xử, tác phong làm việc tập thể Quý báu hơn là tôi đã có thể vận dụng nhiều kiến thức lý thuyết đã học tại trường vào công việc thực tiễn của doanh nghiệp
Trang 11Báo cáo thực tập nhận thức Trang 9
I GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương 1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
Tên tiếng Anh: Chuong Duong Beverages Joint Stock Company
Tên viết tắt: CDBECO
Mã giao dịch: SCD
Ngày niêm yết: 25/12/2006
Vốn điều lệ: 85.000.000.000 đồng
Người đại diện theo pháp luật: Ông Hoàng Chí Thành
Địa chỉ: 606, đường Võ Văn Kiệt, phường Cầu Kho, quận 1, TpHCM
Trang 12Báo cáo thực tập nhận thức Trang 10
1.2 Lịch sử hình thành và phát tri ển
Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương ngày nay tại địa chỉ 606 đường
Võ Văn Kiệt, phường Cầu Kho, quận I, Tp Hồ Chí Minh – tiền thân là nhà máy Usine Belgique, được xây dựng vào năm 1952 trực thuộc tập đoàn BGI của Pháp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng: Bia, nước đá và nước giải khát các loại.Nếu căn cứ vào hình thức sở hữu, có thể chia quá trình hình thành và phát triển của Công ty qua làm ba giai đoạn:
1.2.1 Giai đoạn 1 (từ năm 1952 đến tháng 7/1977)
Thời gian này do chủ người Pháp trực tiếp quản lý điều hành Với 5 dây chuyền sản xuất theo công nghệ nước giải khát có gaz CO2 – chiết đóng nút
1.2.2 Giai đoạn 2 (từ tháng 7/1977 đến năm 2004)
Vào tháng 07/1977 tập đoàn BGI chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho Nhà nước Việt Nam Bộ Nông nghiệp – Công nghiệp Thực phẩm cử đoàn cán bộ đến tiếp quản nhà máy và chỉ định Ban Giám Đốc để điều hành quản lý, tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh Ở thời kỳ này, Công ty có tên giao dịch
là Nhà máy nước ngọt Chương Dương ho ạt động theo cơ chế quản lý tập trung – bao cấp
Đến đầu năm 1988, Nhà máy được Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm giao quyền tự chủ, hạch toán độc lập theo cơ chế mới Đến tháng 9/1993, Nhà máy được đổi tên là Công ty nước giải khát Chương Dương theo Quyết định của Bộ Công Nghiệp Nhẹ ngày 14/9/1993, đây là tên gọi pháp nhân duy trì đến tháng 5/2004
1.2.3 Giai đoạn 3 ( từ tháng 06/2004 đến nay)
Thực hiện tiến trình cổ phần hoá theo chỉ đạo của Chính phủ về việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần, Công ty được đổi tên thành Công ty
cổ phần nước giải khát Chương Dương theo Quyết định 242/2003/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2003
2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận
Trang 13Báo cáo thực tập nhận thức Trang 11
2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
SẢN XUẤT KỸ THUẬT
BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẦU TƯ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CUNG ỨNG
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH KINH DOANH
Sơ đồ 1 – Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
Phòng Tài Chính Kế Toán & BP Quản trị Tài Chính:
Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tài chính
và tổ chức thực hiện công tác hạch toán và quyết toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Công ty; Tổ chức huy động và quản lý tiền vốn, tài sản, xuất nhập; quản lý tiền mặt qua quỹ; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho các hoạt động của công ty và kinh tế thị trường có điều tiết
Bộ phận Đầu tư:
Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng GĐ công ty trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế mở rộng SXKD, dịch vụ; Xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo nâng c ấp, hiện đ ại hoá cơ sở vật chất
kỹ thuật Tổng hợp kết quyết toán; Quản lý, giám sát và đề xuất điều chỉnh các dự án
Trang 14Báo cáo thực tập nhận thức Trang 12
đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế với các đơn vị, các địa bàn kinh doanh trọng điểm
để tổ chức kinh doanh NGK và các loại hình kinh doanh khác;
Phòng Marketing:
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong lĩnh vực giao dịch kinh doanh phát triển thị trường, phát triển sản phẩm nâng cao uy tín thương hiệu, nhãn hiệu Công ty trên cơ sở chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty Quản
lý và chỉ đạo điều hành Marketing, tiếp thị thương mại và dịch vụ chăm sóc khách hàng theo đúng qui định; Thực hiện công tác quản lý khuyến mãi, marketing và chăm sóc khách hàng của các hệ thống bán hàng
Phòng Bán Hàng:
Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng Giám đốc công ty trong lĩnh vực tổ chức quản lý hệ thống bán hàng, kiểm tra, kiểm soát số lượng và chất lượng hàng hoá, quản lý giám sát việc tiêu thụ sản phẩm Thực hiện nghiệp vụ bán hàng: lập hoá đơn chứng từ; thực hiện chính sách Công ty đề ra; lập bảng giá, điều chỉnh theo thực tế; đề xuất biện pháp tích cực tiêu thụ sản phẩm
Phòng Kho Vận:
Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý cung ứng các dịch vụ kho bãi, bến bãi, vận tải, giao nhận; Lập kế hoạch và kiểm soát quá trình vận chuyển sản phẩm và điều phối hàng hoá; Hoạch định và đế xuất phương án giao nhận tồn trữ sản phẩm, bao bì của công ty theo quy định chung;
Tổ chức cung ứng các dịch vụ giao nhận nội, ngoại thương, cung ứng dịch vụ kho bãi , thông quan, vận tải… cho các đối tượng khách hàng
Phòng Cung Ứng:
Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp TGĐ công ty trong lĩnh vực cung ứng vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu cho toàn Công ty Ho ạch định việc cung ứng vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và quản lý vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu trong công ty Thực hiện việc quản lý bảo quản, cấp phát vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu theo đúng quy định của công ty
Phòng Kỹ Thuật Cơ Điện Bảo Trì:
Là bộ phận chuyên môn kỹ thuật tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý và điều hành kỹ thuật cơ điện bảo trì Hoạch định và đề xuất các phương
án nâng c ấp và cải tạo dây chuyền thiết bị Quản lý và thực hiện kiểm định các thiết
bị chịu áp lực, đồng hồ đo theo qui định của Nhà nước; Ho ạch định và thực hiện sản xuất các loại nút khoén theo đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty
3 Lĩnh vực hoạt động của Công ty CP NGK Chương Dương
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm:
- Sản xuất, kinh doanh các loại thức uống
Trang 15Báo cáo thực tập nhận thức Trang 13
- Sản xuát, kinh doanh nguyên vật liệu, bao bì, thiết bị, công nghệ liên quan đến lĩnh vực thức uống
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
Các sản phẩm chính của công ty bao gồm:
- Nước ngọt đóng chai thuỷ tinh
- Nước ngọt đóng lon
- Nước ngọt đóng chai PET
- Nước giải khát có cồn
- Các loại sản phẩm đồ uống khác và các loại nút khoén đóng chai thuỷ tinh
4 Chiến lược phát triển
- Củng cố và phát triển hệ thống phân phối, tăng độ bao phủ sản phẩm để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của năm tài chính
- Phấn đấu phát triển bền vững để trở thành một trong những Công ty s ản xuất nước giải khát nội địa hàng đầu tại Việt Nam
- Đa dạng hoá sản phẩm có giá trị dinh dưỡng nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng
5 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
5.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung
5.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
5.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2 – Bộ máy kế toán
5.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
- Giám đốc tài chính: theo dõi, giám sát, kiểm tra ho ạt động kế toán tại Công ty
Dựa vào báo cáo của kế toán để hoạch định chiến lược vốn đầu tư dự án
- Kế toán trưởng: quản lý, kiểm tra, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán tại
Công ty
Trang 16Báo cáo thực tập nhận thức Trang 14
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ chi bằng tiền
mặt và tiền gửi ngân hàng theo chì đạo của cấp trên Đồng thời theo dõi số phát sinh
và số dư tài khoản ngân hàng
- Kế toán vật tư - tài sản cố định:
+ Kế toán vật tư: theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn của vật tư, quản lý về số
lượng đơn giá, cuối kỳ tập hợp vật tư tính cho từng sản phẩm rồi chuyển qua cho kế toán tính giá thành
+ Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng, gi ảm tái sản, quản lý mã tài
sản từng phòng ban, phân bổ khấu hao cho từng mã tài sản rồi chuyển cho kế toán tính giá thành
- Kế toán tính giá thành: tính lương, t ập hợp chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công, phân bổ chi phí sản xuất chung, tính giá thành sản phẩm
- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình nợ phải thu của khách hàng theo hạn mức tín
dụng cũng như tình hình chi trả của Công ty đối với các nhà cung cấp Xem các khoản nợ quá hạn của khách hàng và các khoản nợ vay cần phải trả cho nhà cung cấp trong thời gian tới
- Kế toán tổng hợp: tập hợp thông tin c ủa tất cả các phần hành kế toán khác Cuối
kỳ, lập các báo cáo tài chính gửi lên cho cấp trên
- Thủ quỹ: cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền, kiểm kê,
báo cáo quỹ…
- Tổ hóa đơn: quản lý và phát hành hóa đơn bán ra
- Phòng IT: quản lý mạng lưới internet toàn công ty và chi nhánh, theo dõi phần
mềm kế toán ERP