Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 69 - 74)

Vận tải hàng hóa đường hàng không phải là phương thức vận tải hàng hóa an toàn, phổ biến và thuận tiện, đóng góp tích cực vào công nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa và phát triển đất nước. Phấn đấu đến 2020 trở thành hãng hàng không vận tải hàng hóa đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á và là một trong 10 hãng hàng không đứng đầu vận tải hàng hóa tại châu Á. Đến năm 2030 phát triển ngang tầm tiên tiến với các hãng trên thế giới.

2.1. Các chỉ tiêu phát triển

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

+ Tổng thị trường vận tải hàng hóa: 16% giai đoạn 2010- 2015, 18% giai đoạn 2015- 2020 và 14% giai đoạn đến năm 2030.

+ Phục vụ hàng hóa tại cảng hàng không: 17% giai đoạn 2010- 2015, 17% giai đoạn 2015- 2020 và 14% giai đoạn đến năm 2030.

- Sản lượng vận tải của Tổng công ty Vietnam Airlines + Năm 2010: 0,2 triệu tấn và 486 triệu T.Km hàng hóa. + Năm 2015: 1,45 triệu tấn và 856 triệu T.Km hàng hóa. + Năm 2020: 1 triệu tấn và 1580 triệu T.Km hàng hóa. + Năm 2030: xấp xỉ 3 triệu tấn và 3400 triệu T.Km hàng hóa. - Sản lượng khai thác cảng hàng không

+ Năm 2010: đạt 0,62 triệu tấn hàng hóa. + Năm 2015: đạt 1,4 triệu tấn hàng hóa. + Năm 2020: đạt 3,1 triệu tấn hàng hóa. + Năm 2030: đạt 11,5 triệu tấn hàng hóa.

2.2. Mạng đường bay

a) Đến năm 2020

Mạng đường bay được xây dựng chủ yếu theo mô hình “trục- nan” với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 2 trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong mạng đường bay đối với Vietnam Airlines, các đường bay quốc tế khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á là các đường bay hoạt động chính; các đường bay nội địa và Đông Dương là các đường bay có ý nghĩa quan trọng, các đường bay xuyên lục địa có ý nghĩa chiến lược lâu dài

- Mạng đường bay khu vực Đông Bắc Á:

+ Mở rộng mạng đường bay bằng các loại máy bay thân lớn tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông bằng việc tăng tần suất bay, tăng điểm bay. Trong đó đặc biệt chú trọng đường bay tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu như đường bay Nhật Bản được coi là “đường bay vàng” của Vietnam Airlines bởi lượng hàng hóa lớn thì đường bay Hàn Quốc lại là đường bay chủ yếu để hàng của Vietnam Airlines vận chuyển sang Mỹ.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 65

+ Chú trọng khai thác thương quyền 3,4 kết hợp với hàng thương quyền 6 giữa các điểm Đông Bắc Á với các nước Đông Nam Á và Úc. Mở rộng trao đổi thương quyền 5 với Đông Bắc Á.

- Mạng đường bay khu vực Đông Nam Á: đến năm 2020 mạng đường bay Đông Nam Á sẽ bao gồm:

+ Mạng đường bay trong tiểu vùng Việt Nam- Lào- Campuchia- Myanma. Giữ vững thê cạnh tranh với với cửa ngõ phía bắc Băng Cốc, tăng tần suất bay cao trên các đường bay giữa Việt Nam (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) với Campuchia (Phnompenh và Xiêm Riệp), đường bay xuyên Đông Dương, đường bay cố đô Huế- Xiêm Riệp- Luông Pha Băng, mở đường bay từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Răng Gun (Myanma), đường bay từ Đà Nẵng đi Viêng Chăn. Tăng cường khai thác hàng thương quyền 6 để hỗ trợ các đường bay dài trong trong mạng bay của Vietnam Airlines.

+ Tăng tần suất khai thác cao trên các đường bay từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đi Băng Cốc, Kua- la- lăm- pơ, Xing-ga-po, mở thêm đường bay từ Đà Nẵng đến các điểm này. Đối với các chuyến bay có tần suất lớn hơn 2 chuyến/ ngày nên khai thác các loại máy bay thân rộng có tải trọng lớn để tăng khả năng khai thác chở hàng. Nghiên cứu mở các đường bay giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với các sân bay thứ cấp ở Thái Lan và Malaysia. Ngoài ra còn mở thêm các đường bay tới các nước Đông Nam Á khác từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tới Gia- các- ta và đường bay tới Manila.

+ Tùy thuộc vào khả năng khai thác hàng hóa có thể mở các đường bay quốc tế trực tiếp giữa Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ thẳng tới các nước trong khu vực mà không qua Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nữa.

- Mạng đường bay Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Trung Đông:

Tăng cường tần suất khai thác máy bay thân rộng tới Úc (Menbon, Xítni), mở đường bay đến Ấn Độ, ngoài ra còn mở đường bay đến Niu-di-lân thông qua khai thác hàng thương quyền 5 tại các điểm Đông Nam Á, cố gắng mở 1 tới 2 điểm bay tới Trung Đông, tập trung vào Quatar và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

- Mạng đường bay tầm xa:

+ Tăng cường khai thác các đường bay thẳng từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Paris (Pháp), Moscow (Nga) và Frankfouk (Đức), nghiên cứu khai thác đến các trung tâm trung chuyển mới tại châu Âu (London, Amsterdam…). Từng bước mở rộng có chọn lọc các đường bay tới Thụy Sĩ, Áo, Ukraine và khu vực Scandinavi… và vùng viễn đông của Nga, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ.

+ Sớm mở các đường bay đến Hoa Kỳ, kết hợp khai thác thương quyền 5 tại Đông Bắc Á và châu Âu.

+ Trước năm 2015, khai thác các máy bay chở hàng trên các đường bay đi châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc.

- Mạng đường bay nội địa

+ Các đường bay trục Bắc- Nam, khai thác tần suất bay trên các đường bay nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước là Hà Nội- Đà Nẵng- thành phố Hồ Chí Minh.

+ Mở rộng khai thác liên vùng giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với các sân bay thứ cấp trong nước nhằm tận dụng hết nguồn hàng trong nước.

+ Tăng tần suất và tải cung ứng trên các đường bay nội vùng.

+ Đến năm 2010 mở các đường bay nội vùng và liên vùng mới: thành phố Hồ Chí Minh- Chu Lai- Hà Nội, Hà Nội- Đà Nẵng- Quy Nhơn, Cần Thơ- Đà Nẵng- Hà Nội, Hà Nội- Buôn Mê Thuật, thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Hới- Hà Nội, Huế- Đà Lạt, tăng cường tần suất bay trên tuyến Hà Nội- Đà Lạt.

+ Giai đoạn 2010- 2015: mở thêm các tuyến bay liên vùng thành phố Hồ Chí Minh- Nà Sản, Hà Nội- Đà Nẵng- Phú Quốc, nghiên cứu khai thác các tuyến bay liên vùng giữa các trung tâm du lịch không qua các trung tâm lớn.

+ Giai đoạn 2015- 2020: tiếp tục tăng cường mạng đường bay nội địa, phát triển khu công nghiệp Chu Lai thành trung tâm chuyển phát nhanh và trung chuyển hàng hóa của khu vực.

b) Đến năm 2030

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 67

- Tăng cường và mở rộng mạng đường bay quốc tế, đặc biệt là tuyến bay xuyên lục địa đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Chu Lai, đặc biệt chú trọng đến đường bay Chu Lai, mở các đường bay mới từ các cảng hàng không quốc tế đến các điểm mới tại châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ nhằm tận dụng khai thác hàng hóa từ tất cả các cảng hàng không mà Vietnam Airlines có đường bay tới.

- Tiếp tục tăng cường mạng đường bay nội địa, mở các đường bay liên vùng, kể cả các đường bay không nối tới các khu trung tâm như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

- Tập trung phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức, đảm bảo việc phát triển cân đối, sự gắn kết chặt chẽ giữa các loại hình vận tải khác nhau.

2.3. Đội tàu bay

a) Đến năm 2020 - Chủng loại tàu bay

+ Tàu bay tầm ngắn (khai thác các đường bay dưới 4 giờ bay): khai thác chủ yếu cho mạng đường bay nội địa và mạng đường bay Đông Nam Á

+ Tàu bay tầm trung (khai thác các đường bay dưới 10 giờ bay) + Tàu bay tầm xa (khai thác các đường bay xuyên lục địa)

+ Loại tàu bay chở hàng: sử dụng loại 20-30 tấn để khai thác chở hàng trong khu vực, loại 70-100 tấn để khai thác chở hàng đi châu Âu và Bắc Mỹ. Định hướng sử dụng các loại tàu bay chuyên dụng chở hàng của Boeing, Airbus, Nga, Nhật Bản hoặc tương đương.

- Số lượng tàu bay:

+ Giai đoạn đến 2010: đầu tư 16 máy bay gồm 10 máy bay A321 với trọng tải khoảng 2 đến 3 tấn và 6 tàu bay ATR-500 trọng tải khoảng trên dưới 1 tấn. Tổng số tàu bay khai thác là 62 tàu bay.

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

+ Giai đoạn 2011- 2015: đầu từ 16 tàu bay gồm 10 tàu bay A321 trọng tải 2 đến 3 tấn, 4 tàu bay Boeing 787 trọng tải trên dưới 10 tấn, 1 tàu bay A350-900 và 1 tàu bay ATR72-500. Tổng số tàu bay khai thác là 104 tàu bay.

+ Giai đoạn 2016- 2020: đầu tư 13 tàu bay gồm 4 tàu bay B787, 9 tàu bay A350-900. Tổng số tàu bay khai thác là 150 tàu bay.

b) Đến năm 2030

Định hướng đến 2030 tiếp tục đầu tư đội tàu bay, trong đó chú trọng đầu tư hợp lý cho đội tàu bay khai thác các đường bay xuyên lục địa nhằm nâng cao khả năng khai thác, cạnh tranh của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam trên các đường bay đến châu Âu và châu Mỹ theo quy hoạch phát triển mạng đường bay. Đội tàu bay của hàng không Việt Nam sẽ có khoảng 230 đến 250 chiếc, trong đó số tàu bay sở hữu tiếp tục duy trì trên 50% tính theo đầu tàu bay.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w