Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách Phương pháp học và dạy cách học giới thiệu tới người đọc các nội dung 2 chương đầu bao gồm: Học các học, dạy cách học. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1CHƯƠNG III HỌC CÁCH HỌC ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁCH HỌC Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát: Khái niệm về cách học, cách học qua các thời đại, phân loại cách học 1 KHÁI NIỆM VỀ CÁCH HỌC
Cách học là cách tác động của người học đến đối tượng
học (đã trình bày ở Chương II) Có thể nói học cách học, học
phương pháp học, chính là học cách tự học Tự học là một
hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không
theo chương trình sách giáo khoa đã được quy định Tự học
có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học nhưng nó có £ính
độc lập cao uà mang đậm nét sắc thái cá nhân Như vậy, tự
học là học với sự tự giác, tính tích cực và độc lập cao của từng cá nhân Vì như chúng ta đã biết, học là qua trình tiếp thu uà xử lý thông tin bằng các hành động trí tuệ uà chân tay dựa trên uốn sinh học, và uốn đạt được của cá nhân để
từ đó có trì thức, kỹ năng và thái độ mới, nhân cách mới
Như vậy, nói đến học đương nhiên là phải tự học, không thể
Trang 2ai học thay được Nhưng có hai cách học cơ bản: Một là cách
học có phần bị động, từ ngoài áp vào như kiểu hình thành
phản xạ cổ điển (classical conditioning) của Pavlốp; Hai là
cách học chủ động, tự bản thân mình tạo nên các phản xạ
có điểu kiện, như kiểu hình thành phẩn xạ tác động
(operant conditiong) của B.F Skinner (cũng có rigười dịch là
điều kiện hóa tác động)
II VÀI NÉT VỀ CÁCH HỌC QUA CÁC THỜI ĐẠI
~ Thời đại tiền công nghiệp: có phần nặng về ghi nhớ, học thuộc lòng, giáo điều tái hiện, lặp lại
~ Thời đại công nghiệp: có phần nặng về thực hành, ứng dụng theo khuôn mẫu học thụ động
- Thời đại hậu công nghiệp - Thế kỷ XXI: nặng về
Trang 3Đối tượng Đối tượng | 4——————> Lớp Trò Thầy Chủ thể Tac nhan Thay Trò Mô hình học thụ động Mô hình học chủ động 2 Phân loại theo hoạt động học (Theo tác động của người học đến đối tượng) - Tác động trực tiếp:
mô hình phương pháp tự Đối tượng
nghiên cứu (bao gồm các phương pháp thu nhận Œ® | théng tin, xt ly théng tin, @ Lớp giải quyết vấn đề, nghiên a lhể cứu khoa học ) — Chủ t Tác nhân ~ Tác động qua hợp tác, tự thể hiện mình (Các phương pháp hợp tác)
— Tác động qua thông tin phản hồi: Mô hình phương pháp tự kiểm tra, tự điều chỉnh (các phương pháp tổng hợp, tự phê bình, tự điều chỉnh, rút binh nghiệm )
- Dựa một phần vào các cách phân loại trên, kết hợp
với thực tiễn, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày trong chương này các phương pháp cụ thể hơn như phương pháp thu
nhận thông tin, xử lý thông tin, giải quyết vấn để, nghiên cứu khoa học, hợp tác, tự kiểm tra, tự điều chỉnh, phương
Trang 4pháp tư duy, phương pháp tự quản lý việc học Trình bày
như trên là để tiện cho việc theo dõi và sử dụng, chứ trong thực tiễn các phương pháp trên quan hệ chặt chế với nhau,
lồng chéo lẫn nhau
CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP THU NHẬN THÔNG TIN
Trong mục này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày: Phương pháp đọc sách và ghi chép Phương pháp hồi Phương pháp nghe giảng Phương pháp nhớ Học trong sự tập trung tư tưởng cao độ Phương pháp sử dụng từ điển @ rum oo bo be 1 Phương pháp đọc sách và ghi chép a Ýnghĩa của uiệc đọc sách Sách là các ấn phẩm không định kỳ có ít nhất là 49 trang (dưới đó thì gọi là sách mỏng) Theo quy định của UNESCO, một cuốn sách tốt cần bao gồm cả nội dung và
hình thức trình bày tốt Thường có các loại: sách phổ thông
thông thường, sách giáo khoa, sách chuyên khảo, sách bỏ
túi, sách điện tử (đĩœ mềm), sách lén x6n (livre brouillé) —
tức là sách trong đó các câu trả lời không để ngay trong cùng một trang mà thường để ở một trang khác hoặc ở cuối,
Trang 5để kích thích người đọc tự suy nghĩ, tự trả lời trước,
Sách là phương tiện học tập thuận lợi nhất và rẻ tiền nhất Những cuốn sách tốt nhất thường là những cuốn đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới, mà còn cả
sự suy nghĩ, sự tìm tòi, sự biến đổi về tâm hồn
Sách là kho tầng tri thức mà nhân loại lưu lại cho các
thế hệ sau Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người Mọi thành công của con người đều nhờ sự
kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được
từ thầy, từ cuộc sống, từ sách vở Nếu đọc sách thường
xuyên và có phương pháp khoa học thì sẽ mở rộng và đào
sâu được những tri thức mới, tiếp cận được với sự phát triển
của khoa học và nghệ thuật, bồi dưỡng được tư duy lôgích,
phương pháp làm việc khoa học, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đấn đối với thế giới xung quanh cũng như đối với bản thân mình — đặc biệt là bồi dudng được hứng thú,
năng lực và thới quen tự học suốt đời
b Lựa chọn sách
Việc chọn lựa đúng sách báo cần thiết cho mình có ý nghĩa quan trọng đối với việc học tập của người học Thông
thường, trong chương trình giảng dạy và các tài liệu hướng
dẫn học tập cũng như sau các bài giảng đều có nêu lên các
tài liệu bắt buộc phải tham khảo Nhưng trong quá trình
học tập, mỗi người đều có những nhu cầu và hứng thú riêng đối với phần này hay phần khác của chương trình, do đó nảy sinh ý muốn đọc thêm các tài liệu khác, vì vậy mỗi
người phải biết tự lựa chọn sách cho mình Để làm được việc
(1) Theo: Dictionnaire de la langue pédagogique Paul Foulquié
Trang 6này, người học phải làm quen dần với việc sử dụng các loại
thư mục sách: loại xếp các tác phẩm của các tác giả theo
thứ tự A, B, C; loại mục lục phân loại, trong đó sách được
xếp theo tri thức bộ môn Sử dụng các thư mục này có thể tìm ra được nhanh chóng những sách báo cần thiết
Ngoài ra, đối với các tạp chí thường kỳ cần sử dụng bản
mục lục các bài viết trong cä năm đăng ở số cuối năm
Việc lựa chọn sách cần tiến hành sao cho vừa đảm bảo
được chiều sâu, vừa đảm bảo được chiều rộng của vấn để cần nghiên cứu
e Xác định mục đích đọc
Việc làm này giúp ta tập trung chú ý vào những vấn đề chủ yếu cần khai thác Đọc sách có thể với nhiều mục đích
khác nhau:
— Tìm hiểu nội đung của toàn bộ cuốn sách
~ Tìm hiểu một vấn để, một khía cạnh nào đó của cuốn
sách
~ Sưu tầm tài liệu bổ sung cho những vấn đề hiện nay
mình đang nghiên cứu
— Tìm hiểu định nghĩa, khái niệm về một vấn đề nào đó
~ Thu thập nguồn thông tin để giải quyết một vấn để thực tiễn nào đó v
Có khi việc đọc một cuốn sách chỉ nhằm một mục đích,
nhưng cũng có khi nhằm nhiều mục đích cùng một lúc
Song đù một hay nhiều mục đích thì các mục đích đó cũng cần được xác định rõ rằng ngay từ đầu để việc đọc có hiệu
quả thiết thực
Trang 7
d Đọc lướt
Đọc lướt nhằm tìm hiểu một cách khái quát nội dung
chung của cuốn sách
Mỏ trang đầu tiên, chúng ta cần xem tên tác giả cuốn sách, tên sách, nơi và năm xuất bản Tiếp đó cần xem mục
lục với các chương mục cụ thể, sau đó là lời tựa hoặc lời nói
đầu Tiến hành công việc này thường chỉ mất từ 15 đến 30
phút, nhưng ta lại có thể hiểu được một cách tổng quát (uy
rốt sơ lược) nội dung cuốn sách Sở đĩ như vậy là vì trong lời tựa thường có giới thiệu sơ lược toàn bộ nội dung cuốn sách
Qua lời tựa, người đọc biết được phương hướng, mục đích và
nhiệm vụ của cuốn sách Qua mục lục, người đọc có thể biết
được cấu trúc của sách, nội dung các chương và sự phân
phối số trang cho từng chương Như vậy, việc tìm hiểu khái quất này là rất cần thiết để có thể đọc tốt, nhưng trong thực tế, đáng tiếc là cồn một số người học không thực hiện khâu
này, do đó đã lúng túng khi nghiên cứu kỹ tác phẩm
đ Đọc kỹ
Sau khi đã sơ bộ tìm hiểu tổng quát về tác phẩm qua việc làm trên, việc đọc thực sự bắt đầu Đối với mỗi cuốn
sách, việc đọc một lần hay nhiều lần, nhanh hay chậm là
tày thuộc vào mục đích đọc Nếu chỉ đọc với mục đích sưu
tâm, trích dẫn một số dẫn chứng thì có thể đọc một lần, nếu với mục đích nghiên cứu để nắm vững nội dung cả cuốn
sách thì phải đọc đi đọc lại nhiều lần
Đọc lần đầu là đọc có tính chất chuẩn bị và mục đích là
nắm được bước đầu nội dung toàn bộ cuốn sách hoặc một phần nào đó, nắm vững tư tưởng những luận điểm cơ bản của tác giả và xác định phương pháp nghiên cứu đối với
Trang 8những luận điểm này Sau lần đọc thứ nhất thường rất khó
có thể nắm vững tài liệu Vì vậy, cần phải đọc lại lần thứ hai nhằm nắm vững những vấn đề chủ yếu liên quan đến
dé tài hoặc nghề nghiệp của mình Những chỗ đặc biệt quan trọng có thể đọc thêm lần thứ ba
Khi đọc lần thứ hai, thứ ba, không nên “#ất cả bắt đầu
từ đâu” mà chỉ cần đi sâu vào những luận điểm cơ bản hoặc vào những chỗ mà lần đầu ta đọc chưa hiểu
Việc đọc đi đọc lại nhiều lần một cuốn sách như vậy là cần thiết và hợp với quy luật; tâm lý học chỉ ra rằng trong khoảng thời gian giữa hai lần đọc sách sẽ diễn ra sự suy nghĩ của người học về tài liệu, điểu đó giúp cho việc thông
hiểu và ghỉ nhớ được tốt hơn
hi đọc, phải cố gắng nắm vững nội dung những thuật ngữ mới hoặc khó hiểu Những từ và thành ngữ không hiểu đều phải sử dụng từ điển hoặc các loại sách hướng dẫn để tìm hiểu cho rõ Các loại biểu đổ, sơ đổ, đồ hoạ trong sách thường chỉ ra rất rõ các bộ phận chủ yếu nhất của tài liệu, vì vậy mỗi người cần phải nắm được kỹ thuật xem các loại
biểu đồ đó
e Nên tập đọc nhanh
Đọc nhanh sẽ tập trung được chú ý và dễ dàng xác lập được mối liên hệ mật thiết giữa đoạn này và đoạn khác Điều đó giúp cho việc nắm tài liệu tốt hơn và có được ấn tượng mạnh đối với những điều đã đọc Vì vậy, mỗi người học cần quan tâm nâng cao tốc độ đọc của mình Mỗi người đều có thể rèn luyện để có được kỹ xảo đọc nhanh mà không hạ thấp chất lượng nắm tài liệu Để làm việc này, mỗi người cân phải biết được tốc độ đọc sách của mình rồi rèn luyện
Trang 9
để đần dần rút ngắn được thời gian cần thiết đọc một trang
sách Phải rèn luyện cách đọc bằng mắt, không đọc thành
tiếng, không đọc từng từ mà đọc cả đoạn, cả câu, khiến cho mắt ta đần đần cùng một lúc nhìn được số từ nhiều nhất
'Tốt nhất \à đầu tiên nên dùng tài liệu dé để luyện tập cách
đọc nhanh, khi đã thành tập quán ổn định sẽ chuyển sang
đọc những tài liệu phức tạp hơn Có thể đọc nhanh từ 40
đến 60 trang hoặc hơn trong một giờ
ø Hiệu quả nắm tài liệu không phụ thuộc vào thời
gian mất nhiều hay ít Chất lượng nắm tài liệu và hiệu quả học tập nói chung được thể hiện ở trình độ sâu sắc của quá
trình tư duy, ở chỗ có suy nghĩ thấu đáo về những vấn để
mình đã nắm hay không, có biết nghiên cứu tài liệu trên
mọi phương diện hay không, đồng thời có biết đươ nó uào
trong hệ thống uốn hiểu biết của mình hay không Người đọc chẳng những cần phải biết ghi nhớ những điểm quan trọng
trong tài liệu mà còn phải biết giải thích đúng đắn những
điều đó Chỉ có như vậy, kiến thức mới đáng tin cậy
Hợp lý nhất là kết hợp đọc giáo trình và đọc tài liệu gốc
Giáo trình thường trình bày nội dung cơ bản của tài liệu
dưới hình thức ngắn gọn, phù hợp với yêu cầu của chương
trình, trong khi đó tài liệu gốc thường nghiên cứu toàn diện, sâu sắc một vấn đề nào đó
hi nghiên cứu tài liệu theo chủ để, tốt nhất là nên tiến
hành theo trình tự thời gian Sách tham khảo bổ sung chỉ
nên đọc sau khi đã nghiên cứu tài liệu cơ bản Trong sách
tham khảo, chúng ta có thể tìm thấy được những luận cứ bổ
sung, những ví dụ minh hoạ cho luận điểm mà ta đã hiểu,
phát hiện ra những quan điểm khác và những sự việc mới
đối với vấn đề đang nghiên cứu :
Trang 10
h Đọc sách tham khảo bổ sưng cũng phải lựa chọn Ở
đây, trước tiên phải chú ý tới những vấn đề trong chương trình dé ra
Người học khi nghiên cứu một vấn để nào đó thường phải đọc lại những tài liệu đã xem Nghiên cứu thêm những
tài liệu này sẽ giúp ta hiểu sâu hơn và có tư liệu phục vụ
cho đề tài Trước khi đọc lại, nên xem lại những bài ghỉ
trước, như vậy có thể dễ dàng làm phong phú thêm hiểu
biết mới
Hồ Chủ tịch đã khuyên chúng ta: “Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu
từng chữ trong sách , đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải đặt
câu hỏi “vì sao”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp
với thực tế, có thật là đúng lý không? Tuyệt đối không nên
nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều Phải suy
nghĩ chín chắn”
¡ Cách ghỉ chép tài liệu
Ghi chép trong khi đọc sách là một việc làm rất cần thiết Trong khi đọc — đù người học có suy nghĩ sâu sắc, nhưng nếu những suy nghĩ đó không được ghỉ lại, thì trước mắt, kết quả đọc sẽ không cao, và sau này kết quả đó cũng
khó có thể được duy trì trong trí nhớ Vì vậy, ghi chép có
một ý nghĩa quan trọng Ghi chép là dùng chữ viết ghi lại những điều cần nhớ sau khi đọc sách báo Bản thân quá trình ghi chép có tác dụng tổ chức đối với việc học tập của
người học Nó không chỉ cung cấp những tài liệu cơ bản chuẩn bị cho xêmina, cho kiểm tra và thi cử, mà nó còn có
tác dụng quan trọng trong việc nâng cao khả năng tư duy
và ngôn ngữ của người học, vì để ghi chép được, người đọc
Trang 11phải phân tích, tổng hợp, phải lựa chọn từ ngữ thích hợp để dién dat — C6 nhiéu cach dé ghi chép tài liệu đọc Cần căn cứ vào mục đích đọc mà lựa chọn cách thích hợp nhất Thông thường có các hình thức ghi chép sau: đề cương, trích dẫn, luận để, tóm tắt, tự do
~ Ghi chép biểu đề cương là ghi lại những vấn dé co ban
của nội dung cuốn sách Có thể ghi dé cương sơ lược hoặc để
cương chỉ tiết, tùy theo mục đích của việc đọc tài liệu
— Ghi chép kiểu trích dẫn là chép lại nguyên văn một câu nói, một luận điểm của tác giả Yêu cầu của việc trích dẫn là phải thật chính xác; cần ghi rõ tên tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang Như vậy, khi sử
dụng — nhất là khi dùng để viết khóa luận, luận văn sẽ rất thuận lợi Có thể viết các câu trích dẫn vào các phiếu Nếu
ta muốn lược bớt thì phải dùng dấu tỉnh lược “ ” Đoạn trích đẫn phan ánh tư tưởng của tác giả, phải để trong ngoặc kép “ ” Khi ý của tác giả chưa hoàn chỉnh thì không
được cắt giữa chừng, vì như vậy có thể làm sai lạc ý của
nguyên bản
— Ghi chép theo luận đề là hình thức ngắn gọn trình
bày một luận điểm nào đó của tác giả Thông thường luận
để là câu trả lời những vấn đề trong đề cương Luận để được
trình bày bằng ngôn ngữ của người đọc và khái quát những luận điểm cơ bản của tác giả Trình tự các luận đề nên theo
trình tự của nguyên văn Việc ghi chép theo luận đề chỉ nên
tiến hành sau khi người đọc đã nắm được không những để
cương mà cả nội dung cuốn sách Mỗi luận để là nội dung ngắn gọn của một phần nào đó trong chương Vì vậy, người
học chẳng những phải thực sự tìm hiểu trong chương đó
Trang 12viết những gì mà còn phải tìm hiểu cách trình bày mỗi
phần trong chương đó như thế nào Đó chính là nội dung và hình thức cần thiết để ghi chép ngắn gọn, rõ ràng, đúng
đắn và không làm sai lạc ý tác giả
— Ghi tóm tắt là trình bày lại một cách ngắn gọn nội
dung cuốn sách Bản tóm tắt giúp chúng ta ghi nhớ những tư liệu đã đọc và khi cần thiết lại tiến hành nghiên cứu bổ
sung thêm cho tài liệu đó Chúng ta nên dựa theo trình tự của tài liệu này khi làm tóm tắt Như vậy thuận lợi cho việc
tái hiện nội dung tài liệu đã nghiên cứu Ghi càng giản lược bao nhiêu thì càng phải chú ý tới cách trình bày, cách chọn
lọc từ và cách thể hiện bấy nhiêu, vì khi ghi chép tỉ mi, thì dù có một vài chỗ câu văn thể hiện không được chuẩn cũng không đến nỗi làm sai lệch tư tưởng cơ bản của sách, nhưng
trái lại, khi ghi chép ngắn gọn thì mỗi một từ đều có giá trị của nó
Trong bản tóm tắt có thể cùng một lúc tập hợp nhiều tư
liệu từ một số sách khác nhau Trong trường hợp này,
chúng ta chọn lấy một tài liệu cơ bản có tương đối đẩy đủ nội dung chúng ta cần để ghỉ tóm tất; sau đó chúng ta bổ sung những vấn để có liên quan từ những nguồn tài liệu
khác
~ Ghí chép tự do Trong hình thức này, cũng có thể có
trích dẫn, có trình bày ngắn gọn tư tưởng của tác giả, có các loại để cương, và có ghi những suy nghĩ, tình cảm của mình đối với những vấn đề mà sách để cập đến Ghi chép tự do là
một hình thức mà chúng ta thường dùng Ngoài sự thuận
tiện của nó, đây là một hình thức rất thích hợp với đặc điểm của mỗi cá nhân và trình độ hiểu biết của người đọc
Ngoài những hình thức ghi chép trên đây, còn có thể
Trang 13ghi trên những tờ giấy rời, cứng gọi là phiếu hay phích Hệ thống phích có nhiều ưu điểm; trước hết nhờ giấy cứng, rời,
tư liệu ghi trên phích có thể được sử dụng vào nhiều việc khác nhau Hai là, đối với một vấn đề nào đó, ta có thể bổ sung có hệ thống bằng những phích như vậy Do đó tư liệu thuộc về những vấn để gây hứng thú đối với bản thân người
đọc được tập hợp ngày càng phong phú Ba là, phích có thể
thay thế được, có thể loại bổ dân những tư liệu cũ không
cần thiết và thế vào đó những tư liệu mới sưu tầm được
trong sách báo Bốn là, những tư liệu tập hợp được theo hệ
thống phích không nhất thiết phải sử dụng cùng một lúc, mà tùy theo nhu cầu, có thể sử dụng từng phần theo kế
hoạch học tập
~ Ghi theo phích có thể ghì trên những tờ giấy rời, rộng
chừng nửa trang vở học, hoặc trên những tấm phích được
làm sẵn Đầu mỗi tờ phích cần ghi rõ tên vấn để, tiếp đó là
nội dung vấn đề Cuối cùng, phía dưới phải ghi rõ tác giả, tên sách, năm xuất bản và số trang của đoạn trích
2 Phương pháp hỏi
Trong quá trình học, để nắm vững được vấn để và để phát triển được sức suy nghĩ của mình, người học cần tự
hỏi, tự trả lời và hỏi bạn, hỏi thầy
a Tự nêu ra những câu hỏi để trả lời
Bản thân việc nêu lên được câu hỏi và tự tìm cách trả lời đã rất là tốt cho việc rèn luyện tư duy Việc giải đáp được các câu hỏi là dấu hiệu chứng tỏ đã hiểu bài Nếu thầy
giáo cho câu hỏi để hướng dẫn học tập thì phải tận dụng các
câu hỏi đó để trả lời trong khi tự học
Trang 14
~ Về nội dung các câu hỏi để trả lời trong khi tự học rất phong phú, khó có thể nêu lên một khuôn mẫu cố định Tuy
nhiên qua kinh nghiệm, người ta đã thấy rằng những câu
hồi loại sau đây vừa có ý nghĩa tương đối phổ biến để tìm hiểu vấn để, vừa bổ ích cho việc rèn luyện tư duy
+ Câu hỏi “Nhu thế nào?”
Là loại câu hỏi giúp ta suy nghĩ để tìm hiểu các dấu
hiệu đặc trưng của sự vật hoặc quá trình phát triển của sự
vật Trả lời được câu hỏi “Như thế nào?” tức là đã hiểu được
các dấu hiệu nhận biết sự vật, bản chất của khái niệm hoặc những khâu chủ yếu của một quá trình
Ví dụ: “Góc phẳng nhị diện là góc như thế nào”) “Chuyển động nhanh dẫn đêu là chuyển động như thế
nào?"; “Thế nào là hàng hoá?”; “Thế nào là cách mạng tư
sản dân quyên?”; “Hiện tượng lý hóa trong bình ắc quy xảy
ra như thế nào?”
+ Cau héi “Tai sao?”
Đây là loại câu hồi giúp ta tìm hiểu nguồn gốc, nguyên
nhân của vấn đề rất thích hợp khi ta muốn chứng minh các
định lý, định luật hoặc tìm các luận cứ để khẳng định tính
đúng đắn của một vấn để
Ví dụ: “Tại sao cơ năng có thể chuyển biến thành nhiệt
năng?”; "Tại sao dây dẫn chuyển động trong từ trường lợi
sinh ra dòng điện?"; “Tại sao một đế quốc giàu mạnh như
Mỹ lại thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam?"
+ Câu hỏi “Để làm gì?”
Đây là loại câu hỏi giúp ta tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của các tri thức, rất thích hợp đối với người học
Trang 15Ví dụ: “Tụ điện dùng để làm gì?"
Sau đây là một số cụm từ để hỏi chung có thể giúp bạn
soạn ra các câu hỏi cụ thể: ~ Cho một ví dụ mới về ? ~ Bạn có thể dùng để như thế nào? ~ Điều gì sẽ xảy ra nếu ? ~ Điểm mạnh và yếu của là gì? ~ Bạn đã biết gì về ? ~— liên quan tới những kiến thức đã học về như thế nào?
~ Hãy giải thích tại sao ?
~ Hãy giải thích như thế nào ? — ảnh hưởng tới như thế nào? — Nghĩa của là gì?
~ Tại sao lại quan trọng?
~ Sự khác nhau giữa và là gì?
— và giống nhau như thế nào? -
— Gái gì là tốt nhất và tại sao?
— Các giải pháp cho là gì?
- 8o sánh giữa và về khía cạnh ?
— Cái gì gây ra ?
b Hỏi bạn
Sau khi tự nghiên cứu, tự tìm tồi, tự đặt ra những vấn
để để tự hỏi mình, người học bước đầu có được một số tri
thức, có được “sản phẩm ban đầu” Sản phẩm đồ có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với người học vì đó là kết quả đạt được
do hoạt động của bản thân người học, song nó cũng dễ mang
Trang 16tính chủ quan, phiến diện Để trở nên khách quan hơn,
khoa học hơn, sản phẩm đó phải được thông qua sự đánh
giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung của cộng đồng các chủ thể,
xã hội - lớp học, tức là chủ thể học sinh phải biết hợp tác với bạn, học bạn, thông qua các hình thức trao đổi cá nhân, thảo luận nhóm, lớp, các hoạt động tập thể Dù ở hình thức
nào, chủ thể không nên chỉ thụ động nghe bạn nói, nhìn
bạn làm mà phải tích cực, chủ động tự thể hiện mình theo
trình tự các thao tác sau đây:
~ Tự đặt mình vào tình huống, tập sự sắm vai, sắm vai
đưa ra cách xử lý tình huống, giải quyết vấn đề
~ Tự thể hiện bằng văn bản; ghi lai kết quả xử lý của mình (sản phẩm ban đầu)
~ Tự trình bày, giới thiệu, bảo vệ sản phẩm ban đầu của mình
~ Tổ rõ thái độ của mình trước chủ kiến của bạn: đúng ~ sai, hay — đổ, tham gia tranh luận
e Hỏi thầy
Trong lúc học thầy, người học cũng phải giữ vai trò chủ
thể tích cực, chủ động; không thụ động nghe thầy kết luận,
giảng giải mà tích cực học tập và biết cách học thầy hỏi thầy bằng hành động của chính mình, theo trình tự các
thao tác sau đây:
~ Tự lực xử lý tình huống, giải quyết vấn để theo sự hướng dẫn của thầy
~ Chủ động hỏi thầy, nêu lên các thắc mắc, biết cách học thầy về những gì mình còn thiếu, nhất là về cách học,
cách làm
Trang 17~ Tự ghi lại chính xác ý kiến kết luận của thầy trong
giờ thảo luận hay hoạt động của lớp
— Hoe cach ứng xử của thây trước những tình huống
gay cấn nổi lên trong quá trình hoạt động tập thể; học cách
phân tích, tổng hợp các ý kiến khác nhau để di đến kết
luận
Dựa vào kết luận của thầy, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điểu chỉnh để sản phẩm ban đầu của mình trở thành sản
phẩm khoa học
Cần tiến hành tự biểm tra, tự điêu chỉnh theo trình tự
các thao tác sau đây:
— 8o sánh, đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình: đúng - sai, hay — dở, đủ - thiếu — Kiểm tra lý lẽ, tìm kiếm luận cứ, thâm nhập thực tiễn để có cơ sở chứng mình đúng - sai" — Tổng hợp thêm lý lẽ, chốt lại vấn để”, ~ Tự sửa những chỗ sai sót - Tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình
huống, cách giải quyết vấn đề của mình
8 Nghe bài giảng và ghi chép
a Ýnghĩa của bài giảng va ghi chép
Bài giảng (còn có thể gọi là diễn giảng) là một phương pháp trình bày có hệ thống, sáng tạo bằng lời nói sinh động
(1) “Phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm”
Nguyễn Kỳ
Trang 18theo một trình tự lôgích chặt chẽ một khối lượng tri thức lớn, phong phú, hiện đại của người dạy cho người học
Bài giảng giúp cho người học nắm được trì thức một
cách hệ thống, mở ra những vấn để mới mẻ, thời sự, nóng
hổi và phức tạp nhất của khoa học Đây là một ưu thế của bài giảng mà không một giáo trình, một tài liệu tham khảo
nào có thể có được Bài giảng còn giúp cho người học tiết kiệm được thời gian, vì trong một thời gian ngắn, họ tiếp thu được một lượng thông tin rất lớn và hiện đại
Bài giảng có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người học thông qua nội dung khoa học của bài giảng,
đặc biệt là thông qua lòng nhiệt tình và sự say mê của người diễn giảng Không một phương tiện kỹ thuật dạy học
nào có thể có được trọn vẹn ưu điểm cơ bản này Bài giảng
có tác dụng mạnh mẽ đến tư duy của người học Qua
phương pháp trình bày bài giảng của người dạy, người học
có thể học được phương pháp suy luận cũng như phương
pháp nghiên cứu khoa học
Giảng bài còn là một phương pháp dạy học tiết kiệm về
mặt kinh tế, vì chỉ cần một người dạy, với một số điều kiện
cơ sở vật chất thiết bị không tốn lắm, có thể phục vụ một số
lượng khá lớn người học Ưu điểm này đặc biệt có ý nghĩa
khi xem xét vấn đề kinh tế giáo dục trong điểu kiện của một nước đang phát triển
Bên cạnh những ưu điểm trên, bài giảng cũng có một số
nhược điểm cần chú ý để khắc phục Đó là trong quá trình
giảng bài, người học dễ bị thụ động, thần kinh dễ bị mệt
mỏi, khả năng tập trung chú ý càng về sau càng chóng bị
giảm sút Sở dĩ như vậy, vì ở đây hoạt động chủ yếu của
Trang 19vì vậy, người học cần phải biết chuẩn bị nghe giảng và phải
nghe một cách tích cực, đồng thời phải biết ghi chép
b Chuẩn bị nghe giảng
Để tiếp nhận bài giảng một cách tối ưu, người học cần làm tốt công tác chuẩn bị Nên bắt đầu từ việc xem lại bài ghi lần trước Nhờ việc nhớ lại và nắm vững những tài liệu
đã nghe giảng, người học có thể lĩnh hội được nội dung bài
học mới tốt hơn Có thể nghiên cứu trước vấn để của bài
giảng mới Chỗ nào khó hoặc không hiểu, có thể đánh dấu lại để khi nghe giảng, đến phần đó sẽ chú ý hơn và nếu bài
giảng chưa giải thích rõ thì ta có thể hỏi thầy, hỏi bạn Việc
đọc trước tài liệu sẽ có ích khi nghiên cứu các khoa học tự
nhiên cũng như xã hội Ví dụ ở khoa Văn, khi nghe giảng về
một tác phẩm cụ thể nào đó, nếu người học chưa đọc tác phẩm đó, chưa có những nhận xét, đánh giá sơ bộ về tác
phẩm, thì khi nghe giảng, dù có tập trung chú ý cao độ cũng
khó mà hiểu được đây đủ bài giảng
Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu trước chương trình của môn
học để có thể biết được những vấn để đó sẽ được trình bày
theo phương hướng nào và nội dung, phạm vi của nó ra sao
c Nghe giảng ở trên lớp
Nghe giẳng trên lớp như thế nào cho tốt? Có nên vừa nghe giảng vừa ghi chép hay không? Đây là những vấn để
tâm lý và giáo dục khá phức tạp và còn chưa được nghiên
cứu đầy đủ Chúng ta đều biết rằng cùng một lúc có nhiều tín hiệu khác nhau tác động vào cơ quan thính giác của
người học Nhưng không phải tất cả các tín hiệu đó đều đi vào ý thức của người học mà người học tiếp nhận những tín
Trang 20hiệu đó một cách có lựa chọn Khi nghe giảng, người học
phải có sự hoạt động tư duy hết sức tích cực, khẩn trương để có thể nắm được nội dung vấn đề thầy trình bày
Vậy sự hoạt động tư duy tích cực đó phải được biểu hiện
như thế nào trong quá trình nghe giảng? Cần nhanh chóng nắm bắt được lôgích của bài giảng và vận dụng toàn bộ vốn hiểu biết của mình để so sánh, đối chiếu: xem vấn dé nào
mình đã biết; điểm nào người dạy giảng đúng với suy nghĩ và dự đoán của mình; vấn ào khớp, tại sao như vậy để
người học không những tiếp nhận được tri thức mà người dạy trình bày mà còn kiểm tra được những suy nghĩ, dự
đoán của bản thân; nói một cách khác là đảm bảo được tốt,
các đường liên hệ ngược bên trong Hơn nữa, người học sẽ
cảm thấy hứng thú khi thấy vấn để thầy giảng phù hợp với suy nghĩ của mình, nếu ngược lại thì cũng sẽ nhớ rất lâu những chỗ chưa phù hợp
Một biểu hiện rất quan trọng nữa là thái độ, cách nhìn
độc lập đối với bài giảng Chúng ta biết rằng đối với mỗi vấn đề không phải chỉ có một cách lý giải, một cách đánh
giá Vì vậy khi nghe giảng, nếu có ý kiến bất đồng, người
nghe nên mạnh dạn để xuất những suy nghĩ của mình hoặc
đánh dấu ghi lại để sau này trao đổi thêm với người dạy
Tiếp thu, ghi nhớ toàn bộ bài giảng của người dạy
không phải là cách nghe giảng tốt, mà phải vừa nghe, vừa
suy nghĩ một cách độc lập Song song uới nghe giảng là sự
ghỉ chép Dù việc ghi nhớ có tốt đến đâu cũng không thể dùng nó thay thế cho việc ghi chép bài giảng được Hơn nữa, ghi chép không phải chỉ có tác dụng hỗ trợ cho trí nhớ
mà nó còn giúp cho việc nắm kiến thức được sâu hơn Sd di
như vậy là vì khi ghi chép, bộ não phải tiến hành phân tích,
Trang 21
tổng hợp, lựa chọn những tri thức cần ghi Vậy thé nào là cách ghi chép tốt nhất đối uới người học đại học?
Trước hết cần biết vừa nghe giảng, vừa ghi chép nghĩa
là hai loại hoạt động cùng được tiến hành đồng thời Tâm lý
học chỉ ra rằng việc thực hiện đồng thời hai loại hoạt động chỉ có thể có được trong điều kiện một trong hai hoạt động đó đã trở nên thành thạo ở mức gần như tự g hóa Vì
vậy, người học phải có kỹ xảo viết nhanh mới có thể vừa
nghe vừa ghi được và ngay cả trong điều kiện đó, việc thông
hiểu tài liệu cũng bị giảm sút đáng kể Các nhà tâm lý học
còn nhận xét rằng khi công việc hết sức khó khăn thì việc
thực hiện đồng thời cả hai loại hoạt động càng khó Khi con
người đứng trước một nhiệm vụ phức tạp khó khăn, đòi hỏi
phải tập trung chú ý cao độ mà người đó lại đồng thời tham gia một hoạt động khác thì kết quả hoạt động sẽ bị giảm sút
rõ rệt Lúc này tốt hơn hết là nên thực hiện công việc đòi hồi phải tập trung nhiều chú ý
Co thể so sánh hiệu quả của sự tập trung chú ý với sự
tập trung ánh sáng mặt trời nhờ lăng kính: diện tích trên đó ánh sáng mặt trời sẽ tập trung vào càng nhỏ thì hiệu
quả càng lớn Vì vậy, khi phải dự một bài giảng phức tạp về
một để tài mới thì rất khó thực hiện đồng thời cả hai việc
nghe giảng và ghi chép một cách có kết quả Phân tích hoạt
động của mình trong quá trình nghe giảng, có người học sẽ nói: “ Hoặc là có thể ghi chép bài giảng, nhưng lúc đó lai
không phân tích, suy nghĩ được uê những điều đã nghe;
hoặc là lắng nghe thầy giáo giảng, theo dõi va nắm được nội
dung uấn đê, nhưng lại không ghỉ chép được gì cả" Có khi người học ghi chép được rất nhiều, nhưng lại không hiểu
thấu vấn để, do đó đến ngày thi, xem lại vở ghi thì tưởng
Trang 22như hoàn toàn mới lạ, mặc dầu đã từng có dự giờ giảng và ghi chép Nêu lên các sự việc trên đây không phải để gạt bỏ
việc ghỉ chép của người học như một vài người đã chủ
trương, mà để nhấn mạnh rằng đây là một việc khó khăn
cần rèn luyện dần
d Cách ghi chép
Việc ghỉ chép mang sắc thái cú nhân Hơn nữa, mỗi
môn học lại đồi hỏi một phương pháp ghi chép khác nhau
Tuy nhiên, cũng có thể nêu lên một số điểm chung nhất của việc ghi chép sau đây
Ta thấy cách ghi chép gắn liền với sự hiểu biết và trình độ lĩnh hội của người học Nếu không hiểu bài giảng thì
không thể có bài ghi tốt được Vì vậy, xem bài ghi của một
người học, ta có thể biết được mức độ nắm bài của người học
đó Cùng một thầy giảng, nhưng các bài ghi của người học
vẫn khác nhau Đó là điều dĩ nhiên, vì khi ghỉ, mỗi người
học dựa trên vốn hiểu biết của mình, phải phân tích, tổng hợp, so sánh, chọn lọc Vì vậy, trong điều kiện không được nghe giảng, không nên chỉ mượn một quyển vỏ ghi của bạn, rỗi sao chép lại nguyên văn Tốt hơn là, nên mượn vài ba vở ghi của các bạn khác để xem, sau khi đã hiểu bài giảng, sẽ dựa vào các vở ghỉ đó để ghi theo cách của mình
Ghi theo cách của mình là cách ghỉ tốt, đảm bảo tính
độc lập, tính sáng tạo Muốn thế, phải biết tập trung chú ý vào mỗi một luận điểm của bài giảng và nhanh chóng nắm lấy những điều cơ bản, quan trọng nhất Trong khi ghi chép
phải đồng thời chú ý đến sự trình bày tiếp sau đó của người
dạy Đây là một việc khó, nhưng người học phải tập rèn luyện cho quen thành kỹ năng, kỹ xảo
Trang 23
Những ví dụ, những biểu đồ, sơ đổ người dạy đưa ra có
một ý nghĩa to lớn đối với việc lĩnh hội tài liệu một cách cụ
thể Vì vậy cũng nên ghi nhưng cẩn thật ngắn gọn để về
sau, khi đọc lại, có thể hình dung tư liệu rõ rằng hơn, nhớ
lại chính xác hơn nội dung bài giảng Việc ghi bài giảng cũng là một nghệ thuật Nó luôn luôn biến đổi tùy theo đặc
trưng của từng môn và phong cách giảng của mỗi người
dạy Đối với các bộ môn xã hội, cần đảm bảo tính chính xác và tính lôgích của các luận điểm, luận cứ, luận chứng Đối với các khoa học tự nhiên, cần bảo đảm sự chính xác của các
công thức, các định lý Cách ghi bài của mọi người không
giống nhau và tùy thuộc vào vốn hiểu biết và sự sáng tạo của mỗi cá nhân Vì vậy, không nên buộc mọi người phải ghỉ như nhau, song bài ghi phải đảm bảo được tỉnh thần và
lôgic của bài giảng
Kiểu chữ và cách ghi trên giấy cũng có ý nghĩa quan
trọng Người học phải biết cách sắp xếp vị trí của các vấn dé, các phần trên một trang giấy Có thể chia trang giấy ra thành hai phần: một phần lớn hơn để ghi bài giảng ngay
trên lớp, một phần để đánh dấu các ký hiệu: “ớn thành",
“phản đối” hoặc bổ sung cho các luận điểm người dạy đưa ra
khi nghe giảng, sau này về nhà sẽ suy nghĩ thêm, đọc sách
và bổ sung Cần đọc sách sao cho nhanh; viết sao cho
nhanh, gọn, ngay ngắn, sạch sẽ; có thể dùng một kiểu chữ khác hoặc gạch chân cho những tư tưởng và luận điểm chủ yếu Nên dùng lần lượt các chữ số La Mã, chữ cái hoa, chữ
số Á Rập, chữ cái thường để phân đoạn hoặc đánh số theo
kiểu 1; 1.1; 1.2; 2; 2.1;3.3; 2.38 v.v
Phương pháp ghi chép như vậy sẽ giúp cho người học,
khi xem lại, nhanh chóng nắm được ngay dàn bài và nội
Trang 24
dung cơ bản của bài giảng: khi chỉnh lý lại bài ghỉ sẽ tiết
kiệm được nhiều công sức và thời gian Ngoài ra, khi ghi
chép, người học nên sử dụng nhất quán và thành thạo các
từ viết tắt và các ký hiệu Ví dụ NCKH (Wghiên cứu khoa học) Người học, khi ghi bài giảng nên theo các quy tắc sau đây: ~ Ghi từng môn vào vở riêng, không nên viết ra giấy rời dễ thất lạc (trừ trường hợp làm phích);
— Hãy viết sạch ngay để sau này khỏi mất thì giờ sao
chép lại Để ý xem chữ viết của mình có tật gì không và tìm
cách sửa;
~ Tập viết rõ ràng mà vẫn nhanh Hãy tự kiểm tra xem: bạn phải viết được ít nhất 120 chữ trong một phút, khi cần và cố gắng tập một chút, bạn có thể viết được 150 chữ một
phút đấy;
— Tập dùng các chữ viết tắt và các ký hiệu quy ước để
tiết kiệm thời gian Ví dụ: TÐ (tụ điện); TG (tăng giảm)
v.v Mỗi một sinh viên có thể có một hệ thống viết tất riêng, áp dụng cho từng môn học;
— Tập ghi rõ và nhanh các hình, biểu đồ ở trên bằng vào
sổ;
~ Để chừa lề một bên vở, làm nổi bật các chương mục,
gạch dưới những phần chủ yết
Phải làm sao cho việc ghi chép trở thành một niểm vui,
bài vở ghi chép sao cho rõ ràng và đẹp đẽ
đ Xem lại u chỉnh lý bài ghỉ
Mặc dầu ở trên lớp, người học đã tích cực động não để
tiếp thu bài giảng và ghi chép, nhưng nếu sau đó người học
Trang 25xếp vở ghi lại, đợi đến ngày ôn thi mới giổ ra xem mà không xem lại và chỉnh lý ngay thì việc thu bài không thể gọi
là hoàn chỉnh và tốt được (nhất là ở Đại học, bài giảng của người dạy chỉ có tính chất hướng dẫn, gợi ý, chứ không phải là một bài giảng hoàn chỉnh, trọn vẹn về toàn bộ một vấn
để) Vì vậy, việc xem lại và hoàn chỉnh bài giảng sau khi
nghe giảng phải là một việc làm tất yếu đối với người sinh viên đại học Đối với người học phổ thông, các em cũng phải
xem lại bài ngay sau khi học, nhưng việc làm đó khơng
hồn tồn giống với việc chỉnh lý bài giảng của người học đại học Sự khác nhau đó là do ở trường phổ thông, bài giảng của người dạy phần lớn là hoàn chỉnh và đầy đủ về
mặt tri thức, nên việc xem lại bài của người học thường là
để khác sâu thêm bài giảng Còn ở đại học, người học phải
làm việc đó với những yêu cầu cao hơn Họ xem lại bài
giảng không chỉ để khắc sâu thêm tri thức của thầy trình
bày mà còn để mở rộng, bổ sung, đưa ra những cách lý giải,
cách nhìn nhận độc lập của mình về vấn dé của bài giảng
bằng cách đọc thêm sách báo, tài liệu khác Chính việc làm
này sẽ góp phần giúp cho người học dân dần có được thói quen tự học theo lối nghiên cứu
4 Phương pháp ghi nhớ thông tin
Các vấn để nghiên cứu thường đồi hỏi phải nhớ các
thông tin Tuy nhiên, chỉ trừ một số thông tin quan trọng,
hầu hết các thông tin không cần phải nhớ đúng nguyên văn
Việc học và nhớ các thông tin được thực hiện tốt nhất qua
việc tập trung hiểu được vấn để và tham gia vào các hoạt
động để hiểu tốt hơn như viết tóm tất theo cách hiểu của
bạn, liên kết các ý mới để tạo thành ý hoàn chỉnh và cố
Trang 26gắng nhìn nhận vấn để một cách bao quát hơn Tuy vậy, hầu hết các môn học đều chứa đựng một số thông tin mà
bạn phải nhớ một cách chính xác như nó được diễn đạt, ví
dụ các cơng thức tốn học, hợp âm trong âm nhạc, từ vựng trong ngoại ngữ Có một số các chiến lược khác nhau được
sử dụng để ghi nhớ các thông tin loại này
Các chiến lược được giới thiệu trong phần này được
dùng để ghi nhớ các thông tin mà bạn cần học thuộc theo
những cách diễn đạt nhất định Các chiến lược này không
nhằm để sử dụng với các tài liệu được diễn đạt theo sự hiểu
biết và thông qua cách diễn đạt của mình Có ba loại chiến lược được sử dụng để ghi nhớ thông tin: nhẩm lại, trình bày
và sắp xếp
a Nhẩm lại
Đây là một cách có hiệu quả để ghi nhớ thông tin, nó
bao gồm việc nhớ lại các ý cần học, rồi đọc thuộc lòng thành
tiếng hoặc đọc thầm Quá trình cố gắng học thuộc lòng các thông tin, giúp cho người học phân loại và củng cố được
những gì họ đã biết và thấy được những thông tỉ: nào cần phải được luyện tập thêm
Sau đây là các nguyên tắc của việc nhẩm lại thông tin: ~— Việc nhẩm lại các thông tin càng nhiều càng giúp bạn nhớ tốt hơn
- Việc nhẩm lại rải ra hiệu quả hơn việc nhẩm tập
trung một lúc
— Việc nhẩm lại thông tin một cách chủ động (không cần đến các ghi chép) hiệu quả hơn việc nhẩm lại thông tin
một cách thụ động (đọc lại các ghi chép)
Người học nên thử nhớ lại các thông tin vào bất kỳ lúc
Trang 27nào có thời gian rỗi Nếu họ ghi các thông tin vào các mảnh giấy nhỏ và mang theo người, họ có thể nhẩm lại và học thuộc các thông tin thích hợp Cách này kết hợp được cả hai quá trình nhẩm lại một cách chủ động và luyện tập rải ra
(phân tan)
b Sắp xếp
Việc này liên quan đến việc liên kết các ý cần nhớ với
các thông tin đã biết Khi nó được dùng để nhớ các thông
tin theo đúng nguyên văn, nó thường trở thành một quá trình thiết lập các mối liên kết đẩy ý nghĩa giữa các ý dang
TỜI rạc
Một ví dụ của việc sắp xếp này là phương pháp “từ then
chốt” trong việc học từ vựng của ngoại ngữ Phương pháp
này dựa trên hình tượng về sự liên kết giữa một từ mới và
một cái gì đó đã biết Người học khi sử dụng phương pháp
này để học ngoại ngữ sẽ chọn một từ quen thuộc trong tiếng
Anh mà phát âm gần giống như từ ngoại quốc đó Ví dụ đèn pha trong tiếng Pháp là phare Từ này phát âm gần giống như ƒar trong tiếng Anh Faz trở thành một từ chủ đạo đối với những từ tiếng Pháp có gắn với phare và người học sẽ tưởng tượng ra một chiếc ô tô với luông sáng của đèn pha trước mặt Khi đó họ sẽ nhớ từ tiếng Pháp tương đương về
đèn pha phare
Việc sắp xếp này cũng được dùng với phương pháp quỹ
tích, nhờ đó người học nhớ được một loạt các từ không liên quan thông qua việc tưởng tượng chúng được đặt ở những vị trí quen thuộc trong nhà họ Phương pháp này chỉ phù hợp
với việc ghi nhớ các thông tin được lưu giữ trong một thời
gian ngắn, khi bạn học một loạt từ mới tiếp theo, nó sẽ thay
Trang 28thế các từ được học trước đó
Một số kỹ thuật ghi nhớ là một ví dụ nữa về cách sử
dụng sắp xếp Kỹ thuật ghỉ nhớ này sẽ giúp bạn dễ dàng
nhớ được các câu, các mệnh để, các đoạn văn khó nhớ Các vần điệu được dùng để nhớ ngày trong tháng là một ví dụ về kỹ
thuật tạo vần để nhớ
Ví dụ như cách điễn đạt “nhân nào quả nấy”
kiểu câu dễ nhớ nhờ có ngữ điệu Kỹ thuật ghi nhớ h một
chiến lược sắp xếp, trong đó học viên sẽ thiết kế mối liên hệ
giữa những điều đã biết và các kiến thức được học Hầu hết
các từ trong kỹ thuật ghi nhớ có các mối liên hệ được thiết lập một cách nhân tạo hơn là một cách lôgích Các kỹ thuật
nhớ được thiết kế tốt sẽ giúp người học nhớ được thông tin
trong một thời gian dài
e Tổ chức
Việc này liên quan đến việc sắp đặt các ý cần phải nhớ theo một trật tự lôgích Và khi cân phải nhớ các ý đó, trước
tiên người học sẽ nhớ đến trật tự này Họ sẽ thấy dé dang
nhớ lại từng ý chỉ tiết dựa trên trật tự đó Quá trình này
giúp cho họ đễ nhớ hơn vì nó tạo ra khung dàn ý cho sự sắp đặt và nhớ lại các thông tin và giảm bót những gì cần phải
nhớ đối với người học
5 Học trong “tập trung tư tưởng cao độ” ~ nói gọn “tập
trung”
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học và công nghệ,
đặc biệt là của các phương tiện thông tin đại chúng và các
phương tiện tính toán ghi nhớ, người học đễ rơi vào tình
trạng thiếu tập trung chú ý, lười suy nghĩ và ghi nhớ kém
Trang 29Một trong những biện pháp có thể góp phần khắc phục tình
trạng trên và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc học là vận dụng “Tập trung” Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học như Dương Văn lafơng (Trung Quốc), Hirai (Nhật Bản), R.K Walace (Mỹ) “Thiển” có tác
dụng tăng cường sức khoẻ, trí nhớ và sức chú ý, nâng cao tính linh hoạt và chính xác của tư duy, kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo nâng cao thành tích học tập, nghiên cứu
a “Tap trung tư tưởng cao độ" là gì ?
“Tập trung” là một cách rèn luyện gồm những biện pháp thể dục và tâm lý Khi “tập trung”, ta phải ổn định
hoạt động tâm thể bằng điều hoà hơi thỏ, trên cơ sở ấy, tập trung ý nghĩ uào những bộ phận nào đó của cơ thé, hode vao những uấn đề mình quan tâm Lúc này, con người phải hết
sức tập trung làm cho các kích thích bên ngồi khơng vào
được, toàn tâm dồn vào một ý Đây là một kỹ thuật điều khiển tỉnh thần, giúp con người sử dụng bộ não triệt để, động uiên được những năng lực tiêm ẩn Có thể nói về mặt cơ chế, “tập trung” đã là cách nói ngắn gọn của tập trung tư tưởng cao độ rồi, nên định nghĩa lại là đập trung tử tưởng cao độ uào một uấn đề hay một công uiệc nhất định Ngày nay, với nền kinh tế tri thức “tập trung” có thể đóng một vai
trò quan trọng trong việc đào tạo nhân tài
“Tạp trung” có thể quy ước phân làm hai loại: “tập
trung" tĩnh và “tập trung” động
“Tập trung” tĩnh là ngồi yên (có thể nhắm mắt hay mở
mắt), tập trung suy nghĩ vào hơi thở (thở sâu, êm nhẹ) hoặc
vào một vấn đề nào đó
“Tập trung” động là tập trung suy nghĩ vào một vấn để
Trang 30(một chủ để, một công việc) nào đó, đồng thời có thể dùng các động tác để thể hiện vấn đề đó, ví dụ, viết, nói, cử động
chan tay
b Cách luyện “tập trung tư tưởng cao đệ”
Luyện thở kết hợp với luyện phi tập trung tư tưởng, rồi luyện tập trung tư tưởng vào một đối tượng nhất định
— Luyện thở: “Thot bung, thd ra, phinh bung, thd vao Tap trung theo ddi luéng ra luéng vao” (Nguyễn Khắc
Viện)
~ Luyện thở phi tộp trung tứ tưởng, tức là thỏ + thư
giãn toàn thân
— Luyện thử tập trung tư tưởng vào một vật hoặc một chủ đề đơn giản, tiếp theo là tập trung tư tưởng vào một chủ để
phức tạp Luyện như trên, nếu tiến hành đều đặn hàng ngày
(ít nhất khoảng 15 phút) sẽ có thể giúp ta phát triển cả sức
khoẻ, sự chú ý, sức suy nghĩ và trí nhớ, từ đó đưa năng suất
lao động, học tập của bản thân tăng lên rõ rệt
e Vận dụng “tập trung” trong học tập
Trong học tập, cần kết hợp cả hai loại “tập trung” tĩnh
và “tập trung” động Ví dụ, khi viết một vấn để, một bài
luận, chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau:
— Thư giãn: Ngôi ở tư thế thoải mái, thở có ý thức, chân
tay thả lỏng, thổ từ từ, êm, nhẹ, vận dụng tất cả các chức năng của phổi nhưng phải thoải mái, không gò ép, thở chậm
và sâu để chuẩn bị Thời gian thư giãn khoảng từ 30 giây
đến 5 phút, tùy lúc _
Trang 31ý của bài, sắp xếp các câu trong óc Lúc này có thể nhắm mắt để tăng độ tập trung “Tập trung” tĩnh dài hay ngắn
tùy thuộc vào từng vấn để, từng hoàn cảnh Cố gắng gạt ra ngoài tất cả những ý nghĩ không cần thiết
~ Thư giãn khoảng 60 giây để tăng thêm sức khoẻ
chuẩn bị cho “tập trung” động
— “Tap trung" động: Nói hoặc viết ra với tốc độ nhanh
hoặc rất nhanh (có khi liền một mạch) với chất lượng và
hiệu quả cao nhất vấn đề đã suy nghĩ, nung nấu trong óc
Thực ra trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều đã có những khi tập trung tư tưởng cao độ, khi học tập, làm việc,
nghiên cứu, sáng tác Ví dụ, học sinh khi làm bài kiểm tra,
nhà khoa học khi say sưa nghiên cứu một vấn để, nhà văn khi cao hứng viết một tác phẩm Tuy nhiên, những khoảnh khắc “tập trung” đó thường diễn ra “tự phát” Ở đây chúng ta chủ động tạo ra khoảng thời gian “tập trung” đó để nâng cao
chất lượng và hiệu quả học tập, nghiên cứu Người học cũng
như người dạy có thể khai thác các bước trên Trên đây là
cách thức vận dụng “tập trung” chung, mỗi người cần vận
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh, điểu kiện cụ thể của mình d Một số uí dụ uận dụng “tập trung” ào dạy học — Mat gid hoe trong “tap trung” có kết quả tốt
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm đưa “tập trung” vào
dạy học tại lớp Cao học giáo dục dân số khóa 7 của khoa Tâm lý Giáo dục Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà
Nội (tháng 5/1998) Quá trình dạy học đã diễn ra như sau:
Trong chuyên để “Phương pháp dạy học giáo dục dân
số”, sau khi cho học viên tự nghiên cứu tài liệu theo đề
cương hướng dẫn tỉ mỉ dài 4 trang để cho họ trình bày các
Trang 32vấn để theo sự phân công, tổ chức thảo luận, tranh luận về vị trí, bản chất của giáo dục dân số, về tình hình chất lượng và hiệu quả của dạy học giáo dục dân số nước ta hiện nay
trong hai buổi, đến buổi thứ ba, giáo viên dành một giờ cho
việc học trong “tập trung” với yêu cầu là tự chọn một để tài để viết trong một thời gian ngắn, nhưng phải đạt được số
lượng dòng và chất lượng cao nhất (trình bày mạch lạc, tập
trung ý vào chủ để đã chọn, viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp)
Sau khi giải thích cho học viên hiểu rõ thế nào là “tập
trung” và cách “tập trung”, trình tự buổi học đã diễn ra như
sau:
+ Thư giãn 30 giây
+ “Tập trung” tĩnh 15 phút: 5 phút đầu tập trung tư tưởng cao độ, chọn cho được đề tài cần viết, 10 phút sau viết,
thầm trong óc, phác thảo các ý, có thể viết 1 đến 2 lần
+ Thư giãn 1 phút
+ “Tập trung” động 25 phút, viết một mạch với yêu cầu tối thiểu là 2 dòng (như vậy là rất cao so với bình thường)
với chất lượng cao nhất Sau đó, giáo viên thu bài về chấm và cho điểm cơ động Kết quả: 100% số học viên viết trên 25 đồng, chất lượng tốt Điểm số lúc đầu đạt từ 7 - 9, sau khi
cho tự bổ sung bài và viết thu hoạch trong vòng 10 phút
cũng theo “tập trung” như trên, tất cả đều đạt từ 8 — 10
điểm :
+ Vận dụng “tập trung” để góp phần tạo nên một vùng
ngoại ngữ trong vỏ não - điều kiện then chốt để có thể sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp đắc lực
Trang 33học thuộc lòng vần chữ cái, hoặc một câu, một bài ngoại ngữ
theo trình tự sau:
Bước 1: Sau khi thư giãn và chuẩn bị tập trung tư tưởng cao độ, theo sự hướng dẫn của giáo viên, học viên đọc
thật to (đúng trọng âm và ngữ điệu) để tạo nên một khu vực
hưng phấn mạnh trong vỏ não đồng thời góp phần ức chế
vùng tiếng mẹ đẻ Có thể đọc to như vậy 3 — 5 lần hoặc hơn
càng tốt Lúc này cần đọc thật to, đúng, chứ chưa cần
nhanh
Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dẫn lên Đọc như vậy 3 - 5 lần hoặc hơn
Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu
vang lên nho nhỏ Đọc 3 - 5 lần, tốc độ nhanh nhất có thể
được Làm như vậy là để cho khu vực hưng phấn mạnh nhưng rất khuyếch tán lúc ban đầu (ở bước 1) được tập
trung dần lại
Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm
Lúc này môi không mấp máy, âm thanh không phát ra,
nhưng bản thân người đọc vẫn phải cẩm thấy âm thanh và
ngữ điệu vang lên trong óc Đọc như vậy nhiều lần, có thể
từ 10-100 lần cho đến khi thuộc lòng hẳn Tốc độ ngày càng
tăng dần lên
Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất Đọc thuộc
lồng trong óc nhiều lần để khắc sâu vào não, để đặt được
một viên gạch vào vùng ngoại ngữ mới xây dựng Bước này
có thể tiến hành như sau: thư giãn, thở sâu, “tập trung”
tĩnh, (có thể nhắm mắt), nhẩm đọc trong óc, lúc đầu từ từ,
sau đó tăng dần lên đến mức nhanh nhất có thể được (Ví
dụ vần chữ cái từ 2 — 4 giây, một bài khóa khoảng 130 từ
thì 15 — 30 giây, nếu chưa đạt tốc độ như yêu cầu thì phải
Trang 34luyện tập tiếp vào hôm khác)
Năm bước chuyển ra ngoài là:
Bước 1: Đọc (bằng chữ cái hay bài khoá ) trong óc
Bước 9: Đọc mấp máy môi ,
Bước 3: Đọc to vừa, tốc độ nhanh và rất nhanh
Bước 4: Đọc thật to, đúng trọng âm, đúng ngữ điệu, với
tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng không được nhịu,
không được sai sót (ví dụ: vần chữ cái 4 - 8 giây, bài khóa 130 từ thì 30 — 40 giây)
Bước 5: Tập trung tư tưởng cao độ, vừa đọc thầm, vừa viết ra giấy bảng chữ cái với tốc độ nhanh nhất có thể được Hoặc trình bày thật lưu loát, điễn cảm, có điệu bộ (như người bản địa) bài khóa hay vấn để mình đã nung nấu
trong óc bằng ngoại ngữ
Các bước trên có thể vận dụng linh hoạt tùy loại đối tượng, tùy theo từng vấn để, theo những yêu cầu khác
nhau
Từ thực tiễn đã trình bày trên, có thể kết luận việc vận
dụng tập trung tư tưởng cao độ vào quá trình dạy và học là
một điều cần thiết và có hiệu quả cho nhiều loại đối tượng
Trong quá trình vận dụng, nên theo 4 bước Thư giãn, Tập trung tĩnh — Thư giãn - Tập trung động như đã trình bày
trên Sau đây là một vài gợi ý để vận dụng “tập trung” vào
các môn học, vào các lĩnh vực khác nhau:
+ Rhi viết văn, nên tập trung tư tưởng cao độ để hình
dung cho được các hình ảnh, các nhân vật, các ý chính v.v
trong 6c Sau đó thử viết trước trong óc một hai lần hoặc
hơn, sau đó mới viết ra giấy, hiệu quả sẽ cao hơn
+ Khi làm một bài toán, sau khi định hướng giải, nên
Trang 35thử giải một vài lần trong óc, rồi mới viết ra giấy Đối với
các bạn giỏi toán, việc làm này không quá khó nhưng đối
với các bạn trung bình, phải hết sức cố gắng mới đạt được Nhưng nếu đạt được, bạn sẽ tiến bộ nhanh
+ Khi viết một vấn đề khoa học, cũng nên hình dung trước trong óc các mục lớn, nhỏ, tập trung suy nghĩ viết
trong óc một hai lần, sau mới viết ra giấy Làm như vậy, hiệu quả sẽ có thể cao hơn nhiều
+ Đặc biệt đối với việc học ngoại ngữ, cần tập suy nghĩ
trong óc trước vài lần trước khi viết hoặc nói, cố
gắng làm nhiều lần như vậy, bạn có thể có được một vùng ngoại ngữ trong vỏ não — điều kiện then chốt để có thể giỏi
ngoại ngữ
và
6 Phương pháp sử dụng từ điển
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, đặc biệt là khi đọc
sách, chúng ta cần sử dụng từ điển để có thể hiểu rõ, hiểu
đúng, hiểu sâu và rộng vấn đề mình nghiên cứu Trong mục
này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày từ điển là gì, các loại từ
điển, tác dụng và cách sử dụng của chúng
a Theo từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hoàng
Phê chủ biên thì “từ điển là sách tra cứu tập hợp các đơn vị
ngôn ngữ (thường là đơn vị từ vựng) và sắp xếp theo một thứ tự dễ tra tìm (thường là theo bảng chữ cái L.K.B bổ sung), cung cấp một số kiến thức cần thiết đối với từng đơn
vị” Ví dụ: Từ điển tiếng Việt, Từ điển thành ngữ Từ điển
Pháp - Việt v.v
b Người ta thường chỉa từ điển thành hai loại chính: Từ điển tiếng và Từ điển bách khoa
Trang 36Trong loại £ừ điển tiếng có các từ điển phổ thông, từ
điển thành ngữ, từ điển tường giải (từ điển giải thích các nghĩa của từ) từ điển song ngữ (từ điển hai thứ tiếng) v.v
“mừ điển bách khoa là sách tra cứu về nhiều lĩnh vực
kiến thức, được sắp xếp, trình bày theo kiểu từ điển”, Từ
điển bách khoa gồm từ điển bách khoa chưng đề cập đến tất
cả mọi lĩnh vực tri thức của loài người như Toán, Lý, Hoá,
Khoa học tự nhiên, Lịch sử, Địa lý, 'Triết học v.v với một
sự giải thích ngày càng phong phú, và ¿ điển bách khoa
chuyên ngành đề cập đến một lĩnh vực trí thức của một chuyên ngành nhất định”
Ngoài ra, còn có loại “£ điển nhở" dùng cho người học
để ở cuối sách giáo khoa hoặc thành tập riêng chỉ gồm những từ cd bản, thường được gọi là từ vựng hoặc “thuật
ngữ” Ví dụ: “Thuật ngữ tâm lý” Ngày nay còn có loại từ
điển điện tử
e Trong thời đại ngày nay, khi có sự bùng nổ thông tin, khối lượng tri thức của loài người tăng lên gấp bội,
nhiệm vụ của nhà trường và của người dạy phải có sự thay đổi cơ bản; phải chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là truyền thụ
tri thức trước đây sang nhiệm vụ dạy cho người học (kể cả
học sinh và sinh viên) cách học, cách sử dụng các phương
tiện học tập Vì vậy, lúc này vai trò của các từ điển và các từ
điển bách khoa, bên cạnh các sách giáo khoa và các sách
phổ biến khoa học v.v đóng một vai trò cực kỳ to lớn Có
thể nói “Từ điển là cả một vũ trụ theo thứ tự vẫn chữ cái
Nếu biết sử dụng thì từ điển là một cuốn sách tuyệt vời Tất cả các loại sách khác đều nằm trong đó, chỉ cần biết cách
(1) Từ điển tiếng Việt
(2) Từ điển Giáo dục học Sảd trang 125, 126
Trang 37khai thác” (A Franee trong “Lịch sử các từ điển Pháp 29
Larousse 1967 LKB trích lại theo Từ điển giáo dục của
Foulquie tr.25)
Từ điển quan trọng và có ích lợi như vậy, nhưng đáng
tiếc là hiện nay một số người học ở nước ta còn ít dùng từ điển và chưa biết cách sử dụng, tra cứu từ điển vì từ điển
không phải là để đọc mà là để tra cứu, để tìm hiểu những
vấn đề mình chưa biết và còn băn khoăn ở trong đó Người
học trong thời đại ngày nay cần có hứng thú, có thói quen
và biết cách sử dụng từ điển
d Cách sử dụng từ điển
Nói chung, để sử dụng từ điển được thuận lợi và có hiệu
quả, trước hết cần đọc phần Afở đầu của từ điển, thường bao gồm các mục như Lời nói đầu, nội dung và cấu tạo của
cuốn từ điển, bang chữ viết tất, bảng chữ cái Đặc biệt cần
học thật thuộc bảng chữ cái và thứ tự các dấu giọng để tra
cứu được nhanh chóng Ví dụ “Từ điển tiếng Việt' Viện
Ngơn ngữ học, Hồng Phê chủ biên Nhà xuất bản Đà Nẵng
— Trung tâm Từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng, 1997, đã nêu
Trang 38+ Sắc + Nang
Nhiều bạn đã không nắm thật vững thứ tự các chữ cái
và các dấu giọng trên, nên trong thực tế đã rất lúng túng
khi tra từ điển và thường tra rất lâu mới được một chữ, do
đồ ngại hoặc không hào hứng tra từ điển
~ Trong quá trình đọc sách hay làm việc, nếu gặp một từ hay một ngữ mà không hiểu rõ hoặc chưa đây đủ, toàn
diện, thì cần phải tra Trong từ điển, đối với một từ, thường có nhiều nghĩa, cần tìm hiểu tất cả các nghĩa đó và đặc biệt
phải biết chọn nghĩa nào là phù hợp uới uăn cảnh mình đang đọc Đối với người học nhỏ tuổi, nên tự đặt một câu với
từ đang tra để có thể hiểu rõ hơn từ đó
Đối với người học lớn, đặc biệt đối với sinh viên và những người nghiên cứu, ngoài các từ điển phổ thông như
cuốn “7t điển tiếng Việt” trên, nên tham khảo thêm các từ điển lớn hơn, nếu có diéu kiện tham khảo cả các từ điển bách khoa thì có thể hiểu được vấn để một cách rộng hơn, sâu hơn, có thể biết được lịch sử của vấn để, các trường phái
khác nhau, triển vọng phát triển của vấn đề
Ví dụ tra chữ mậu dịch:
~ Ö “Từ điển tiếng Việt" trên, ta thấy ở trang 608 viết
như sau: Mậu dịch“® Mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các
vùng, các nước Chính sách tự do mậu dịch
~ Ở Từ dién “Tx va ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân
~ Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000, ta sẽ có ở trang 1155 như sau:
Mậu dịch danh từ (Hán: mệu là mua, địch là đổi) nơi
mua bán, trao đổi hàng hoá Như vậy cuốn từ điển này cắt
Trang 39
nghĩa từng từ tố, nhờ đó giúp ta hiểu rõ và sâu hơn
Vì vậy, nếu có điều kiện, nên tra nhiều loại từ điển khác nhau về cùng một từ hoặc một thuật ngữ để có thể
hiểu được chính xác, rộng và sâu và tránh được trường hợp có cuốn từ điển chưa tốt, có thể làm ta hiểu sai vấn đề
đ Sử dụng từ điển tiếng nước ngoài
Cũng như khi sử dụng từ điển tiếng Việt, khi sử dụng
tiếng nước ngoài trước hết cũng nên đọc phần Mở đầu Ví
dụ: trong cuốn “Tờ điển Pháp - Việt? Lê Khả Kế tổng biên
tập (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1988) phần mở
đầu gồm các mục “Lời nhà xuất bản”, “Lời dẫn” và Bảng viết tắt dài 10 trang, rồi mới đến các mục từ theo thứ tự vần chữ cái Nên đọc phần này để dễ tra cứu và đặc biệt
cũng cần học thật thuộc vần chữ cái của tiếng nước ngoài mình đang sử dụng
Khi đọc sách hoặc khi nghe tiếng nước ngoài, gặp một
từ không hiểu, dựa vào văn cảnh, trước hết ta nên thử đoán
xem từ đó có nghĩa là gì, sau đó ta mới tra từ điển Trong từ điển, mỗi từ có thể có nhiều nghĩa, ta cần chọn nghĩa nào phù hợp nhất với văn cảnh và lúc này, ta cũng sẽ biết được
dự đoán của mình là đúng hay sai, như thế cũng là một cách để rèn luyện tư duy và để nhớ nghĩa của từ đó được tốt
hơn Khi trình độ ngoại ngữ đã khá, nên dùng cả từ điển gốc của người bản địa, như từ điển Pháp - Pháp Larousse,
Từ điển Anh ~ Anh v.v Như thế sẽ hiểu từ được chính xác
hơn, sâu hơn, đặc biệt hiểu được sắc thái riêng của từ đó đối
với người bản địa Khi biết nhiều ngoại ngữ, cùng một từ, một thuật ngữ có thể tra từ điển của nhiều thứ tiếng khác
nhau, như thế có thể so sánh các cách giải thích khác nhau,
Trang 40
nhờ đó mà hiểu sâu hơn, rộng hơn và cảm thấy hứng thú
khi dùng từ điển như nhiều người đã cảm nhận được
Tóm lại phải tập làm quen dần với việc sử dụng từ điển
ngay từ nhỏ và phải rèn luyện để có cách sử dụng từ điển có hiệu quả nhất và tiến đến có được hứng thú, năng lực, thói
quen sử dụng từ điển, xem như đó là một công cụ quan
trọng giúp ta tự học suốt đời Vì vậy, mỗi gia đình văn hóa
nên có tối thiểu một cuốn từ điển `
1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THONG TIN
Những phương pháp giới thiệu trong phần này được sử
dụng để nâng cao sự hiểu biết về những kiến thức đã được
học Chúng đồi hồi người học phải nhớ lại và biết sử dụng
thông tin, tập trung vào những ý chính, tổ chức thông tin và liên hệ với những điều đã biết Một hoặc hai phương
pháp (ví dụ: viết đoạn văn) có vẻ như chỉ liên quan đến kỹ
năng viết nói chung Tuy nhiên, thực tế không phải như
vậy Viết đoạn văn đòi hỏi người học phải phân biệt được ý chính và những chỉ tiết bổ trợ, đồng thời liên kết các ý trình
bày trong đoạn văn đó với các đoạn khác Như vậy, quy
trình viết đoạn văn sẽ giúp người học thể hiện năng lực
nhận thức tầm quan trọng của các vần đề và khả năng liên
kết các ý của họ
Các phương pháp này có thể được sử dụng bởi các cá
nhân làm việc riêng rẽ Tuy nhiên sẽ hiệu quả hơn nếu
người học làm việc theo từng nhóm nhỏ, vì nó kích thích tác động giữa các người học một cách có chủ đích và tập trung
vào một khía cạnh cụ thể của vấn để Trong phần trước
chúng tôi đã lập luận rằng quá trình hình thành sự hiểu
biết mang tính xã hội, và làm việc theo nhóm tạo cơ hội cho