1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx

59 743 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 19,81 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA THỦY SẢN NGUYỄN ANH CƯỜNG KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINHLƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU LUẬN VĂ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN ANH CƯỜNG

KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINHLƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN ANH CƯỜNG

KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ts NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

2012

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

DANH SÁCH HÌNH iii

DANH SÁCH BẢNG v

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung đề tài 2

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Nguồn lợi rong biển thế giới 3

2.2 Nguồn lợi rong biển Việt Nam 3

2.3 Vai trò của một số loài rong biển 5

2.3.1 Dùng làm thực phẩm 5

2.3.2 Dùng trong y học và dược phẩm 6

2.3.3 Rong biển dùng trong nông nghiệp 6

2.3.4 Rong biển dùng trong công nghiệp 6

2.3.5 Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản 6

2.4 Vị trí phân loại và đặc điểm sinh học một số loài rong biển 9

2.4.1.Rong BúnEnteromorpha sp 9

2.4.2.Rong Mền Cladophora spp 11

2.4.3 Rong Đá Najas sp 14

2.5 Các yếu tố môi trường 15

2.5.1 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến rong bún 15

2.5.2 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến rong mền 18

2.5.3 Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới rong đá 18

Trang 4

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Vật liệu nghiên cứu 19

3.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị 19

3.1.2 Hóa chất 19

3.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.2.1 Địa điểm thu mẫu 19

3.2.2 Phương pháp thu mẫu rong 20

3.2.3 Xử lý rong sau khi thu 20

3.2.4 Các chỉ tiêu chất lượng nước 21

3.2.5 Đánh giá năng suất, sản lượng rong thu 21

3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 21

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Các thông số về môi trường nước 22

4.1.1 Các yếu tố thủy lý 22

Độ Mặn (‰) 22

Độ trong(cm) 23

Nhiệt độ (oC) 23

pH 24

Mức nước ở trảng (cm) 25

Mức nước mương (cm) 26

4.1.2 Các yếu tố thủy hóa 26

Hàm lượng NH4 + /NH3(mg/L) 26

Hàm lượng NO3-(mg/L) 27

Độ kiềm (mg CaCO3/L) 28

Hàm lượng PO43-(mg/L) 29

4.2 Năng suất rong biển 29

Trang 5

4.2.1 Năng suất rong bún các thủy vực ở Bạc Liêu 29

4.2.2 Năng suất rong bún các thủy vực ở Sóc Trăng 31

4.2.3 Năng suất rong mềncác thủy vực ở Bạc Liêu 31

4.2.4 Năng suất rong mềncác thủy vực ở Sóc Trăng 33

4.2.5 Năng suất rong đá các thủy vực ở Bạc Liêu 35

4.2.5 Năng suất rong đá các thủy vực ở Sóc Trăng 35

4.3Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực khảo sát 36

4.3.1Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực ở Bạc Liêu 36

4.3.1Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực ở Sóc Trăng 37

4.4 Sản lượng từng loài rong biển trong các thủy vực khảo sát 38

4.4.1 Sản lượng rong búnở các thủy vực ở Bạc Liêu 38

4.4.2 Sản lượng rong búnở các thủy vực ở Sóc Trăng 38

4.4.3 Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Bạc Liêu 41

4.4.4 Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Sóc Trăng 41

4.4.5 Sản lượng rong đá ở các thủy vực ở Bạc Liêu 43

4.4.5 Sản lượng rong đá ở các thủy vực ở Sóc Trăng 43

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Đề xuất 45

CHƯƠNG IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 6

LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành bày tỏ lòng biết

ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Ngọc Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ

em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này Đồng thời củng bày tỏ lòng biết ơn

đối với anh Nguyễn Minh Tiến

Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Thủy Sản đã truyền đạt nhữngkiến thức quý báo cho tôi và sự giúp đỡ của bạn bè trong quá trình học tập tạikhoa Thủy Sản

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Hải, cố vấn học tập đã dìu dắt,

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua

Cần Thơ, ngày 13 tháng 7 năm 2012

Sinh viên thực hiệnNguyễn Anh Cường

i

Trang 7

:1,17 - 4,67 mg/L, độ kiềm:

-81 – 192 mgCaCO3/L, hàm lượng PO43-: 0,15 - 1,25 mg/L

Năng suất và sản lượng trung bình rong bún ở Bạc Liêu và Sóc Trăng cao vào cáctháng đầu 3 - 4 - 5/2011, có khuynh hướng giảm vào giữa đợt thu mẫu và tăng trở

lại vào cuối đợt thu mẫu tháng 1 - 2/2012 Năng suất rong bún ở Bạc Liêu dao

động trung bình từ 0,46 - 2,73 kg/m2, ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 0,31 1,81 kg/m2 Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Bạc Liêu dao động trung bình

-từ 1.470 – 16.320 kg/ha, ở Sóc Trăng dao động trung bình -từ 312 – 13.024 kg/ha

Năng suất rong mền ở Bạc Liêu biến động nhiều qua các tháng thu mẫu, năng

suất trung bình rong mền ở Bạc Liêu cao nhất 2,3 kg/m2 và thấp nhất 0,37 kg/m2

Năng suất rong mền ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 0,03 – 1,4 kg/m2

Ở Bạc Liêu rong đá chỉ xuất hiện trong các ao tự nhiên, năng suất rong đá trung

bình cao nhất 1,28 kg/m2và thấp nhất 0,02 kg/m2 Ở Sóc Trăng năng suất rong đátrung bình của các thủy vực đạt cao nhất 2,88 kg/m2

Qua thời gian khảo sát cho thấy rong bún là loài ít xuất hiện vào mùa nắng và cóchiều hướng giảm năng suất và sản lượng khi nhiệt độ tăng cao và độ mặn biến

động lớn Rong mền xuất hiện gần như quanh năm ở các thủy vực được khảo sát

và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao Rong đá là loài thường sống

ở thủy vực có độ mặn thấp, độ trong cao và thường phát triển mạnh vào mùamưa Sự phát triển của các loài rong biển bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ và độ

mặn và có sự cạnh tranh về môi trường sống khi loài này phát triển ưu thế sẽ lấn

át loài kia

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Hình rong bún Enteromorpha sp 9

Hình 2.2 : Vòng đời rong bún Enteromorpha sp 10

Hình 2.3 : Rong mền Cladophora spp 11

Hình 2.4 : Rong đá Najas Minor 14

Hình 4.1: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu 30

Hình 4.2: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng 30

Hình 4.3: Năng suất trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu 32

Hình 4.4: Năng suất trung bình rong mền qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng 33 Hình 4.5: Năng suất trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu 34

Hình 4.6: Năng suất trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng 34

Hình 4.7: Trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu 36

Hình 4.8: Trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng 37

Hình 4.9: Sản Lượng trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu 39

Hình 4.10: Sản Lượng trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng 39

Hình 4.11: Sản Lượng trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu 40

iii

Trang 9

Hình 4.12: Sản lượng trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Sóc

Trăng 40

Hình 4.13: Sản lượng trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở BạcLiêu 42Hình 4.14: Sản lượng trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Sóc

Trăng 42

iv

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Độ mặn và độ trong trung bình qua các tháng thu mẫu 22Bảng 4.2: Nhiệt độ và pH trung bình qua các tháng thu mẫu 24Bảng 4.3: Mức nước ở trảng và mức nước mương trung bình qua các thángthu mẫu 25Bảng 4.4: Hàm lượng NH4+/NH3 và NO3-trung bình qua các tháng thu mẫu 27

Bảng 4.5: Độ kiềm và hàm lượng PO4

trung bình qua các tháng thu mẫu 28

3-v

Trang 11

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu

Rong biển là một hợp phần quan trọng của nguồn lợi sinh vật biển, chúng là bãi

đẻ và nơi cư trú cho các loài động vật biển, có khả năng hấp thu mạnh các chấtdinh dưỡng trong môi trường, chế biến và sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực

phẩm, y dược, mỹ phẩm, nông nghiệp, chiết suất nhiên liệu sinh học và có thể cânbằng sinh thái bền vững Thêm vào đó, rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng,các nguyên tố vi lượng, có thể được sử dụng làm thức ăn cho con người và cá,tôm, cua Đặc biệt rong biển có vai trò như máy lọc sinh học cũng như vai tròtrong việc bảo vệ nguồn giống sinh vật biển và đa dạng sinh học (FAO, 2003;Dhargalkar and Pereira, 2005)

Nghiên cứu về phân bố và tình hình trồng rong biển ở nước ta chỉ tập trung ở các

tỉnh miền Trung, các loài rong câu (Gracilaria sp.) được trồng phổ biến với hình

thức trồng quảng canh hay bán thâm canh, năng suất bình quân 2 tấn khô/ha/năm,một số nơi có thể đạt 3 - 4 tấn khô/ha/năm Ngoài ra, một số loài rong biển được

nhập nội như rong sụn (Kappaphycus alvarezii), rong nho (Caulerrpalentillifera)

đã nuôi thử nghiệm thành công ở các tỉnh miền Trung (agroviet.gov.vn/Pages)

Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo số liệu điều tra về sự phân bố và

phát triển của các loài rong biển trong các mô hình nuôi nước lợ khác nhau củaNguyễn Văn Tròn (2011) và Trần Phát Đạt (2011), hầu hết các hộ dân cho rằng

rong bún (Enteromorpha sp.), rong mền (Chladophoraceae) và rong đá (Najas

sp.) xuất hiện nhiều nối tiếp hoặc xen kẻ nhau ở các thủy vực nước lợ Các loàirong này có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản như mô hình nuôi kết hợphoặc sử dụng làm thức ăn cho cá, tôm Trong đó, rong mền và các loại rong khácchiếm tối đa khoảng 30% diện tích ao nuôi thì chất lượng nước ao nuôi ổn định

và cá, tôm cua nuôi mau lớn Nếu xuất hiện nhiều (>50% diện tích), ao nuôiquảng canh có thể bị thất thu đặc biệt là nguồn tôm tự nhiên hoặc tôm sú thả nuôi

gần như không tồn tại Vì thế đề tài: “Khảo sự phân bố và biến động sinh

lượng của một số loài rong biển ở một số thủy vực nước lợ của Tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu” được thực hiện.

Trang 12

1.2 Mục tiêu đề tài

Đánh giá sự biến động sinh lượng và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến mùa

vụ xuất hiện của một số loài rong biển trong các thủy vực nước lợ khác nhau ởtỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu Từ đó cung cấp một số thông tin khoa học về đặc

điểm sinh học đặc trưng cho các loài rong này nhằm phục vụ cho việc nuôi trồng

và khai thác

1.3 Nội dung đề tài

Khảo sát sự biến động sinh lượng (năng suất và sản lượng) của một số loài rong

biển: rong bún (Enteromorpha sp.), rong mền (Cladophoraceae) và rong đá (Najas sp.) trong ao quảng canh và thủy vực tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng và Bạc

Liêu

Trang 13

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Nguồn lợi rong biển thế giới

Trên thế giới nghề trồng rong biển phát triển mạnh từ những thập niên 70, hướng

mở rộng từ châu Phi đến Nam Mỹ Theo tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc(FAO), sản lượng rong biển năm 1960 chỉ 150.000 tấn đến nay đã tăng 1,6 triệutấn mỗi năm

Tổng sản lượng rong biển trên thế giới hàng năm khoảng 220 triệu tấn được cungcấp chủ yếu từ Trung Quốc, Philippines và Indonesia, Thái Bình Dương chỉchiếm một phần nhỏ Giá rong biển hiện tại giao động từ 600-800 USD/tấn Phầnlớn rong biển được trồng ở vùng biển Đông Nam Á Các nước nhập nhiều rongbiển là Đan Mạch, Pháp, Na uy, Anh, Mỹ Châu Á tiêu thụ nhiều rong biển nhất,

đến 90% tổng sản lượng toàn thế giới, châu Âu chỉ tiêu thụ 1% (FAO, 2003 )

Rong biển từ lâu chỉ được khai thác tự nhiên như một nghề truyền thống của

người dân vùng ven biển, tuy nhiên nguồn lợi này ngày càng suy giảm Nhữngnăm gần đây, với tiến bộ trong kỹ thuật trồng rong biển đã giúp cho nghề trồng

rong phát triển Rong biển được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưngchủ yếu vẫn là phục vụ làm thức ăn cho con người và dùng trong công nghiệp

2.2 Nguồn lợi rong biển Việt Nam

Ở nước ta có khoảng 794 loài rong biển, phân bố ở vùng biển miền Bắc 310 loài,

miền Nam 484 loài, 156 loài tìm thấy ở cả hai miền (Nguyễn Hữu Dinh, 1998)

Trong đó có các đối tượng quan trọng là: rong Câu (Gracilaria), rong Mơ

(Sargassum), rong Đông (Hypnea), rong Mứt (Porphyza), và rong Bún (Enteromorpha).

Nguồn rong trồng bao gồm chủ yếu các loại rong đỏ như: rong câu cước (G Acerosa), rong câu chỉ vàng (G.verrucosa), rong câu (G.asiatica và G.heteroclada), rong sụn (Alvarezii).

Trong đó G.Verrucosa và G.Asiatica được trồng ở vùng nước lợ từ năm 1970 ở

phía Bắc, phía Nam từ 1980 với tổng diện tích 1.000 ha đạt sản lượng khoảng

1.500 - 2.000 tấn khô/năm Rong câu cước (G.acerosa) cũng được trồng ở vùng

thủy triều, vịnh, ao, đìa với diện tích khoảng 100 ha, sản lượng khoảng 150 - 200

Trang 14

Nguồn rong mọc tự nhiên chủ yếu là rong nâu (Phaeophyta) Trữ lượng khoảng

10.000 tấn khô/năm (Trần Thị Luyến và ctv, 2004).

Nguồn rong Đỏ (Rhodophyta) tự nhiên cũng có khoảng 1.500-2.000 tấn khô/năm

Có khoảng 14 loài rong Đỏ mọc tự nhiên ở nước ta, trong đó rong Câu chỉ vàng

có trữ lượng lớn và cho chất lượng Agar cao (Trần Thị Luyến và ctv, 2004).

Ở Việt Nam rong câu Gracilaria có trữ lượng lớn và là nguồn nguyên liệu chính

sản xuất Agar, một lượng nhỏ là Gelidium Sản lượng rong tươi khoảng 3000tấn/năm Trong đó sản lượng rong Đỏ (Rhodophyta) chiếm khoảng 100-150 tấn

khô/năm (Nguyễn Hữu Dinh, 2004) Các chuyên gia rong biển Việt Nam phân

chia rong Đỏ thành các loại: rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica), rong rễ Tre

(Gelidiella acerosa) , rong chuỗi, rong chân vịt (Gracilaria eucheumodes), rong

câu ống, rong hoa đá,…

Rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) phân bố dọc miền duyên hải từ Bắc vào

Nam Có một số vùng chuyên canh trồng rong câu chỉ vàng như: Phá Tam Giang,

Lăng Cô Bình Trị Thiên cũ, đầm Thị Nại - Bình Định, đầm Ô Loan tỉnh Phú Yên,

Bình Trị Thiên cũ là một vựa rong của Việt Nam

Theo số liệu nghiên cứu nguồn lợi rong nâu (Phaeophyta) có giá trị ở vùng biểnQuảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Định cho thấy khu vựcmiền Trung và Nam Trung Bộ trữ lượng rong lớn và chất lượng cao Rong Nâuphân bố tại vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng không nhiều so với vùng biểnKhánh Hòa và Ninh Thuận Quảng Nam - Đà Nẵng tuy có nhiều triền đá dốc, bãi

đá cội, bãi san hô chết nhưng có chiều ngang rất hẹp (1 - 10 m) nên diện tích phân

bố rất nhỏ, trữ lượng không cao Khối lượng rong tươi trung bình từ 2 - 4 kg/m2,

cá biệt có nơi đạt đến 7 kg/m2 như vùng Cù Lao Chàm, triền đèo Hải Vân (Trần

Thị Luyến và ctv, 2004).

Diện tích rong mơ mọc tại chỗ vùng biển Quảng Nam- Đà Nẵng khoảng 190.000

m2, trữ lượng rong mọc tại chỗ có thể thu được vào tháng 4 khoảng hơn 800 tấn

rong tươi Đây là kết quả không lớn đối với một vùng biển có điều kiện tự nhiên

thuận lợi cho sự phát triển của rong mơ Kết quả này rất nhỏ so với các vựa rong

mơ khác nằm rải rác ven biển miền Trung Rong đạt kích thước và sinh lượng cao

nhất vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 Sau đó rong sống cầm cự thêm một thờigian nữa rồi tàn lụi vào tháng 7

Trang 15

Diện tích có rong mọc tại chỗ của tỉnh Bình Định khoảng hơn 40.000m2, trữ

lượng rong tươi ước tính hơn 100 tấn/năm Sinh lượng cao nhất vào cuối tháng 4

và đầu tháng 5 Diện tích có rong phân bố rất bé so với các tỉnh khác, sinh lượng

trung bình quân khoảng 2,5 kg/m2

Các vùng có rong mọc là Bãi Xép, Ghềnh Ráng, Hòn Khô Trong đó vùng HònKhô là vùng có chiều dài bãi rong khoảng 10 km, rong mọc không đều dãi ronghẹp, có trữ lượng cao nhất

Trữ lượng rong của tỉnh Bình Định thấp nhất trong các tỉnh điều tra Hiện nay số

rong này hàng năm tự mọc, tự tàn lụi, không có kế hoạch nào khai thác sử dụng,

còn rất lãng phí

Vùng biển Khánh Hòa là vùng có diện tích rong mơ mọc cao nhất trong các tỉnh

điều tra, tổng diện tích có rong lên tới 2.000.000 m2, trữ lượng có thể khai thác

được hàng năm có thể ước tính hơn 11.000 tấn rong tươi Khánh Hòa có nhiềuvùng rong như Hòn Chồng, Bãi Tiên, bán đảo Cam Ranh, Hòn Tre và một số đảo

khác Trong đó vùng Hòn Chồng, Bãi Tiên là hai vùng tiếp giáp nhau có các điềukiện thuận lợi cho rong mọc với mật độ khá dày đặc, sinh lượng trung bình khácao lên tới hơn 5,5 kg/m2 Vùng Hòn Chồng, Bãi Tiên là vùng rong lớn, dễ khaithác nhất, nó nằm ngay bên cạnh đường lộ và rong mọc tập trung gần bờ

Rong mơ phân bố ở các vùng Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tân thành các bãi rong mọckhá dày đặc Vùng Sơn Hải là vựa rong lớn nhất của Ninh Thuận, với điều kiện

rất thuận lợi là có bãi đá và san hô chết rộng gần 20 m, có nơi rộng hơn 50 mchạy dài liên tục dọc bờ biển gần 7 km Tổng diện tích có rong khoảng 1.500.000

m2 Trữ lượng có thể khai thác được ước tính hơn 7.000 tấn rong tươi/năm (Trần

Thị Luyến và ctv, 2004).

2.3 Vai trò của một số loài rong biển

Theo nghiên cứu của FAO (2003), rong biển có nhiều vai trò quan trọng trong đòisống con người

2.3.1 Dùng làm thực phẩm

Nhiều loại rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều nguyên tố vi lượng,

vitamin, protein…Đặc biệt trong protein có nhiều axit amin thiết yếu Vì vậy từlâu người ta sử dụng rong như một nguồn thực phẩm: dùng làm thức ăn tươi

Trang 16

(Ulva, Caulerpa, Gracilaria….); thức ăn khô (Porphyra, Laminaria, Monostroma…); dùng để nấu canh (Ulva, Laminaria, Undaria).

2.3.2 Dùng trong y học và dược phẩm

Một số rong biển được dùng trong y khoa vì chúng chứa một số chất như Iod trịbệnh về tuyến giáp trạng, trị béo phì, một số tạo chất kháng sinh chống nhiều loài

vi khuẩn Agar làm môi trường nuôi cấy vi khuẩn; Sargassum, Codium chứa axit

alginic dùng làm thuốc phóng xạ, trị bệnh tim mạch; Alginat dùng trong huyếtthanh nhân tạo …

2.3.3 Rong biển dùng trong nông nghiệp

Rong được làm thức ăn cho gia súc; đặc biệt ở một số nước, rong làm thức ăn

chính cho gia súc vào mùa đông thay cho cỏ (ví dụ như Eteromorpha,

Gracilaria ).

Trong trồng trọt, rong biển còn được dùng làm phân bón do trong rong biển chứa

nhiều K, Ca, P, cung cấp cho đất (Eteromorpha, sargassum, cladophora…).

Ngoài ra, rong biển có thể chiết xuất ra các loại kích thích tố sinh trưởng như

Auxin, Gebberelline…từ các loài rong như: Gracilaria, Atcuata, Acanthophora

muscoides, Padina, Dictyota, Caulerpha…

2.3.4 Rong biển dùng trong công nghiệp

Theo FAO (2003), rong biển được chiết xuất và chế biến cho ra NaOH, KOH,

Iod… dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, chế biến thực phẩm, phân bón.Agar được dùng để hồ và nhuộm vải, kem đánh răng; Alginat dùng trong công

nghệ thực phẩm; Carrageenan dùng làm hồ trong công nghiệp dệt, bánh kẹo…

Theo Trần Đình Toại và ctv, (2009) cho biết k-carrageenan chiết từ rong Hồng Vân Eucheuma geletinae có thể dùng làm phụ gia chế biến và bảo quản thay thế

có hiệu quả và không độc hại so với hàn the trong sản xuất các sản phẩm làm từ

tinh bột (bún)

2.3.5 Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản rong biển được nuôi trồng kết hợp với các loài cá, tôm,nhuyễn thể Rong biển đóng vai trò như máy lọc sinh học làm giảm ô nhiễm môi

trường nước và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước

Lê Như Hậu và ctv, (2005) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của

một số loài rong câu Gracilariaceae (G tenuistipitata, G firma và G bailinae)

Trang 17

trong việc xử lý nước thải nuôi tôm Ba thí nghiệm đã được nghiên cứu: (1) Nướcbiển bổ sung thành phần muối dinh dưỡng, (2) Nước lấy ở bể nuôi tôm sau 4tháng nuôi (trong phòng thí ngiệm), (3) Trong ao nước thải nuôi tôm Kết quả chothấy rằng trong tất cả các trường hợp, rong câu Gracilariaceae hấp thụ NH4+ trước

và sau đó là NO3- và PO43- Nitrogen và phosphorus đã được hấp thụ nhanh chóng

trong những ngày đầu thí nghiệm.Trong phòng thí nghiệm, sau 24 giờ, hàm lượng

rong G bailinae có xu thế cao hơn.

Nghiên cứu của Jones (2000), tiến hành thử nghiệm khả năng lọc của hàu

(Saccostrea commercialis) và rong Gracilaria edulis (Gmelin) Silva Nước được

lấy từ ao nuôi tôm sau đó cho hàu và rong vào Kết quả sau 72 giờ (đối với rongbiển), cho thấy hàm lượng các thông số giảm so với ban đầu, như : TSS giảm12%; TN 28%; TP 14%; NH4+ 76%; NO3-30%; PO43- 35%; chlorophyll a 0,7%

Neori et al., (1996) đã đánh giá chất lượng nước từ mô hình nuôi cá biển (Sparus aurata) thâm canh kết hợp trồng rong xà lách (U lactuca) trong hệ thống bán

tuần hoàn nước Kết quả cho thấy rong hấp thu hầu như toàn bộ hàm lượngamonia mà cá thải ra Các thông số như DO, NH4+-N, oxidized-N, pH vàphosphate còn lại rất ổn định và an toàn cho cá nuôi trong suốt 2 năm nghiên cứu

và khác biệt có ý nghĩa so với các ao nuôi cá thâm canh thông thường Ngoài sản

lượng cá mô hình này còn cho thu hoạch một lượng lớn rong biển giúp tăng thêm

thu nhập và lợi nhuận Mô hình này được xem như cung cấp cách giải quyết hữuích cho nhà quản lý và những vấn đề môi trường trong nuôi ven biển

Theo Huỳnh Quang Năng (2004) các loài rong câu (Gracilaria) như rong câu chỉ (G Tenuistipitata), rong câu thắt (G Fisherii), rong câu cước (G Bailinae) có

khả năng hấp thụ mạnh cả về tốc độ và số lượng các muối dinh dưỡng đặc biệt là

Amôn, trong môi trường nước và đáy của các thủy vực bị ô nhiễm ưu dưỡng, vì

vậy chúng đều có khả năng dùng làm tác nhân sinh học để xử lý nhiễm bẩn ưu

dưỡng do nuôi trồng thủy sản gây nên, đối với nước chỉ cần 2-3 ngày thì rong đã

hấp thụ từ 70 - 80% hàm lượng các muối dinh dưỡng, còn đối với nền đáy cầnthời gian lâu hơn, đến ngày thứ 10 rong hấp thụ được 91% P tổng và 96% N tổng

Trang 18

Theo Huỳnh Quang Năng (2005), trồng rong sụn Kappaphycus alvarezii Doty

luân canh trong ao đìa ven biển ở Khánh Hòa và Ninh Thuận cho các kết quả: đối

với nước ô nhiễm ưu dưỡng, sau 1 tháng hàm lượng Nitơ tổng trong nước giảm48% Sau 50 ngày giảm 68% Hàm lượng Amôn trong nước sau 1 tháng đã giảm

đi 50% Trong khi ở ao không trồng rong tuy nước ra vào tự do, song lượng Nitơ

tổng chỉ giảm 20% sau 1 tháng và 29% sau 50 ngày Amôn chỉ giảm 20% sau 1tháng Nhìn chung các hợp chất chứa Nitơ của nước trong ao có trồng rong sụntrung bình giảm đi khoảng 70% sau 30 ngày, đối với ao không trồng rong sau 50ngày chỉ giảm 30%

Theo Trần Kim Thêu (2011), nghiên cứu “Ảnh hưởng của các loài rong biển khácnhau lên môi trường sống, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú” kết quả cho thấykhi nuôi tôm sú kết hợp với rong bún cho tỉ lệ sống cao hơn so với nuôi không kếthợp, kết hợp với rong nhớt và rong mền Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và

chiều dài của tôm sú khi nuôi kết hợp với rong bún (Enteromorpha) có khuynh

hướng cao hơn so với khi nuôi tôm đơn hoặc nuôi kết hợp với rong nhớt

(Spirogyra ) và rong mền (Cladophora) Hệ số thức ăn của nghiệm thức khi nuôi

tôm sú kết hợp với rong bún thấp hơn khi nuôi không kết hợp và nuôi kết hợptôm sú với rong mền và rong nhớt

Ngoài các vai trò nêu trên, theo Nguyễn Văn Tròn (2011) “Khảo sát vai trò củarong bún và thực vật thủy sinh trong ao nuôi tôm quảng canh ở các tỉnh ven biển

ĐBSCL" thì các loài rong biển như : rong bún (Enteromorpha spp), rong mền

(Cladophora), rong đá (Najas) đóng vai trò làm thức ăn tự nhiên, nơi cư trú cho

các loài tôm cá và gây màu nước cho các ao nuôi tôm cá quảng canh Sinh khốirong sau khi chết và bị phân hủy sẽ làm nguồn dinh dưỡng cho một số loài tảophát triển tạo năng suất sinh học sơ cấp cho ao tôm

Theo điều tra của Trần Phát Đạt (2011), “Điều tra về sự xuất hiện và tác động của

các loài rong biển trong các mô hình nuôi tôm biển ở ĐBSCL” thì cho thấy các

loài rong biển như rong bún (Enteromorpha spp.), rong mền (Cladophoraceae),

rong đá (Najas), rong nhớt (Spirogyra) có vai trò cải thiện chất lượng nước, làm

thức ăn, nơi trú ẩn cho tôm cá và làm phân bón Theo khảo sát này thì rong đá

được đánh giá cao với tất cả các vai trò trên Rong nhớt có vai trò thấp nhất trong

việc cải tạo chất lượng nước, làm thức ăn cho tôm

Trang 19

2.4 Vị trí phân loại và đặc điểm sinh học một số loài rong biển

2.4.1.Rong Bún

Phân loại của Enteromorpha

Trên toàn thế giới có hơn 135 loài Enteromorpha được mô tả (Index Nominum

Algarum, 2002), Việc phân loại hệ thống các chi như sau:

Hình 2.1: Hình rong bún Enteromorpha sp (Link, 1820).

Đặc điểm hình thái học của Enteromorpha :

Các loài rong bún thuộc giống Enteromorpha rất khó để phân biệt với nhau (Budd và Pizzola, 2002), các nhánh lá của Enteromorpha có dạng ống, màu xanh

lục và đôi khi bị tẩy trắng do sự thay đổi của điều kiện môi trường, để xác định

một loài chính xác của Enteromorpha cần kiểm tra trên kính hiển vi về chi tiết tế

bào của nó Các tế bào trong Enteromorpha có thể thay đổi trong kích thước vàhình dạng từ loài này sang loài khác Mỗi tế bào có chứa một lục lạp duy nhất,

thay đổi kích thước tùy thuộc vào kích thước của tế bào

Trang 20

Vòng đời của rong bún Enteromorpha

Giống nhiều loài tảo khác, rong bún Enteromorpha có hai hình thức sinh sản: vô

tính và hữu tính Thể bào tử có 2 bộ nhiễm sắc thể, ký hiệu là 2n Trong khi đóthể giao tử chỉ có 1 bộ nhiễm sắc thể 1n Thông qua nguyên phân, giao tử đượcsinh ra bởi thể giao tử và phát triển thành 1 thể bào tử và giảm phân tạo ra hợp tử(tế bào sinh sản vô tính) và mỗi hợp tử phát triển thành 1 thể giao tử, thể giao tử

này sau đó tạo ra nhiều giao tử hơn và chu kỳ vẫn tiếp tục Các giao tử đực và cái

có thể cùng hoặc khác kích thước, cả hai giao tử và hợp tử được sinh ra từ những

tản rong bún (Enteromorpha spp.), khi giao tử đực có màu cam vàng và giao tử

cái có màu xanh thì chúng bắt đầu kết hợp lại với nhau để tạo thành một cây rongnon Các giao tử không thể tồn tại trong thời gian dài sau khi được phát tán nếuchúng không tìm thấy một giao tử khác hoặc một nơi để phát triển (Budd andPizzola, 2002)

Hình 2.2 : Vòng đời rong bún Enteromorpha sp (Kirby, 2001).

Điều kiện sinh trưởng của rong Bún

Rong bún Enteromorpha phân bố chủ yếu ở các ao hồ nước tĩnh, nước trong, độ

mặn thấp Trong các ao quảng canh, tự nhiên và ao nước thải, những ao hồ gần

khu dân cư hoặc trên các trảng có vật thể để bám dính Mùa vụ xuất hiện rongbún, thường vào mùa mưa khi mà độ mặn giảm thấp khoảng 2 - 25‰, vào mùa

nắng nóng rong bún ít xuất hiện và có hiện tượng tàn lụi (Nguyễn Văn Luận,2011)

Trang 21

Theo khảo sát của Nguyễn Văn Tròn (2011), Rong bún Enteromorpha chỉ sống

và xuất hiện trong điều kiện nước có độ mặn thấp và nhiệt độ môi trường thấp.Rong Bún sống tốt trong mùa mưa, nước lợ, nước trong và ở những nơi nước ít

lưu thông Ngược lại rong bún bị tàn lụi trong điều kiện môi trường có độ mặn

Hình 2.3 : Rong mền Cladophora spp.

Trang 22

Rong Mền (Cladophora) dạng sợi, chi nhánh nhiều theo kiểu mọc bên, đối nhau,

chạc hai, chạc ba, mọc về một bên, hình lược hay mọc vòng thành chùm Rong

sinh trưởng ở đỉnh Bám bằng tế bào gốc lóe ra hay gễ giả Rong sống một hay

nhiều năm, bám, trôi dạt thành bè, mảng hay phủ trên bùn Màu lục, kích thước

tùy loài từ 4 - 20 cm (Nguyễn Hữu Dinh và ctv, 1993) Rong mền Cladophora Là một giống của lớp Ulvophyceae Các loài Cladophora phổ biến ở vùng biển ôn

đới và nhiệt đới, nhưng Cladophora không xuất hiện ở vùng biển Bắc cực Trong

khu vực ôn đới và nhiệt đới chúng được tìm thấy trong nước ngọt, biển, cửa sông

và môi trường sống nước lợ (Hoek et al., 1995) Rong mền ngoài tự nhiên xuất

hiện rất bất thường, mà nguyên nhân là ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường sống

và giai đoạn phát triển của rong

Vòng đời của Cladophora

Rong mền là loài rong có sợi đơn, các nhánh mọc từ đầu hoặc giữa của sợi rong.Một số sinh sản vô tính bằng cách phân nhánh, một số khác phân đoạn Trong

điều kiện bất lợi thì một số loài có thể sinh sản hữu tính bằng cách sản sinh ra bào

tử Có hai giai đoạn đa bào trong chu kỳ cuộc sống của rong mền Cladophora,

một là thể giao tử (đơn bội) và hai là thể bào tử (lưởng bội), hai giai đoạn nàytrông rất giống nhau Cách duy nhất phân biệt hai giai đoạn trong chu kỳ sống của

rong mền Cladophora là căn cứ vào số lượng nhiễm sắc thể của chúng, hoặc kiểm

tra rong con Thể giao tử (đơn bội) sinh ra giao tử đơn bội bằng cách nguyên phân

và thể bào tử (lưởng bội) sinh ra bào tử đơn bội bằng cách giảm phân Chỉ có thể

nhìn thấy sự khác biệt giữa các giao tử và bào tử của Cladophora là các giao tử

có hai roi và các bào tử có bốn roi (Dodds và Gudder, 1992)

Nghiên cứu sinh thái học rong mền Cladophora spp của Dodds and Gudder (1992), Cladophora spp cung cấp nơi trú ẩn và thức ăn cho nhiều loài sinh vật

thủy sinh Chúng có thể là loài rong phổ biến nhất trong môi trường nước ngọttrên thế giới Loài rong sợi này có thể phát triển đến mức gây hại như hậu quả của

sự phì dưỡng trong nuôi trồng thủy sản Cladophora có nhiều loài, rất là khó

trong việc phân loại chúng Sự phân loại có thể được định danh rõ bằng cách nuôitrồng đồng thời các loài được biết và nguồn giống thu từ tự nhiên ở cùng điềukiện nuôi Điều này có thể loại trừ sự khác nhau về kiểu sinh thái theo hình thái

học Cladophora spp chủ yếu sống ở đáy thủy vực và thường thấy ở những vùng

có dòng chảy một hướng hoặc hoạt động sóng theo chu kỳ Sự trao đổi chất vàhình thái học của chúng liên quan đến các điều kiện động lực học chất nước Nitơ

Trang 23

và phospho là hai chất dinh dưỡng chính giới hạn sự phát triển của Cladophora Rong mền Cladophora là loài phát triển nối tiếp giữa-sau trong thủy vực nước

ngọt nơi chúng chịu được các loài ăn thực vật trong quần xã nước mặn, tuy nhiên,

chúng được xem là loài cơ hội phát triển trước và tương đối thuận lợi cho các loài

động vật không xương sống Cladophora spp sống bám trên các động vật bởi vì

chúng có thể có chức năng bảo vệ các động vật từ vật ăn mồi, làm thức ăn cho các

động vật hoặc làm giá thể để hạn chế sự xáo trộn từ dòng chảy Các loài tương tác

với nhau xảy ra trong quần xã Cladophora gồm 1) sự canh tranh với các vật sản

xuất sơ cấp, 2) kiểm soát tăng-giảm của sinh khối, 3) kết hợp sự cố định đạm vớicác loài thực vật sống bám, 4) làm thức ăn cho các động vật không xương sống và5) tạo chuỗi thức ăn phức hợp trong quần xã ở vùng triều và thủy vực nước ngọt

Bởi vì Cladophora được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác nhau, hệ sinh

thái của chúng thay đổi rất lớn ở nơi chúng sống (Dodds and Gudder, 1992)

Sự phân bố

Rong mền Cladophoraceae xuất hiện phổ biến trong các thủy vực lợ mặn ở khuvực châu Á Ở nước ta, loài rong này thường sinh trưởng và phát triển mạnh trongcác thủy vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Hoàng Duy, 2011).Nhiều nghiên cứu cho rằng độ mặn là nhân tố giới hạn sự phân bố của nhiều loàirong tảo Rong mền Cladophoraceae được tìm thấy ở hầu hết các thủy vực từ

nước mặn trở vào đến nước ngọt Các loài rong mền sống ở vùng triều là loài

rộng muối và thích nghi ở độ mặn cao tốt hơn so với rong mền nước ngọt

Cladophora glomerata Loài rong mền Cladophora rupestris được tìm thấy ở các

vùng trung triều có độ mặn 5 – 30‰ (Dodds and Gudder, 1992) Cladophoraceaechủ yếu sống ở đáy các thủy vực nước tĩnh từ các ao hồ tự nhiên cho đến các ao

đầm quảng canh Chúng được xem là loài cơ hội phát triển trước và tương đối

thuận lợi cho các loài động vật không xương sống

Trang 24

thường có thân bó, từ đó mọc lên các thân cứng Rong mọc thành bụi rậm hay

từng đám, màu đỏ lục hoặc đỏ nâu (Nguyễn Hữu Dinh và ctv, 1993) Rong Đá

(Najas sp.) thuộc loài thực vật thủy sinh có kích thước lớn, chiều dài có thể lên

đến 120 cm phổ biến ở môi trường nước ngọt, lợ Nhiệt độ thích hợp cho sự phát

triển của rong đá là từ 21 – 29oC, pH từ 6 – 7.2 Rong đá xuất hiện chủ yếu vàomùa mưa khi độ mặn giảm thấp trong các ao, kênh tự nhiên đôi khi có mặt trongcác ao quảng canh (thời gian không canh tác, thả nuôi) và ao nước thải (NguyễnHoàng Duy, 2011) Rong đá thường mọc ở những thủy vực nước tĩnh hoặc dòngchảy yếu Đây là loài phân bố rộng, được tìm thấy nhiều ở nước ta

(www.plantedtank.net/forums/191Najas sp Roraima Najas.html) Theo khảo sát

Trang 25

của Trần Phát Đạt, 2011 thì các nông hộ cho rằng rong đá là loài sống ở độ sâucao nhất khoảng 0,7 m, rong đá có thể sống được ở trên trảng và mương sâu do cóthân dài và rễ bám., các nông hộ củng cho rằng độ mặn thích hợp cho rong đáphát triển từ 9 - 15‰ Theo Nguyễn Văn Tròn (2011), qua khảo sát này thì đaphần các hộ nông dân cho là rong đá thường xuất hiện ở độ sâu khoảng 0,43 m và

độ mặn từ 10 - 13‰

Phân bố của Najas

Trên thế giới, chúng phân bố phổ biến trong khu vực Châu Á, phân bố rộng trongcác thủy vực ngọt đến các thủy vực lợ mặn và sinh trưởng tốt trong môi trường có

độ mặn giao động thấp Các loài thuộc chi Najas thường xuyên xuất hiện trong

các hồ tự nhiên, ao nước tĩnh, nơi ít bị ảnh hưởng bởi sóng, gió (Nguyễn HoàngDuy, 2011)

Theo một nghiên cứu so sánh về mức độ đa dạng sinh học trong các thủy vực và

hồ lớn ở Pakistan, nhóm nghiên cứu kết luận về tính đa dạng các loài rong biển,

và đánh giá được mức độ hiện diện của Najas graminea Raffeneaa- Dehile ở các

hồ tự nhiên cao hơn trong các đập, vùng ven bờ biển tại khu vực khảo sát

Một khảo sát khác về sự đa dạng thành phần loài thực vật thủy sinh ở hồ lớnthuộc huyện Thiruvallur, tỉnh Tamil Nadu Ấn Độ Hai tác giả MuthulingamUdayakumar và Kanakasanthi Ajithadoss đã báo cáo về mức độ phong phú của

các nhóm Najas indica, Najas minor, Najas graminea trong các hệ thống ao hồ

nhỏ của khu vực nghiên cứu

2.5 Các yếu tố môi trường

2.5.1 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến rong bún

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển của Enteromorpha bị ảnh hưởng

bởi nhiều yếu tố như cường độ ánh sáng, độ mặn, nhiệt độ và chất dinh dưỡng

(Kirby, 2001; Martins and Marques, 2002) Đối với nhiệt độ (Maith et al., 1986)

báo cáo cho rằng sự tăng trưởng của Enteromorpha flexuosa trong ao ở Ấn Độ

có thể sinh trưởng ở 30°C và duy trì ở nhiệt độ từ 15,5 - 30°C Trên 33°C thì xảy

ra hiện tượng mất màu (rong có màu trắng), nhiệt độ sinh sản tốt nhất là dưới30°C, trong vùng nước có pH khoảng 8,2

Theo nghiên cứu Martins et al., (1999) về ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng

trưởng của Enteromorpha đã được thử nghiệm các độ mặn từ 0 - 32 ‰, kết quả

Trang 26

cho thấy tỉ lệ tăng trưởng của rong thấp nhất ở độ mặn ≤ 3 ‰ và khi độ mặn ≤

1‰ rong sẽ chết Ngoài ra, tác giả đã kết hợp với những quan sát rong sống

ngoài tự nhiên để kiểm soát sự tăng trưởng của Enteromorpha và đã tìm thấy vùng cửa sông Mondego (Bồ Đào Nha) Enteromorpha có thể sống ở khu vực rộng muối hơn so với một số loài tảo khác Còn đối với Enteromorpha sp trưởng

thành sự hình thành và phát triển của bào tử bị ảnh hưởng bởi độ mặn giảm đáng

kể ở 5‰ , trong khi độ mặn 20 - 35‰ thúc đẩy sự tăng trưởng bào tử Kết quả

trên cho thấy sự hình thành bào tử của rong lớn phụ thuộc vào độ mặn (Sousa et al., 2007).

Độ mặn được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tăng

trưởng và hấp thụ dinh dưỡng của Enteromorpha, độ mặn cũng có thể ảnh hưởng

đến độ ion, mật độ của nước biển, đặc biệt là áp lực thẩm thấu của nó (Lobban và

Harrison, 1994) Theo nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Thảo (2011), nuôi sinh khối

rong bún Enteromorpha sp ở các độ mặn khác nhau (1, 5, 10, 15, 20, 25, 30,

35‰) Kết quả cho thấy độ mặn thích hợp nhất cho rong bún là 10 - 15‰ và có

thể nuôi rong bún ở độ mặn 5 - 25‰ Thí nghiệm làm cùng lúc còn cho thấy rong

bún nuôi trong điều kiện ánh sáng tự nhiên với cường độ ánh sáng dao động từ

3550- 50769 lux, có tốc độ tăng trưởng tốt nhất 424% sau 35 ngày nuôi Nhiệt độkhoảng 26,6 - 28,3°C thích hợp nhất cho sự phát triển của rong bún, tăng trưởng

của rong đạt (377%) Nghiên cứu của Liu et al., (2009) báo cáo rằng sự phân bố của Enteromorpha chịu sự giới hạn bởi hàm lượng nitơ trong môi trường sống, do yêu cầu nitơ cao, Enteromorpha cần sinh trưởng trong môi trường giàu nitơ.

Về ánh sáng và dinh dưỡng theo Liu et al., (2009) thì cho rằng ánh sáng và dinh

dưỡng rất quan trọng cho sự tăng trưởng tối ưu của Enteromorpha, ngoài ra nhiệt

độ và cường độ ánh sáng cũng là 2 nhân tố cùng ảnh hưởng kết hợp đến sự phát

triển của Enteromorpha (Wang et al., 2010), vào mùa xuân và mùa hè nhiệt độ

cao và ánh sáng có ảnh hưởng tích cực đến sự nảy mầm và phát triển bào tử của

rong bún Enteromorpha intestinalis (Lotze và Worm, 2006) Ngoài ra hai tác giả này cho rằng bào tử của E intestinalis có thể tồn tại hơn 10 tháng trong bóng tối

và nảy mầm trong bóng tối (Santelices et al., 2002).

2.5.2 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến rong mền

Tương tự như rong bún, các yếu tố môi trường khác nhau được cho là ảnh hưởng

đến sự phát triển của Cladophora, bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, pH, và các loại

Trang 27

chất dinh dưỡng Về yếu tố nhiệt độ, tuy Cladophora có thể phát triển khi nhiệt

độ trên 5oC, nhưng mà sự tăng trưởng xảy ra nhanh khi nhiệt độ trên 15OC (Bellis,1968; Whitton, 1967) Ở nước ta, thời gian sinh trưởng tốt nhất trong năm củarong là từ tháng 11 đến tháng 4, mùa nắng nóng nhiệt độ 28 - 40OC rong bị tàn lụi.Nhiệt độ không chỉ ảnh đến sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sinh sản, mùa vụsinh sản của rong biển ở nước ta khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 Về pH, Rong

mền Cladophora thích nghi với môi trường kiềm, và sự tăng trưởng xảy ra mạnh

tại giá trị pH từ 7 đến 9 (Bellis, 1968). Về yếu tố dinh dưỡng, phốt pho (P) và nitơ

(N) là yếu tố quan trọng kiểm soát sự phát triển và tăng trưởng của Cladophora Photpho là một trong các yếu tố hạn chế lớn đối với sự phát triển của Cladophora

(Whitton, 1970)

Theo điều tra của Nguyễn Văn Tròn (2011) “Khảo sát vai trò của rong bún và

thực vật thủy sinh trong ao nuôi tôm quảng canh ở các tỉnh ven biển ĐBSCL" thì

các loài rong trong đó có rong mền (Cladophora) thường xuất hiện vào mùa mưa

(tháng 3 – 7 âm lịch) có độ mặn thấp khoảng 15 - 18‰, độ sâu mà rong mền phân

bố trong khoảng 0,38 m

Theo khảo sát của Nguyễn Hoàng Duy (2011) thì sinh trưởng của rong mềnCladophoraceae chịu tác động chủ yếu bởi các yếu môi trường như: ánh sáng,nhiệt độ, độ mặn, pH, Một vài nguồn tư liệu khác cho rằng rong mền sinh

trưởng tốt trong điều kiện pH > 7 và nhiệt độ khoảng 25 – 30°C, có ánh sáng đầy

đủ Ngoài ra, tác giả này cho rằng sinh trưởng Cladophoraceae còn phụ thuộc vào

chiều cao của cột nước trong thủy vực (chi phối bởi chế độ triều) và độ trong (thểhiện bởi mật độ của vật chất lơ lửng)

Theo thí nghiệm của Huỳnh Thị Thắm (2011), “Ảnh hưởng của các độ mặn khác

nhau đến sự sinh trưởng của rong mền Cladophoraceae ở điều kiện nuôi trong

bể” Kết quả nghiên cứu này cho thấy rong mền là loài rộng muối có thể pháttriển ở độ mặn từ 0 - 35‰, độ mặn thích hợp từ 20 - 30‰ Rong mền phát triểntốt nhất trong 2 tuần nuôi và có mối tương quan chặt chẽ với độ mặn

Theo thí nghiệm của Trương Tài Nhân (2011), “Ảnh hưởng kết hợp của cường độánh sáng, nhiệt độ, độ mặn khác nhau đến sinh trưởng và thánh phần sinh hóarong mền Cladophoraceae” cho thấy rong mền được nuôi vào mùa nắng với

cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao (32oC) và độ mặn 25‰ phát triển tốt nhất

Trang 28

Theo nghiên cứu của Âu chúc Mai (2012), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn

khác nhau đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong mền Cladophoraceae

và rong đá Najas sp” Độ mặn thích hợp cho rong mền từ 20 – 30‰, tốt nhất là

10‰

Theo khảo sát của Nguyễn Minh Lực (2012), “Khảo sát về sự phân bố và biến

động sinh lượng và thành phần sinh hóa của rong mền (Cladophoraceae) ở tỉnh

Bạc Liêu và Cà Mau” kết quả khảo sát này cho thấy rong mền thường phân bố,

sinh trưởng và phát triển trong các thủy vực có sự biến động lớn như nhiệt độ

(24,1 – 34,8oC), độ mặn (2 – 35‰) và độ trong (15 – 70 cm)

2.5.3 Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới rong đá

Rong đá là loài thực vật thủy sinh, sự phát triển của rong đá chịu ảnh hưởng bởi

các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn Nghiên cứu của

(Chamisso, 1829) báo cáo các chỉ tiêu về môi trường của rong đá (Najas indica)

khảo sát trong các thủy vực ở Ấn Độ như sau: khoảng nhiệt độ thích hợp cho sựphát triển từ 22 – 30oC, pH thích hợp 6,0 – 7,5

Rong đá Najas phát triển tốt trong điều kiện môi trường nước tĩnh, ít chịu tác động bởi sóng gió Ngoài ra, sinh trưởng của Najas chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố

như tính chất nền đáy, độ trong, dao động lớn của độ mặn có thể gây sốc và ảnhhưởng đến phân bố của chúng

Theo nghiên cứu của Nguyễn văn Tròn (2011), thì các loài rong trong đó có rong

đá thường xuất hiện vào mùa mưa ( tháng 6 – 9 âm lịch) có độ mặn tương đối

thấp và điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi Theo ý kiến của nông hộ cho rằngrong đá thường xuất hiện ở độ mặn từ (10 - 13‰) và ở độ sâu khoảng 0,43 m.Theo Trần Phát Đạt (2011) “ Điều tra về sự xuất hiện và tác động của các loàirong biển trong các mô hình nuôi tôm biển ở ĐBSCL” đa phần các nông hộ chorằng rong đá thường xuất hiện vào mùa mưa ở độ mặn từ (9 - 15‰), rong đá sống

ở độ sâu cao nhất khoảng 0,7 m

Theo nghiên cứu của Âu chúc Mai (2012), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn

khác nhau đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong mền Cladophoraceae

và rong đá Najas sp” Độ mặn thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của rong đá

0 – 10‰, tốt nhất là 0‰

Trang 29

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm thu mẫu

Khảo sát được thực hiện ở 2 tỉnh là Bạc Liêu và Sóc Trăng Tiến hành thu mẫutrên 2 mô hình: ao nuôi quảng canh và thủy vực tự nhiên Mỗi loại thủy vực đượclặp lại 3 lần

Thời gian thực hiện 12 tháng: từ tháng 03/2011 đến tháng 02/2012

Các địa điểm thu mẫu gồm:

- Tỉnh Sóc Trăng: xã Tham Đôn, Huyện Mỹ Xuyên, xã Trung Bình, huyện

Trần Đề và xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu

- Tỉnh Bạc Liêu: xã Vĩnh Hậu và xã Vĩnh Mỹ, Huyện Hòa Bình:

Mỗi thủy vực được chọn thu mẫu cố định trong suốt thời gian khảo sát và định kỳthu mẫu hàng tháng

Ngày đăng: 25/02/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Dựa vào hình thức diễn đạt, có thể hình dung hệ thống các phương pháp kiểm tra - đánh giá trong dạy học qua sơ đồ sau đây: - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
a vào hình thức diễn đạt, có thể hình dung hệ thống các phương pháp kiểm tra - đánh giá trong dạy học qua sơ đồ sau đây: (Trang 12)
Hình 2.1: Hình rong bún Enteromorpha sp (Link, 1820). - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Hình 2.1 Hình rong bún Enteromorpha sp (Link, 1820) (Trang 19)
Giống nhiều loài tảo khác, rong bún Enteromorpha có hai hình thức sinh sản: vơ - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
i ống nhiều loài tảo khác, rong bún Enteromorpha có hai hình thức sinh sản: vơ (Trang 20)
Hình 2. 3: Rong mền Cladophora spp. - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Hình 2. 3: Rong mền Cladophora spp (Trang 21)
Hình 2. 4: Rong đá Najas Minor - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Hình 2. 4: Rong đá Najas Minor (Trang 24)
Hình 3.1: Bản đồ khu vực khảo sát.( www.google.com.vn) - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Hình 3.1 Bản đồ khu vực khảo sát.( www.google.com.vn) (Trang 30)
Độ mặn và độ trong được trình bày trong bảng (Bảng 4.1). Trung bình độ mặn qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Bạc Liêu dao động trong khoảng (8,3 - 23,3‰), ở các ao tự nhiên Bạc Liêu dao động từ9 - 23,3‰.Ở Sóc Trăng, trung bìnhđộ mặnqua các tháng t - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
m ặn và độ trong được trình bày trong bảng (Bảng 4.1). Trung bình độ mặn qua các tháng thu mẫu ở các ao quảng canh Bạc Liêu dao động trong khoảng (8,3 - 23,3‰), ở các ao tự nhiên Bạc Liêu dao động từ9 - 23,3‰.Ở Sóc Trăng, trung bìnhđộ mặnqua các tháng t (Trang 32)
Bảng 4.2: Nhiệt độ và pH trung bình qua các tháng thu mẫu. - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Bảng 4.2 Nhiệt độ và pH trung bình qua các tháng thu mẫu (Trang 34)
Bảng 4.3:Mức nước ở trảng và mức nước tổng trung bình qua các tháng thu mẫu. - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Bảng 4.3 Mức nước ở trảng và mức nước tổng trung bình qua các tháng thu mẫu (Trang 35)
Bảng 4.4:Hàm lượng NH4+/NH3 và NO3-trung bình qua các tháng thu mẫu. - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Bảng 4.4 Hàm lượng NH4+/NH3 và NO3-trung bình qua các tháng thu mẫu (Trang 37)
Bảng 4.5: Độ kiềm và hàm lượng PO43- trung bình qua các tháng thu mẫu. - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Bảng 4.5 Độ kiềm và hàm lượng PO43- trung bình qua các tháng thu mẫu (Trang 38)
Hình 4.1: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu. - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Hình 4.1 Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu (Trang 40)
Hình 4.2: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng. - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Hình 4.2 Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng (Trang 40)
Hình 4.3: Năng suất trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu. - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Hình 4.3 Năng suất trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu (Trang 42)
Hình 4.4: Năng suất trung bình rong mền qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng. - Tài liệu Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU potx
Hình 4.4 Năng suất trung bình rong mền qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w