1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ: Phần 1

115 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ: Phần 1
Tác giả Nguyen Thi Hoang Yen, Bo Thi Thao
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyen Thi Hoang Yen, ThS. Do Thi Thao
Trường học Đại học
Chuyên ngành Giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 7,41 MB

Nội dung

Giáo trình Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ được biên soạn gồm 5 chương. Trong phần 1 giáo trình sau đây trình bày 3 chương với những nội dung chính sau: Chương 1 những vấn đề chung về khuyết tật trí tuệ, chương 2 một số hội chứng điển hình liên quan đến khuyết tật trí tuệ, chương 3 đặc điểm tâm lí trẻ khuyết tật trí tuệ. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Trang 2

PGS.TS NGUYEN THI HOANG YEN (Chi bién)

ThS DO THI THAO

GIAO TRINH

Trang 4

Trang 8 6

Chương 1 Những vấn đế chung về khuyết tật trí tuệ ot

1 Khải niệm khuyét t3t tr tug (Intellectual disability) 7 2 Các nguyên nhân gây nên khuyết tật trí tuệ iB 3 Các dấu hiệu phát hiện trẻ khuyết tật tí tuệ 23

.4 Chẩn đoán và phân loại mức độ khuyết tật trí tuệ -23

5 Tính phổ biến của khuyết tật trí tuệ

Câu hỏi ôn tập Bài tập thực hàn!

'Chương 2 Một số hội chứng điển hình liên quan đến khuyết tật trí tuệ 1 Hội chứng Down

2 Hội chứng gãy nhiễm sắc thể X (fragile X) 3 Hội chứng tăng động giảm tập trung 4 Rối loạn tự kỉ (Autism Disorder ~ AD)

5 Bại não

'6 Động kinh

Câu hồi ôn tập

Bài tập thực hành

Chương 3 Đặc điểm Tâm lí trẻ khuyết tat trí tuệ

Trang 5

Cau hdi 6n tap

Bài tập thực hành >

Chương 4 Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ 1 Đặc điểm về giao tiếp ở trẻ KTTT

2 Đánh giá giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ

.3 Các phương tiện giao tiếp với trẻ khuyết tật trí tuệ

4, Phat triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT

5 Các chiến lược giúp trẻ khuyết tật trí tuệ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

Chương 5, Quản lí hành vi của trẻ khuyết tật trí tuệ

1 Khải quát chung vế vấn để hành vĩ ở trẻ khuyết tật trí tuệ

2 Đảnh giả để xác định hành vì không phù hợp ở trẻ khuyết tật trí tuệ 3 Cac chiến lược quản lí hành vi của trẻ khuyết tật trí tu

.4 Những lưu ÿ khi xây dựng một chương trình can thiệp hành vi cho trẻ khuyết tật tr tuệ

Trang 6

DANH MUC CAC TU VIET TAT Chữ cái Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh viết tắt AAMR _ | Hiệp hội Chậm phát triển trí tuệ Mĩ | American Association of Metal Retardation

AD Rối loạn Tự kỉ Autism disorder

ADD | Rối nhiễu giảm tập trung Attention Deficit Disoder AD/HD | Tang dong/giim tap trung Attention Deficit/

Hyperactivity Disoder

ASD Rối loạn phổ tự kỉ Autism Spectrum

Disorders

CPTTT | Chậm pháttriển trí tuệ Metal Retardation

CDD | Rốiloạn không hòa nhap autho —_| Childhood Disintegrative Disorder

DSM-IV | Sổ tay chẩn đoán và thống ké cdc | Diagnostic and Statiscal

rối nhiều tỉnh théin ~ Mi Menual of Mental Disorders

Gv Giáo viên ‘Teacher

HV Hanh vi Behavior

IASSID _ | Tổ chức nghiên cứu khoa học quốc | International Association

tế về người khuyết tật trí tuệ for the Scientific Study of

Mental Deficiency

Intemational Statistical ICDI@ | bệnh và các vấn để sức khoẻ liên | Classification of

quan — Xuất bản lần thứ I0 Diseases and Related Health Problems ICD 10 PDD _ | Rối loạn phát triển diện rộng Pervasive Developmental

Disorders

KTTT | Khuyét rat Intellectual disability

Trang 7

MUC TIEU

Giáo trình trang bị những kiến thức cơ bản về giáo dục trẻ khuyết tat tri

tuệ như: khái niệm, các đặc điểm tâm lí, bước đầu cung cấp phương pháp

phát triển kĩ năng giao tiếp và quản lí hành vi cho trẻ khuyết tật trí tuệ, giúp

sinh viên bước đầu tiếp cận và thực hiện một số hoạt động giáo dục cho trẻ

khuyết tật trí tuệ

Kiến thức: Người học nắm được những kiến thức cơ bản có liên quan đến

giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ: Khái niệm, nguyên nhân, các hội chứng thưởng có liên quan đến khuyết tật trí tuệ, đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ;

phương pháp phát triển giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ và quản lí hành vi

của trẻ khuyết tật trí tuệ

Kĩ năng: Người học có được những kĩ năng trong việc tìm hiểu những vấn để liên quan đến trẻ khuyết tật trí tuệ (những khó khăn về thể chất ~ tâm thần, đặc điểm tâm I ), có kĩ năng giao tiếp và quản lí hành vi của trẻ khuyết tật trí tuệ

Thái độ: Có thái độ trân trọng khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật trí tuệ, tôn trọng, khích lệ trẻ học tập; yêu nghề, tận tâm với giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, tích cực, chủ động tìm kiếm và áp dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn giao dục trẻ khuyết tật trí tuệ

Trang 8

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ

1 Khái niệm khuyết tat trí tué (Intellectual disability)

Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX vấn để nghiên cứu trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) đã được nhiều nhà khoa học quan tâm như: các bác sĩ, các nhà tâm lí học, giáo dục học, sinh học, giải phẫu

Alfred Binet va Theodore Simon là những người đầu tiên phát minh ra Trắc nghiệm chỉ số trí tuệ vào đầu thế kỉ XX, họ cho rằng những người có chỉ số trí tuệ dưới 70 bị coi là KTTT

‘Theo Edgardoll (1941) định nghĩa, một trẻ KTTT phải biểu hiện ở 6 tiêu chí sau: ® Khơng thích nghỉ được với xã hội; ® Trí thơng minh thấp hơn mức bình thường; ® Không có khả năng phát triển trí tuệ cao hơn nữa; ® Chỉ đạt ở mức độ phát triển nhất định; ® Mức độ phát triển tuỳ theo sự phát triển của thể chất, © Khơng có khả năng chữa trị được

Năm 1954 Benda cho rằng: KTTT là người không có khả năng điều khiển bản thân và xử lí các vấn để của riêng mình, hoặc phải được dạy mới biết làm, họ có nhụ cấu về xự giám sát, kiểm xoát và chăm sóc cho sức khoẻ của bản thân mình và cẩn đến sự chăm sóc của cộng đồng

“Theo Luria (1966) thì: "Tzẻ KTTT là những trẻ mắc phải bệnh về não rất nặng từ khỉ còn trong bào thai hoặc trong những năm tháng đâu đời Bệnh này cản trở sự phát triển của não, do vậy nó gây ra những su phát triển không bình ẩn Trẻ KTTT dễ dàng được nhận ra do khả năng lĩnh hội ý tưởng và khả năng tiếp nhận thực tế bị hạn chế"

AAMR' cho rằng: KTTT là một dạng tật có đặc điểm là bị hạn chế đáng kể trong việc thực hiện chức năng trí tuệ và các kĩ năng thích nghỉ thực tế, thích nghỉ

xã hội, kĩ năng nhận thức Loại tật này bắt đầu trước 18 tuổi

Năm 1991, bác si Nguyễn Khắc Viện cho rằng: KTTT (còn gọi là chậm khôn

hay thiểu năng trí tuệ) là hiện tượng thấp kém vẻ trí tuệ của một cá nhân so với

thành viên khác trong xã hội Biểu hiện qua việc cá nhân đó không có khả

Trang 9

nâng hoàn thành các công việc trí óc và các hoạt dong khác tương ứng với lứa

tuổi hoặc gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong thích nghỉ xã hội Về phương diện

bệnh lí, cần phân biệt KTTT với mất trí hay tổn thương trí tuệ

Theo chúng tôi, KTTT là ¡nột dạng tật có đặc điểm là bị hạn chế đáng kể trong việc tiếp thu, hạn chế về khả năng thực hiện chức năng trí tuệ của một cá nh viên khác trong xã hội, khó khăn trong các kĩ năng thích nghỉ thực tế Điều này làm cho một cá nhân KTTT khó khăn trong việc hoàn

thành các công việc trí óc và các hoạt động khác tương ứng với lứa tuổi hoặc gặp

nhiều khó khăn, hạn chế trong thích nghỉ xã hội

‘Theo khái niệm về KTTT như trên, chúng ta có thể thấy rằng nhân tố chủ yếu quyết định các đặc điểm và đặc thù của một người KTTT là sự hạn chế về trí tuệ, vẻ khả năng nhận thức và kém thích nghỉ với xã hội

2 Các nguyên nhân gây nên khuyết tật trí tuệ

“Theo DSM-VI', KTTT có thể do các nguyên nhân sinh học hoặc xã hội gây

nên hoặc do cả hai nguyên nhân Trong số những người bị KTTT thì có khoảng 30 — 40% không rõ nguyên nhân Số người bị KTTT xác định được nguyên nhân

ó tỉ lệ phân bổ như sau:

— Nguyên nhân di truyền: chiếm khoảng 5%

~ Biến đổi bất thường trong thời kì đầu của sự phát triển: chiếm khoảng 30% — Bất thường khi mang thai hoặc khi sinh: chiến khoảng 10%

— Tổn thương thời kì mới sinh hoặc thời ấu thơ: chiếm khoảng 5% ~ Mỗi trường và các khuyết tật tình thần khác: chiếm khoảng 15 ~ 20%,

2.1 Những nguyên nhân có trước khi sinh

2.1.1 Những yếu tố nội sinh

:Đột biến nhiễm sắc thể gây nên hội chứng: Down, Klinefelter, Turner, thé ba

ở cặp nhiễm sắc thể 13, I8 Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tật

KTTT Với những đứa trẻ mắc phải hội chứng này, người ta còn có thể quan sát được nhiều rối loạn bên ngoài chỉ bằng mắt thường

— Hội chứng Down (Down syndrome): Do sự không phân li của cặp nhiễm

sắc thể thứ 2l nên ở những người này có ba cặp nhiễm sắc thể ở cặp 21 (gọi là

Trang 10

~ Thể ba ở cặp nhiém sic thé 13 (2n = 47, +13) thudmg gay chét ở trẻ sơ sinh, dưới ba tháng tuổi nên hiểm thấy ở người lớn Một số ít sống đến 5 tuổi Triệu chứng là não teo di, mất trí, bị điếc và nhiều đị dạng khác ở nội quan và các cơ quan bên ngoài

~ Thể ba ở cặp nhiễm sắc thể 18 (2n =47, +18), biểu hiện mất trí và nhiều tật

bẩm sinh Trẻ sinh ra bị hội chứng này thường do các bà mẹ lớn tuổi

~ Hội chứng Tumer (Tumer syndrome) (2n = 45, X): Người bị hội chứng này có 44 NST thường và một nhiễm sắc thể giới tính X Hội chứng được H.H Tumer phát hiện vào năm 1938 Những trẻ em bị hội chứng này thường chết trong bào thai, hơn 90% sảy thai đột ngột, rất ít người sống đến tuổi trường thành (1/15000) Nếu sống đến tuổi trưởng thành thì thường có những dị hình như không có buồng trứng, thiếu các tính trạng giới tính thứ cấp do đó không có con, KTTT và nhiều dị dạng bên ngoài khác Nguyên nhân có thể do một tỉnh trùng, không có nhiễm sắc thể giới tính, cũng có thể mất đi một NST giới tính XX hay XY Dạng thứ hai này thuộc “thể khảm” thường có ít dị hình hơn, có thể tạo tính cái và vẫn có thể có con Klinefelter’s syndrome Turner Syndrome i>} a} gb al ad IK be ad (HCH Eb Won atc is WOM ae oe ar as i cpa ee Mee 47, XXY 45,.X

Nguyên nhân gây nên hội chứng Klinefelter va Turner

Trang 11

ập NST giới tính kiểu XXY (thừa một NST X), tính XX, kết quả là tạo ra bộ NST ludng boi gm 22 cap NST Ÿ Lỗi gen: (chủ yếu do thiểu một chất men nào đó) dẫn đến rối loạn các chuyển hoá: Hội chứng PKU, San filippo, chứng xơ cứng dạng củ, gãy nhiễm sắc thé, Rett, William Beuren, Angelman, Prader Willy

— Hội chứng Phenylketonuria (PKU), do gen lặn gây ra Do một nguyên nhân nào đó gen bị đột biến Lúc mới sinh thường vẫn khoẻ, nhưng sau một số tuần thì bị mất trí, nhiều trẻ không di được, không nói được, lên cơn động kinh, KTTT và có thể dần đến bị điên Việc rối loạn chuyển hoá bẩm sinh dẫn đến sự thừa (tích

tụ) một số chất, đồng thời có thể thiếu một số chất khác, hơn nữa có thể xuất hiện

những chất mới vốn không có và không cần cho cơ thể, từ đó dẫn đễn sự đầu độc co thể làm xuất hiện bệnh Bệnh này cân được phát hiện sớm, có thể phát hiện ngay từ khi còn nằm trong tử cung Khi đã phát hiện được khâu bi r6i loạn có thể không dùng những chất mà cơ thể không chuyển hoá được hoặc bổ sung những chất cơ thể còn thiếu

— Hội chứng Aleal tonuria (còn gọi là Ancapton) do một gen lặn gây ra, thường xây ra trong những gia đình có người trong họ (cùng dòng họ) lấy nhau Lúc còn bé, trẻ thường chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng về sau dẫn đến nhiều biến loạn khác nhau như trẻ bị KTTT

~ Hoi ching Gay NST X (Fragile X syndrome): Năm 1991, các nhà khoa học phát hiện ra gen gây ra gãy nhiệm sắc thể X (gọi là gen FMR 1) Boi với những cá nhân bị hội chứng gãy nhiễm sắc thể X, mot đột biến ở FMRI làm cho gen say gap

— Hội chứng Prader = Willi syndrome (viết tắt là PWS) là một rối loạn gen phúc tạp Trong hầu hết trường hợp, PWS được coi là do một lỗi về gen xảy ra mot cách tự phát tai hoặc gần thời điểm thụ thai vì những lí do chưa được phát hiện Trong một tỉ lệ nhỏ PWS (dưới 2%), một đột biến gen không ảnh hưởng đến cha mẹ được truyền sang cho đứa con và ở những gia đình này, có thể hơn một trẻ sẽ bị ảnh hưởng Một rối loạn giống như PWS cũng có thể xuất hiện sau khi sinh nếu như phẩn hypothalamus của não bị tổn thương do chấn thương hoặc phẫu thuật Hội chứng này thường gây ra trương lực cơ thấp, tắm vóc nhỏ, phát triển tình dục không đầy đủ, chậm phát triển nhận thức, có vấn dẻ vẻ hành vi (AY) và một cảm giác đói kinh niên mà dẫn đến ăn quá nhiều và sự béo phì có

thể nguy hiểm đến tính mạng Về cơ bản PWS Xảy ra là do việc thiếu một số gen

trên một trong hai NST số 15 = thường là NST do người bố truyền cho Trong hầu hết các trường hơn có hiên nem “hiến mất" sa ˆ

Trang 12

Đối với các trường hợp còn lại, toàn bộ NST từ người bố bị mất và thay vào đó sẽ có 2 NST số 15 từ mẹ Việc thiếu những gen quan trọng từ người bố ở những người PWS làm rối loạn cảm giác än uống Nguyên nhân gây ăn nhiều là do ở người PWS có một khe hở trên phần hypothalamus của não mà thường là nơi tạo cảm giác vẻ đói và no Mặc dù nguyên nhân gây hở vẫn chưa được tìm ra nhưng rõ ràng là những người có khe hở này không bao giờ thấy no và luôn muốn ân mà không thể kiểm chế được Thêm vào vấn để này, những người PWS thường có ít nhu cầu về thức an hơn những người không có PWS vì cơ thể họ có ít cơ hơn và có xu hướng tiêu thy ít calo hơn

~ Bệnh U bã nhờn: Đây là một bệnh trội của nhiễm sắc thể thường Gần đây, người ta phát hiện thấy rằng sự đột biến ở gen và ở NST cặp 9 và I6 chính là nguyên nhân gây bệnh Khoảng 60% các trường hợp mắc bệnh xuất hiện dạng đột biến mớiAự nhiên ở những cha mẹ khoẻ mạnh bình thường Trong những trường hợp này, nguy cơ sinh thêm con mang bệnh tăng dần: 1/100 đến 1/1000 Khoảng 40% cha mẹ khác có những hội chứng nhẹ của bệnh, nếu được kiểm tra sẽ phát hiện chồng hoặc vợ là người mắc chứng đột biển Có khoảng 50% cặp vợ chồng này sẽ sinh con bị bệnh u bã nhờn Hiện nay, vẫn chưa có đủ khả nâng để tiến hành chẩn đoán trước khi sinh Tỉ lệ trẻ mắc bệnh u bã nhờn là: 1/10.000

Các loại u rải rác xuất hiện trong não, mặt, tay, chân, lưng, tim, phổi Trẻ mắc

bệnh này thường có có vấn dé về ngủ, rối loạn HV, KTTT, động kinh

~ Hội chứng Rett (Ret syndrome): Được phát hiện vào năm 1996 do Adreas

Rett (người Áo) Hiện nay chưa rõ nguyên nhân một cách chính xác, tuy nhiên

rất có thể hội chứng này là bệnh di truyền trội liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính: thường là bé gái mang bệnh này, còn bé trai mang bệnh sẽ chết trước khi sinh: Các cặp vợ chồng không phải lo ngại sẽ sinh thêm con gái bị hội chứng này do "những đột biển mới" Tỉ lệ xuất hiện: 1/10000 bé gái Triệu chứng của bệnh là: Trẻ phát triển bình thường cho đến lúc 6 tháng tuổi, sau đó dừng lại; cử động

của đôi tay giảm dần, trẻ giao và liên hệ bằng mất cũng ít hơn Sau hai năm,

sự suy giảm thể hiện rõ ràng và điễn ra nhanh hơn, chẳng hạn như về ngôn ngữ và

vận động của tay: cọ sát tay theo một kiểu nhất định, "cử động vò quần áo", và

Trang 13

~ Hoi chimg Angelman (Angelman syndrome): Nam 1965, Harry Angelman, mot bác sĩ nhỉ khoa người Anh đã phát hiện ra bệnh Hầu hết trẻ mắc phải hội chứng này đều bị mất đoạn NST ở cập số 15 và di truyền từ mẹ Không chỉ xét nghiệm nhiễm sắc thể của người mẹ mà ngay cả các chị em gái của người mẹ đó Nguy cơ sinh thêm con có hội chứng này là 1 ~ 50% Tỉ lệ: 1/20 — 30000 Trẻ có triệu chứng như: gặp khó khăn khi bú sữa mẹ và phát triển không bình thường Lúc mới sinh, điện mạo bên ngoài vẫn bình thường, nhưng sau này mắt trở nên

vô hồn, miệng luôn cười tươi và cằm rất phát triển Đầu thường nhỏ quá cỡ (chu:

vi của đầu quá bé) Cơ bắp của các chỉ rất phát triển (khi được ẩm trong vòng tay của mẹ, trẻ tỏ ra không được thoải mái, người cứng lại) Khi trẻ bắt đầu biết đứng và biết đi, sự phát triển bất thường của cơ bắp là lí do gây nên những bước di rong và chân luôn cứng Khi lên bốn tuổi, cử động đập tay trở nên tự nhiên hơn mỗi khi trẻ bước di Trẻ hay mút tay, hiếu động và lười liên hệ bằng mắt (hiện tượng này giảm dần khi trẻ lớn lên), hay thò lò mũi xanh và chảy nước dãi Trẻ hay the lưỡi Chúng thích chơi nước, bóng và các đồ chơi bằng nhựa có nhiều màu sắc Trẻ thường bị rối loạn về giấc ngủ: chúng thức dậy vẻ đêm do hoạt động nhiều hơn trẻ bình thường Sau năm thứ nhất, trẻ bị động kinh (85% trẻ bị động kinh) Tat vẹo đốt sống và giảm sắc tố da xuất hiện rõ rệt

Š Rối loạn nhiều yếu tố: Nứt đốt sống, quái tượng không não, tran dịch màng

não, tật đầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến giáp

¬ ~ Nữt đốt sống: Do sự không khép kín được máng thần kinh ở phần sau, có vài đốt sống không đóng kín được ống thân kinh (tuỷ sống) Kết quả là vùng tuỷ sống không

được bảo vệ có thể phình ra ngoài tạo thành

một cái túi đen “Tai thần kinh” này được bao bọc bởi một lớp màng rất mỏng có thể để dịch tuỷ sống vào não rỉ qua Nguyên

'Nguền nhận dây nàn nhân của dị tật này hiện nay vẫn chưa được tìm ra Nhưng cứ 250 đến 5000 trẻ sinh ra có tật nứt đốt sống ở trễ một trẻ bị tật nứt đốt sống

Trang 14

~ Tật đầu to (Não úng thuỷ): Là tình trang “tt dong trong não” thường gập ở 4 trong số 5 trẻ bị tật nứt đốt sống Dịch hình thành trong não không chảy xuống tuỷ sống như bình thường mà tích tụ lại và gây tăng áp lực trong não và hộp sọ Mặc dù trẻ đẻ ra đầu trông như bình thường nhưng dần dần to lên và chứa ấy dịch Hội chứng này có thể xuất hiện ngay sau khi sinh và tiến triển nặng dần trong vòng hai năm đầu, có thể dẫn tới tử vong Một số trường hợp bệnh ngừng,

tiến triển, trạng thái tỉnh thần và cơ thể tốt lên rõ rệt Bệnh có thể được điều trị

bằng các phương pháp phẫu thuật, dùng các thuốc giảm áp lực dịch não tuỷ

— Tật đầu nhỏ: Là kết quả của sự phát triển bất bình thường của não Tật dầu

nhỏ có thể là khuyết tật riêng biệt, cũng có thể là khuyết tật do sự tác động của

nhiều tác nhân trong quá trình thai nghén hoặc sau đó như nhiễm trùng, chấn thương khi để, mẹ mắc bệnh Phênylxetôn niệu, bị nhiễm xạ Tật não nhỏ di

truyền theo cơ chế di truyền lặn nhiễm sắc thể thường, cũng có trường hợp di truyền theo cơ chế di truyền trội nhiễm sắc thể thường Nếu được chãm sóc tốt, các trẻ mắc tật này có thể tăng tuổi thọ cao hơn, giáo dục tốt có thể giúp trẻ thích

nghi một phần trong cuộc sống

2.1.2 Do các yếu tổ ngoại sinh

* Do lấy nhiễm khi bà mẹ mang thai: Séi rubella hay cdn gọi là sời Đức, nhiễm Toxoplasma, vi rút cự bào, giang mai, nhiễm HIV Do có tác động đến bào thai gây nên KTTT, vi rút thường tác động ở thời kì phôi, kí sinh trùng ở thời kì thai, còn vi trùng có thể lây bệnh ở cả thời kì phôi và thai

— Si Rubella:

Do bác sĩ Geeg tim ra, ông mô tả trẻ bị KTTT kèm đục thuỷ tỉnh thể bẩm sinh bởi những bà mẹ bị nhiễm Rubella, nhất là trong thời kì 3 — 4 tháng đầu mang thai Trẻ có nhiều đị tật bẩm sinh khi nhiễm bệnh này như: mắt nhỏ, bệnh tỉm bẩm sinh, điếc,

di dang xuong so, tang động — giảm tập

trung, mứa vờn, động kinh Trước khi mang thai, các bà mẹ cần kiểm tra và tiêm thuốc phòng bệnh, không nên mang thai trong tình trạng mang bệnh hoặc gắn nơi người Hình ảnh bộnh sỏi Rubella mang bệnh

Trang 15

~ Bệnh giang mai bẩm sinh: Phỏi thai bị nhiễm khuẩn giang mai của người

mẹ truyền qua nhau thai Tổn thương thường khu trú ở hệ thần kinh trung ương

gây ra trạng thái viêm não, viêm màng não, di dạng sọ, mũi lõm hình yên ngựa, da nhạt có sắc vàng, răng mọc lộn xộn, điếc, đục thuỷ tinh thé, gan lách to, dị dạng xương, phản xạ gàn xương không đều ở hai bên, liệt cơ mặt và trẻ chậm phát triển ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp ở mức độ nặng Biện pháp phòng chống tốt nhất là trước khi mang thai người mẹ nên đến kiểm tra sức khoẻ tại bệnh viện, nếu có bệnh phải ngăn bệnh trước khi sinh con, khi trẻ ra đời mà được phát hiện cần tiêm thuốc chống bệnh giang mai ngay

~ Bệnh nhiễm kí sinh trùng Toxoplasmosis: Là loại kí sinh trùng sống ở nhiều vật chú, hầu hết ở các loại vật có vú và chim Thường là bệnh bẩm sinh do mẹ truyền sang cho con qua đường nhau thai Mức độ KTTT dựa vào thời kì kí sinh trùng sớm hay muộn Những trẻ mắc bệnh này sau khi sinh vài tuần thường,

có triệu chứng sốt cao, viêm phổi, rối loạn đường ruột, viêm màng viêm võng mạc, có điểm đóng não, ứ nước não và lên cơn co giật Khi mang thai

bà mẹ nên tránh không tiếp xúc gần với các loại vật chú đó, ví dụ như: chó, mèo, chim, phân và nước tiểu của các con vật này, đồng thời cũng không nên ăn các loại thức ăn tái hay tiết canh

* Do nhiễm độc: một số loại y dược mà bà mẹ dùng, chẳng hạn như thuốc chống động kinh, chất rượu cồn, chụp tỉa x~quang, chất độc mầu da cam (thế hệ thứ hai), kháng thể Rh

~ Sự lạm dụng thuốc và dùng sai chỉ định đã trở thành nguyên nhân lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ và tần tật hiện nay trên thế giới Điều này do một phần kê đơn bừa bãi và chỉ định sai (ví dụ một số loại thuốc dùng trong thời kì mang thai có

thể sẽ gây dị tật bẩm sinh) Thuốc có thể chữa được bệnh, tuy nhiên khi mang

thai hoặc cho con bú bà mẹ nên cẩn trọng trong việc dùng thuốc

Trang 16

chứng của thần kinh như: múa vờn, điếc, lên cơn có giật, rung giật nhãn cầu, lác mắt, liệt nửa người, chậm phát triển với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có nhiều trường hợp trí tuệ của trẻ vẫn phát triển bình thường Xét nghiệm yếu tố Rh là một trong những chỉ định trong trường hợp bất thường về sinh sản như trường, hợp sẩy thai và có thể thay máu cho trẻ ngay sau khi chào đời

~ Rượu: Trong rượu có chất cồn làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của thai nhỉ Có tới 1/3 số con cái của những người nghiện rượu nặng bị mắc nhiều vấn để gọi là hội chứng thai nhỉ nhiễm độc từ rượu Các trẻ nhỏ mắc hội chứng này biểu hiện ở ba đặc điểm chính: chậm lớn, khuôn mặt có những nét đặc biệt

dễ nhận ra như đầu nhỏ, mắt nhỏ, tai vềnh ra phía sau

~ Thuốc lá: Những phụ nữ có mang hút nhiều thuốc lá sẽ dễ dẫn đến bị đẻ non hơn người không hút thuốc lá, trẻ sinh ra thường thiếu cân và KTTT

~— Hêrôin và mêtanđon: Các chất gây ngủ này thấm qua nhau thai và ngấm vào phôi hoặc vào thai Con cái của người nghiện ma tuý cũng bị nghiện Sau khi sinh ra, những đứa trẻ này có các triệu chứng lên cơn nghiện như khó thở, nôn mửa, run rấy và co giật Để giảm bớt các tác hại này, nên cho các trẻ bị nghiện đó dùng các chất thuốc ngủ với liều lượng “duy trì” và sau đó giảm dần dần Ngay cả khi thôi dùng thuốc ngủ, các trẻ nhỏ này vẫn còn nhiều vấn đẻ Khi còn bé chúng có khuynh hướng trở thành quá nhạy cảm vì hệ thần kinh của chúng dễ bị “quá tải”, chúng có chiều hướng tránh né sự kích thích và qua đó bỏ qua các cơ hội thăm dò và học tập từ môi trường xung quanh Sau này tính nhạy cảm quá mức sẽ gây khó khăn cho việc học tập Khi lớn lên, chúng thường có những vấn để vẻ HV như: quá hiểu động và khả năng duy trì, chú ý kém

~ Côcain: Phụ nữ có thai nếu dùng côcain sẽ có nguy cơ cao hơn mức trung, bình về các chuyện sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ (do nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung) và đẻ non Trẻ sinh ra có khả năng thiếu cân và đầu nhỏ hơn cỡ trung bình Một số dễ bị kích động trong khi đó có nhiều trẻ lại ủ rũ, đáp ứng môi trường xung quanh một cách uể oải Các trẻ này phần lớn thời gian chỉ ngủ hoặc kêu khóc

~ Do nhiễm HIV: Vi rút HIV làm giảm khả năng suy giảm miễn dịch của con người, là vi rút gây ra bệnh AIDS, là mối đe doạ cho thai nhi HIV có thể đi

quả nhau thai và xâm nhập vào thai; vi rút này cũng có thể lan truyền sang đứa bé

khi sinh ra do iếp xức với máu của người mẹ có chứa vi rút hoặc lan truyền khi

Trang 17

nhiễm HIV có biểu hiện những vấn để có liên quan tới bệnh này ngay lúc mới sinh hoặc không có triệu chứng gì sau nhiều nằm Dău hiệu đầu tiên của HIV thường là không lớn lên dược, tiếp đó là mắc chứng viêm nhiễm nặng như viêm

phổi chẳng hạn Quá trình phát triển não cũng bị ảnh hưởng, gây nhiều vấn đề về phát triển vận động và nhận thức

2.2 Những nguyên nhân trong khi sinh 2.2.1 Thiểu ôxi ở trẻ

Do thời gian sinh quá lâu, do nhau thai, trẻ không thở hoặc không khóc ngay sau khi sinh

Việc sinh quá nhanh hoặc quá lâu cũng làm suy nhau thai, chèn ép cuống nhau thai làm trẻ bị ngạt thở Lúc mới sinh việc thiếu ôxi có thể là đo sa (ép) cuống rốn, vì vậy việc cung cấp máu lên não bị cắt đứt hoặc do cuống rốn tự cắt rời khỏi người mẹ trước khi sinh ra Chính nhân tố gây ngạt này đã gây tổn thương não, trẻ dễ bị KTTT và bị khiếm thính Việc thiếu 6xi ở trẻ còn do bệnh ©ủa người mẹ, mẹ phải lao động nặng liên tục trước khi sinh cũng là nguyên nhân gay KTTT ở trẻ Chúng ta cân lưu ý rằng tác hại của việc thiếu Oxi sé ít đi nhờ vào những cải tiến nhanh chóng trong việc quan tâm, chăm sóc những trẻ "trong tinh trang nguy hiểm” khi vừa chào đời

Sinh khó phải nhờ vào các dụng cụ trợ giúp của thuốc men cũng làm rối loạn nguồn cung cấp ôxi Kết quả là các bộ phận nhạy cảm nhất như: não, tai, mắt sẽ bị tổn thương trước tiên

2.2.2 Tổn thương trong lúc sinh

“Tổn thương não do tử cung co quá mức dẫn đến mẹ đẻ khó, do dùng hoặc do tác hại của dụng cụ y tế trợ giúp khi sinh như dùng phoóc-sép để kéo đầu trẻ ra trong khi sinh có thể dẫn đến tổn thương não, chảy máu não

2.2.3 Đề non hoặc thiếu trọng lượng (tức là thời gian mang thai của bà mẹ đủ nhưng trọng lượng của đứa trẻ it)

.ĐẺ non được xác định khi trọng lượng của trẻ lúc sinh ra dưới 2,3kg Dé non thường dẫn đến KTTT hoặc diếc tiếp nhận Trong thời kì mang thai, bà mẹ thiếu n, đứa con thường bị đẻ non hoặc cân nặng thấp, những trẻ này có nguy cơ bại não Một vài dị tật bẩm sinh cũng liên quan tới ình trạng thiếu ăn của bà mẹ trong những tháng đầu mang thai Tuy nhiên hiện nay số trẻ đẻ nơn bị khuyết tật ít hơn nhờ vào một số phương tiện chăm sóc, điểu trị đặc biệt sau khi sinh đã được cải tiến, tạo điểu kiện cho việc sinh dé ding hơn, đồng thời cũng do kiến thức của chúng ta trong việc nhận biết những ảnh hưởng của việc dùng thuốc gây nên Tuy hide a

Trang 18

+ Dat trẻ sinh non trong lồng ấp (kính) để ít nhất những ngày đầu tiên sau khi

chào đời môi trường xung quanh có thể được kiểm soát một cách cẩn thận

+ Khi sự chăm sóc phải chú ý không để cho Oxi được cung cấp quá nhiều bởi vì chất này sẽ ảnh hưởng đến võng mạc của trẻ

+ Cẩn lưu ý tiếng ồn phát ra từ các loại động cơ máy móc dùng trong phỏng đặt lồng ấp này Khi áp suất lớn (trên 95 dB SPL) có thể là nguyên nhân gây mất sức nghe do ảnh hưởng của tiếng ồn nhiều hơn là do việc đẻ non

+ Việc kiểm soát lum thong Oxi là một phần quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh Nếu áp suất trong máu trẻ quá thấp thì sẽ tổn hại đến não Nếu quá cao thì mắt sẽ bị tổn thương và những tổn hại nghiêm trọng khác có thể phát sinh

2.2.4 Lây nhiễm: vi rút Herperhoặc giang mai

E Herpes, theo chữ Hi Lạp cổ có

I nghĩa là bò hoặc trườn, là tên của một

I ho virut trong dé c6 virut Herpes

simplex 1 (HSV-1), và virut Herpes simplex 2; (HSV-2), 1a hai tée nhân gây bệnh cho người HSV-I thường gây các nhiễm virut vùng miệng, mặt và viêm não; trấi lại, HSV-2 thường gây các nhiễm virut sinh dục và có thể

lay truyén tir mẹ sang trẻ sơ sinh Cả

hai virut này đều gây nhiễm virut tiém Nhiễm HSV môi ~ miệng tai phat ẩn tại các nơron cảm giác, và một khi

được tái hoạt, sẽ tạo nên những tổn

thương ở gần hoặc ngay nơi virut xâm nhập vào cơ thể

Viêm não do HSV là một tai họa và được xem là nguyên nhân thường gặp nhất của các trường hợp viêm não lẻ tẻ có gây từ vong Trên 70% bệnh nhân không điều trị bị tử vong và chỉ có 2,5% trong số bệnh nhân sống sót phục hồi được chức năng thần kinh bình thường HSV tác động đến tất cả các vùng của hệ thần kinh, gây viêm màng não, viêm não và viêm rể thần kinh HSV còn được phân lập ở đường hô hấp của các bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển và co thắt phế quản cấp Trong tình huống này, nó làm gia tăng mức độ

nặng và tử vong

Trang 19

2.3 Những nguyên nhãn sau khi sinh

Có rất nhiều các yếu tố tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ làm ảnh hưởng tới trí tuệ của các em Các yếu tố này có thể gộp thành ba nhóm:

2.3.1 Viêm nhiễm

Viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ đậu và viêm phổi (có

thể gây ra bệnh tràn dịch màng não sau này) Viêm màng não sẽ ít diễn ra hơn

nếu bà mẹ tiến hành các biện pháp phòng ngừa trong thời kì thai nghén, sinh dé và nếu đứa trẻ được tiêm phòng đầy đủ

2.3.2 Tổn thương não

“Tổn thương não do chấn thương đầu nặng vì tai nạn hoặc do ngạt, hoặc tổn thương do các bệnh (u não) hay do tác động của chỉnh trị: phẫu thuật, dùng phóng

xạ Nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, tăng đột ngột cũng gây nên tổn thương não

2.3.3 Nhiễm độc

Chất độc có ở môi trường xung quanh như khói xe, ống dẫn nước bằng chì, màu vẽ chì hoặc một số loại mĩ phẩm Ngoài ra chất độc còn có trong thức ăn, nước uống, không khí nơi làm việc

— Thức ăn có chất độc: Ở một số nơi đây là nguyên nhân lớn gây khuyết tật Hàng ngàn người Ấn Độ được trả công bằng các loại đậu lăng độc (Ieltils) và liệt Những người đân nghèo này biết điều đó nguy hiểm nhưng họ không có gì khác để ăn Tình trạng này có thể được cải thiện nếu công sức lao động được trả xứng đáng, tệ nạn xã hội sẽ được giảm bớt

— Chất độc chứa Flo (Fluorosi) chủ yếu có ở trong nước uống Đó là nguyên nhân hay gập gây biến dị xương (ưỡn gối quá mức) ở một số vùng của Ấn Độ và một số nơi khác Một số biện pháp về y tế cộng đồng là cần thiết để cung cấp nước sạch cho những người dân ở vùng này

Liaw §: Mặc dù quá nhiều Flo sẽ có hại, song Flo là chất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng Một vài nơi cần phải tách bớt Flo ra khỏi nước uống, nhưng có nơi lại cần phải cho thêm Flo vào nước

~ Điều kiện làm việc nguy hiểm: Không khí ô nhiễm và thiếu các biện pháp bảo vệ lao động gây nên nhiều loại khuyết tật: bỏng, cụt chỉ, mù, chẩn thương cột sống và chẩn thương sọ não,

Trang 20

Bản Giá thuốc quá đát, lạm dụng thuốc hoặc thiếu hiểu biết trong việc sử dụng thuốc đã gia tăng số lượng người nghèo đói và khuyết tật trên thế giới ngày nay Để việc cung cấp thuốc thiết yếu và sử thuốc một cách đúng đắn, cả thầy thuốc lấn người dân cần được giáo dục tốt hơn và luật quốc gia, luật quốc tế cũng cần phải có hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn

~ Khuyết tật do kim tiêm: Tiêm bằng kìm và bơm tiêm không sạch sẽ gây nhiễm trùng, đôi khi các nhiễm trùng này có thể dẫn đến liệt, tổn thương tuỷ sống hoặc chết

Một vài loại thuốc tiêm có thể gây hại, phản ứng dị ứng nặng, ngộ độc, điếc và tổn thương não bộ khí không cần thiết phải tiêm

Các bác sĩ, nữ hộ sinh thường lạm dụng việc tiêm các loại hoocmon kích thích cuộc đẻ Kết quả là nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương não, bại não, động kinh

Khuyết tật thường gặp nhất do tiêm là bị liệt do bại liệt Một số chuyên gia cho rằng hàng năm có trên hai triệu trẻ em bị bại liệt do tiêm khi đang nhiễm vì rút bại liệt Hầu hết các loại thuốc tiêm đó là không cẩn thiết Điều này xảy ra như sau: Trẻ bị nhiễm vi rút bại liệt thường có vài dấu hiệu giống như cảm lạnh hoặc cảm cúm Hầu hết chúng sẽ bình phục mà không bị bại liệt, nhưng nguy cơ liệt sẽ tăng lên nếu các cơ của trẻ bị tổn thương do thuốc kích thích Việc tiêm bất cứ loại thuốc nào cũng gây kích thích cơ Các xung điện được truyền tới tủy từ các cơ bị kích thích và gây nên sự biến đổi tại đó tạo thuận lợi cho vi rút bại liệt gây liệt cơ Điều không may là trẻ bị lạnh hay cảm cúm do vi rút bại liệt gây nên thường được các bậc cha mẹ đưa đến thầy thuốc để tiêm, kết quả là trẻ bị

liệt, thường chân bị tiêm sẽ liệt nặng hơn Nhiều người nghĩ rằng liệt ở chân sau

Trang 21

Gan day viée sit dung hoa chat dé diét sau bo da tro thanh vn đề lớn ảnh

hưởng đến sức khoẻ Để đề phòng các bệnh này, người dân cần phải biết sự nguy hiểm không những cho họ mà cả cho trẻ em

2.3.4 Suy dinh dưỡng

— Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu ăn sẽ dễ mắc những bệnh nhiễm trùng và bị nặng hơn Trẻ bụ bẫm thường tiêu chảy nhẹ hơn Ở những đứa trẻ gầy gò ốm yếu, suy dinh dưỡng, tiêu chảy thường dẫn đến mất nước nặng, sốt cao, đôi khi tổn

thương não kèm theo co giật hoặc bại não

~ Ở một vài vùng núi cao, việc thiếu iốt trong thực phẩm cũng gây ảnh hưởng đến việc suy dinh dưỡng và tổn thương não Điều này dẫn đến một đạng khuyết tật gọi là bệnh ngu đẩn (Cretinism), Trẻ có triệu chứng da khô, ít tóc, đầu nhỏ, KTTT Đây là bệnh chữa được nếu được phát hiện sớm, nhất là sau khi sinh

2.4 Các nguyên nhân do môi trưởng

Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đứa trẻ là:

~ Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất: Thiếu dinh dưỡng, nhiễm độc chì, không được tiêm phòng đầy đủ

— Sử dụng ngôn ngữ một cách rất hạn chế trong gia đình, cụ thể là chỉ sử dụng những câu rất ngắn với những mẫu câu và vốn từ giới hạn

~ Việc nuôi dưỡng đứa trẻ nói chung theo cách: cuộc sống của nó do người khác định đoạt Trong một hoàn cảnh như vậy, một người thường không tự kiểm soát cuộc sống của mình, do vậy họ ít khi tin rằng hành động của họ là quan trọng và quyết định sự thành bại của chính họ Điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ học kém ở trường

~ Ít có cơ hội được đến trường

— Thiếu thốn vẻ tâm lí xã hội: Đứa trẻ sinh ra thiếu sự chăm sóc nhạy cảm, không được khuyết khích hoặc bị các khiếm khuyết về giác quan, kích thích quá

mức, bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng

Nếu một đứa trẻ bình thường lớn lên mà ít nhận được sự quan tâm chăm sóc, trẻ luôn phải ở trong nhà và chơi một mình, không có gì hấp dẫn để chơi đùa và khám phá thì sẽ phát triển trí tuệ chậm hơn rất nhiều so với những đứa trẻ được nuôi nấng đẩy đủ vẻ cả thể chất lẫn tỉnh thần Nếu đứa trẻ được đặt trong môi trường có nhiều đổ chơi hấp dẫn, được sự giúp đỡ, chơi đùa, khám phá thì trẻ sẽ phát triển rất nhanh chóng Sự kích thích càng sớm càng đạt hiệu cao, để trẻ có

thể tiến ki với mức nhát triển bình thường

Trang 22

Khi được sống trong môi trường văn hoá xã hội, đứa trẻ sẽ bắt chước các hình mẫu khi giao tiếp với con người, giao tiếp bằng ngôn ngữ, biết suy nghĩ, biết bò, ngồi đi, đứng, có đời sống tình cảm, vui buồn, yêu thương

Những kích thích của môi trường văn hoá xã hội phải đẩy đủ, đúng lúc, phù

hợp với sự phát triển sinh học của hệ thần kinh trung ương Đặc biệt nãm năm

đầu có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ Các kích thích của môi trường bị thiếu hoặc không đúng lúc đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của đứa trẻ

~ Những tổn thương do lạm dụng hoặc đối xử thô bạc

“Trong những năm gắn đây xuất hiện hiện tượng trẻ em đến bệnh viện với một

số thương tổn trên cơ thể như bị bỏng, gãy xương, thâm tím nặng Chúng được

thông báo như những tai nạn nhưng thực ra đây là kết quả của sự đánh đập, hành hạ của người lớn Nghiên cứu cho biết việc này đã xảy ra ở nhiều nước, trong các gia đình giầu có cũng như các gia đình nghèo

Những tổn thương này thường gặp ở những trẻ KTTT và trẻ kém thích nghỉ do những nguyên nhân sau:

+ HV của trẻ có thể thúc đẩy phản ứng dữ dội của người lớn trong gia đình hoặc hàng xóm

+ Trẻ em có thể không nói lên được điều gì đã xảy ra hoặc câu chuyện của chúng không được tin tưởng

+ Do người lớn dễ dàng nói rằng trẻ KTTT bị "tai nạn, bị thương” và những người khác sẵn sàng tin vào điều đó

Đôi khi trẻ em bị người lớn hoặc trẻ lớn hơn hành hạ vẻ tình dục Có thể không tìm thấy tổn thương ở cơ thể, nhưng GV có thể nhận thấy sự thay déi HV của trẻ, dường như trẻ buồn rấu không có nguyên cớ rõ ràng hoặc trở nên im

lặng, thu mình lại

Nếu GV nhận thấy có thể trẻ bị hành hạ nghiêm trọng ở nhà (hoặc ở đâu đó) thì đầu tiên phải thảo luận với lãnh đạo nhà trường, yêu cầu cho trẻ được khám

xét về mặt y tế Cẩn ghi chép tất cả các tổn thương trên cơ thể trẻ Điều đó cẩn

thiết phải làm để bảo vệ đứa trẻ, bảo vệ nhà trường khi gia đình có ý định tuyên bố tổn thương xảy ra ở nhà trường Cố gắng chấm dứt những tổn thương xấu nhất xảy ra sau đó cho chính những đứa trẻ đó hoặc các em của nó

“Tất nhiên, nếu có cả nguyên nhân văn hoá, kinh tế và xã hội thì phải thận trọng trong việc nhận định một đứa trẻ là KTTT nếu chỉ do trắc nghiệm chỉ số trí

Trang 23

Mac dù bảng AAMR đã phân biệt các nguyên nhân về sinh học với những

nguyên nhân tâm lí xã hội, nhưng hai loại nguyên nhân này có ic dong qua

lại khá chặt chẽ với nhau Lúc mới sinh, một đặc điểm sinh học dé quan sat thay

của trẻ thường bao hàm cả những đặc điểm do các yếu tố môi trường tạo ra Sau khi sinh, đặc điểm này của trẻ tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi vô vàn các yếu tố môi trường Não bộ và hệ thần kinh của trẻ cực kì dễ bị tổn thương bởi các yếu tố môi trường và trải nghiệm; cứ như vậy những yếu tố này sẽ còn tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn khác trong quá trình phát triển của đứa trẻ Những thành viên trong môi trường gần gũi với trẻ, đặc biệt là người mẹ là cực kì quan trọng đối với trẻ Thái độ và HV của người mẹ trong suốt thời kì mang thai ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi Nếu người mẹ không quan tâm đến sức khoẻ của mình và

sử dụng những chất như được phẩm, thuốc lá, rượu thì sẽ làm tổn hại đến sự phát triển của thai nhỉ Không được chăm sóc đẩy đủ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, thiếu dinh dưỡng, bị ảnh hưởng của các chất độc, có thể là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh hoặc trong lúc sinh đối với trẻ Nếu trong thời kì mang thai mà người mẹ phải chịu nhiều ức chế cũng có thể gây tình trạng dé non, sinh thiếu trọng lượng và đễ bị kích thích ở trẻ sơ sinh

Nhưng ngay cả khi trẻ đã ra đời, cha mẹ cũng phải tạo điều kiện để thúc đẩy

sự phát triển vẻ tỉnh thần và thể chất cho đứa trẻ Nói chung mọi người đều nhận thấy rằng dứa trẻ được nuôi dưỡng như thế nào thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tỉnh thần như thế ấy Tuy nhiên, có nhiều trẻ được nuôi dưỡng trong những môi trường tốt nhưng kết quả đạt được ở trắc nghiệm chỉ số thông minh, học tập và kĩ năng cuộc sống cũng rất thấp

Một số hội chứng kể trên mang tính ổn định tức là không lây lan hoặc phát triển, chẳng hạn như chứng rối loạn nhiễm sắc thể, lây nhiễm hoặc tổn thương

Nhưng lại có một số hội chứng phát triển Sau một giai đoạn nhất định, xảy ra hiện tượng dị biến trong sự phát triển của trẻ và từ sau đó sự phát triển của trẻ sẽ bị ngưng lại hoặc giảm sút, chẳng hạn như do sự sai lệch về chuyển hoá bẩm sinh như PKU, San Filippo, Rett Những vấn để khác như động kinh và liệt cứng có thể làm cho tật của trẻ nặng thêm Chứng động kinh đôi lúc suy giảm hoặc biến mất khi trẻ lớn dần lên, đôi lúc lại xuất hiện thường xuyên, thậm chí ở mức độ nặng Chứng liệt co cứng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới dạng nhược à sau đó thì trương lực giảm dần, trẻ mất sức và không thể cử động được

Trang 24

3 Cac dau higu phat hién tré khuyét tat trí tuệ

Khi một trẻ bi nghỉ ngờ KTTT thường có biểu hiện sau day: ~ Trẻ chậm lẫy, chậm ngồi, chậm biết đi hơn so với trẻ cùng tuổi ~ Một số trẻ có hình dáng không cân dối, ánh mắt và nét mặt khờ dại ~ Không biết chơi với dé chơi, hay ném và đập phá đồ chơi

~ Ít giao tiếp bằng mắt, chậm nói

~ Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài ~ Khả năng phối hợp tay mắt kém

~ Không chủ động chơi với các bạn cùng độ tuổi ~ Cư xử, nói nang ngốc nghếch hơn so với tuổi

~ Tiếp thu chậm, nhanh quên, nhớ kém, khó tập trung vào hoạt động

_ = Kha năng tự phục vụ bản thân gần như không tự thực hiện được mà cần sự hướng dẫn và giúp đỡ của người khác

~ Trẻ có thể học nói muộn hơn, câu nói đơn giản, từ ngữ nghèo nàn

~ Nếu đi học, trẻ gặp nhiều khó khăn hơn các bạn cùng độ tuổi, khó nhớ mặt chữ, gặp khó khăn trong học đọc, viết và làm toán

Khi trẻ có các dấu hiệu này, GV cẩn tư vấn để cha mẹ có thể gặp gỡ các nhà chuyên môn để được đánh giá và đưa ra những lời khuyên một cách chính thống 4, Chẩn đoán và phân loại mức độ khuyết tật trí tuệ

4.1 Chẩn đoán khuyết tật trí tuệ

4.1.1 Quả trình chẩn đoán khuyết tật trí tuệ Quan sát

Cán bộ y tế quan sát Trẻ không dat được những mức độ phát triển thích

hợp hoặc có biểu hiện KTTT

GV và cha mẹ quan sát Nếu không được phát hiện là bị KTTT trước tuổi đến như sau:

1 Tiếp thu không nhanh bằng các bạn;

thức đã học;

trường, đứa trẻ sẽ gặp những khô khăn khi ở rong lớp 2 Khó nhớ và không biết cách khái quát những kiến

Trang 25

Khám sàng lọc

Cac biện pháp đánh giá Phát hiện ra những trẻ cần được đánh giá thêm

Khám sảng lọcylể — 7 Bác sĩ có thể sử dụng các loại trắc nghiệm để kiểm

tra những trẻ cô nguy cơ bị KTTT trước tuổi đến trường

Kết quả học tập ở trưởng lớp Một đứa trẻ không được phát hiện ra là bị KTTT trước tuổi đến trường sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập; hạn chế về khả năng đọc hiểu; kĩ năng lí giải cũng như vận dụng toán học cũng kém

Trắc nghiệm chỉ số thông minh theo nhóm | Trắc nghiệm chỉ số thông minh theo nhóm lá rất

khó làm bởi vi loại trắc nghiệm này nặng về những Mĩ năng đọc Điểm trí thông minh thấp hơn mức trung bình Trắc nghiệm kết quả theo nhóm Đứa trẻ đạt điểm thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa Kham sang loc vé thị giác và thính giác Kết quả khám không thể giải thích những hạn chế về khả năng học tập Trước dánh giá

GV đưa ra những gợi ý dựa trên sự đánh giá | Để kiểm tra xem kết quả học tập của trẻ vẫn kém

chung của cả trưởng hoặc trẻ tiếp tục tỏ ra hạn chế về khả năng thích

nghỉ mặc dù đã được can thiệp (liệu HV thích nghỉ

và kết quả học tập của trẻ ở mức độ nghiêm trọng

hoặc đứa trẻ được phát hiện là KTTT trước tuổi đến

trường, thì biện pháp nảy cần được tién hành)

Quyết định đánh giá

Nếu trẻ vẫn học kêm và vẫn gặp nhiều khó khăn về khả năng thích nghĩ, nơ cần được sự đánh giá

tồn diện của một nhóm các chuyên gia

Các bước đánh giá không phân biệt và chuẩn mực của đánh giá Các biện pháp đánh giá Phát hiện ra trẻ có KTTT

Trắc nghiệm chỉ số thông mình cá nhân _ | Hoạt động trỉ năng dưới mức trung bình (chiếm khoảng 2-3% dân sổ), trẻ có điểm số IQ khoảng 70 đến 75 điểm Nhóm đánh giả phải đảm bảo rằng

trắc nghiệm này công bằng về khía cạnh văn hoá đối với trẻ

Thang trắc nghiệm HV thích nghỉ Trẻ đạt điểm tương đối thấp hơn mức trung binh về

Trang 26

Í hạn như nham kĩ năng giao tgp, cuộc sống gia | đình, ty định hướng và giải tí, | Kết quả mang tính chất giai thoại Khó khăn về khả năng lĩnh hội của đứa trẻ mà không phải nguyên nhân từ sự khác biệt về văn hoá hay ngôn ngữ Đánh giá dựa trên chương tỉnh học hơn một môn học trong chương trình học ở trưởng Đứa trẻ gập phổi nhiều khô khăn trong một hoặc địa phương Quan sat trực tiếp Trẻ gặp khó khăn hoặc không đạt kết quả gì khi học trong lớp

4.1.2 Tiêu chí chẩn đoán khuyết tật trí tuệ

“Theo DSM ~ IV và AAMR, có ba tiêu chí để chẩn đoán KTTT:

* Chute nang trí tuệ dưới mức trung bình: chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân (đối với trẻ nhỏ người ta dựa trên những đánh giá lâm sàng để xác định)

* Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những lĩnh vực hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kĩ năng xã hội/liên cá nhân, sử dụng các tiện ích công cộng, tự định hướng, kĩ năng học đường chức năng, làm việc, giải trí, sức khoẻ và an toàn

* Tật xuất hiện trước I8 tuổi

Chie nang trí tuệ tổng quát là chỉ số thông minh (có thể gọi là IQ hoặc các

thuật ngữ tương đương với IQ) được qua đánh giá bằng một hoặc hơn một trắc

nghiệm trên cá nhân vẻ trí thông minh Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình là chỉ số thông mình đạt khoảng từ 70 hay thấp hơn (chỉ khoảng 2 điểm so với điểm chuẩn này)

Khả năng thích nghỉ có nghĩa là mức độ theo kịp yêu cẩu của cuộc sống, chung của cá nhân và khả năng độc lập, kiến thức văn hoá xã hội và khả năng

hoà nhập cộng đồng ở một lứa tuổi nào đó so với mức độ chuẩn mực

Khả năng thích nghỉ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như giáo dục, động cơ, cá tính, cơ hội vẻ xã hội và dạy nghề, rối loạn tỉnh thần và những vấn để sức khoẻ có thể xuất hiện cùng với KTTT Những khó khăn

về khả năng thích nghỉ có thể cải thiện đáng kể nhờ sự can thiệp của các nỗ lực

giáo dục, còn chỉ số trí tuệ thì khó hơn

‘Theo DSM — IV, ở những người KTTT, hành vi thích nghỉ dễ cải thiện hơn năng lực trí tuệ Đây là một gợi ý quan trọng trong quá trình giáo dục cho những

Trang 27

AAMR nhấn mạnh rằng có 4 văn để phải cản nhắc trước khi sử dụng tiêu chí chẩn đoán này:

* Một sự dánh giá có giá trị hiệu qua thi phải tính đến tính da dang vé van hoá và ngôn ngữ, cũng như những sự khác nhau về các yếu tổ giao tiếp va HV

+ Sự hạn chế về kĩ năng thích nghỉ xảy ra trong hoàn cảnh đặc thù môi trường cộng đồng đặc trưng cho lứa tuổi đồng trang lứa của cá nhân và chỉ rõ nhu cầu cần hỗ trợ của người đó

+ Một kĩ năng thích nghỉ cụ thể nào đó mà bị hạn chế cũng thường nảy sinh đồng thời với một số những kĩ năng thích nghỉ hoặc khả năng khác

* Với sự hỗ trợ thích hợp trong khoảng thời gian thích hợp, khả năng thực hiện chức năng của một người khuyết tật trí tuệ nói chung sẽ được cải thiện

'Vấn đẻ cuối cùng cần nhấn mạnh đến là mục tiêu quan trọng của quan niệm này là: xã hội có trách nhiệm hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu để người khuyết tật có khả năng hoà nhập tốt hơn Hệ thống hỗ trợ có nghĩa là phải có nhiều loại hình dịch vụ và diều ứng phù hợp với nhu cầu của những người khuyết tật Nếu người càng khuyết tật nặng thì mức độ hỗ trợ lại càng phải cao để giúp người đó hoà nhập vào xã hội ở mức độ tối đa

‘Theo AAMR 10 lĩnh vực sau đây được coi là quan trọng để chẩn đoán KTTT: 1) Giao tiếp: là những kĩ năng gồm có khả năng lĩnh hội và thể hiện thông tin thông qua các HV có tính chất biểu tượng, ví dụ như từ nói, từ viết biểu tượng bằng hình vẽ, ngôn ngữ dấu hình,v.v hoặc các hành vi phi biểu tượng như biểu

hiện nét mặt, cử động của cơ thể, xúc giác, điệu bộ

2) Tự chăm sóc: là những kĩ năng đại, tiểu tiện, ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh và giữ đầu tóc gọn gàng

3) Cuộc sống tại gia đình: là những kĩ năng vẻ cuộc sống tại gia đình, chẳng hạn như chuẩn bị và mặc quần áo, giữ gìn nhà cửa, chuẩn bị thức ăn và nấu nướng, dự trù về chỉ tiêu, an toàn trong nhà, kế hoạch hàng ngày,

4) Xã hội: là những kĩ năng giao lưu với mọi người,

5) Công đồng: là những kĩ năng sử dụng các tiện ích trong cộng đồng, chẳng hạn như đi lại,

6) Tự định hướng: là những kĩ năng lựa chọn Đó là khả năng cá nhân lựa chọn cách sống với những phẩm giá, sở thích và khả năng của mỗi người

Trang 28

thính, sự phù hợp về hình thức và thể mức độ cơ bản

8) Học tập: là khả nâng nhận thức và những kĩ năng tiếp thu ở trường học và ứng dụng trong cuộc sống Khả năng học tập là việc học các môn học ở trường để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là những kĩ năng mà người học sẽ cần đến sau khi ra trường

di, khả năng cân nhắc về sự an toàn ở

9) Giải trí: Phát triển các hoạt động giải trí, chẳng hạn như các hoạt động giải trí cá nhân và tập thể, phản ảnh sở thích và sự lựa chọn cá nhân, và các hoạt động tổ chức ở nơi công cộng đúng lứa tuổi và theo nhóm văn hố,

10) Cơng việc: Những kĩ năng để có thể một việc nào đó trong cộng,

đồng, có thể là những công việc theo ca kíp hoặc kéo dài cả buổi, có hành vi xã hội thích hợp và những kĩ năng liên quan đến công việc

Những kĩ năng này có tầm quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong cuộc sống của mỗi người Sự kết hợp những kĩ năng này cho phép từng cá nhân

có thể hội nhập vào cuộc sống của cộng đồng

4.2 Phân loại mức độ khuyết tật trí tuệ

Trang 29

~KTTT loại nặng: có chỉ số IQ từ 20 — 25 đến 35 ~ 40; — KTTT loại nghiêm trọng: có chỉ số IQ dưới 20 hoặc 25

Một số tài liệu trước đây cho rằng: các mức độ KTTT thường để cập đến các loại giáo dục như sau: Bảng 1.1 Các mức độ KTTT và mức độ giáo dục tương ứng Độ phân giải Mức độ của chỉ số IQ Móc độ giáo dục

KTTT loại nhẹ 50 ~ 85 đến 70 KTTT có thé gido duc được

KTTT loại trung bình 36 ~40 đến 80 ~ 55 KTTT có thể luyện tập được

KTTT loại nặng 20 ~ 25 đến 35 ~ 40 Khuyết tật mức độ nặng/đa tật (nằm một chỗ) KTTT loại nghiêm trong | Dưới20hoặc25 Khuyết tật mức độ nghiêm trọng/đa tật (nằm một chỗ)

Bằng phân loại giáo dục này không nên được sử dụng bởi vì các thuật ngữ ở đây nhận định sai lắm và cho rằng không có chương trình giáo dục nào có thể dem lại lợi íh cho trẻ KTTT loại trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng

Trang 30

Bảng 1.3 Phân loại và đặc điểm của người KTTT theo cách tính của Kisler (dẫn theo Trấn Trọng Thuý, 1992) bảng phân loại này gọi là

chậm phát triển trí tuệ (CPTTT)

Mức độ Sinh trưởng và phátiển ở tuổi chưa đi học

(0~5tuổi)

Huấn luyện và giáo dục ở

tuổi chưa đi học

(6-20 tudi)

'Tiểm năng xã hội và nghề

nghiệp ởtuổi trưởng thành Trắm trọng (0<20) tiềm năng hoạt động tối Cham phat triển nhiều, thiểu về lâm vận động cắn được chăm sóc Cö phát triển được ít nhiếu vế vận động,

không tập lâm lấy được

công việo tự phục cấn được châm sóc vụ, hoàn toàn

Phát triển chút ít về vận

động và ngơn ngữ, hồn tồn khơng tự lo cho bản thân, cần được chăm sóc, giám sát

Nang

(10; 20-35) động, ngôn ngữ lối Phát triển kém vé vận

thiểu, không làm lấy được Việc phục vụ,

không có hay có rất it kĩ

năng truyền đạt

C6 thể tập nổi và tuyền

đạt, tập được thói quen vệ sinh sơ đẳng; không tập được những kĩ năng

thong dụng ở nhà

trưởng; có thể tập được

C6 thể tham gia một phần vào vig lo cho bản thân,

nếu được giám sát hoàn

toản; có thể phát triển kĩ

năng tự vệ ở mức độ tối thiểu trong môi trường hạn

thôi quen nếu được huấn | chế luyện có phương pháp Trung bình (IQ:36~52) cánh sinh, chỉ cần giám sát vừa phải Nếu được huấn luyện đặc biệt có thể tập được các kĩ năng thông dụng ở trình độ lớp 3 khi 15 hay 16 tuổi

Co thé lam cong viée lao

động hay đôi hỏi chat it huấn luyện chuyên môn,

cần giám sảt hay hướng dẫn chút ít khi gặp trở ngại về kinh tế hay xã hội nào đó Nhẹ ((0:53~69) C6 thể phát triển kĩ năng xã hội và truyền đạt; chỉ bị chậm phát triển chút ít khả năng vận - cảm, khi lớn lên mới nhận thấy

bất bình thưởng Khi đến tuổi 16, 16 có thể lập được các kĩ năng của lớp nhất tiểu học; không học được các môn tổng quát ở trung học; cấn được giáo dục theo chương trình đặc biệt, nhất là ở tuổi trung học Nếu được giáo dục va huấn luyện đúng cách, có thể sinh hoạt bình thưởng về xã hội và nghề nghiệp

khi gặp trở ngại lớn về kinh

tế hay xã hội cấn được giám sat hay hướng dẫn,

Trang 31

Tác dụng của việc phân loại mức độ KTTT:

Thông thường, các loại sách báo hay tap chí thường sử dụng thuật ngữ KTTT nhưng không nói rõ là KTTT ở mức độ nào Những ai đã có kinh nghiệm làm

việc với trẻ KTTT đều biết rằng mức độ hị

cơ sở đoán biết và kì vọng về mức độ HV của đứa trẻ, biết điều kiện về thể chất và cuối cùng là mức độ và hình thức chăm sóc cần thiết cho đứa trẻ.Ví dụ: Trẻ KTTT loại nặng và nghiêm trọng thường mắc cả chứng động kinh; Bé trai có hội chứng nhiễm sắc thể X thường KTTT ở mức nhẹ và trung bình Những người đàn ông có hội chứng này thường bị KTTT trung bình hoặc nặng

“Trên đây là các mức độ KTTT, được phân loại theo điểm trắc nghiệm, tức là

chủ yếu căn cứ vào các dấu hiệu được lượng hoá Việc phân mức độ KTTT như trên giúp các nhà sư phạm có cơ sở đoán biết và kì vọng ở mức độ HV của trẻ Tuy nhiên, để xác định đúng mức độ và tính chất KTTT của mỗi đứa trẻ, cần phải phân tích định tính thông qua phương pháp lâm sàng Phát hiện ra nguyên nhân của nó, từ đó có mức độ và hình thức chăm sóc, giáo dục thích hợp Ở Việt Nam hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, chúng ta sử dụng cách phân loại mức độ KTTT theo DSM-IV

5 Tinh phổ biến của khuyết tật trí tuệ

5.1 Tí lệ khuyết tật trí tuệ theo cách tính của DSM-IV và AAMR

Khó có thể dự đoán chính xác tấn số xuất hiện của KTTT Người ta cho rằng tỉ lệ người KTTT chiếm khoảng 1 — 3% dân số Mỗi nghiên cứu lại đưa ra những tỉ lệ khác nhau bởi vì họ sử dụng các định nghĩa, phương pháp đánh giá và phương pháp nghiên cứu về dân số khác nhau

“Theo DSM-IV dự đoán thì tỉ lệ KTTT là khoảng 1% tổng dân số

~ Nhóm KTTT nhẹ là đông nhất, chiếm khoảng 85% tổng số người KTTT ~ Nhóm KTTT vừa chiếm khoảng 10% tổng số người KTTT

~ Nhóm KTTT nặng chiếm khoảng 3% — 4% tổng số người KTTT

— Nhóm KTTT nghiêm trọng chiếm khoảng 1% — 2% tổng số người KTTT

“Theo khái niệm của DSM-IV và AAMR, không nên coi KTTT là một tình trạng vĩnh viễn: những người KTTT mức độ nhẹ có thể sống khá độc lập, đặc biệt à khi họ được hỗ trợ thích hợp và đúng lúc

Thường người ta chỉ phát hiện ra một đứa trẻ nào đó là KTTT khi trẻ đã đến trường vì kết quả học tập kém Nhiều trong số những học sinh này không dược Be bar

Trang 32

lớn trẻ KTTT loại nhẹ chỉ được hỗ trợ đặc biệt khi ở trường, còn ra ngoài thì

khóng (người ta dùng thuật ngữ “chỉ KTTT trong 6 tiếng") Chính điều này đã

ảnh hưởng đến việc thống kê số liệu người KTTT

Thực tế, số người KTTT ở mức độ trung bình, nặng và nghiêm trọng là ổn định Chỉ một số cá nhân (ở những mức độ KTTT này) có thể đạt được kĩ năng tự phục vụ và lao động, còn phần lớn phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình và các tổ chức dịch vụ xã hội khác

Cũng theo DSM-IV, thông thường nam giới thường bị KTTT nhiều hơn so với nữ giới, tỉ lệ là: 1,5/1

5.2 TÍ lệ khuyết tật trí tuệ ở Việt Nam

Hiện nay, dân số Việt Nam có khoảng hơn 80 triệu người, trong đó trẻ em dưới 16 tuổi khoảng hơn 30 triệu

Nam trong số những trẻ khuyết tật nói chung ở nước ta, trẻ KTTT nhìn chung

chiếm tỉ lệ khá cao so với các loại khuyết tật khác

Theo ước tính của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tỉ lệ phần trầm dân số có nhu cầu đặc lệt của một quốc gia là khoảng 10% Tỉ lệ này cao thấp còn phụ thuộc vào khái niệm nhu cầu đặc biệt Nhìn chung qua các cuộc điều tra ở các nước khác nhau

trên thế giới, tỉ lệ phấn trảm trẻ có nhu cấu đặc biệt khoảng trên dưới 10%

(Bergsma, 2000)

Nếu ước tính trẻ dưới 16 tuổi của Việt Nam là 30 triệu em và nếu các nhóm trẻ thuộc độ tuổi từ 0 đến 16 ít nhiều được phân chia bằng nhau thì số liệu trong bảng dưới đây là tỉ lệ phổ biến trẻ có nhu cầu đặc biệt ở Việt Nam Bảng 1.4 Số liệu trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt ở Việt Nam

tính theo nhóm tuổi khác nhau

Tuổi Tổng Nhu cầu Dang nang - Dạng nhẹ =

Trang 33

Dựa vào những ước tinh ciia UNESCO va WHO, Việt Nam có khoảng gần

3.000.000 trẻ em từ độ tuổi 0 — 6 có nhu cầu đặc biệt Khoảng 10% thuộc nhóm

trẻ này hầu như được coi là trẻ khuyết tật nặng và rất nặng (10% của 10 tương đương với 1%), điểu này có nghĩa là 300.000 trẻ khuyết tật dạng nặng và rất nặng Khoảng 90% (của 1Ú tương đương với 9%) trẻ, nói cách khác là 2.700.000 trẻ khuyết tật dạng trung bình và nhẹ

Từ phương diện mang tinh lịch sử, có thể ước tính tỉ lệ trẻ KTTT chiếm khoảng 3% tổng dân số, tỉ lệ này được tính chủ yếu dựa vào chỉ số trí tuệ của trẻ, với độ lệch chuẩn dưới trung bình là hai Trong trường hợp ước tính tỉ lệ phổ biến trẻ KTTT có xét đến yếu tố HV thích ứng thì tỉ lệ trẻ KTTT giảm xuống khoảng 1% Bảng sau đây là con số ước lượng trẻ KTTT ở Việt Nam tính theo tỉ lệ phổ biến là 1% Bảng 1.5: Số lượng trẻ KTTT ở Việt Nam tính theo tỉ lệ 1% THỂ | Tửgdmg | Googe | SHnng | tmghhh 0-16 | 2812800 28.125 2812 25.308 15-3 | 2.812.500 28.125 2812 25.317 3-6 5.625.000 56.250 5.625 50.625 6-11 9.375.000 93.750 9.375 84.375 11-16 | 9375.000 93.750 9.375 84.375 30.000.000 300.000 30.000 270.000

Viện Khoa học Giáo dục đã tiến hành nghiên cứu ở 45 huyện và 39 tỉnh

trong cả nước nhằm tìm hiểu số lượng trẻ khuyết tật, kết quả cho thấy: Có 3% trẻ

khuyết tật tuổi từ 1 đến 17, trong đó có 31% là trẻ khuyết tật nặng, nói cách khác

có khoảng 1% dân số Trong số trẻ khuyết tật, trẻ KTTT chiếm khoảng 27%, day là tỉ lệ cao nhất trong các loại khuyết tật, tỉ lệ này cho thấy có sự tương dương với số liệu trong bảng 1.4

Theo s6 liệu điều tra vẻ người khuyết tật ở các vùng triển khai chương trình

phục hỏi chức năng dựa vào cộng đồng trên 29 tỉnh của Bộ Y tế sau 10 năm hoạt động, kết quả khảo sát cho thấy trẻ KTTT chiếm khoảng 23% trong tổng số trẻ khuyết tật

Nghiên cứu của Sở Giáo dục TPHCM năm 2001 cho thấy, có khoảng 35.000 trẻ khiếm thính, khiếm thị, KTTT, trẻ có khó khăn về ngôn ngữ ở thành phố

Trang 34

22.000 tré KTTT, trong đó 54 trẻ được tham gia chương trình can thiệp sớm tại

Trung tam Nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật TP HCM 113 trẻ được hội nhập vào các trường mẫu giáo và tiểu học, 900 học sinh dang hoe tại 15 trường chuyên biệt, còn lại khoảng gần 21.000 trẻ em chưa được tham gia vào bất cứ loại hình giáo dục đặc biệt nào

Như vậy, các con số ước tính phổ biến của trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng là rất khác nhau Nhìn chung trẻ KTTT chiếm khoảng từ 1 đến 3% dân số Thực tế tuỳ từng địa phương và khái niệm sử dụng mà tỉ lệ này có thể cao hơn hoặc thấp hơn

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Giải thích tại sao chỉ số đo trí tuệ và HV thích nghĩ là hai tiêu chí dể chẩn đoán tật KTTT?

2 Hãy phân tích ưu, nhược điểm của khái niệm KTTT theo quan điểm đo lường

trí tuệ

3 Phân tích khái niệm KTTT dựa trên khả năng thích nghỉ của cá nhân

4, Anh chi hay cho biét khái niệm nào về KTTT được sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam? Tại sao?

5 Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa khái niệm theo bảng phân loại của DSM-IV va khái niệm của AAMR

6 Ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng tiêu chí phân loại KTTT nào? Tại sao chúng ta cần phân loại mức độ KTTT?

7 Trình bày các mức độ hỗ trợ cho trẻ KTTT theo AAMR AAMR đã sử dụng tiêu chí nào để phân loại mức độ KTTT?

Trang 35

BAI TAP THUC HANH

1 Tìm hiểu các trẻ KTTT tại các cơ sở thực hành, qua đó thu thập những thong tin cơ bản về học sinh, trường và lớp thực hành

2, Thu thap thong tin và lập hồ sơ về một trẻ

3 Hay tim hiéu, quan sát, quay băng về một trẻ KTTT trong lớp thực hành của mình Giới thiệu với cả lớp vẻ em học sinh đó trong giờ học tại lớp về các biểu hiện KTTT

4 Tìm hiểu nguyên nhân gây nên KTTT ở các trẻ tại trường thực hành Từ đó

hãy thiết kế tờ rơi phổ biến các nguyên nhân gây KTTT cho các cha mẹ và cộng đồng dân cư tại địa bàn thực hành

Trang 36

CHƯƠNG 2

MOT SO HOI CHUNG BIEN HÌNH LIÊN QUAN

DEN KHUYET TAT TRI TUE

1 Hội chứng Down

1.1 Khái niệm

Người đầu tiên mô tả hội chứng này vào năm 1866 là bác sĩ nhỉ khoa người Anh — John Langdon Down, lúc đó ông đặt tên cho hội chứng này là "Chứng đấn Mông Cổ" Vào năm 1960, người ta phát hiện nguyên nhân gây ra hội

chứng này là do rối loạn nhiễm sắc thể (NST),

gọi là bệnh ba nhiễm sắc thể ở cặp số 21 Hội chứng Down là hội chứng gây nên bởi

việc thừa vật chất di truyền trong nhiễm sắc thể John Langdon Down

(NST) 21 ở con người

Mọi trẻ down trên thể giới nhìn bể ngoài đều tương đối giống nhau và rất dễ được nhận diện dù chúng có khác nhau về chủng tộc, màu da và giới tính

Trang 37

1.2 Mức độ phổ biển

Hội chứng Down là một trong những dạng khó khăn về học phổ biến nhất, trung bình có 1 trẻ Down trong số 1000 trẻ được sinh ra trong một năm Với những người mẹ sinh con ở tuổi 25 thì tỉ lệ sinh con bị Down là 1/3000; ở tuổi 40 là 1/100 và ở những người mẹ trên 47 tuổi là 1/10 Nếu một cặp vợ chồng di ra một đứa con bị Down thì tỉ lệ sinh ra một trẻ Down khác luôn luôn cao hơn so với những cặp vợ chỏng khác cùng tuổi, ỉ lệ rủi ro là 1/100 đổi với những cặp vợ chồng dưới 30 tuổi

1.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp gây nên hội chứng Down là thừa NST ở cặp số 21 Nguyên nhân này được phát hiện vào năm 1960

Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên việc thừa NST ở cặp số 21 Tuy nhiên, có sự liên hệ giữa tuổi của người mẹ với

suy cơ có con bị hội chứng Down

ran

ñ€ lả LH)

Bộ nhiễm sắc thể của người bị Down _ Bộ nhiễm xắc thể của người bình thường

So sánh bộ NST giữa người bình thường và người cô hội chứng Down 1.4 Phân loại

Tiêu chí phân loại hội chứng Down dựa trên cách thức và số lượng tế bào mang bộ nhiễm sắc thể bất thường ở cặp số 21 Theo đó, có 3 dạng Down cơ bản: dang tam bội, dạng khẩm và dạng sai vị trí

Trang 38

— Dang khim: C6 3 NST 6 cap s6 21 trong một số tế bào Có khoảng 1%

bj Down & dang khám Nhìn bé ngoài những trẻ có hội chứng Down dang khim

có biểu hiện mờ nhạt hơn so với những trẻ Down dạng tam bội

— Dạng sai vị trí: Khoảng 4% trường hợp trẻ Down có nguyên nhân là do chứng hoán vị nhiễm sắc thể: cha mẹ mang nhiễm sắc thể bình thường nhưng sự: hoán vị lại không cân bằng NST 21 thứ 3 gắn vào một NST khác trong mỗi tế bào

1.5 Các đặc điểm nhận dạng bên ngoài của trẻ có hội chứng Down ay,

Một số biểu hiện bên ngoài của hội chứng Down

~ Hộp sọ có hình dạng khác biệt: đầu ngắn, dường kính của hộp sọ ngắn

— Tóc mỏng thẳng và thưa

— Biểu hiện trên mật: mặt tròn, mũi tẹt, có nếp quạt (là một nếp gấp hình bán

nguyệt ở da che lấy khoé trong của mắu, tai nhỏ

~— 50% trẻ mắc hội chứng Down có khoé mắt ngoài cao hơn khoé mắt trong,

80% có nốt Brushfield (là những nốt trắng nằm ở mép ngoài trong den); 25%

rung giật nhãn cầu (cử động nhãn cầu của mắt sang hai bên nhanh và khó tự chủ);

— 65% luôn há miệng nhỏ (lưỡi thè ra ngoài), tai nhỏ

~ Gáy mỏng và đẹt

~ Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón chân cái toè (ngón chân cái choẽ

ra, khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai khá xa) Khớp háng, cổ chân, khuỷu lỏng lẻo

~ Cứ 10 trẻ Down có ï trẻ bị tổn thương đốt sống cổ gây nên tổn thương tuỷ

sống và bị liệt

~ Bàn tay ngắn, to, các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo (ngón úp quặp

vào trong vì đốt giữa của ngón út có hình tam giác), đường vân tay kéo đài qua bốn ngồn tay

Trang 39

1.6 Các vấn để tâm lí và thể chất thường gặp ở trẻ có hội chứng Down 1 Các vấn để về tâm lí

Trẻ mang hội chứng Down được coi là trẻ KTTT điển hình, với một số đặc

điểm về mặt phát triển tâm lí như sau:

~ KTTT từ mức độ rất nặng đến nhẹ

~ Có những mức độ khó khăn trong học tập khác nhau từ nhẹ tới nang

~ Những nhân tố của môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát

triển của trẻ không kém những nhân tố di truyền

~ Quá trình phát triển của trẻ Down có trình tự tương tự như ở trẻ bình thường ~ Trẻ có hội chứng Down có quá trình phát triển chậm hơn so với những trẻ đồng trang lứa, đạt được các mốc phát triển ở thời điểm chậm hơn và do đó kéo dài hơn về mặt thời gian trong từng giai đoạn phát triển Vì vậy, khoảng cách về sự phát triển giữa trẻ có hội chứng Down và trẻ bình thường tăng dẩn theo lứa tuổi ~ Các kĩ năng của trẻ có hội chứng Down sẽ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời

~ Trẻ Down ít có các HV bất thường, là những trẻ tình cảm, dễ tiếp xúc, nhanh quen với người lạ

“Trẻ có hội chứng Down không phải gặp hạn chế về mọi mặt trong quá trình phát triển, trẻ có những đặc điểm đặc thù về mặt học tập với những thế mạnh và điểm yếu riêng Những đặc điểm sau đây cùng với các nhu cầu cá nhân của trẻ cẩn được lưu ý tới:

Những điểm mạnh có thể hỗ trợ cho hoạt động học tập của trẻ:

~ Khả năng học tập và sử dụng kí hiệu, cit chi điệu bộ và các hỗ trợ thị giác ~ Khả năng học tập và sử dụng ngôn ngữ viết

~ Khả năng học tập các HV và thái độ đúng mực đối với bạn đồng trang lứa và người lớn

~ Khả năng học được cách sử dụng các đồ dùng học tập và các hoạt động cần đến sự thao tác bằng tay với các đồ vật

"Những hạn chế có thể gây trở ngại cho hoạt động học tập của trẻ:

~ Hạn chế trong chức năng nhận thức

~ Hạn chế về kĩ năng vận động tỉnh và

Trang 40

~ Khả năng chú ý thấp

~ Khó khăn trong việc ghi nhớ chắc chắn kiến thức và tái hiện

~ Khó khăn trong khả năng tổng hợp và suy luận

~ Khó khăn trong khả năng lầm theo trật tự 1.6.2 Các vấn để về thể chất

~ 40% trẻ Down có bệnh tìm bẩm sinh ~ Chức năng tuyến giáp kém: 10% trẻ nhỏ

Down thiểu năng tuyến giáp

~ 35% trẻ Down bị lác mắt; 75% bị dục thuỷ tỉnh thể; 70% bi can thi, 10% có giác mạc hình chóp (giác mặc lồi ra phía trước) Ba tật cuối cùng (đục thuỷ tỉnh thể, cận thị, giác mạc hình chóp) sẽ tiến triển chậm hơn trong suốt cuộc đời của trẻ,

— Trẻ có hội chứng Down thường có ráy tai làm cản trở khả năng tiếp thu âm thanh; viêm tai giữa kinh niên, 60% bị điếc dẫn truyền và điếc bẩm sinh

~ Đối với người trưởng thành bị Down, tỉ lệ mắc chứng Alzheimer (mất trí) rất cao, ước tính có khoảng 30% người bị Down lứa tuổi 30 — 40 mắc hội chứng này, với nhóm tuổi 40 ~ 50 là 50% và nhóm tuổi trên 50 là 80%

~— Trẻ Down có vấn để vẻ ruột bẩm sinh, khoảng 6% có đường một nhỏ — Hay mắc bệnh bạch cầu, sai khớp đốt sống cổ

— Khó uống đối với trẻ sơ sinh khó nhai nuốt với trẻ lớn hơn

1.7 Những điều cẩn lưu ý trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ có hội chứng Down

* Các lưu ý đổi với của giáo viên:

Hội chứng Down nên nhận được hỗ trợ theo hướng cá biệt hoá Những hoạt động bình thường trong lớp học cũng phù hợp với những trẻ này, tuy nhiên, cần được diều chỉnh cho phù hợp:

Ngày đăng: 06/07/2022, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN