Thủy tinhlênngôi
Ngày nay thủytinh không chỉ đơn thuần là một loại vật liệu xây
dựng. Nó đã thực sự trở thành ngôi sao trong các công trình kiến
trúc đương đại. Vì sao?
Sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc luôn gắn liền với các sự phát
triển của các vật liệu. Thủytinh (hay còn gọi là kính, kiếng) là loại vật
liệu không nằm ngoài quy luật ấy.
Kính truyền thống dùng trong xây dựng xuất hiện từ thế kỷ XVI. Vì
tồn tại nhiều khuyết điểm (gây hiệu ứng nhiệt, dễ vỡ, chỉ tạo ra mặt
phẳng…) nên nó chưa được sử dụng nhiều.
Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học, công nghệ đã làm hạn chế
những nhược điểm đó. Từ cuối thế kỷ XIX, kính được dùng như một
vật liệu mang tính chất đột phá. Đến nay, những nhược điểm của kính
truyền thống gần như đã được khắc phục triệt để.
Toà nhà với căn phòng đặc biệt nhất thế giới
Để có cái nhìn toàn diện về loại vật liệu này trong kiến trúc và xây
dựng, mời bạn đến tham quan toà nhà Sears Tower, nay đã đổi tên
thành Williss Tower, tại 233 South Wacker Drive ở Chicago, Mỹ. Nó
trở thành một biểu tượng, một địa danh nổi tiếng mà không ai có thể
bỏ qua khi đến Chicago. Và để đánh giá rõ hơn, bạn hãy bấm thang
máy lên tầng 103 rồi bước ra hành lang để ngắm toà nhà Sears.
Từ vị trí này, bạn có thể ngắm toàn cảnh bên dưới thông qua sàn nhà
bằng kính trong suốt. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang lơ lửng giữa
không trung.
Nếu sợ độ cao, bạn hãy nhìn ngang hoặc ngước lên để chiêm ngưỡng
những bức tường cũng như trần nhà hoàn toàn bằng kính. Lúc này,
bạn thực sự có cảm giác đứng trong chiếc hộp trong suốt được gắn
trên những cây xà bằng thép của toà nhà.
Chiếc hộp kính của toà nhà xây nhô ra như một lời thách thức. Nó quá
tuyệt vời. Phải, bạn không thể dùng từ gì khác.
Bạn sẽ thắc mắc các kiến trúc sư đã sử dụng vật liệu gì, gia công thế
nào mà các mảnh kính này khớp với nhau và cứng cáp đến vậy?
Sức mạnh trong liên kết thủytinh
Rất nhiều kỹ sư, kiến trúc sư, nhà khoa học… dùng vật liệu kính làm
kết cấu bao che những công trình từ tầng thấp đến chọc trời, những
cây cầu cạn, cầu thang cuốn, thang bộ… Họ thường áp dụng thêm các
biện pháp tách lớp với polymer để cây xà vác thành phần cấu trúc
khác được cứng cáp và an toàn hơn.
Trên thế giới, hầu hết thủytinh được sử dụng trong xây dựng là loại
thủy tinh soda-lime với thành phần chính là na-tri carbonate, đá vôi và
silicon dioxide. Không có gì thay đổi suốt nhiều năm qua.
Ngoài ra, thủytinh được dùng để chế tạo rất nhiều vật dụng cũng như
có nhiều công dụng đặc biệt, chẳng hạn làm đế cho các mạch điện, sợi
cáp quang, màn hình máy vi tính…
Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, người ta sản xuất ra nhiều dòng
sản phẩm kính với chức năng đa dạng. Chẳng hạn loại Unitize là dòng
kính hộp hai lớp, chỉ cần lắp ráp vào công trình, giúp tiết kiệm thời
gian. Dòng Photoelectricity là dòng tiên tiến hiện nay. Chúng có hệ
thống thu năng lượng mặt trời để chuyển hoá thành nguồn điện năng.
Tuy nhiên, quan tâm chính của mọi người vẫn là chuyện gì sẽ xảy ra
nếu chúng bị vỡ? Không giống như thép hay các vật liệu khác: thủy
tinh không bị biến dạng. Do đó, nếu chúng bị vỡ thì cấu trúc tổng thể
của công trình vẫn được duy trì.
Trong các công trình, người ta thường dát mỏng kính và dùng
polymer để nối chúng với nhau. Lớp phụ này sẽ tăng khả năng chịu
lực của kính. Nếu bị vỡ, lớp polymer sẽ giữ không để những tấm kính
rơi xuống. Tuy nhiên, kỹ thuật dát mỏng này vẫn tồn tại những nhược
điểm nhất định.
Nghĩ đến nghệ thuật, nhắc ngay đến kính
Các nhà khoa học đang thử nghiệm những vật liệu mới và các kỹ thuật
mới. Họ mong muốn một ngày gần đây, các khối kiến trúc từ kính sẽ
không phải nhờ đến sự hỗ trợ của kim loại hay một số vật liệu khác.
Dù còn điểm bất lợi nhưng kính hiện đại đã góp phần làm bộ mặt kiến
trúc ngày càng trở nên sang trọng và nghệ thuật hơn.
Nếu dạo một vòng quanh trái đất, bạn sẽ thấy rất nhiều công trình kiến
trúc bằng kính. Trong thiết kế, kính có rất nhiều tác dụng: tiết kiệm
năng lượng, thời gian thi công nhanh, giảm tải trọng cho công trình,
giữ nhiệt cũng như cách nhiệt… Những ưu điểm đó giúp nó trở thành
vật liệu eco-friendly và rất được ưa chuộng hiện nay.
Sử dụng vật liệuthủytinh tại Việt Nam
Kiến trúc sư Đinh Sĩ Trí, Công ty TATT, Thành phố Hồ Chí Minh
cho biết thêm: Xu hướng sử dụng kính trong trang trí nội, ngoại thất
công trình ngày càng được ưa chuộng.
Trước kia, kính thường chỉ được chọn cho các công trình như văn
phòng, showroom, trung tâm thương mại… Gần đây, khi các công
trình nhà ở đi theo xu hướng hiện đại, không gian mở và thân thiện
với thiên nhiên thì kính thực sự lên ngôi. Ở một số biệt thự, kính đã
trở thành một trong những vật liệu gần như xuyên suốt.
Có các loại kính:
- Kính trắng trong suốt thường được làm cửa hoặc vách ngăn hay lan
can. Nó tạo ra không gian độc lập nhưng lại không mang đến cảm giác
chia giữa các không gian.
-Kính cường lực, độ dày khác nhau, có khả năng chịu lực từ vài chục
cân đến vài tấn/m2 nên thường được làm vật liệu che bên ngoài à mặt
sàn.
Kính cường lực vừa an toàn vừa làm mất đi cảm giác ngăn cách giữa
không gian bên trong và bên ngoài công trình.
- Kính màu có thể tạo ra những bức tranh nghệ thuật dùng để trang trí
nội thất trong công trình.
- Kính phản quang cách âm, cách nhiệt, mờ, thường sử dụng cho các
mặt tiền hướng Tây hoặc có bề mặt kính tiếp xúc nhiều với không
gian bên ngoài.
Như nhiều vật liệu khác trong xây dựng, thủytinh (kính) cùng có
những ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Kính là loại vật liệu có mỹ thuật cao. Nó tạo cho không gian
sống lung linh và sống động hơn. Đối với các công trình sử dụng kính,
việc thi công rất đơn giản vì nó thường được thi công độc lập và sau
cùng.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng dễ vỡ của nó khi có tác động của
ngoại lực (với kính bình thường).
Với các loại kính có khả năng chịu lực cao, người ta phải gia công
trước khi làm cường lực (tạo cho kính có khả năng chịu lực) và sau đó
không thể thay đổi được hình dáng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các kỹ sư mới chỉ sử dụng kính trong vài
hạng mục như tường, lan can… Những tấm sàn, cầu thang… bằng
kính chưa nhiều, thậm chí rất ít.
.
Thủy tinh lên ngôi
Ngày nay thủy tinh không chỉ đơn thuần là một loại vật liệu xây
dựng. Nó đã thực sự trở thành ngôi sao trong các. luôn gắn liền với các sự phát
triển của các vật liệu. Thủy tinh (hay còn gọi là kính, kiếng) là loại vật
liệu không nằm ngoài quy luật ấy.
Kính truyền