Khi vănminhngồixổm
lên vănhóa
Người tổ chức vănhóa lo hòm công đức hơn nhà vệ sinh,
thì vănhóa - vănminh còn cơ hội không?
Chuyện ở Thủ đô
Ngồi tán gẫu tếu táo vỉa hè, những tay buôn chuyện truyền tai
nhau: ai chưa biết chuyện "đi cầu" trong khu phố cổ Hà Nội
nên thử, và nhớ kỹ: khi đi mang theo tờ báo. Để làm gì? che
mặt. Vì rằng rất nhiều khu gia đình trong phố cổ vẫn sử dụng
chung một hố xí thùng, tuổi đời lâu như khu nhà. Cánh cửa
mục rơi ra, và vì thế người ngồi bên trong cần che mặt.
Câu chuyện cười ra nước mắt nửa đùa nửa thật, lại hoàn toàn
đáng tin cậy, cũng giống như chuyện một gia đình 3 - 4 thế
hệ cùng ở trong một không gian vài mét vuông vậy. Mới
nghe tưởng chuyện bộ lạc nào, hóa ra là công dân thủ đô. Thế
mới có những CAM DAI BAY xuất hiện ở khắp nơi, giống
như một phần của cuộc sống.
Đó là một thực tế khốn khổ trong không gian chật hẹp, những
người trong cuộc dù muốn hay không cũng chẳng thể cải
thiện tình hình, trừ phi phải chuyển đi nơi khác.
Thế nhưng điều tréo ngoe là chuyện "mang báo che mặt" lại
không chỉ ở phố cổ Hà Nội, mà diễn ra rất nhiều nơi. "Văn
hóa cầu tõm" "tưới ngô" không phải là đặc sản riêng của
người dân vùng nào, mà được "thụ hưởng" bởi nhiều đối
tượng. Chẳng thế mà ngay đầu năm đã có một cô gái khốn
khổ thành nhân vật bất đắc dĩ của một câu chuyện báo chí bi
hài đầu năm, cũng liên quan đến chuyện nỗi niềm rất ư con
người này.
Chuyện đã không xảy ra nếu dọc đường cao tốc và nơi sinh
hoạt công cộng có những khu vệ sinh theo đúng nghĩa "vệ
sinh" là sạch sẽ, vănminh và tiện nghi, chứ không phải là
những bốt sắt dựng tạm, thường bị khóa cửa im ỉm, thậm chí
bị biến thành quầy hàng tạp phẩm hoặc nơi nghỉ ngơi tạm của
các công nhân vệ sinh.
Trong tình cảnh ấy, muốn trở thành "con người có văn hóa"
trong những "khu dân cư văn hóa" cũng khó thực hiện, khi sự
bức bách dồn đuổi.
Chuyện ở Hội Lim
Trước ngày khai hội, người viết bài sang tìm hiểu trước sự
kiện được mong đợi hàng năm này. Điểm ấn tượng đầu tiên
là khu đồi Lim, nơi diễn ra hội chính vô cùng rộng rãi khang
trang. Đặc biệt, chùa Hồng Ân trong khuôn viên đồi Lim vừa
được xây sửa mở rộng diện tích đất trước cổng chùa và xây
dựng cổng Tam Quan, gác chuông và dãy nhà khách nhằm
tạo không gian cho lễ hội và phục vụ đón tiếp du khách. Thế
nhưng sau khi đi hết các dãy nhà ngang dọc khang trang của
công trình, người viết bài không thể tìm được nơi tế nhị sau
cả quãng đường dài.
Sau khi nhận được nhiều cái lắc đầu "không biết", một phụ
nữ ngồi cạnh "hòm công đức" chỉ nơi "duy nhất" là "đi ra
khỏi cổng, bên hông trái của chùa, dưới mấy cái cây" và nơi
được tìm là đây (xem ảnh).
Người viết bài không thể tin nổi mắt mình, tưởng đâu đang
lạc ở một khu rừng rậm nào, chứ không phải một nơi giữa thị
trấn Lim, đồi Lim, nơi nổi tiếng đi vào thi ca lẫn "di sản nhân
loại", nơi chỉ hai hôm nữa thôi sẽ đón hàng ngàn du khách và
các liền anh liền chị, mà lại có sự tạm bợ, bẩn thỉu, phản
nhân văn và môi trường đến thế này. Hội chưa mở đã rờn
rợn, đến khi nườm nượp người tìm đến "dưới gốc cây" ấy
thì Trong khi xung quanh ngọn đồi là khu phố thị sầm uất.
Mang sự ngỡ ngàng vào hỏi lại người phụ nữ giữ hòm công
đức: "Sao chùa được mở mang, xây dựng khang trang thế
này mà không quy hoạch một không gian kín đáo làm khu vệ
sinh?" Chị trả lời: "Vì mới nên chưa làm được đành đi tạm".
Định hỏi thêm nhưng lại thôi, vì chị là nhân viên, lại phải
trông không chỉ một mà nhiều hòm công đức rải rác khắp
khuôn viên chùa.
Hy vọng tìm được lời giải đáp cho công tác chuẩn bị Hội
Lim, chúng tôi vào UBND Thị trấn Lim và nhận được một
kịch bản chi tiết về các khâu chuẩn bị và hỗ trợ lễ hội. Phần
tôi thắc mắc nhất được giải đáp: "dựng 15 nhà vệ sinh tạm và
các bốt vệ sinh lưu động, 30 thùng rác lưu động ở khu vực
đồi Lim và một số khu vực phụ cận"
Nghĩa là nơi "dưới gốc cây" tôi được chỉ là một trong 15 nhà
vệ sinh tạm theo kịch bản. Hỡi ôi, quan họ đã có hàng trăm
năm tuổi, hội Lim đã được biết đến từ bao giờ, di sản đã lên
tầm "nhân loại" được 5 năm rồi, sự kiện diễn ra hàng năm ở
giữa phố thị lại bị nền vănminh tạm ngồixổm lên, và chắc sẽ
còn tạm lâu nữa.
Trong khi kịch bản nhấn mạnh câu khác: "Thường xuyên
kiểm tra nhắc nhở nhà chùa đặt hòm công đức, phân công các
phật tử trực để thường xuyên gom tiền "giọt dầu" do du
khách đặt trên các ban trong chùa"
Người tổ chức vănhóa lo hòm công đức hơn nhà vệ sinh, thì
văn hóa - vănminh còn cơ hội không?
Nhìn rộng ra, những cảnh người dân lao vào tranh nhau
miếng bánh lộc, cướp thức ăn ở tiệc búp-phê, biến mọi nơi
công cộng thành hố rác, toilet; đặt gót giày lên di sản và công
trình văn hóa, nhổ toẹt vào giá trị tinh thần Có ngạc nhiên
lắm không?
Khi cái điều kiện tối thiểu để trở thành người vănminh lịch
sự không được tạo ra, thì hàng vạn tấm biển khu dân cư văn
hóa, hàng ngàn chương trình tuyên truyền, hàng trăm sự kiện
công trình vănhóa được tôn vinh cũng chẳng giúp dân tộc ấy
nhận được cái nhìn thiện cảm hơn.
Khi ngay những người làm vănhóavẫn thích "văn minhngồi
xổm".
.
Khi văn minh ngồi xổm
lên văn hóa
Người tổ chức văn hóa lo hòm công đức hơn nhà vệ sinh,
thì văn hóa - văn minh còn cơ hội không?. tộc ấy
nhận được cái nhìn thiện cảm hơn.
Khi ngay những người làm văn hóa vẫn thích " ;văn minh ngồi
xổm& quot;.