hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

51 1K 6
hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÀNG THI 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài Vấn đề tiêu thụ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để việc tiêu thụ đạt kết quả cao thì có rất nhiều các yếu tố cùng tác động tới như hoạt động marketing, việc xây dựng kế hoạch bán hàng, tuyển dụng và đào tạo lực lượng bán hàng và một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp chính là công tác tổ chức mạng lưới bán hàng. Hình thành mạng lưới là một nghệ thuật xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Mục đích của việc hình thành mạng lưới là tạo ra nhóm khách hàng và nguồn thông tin mà có thể trực tiếp làm tăng chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, làm giảm sự mệt mỏi của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một mạng lưới bán hàng được xây dựng có cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ giúp các doanh nghiệp sử dụng triệt để các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty TMDV Tràng Thi là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ với các hoạt động kinh doanh chủ yếu là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, kinh doanh bất động sản. Công ty tổ chức các hoạt động kinh doanh của mình chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là một điều kiện thuận lợi đối với mọi doanh nghiệp trong thành phố nói chung và công ty TMDV Tràng Thi nói riêng. Hà Nội là trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị của cả nước, dân cư tập trung đông đúc, mức tiêu dùng lớn, tiện đường giao thông đi lại Tuy vậy vị trí kinh doanh này cũng tạo ra nhiều khó khăn cho công ty. Mạng lưới kinh doanh, phân phối hàng hóa của các thành phần kinh tế rộng khắp địa bàn thủ đô dưới các hình thức cửa hàng bách hóa, phố chuyên doanh, chợ và siêu thị. Hà Nội có hệ thống gồm hơn 135 chợ, trong đó có một số chợ lớn như: chợ Mơ, chợ Đồng Xuân, SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 1 Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp chợ Bưởi, chợ Long Biên Bên canh đó, trong những năm gần đây có rất nhiều các trung tâm, siêu thị lớn kinh doanh cùng mặt hàng với công ty như: Siêu thị điện máy Trần Anh, Pico Plaza, Việt Long, Media Mart với phương thức kinh doanh mới, hiện đại hơn, hiệu quả hơn. Các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó nhu cầu thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng luôn thay đổi nhất là một bộ phận dân cư có thu nhập cao, khiến cho công ty cũng phải thay đổi phương thức và mặt hàng kinh doanh, kết quả là nếu công ty không có chiến lược điều chỉnh kinh doanh kịp thời thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tồn đọng hàng hóa, tăng chi phí lưu kho, hàng bị mất giá và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi công ty phải có những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, trong đó công tác tổ chức mạng lưới bán hàng được coi là yếu tố then chốt. Hiện tại công ty TMDV Tràng Thimạng lưới bán hàng rộng khắp Hà Nội, công tác tổ chức mạng lưới bán hàng luôn được ban lãnh đạo và phòng kinh doanh quan tâm và không ngừng hoàn thiện. Tuy nhiên công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sự phân bố các điểm bán không đồng đều, sự liên kết giữa các thành viên trong mạng lưới chưa tốt, thiếu đội ngũ nhân viên quản lý mạng lưới, trình độ lực lượng bán hàng của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu điều này đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả bán hàng và hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty TMDV Tràng Thi em nhận thấy cần có những biện pháp để hoàn thiện tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty nhằm nâng cao doanh số bán hàng, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty TMDV Tràng Thi. Tên đề tài cụ thể là: “ Hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi”. SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 2 Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được ba mục tiêu chính sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác tổ chức mạng lưới bán hàng như các mô hình tổ chức, các điểm và tuyến bán, cách thức lựa chọn mạng lưới bán… - Đánh giá thực trạng công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty TMDV Tràng Thi, từ đó chỉ rõ vấn đề đang gặp phải của công ty về công tác tổ chức mạng lưới bán hàng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty TMDV Tràng Thi. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Giới hạn nghiên cứu tại công ty TMDV Tràng Thi, các phòng tổ chức hành chính và phòng kinh doanh, đối tượng nghiên cứu là các cán bộ công nhân viên trong công ty và các đơn vị trực tiếp kinh doanh. - Về thời gian: Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp được nghiên cứu và phân tích trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009 và đưa ra kiến nghị giải pháp từ năm 2010 đến năm 2013. 1.5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan hoàn thiện tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty TMDV Tràng Thi. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty TMDV Tràng Thi. Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty TMDV Tràng Thi. SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 3 Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Bán hàng Dưới góc độ kinh tế thì bán hàng được hiểu là hoạt động nhằm thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hóa (thay đổi hình thái sở hữu từ hàng thành tiền) trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về giá trị sử dụng, nhờ đó người bán đạt được mục tiêu của mình. Còn dưới góc độ là một hoạt động thương mại thì bán hàng là một mắt xích trong chu kì kinh doanh của doanh nghiệp, bán hàng là việc dịch chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua đồng thời thu được tiền hàng. Hay nói cách khác, bán hàng là một mặt của hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền, còn người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên. Ngoài ra, bán hàng còn được hiểu là quá trình nhân viên bán hàng hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng phát triển và hoàn thành quyết định mua hàng của họ. Như vậy, quá trình bán hàng được hiểu là quá trình trao đổi mà trong đó người bán tìm hiểu, thỏa mãn nhu cầu của người mua và cùng nhau xây dựng mối quan hệ lâu dài cùng có lợi. Hoạt động bán hàng có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Nhờ có các hoạt động bán hàng mà hàng hóa được luân chuyển trong quá trình tái sản xuất và để phục vụ nhu cầu của xã hội. 2.1.2. Quản trị bán hàng Ngày nay với sự phát triển của sản xuất bán hàng càng trở nên quan trọng, việc quản trị bán hàng ngày càng được coi là một yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp. SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 4 Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp Theo cách tiếp cận chức năng của quản trị thì “Quản trị bán hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng (hoạt động tiêu thụ sản phẩm) nhằm thực hiện mục tiêu đã định của doanh nghiệp” . 1 Mục tiêu của quản trị bán hàng bao gồm nâng cao mức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu, tăng doanh thu, lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giảm chi phí bán hàng, tăng trình độ, văn minh phục vụ khách hàng… Chức năng hoạch định của quản trị bán hàng thể hiện ở việc đi xây dựng kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp bao gồm hoạt động dự báo bán hàng, xây dựng mục tiêu bán hàng, xác định các hoạt động và chương trình bán hàng, xây dựng ngân sách bán hàng. Tổ chức bán hàngchức năng quản trị bán hàng quan trọng liên quan đến việc xây dựng mạng lưới bán hàng, xác định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn trên cơ sở phân công đối với mỗi bộ phận, cá nhân tham gia vào hoạt động bán hàng. Điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng vừa là quá trình kiểm tra các chỉ tiêu bán hàng, vừa là việc theo dõi các ứng xử của các đối tượng. Kiểm soát hoạt động bán hàng gồm: xây dựng tiêu chuẩn kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động bán hàng, điều chỉnh hoạt động bán hàng. Quy trình này nhằm đảm bảo kết quả hoạt động đạt được phù hợp với mục tiêu đề ra. 2.1.3. Mạng lưới bán hàng Hiện nay đứng trên nhiều góc độ khác nhau thì có những khái niệm khác nhau về mạng lưới bán hàng. Mạng lưới bán hàng trong quản trị bán hàng có thể đồng nhất với khái niệm kênh phân phối trong quản trị Marketing. “ Kênh Marketing phân phối của công ty thương mại là một tập cấu trúc lựa chọn có chủ đích mục tiêu giữa công ty thương mại với các nhà sản xuất, các trung gian Marketing phân phối khác và với người tiêu dùng cuối cùng để tổ chức phân phối và vận động hàng hóa cho tập khách hàng tiềm năng trọng điểm trực tiếp và cuối cùng của công ty”. 2 1 Quản trị học – TS.Đoàn Thị Thu Hà, TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Thống kê 2006 2 Marketing thương mại – GSTS. Nguyễn Bách Khoa, TS. Nguyễn Hoàng Long – NXB Thống kê 2005 SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 5 Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp “Mạng lưới bán hàng là một sự tổ chức các tiếp xúc bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp”. 3 Theo cách tiếp cận của quản trị tác nghiệp mạng lưới bán hàng là hệ thống các điểm bán hàng, các tuyến bán hàng tham gia vào quá trình đưa hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng. 2.1.3.1. Điểm bán hàng Điểm bán hàng là những nơi có bày bán các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Điểm bán hàng là thành phần quan trọng cấu thành mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp. • Phân loại điểm bán theo hình thức sở hữu - Điểm bán hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp: doanh nghiệp bỏ chi phí ra đầu tư và bố trí lực lượng bán hàng. Để triển khai được mạng lưới bán hàng này đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn và có khả năng quản lý tốt. - Điểm bán hàng đối tác: bao gồm các đại lý, siêu thị, cửa hàng chấp nhận bán hàng cho doanh nghiệp. - Điểm bán nhượng quyền: doanh nghiệp nhượng cho đối tác quyền được sử dụng thương hiệu của mình. Hợp đồng nhượng quyền phải ràng buộc chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của cả hai bên. • Phân loại theo quy mô điểm bán - Các điểm bán hàng lớn: bao gồm các điểm bán có doanh thu lớn như siêu thị, trung tâm thương mại. - Các điểm bán hàng trọng yếu: là những điểm bán nằm ở những địa điểm trọng yếu bám sát nhu cầu của người tiêu dùng. - Các điểm bán hàng nhỏ, lẻ: nằm rải rác tại các khu dân cư, có doanh số nhỏ. Các điểm bán hàng này thườngtác dụng làm tăng doanh số khi thị trường bão hòa. 3 Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm – Trương Đình Chiến, Nguyễn Văn Thường – NXB Thống kê, 1999 SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 6 Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp 2.1.3.2. Tuyến bán hàng Tuyến bán hàng là tập hợp các điểm bán hàng trong một phạm vi không gian địa lý nhất định. Thông thường, một tuyến bán hàng được quản lý bởi một nhân viên bán hàng. Việc phân định các tuyến bán hàng đi liền với việc phân định quyền lợi và trách nhiệm của lực lượng bán hàng. 2.1.4. Tổ chức mạng lưới bán hàng Tổ chức mạng lưới bán hàng là việc đưa ra các quyết định liên quan tới việc phát triển mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp. Nó có thể chỉ là những quyết định để cải tiến mạng lưới sẵn có của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là những quyết đinh nhằm phát triển mạng lưới tại một khu vực thị trường mới mà doanh nghiệp dự định mở rộng. Đây là nội dung quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức quản trị bán hàng của doanh nghiệp thương mại, nó bao gồm: - Quy hoạch tổ chức các cơ sở bán hàng trực thuộc thích ứng với yêu cầu kinh doanh hay tổng hợp. - Quy hoạch không gian và tầm bao phủ của thị trường, phân bố các cơ sở bán hàng trong phạm vi khu vực thị trường theo nguyên tắc thuận tiện, hiệu quả và thu hút khách hàng. - Quy hoạch công nghệ: xác định số lượng điểm bán, quy mô mạng lưới, công suất, xây dựng hay thuê mướn đại lý, cơ sở bán. SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 7 Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp 2.2. Một số lý thuyết về tổ chức mạng lưới bán hàng Hình 2.1. Mô hình quản trị bán hàng trong doanh nghiệp 2.2.1. Một số cách tiếp cận về tổ chức mạng lưới bán hàng 2.2.1.1. Theo quan điểm của James M.Comer Việc tổ chức mạng lưới bán hàng là việc lựa chọn sơ đồ tổ chức cho kênh phân phối. Mạng lưới bán hàng phải cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ do khách hàng yêu cầu và đồng thời phải đạt được những mục tiêu về doanh số và lợi nhuận đã đề ra. Có bốn mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng đó là: tổ chức theo khu vực địa lý, tổ chức dựa trên sản phẩm, tổ chức theo khách hàng, tổ chức hỗn hợp. Khi lựa chọn mô hình mạng lưới bán hàng cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tốbản sau: - Hiệu quả: việc cân nhắc về mặt hiệu quả tập trung xem xét cơ cấu đưa ra có thực hiện được những mục tiêu tổng thể như thế nào, thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng ở mức độ nào. Doanh nghiệp sẽ phải trả lời các câu hỏi cụ thể như: Những mục tiêu về doanh số và lợi nhuận có được thực hiện tốt không? Khách hàng sẽ phản SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÁN HÀNG TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG TỔ CHỨC BÁN HÀNG KIỂM SOÁT BÁN HÀNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG 8 Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp ứng như thế nào với cơ cấu ấy? Cơ cấu ấy có thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng không? - Năng lực: năng lực là mối quan hệ giữa mục tiêu và chi phí để đạt được những mục tiêu ấy. Một số vấn đề cần cân nhắc như: doanh nghiệp có khả năng trang trải được những chi phí cho mô hình này không? Những chi phí liên quan nào trong từng mô hình góp phần làm tăng doanh thu hay thị phần của doanh nghiệp không?… - Tính khả thi: khi nghiên cứu về yếu tố tính khả thi doanh nghiệp buộc phải tính toán, thẩm tra những giới hạn so sánh để lựa chọn mô hình này hoặc mô hình khác. Đồng thời phải cân nhắc xem doanh nghiệp có dễ dàng thay đổi được mô hình tổ chức bán hàng của mình không nếu có sự thay đổi về các điều kiện thị trường. Một số vấn đề đặt ra là: Nếu thị trường suy giảm thì giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp đến đâu? Nếu doanh nghiệp đang sử dụng các nhân viên bán hàng mang tính chuyên biệt thì liệu họ có phải đào tạo lại để kinh doanh tại những thị trường khác, phục vụ những loại khách hàng khác hay bán những sản phẩm khác không? - Cân bằng giữa các yếu tố: một doanh nghiệp không thế cân nhắc các yếu tố trên một cách độc lập mà chúng phụ thuộc lẫn nhau trong một thực thể thống nhất. Vì thế doanh nghiệp cần phải xem xét và đánh giá chúng đan xen với nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. 2.2.1.2. Theo quan điểm của David Jobber và Geoff Lancaster Tổ chức mạng lưới bán hàngtổ chức cấu trúc của lực lượng bán hàng. Bao gồm các cấu trúc: cấu trúc địa lý, cấu trúc chuyên biệt hóa sản phẩm, cấu trúc theo khách hàng và cấu trúc tổ chức theo cách pha trộn. Riêng cấu trúc theo khách hàng lại được chia ra thành nhiều cách tổ chức khác nhau như: - Cấu trúc thiên về thị trường: doanh nghiệp phân chia thị trường thành các khúc khác nhau theo các tiêu chí như khách hàng doanh doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ, khách hàng tiêu dùng cá nhân… để từ đó phân bổ lực lượng bán hàng của mình theo dõi và phục vụ cho từng khúc thị thị trường khác nhau - Cấu trúc theo cỡ khách hàng: tức là chia khách hàng ra theo tiêu chí số lượng mua của họ. Doanh nghiệp cần thiết lập một lực lượng bán hàng phục vụ tập khách SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 9 Trường Đại học Thương mại Khoa quản trị doanh nghiệp hàng chính, họ có kỹ năng bán hàng cao hơn so với các nhân viên bán hàng chỉ tiếp xúc với những khách hàng nhỏ và họ có quyền quyết định cao hơn trong việc đàm phán hợp đồng. - Cấu trúc theo khách hàng mới và khách hàng hiện có: doanh nghiệp chia lực lượng bán hàng của mình ra làm hai nhóm, một nhóm phục vụ các khách hàng hiện có, một nhóm tìm kiếm khách hàng mới 2.2.1.3. Theo quan điểm của Phạm Luận Việc lựa chọn tổ chức mạng lưới bán hàng phải dựa trên nguyên tắc là lựa chọn được một cơ cấu tổ chức bán hàng sao cho có hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Việc thiết kế mạng lưới bán hàng phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhưng đồng thời lại phải đạt được doanh số và khoản lợi nhuận đã định. Có bốn mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng đó là mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý, mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo sản phẩm, mô hình tổ chức mạng lưới bán theo khách hàng và mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng hỗn hợp. 2.2.2. Vai trò của tổ chức mạng lưới bán hàng đối với công tác tổ chức bán hàng và quản trị bán hàng của doanh nghiệp - Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả bán hàng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Việc tổ chức mạng lưới bán hàng phù hợp sẽ làm cho hàng hóa dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng hơn, việc tiêu thụ hàng hóa trở nên nhanh chóng. Khi đó doanh thu bán hàng tăng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng. - Giảm chi phí bán hàng, chi phí sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp: chi phí đi lại cho nhân viên, chi phí vận chuyển hàng hóa tới điểm bán và tới tay người tiêu dùng và sự chồng chéo trong việc sử dụng nhân viên bán hàng… sẽ được giảm xuống nếu vấn đề tổ chức mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp được tổ chức có hiệu quả. - Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau không chỉ thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khả năng phục vụ khách hàng mà còn phải làm tốt khả năng sẵn sàng của sản phẩm tại những địa SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 10 [...]... tổ chức mạng lưới bán phù hợp và có hiệu quả nhất Dưới đây là một ví dụ về mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng hỗn hợp kết hợp giữa mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo khách hàng và mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo sản phẩm: TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC BÁN HÀNG KHÁCH HÀNG SIÊU THỊ SẢN PHẨM A KHÁCH HÀNG CÁC ĐẠI LÝ BÁN BUÔN SẢN PHẨM B KHÁCH HÀNG CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ SẢN PHẨM C Hình 2.5 Mô hình tổ chức. .. các trung tâm, cửa hàng của công ty, doanh thu một số mặt hàng kinh doanh chính của công ty 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty TMDV Tràng Thi 3.2.1 Giới thi u về công ty 3.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TMDV Tràng Thi là doanh nghiệp nhà nước – thành viên thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội, là một... dạng như hàng tiêu dùng Các chức danh chủ yếu của lực lượng bán hàng: giám đốc bán hàng, giám sát bán hàng, mại vụ, nhân viên bán hàng, nhân viên phát triển thị trường 14 SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 Trường Đại học Thương mại nghiệp Khoa quản trị doanh 2.1.4.4 Mạng lưới bán hàng hỗn hợp Mạng lưới bán hàng hỗn hợp là cách thức tổ chức mạng lưới bán hàng thông qua việc kết hợp các mạng lưới bán hàng đơn... Về mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng hiện nay của công ty Ông có ý kiến gì để hoàn thi n không? 32 SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 Trường Đại học Thương mại nghiệp Khoa quản trị doanh Ông Dũng có ý kiến rằng mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng hiện nay của công ty cần có sự điều chỉnh, đó là kết hợp mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo khách hàng và mô hình tổ chức theo sản phẩm, ngành hàng để phù... các khách hàng trung thành và thu các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng 2.3 Tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Tính tới thời điểm hiện nay thì chưa có một công trình nào nghiên cứu về hoàn thi n tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty TMDV Tràng Thi Những năm trước đây đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề hoàn thi n công tác tổ chức mạng lưới bán hàng đó... phương tiện phục vụ nhu cầu thị trường, tổ chức gia công, dịch vụ sửa chữa các đồ dùng điện tử, điện lạnh Ngoài ra công ty còn tổ chức các dịch vụ du lịch, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu  Nhiệm vụ: Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi có những nhiệm vụ sau: - Tổ chức sản xuất, chế biến, dịch vụ sửa chữa của ngành thương nghiệp và... bán tại các khu vực có mật độ quá dày và có thể mở rộng mạng lưới bán hàng ra một số tỉnh lân cận Hà Nội - 100% số phiếu điều tra cho rằng việc cải thi n trình độ của lực lượng bán hàng sẽ làm tăng hiệu quả của công tác tổ chức mạng lưới bán hàng 3.3.2 Kết quả tổng hợp phỏng vấn Câu hỏi 1: Xin Ông vui lòng cho biết một số vấn đề cụ thể mà công ty đang gặp phải trong công tác tổ chức mạng lưới bán hàng? ... phòng ban, website của công ty TMDV Tràng Thi, các website và một số tạp chí chuyên ngành, báo chí có thông tin liên quan tới doanh nghiệp và ngành thương mại dịch vụ 3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp  Phương pháp điều tra Mục đích của phương pháp: Tìm hiểu về công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại Công ty TMDV Tràng Thi - Mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty - Cách thức lựa chọn,... các doanh nghiệp áp dụng TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC BÁN HÀNG KHÁCH HÀNG SIÊU THỊ KHÁCH HÀNG CÁC ĐẠI LÝ BÁN BUÔN KHÁCH HÀNG CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ Hình 2.4 Mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo khách hàng • Ưu điểm của mô hình mạng lưới bán hàng theo khách hàng: đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhóm khách hàng • Nhược điểm của mô hình mạng lưới bán hàng theo khách hàng: Kinh phí bán hàng lớn, phù hợp với doanh... gắn bó công tác tại công ty Phần lớn đều nắm giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như các trưởng phó phòng, trưởng phó cửa hàng Ban lãnh đạo công ty thực hiện chức năng định hướng 28 SV: Tạ Thị Thu Phương – K45A4 Trường Đại học Thương mại nghiệp Khoa quản trị doanh cho hoạt động bán hàng của công ty, chỉ đạo công tác tổ chức mạng lưới bán hàng, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các điểm bán, . công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty TMDV Tràng Thi. Tên đề tài cụ thể là: “ Hoàn thi n công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty Thương. 1: Tổng quan hoàn thi n tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty TMDV Tràng Thi. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về công tác tổ chức mạng lưới bán

Ngày đăng: 24/02/2014, 23:29

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1. Mơ hình quản trị bán hàng trong doanh nghiệp 2.2.1. Một số cách tiếp cận về tổ chức mạng lưới bán hàng - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Hình 2.1..

Mơ hình quản trị bán hàng trong doanh nghiệp 2.2.1. Một số cách tiếp cận về tổ chức mạng lưới bán hàng Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 2.2. Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Hình 2.2..

Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 2.3. Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo sản phẩm - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Hình 2.3..

Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo sản phẩm Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 2.4. Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo khách hàng - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Hình 2.4..

Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng theo khách hàng Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 2.5. Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng hỗn hợp - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Hình 2.5..

Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng hỗn hợp Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 2.6. Dòng vận động vật chất của hàng hóa - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Hình 2.6..

Dòng vận động vật chất của hàng hóa Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 3.1. Các đơn vị trực tiếp kinh doanh thuộc công ty TMDV Tràng Thi - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Bảng 3.1..

Các đơn vị trực tiếp kinh doanh thuộc công ty TMDV Tràng Thi Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TMDV Tràng Thi trong 3 năm - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Bảng 3.2..

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TMDV Tràng Thi trong 3 năm Xem tại trang 26 của tài liệu.
Theo dõi qua bảng thống kê dưới đây (tổng độ tác động càng nhỏ thì sự tác động của nhân tố đó càng lớn): - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

heo.

dõi qua bảng thống kê dưới đây (tổng độ tác động càng nhỏ thì sự tác động của nhân tố đó càng lớn): Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp phiếu điều tra về các nhân tố tác động tới mạng lưới bán - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Bảng 3.3..

Bảng tổng hợp phiếu điều tra về các nhân tố tác động tới mạng lưới bán Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 3.2. Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty TMDV Tràng Thi Nhận xét: - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Hình 3.2..

Mơ hình tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty TMDV Tràng Thi Nhận xét: Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 3.6. Doanh thu bán hàng các đơn vị trực tiếp kinh doanh của công ty năm 2009 Nhận xét:   - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Bảng 3.6..

Doanh thu bán hàng các đơn vị trực tiếp kinh doanh của công ty năm 2009 Nhận xét: Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 4.1. Kế hoạch tiêu thụ của các đơn vị trực tiếp kinh doanh năm 2010 - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

Bảng 4.1..

Kế hoạch tiêu thụ của các đơn vị trực tiếp kinh doanh năm 2010 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Vì vậy cơng ty nên thay đổi mơ hình mạng lưới bán hàng theo khách hàng thành mô hình hỗn hợp giữa mơ hình mạng lưới bán hàng theo khách hàng và mơ hình mạng  lưới bán hàng theo sản phẩm, ngành hàng. - hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi

v.

ậy cơng ty nên thay đổi mơ hình mạng lưới bán hàng theo khách hàng thành mô hình hỗn hợp giữa mơ hình mạng lưới bán hàng theo khách hàng và mơ hình mạng lưới bán hàng theo sản phẩm, ngành hàng Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1. Một số khái niệm cơ bản

    • 2.4.2. Lựa chọn mô hình tổ chức mạng lưới bán hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan