1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Đừng mơ ngồi mát ăn bát vàng pot

4 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 258,3 KB

Nội dung

Đừng ngồi mát ăn bát vàng Thấy nhà hàng, quán ăn nào cũng tấp nập người ra kẻ vào, An cũng quyết định kinh doanh ăn uống. Chị bán sản phẩm ít “đụng hàng”, ở một vị trí cũng khá thuận lợi. Vậy mà, chỉ tồn tại được 2 năm, quán của chị phải đóng cửa. Vì sao vậy? Làm gì để ngồi mát ăn bát vàng. Chị An, 31 tuổi, ở Q. 5, TP. HCM là một trong những người tiên phong trong việc mở nhà hàng yaourt kem. Thời điểm năm 2007, 2008 cả TP. HCM chỉ chưa đến 10 quán yaourt kem như thế. Giới trẻ có thêm một địa chỉ thưởng thức món mới. Cho nên, quán ngày càng hút khách. Tự tin với các trang thiết bị tiên tiến và một khẩu vị hoàn toàn mới cho các bạn trẻ, chị An đã không để tâm đến các đối thủ cạnh tranh cũng như tìm thêm món mới cho quán. Nội thất của quán cũng ngày càng xuống cấp. Quán của chị chủ yếu phục vụ khách trẻ nên khi không gian xuống cấp cũng là lúc các bạn trẻ quay lưng. Chưa kể vì chị An thường xuyên giao cho nhân viên tự quản trong khi chưa đào tạo cho họ sự chuyên nghiệp trong cách quản lý, phục vụ. Có hôm, khách xin ly trà đá hai ba lần mà vẫn chưa thấy đâu. Thái độ thì không mấy thân thiện, có khách còn bực bội ra mặt: “Tôi uống nước trả tiền chứ có đi xin đâu”. Đến khoảng 2 năm sau, cũng trên con đường đó, có gần 10 quán yaourt kem mọc lên. Thị phần bị chia sớt, khách vắng dần. Trong khi tiền thuê mặt bằng ngày càng cao mà lợi nhuận thu về ngày càng ít, lỗ vốn, chị An quyết định đóng cửa quán. Trong cơ chế thị trường, chuyện thất bại từ việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn như chị An là không hiếm. Tính độc đáo của một sản phẩm, món hàng rất dễ bị phá vỡ khi thị trường liên tục xuất hiện các sản phẩm tương tự. Thậm chí khi đã đăng ký bản quyền thì cũng khó tránh được tình trạng hàng nhái, hàng dỏm… Chị An ban đầu đã có được sản phẩm ít “đụng hàng” nhưng chị đã không chú ý đến điều này để có biện pháp bảo toàn thương hiệu. Mặt khác, chị đã không chú trọng việc duy trì khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới bằng chất lượng phục vụ, đổi mới thực đơn Việc bị chia sớt thị phần, thu không bù chi, đóng cửa là điều dễ hiểu. Khi mở quán ăn, bạn cần đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Lưu ý khi mở nhà hàng, quán ăn: 1. Vệ sinh an toàn thực phẩm, vẻ bề ngoài quán sạch sẽ là cực kỳ quan trọng. Do đó, bạn cần chú ý trong khâu chọn mặt bằng, màu sơn, bố trí không gian nội thất, đồ dùng ăn uống chén, muỗng, đũa phù hợp. 2. Đào tạo nhân viên phục vụ một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ có tiền bạn sẽ thuê được nhân viên tử tế. Hãy nghĩ bạn đối đãi với họ thế nào thì họ sẽ phục vụ khách hàng của bạn thế ấy. 3. Tính độc đáo, khác biệt sẽ tạo nên dấu ấn, phong cách riêng cho quán của bạn. Nó giúp thu hút và giữ chân một lượng khách hàng nhất định. Cho nên, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, số lượng, độ tuổi, khu vực, thu nhập… để chọn hình, quy và vị trí phù hợp. 4. Bạn có thể phải mất 2 hay 3 tháng để có nguồn khách hàng quen nên hãy lên kế hoạch tài chính rõ ràng, chuẩn xác để tránh bị “chết yểu”. . Đừng mơ ngồi mát ăn bát vàng Thấy nhà hàng, quán ăn nào cũng tấp nập người ra kẻ vào, An cũng quyết định kinh doanh ăn uống. Chị bán. tại được 2 năm, quán của chị phải đóng cửa. Vì sao vậy? Làm gì để ngồi mát ăn bát vàng. Chị An, 31 tuổi, ở Q. 5, TP. HCM là một trong những người tiên

Ngày đăng: 24/02/2014, 11:20

w