1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạn hoạt động bán hàng qua mạng internet tại Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh

56 652 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 373,5 KB

Nội dung

Chương I - Lý luận chung về hoạt động bán hàng qua mạng của doanh nghiệp thương mại. Chương II: Thực trạng kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh. Chương III: Một số giải ph

Trang 1

1.1 Tổng quan về bán hàng qua mạng của doanh nghiệp thương mại 8

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của kinh doanh bán hàng qua mạng củadoanh nghiệp thương mại 8

1.1.1.1 Khái niệm bán hàng qua mạng 8

1.1.1.2 Đặc trưng của bán hàng qua mạng 9

1.1.2 Sự khác biệt giữa bán hàng qua mạng và bán hàng truyền thống 10

1.2 Cơ sở hạ tầng của bán hàng qua mạng 12

1.2.1 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 12

1.3.3 Qui trình thanh toán 20

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng qua mạng 22

Chương II: Thực trạng kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Minh Anh 26

-2.1 Tổng quan về công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh262.1.1 Tổng quan về công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh 26

Trang 2

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH đầu tư

-thương mại - dịch vụ Minh Anh 26

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Minh Anh 27

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Minh Anh 28

-2.1.2 Sản phẩm và dịch vụ của công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụMinh Anh 29

2.1.3 Khách hàng và thị trường mục tiêu của công ty TNHH đầu tư thương mại - dịch vụ Minh Anh 32

-2.1.3.1 Khách hàng 32

2.1.3.2 Thị trường mục tiêu 32

2.1.4 Đối thủ cạnh tranh 33

2.1.5 Các hình thức thanh toán 34

2.1.5.1 Thanh toán bằng tiền mặt 35

2.1.5.2 Thanh toán bằng chuyển khoản 35

2.2 Tình hình kinh doanh của công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụMinh Anh trong thời gian gần đây 36

2.3 Thực trạng bán hàng qua mạng internet của công ty TNHH đầu tư thương mại - dịch vụ Minh Anh trong những năm gần đây 40

2.3.1 Doanh thu bán hàng qua mạng internet của công ty TNHH đầu tư thương mại - dịch vụ Minh Anh trong năm 2007 40

-2.3.2 Lợi nhuận bán hàng qua mạng của công ty TNHH đầu tư - thươngmại - dịch vụ Minh Anh trong năm 2007 41

2.3.3 Chi phí bán hàng qua mạng của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Minh Anh trong năm 2007 42

Trang 3

-2.3.4 Sản phẩm chủ yếu bán qua mạng internet của công ty TNHH đầu tư

thương mại - dịch vụ Minh Anh 43

2.3.5 Khách hàng mua hàng qua mạng của công ty TNHH đầu tư - thươngmại - dịch vụ Minh Anh 43

2.3.6 Một số đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Minh Anh 44

2.4 Đánh giá về hoạt động bán hàng qua mạng của công ty TNHH đầu tư thương mại - dịch vụ Minh Anh trong những năm gần đây 44

3.2.1.1 Tiếp tục cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cho văn phòng 51

3.2.1.2 Giao hàng nhanh chóng đến tân nơi khách hàng yêu cầu 52

Trang 4

3.2.2 Khắc phục các mặt hạn chế của công ty 523.2.3 Các giải pháp nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới 53

3.2.3.1 Hợp tác với các đơn vị xây dựng văn phòng cho thuê để thu hútkhách hàng mới 533.2.3.2 Làm mới lại website 543.2.3.3 Đặt banner của công ty trên các website có nhiều người truy cập .54

Kết luận 55

Tài liệu tham khảo 56

Trang 5

Danh mục bảng biểu, sơ đồ

Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán trực tuyến sử dụng thẻ tín dụng 21

Sơ đồ 2: sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịc vụ Minh Anh 28

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư – thương mại –dịch vụ Minh Anh trong các quí năm 2007 38Bảng 2.2: Doanh thu bán hàng qua mạng theo quí của Công ty TNHH đầutư – thương mại – dịch vụ Minh Anh trong năm 2007 40Bảng 2.3: Lợi nhuận bán hàng qua mạng và tổng lợi nhuận năm 2007 41

Bảng 2.4: Chi phí bán hàng qua mạng và tổng chi phí năm 2007 42

Trang 6

Lời mở đầu

Bước sang thế kỷ 21, thế giới được chứng kiến sự phát triển bùng nổcủa công nghệ thông tin, và đặc biệt là mạng internet Điều này mở ra mộtthời kỳ mới, một hình thức mới trong kinh doanh, hình thức kinh doanhthương mại điện tử Đến nay, hình thức kinh doanh này đã rất phổ biến tại cácnước phát triển Còn Việt Nam, hình thức kinh doanh này mới chỉ ở hình thứcthấp là bán hàng qua mạng internet, tuy nhiên đây là hình thức kinh doanhđang được rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam tập trung phát triển vì nó hứahẹn mang lại thành công rất cao.

Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh là một doanhnghiệp kinh doanh bỏn hàng qua mạng internet Trong thời gian qua Công tyđã thu được những kết quả nhất định, hiệu quả hoạt động kinh doanh bánhàng qua mạng ngày càng được nâng cao Tuy nhiên với vị thế là một trongnhững doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng thương mại điện tử vào kinhdoanh bán hàng qua mạng Công ty vẫn gặp phải những khó khăn nhất định.Xuất phát từ nhận thức của mình và trong thời gian thực tập tại Công ty

TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh em đã chọn đề tài “đẩy mạn

hoạt động bán hàng qua mạng internet tại Công ty TNHH đầu tư thương mại - dịch vụ Minh Anh” làm đề tài chuyên đề thực tập thực tập tốt

Nội dung của chuyên để thực tập của em được chia làm ba chương:Chương I - Lý luận chung về hoạt động bán hàng qua mạng của doanh nghiệp thương mại.

Trang 7

Chương II: Thực trạng kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh.

Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua

Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bàichuyên đề thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong nộidung lý luận, cũng như thực tiễn bài viết này Vậy kính mong sự giúp đỡ củacác thầy, cô và cô chú anh chị trong Công ty TNHH đầu tư - thương mại -dịch vụ Minh Anh để bài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoànthiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

Chương I - Lý luận chung về hoạt động bánhàng qua mạng của doanh nghiệp thương mại

1.1 Tổng quan về bán hàng qua mạng của doanh nghiệp thương mại1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của kinh doanh bán hàng qua mạng của

doanh nghiệp thương mại

1.1.1.1 Khái niệm bán hàng qua mạng

Bán hàng qua mạng là một phương thức kinh doanh mới của các doanhnghiệp thương mại tại Việt Nam Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về bánhàng qua mạng, nhưng nhìn chung, có thể hiểu “bán hàng qua mạng là việcmua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạngviễn thông, đặc biệt là máy tính và internet” Theo cách hiểu này, các doanhnghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán hànghóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình Các giao dịch có thể giữa doanh nghiệpvới doanh nghiệp (B2B), hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân(B2C), hoặc cá nhân với nhau (C2C), ví dụ: alibaba.com, amazon.com,ebay.com,…

Bán hàng qua mạng là bước khởi đầu của thương mại điện tử Thươngmại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua cácphương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụngcông nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing,thanh toán, đến mua sắm , sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cungcấp, đối tác và khách hàng Theo UNCTAD, E-commerce development 2003,thương mại điện tử phát triển qua năm giai đoạn chủ yếu như sau:

Trang 9

Giai đoạn 1: Thông tin Đây là giai đoạn các doanh nghiệp chủ yếu sửdụng máy tính, email, khai thác thông tin trên web để giao dịch với kháchhàng và nhà cung cấp.

Giai đoạn 2: Hiện diện qua website Các doanh nghiệp bắt đầu đăng kívào các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử Ngoài ra, doanh nghiệp cungcấp các dịch vụ sau bán, hỗ trợ khách hàng thông qua website và internet.

Giai đoạn 3: Mạng nội bộ Ứng dụng các phần mềm quản trị doanhnghiệp về tài chính, nhân sự và chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp.

Giai đoạn 4: Tự động hóa giao dịch Đến giai đoạn này, các doanhnghiệp thực hiện tự động hóa các giao dịch thương mại điện tử và ứng dụngthanh toán điện tử.

Giai đoạn 5: Mạng Extranet-thương mại điện tử tích hợp cấp độ cao.Các doanh nghiệp tiến hành liên kết hệ thống thông tin của doanh nghiệp vớiđối tác, triển khai các hệ thống thông tin tổng thể như ERP, SCM, CRM.

Như vậy, thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ phát triển trong bagiai đoạn đầu Nhưng trên thực tế thì sự phát triển này không lần lượt đi theotrình tự trên Ở Việt Nam hiện nay, hình thức chủ yếu mới chỉ là bán hàng quamạng.

1.1.1.2 Đặc trưng của bán hàng qua mạng

Bán hàng qua mạng phụ thuộc công nghệ và trình độ công nghệ thôngtin của người sử dụng Để phát triển bán hàng qua mạng cần phải xây dựng vàkhông ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông qua phát triển cơ sở hạ tầngkỹ thuật như mạng máy tính và khả năng tiếp nối của mạng với cơ sở dữ liệuthông tin ngoài doanh nghiệp Cùng với cơ sở mạng, bán hàng qua mạng cần

Trang 10

phải có đội ngũ nhân viên không chỉ thành thạo về công nghệ mà còn có kiếnthức và kĩ năng về quản trị kinh doanh nói chung, về thương mại nói riêng.

Bán hàng qua mạng có tốc độ nhanh Nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tấtcả các bước của quá trình giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máytính Ngôn ngữ của công nghệ thông tin cũng cho phép rút ngắn độ dài củacác “văn bản” giao dịch Các dịch vụ phần mềm ngày càng hoàn hảo, tốc độđường truyền nhanh cho phép rút ngắn thời gian soạn thảo, giao tiếp, kí kếtcác văn bản giao dịch điện tử Tất cả các điều này làm cho bán hàng quamạng đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch, tạo nên tínhcách mạng trong giao dịch thương mại.

Bán hàng qua mạng phụ thuộc mức độ số hóa ( thương mại số hóa).Tùy thuộc vào mức độ số hóa của nền kinh tế mà bán hàng qua mạng có thểđạt được các cấp độ từ thấp đến cao, từ sử dụng thư điện tử điện tử, internetđể tìm kiếm thông tin đến đặt hàng trực tuyến và dịch vụ trực tuyến, xây dựngcác website cho hoạt động kinh doanh.

1.1.2 Sự khác biệt giữa bán hàng qua mạng và bán hàng truyền thống

So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử cómột số điểm khác biệt cơ bản sau:

Thứ nhất là: Các bên tiến hành giao dịch trong bán hàng qua mạngkhông nhất thiết phải tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biếtnhau từ trước Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhautrực tiếp để tiến hành giao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theonguyên tắc vât lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Cácphương tiện viễn thông như: fax, telex, chỉ được sử dụng để trao đổi số liệukinh doanh Tuy vậy, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mạitruyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác

Trang 11

của cùng một giao dịch

Bán hàng qua mạng cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xaxôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ởkhắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịchtoàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.

Thứ hai là: Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện vớisự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn bán hàng qua mạng đượcthực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàncầu) bán hàng qua mạng trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàncầu Bán hàng qua mạng càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửasổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới Với bán hàng quamạng , một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản,Đức và Chilê , mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kiaphải mất nhiều năm

Thứ ba là: Trong hoạt động giao dịch bán hàng qua mạng có sự thamgia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là ngườicung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực Trong bán hàng qua mạng,ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mạitruyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng,các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịchbán hàng qua mạng Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực cónhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch bánhàng qua mạng, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin tronggiao dịch bán hàng qua mạng.

Thứ tư là: Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉlà phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với bán hàng qua mạng thì mạng

Trang 12

lưới thông tin chính là thị trường Thông qua bán hàng qua mạng, nhiều loạihình kinh doanh mới được hình thành Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trênmạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giớicho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấphàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.

Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Googleđóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng Các trang Web này đãtrở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet Với mỗi lần nhấn chuột, kháchhàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệkhách hàng vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vàothăm rồi mua hàng là rất cao Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng mộtsố các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng Nhiều người sẵnsàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng Một số côngty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửisố đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhấtđịnh nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình Điều tưởng nhưkhông thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng Các chủcửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên Webđể tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửahàng ảo.

1.2 Cơ sở hạ tầng của bán hàng qua mạng1.2.1 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Hạ tầng cơ sở của bán hàng qua mạng là một tổng hòa nhiều vấn đề cóliên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó hạ tầng cơ sởkinh tế - xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của phươngthức bán hàng qua mạng Hạ tầng kinh tế - xã hội của bán hàng qua mạng

Trang 13

được hiểu là toàn bộ các nhân tố, các điều kiện cơ bản về kinh tế - xã hộinhằm tạo ra môi trường cho sự hình thành và phát triển của bán hàng quamạng Như vậy, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm hai nhóm yếu tố chínhlà nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố xã hội Trong đó, nhóm yếu tố xã hộilại bao gồm nhiều yếu tố nhỏ như tiềm năng của nền kinh tế, tốc độ tăngtrưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, lạm phát và khảnăng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế quốc dân,… Và nhóm yếu tố xã hộicũng bao gồm nhiều yếu tố như phong tục, tập quán tiêu dùng, thói quen muasắm,…

Quá trình thực hiện hoạt động bán hàng qua mạng trước hết là quá trìnhcon người sử dụng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế để thựchiện các hành vi thương mại Đối với phương thức bán hàng qua mạng, mộtkhi các hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội chưa có hoặc không đầy đủ thì khôngthể thực hiện được các nội dung của bán hàng qua mạng Để bán hàng quamạng có thể phát triển được tại Việt Nam, về mặt xã hội cần phải có sự thayđổi nếp sống, nếp suy nghĩ, nối làm việc công nghiệp, không nên tiếp tục tưduy mua bán nhất thiết phải trải qua các công đoạn nhìn nếm, thử,…

1.1.2 Cơ sở hạ tầng pháp lý

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, đặc biệt là hình thứcthấp của nó là phương thức bán hàng qua mạng trong những năm gần đây đãđặt ra một yêu cầu cấp thiết phải có khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các vấnđề nảy sinh liên quan đến giao dịch bán hàng qua mạng Khuôn khổ phấp lýđiều chỉnh thương mại truyền thống hiện tại không đủ để đáp ứng yêu cầu củakinh doanh bán hàng qua mạng, hệ thống luật hiện tại dựa trên cơ sở sử dụngvăn bản chứng thực bằng giấy tờ và chữ ký tay làm cơ sở pháp lý là những trởngại lớn cho việc phát triển bán hàng qua mạng Để phát triển hình thức bán

Trang 14

hàng qua mạng internet phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật vàchính sách vững vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch bán hàngqua mạng Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chứctham gia vào thương mại điện tử với hình thức thấp là bán hàng qua mạng.

Bán hàng qua mạng với đặc trưng là công nghệ phát triển rất nhanh, dođó xây dựng cơ sở pháp lý cho việc bán hàng qua mạng không những phải đạtđược mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động bán hàng qua mạng, mà cònphải mang tính mở để tạo điều kiện ứng dụng công nghệ mới cho bán hàngqua mạng ngày càng phát triển hơn.

Xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử nói chùng và bán hàngqua mạng phải giải quyết được những vấn đề chính sau:

Thứ nhất là: Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch được thựhiện thông qua các phương tiện điện tử Điều này sẽ đảm bảo cho các doanhnghiệp khi tham gia bán hàng qua mạng, trong khuôn khổ cho phép, tính hợppháp khi thực hiện những hoạt động bán hàng qua mạng.

Thứ hai là: Hài hòa giữa các qui định có liên quan của pháp luật đếnhoạt động bán hàng qua mạng Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý cho cácgiao dịch bán hàng qua mạng, các vấn đề liên quan như giá trị văn bản, vấn đềbản gốc, vấn đề chữ ký và con dấu,… mà trong luật chung hoặc luật chuyênngành yêu cầu đối với các giao dịch truyền thống, phải được qui định cụ thểđối với bán hàng qua mạng.

Thứ ba là: Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để pháttriển những nền tảng cho việc bán hàng qua mạng như chính sách đầu tư vàphát triền đối với thị trường ICT, chính sách ưu tiên và ứng dụng côn nghệICT vào hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp,…

Thứ tư là: Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu

Trang 15

Hiện nay, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử nóichung và bán hàng qua mạng nói riêng đang rất được quan tâm trên cả phạmvi quốc tế và phạm vi quốc gia Chẳng hạn như UNCITRAL - ủy ban củaLiên Hợp Quốc về Luật thương mại Quốc tế đi đầu trong việc đưa ra luậtmẫu về thương mại điện tử năm 1996, WTO nghiên cứu vấn đề giải quyết cácvấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế, còn Mỹ thì đưa raLuật giao dịch điện tử thống nhất UETA (Uniform Elictronic TransactionsAct),…

1.2.3 Cơ sở mạng

Bán hàng qua mạng là những giao dịch thương mại được thực hiện chủyếu thông qua máy tính và mạng internet Do đó, để hoạt động bán hàng quamạng có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyềnthông là không thể thiếu Các yếu tố trong hạ tầng công nghệ thông tin vàtruyền thông bao gồm: ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bịmạng,…), ngành công nhiệp phần mềm, ngành viễn thông (các hệ thống dịchvụ viễn thông cố định, di động,…), internet và các dịch vụ dựa trên internet,bảo mật và an ninh mạng.

Xây dựng hạ tầng mạng để việc bán hàng qua mạng phát triển phải đạtđược những yêu cầu sau: Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệpcó thể sử dụng các thiết bị mạng và các thiết bị xử lý; Cho phép người dân vàcác tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản vàinternet với giá rẻ; Ngoài việc đầu tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấp cáchệ thống thiết bị hiện thời là điều không thể thiếu, vì các ứng dụng thươngmại điện tử ngày càng phức tạp hơn, dụng lương dữ liệu cần truyền tải ngàycàng lớn, do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn.

Trang 16

1.3 Các qui trình bán hàng qua mạng của các doanh nghiệp thương mại1.3.1 Qui trình đặt hàng trong bán hàng qua mạng

Thông thường, muốn đặt hàng qua mạng, khách hàng cần thực hiện cácbước sau:

Bước thứ nhất: Việc đầu tiên khách hàng cần làm là truy cập vào địachỉ website của nhà cung cấp, sau đó khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm phùhợp với nhu cầu của mình Trên website của tất cả các nhà cung cấp đều cócông cụ tìm kiếm để khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm cần mua một cáchnhanh nhất Khi cần tìm kiếm một sản phẩm nào đó, khách hàng chỉ cần gõ từkhóa của sản phẩm đó vào ô tìm kiếm trên website của nhà cung cấp, ngay lậptức các sản phẩm có chứa từ khóa mà khách hàng muốn tìm sẽ xuất hiện, vàkhách hàng có thể click vào từng sản phẩm để xem các thông tin về mặt hàngnhư giá cả, màu sắc, thời gian bảo hành,… từ đó khách hàng có thể lựa chọnđược sản phẩm phù hợp với mình nhất Tại bước này, khách hàng có thể lựachọn mẫu mã, màu sắc và số lượng sản phẩm mà mình muốn mua.

Bước thứ hai: Sau khi lựa chọn được các sản phẩm muốn mua, kháchhàng sẽ cho sản phẩm đó vào giỏ hàng điện tử của mình Trong bước này,khách hàng có thể kiểm tra lại giỏ hàng của mình để chắc chắn về thông tingiỏ hàng của mình như sản phẩm đã đúng chủng loại chưa? Số lượng đặt muađã đúng chưa? Khi đã kiểm tra lại giỏ hàng của mình, khách hàng cách nhấpchuột vào các nút nhất định trên website , đơn đặt hàng sẽ tự động chuyển đếnđể khách hàng tiến hành đăng kí mua hàng.

Bước thứ ba: Khi đơn đặt hàng được tự động chuyển đến, khách hàngsẽ phải điền đầy đủ các thông tin của mình vào theo mẫu đơn đặt hàng để sauđó hệ thống tự động trên website sẽ gửi đơn hàng đó đến cho nhà cung cấp.Tại bước này, tùy theo các hình thức thanh toán mà nhà cung cấp chấp nhận,

Trang 17

khách hàng tiến hành đăng ký thanh toán theo hình thức thuận tiện cho mìnhnhất Thông thường sẽ có hai hình thức thanh toán là thanh toán bằng tiền mặtvà thanh toán trực tuyến.

Bước thứ tư: Sau khi đã điền đầy đủ, chính xác các thông tin yêu cầu,khách hàng nhấn nút để gửi thông tin cho nhà cung cấp Các thông tin này sẽnhanh chóng được nhà cung cấp phân loại và liên hệ trong vòng thời gianngắn nhất.

Mặc dù được chia thành nhiều bước khác nhau để khách hàng có thểhoàn thành được một quy trình đặt hàng thông thường, nhưng trên thực tế, cácbước này cực kỳ đơn giản Khách hàng có thể ở nhà và mua sắm bằng cáchnhấp chuột để liên hệ với nhà cung cấp Đây là quy trình đặt hàng dành chocác hàng hóa hữu hình, còn đối với hàng hóa vô hình, các sản phẩm được sốhóa như: ca nhạc, game, phần mềm tin học, ebook… quy trình đặt hàng, nhậnhàng và thanh toán gần như liên tiếp nhau vì khách hàng có thể thanh toántrực tuyến.

1.3.2 Quy trình giao nhận

Sau khi nhận được đơn hàng trên website, công ty sẽ sử dụng các hệthống phần mềm để tiến hành phân tích và kiểm tra tính xác thực của đơnhàng Nếu đủ căn cứ, công ty sẽ chuẩn bị hàng và tiến hành giao hàng chokhách hàng theo đúng địa chỉ và thời gian được ghi trong đơn hàng

Đối với các đơn hàng trong cùng một quốc gia hoặc trong phạm vi gần,qui trình giao hàng khá đơn giản Doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục xuất khohàng hóa nếu hàng có trong danh mục lưu kho hoặc sẽ trực tiếp lấy hàng củađơn vị khác và gửi cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

Đối với các đơn hàng mà khách hàng ở quốc gia khác với quốc gia màdoanh nghiệp có hoạt động bán hàng qua mạng có trụ sở, qui trình giao nhận

Trang 18

phức tạp hơn, người bán và người mua trở thành người xuất khẩu và ngườinhập khẩu Hàng hóa có thể được chuyển theo đường biển, đường hàng khônghoặc đường bộ Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phương thứcbán hàng qua mạng, các hoạt động thương mại truyền thống trong đó có việcchuyên chở hàng hóa bằng đường biển cũng chịu tác động lớn từ các phươngtiện điện tử và internet Vận đơn điện tử ra đời nhằm khắc phục vấn đề chậmchễ từ khi vận đơn được phát hành đến khi vận đơn đến tay người nhập khẩuđể họ đi lấy hàng và bên cạnh đó là chi phí tốn kém của việc phát hành vậnđơn bằng giấy.

Hệ thống Bolero là nỗ lực gần đây nhất để phát triển vận đơn điện tử vàđảm bảo được chức năng ba chức năng quan trọng nhất của vận đơn truyềnthống (chức năng biên lai nhận hàng để chở, bằng chứng của hợp đồng vậntải, chứng từ sở hữu đối với hàng hóa) và đảm bảo khả năng chuyển nhượngvận đơn thông qua các phương tiện điện tử Toàn bộ quy trình gao nhận thôngqua hệ thống Bolero.net trong đó bao gồm cả quy trình phát hành vận đơnđiện tử, chuyển quyền sở hữu từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu, đếnquá trình xuất trình cho đại lý người chuyên chở tại nước nhập khẩu để nhậnhàng được minh họa qua 15 bước cụ thể như sau:

thông điệp được trung tâm xử lý và chuyển đến cho người xuất khẩu.

hàng của người nhập khẩu (Trong các quy trình, việc đăng nhập đều đượcthực hiện để các bên có thể truy cập vào Hệ thống xử lý thông điệp điện tửcủa trung tâm Bolero, việc tạo lập và gửi thông điệp được sử dụng chữ ký sốhóa để đảm bảo an toàn trong mọi giao dịch).

yêu cầu các chứng từ cần xuất trình sau khi giao hàng để được thanh toán.

Trang 19

Nội dung thông điệp này tương tự như Yêu cầu mở thư tín dụng trong giaodịch truyền thống.

Bolero.net (không cần thông qua ngân hàng của người xuất khẩu như trongtruyền thống).

 Bước 7: Người xuất khẩu gửi các yêu cầu lấy các chứng từ cần thiếtđến các cơ quan như chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ, chứng nhậnchất lượng, vận đơn đường biển, bảo hiểm đơn…

thông qua Bolero.net

Utility for Managing risk and Finance)

xuất khẩu và ngân hàng của người nhập khẩu.

chứng từ được chuyển cho người nhập khẩu.

của người xuất khẩu.

hàng đã đến cảng cho người nhập khẩu.

 Bước 14: người nhập khẩu xuất trình vận đơn điện tử để đổi lấy lệnhgiao hàng.

người vận tải.

1.3.3 Qui trình thanh toán

Trang 20

Trên thị trường, các doanh nghiệp chấp nhận rất nhiều các hình thứcthanh toán như: tiền mặt, chuyển khoản qua bưu điện & qua ngân hàng,chuyển khoản qua Western Union, thẻ thanh toán, thẻ thông minh, ví điện tử,séc điện tử, thẻ mua hàng, thư tín dụng điện tử, thanh toán tại các kiot bánhàng, qua điện thoại di động… Không chỉ các doanh nghiệp thương mạitruyền thống mới chấp nhận phương thức thanh toán tiền mặt trực tiếp mà còncó cả các doanh nghiệp có hoạt động bán hàng qua mạng.

Thanh toán bằng tiền mặt

Khách hàng có thể trả tiền mua hàng bằng tiền mặt khi đến mua hàngtrực tiếp tại công ty hoặc thanh toán cho người giao hàng Nếu địa điểm thanhtoán và địa điểm giao hàng trùng nhau thì công ty giao hàng và nhận tiềnthanh toán cùng lúc Nếu địa điểm giao hàng và địa điểm thanh toán khácnhau thì công ty có thể thu tiền trước khi giao hàng Khách hàng sẽ được yêucầu cho biết cụ thể các nội dung thanh toán khi vào đặt hàng.

Đây là hình thức thanh toán phổ biến ở nước ta hiện nay, tuy nhiêntrong thời gian tới khi bán hàng qua mạng phát triển và các vấn đề về pháp lý,kỹ thuật sẽ làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng Khi đó, tỷ trọng thanhtoán bằng tiền mặt sẽ giảm dần Như vậy, các doanh nghiệp sẽ áp dụng cácphương thức thanh toán khác để góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của mình.

Thanh toán trực tuyến

Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trực tuyến như: thẻ thanhtoán, thẻ thông minh, ví điện tử, tiền điện tử, thanh toán qua điện thoại diđộng, thanh toán điện tử qua các kiốt bán hàng, séc điện tử, thẻ mua hàng, thưtín dụng điện tử, chuyển tiền điện tử… Trong đó, thẻ thanh toán được coi làphương tiện phổ biến nhất, đặc biệt là thẻ tín dụng do tính tiện lợi và phổdụng của nó Ba loại thẻ thanh toán phổ biến là: thẻ tín dụng (credit card), thẻ

Trang 21

ghi nợ (debit card) và thẻ mua hàng (charge card) Trong 3 loại trên, thanhtoán bằng tẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các giao dịch quainternet Có 2 cách thanh toán bằng thẻ tín dụng là:

chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng khi thanh toán sẽ xuất trình thẻ tíndụng cho nhân viên thanh toán Thẻ tín dụng được nhận diện bằng máy đểkiểm tra khả năng thanh toán Khách hàng chỉ cần ký vào biên lai là hoànthành nghĩa vụ thanh toán.

 Thanh toán không xuất trình thẻ (còn gọi là thanh toán trực tuyến):Khách hàng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ qua mạng Internet, sau đó thanh toánbằng cách nhập các thông tin có liên quan về thẻ tín dụng vào trang web củangười bán mà không cần phải xuất trình thẻ.

Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ bước đầu sử dụng thẻ tín dụng để thanhtoán, chủ yếu là các giao dịch có xuất trình thẻ, mới chỉ có 1 số ít nhà cungcấp hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán trực tuyến qua internet.

Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán trực tuyến sử dụng thẻ tín dụng

Trang 22

 Người mua hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàngsẽ nhập các thông tin thẻ tín dụng lên trang web của người bán.

merchant account (hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu lạimáy chủ của người bán.

ngân hàng cấp thẻ tín dụng.

hồi lại cho ngân hàng mở merchant account Phản hồi có thể là chấp nhậnthanh toán (ghi Có vào tài khoản của người bán) hoặc từ chối.

thực hiện đơn hàng hoặc từ chối.

Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra trong vài giây và do đó người mua sẽbị trừ tiền trên tài khoản đồng thời người bán cũng sẽ nhận được khoản thanhtoán trong vài giây.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng qua mạng

Bán hàng qua mạng ra đời ảnh hưởng tới rất nhiều mặt trong đời sốngxã hội Mặt khác, nó cũng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau Đểbán hàng qua mạng có thể phát triển thì cần phải có được sự hội tụ của nhữngyếu tố này.

Thứ nhất, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông Bán hàng quamạng được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet Do đó, đểbán hàng qua mạng có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệthông tin là không thể thiếu Các yếu tố trong hạ tầng công nghệ thông tin vàtruyền thông bao gồm: ngành công nghiệp thiết bị máy tính, thiết bị mạng…đây là các yếu tố thuộc phần cứng trong đầu tư cho bán hàng qua mạng;ngành công nghiệp phần mềm; ngành viễn thông, internet và các dịch vụ gia

Trang 23

tăng dựa trên nền internet Kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh để đảm bảotruyền tải đầy đủ các nội dung thông tin Chi phí kết nối và sử dụng internetphải rẻ để đảm bảo số lượng người dùng lớn Hiện nay, ở Việt Nam đã có cácnhà cung cấp internet tốc độ cao như FPT, Viettel… với giá cả tương đối rẻvà chất lượng đường truyền đảm bảo khiến cho số lượng người kết nốiinternet ngày càng nhiều Ngoài ra, yếu tố quan trọng không thể thiếu là bảomật, an toàn và an ninh mạng để chống lại các cuộc tấn công với mục đích lấycắp thông tin, bảo đảm tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của thôngtin.

Thứ hai, hạ tầng pháp lý Phải có luật về bán hàng qua mạng công nhậntính pháp lý của các giao dịch điện tử, phải có luật sở hữu trí tuệ để bảo vệ sựriêng tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và để điều chỉnh các giao dịch quamạng Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã tích cực xây dựng, hoànchỉnh và bổ xung, các qui định pháp luật liên quan đến thương mại điện tử.Trong đó, điển hình là việc cho ra đời Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ01/03/2006) Luật giao dịch ra đời được đánh giá là có ý nghĩa to lớn trongviệc tạo điều kiện phát triển bán hàng qua mạng ở Việt Nam hiện nay Ngoàira, trong các Bộ luật và Luật khác, các hoạt động liên quan đến bán hàng quamạng cũng được đề cập và qui định cụ thể hơn như: Bộ luật dân sự, Luậtthương mại, Luật hải quan, Luật công nghệ thông tin,…

Thứ ba, nhân lực: bán hàng qua mạng liên quan đến việc sử dụng vàứng dụng công nghệ cao vào các giao dịch thương mại Do đó, phải có chínhsách về tuyên tryền và đào tạo nguồn nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệthông tin, bán hàng qua mạng để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bánhàng và thanh toán qua mạng.

Thứ tư, phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật Một trongnhững khâu cơ bản trong qui trình thực hiện bán hàng qua mạng là khâu thanh

Trang 24

toán Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của việc thanh toán phải đượccông nhận rộng hơn, môi trường pháp lý đầy đủ, bảo đảm quyền lợi cho cảkhách hàng và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng phải đồng bộ ở các ngânhàng cũng như ở các tổ chức thanh toán Ngoài ra, thanh toán điện tử phảiđảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính qua các mạng mở nhưinternet, vì đây sẽ là mục tiêu cho các tội phạm, những kẻ sử dụng thẻ tíndụng trái phép, các hacker,… do các dịch vụ trên internet hiện nay được cungcấp với mọi tiện ích cho khách hàng Chính vì vậy phải hiện đại hóa hệ thốngthanh toán, nhưng phải đảm bảo chống lại được sự tấn công để tìn kiêm thôngtin mật, thông tin cá nhân hoặc điều chỉnh thông tin, thông điệp được truyềngửi.

Thứ năm, phải có hệ thống cơ sở chuyển phát nhanh chóng, kịp thời,tiên lợi Đặc trưng của bán hàng qua mạng là sự nhanh chóng trong mỗi giaodịch hàng hóa Muốn thành công trong hoạt động bán hàng qua mạng, cácdoanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống giao nhận hàng hóa nhanh gọn vàkịp thời.

Thứ sáu, hệ thống đảm bảo an toàn cho mỗi giao dịch: Trong kinhdoanh bán hàng qua mạng, ngoài những rủi ro về phần cứng do bị mất căphay bị phá hủy các thiết bị (máy tính, máy chủ, thiết bị mạng, …), các doanhnghiệp có thể phải chịu những rủi ro về mặt công nghệ như virus, hacker, cácchương trình phá hoại, rủi ro về gian lận thẻ tín dụng, tấn công từ chối dịchvụ,… Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay trong việc đảm bảo tính xác thực làsử dụng hạ tầng khóa công khai PKI (Public Key Infrastructure), trong đó cósử dụng các thiết bị kỹ thuật, hạ tầng và qui trình để ứng dụng vệc mã hóa,chữ kí số và chứng chỉ số Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng một sốbiện pháp khác để đảm bảo an toàn cho hệ thống bán hàng qua mạng như:tường lửa, mạng riêng ảo, sử dụng password đủ mạnh, phòng chống virus

Trang 25

hoặc các giải pháp khác như: giải pháp an ninh nguồn nhân lực, giải pháp vềtrang thiết bị an ninh mạng.

Trên đây là một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanhbán hàng qua mạng Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chịu nhiều tác động từnhững nhân tố khác như: môi trường kinh doanh, chiến lược và mô hình kinhdoanh, các loại mặt hàng kinh doanh, các phần mềm quản lý tác nghiệp…Các doanh nghiệp muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng quamạng phải hội tụ được rất nhiều yếu tố.

Trang 26

Chương II: Thực trạng kinh doanh tại công tyTNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh

2.1 Tổng quan về công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ MinhAnh

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ MinhAnh

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH đầu tư thương mại - dịch vụ Minh Anh

-Ngày 27 tháng 11 năm 2006, công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịchvụ Minh Anh được cấp giấy chứng nhận kinh doanh số: 0102029003 với cácthông tin sau:

 Tên giao dịch: Minh Anh Trade – sevices – ivestment companylimited.

 Tên viết tắt: Minh Anh traserco Co., Ltd.

công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

 Điện thoại: (84 04) 664.8567 Fax: (84 04) 664.8568

VN) bằng tiền mặt do các thành viên đóng góp.

Trang 27

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Minh Anh

-Công ty TNHH đầu tư thương mại – dịch vụ Minh Anh được thành lậptheo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, công ty có đầy đủ tư cách phápnhân và có các chức năng và nhiệm vụ sau:

sản phẩm, dịch vụ cơ bản mà công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịch vụMinh Anh tập trung kinh doanh Và công ty TNHH đầu tư – thương mại –dịch vụ Minh Anh tiếp cận một cách rất mới ở Việt Nam, đó là làm thươngmại điện tử, tức là bán hàng qua mạng.

dịch vụ Minh Anh có thể mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác khôngthuộc đối tượng cấm kinh doanh khi thực hiện đăng kí đầy đủ với cơ quan cóthẩm quyền Điều này có nghĩa là khi có điều kiện, nguồn lực công ty vẫn cóthể mở rộng kinh doanh sang các sản phẩm, dịch vụ khác, miễn là công ty cótiến hành đăng kí kinh doanh với các cơ quan có thẩm quyền, và các sảnphẩm, dịch vụ này không thuộc đối tượng bị Nhà nước cấm kinh doanh.

doanh trong lĩnh vực nào thì công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịch vụMinh Anh cũng phải tuân thủ các quy định về kinh doanh của Nhà nước vềloại mặt hàng đó.

Trang 28

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Minh Anh

-Để đảm bảo quản lý tốt các hoạt động kinh doanh, bộ máy tổ chức củacông ty được phân chia theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH đầu tư – thươngmại – dịc vụ Minh Anh

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:

hạn và ngắn hạn cho công ty, chỉ đạo công tác tài chính, kinh doanh, tổ chứchành chính, nhân sự.

đạo, quản lý công ty.

Ngày đăng: 27/11/2012, 16:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịch vụ Minh Anh trong các quí năm 2007 - Đẩy mạn hoạt động bán hàng qua mạng internet tại Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịch vụ Minh Anh trong các quí năm 2007 (Trang 42)
Bảng 2.2: Doanh thu bán hàng qua mạng theo quí của Công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịch vụ Minh Anh trong năm 2007 - Đẩy mạn hoạt động bán hàng qua mạng internet tại Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh
Bảng 2.2 Doanh thu bán hàng qua mạng theo quí của Công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịch vụ Minh Anh trong năm 2007 (Trang 44)
Bảng 2.3: Lợi nhuận bán hàng qua mạng và tổng lợi nhuận của Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh năm 2007 - Đẩy mạn hoạt động bán hàng qua mạng internet tại Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh
Bảng 2.3 Lợi nhuận bán hàng qua mạng và tổng lợi nhuận của Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh năm 2007 (Trang 45)
Bảng 2.4: Chi phí bán hàng qua mạng và tổng chi phí của Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh năm 2007 - Đẩy mạn hoạt động bán hàng qua mạng internet tại Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh
Bảng 2.4 Chi phí bán hàng qua mạng và tổng chi phí của Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh năm 2007 (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w