Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý Thầy, Cô trong trường nóichung cũng như quý Thầy, Cô ở Khoa Kinh tế và Phát triển – Trường Đại học Kinh tếHuế nói riêng đã tạo điề
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý Thầy, Cô trong trường nóichung cũng như quý Thầy, Cô ở Khoa Kinh tế và Phát triển – Trường Đại học Kinh tếHuế nói riêng đã tạo điều kiện cho chúng em có thời gian đi thực tập nghề nghiệp, giúpchúng em có thể tiếp cận được với các cơ sở sản xuất để biết thêm nhiều hơn về quytrình cũng như cách thức làm việc của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời tạo chochúng em tiền đề và cơ sở vững chắc để làm bài khóa luận tốt nghiệp sau này thành cônghơn Và chúng em cũng xin chân thành cám ơn ThS Nguyễn Lê Hiệp, ThS Lê Anh Quý
và cô Dương Thị Tuyên đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt đợt thựctập nghề nghiệp này
Trong quá trình thực tế, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏisai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinhnghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, emrất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm
và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 6
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 9
1.1 Lý thuyết về FDI 9
1.1.1 Khái niệm FDI 9
1.1.2 Đặc điểm FDI 10
1.1.3 Phân loại FDI 11
1.1.4 Tác động của FDI 12
1.2 Cơ sở lý luận về khu công nghiệp 14
1.2.1 Khái niệm 14
1.2.2 Đặc điểm của KCN 15
1.2.3 Các loại hình DN trong KCN 16
1.3 Quan niệm về thu hút vốn đầu tư và các vấn đề liên quan 16
1.3.1 Quan niệm thu hút vốn đầu tư 16
1.3.2 Nội dung thu hút vốn đầu tư FDI 17
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư FDI 17
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào KCN 18
Chương 2:Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở KCN Phú Bài những năm gần đây 21
2.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 21
Trang 32.1.1 Sơ lược về KCN Phú Bài 21
2.1.2 Tổng quan về môi trường đầu tư tại KCN Phú Bài 22
2.2 Phân tích ma trận SWOT của khu công nghiệp Phú Bài 26
2.3 Tình hình thu hút vốn FDI tại khu công nghiệp Phú Bài 28
2.4 Những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó 35
2.4.1 Công tác quy hoạch phát triển xây dựng Phú Bài giai đoạn III còn chậm 35
2.4.2 Sự bất cập, chồng chéo trong thực hiện các văn bản quy phạm dưới luật 36
2.4.3 Hàm lượng khoa học công nghệ trong các dự án đầu tư còn thấp 38
2.4.4 Việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài khu công nghiệp còn chậm, thiếu đồng bộ 38
Chương 3: Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào KCN Phú Bài 39
3.1 Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồng thời nâng cao chất lượng quy hoạch KCN Phú Bài giai đoạn III để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư 39
3.2 Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng trong và ngoài KCN 40
3.3 Đẩy mạnh công tác động xúc tiến đầu tư 40
3.4 Nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ trong các dự án đầu tư 41
3.5 Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý KCN (cụ thể là ban quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế) 41
3.6 Phát triển KCN Phú Bài kết hợp với việc hoàn thiện các chính sách phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường 42
3.7 Phát triển lao động và đào tạo nghề, phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển của KCN Phú Bài 43
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
1 Kết luận 45
2 Kiến nghị 45
D Tài liệu tham khảo 51
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂ
Bảng 1: Giá thuê lại đất tại KCN Phú Bài giai đoạn 1 & 2 24
Bảng 2: Danh mục các dự án đầu tư nước ngoài tại KCN Phú Bài từ 2002 đến nay 28
Bảng 3: Lượng vốn đầu tư nước ngoài qua các năm 31
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư trong nước và nước ngoài lũy kế đến nay 32
Bảng 5: Tình hình thu hút vốn đầu tư đăng ký vào KCN Phú Bài theo hình thức đầu tư tính đến 2013 32
Bảng 6: Tình hình thu hút đâu tư vào khu công nghiệp Phú Bài phân theo đối tác đầu tư tính đến nay 34
Bảng 7: Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài của KCN Phú Bài so với các KCN khác trong tỉnh 35
Biểu đồ 1: Lượng vốn đầu tư nước ngoài qua các năm 31
Biểu đồ 2: Tình hình thu hút đâu tư vào khu công nghiệp Phú Bài phân theo đối tác đầu tư nước ngoài tính đến nay 33
Trang 6PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mối quan hệ giữa đầu tư trong nướcvới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn được coi là một trong những vấn đề quan trọng
và được bàn bạc nhiều trong quá trình hoạch định chính sách phát triển trên phạm vi quốcgia và quốc tế Mỗi nước cần rất nhiều vốn cho quá trình phát triển của đất nước mình đặcbiệt là các nước đang phát triển.Và Việt Nam cũng vậy, để thúc đẩy quá trình tăng trưởngnền kinh tế, thực hiện công ngiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì cần có một nguồn vốn rấtlớn để chuyển dịch cơ cấu, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và kỹthuật,… Do đó, FDI đã và đang trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng đóng gópvào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Cụ thể, FDI mở ra nhiều ngành nghề,sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuấtkhẩu, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giúp Việt Nam chủ động hội nhập kinh tếquốc tế Một trong những yếu tố góp phần thu hút FDI vào Việt Nam là việc phát triển cácKCN Đồng thời điều này lại thúc đẩy trở lại các KCN phát triển, mở rộng và phát huy vaitrò của mình đối với phát triển kinh tế Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút FDI
và phát triển các KCN đã liên tục phát triển và ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau gópphần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước
Những kết quả ban đầu đạt được là rất đáng khích lệ nhưng không ít yếu tố bất lợi xảy rađối với việc thu hút FDI các KCN như sự yếu kém về cơ sở hạ tầng,… Do đó, hoạt động thuhút FDI vào các KCN của Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục Bên cạnh đó,FDI vẫn tập trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm với những lợi thế về kết cấu hạtầng và thị trường tiêu thụ, đầu tư nước ngoài vào các địa phương chưa khởi sắc, nhất là cáctỉnh xa, điều kiện hạ tầng còn thấp
Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cácngành, lĩnh vực có lợi thế để bổ sung nguồn vốn còn thiếu cho đầu tư phát triển kinh tế Uỷban nhân dân Tỉnh đã ban hành một số chính sách và đặc biệt trong thời gian gần đây đã tíchcực tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư trong và ngoài nước Nhiều dự án đầu tư
Trang 7Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn tỉnh ThừaThiên Huế còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển củatỉnh.
Xuất phát từ thực tế đó, để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được nguồnvốn này ngày càng nhiều hơn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của ngườidân, các doanh nghiệp trong tỉnh có cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ máy móc thiết bịhiện đại, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức quản lý mới, nhóm thực hiện xin chọn đề tài:
"
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế" là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đặt ra hiện
nay đối với tỉnh nhà
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về FDI, thu hút FDI vào KCN
- Phân tích tình hình thu hút vốn, tìm ra những thành công, hạn chế trong quá trình thuhút vốn vào KCN Phú Bài, tỉnh TT-Huế qua đó đề xuất những giải pháp và đưa ranhững kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN này
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp tăng cường thu hút thêm vốn FDI cho KCNPhú Bài nói riêng và các KCN thuộc tỉnh TT-Huế nói chung
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình thu hút và sử dụng FDI vào KCN PhúBài, tỉnh TT-Huế
4 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: FDI và tình hình thu hút FDI vào KCN Phú Bài
- Phạm vi không gian: KCN Phú Bài, tỉnh TT-Huế.
- Phạm vi thời gian: Những năm gần đây.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn này áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, sử dụng dữ liệuthu thập chủ yếu từ các nguồn tài liệu: Luật đầu tư năm 2005, Báo cáo của Ban quản lý cáckhu công nghiệp tỉnh TT-Huế, Báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh TT-Huế, nghiên cứukhoa học, tạp chí, để làm rõ tình hình thu hút FDI vào KCN Phú Bài
Trang 8- Ngoài ra luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: kế thừa, tổng hợp, bảngbiểu để minh họa các nội dung trong luận văn, phân tích, so sánh để đánh giá tình hình thuhút FDI vào KCN Phú Bài và đưa ra những kết luận
Trang 9PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1 Lý thuyết về FDI
1.1.1 Khái niệm FDI
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn
của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinhdoanh, cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanhnày
Luật đầu tư 2005 của Việt Nam có đưa ra định nghĩa như sau về đầu tư trực tiếp (FDI)như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vàtham gia quản lý hoạt động đầu tư (điều 3.2 Luật đầu tư) Khác với FDI, đầu tư gián tiếp(FII) là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giákhác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhàđầu tư không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động đầu tư
Theo luật đầu tư nước ngoài thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhânngười nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính PhủViệt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hóa hoặc thành lập xínghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của luật này
Tổ chức thương mại thế giới thì lại định nghĩa như sau về FDI: đầu tư trực tiếp nướcngoài FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ởnước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Trong phần lớn trườnghợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công tycon” hay “chi nhánh công ty”
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra định nghĩa về FDI: FDI là một hoạt động đầu tư thựchiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một DN hoạt động trên lãnh thổ của một nềnkinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản
lý toàn bộ DN
Kết luận: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước
khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào vào quốc gia đó có được quyền sở hữu và
Trang 10quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại một quốc gia đó với mục tiêu tối đahóa lợi ích của mình.
1.1.2 Đặc điểm FDI
Chủ thể của FDI không chỉ là cá nhân mà chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia.Cáccông ty này chiếm tới 90% khối lượng FDI của thế giới Chủ đầu tư nước ngoài phải gópmột lượng vốn lớn hơn mức tối thiểu do pháp luật nước chủ nhà quy định
FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức cơ bản là chủ đầu tư bỏ vốn vàothành lập xí nghiệp 100% vốn của mình, mua lại toàn bộ hoặc một phần xí nghiệp của nướcchủ nhà, cùng góp vốn với các đối tác nước chủ nhà với những tỷ lệ khác nhau để thành lập
xí nghiệp liên doanh, bỏ vốn xây dựng công trình vận hành sau đó chuyển giao cho nướcchủ nhà theo hợp đồng thỏa thuận giứa hai bên (BOT)
Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, thunhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của DN và được phân chiacho các chủ đầu tư theo tỷ lệ vốn góp
FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà cùng với vốn mà cùng với vốn có thể có
cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, năng lực marketing, Việctiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ cho nước chủ nhà mà trái lại, nước chủ nhà còn
có điều kiện để phát triển tiềm năng trong nước
FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc giatiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông quahoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏikinh nghiệm
Tìm kiếm lợi nhuận: Các nước nhận đầu tư đặc biệt là các nước đang phát triển cần lưu ýđiều này khi tiến hành thu hút vốn FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủmạnh và các chính sách thu hút vốn hợp lý
Trang 111.1.3 Phân loại FDI
1.1.3.1 Theo bản chất đầu tư
Có nhiều cách phân loại FDI theo các chỉ tiêu khác nhau, trong đó về cơ bản có thể phânchia FDI thành các loại sau:
Có hai hình thức chủ yếu là: Đầu tư mới và mua lại sát nhập:
Đầu tư mới: là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn
mới ở nước ngoài hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại Với loại hình thức nàyphải bỏ ra nhiều tiền để đầu tư nghiên cứu thị trường, chi phí liên hệ cơ quan nhà nước và sẽ
có nhiều rủi ro
Mua lại và sát nhập: là việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài
đang hoạt động Với hình thức này, có thể tận dụng lợi thế của các đối tác ở nơi tiếp nhậnđầu tư, vì vậy tiết kiệm được thời gian, giảm thiều rủi ro
1.1.3.2 Theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu DN do
một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyếtđịnh quản lý của công ty
Vốn tái đầu tư: DNcó vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanhtrong quá khứ để đầu tư thêm
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng
một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu DN củanhau
1.1.3.3 Theo mục đích, động cơ đầu tư
Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năngnhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào Nguồn vốn loại này cònnhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận.Nó cũng cònnhắm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận
Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh
thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí
Trang 12thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sau sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,
…
Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị
trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tậndụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa các nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác,lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu
1.1.3.4 Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đầu tư năm 2005 của
Việt Nam, có các hình thức FDI tại Việt Nam như sau (Điều 21):
1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
2 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầutưnước ngoài
3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT
4 Đầu tư phát triển kinh doanh
5 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
6 Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại DN
7 Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
(Cụ thể đọc trong Luật đầu tư năm 2005)
1.1.4 Tác động của FDI
1.1.4.1 Tích cực
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: FDI không chỉ bổ sung cho nguồn vốn đầu tư pháttriển mà còn là một luồng vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác bởiFDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng mà không tạo ra nợcho Chính Phủ nước tiếp nhận đầu tư, do vậy ít có khuynh hướng thay đổi
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúpmột nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này
đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm bằng những khoản chi phí lớn
Trang 13Tăng số lượng việc làm và đào tạo công nhân: FDI giúp nước nhận đầu tư tạo ra nhiềuviệc làm hơn cho người lao động trong nước.
Thúc đẩy mở rộng thị trường và xuất khẩu, tham gia vào mạng lưới xuất khẩu toàncầu.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tác động đến toàn bộ văn hóa, xã hội
FDI cung cấp vốn bổ sung cho nước chủ nhà để bù đắp sự thiếu hụt của nguồn vốn trongnước, phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nướcđang phát triển Các nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộthấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trongnước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI
Cùng với việc cung cấp vốn là kỹ thuật, thông qua FDI các công ty đã chuyển giao kỹthuật công nghệ từ các nước đầu tư sang nước chủ nhà Mặc dù sự chuyển giao này cònnhiều mặt hạn chế do những yếu tố chủ quan và khách quan chi phối, song đều không thểphủ nhận là chính nhờ có sự chuyển giao đó mà các nước chủ nhà có được kỹ thuật tiên tiến,kinh nghiệm quản lý và năng lực marketing, đội ngũ kỹ thuật được đào tạo, bồi dưỡng vềnhiều mặt
Do tác động của khoa học công nghệ, FDI sẽ tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơcấu kinh tế Cơ cấu ngành, cơ cấu kỹ thuật, cơ cấu sản phẩm và lao động sẽ được biến đổitheo hướng tiến bộ
Nước chủ nhà sẽ có thêm điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế vì FDI là một trongnhững hình thức hợp tác đầu tư quốc tế thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp
Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cânthanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia
FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư Vai trò này của FDIkhông chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là khi nềnkinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ Các nước có tiềm lực về vốn đầu tưvẫn còn thận trọng nên tỷ lệ vốn chưa cao (tính trong năm 2008, Hoa Kỳ đầu tư vào ViệtNam 1,519 tỷ USD; Đức đầu tư 56,6 triệu USD; Pháp đầu tư 87,5 triệu USD; )
1.1.4.2 Tiêu cực
Tạo ra sự cạnh tranh giữa DN FDI với các DN trong nước, có thể dẫn đến suy giảm sảnxuất của các DN trong nước; mà phần thua thiệt thường là DN trong nước
Trang 14Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc lập tựchủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài; FDI chính là công cụ phá vỡhàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước;Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham nhũng,
Hiệu quả chuyển giao công nghệ chưa cao: Nếu việc chuyển giao công nghệ không đượcthực hiện đầy đủ hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ lạc hậu thì mặc nhiên những lợi thếtương đối của nước bắt đầu muộn sẽ bị tước bỏ, ngoài ra còn phải chịu thêm về gánh nặngnuôi dưỡng và tháo bỏ công nghệ
1.2 Cơ sở lý luận về khu công nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thựchiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theođiều kiện, trình tự và thủ tục quy định
Cũng có thể nói, KCN là khu tập trung các DN KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp
và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không códân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trongKCN có thể có DN chế xuất
Các vấn đề liên quan:
Mục tiêu thành lập: Nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.
Điều kiện thành lập KCN:Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KCN đã được phê
duyệt; Tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứngnhận đầu tư thuê đất thuê lại đất ít nhất là 60%
Quá trình hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam: Tiền thân phát triển các KCN
-KCX - KCNC là khu kỹ nghệ Biên Hòa (nay là KCN Biên Hòa I) được thành lập năm 1963,nơi này có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đây cũng là KCN lớn nhất vàphát triển nhất ở Việt nam sau ngày giải phóng 1975 Song song đó, tại miền Bắc cũng đãbắt đầu xây dựng nhiều khu liên hợp, cụm công nghiệp lớn nhằm phát triển công nghiệp tạo
cơ sở phát triển các KCN sau này, điển hình là KCN gang thép Thái Nguyên
Trang 15Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc hình thành xây dựng, phát triển
và quản lý các KCN, ngày 18/10/1991 Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy chế KCX kèmtheo Nghị định 322/HĐ-BT và năm 1994 Chính phủ ban hành quy chế KCN kèm theo Nghịđịnh 192/CP Đánh dấu bước mở đầu của việc phát triển KCN ở nước ta Đến ngày24/4/1997 Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP thống nhất các quy chế KCN - KCX nhằmkiện toàn và đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển các KCN - KCX, tạo một hànhlang pháp lý đặc biệt cho loại hình kinh tế còn khá mới mẻ lại có xuất phát điểm thấp, chúng
ta chưa có kinh nghiệm lại thiếu nguồn lực về vốn, hơn nữa lại chịu sự cạnh tranh rất gaygắt về thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực Tuy nhiên, với đường lốichính trị đúng đắn, Đảng ta đã lãnh đạo công cuộc đổi mới và thu được những thành công,
đã khẳng định được vị trí của đất nước ta trên trường quốc tế
Trang 161.2.2.4 Về đầu tư cho sản xuất
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong KCN có khu vực hoặc DN chuyên sảnxuất hàng hóa xuất khẩu (được gọi là khu chế xuất, DN chế xuất)
Phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể phát triển KCN đã được phê duyệt và dự án đầu tư,kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, trong phạm vi KCN có thể thành lập khu vực riêng baogồm: các DN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thungoại tệ hoặc cũng có thể chỉ thành lập DN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu
1.2.3 Các loại hình DN trong KCN
- DN Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế
- DN có vốn đầu tư nước ngoài
- Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam
1.3 Quan niệm về thu hút vốn đầu tư và các vấn đề liên quan
1.3.1 Quan niệm thu hút vốn đầu tư
Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư để đápứng nhu cầu vồn đầu tư cho phát triển kinh tế Thu hút vốn đầu tư bao gồm tổng hợp các cơchế, chính sách, thông qua các điều kiện về hành lang pháp lý, kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xãhội, các nguồn tài nguyên, môi trường,… để thu hút các nhà đầu tư vốn, khoa học côngnghệ,… để sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được một mục tiêu nhất định
Trang 171.3.2 Nội dung thu hút vốn đầu tư FDI
Công tác quy hoạch:
Quy hoạch là dự báo, hoạch định phát triển trong tương lai Quy hoạch chính là công cụgiúp cho các nhà lãnh đạo thực hiện được các định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địaphương trong thời gian tới
Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư: là việc các cơ quan chức năng đưa ra danhsách tên các dự án muốn kêu gọi đầu tư theo từng ngành hoặc nhóm ngành kinh tế và quyđịnh cụ thể về một số chỉ tiêu như: quy hoạch - kiến trúc, đất đai, vốn, hình thức đầu tư, địađiểm xây dựng,… được công bố rộng rãi cho mọi người, mọi đối tượng được biết để lựachọn đầu tư
Phát triển cơ sở hạ tầng:
Là đầu tư, xây dựng các hệ thống như giao thông, cấp điện, cấp nước, cây xanh,… Cơ sở
hạ tầng tốt, đồng bộ sẽ làm giảm chi phí đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh, mang lại lợinhuận cao
Ban hành cơ chế chính sách:
Cơ chế chính sách là hệ thống pháp luật được nhà nước ban hành nhằm khuyến khíchđầu tư
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư:
Xúc tiến đầu tư là sử dụng các biện pháp: tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, tiếp cận,môi giới trung gian,… bằng nhiều hình thức như: ấn phẩm, hội nghị, hội thảo, truyền tin,truyền hình, tổ chức gặp gỡ, qua kênh thông tin điện tử,… để các nhà đầu tư có cơ hội nắmbắt được thông tin, hiểu rõ về thông tin để có sự lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư FDI
- Vốn đăng ký
- Vốn đầu tư thực hiện
- Tỉ lệ vốn thực hiện so với đăng ký (%)=V ố nt hự c h i ệ n V ố n đă ngk ý x100
- Tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký (%)=Dựá nt hự c h i ệ n D ựá n đă ngk ý x100
Trang 18- Vốn đầu tư bình quân của dự án =T ổ ngs ố v ố n đầ ut ư T ổ ngs ố d ựá n
- Ngoài ra, cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình DN, ngành kinh tế, đối tác đầu tư cũng cầnđược xem xét và đánh giá
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào KCN
Vốn là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng và phát triển ở mọi DN, quốc gia Nếu nhưvốn trong nước là nguồn có tính chất quyết định, có vai trò chủ yếu thì vốn nước ngoài lànguồn bổ sung quan trọng trong những bước đi ban đầu tạo ra “cú huých” cho sự phát triển.Tuy nhiên muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải có một khối lượngvốn rất lớn Lượng vốn “đổ” vào doanh nghiệp thì bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau
1.3.4.1 Vị trí địa lý của các khu công nghiệp
KCN là nơi tập trung sản xuất nhiều ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, và các DNđầu tư sản xuất trong KCN luôn xem xét về vị trí địa lý của KCN xem nó có thuận lợi choviệc vận chuyển nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất cũng như vận chuyển sản phẩm của cácdoanh nghiệp ra thị trường hay xuất khẩu ra nước ngoài Vậy nên vị trí địa lý của KCN đóngvai trò quan trọng khi các nhà đầu tư lựa chọn KCN để đầu tư
1.3.4.2 Điều kiện tự nhiên
Mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất đều có những đặctính khác nhau mang những tính chất riêng biệt Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp sản xuấttrong ngành công nghiệp đều phải chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các điều kiện tự nhiên nhưkhí hậu, khoáng sản,… Nó ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình sản xuất của cácnhà xưởng, nhà máy
1.3.4.3 Các yếu tố về khung pháp lý
Bất cứ một ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động nào đều có những khuôn phép, những quy
củ, quy định riêng Và đều hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, trong phạm vi luậtpháp cho phép KCN cũng vậy, KCN có những quy định, những khung pháp lý riêng củamình cho các dự án, công ty hoạt động Do vậy, những quy chế, quy định tạo nên khungpháp lý của khu công ngiệp sẽ tạo nên môi trường và tạo thêm tiềm lực thu hút đầu tư nếukhung pháp lý của KCN hợp lý và bảo vệ được quyền lợi và lợi ích cho các dự án đầu tư
Trang 191.3.4.4 Các yếu tố liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng
Về giá đất
Các KCN là các dự án đầu tư của các công ty phát triển cơ sở hạ tầng thực hiện cho nênkhi mà các DN khác muốn xây dựng các nhà máy, nhà xưởng trên phạm vi quy mô củaKCN họ phải chi trả một khoản tiền để có thể thuê đất xây dựng nhà xưởng và tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh Việc chi tiền thuê lại một diện tích đất rất lớn từ công typhát triển cơ sở hạ tầng KCN để sản xuất kinh doanh, đây là một khoản chi phí bỏ ra hằngnăm do vậy giá thuê đất sẽ chi phối rất nhiều đến quyết định của nhà đầu tư
Về quy hoạch
Quá trình xây dựng KCN không phải xây dựng một lần là xong mà phải tiến hành thôngqua nhiều giai đoạn khác nhau nên khi bắt tay vào thực hiện thì việc quy hoạch cho toàn bộKCN phải được thống nhất và đồng bộ giữa các giai đoạn với nhau Như vậy sẽ làm cho các
DN yên tâm hơn khi đầu tư vào KCN vì khi quy hoạch thống nhất như vậy thì lúc tiến hànhgiai đoạn tiếp theo sẽ không phải quy hoạch lại Còn nếu như khi mà quy hoạch khôngthống nhất thì lúc tiến hành giai doạn tiếp theo sẽ quy hoạch lại như vậy sẽ khiến cho cácchủ đầu tư, DN phải đầu tư lại gây tốn kém cho chủ đầu tư và các KCN
Về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng trong KCN bao gồm cơ sở hạ tầng bên trong và cơ sở hạ tầng bên ngoàihàng rào
Cơ sở hạ tầng bên trong hàng rào bao gồm: Hệ thống thoát nước, hệ thống điện, hệ thống
xử lý chất thải, hệ thống thông tin,…Tất cả yếu tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh của các DN
Cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào bao gồm quá trình vận chuyển, tiêu thụ, cung cấpnguyên vật liệu cho các DN trong KCN
Vì vậy, nếu các cơ sở trong và ngoài hàng rào đồng bộ với nhau và chất lượng của các
cơ sở hạ tầng này tốt sẽ thúc đẩy tiến độ triển khai KCN và tạo thuận lợi cho các DN
Trang 20Về thủ tục hành chính
Ban quản lí các KCN phải cố gắng hoạt động theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giải quyếtnhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư vào KCN Thời gian giải quyết các thủ tụchành chính này ở nước ta còn rất chậm chạp, rườm rà gây khó đễ cho các nhà đầu tư
Vì vậy, để thu hút được các doanh nghiệp thì cần phải cải cách thủ tục hành chính, rútngắn thời gian phê duyệt, quyết định cấp giấy phép đầu tư, cũng như thẩm định thiết kế kĩthuật, thẩm định môi trường cho các dự án phải được rút ngắn và đó cũng là yếu tố giúp DNgiảm thiểu được chi phí giao dịch trong quá trình sản xuất kinh doanh
1.3.4.5 Vấn đề liên quan đến dịch vụ
Các dịch vụ cho KCN
Các KCN là các khu tập trung sản xuất công nghiệp nên các dịch vụ cần thiết của mỗiKCN cần phải có đó là: Thứ nhất là dịch vụ về điện - năng lượng, thứ hai là dịch vụ xử lýchất thải như rác thải rắn – nước thải, thứ ba là giao thông đường xá trong KCN phải tốt, ổnđịnh Khi KCN đáp ứng tốt ba yêu cầu cơ bản trên sẽ dễ dàng thu hút được các nhà đầu tưlựa chọn để xây dựng nhà xưởng sản xuất
Tuyển dụng lao động
Con người với trình độ lao động bằng tri thức, có kĩ năng hay lao động bằng chân tayđều trở thành nguồn lực phục vụ cho đầu tư Chi phí nhân lực (chi phí dùng cho đào tạolương, bảo hiểm, phúc lợi) chiếm một bộ phận lớn trong tổng chi phí lưu động, bởi vì đây làyếu tố quyết dịnh đến quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh ở giai đoạn thứ ba của quátrình đầu tư
Như vậy có thể nói lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, do đó chấtlượng lao động và giá cả lao động cũng sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của DN Một tỉnh códân số đông vì thế có nguồn lao động sẽ tương đối dồi dào nhưng trình độ văn hóa còn thấp;năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, và kĩ năng lao động của người lao động trong lĩnhvực công nghiệp còn rất hạn chế; công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nguồn lao độngcủa các DN còn bộc lộ nhiều yếu kém; việc thực thi các chính sách khuyến khích vật chất vàtinh thần đối với nguồn nhân lực chưa hợp lý, thiếu kịp thời; việc xây dựng và phát triển vănhóa DN chưa được quan tâm đúng mức đo đó lao động có tay nghề sẽ chiếm tỉ trọng cao
Trang 21DNtrong KCN đều phải tự đào tạo lao động cho mình Chính vì vậy sẽ làm chậm quá trìnhsản xuất kinh doanh của DN do thời gian đào tạo dài và chi phí quá lớn Nếu dịch vụ cungcấp lao động trong KCN thỏa mãn nhu cầu của các DN thì họ sẽ đầu tư nhiều hơn.
Dịch vụ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp
Thông tin là một phần không thể thiếu của mỗi DN, nó giống như là huyết quản chạykhắp và nuôi sống toàn bộ cơ thể của mỗi do DN DN nào không có thông tin hay thiếuthông tin thì cũng như cơ thể không có máu thì DN đó sẽ không thể tồn tại được mà đi đếncon đường phá sản Khi các DN có đầy đủ thông tin cần thiết thiết thì DN đó có thể địnhhướng phát triển trong tương lai cho chính bản thân DN đó, và cũng sẽ giúp DN đó có thểnhanh chóng tiếp cận các thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu đảm bảo cho việc pháttriển của bản thân DN đó
Vậy nên KCN nào có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin cho các DN thì sẽ được cácnhà đầu tư yêu thích hơn và sẽ được các nhà đầu tư đặt vào vị trí lựa chọn hàng đầu
1.3.4.6 Các chính sách hỗ trợ
Hệ thống các chính sách hỗ trợ của KCN sẽ tạo nên một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ
là yếu tố quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tư Nó bao gồm những chính sách ưu đãi về thuế,tín dụng, tiền thuê đất, hỗ trợ tiếp cận thị trường,… Qua đó nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồnvốn dễ dàng cũng như giảm thiểu một số chi phí, gánh nặng thuế
Chương 2:Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở KCN Phú Bài những năm gần đây
2.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Sơ lược về KCN Phú Bài
KCN Phú Bài được thành lập từ cuối năm 1998 theo Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ; là KCN tập trung đầu tiên được khai thác sớm và có hiệu quả, đóng góp quan trọngtrong sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
Vị trí địa lý: nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km; cạnh sân bay quốc tếPhú Bài; nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam; cách cảng biển Chân Mây40km về phía Nam, cảng biển Thuận An 15km về phía Bắc
Trang 22Diện tích: 818,76 ha, được chia làm 4 giai đoạn Trong đó giai đoạn 1 và 2 với hệ thốngkết cấu hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, đạt tỷ lệ lấp đầy 96,6% Giai đoạn 3 và 4 đang trongthời kỳ triển khai xây dựng hạ tầng.KCN Phú Bài đã có Nhà máy xử lý nước thải, công suất4.000 m3/ngày - đêm; có địa điểm làm thủ tục hải quan phục vụ nhu cầu xuất, nhập khẩu tạichỗ.
Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các nhà máy sản xuấtchế biến công nghiệp thuộc các lĩnh vực: chế biến nông, lâm thủy sản, công nghiệp chế tạomáy, điện tử, tin học, sợi, dệt may, công nghiệp hỗ trợ, và sản xuất các loại thiết bị, phụtùng phục vụ các ngành nghề nêu trên
2.1.2 Tổng quan về môi trường đầu tư tại KCN Phú Bài
2.1.2.1 Các chính sách ưu đãi đầu tư
2.1.2.1.1 Ưu đãi về thuế và đất đai
Thực hiện theo quan điểm nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khungquy định của pháp luật về thuế và đất đai
2.1.2.1.2 Hỗ trợ các công trình giao thông, điện, nước ngoài hàng rào dự án
Đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; các dự án đầu tư sảnxuất kinh doanh và dịch vụ tại các KCN nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh
Trang 23lao động trở lên, được tỉnh hỗ trợ các công trình giao thông, điện, nước ngoài hàng rào dự
án như sau:
- Về giao thông: Đảm bảo đầu tư công trình giao thông phù hợp với quy hoạch đượcduyệt, quy mô đầu tư đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ dự án của nhà đầu tư được cấp cóthẩm quyền phê duyệt
- Về điện phục vụ thi công: Đảm bảo đầu tư công trình điện đến chân hàng rào dự án
- Về nước: Đảm bảo đầu tư hạ tầng công trình nước đến chân hàng rào dự án UBNDtỉnh xem xét cụ thể quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định của phápluật hoặc đề nghị Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước ThừaThiên Huế đầu tư tuỳ theo dự án cụ thể
Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN được tỉnh hỗ trợ 30% kinh phíđầu tư cụm công trình đầu mối nhà máy xử lý nước thải
2.1.2.1.3 Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn
a) Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng tối đa không quá 5 tỷđồng/dự án; riêng đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, hỗ trợ tối
đa không quá 10 tỷ đồng/dự án
Phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn lại do nhà đầu tư tự bỏ vốn thực hiện
và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp
Danh mục các dự án được hỗ trợ giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phong Điền;
- Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trởlên tại các KCN nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN;
- Dự án Nhà máy xử lý nước thải tại các KCN
b) Tỉnh hỗ trợ về rà phá bom mìn, vật nổ đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinhdoanh hạ tầng KCN; các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại các KCN nhưngchưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng; Dự án xây dựng nhà ở cho công nhânKCN
Trang 242.1.2.1.4 Hỗ trợ về đào tạo nghề
Các dự án trong thời gian thi công và 3 năm đầu kể từ ngày dự án đi vào hoạt động,thường xuyên sử dụng từ 200 lao động trở lên (có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên vàtham gia đóng BHXH cho người lao động theo quy định) khi tuyển dụng lao động là ngườidân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ đào tạo 1 triệu đồng/người/khóa Mỗi lao động được hỗ trợđào tạo một lần trong suốt thời gian làm việc tại DN
2.1.2.1.5 Hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN được hỗ trợ chi phí đi lại đểtham gia xúc tiến đầu tư ở nước ngoài theo kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh vớimức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/lượt/doanh nghiệp Mỗi DN không quá 4 lượt trongsuốt quá trình hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2.1.6 Hoàn trả kinh phí ứng trước của nhà đầu tư
Về nguyên tắc, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ theo quy định bằng nguồn vốn ngân sách củaTỉnh Trường hợp nhà đầu tư cần thực hiện sớm các hạng mục hỗ trợ nhằm đáp ứng tiến độ
dự án đầu tư trong điều kiện ngân sách Tỉnh chưa kịp bố trí trong kế hoạch vốn hàng năm,nhà đầu tư có thể ứng trước kinh phí để thực hiện và được Tỉnh bố trí hoàn trả trong kếhoạch vốn của năm kế hoạch kế tiếp khi:
- Nhà đầu tư hoàn thành 20% giá trị khối lượng dự án đầu tư (đối với dự án không phânchia làm nhiều giai đoạn)
- Nhà đầu tư hoàn thành 20% giá trị khối lượng giai đoạn 1 của dự án đầu tư (đối với dự
án phân chia làm nhiều giai đoạn được cấp có thẩm quyền chấp thuận)
2.1.2.2 Giá thuê lại đất và phí sử dụng cơ sở hạ tầng
Giá thuê lại đất tại KCN Phú Bài giai đoạn 1 & 2:
Bảng 1: Giá thuê lại đất tại KCN Phú Bài giai đoạn 1 & 2
giá
Tổng cộng đến 31/12/2047
1
Trả tiền hàng năm (5 năm
điều chỉnh một lần, mỗi
USD/m2/năm 0.75 46.7